Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:44:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sư đoàn 10 - E 28  (Đọc 135623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #260 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 09:23:31 pm »


K chỉ gọi cấp đại đội của E 174 F 5 thôi, còn E 4, Q 16 của F 5 C là tiếng gọi cấp đại đội, chỉ có mỗi E 174 gọi cấp đại đội là K thôi
[/quote]
hiện nay danh từ "k" để gọi cấp tiểu đoàn vẫn tồn tại trong f10 song song với danh từ "d" theo quy ước của BTTM, nhưng chỉ sử dụng trong đời sống hàng ngày thôi, trong các văn kiện thì vẫn theo quy ước chung
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
nhiệm công 52
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #261 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 11:21:04 am »

Ông hung@ đâu rồi, cho thằng em hỏi đây:hôm nay ngồi xem lại F10-E 28, ở trang đầu của topik, bác Văn hai lúa,nhắc lại lời khen nịnh đểu của tay chỉ huy pháo QK trong trận ae ta giải vây cho QK7 là có thật,lời nói giữa thanh thiên bạch nhật có trời biết, đất biết,ae B2 C9 biết,mấy bác tr/s biết, Nhắc lại trên trang QS này là ae ccb kể cho nhau nghe,câu nhắc lại của bác hai lúa em đâu thấy có ý khoe khoang gì đâu mà xúm nhau lại xỉ vả bác hai lúa ghê thế,lại còn tranh nhau vác bảng "phong thần"(như kiểu bác hung@ nói) ra dọa nhau nữa.Các ngài có biết trận đó C9 tôi, 6 bác ra đi không trở lại cùng với chừng ấy bác bị thương đấy.Vâng ,các bác đều anh hùng hết chỉ có những người tham gia trận đánh cùng các bác tử sĩ và thương binh chúng tôi là không anh hùng thôi.Nhắc các bác một điều là máu của lính QK hay QĐ.đều màu đỏ,cùng người Việt cả đấy
 Bác hung@!em  nhớ hôm đó bác là người chửi ngài chỉ huy pháo ấy đầu tiên rồi đến bác hai lúa,vậy mà bây giờ bác câm như thóc vậy,Còn ông hai lúa ít chữ kia,lúc xuống các C bb ông cãi nhau chửi nhau như hàng tôm hàng cá mà sao không có lời phản bác nào cả.Hai ông thụt lưỡi hết à?
 Bác Joon!nghe người ta xỉ vả đồng đội mà xun cả....hả,lại còn giả vờ không quen, bày đăt chuyên hỏi phiên hiệu đơn vị mà không ngượng mồm à? cùng hội tr/s các ông cả đấy,hình như về già các ông hèn đi thì phải,để cho người ngoài bênh hộ mà các ông không thấy xấu hổ à?Tốt nhất là đừng thò vào QS cho ae khỏi cười.
 Bác hung@ cho em hỏi tiếp đây:sau trân đấnh em thấy bác ngồi uống nước với tay đó là sao vậy?nhìn thấy cáng thương binh,tử sĩ khiêng ra mà em muốn chửi thêm đấy.Bác mà không trả lời là thằng em này réo cho bác tung lỗ nhĩ luôn
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2011, 11:26:30 am gửi bởi nhiệm công 52 » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #262 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 03:35:27 pm »

Gởi bác Nhiệm Công 52:Tôi cũng lính f5 QK7.lên biên giới Lộc Ninh 10/78.Trong năm đó chỉ từ tháng 5 đến tháng 12/78 .F5 đã thay quân 1 lượt .Nói vậy để bác hiểu mức độ căng thẳng ,tổn thất của hướng Snoul mà F5 đảm nhiệm.Trên diễn đàn QS nhiều người đọc có cả CCB và không CCB.Người lính chúng ta đừng nên so sánh ai hơn ai làm gì .Không phải ai nói gì mình cũng nói lạị.Tôi đã từng đi phối hợp cả với QĐ3 và QĐ4 chỉ thấy các bác ăn mặc quần ,áo quy củ sạch sẽ hơn lính QK7 thôi!THÂN CHÀO.
Logged
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #263 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2013, 01:17:57 am »

Hôm nay là ngày 27-7 ,đất nước đang vinh danh những anh hùng liệt sĩ và thương binh, thế nhưng hình ảnh của người lính trong cuộc chiến biên giới không được nhắc tới trên thông tin đại chúng suốt gần 30 chục năm.Sự im lặng gần 30 năm khiến tôi tự hỏi :
- Phải chăng cuộc chiến tranh mà những người lính chúng tôi tham giá chống lại sự xâm lấn của ngoại bang để bảo vệ đường biên của tổ quốc không đáng được ghi vào sử sách chống ngoại xâm của dân tộc?
- Phải chăng máu đổ xuống trong cuộc chiến biên giới là máu loãng?
- Phải chăng giá trị của người lính ngã xuống đường biên để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ không đánh giá bằng ngững người lính đã hy sinh ở thành cổ Quảng tri hay trước của ngõ Sai gòn?Nếu như vậy thì đây là nỗi đau của người đã khuất và là nỗi buồn của người còn sống
 Các bác ccb bg! hãy kỷ niệm ngày 27-7 này bằng cách nhớ về đồng đội của chúng ta ,hãy viết về họ và dành những lời thân thương nhất.
Cuối năm 2012 trong chuyến công cán  về phương nam lần cuối trước khi "rửa tay gác kiếm dành ăn với đời" tôi đã ghé thăm các đồng đội đã khuất  và có ghi lại đôi lời tâm sự xin được sẻ chia cùng các bác

                  NHỚ VỀ ĐỒNG ĐỘI - NHỚ VỀ MỘT THỜI TA XUNG TRẬN.
Kính tặng:
Hương hồn tướng KIM TUẤN -   tư lệnh QĐ3.
Hương hồn các liệt sĩ QĐ3 nói riêng.
Hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến biên cương và chiến trường K nói chung

Tôi về thăm lại miền đất ấy.
Chiến trường xưa – vùng biên giới Tây nam
Bao đồng đôi tôi đã ngã xuống .nơi đây.
Nghe đài báo gió mùa đông bắc
Miền bắc đã chuyển mùa giá lạnh
Mà trời đất phương Nam,vẫn chan hòa sắc nắng.
Tôi tìm thăm nơi đồng. đội yên nghỉ.
Nghĩa trang liệt sĩ Gò dầu nhuộm rực ánh nắng vàng.

Đơn côi giữa muôn ngàn ngôi mộ
Lẻ loi,.một bóng tượng đài uy nghiêm
Lư đồng lạnh lẽo khói hương .
Nơi đây yên nghỉ của bao anh hùng
Mà sao thưa vắng bóng người viếng thăm.
Lẫn trong gió tiêng chổi ai đang quét.
Người quản trang lặng lẽ với công việc thường ngày
Thu gom những xác lá vàng ,tàn úa rụng.
Để chốn linh thiêng này sạch rác bụi trần ai
Ôm hoa, tôi tiến tới tượng đài
Gió nhè nhẹ thổi như vẫy chào người viếng mộ
Rung rinh những cánh hoa đáp lễ thấm đậm tình người

Trước mặt tôi,mộ đồng đội bạt  ngàn - ,uy nghi - hàng hàng - lớp lớp
Trên mộ chí rực sáng một ngôi sao
Dẫu không muốn mà cõi lòng bỗng dưng nức nở..
Đồng đội tôi sao hy sinh nhiều quá.
Bao chàng trai từ mọi miền đất nước.
Vì mảnh đất thiêng được bao đời dìn giữ
Đã ngã xuống oai hùng nơi chiến trường lửa đạn.
Cho đất nước này mãi được vĩnh cửu trường tồn
Mà giờ đây âm thầm nằm lại chốn này
Chua xót thay! Đau xót thay!
Sách lịch sử dành cho thế hệ sau
Viết về cuộc chiến này chỉ vài dòng ngắn ngủi.
Không một lời ca,chẳng một hình ảnh nào được lưu truyền
Để dành tặng những con người đang yên nghỉ nơi đây??.
Và còn biết bao nhiêu người con nữa.
Đã bỏ mình cho cuộc chiến biên cương?Huh

Bên đồng đội, hào khí xưa thức dậy
,Qua làn khói hương,bay, tôi như bỗng thấy.
Đồng đội tôi:,mũ, áo,quần tề chỉnh.
Ba lô sau lưng,,súng trên vai - ,hàng ngũ trang nghiêm.
Cả đoàn quân hướng về sao vàng Tổ quốc
Lắng nghe  tư lệnh quân đoàn đọc nhật lệnh hành quân.
Gió từ rừng núi biên cương ào ào thổi tới.
Nghe trong gió tiếng trống trận,tiếng quân reo.
Vang vọng về lệnh truyền của  hoàng đế Quang Trung:
“Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất  hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Đáp lại lời nước non.
Ngàn vạn cánh tay vung
Rung động cả đất trời chỉ một câu – X..i..n.. th.. ê..ề!

Hai mươi năm Tổ quốc chia lìa.
Hai mươi năm máu chảy, đầu rơi.
Hai mươi năm bom đạn thù tàn phá.
Ta chiến đấu cho bắc nam liền một dải.
Cho đất  nước  mình “Độc lập,thống nhất non sông”
Khát vọng hòa bình -  ta đâu muốn chiến tranh
Nếu là bạn – Ta  tặng nhau những đóa hồng.
Trong vòng tay thân ái bao la
Nhưng…!
Nỗi mừng vui xum họp chẳng được dài lâu.
Tiếng súng đan đã rền vang ở hai đầu đất nước.
Lửa cháy,nhà tan đất đá xới nhào.
Lúa  lên xanh trên những thửa ruộng còn đầy mảnh đạn.
Chiến tranh về xé nát cả màu xanh.
Xóm làng mới yên vui bỗng chốc hóa nghĩa địa buồn.
Bao oan hồn vẩn vơ tìm thân xác.
Bao oan hồn kêu khóc gọi rửa thù

Máu dân lành,trẻ thơ ta tiếp tục đổ
Thấm vào từng tấc đất ở biên cương
Chúng nó  muốn bắt dân tộc này làm chư hầu nô lệ.
Tổ quốc lại một lần nữa lâm nguy..
Đất nước gọi: :Tất cả ra tiền tuyến
Thay hoa hồng ,bút nghiên,cuốc cày,liềm búa.
Ta cầm súng lên đường đi giữ đất của ông cha.
Chúng ta đã:
Đánh cho nó thây phơi đầy rừng núi.
Đánh cho nó tan mộng xâm lăng.
Đánh cho nó xe pháo tan tành
Đánh cho nó trốn chạy rừng sâu
Đánh cho chúng nó biết:
Đất,trời Việt nam – là của người Việt nam!
Máu ta đổ đâu thể sống kiếp tôi hèn
Ta đã đánh như tổ tiên ta thủa trước.
Để sử sách muồn đời mãi mãi còn ghi.
Rằng:nước  Nam ta anh hùng là có chủ
Hỡi anh linh của những chàng dũng sĩ
Đất mẹ Việt Nam xin ôm trọn trong lòng.

Hôm nay dưới tượng đài “Tổ quốc ghi công.”
Người lính già run run tay thắp nén nhang ,lòng  thầm nhắn gửi: .
 “Đồng đôi. ơi!  Xin hãy ngủ yên.
Chúng tôi -  những người còn sống.
 Luôn nhớ về Đồng Đội”.
Nhớ về một thời ta cùng nhau xung trận.
          
                                                              Tân biên ngày 26/12/2012

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2013, 01:26:47 am gửi bởi hungf10 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #264 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 09:12:59 am »

           Chào các bác! Tranphu341 rất trân trọng và khâm phục bác hungf10. Bài thơ bác viết thật hay thật truyền cảm cùng sự hùng tráng. Tranphu đọc mà như thấy âm vang của lời hịch bảo vệ Tổ Quốc, bờ cõi, non sông Đất Việt. Bạn đã nói thay chúng tôi.

             Xin được chúc bạn cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #265 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2013, 08:34:53 am »

Trong các trang mạng có nói về việc E 66 F10 hành tiến đánh địch khi đến gần Xiêm riệp có 1 đoàn xe quân Pốt đi lẫn vào đội hình vì nhầm tưởng E 66 là bạn . Hai bên  tao ngộ chiến đoàn quân xa địch bị tiêu diệt 
Đã nhiều năm chưa ai biết rõ sự việc như thế nào . Xin giới thiệu với các bác bài viết của thiếu tướng Bùi thanh Sơn nguyên E tr e 66 là người chỉ huy trận đánh đó .
 
                              BÌNH TĨNH TRƯỚC HỌNG SÚNG ĐỊCH

QĐND-Trong những ngày giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, sau khi Trung đoàn 24 giải phóng thị xã Công Pông Thom, Trung đoàn 66 (Sư đoàn 10, Quân đoàn 3) chúng tôi được tăng cường đại đội thiết giáp và tiểu đoàn ô tô vận tải, có nhiệm vụ tiến công địch theo trục lộ 6 giải phóng thành phố Xiêm Riệp. Sau khi tổ chức đội hình chiến đấu xong, 18 giờ ngày 8-1-1979, trung đoàn bắt đầu hành tiến. 19 giờ 30 phút, đại đội bộ binh và trung đội thiết giáp đi đầu gặp địch ngăn chặn, bộ đội ta tiêu diệt phát triển tiến công. Do trời tối, địa hình không quen biết, liên tục bị địch ngăn chặn, nên tốc độ tiến công chậm.

Trước tình hình đó, chỉ huy trung đoàn hội ý và đi đến quyết định: Phải tăng cường sức mạnh chỉ huy, nâng cao tốc độ tiến công địch để sáng hôm sau đánh vào thành phố Xiêm Riệp, trước khi địch tăng cường phòng ngự. Bộ phận chủ chốt của chỉ huy và cơ quan trung đoàn vượt lên đi sau đại đội bộ binh đi đầu cùng chỉ huy Tiểu đoàn 7. Từ đó tốc độ tiến công được nâng lên.


Đến 2 giờ sáng 9-1-1979, trung đoàn vừa tiêu diệt địch vừa phát triển tiến về phía thành phố Xiêm Riệp. Đúng lúc đó, một tình huống bất ngờ xảy ra: Một đoàn xe ô tô của địch chạy ra đường 6, cắt ngang đội hình đại đội đi đầu, chạy về hướng Công Pông Thom, ngược đội hình chiến đấu của đơn vị. Trên cương vị Trung đoàn trưởng, tôi ra lệnh cho các đơn vị: Bí mật để đoàn xe địch đi lọt hẳn vào đội hình chiến đấu của ta, có lệnh mới tiến công. Gần một giờ sau, chiếc xe đi cuối đội hình của địch nháy đèn, lính địch trên xe ra hiệu cho xe ta dừng lại. Sợ bị lộ, bộ đội ta nổ súng bắn chiếc xe chở đạn đi sau. Ngay lập tức các chốt địch ở hai bên đường lao ra chặn cả hai đoàn xe lại để xét hỏi. Ngay trước mũi xe của chỉ huy trung đoàn, có bóng dáng ba người lính khoác súng tiến lại. Lúc này đèn đã tắt, trời tối không rõ bộ đội ta hay địch, tôi nói lái xe ngồi im để tôi xuống hỏi. Vừa mở cửa xe bước xuống, tên lính đi đầu chĩa súng vào người tôi. Vệ binh, trinh sát trên xe lo lắng: “Trung đoàn trưởng có thể bị hy sinh”. Anh em muốn diệt địch cứu tôi, nhưng vì cự ly giữa tôi và tên lính quá gần nên anh em không dám bắn. Lợi dụng đêm tối, tôi bình tĩnh xua tay như ra hiệu cho tên lính là không có gì xảy ra. Rất may qua thời gian dài chiến đấu trên đất Cam-pu-chia, người tôi gầy, đen, trên vai luôn có chiếc khăn mặt để lau mồ hôi, trông giống khăn rằn của lính Pôn Pốt. Tên lính tưởng tôi là lái xe của chúng, hạ súng quay mình bước đi, hai tên đi sau cũng quay đầu bước tiếp. Lúc đó tôi chỉ kịp lăn đi vài vòng, tạo khoảng cách để anh em trên xe tiêu diệt địch. Tiếng súng từ phía xe chỉ huy bùng nổ, toàn trung đoàn chuyển sang tiến công địch. Sau gần hai giờ chiến đấu, chúng tôi đã tiêu diệt hết các chốt của địch ở hai bên đường, bắn cháy và bắt sống toàn bộ đoàn xe 23 chiếc của địch. Đơn vị cũng có một số cán bộ và chiến sĩ bị thương vong, trong đó có anh Nguyễn Văn Tài vừa được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó.

Giải quyết chiến trường xong, trung đoàn lại hành tiến đánh địch. 5 giờ sáng 9-1-1979 chúng tôi đã áp sát thành phố Xiêm Riệp, hình thành hai mũi tiến công: Một mũi đánh thẳng vào thành phố, phát triển sang khu đền Ăng Co, một mũi đánh chiếm sân bay. Khi chúng tôi tiến vào thành phố, quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, súng pháo mặt đất và phòng không đều đã được nạp đạn sẵn, bữa ăn sáng của chúng vừa được bày ra, những cốc cà phê của bọn chỉ huy còn đang bốc hơi nóng. 8 giờ, trung đoàn giải phóng hoàn toàn thành phố Xiêm Riệp, 9 giờ 30 phút bộ đội ta làm chủ khu đền Ăng Co, 10 giờ đánh chiếm xong sân bay thành phố, hoàn thành nhiệm vụ được giao.   

Thiếu tướng BÙI THANH SƠN
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #266 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 07:54:11 am »

Bác Hungf10,
Bác có ghé cả Tân Biên nữa à?
Logged
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #267 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2013, 09:24:05 am »

Bác Hungf10,
Bác có ghé cả Tân Biên nữa à?

Về thăm chiến trường xưa mà không đến địa bàn hoạt động của F10 thì không phải lính F10 rồi bạn ơi Grin

Cám ơn bạn Tàilienson.Trận E66 diệt đoàn quân xa của Pốt tôi có nghe kể và cũng đinh đưa bại lên mang về chiến tích của F10  nhưng rồi lại bỏ ý định này vì người của 66 không ai đưa lên mạng thì E 28 đâu dám "múa rìu qua mắt thợ".Cám ơn bài viết của bạn đã cho tôi biết chi li của trận đánh này.

Cám ơn bạn Tranphu341 đã chia sẻ nỗi buồn ngày 27-7 cùng tôi,do đang bận làm cồng trình ở Tĩnh gia - Thanh hóa nên bây giờ mới đáp lễ với mọi người,xin lượng thứ nhé Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM