Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:13:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531423 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #470 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2011, 03:24:31 pm »

(tiếp)


Bản đồ vị trí xảy ra sự kiện rơi chiếc KAL 007 của Korean Airlines ngày 1 tháng 9 năm 1983. Dẫn theo: http://clubs.ya.ru/polit/replies.xml?item_no=170618

Năm 1983 BPК "Sposobnyi", (cùng một tàu đề án 61 khác của Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương BPК "Оdarennyi") ra khơi đến vị trí rơi chiếc máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ - Boeing «Race 007».
Từ 26 tháng 3 đến 23 tháng 4 năm 1984 - một nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ngắn tại Việt Nam, thực hiện cứu kéo một tàu ngầm nguyên tử bị nạn về cảng Cam Ranh, rồi sau đó trở lại Vladivostok.

Cuộc viếng thăm bất thành

Lúc đầu kế hoạch tác chiến được lập có cuộc thăm viếng chính thức Ấn Độ, tại cảng Bombei. Trên tàu ngoài các hàng hóa sản phẩm cần thiết còn mang theo các sách báo tuyên truyền bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Anh, Pháp, Ả rập, Hindu và một số ngôn ngữ khác), một loạt các quan chức cấp bậc các loại cũng như cả đoàn ca múa của Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, đoàn mà sau đó đã trực tiếp biểu diễn trên boong thượng đằng lái trong thời gian chuyến đi trên biển làm các thủy thủ rất hài lòng.
Nhưng chuyến thăm đã không thành. Ngày 31 tháng 10 năm 1984 xảy ra vụ mưu sát dẫn đến cái chết của Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi. Tin được biết khi tàu đang trên đường đến Việt Nam. Bởi vậy khi tới Cam Ranh, tất cả hành khách và đoàn văn công được chuyển sang tàu quân y "Irtysh" của Hải quân Xô Viết lúc đó đang đậu tại chỗ, - để chờ chuyến về nhà.

Những chiếc tàu bệnh viện "tàu thủy trắng của Hải quân" này phục vụ tại hạm đội để làm chỗ ở và nghỉ ngơi cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm, trở về sau chuyến thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, để chăm sóc y tế và phục hồi sức khỏe các thủy thủ đoàn các tàu đang làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.
Có những cuộc nói chuyện không chính thức nhưng lại rũ bỏ được trạng thái stress cho các thủy thủ sau sự chịu đựng dài ngày, bởi thế trong các cuộc trò chuyện như vậy các cô y tá trẻ trung xinh đẹp tha hồ tán dóc. Thủy thủ đoàn "Sposobnyi" cũng tiến hành khám sức khỏe trên tàu quân y "Irtysh", nhưng dường như với các em gái y tá mọi yêu cầu tán tỉnh thêm chút nữa cũng như kiểu xin thêm một chút vodka sẽ chẳng đi đến đâu.

Việt Nam

Từ lịch sử: với sự cuốn gói của quân đội Mỹ ra khỏi đất nước này năm 1974, để có sự hiện diện của lực lượng Hải quân trên các biển phía Nam Thái Bình Dương, Hải quân Xô Viết đã thành lập binh đoàn tác chiến số 17 đóng quân tại cảng Cam Ranh (Việt Nam). Từ 1980 một PMTO đã bắt đầu thực hiện chức năng của mình ở Cam Ranh, nơi diễn ra sự đảm bảo hậu cần và sửa chữa nhỏ tàu thuyền. Thực tế tất cả các tàu từ Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương đi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đều nhất định sẽ ghé vào Cam Ranh.
Việt Nam trong những năm này còn phải chịu những quan điểm thù địch.
Chỉ mới 9 năm từ khi kết thúc cuộc chiến tranh với người Mỹ (tính đến thời điểm 1984), còn trong năm 1979 đã xảy ra cuộc xung đột với Trung Quốc. (Khi nhìn thấy những người Uzhbek trong số các thủy thủ xô viết, người Việt Nam ném đá vào họ và kêu lên "tàu, tàu!" - vì bề ngoài họ giống  với kẻ thù - quân trung quốc).
Cam Ranh - căn cứ hải quân cũ của Mỹ, được Việt Nam cho Liên Xô thuê. Tại cầu tàu đứng trên các cọc đúp mà "Sposobnyi" neo đậu có gì đó theo kiểu "made in USA". Gần căn cứ là một bãi bừa bộn các khí cụ tàn tích của chiến tranh đã gỉ sét – trực thăng cháy, xác xe tăng gỉ hoen, hàng rào dây thép gai trên những bức tường đã đổ nát. (Những người có trách nhiệm thu dọn phế liệu còn chưa lai vãng tới đây). Các ngôi nhà nhỏ mà người Mỹ trước đây dùng ở và nghỉ ngơi trên bờ biển căn cứ Cam Ranh nay đã hoang tàn.

Sau khi chiến thắng người Mỹ, người Việt Nam sống rất nghèo khổ, các túp lều của họ có mái lợp lá dừa, trẻ con lem luốc không áo quần chạy khắp nơi. Nói chung là cảnh nghèo đói và hoang tàn về kinh tế. Trong thời gian đến phiên đổ các loại thực phẩm và đồ ăn bỏ đi từ các tàu Liên Xô đang đóng quân trong vịnh Cam Ranh, các cư dân địa phương kéo đến với các xe đẩy tay thô sơ và xe rùa. Sau khi xắn cao ống quần, họ trèo lên chiếc xe có rơ mooc, đi trong đống phế phẩm ngập đến đầu gối để tìm khoai tây, bánh mì và thực phẩm cho vào những xô và thùng của mình. Nếu như có một con vật nuôi trong nhà, có lẽ họ sẽ không ngừng tìm kiếm. Tuy nhiên, các "korifan" Việt Nam vừa mỉm cười với các thủy thủ Liên Xô, vừa vui vẻ thì thầm cái gì đó với nhau, sự lạc quan của mìmh họ không thể ghìm được. Chắc chắn sự lạc quan đó đã giúp họ sau 20 năm xây dựng lại đất nước của mình, và cũng với cùng một tốc độ như vậy mà cuộc cải tổ "perestroika" của chúng ta đi về đâu.


"Sposobnyi" năm 1985.

Từ 23 tháng 10 năm 1984 đến 1 tháng 7 năm 1985 - Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương. Con tàu (số mạn № 505) thực hiện 3 chuyến thăm tại cảng Аden (Yemen), trực chiến ở đảo Sokotra, Аbd-El-Кuri, Pirim (CHDCND Yemen), thi hành nhiệm vụ tại eo biển Bab-el-Мandev và tại quần đảo Dakhlak, Notra (Ethiopie). Điểm đánh giá chung cuộc về thực hiện nhiệm vụ của chúng tôi là điểm "tốt" - "хорошо".
Năm 1985 tàu kỷ niệm 15-năm ngày thành lập. Trong thời gian tàu sửa chữa ở nhà máy Viễn Đông, theo sáng kiến của ban chỉ huy tàu, đã phát hành kỷ niệm chương được trao tặng cho tất cả các thủy thủ của BPK "Sposobnyi".

1985 - sau khi ra khỏi nhà máy sửa chữa, tàu lại ra khơi ngoài biển Nhật Bản để theo dõi tàu sân bay Mỹ RANGER (số mạn №61), hằng đêm tăng tốc độ cực đại, truy tìm kẻ thù đang mưu toan tránh né sự đeo bám của đối thủ.
Tại Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương từ đầu những năm 1980 có tất cả 4 tàu thuộc "đề án 61": các BPК «Оdarennyi», «Stroghi» và «Sposobnyi», và một tàu dự trữ là BPК «Steregushii». Các tàu lớp này đã được khai thác sử dụng với cường độ cao. Tới giữa những năm 198x, «Sposobnyi» đòi hỏi phải sửa chữa cơ bản. Năm 1986 đã có quyết định cử nó tới nhà máy Sevmorzavod tại Sevastopol để hiện đại hóa, còn "tiện thể" thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, mà có lẽ là nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cuối cùng.

PS: bãi rác Nga này ở cổng vùng 4 ngày xưa các "mệ" vùng 4 thầu đấy ạ.

........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2011, 09:59:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #471 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 12:11:33 pm »

(tiếp)

"Bức màn sắt"


Kỷ niệm chương 15 năm thành lập con tàu - đơn vị quân đội 26823.

Chúng tôi lưu lại Việt Nam không lâu. Vào một trong những ngày đẹp trời nhất bắt đầu chuyến đi của chúng tôi vào Ấn Độ Dương, tới nơi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Việc thường ngày là các cuộc gặp gỡ đủ loại tàu thủy nước ngoài và các phương tiện bay tò mò của các kẻ thù tiềm năng.

Khi đi qua eo Sìngapore có một trường hợp báo động tập - tăng tốc toàn phần, vượt qua đoạn eo biển hẹp. Trên boong thượng (tôi không khẳng định vì không tận mắt nhìn thấy) là các sỹ quan của tàu mang theo vũ khí. Hồi đấy người ta không tin các thủy thủ - nếu bỗng nhiên có ai đó, một tên suy đồi – ví như có một kẻ bất đồng chính kiến đáng nguyền rủa nào đó , cải trang và lọt qua lưới sàng lọc của các nhân viên đặc biệt trong chuyến đi thi hành nhiệm vụ chiến đấu, nhảy xuống biển bơi về phía cuộc sống ngọt ngào bị cấm đoán ở nước ngoài, mà nó thì đang hiển hiện ở đây - những dãy đèn quảng cáo và những du thuyền của các triệu phú. Và khi đó - súng sẽ nổ tiêu diệt ngay - không cho lũ phản bội Tổ quốc thoát khỏi bức màn sắt! Một ngày trước khi đi qua eo biển - lệnh cho toàn tàu - bàn giao tất cả các TV, không xem truyền hình tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi đi qua eo biển vào buổi tối, nhưng bất chấp lệnh cấm, chúng tôi vẫn nhìn qua cánh cửa nặng nề khép hờ những ánh đèn sặc sỡ muôn màu, những tòa nhà chọc trời, giống như trong các bức ảnh hiện đại của Singapore.

Tiện dịp. thuyền phó chính trị kể chuyện ở Cam Ranh có một thủy thủ mưu toan chạy trốn khỏi một con tàu. Ban đêm, hắn ta đập vào đầu một đồng chí của mình - một người lính gác chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm, rồi hắn bám dây neo tụt xuống nước bơi vào bờ. Các chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã bắt được hắn ở một nơi khá xa Cam Ranh và trao trả cho chúng ta. Hắn ta mang theo người, ngoài quần áo là bản đồ, sách học tiếng Anh - đã chuẩn bị từ trước. Ai biết rõ hãy kể chi tiết câu chuyện thú vị này xem.

Đi vào Ấn Độ Dương


Hoàng hôn trên biển vùng nhiệt đới.

Sau màu vàng đục của biển "Nam Trung Hoa", lập tức ta thấy ngay sự thay đổi - nước trở nên trong suốt chuyển sang màu xanh biếc, đêm về biển lấp lánh - những sinh vật phù du phát sáng. Không khí trong và sạch, nhưng ban ngày rất nóng, +40, +45. Hoàng hôn và rạng đông - những cảnh tượng đẹp đẽ hiếm có. Bạn hãy trèo lên boong thượng đằng lái vào buổi chiều tối hút thuốc sau bữa ăn chiều - và hãy ngắm hoàng hôn trên biển.

Các phiên trực trên đường đi trôi qua nhanh chóng, cuộc hành quân chấm dứt tại đảo Sokotra, nơi con tàu gia nhập đội hình binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Xô Viết.

Từ lịch sử: Binh đoàn "Ấn Độ Dương" - binh đoàn tác chiến số 8 ra đời từ 1968. Năm 1971 trong thời gian xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, binh đoàn số 8 (Ấn Độ Dương) của Hải quân Liên Xô  trong đội hình một nhóm các tàu ngầm và tàu mặt nước do chuẩn đô đốc Krugliakov chỉ huy được gửi đến biển Arab nhằm biểu dương sự hiện diện và giám sát sự phát triển các sự kiện trong vùng biển Arab, cũng như tại khu vực vịnh Ba Tư. Vị trí căn cứ đóng quân thường trực của binh đoàn là vũng cảng trên đảo Sokotra (CHDCND Yemen cũ), tại đó đã xây dựng một điểm cung cấp hậu cần - kỹ thuật (PMTO) cho các lực lượng đồn trú cơ động của Hải quân Xô Viết. Còn có các PMTO khác nữa dành riêng cho "các lực lượng Biển Đỏ" - trên đảo Dakhlak (Ethiopie); dành riêng cho binh đoàn tác chiến số 8 - tại Berber (Somalie).
........
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2011, 06:31:30 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #472 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 03:09:28 pm »

(tiếp)

Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu

Trong thời gian luyện tập chiến đấu chúng tôi đã hoàn thành các bài tập khác nhau - tập bắn, dàn dựng những màn nhiễu radar, và tiếp dầu từ các tàu chứa trong tư thế hành trình song song, hợp đồng tác chiến cùng trực thăng và hoạt động hạ cánh của nó khi tàu đang chạy trên biển.


Hạ cánh xuống sân đỗ.

Và tất nhiên là có các hoạt động tuần tự hàng ngày. Sắp xếp trật tự, trực nhật theo phiên, trực canh các cơ cấu máy đang trong hành trình và v.v. Đôi khi chúng tôi "vui vẻ" một chút, chẳng hạn bạn đã bao giờ nướng "khoai tây không đạt chuẩn" trên các ống sưởi bằng điện chưa? Không phải là chúng tôi muốn ăn, trái lại người ta nuôi chúng tôi trong thời gian thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu không hề tồi, đơn giản chỉ là ý thích của mình mà thôi.

Một lần, do nhiệt độ quá cao (trong phòng ăn không thể thở nổi), có lệnh bày bàn ăn (một cái thùng lộn ngược) trực tiếp trên boong lái tầng thượng. Một chiếc tăng che nắng được dựng lên (chuẩn bị sẵn từ lâu cho những trường hợp như vậy). Sau khi điểm danh buổi tối trên boong thượng đằng lái chúng tôi được xem phim. Trên thân tháp pháo đuôi tàu màn ảnh được treo lên, và nhân viên chiếu bóng bắt đầu chiếu các cuộn phim của mình. Trong thời gian phục vụ quân đội chúng tôi đã xem được rất nhiều phim hay, không chỉ từ kho dự trữ phim trên tàu, được cấp từ hồi ở Vladivostok, mà thường thường chúng tôi nhận được các băng mới từ các tàu đảm bảo hậu cần của hạm đội và các tàu chở dầu.


Tiếp dầu trên biển.

Mỗi lần nạp nhiên liệu từ các tàu chở dầu trong thời gian thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - đó không phải chỉ là việc bơm đầy nhiên liệu vào sitec, mà còn cả thực phẩm tươi sống, bưu phẩm (ôi những bức thư!), phim mới và dĩ nhiên, một ngày tắm rửa (ngay cả khi không phải Thứ Bảy cũng vậy, - "lệnh tắm rửa cạo râu và chỉnh đốn trang phục!"), nước ngọt - dù có lâu. Dự trũ nước ngọt trên tàu đề án 61 khá nhỏ, các thiết bị khử muối làm việc yếu và nhanh chóng bị tắc vì muối. Đôi khi chúng tôi phải sống trong chế độ tiết kiệm đến khắc khổ. Chúng tôi phải khéo xoay xở sao cho có thể lau giường, và giặt trang phục nhiệt đới của mình chỉ bằng một xô nhỏ nước ngọt - ngưng tụ từ các máy điều hòa và thông gió. Chúng tôi tắm rửa bằng xà phòng với nước mặn, thậm chí điều đó lại tốt cho sức khỏe.


Việc thường ngày.

Аden - thủ đô CHDCND Yemen

Ngoài việc huấn luyện và công việc thường nhật, trong thời gian chuyến hành quân thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, chúng tôi thường ghé thăm cảng Aden – thăm thủ đô của đất nước Nam Yemen thân thiện với Liên Xô (CHDCND Yemen).
Tất cả có 3 chuyến viếng thăm như vậy nhưng thực tế không thấy tài liệu ghi chép lại.

....
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2011, 06:31:53 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #473 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 04:08:29 pm »

(tiếp)

Trong cảng Аden



Aden năm 1984.

Con tàu của chúng tôi đậu trong cảng Aden tại tuyến phao nổi, ca nô từ bờ chạy tới thông báo - thực phẩm và nước ngọt sẽ do các thủy thủ Ả rập đưa bằng các sà lan địa phương đến tàu.

Những kẻ khủng bố cũng áp dụng cách tiếp cận như vậy tại Аden ngày 12 tháng 10 năm 2000 với khu trục hạm Mỹ USS Cole. Chúng đưa sà lan chứa thuốc nổ cặp sát mạn tàu và điểm hỏa cho nổ tung cả sà lan.

Trong các phi vụ quân sự thời ấy, dù đỗ ở bất cứ đâu chúng tôi cũng tổ chức bố trí các trạm gác chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm (ПДСС - подводные диверсионные силы и средства) quanh chu vi tàu với vũ khí là súng АК-47 và lựu đạn. Còn những người Ả rập và Nam Yemen khi ấy đang có quan hệ hữu nghị với Liên bang Xô Viết.

Quy định bảo vệ môi trường sinh thái trong khu mặt nước của cảng rất nghiêm khắc, vì thế có lệnh nghiêm cấm bơm nước từ hầm tàu ra và nghiêm cấm vứt rác ra ngoài tàu. Đối với con tàu như thế là không tốt cho sức khỏe bởi vì hầm tàu sẽ dần dần bị nước thấm đầy (đến gần sàn mặt boong hạ), nước lại hòa lẫn bùn trong hầm tàu, và trong các nhà vệ sinh phía sau trong các thùng chứa được bố trí đặc biệt đã tích lại một lượng đáng kể thực phẩm bỏ đi và các chất thải khác, tất cả những thứ này thối rữa và lên men trong cái nóng chí mạng - bạn sẽ không thể đến gần. Đương nhiên, ngay sau khi con tàu vượt ra ngoài khu vực cấm vi phạm quy định bảo vệ môi trường, người ta sẽ bơm từ hầm tàu ra bất kỳ cái gì mà không hề thấy cắn rứt lương tâm, còn các thùng chất thải được đội trực vệ sinh quẳng xuống biển sau khi đã lấy tay bịt mũi.
Nhưng dù sao đi nữa, đối với bất kỳ thủy thủ đoàn nào mỗi khi được cập cảng - đó đương nhiên là một kỳ nghỉ.

Hàng hóa ở nước ngoài
 
Trong mỗi chuyến đi thăm nhất định phải sắp xếp một chuyến vào bờ mua sắm cho đội ngũ thành viên.


Aden.Trong một cửa hàng địa phương.

Tất cả mọi người tuân theo truyền thống Xô Viết - một nhóm năm người, trưởng nhóm - sỹ quan, hạ sỹ quan ban tài vụ làm nhiệm vụ đổi tiền địa phương cho mọi người. Chính khả năng sắp được bước vào một vùng đất kỳ lạ ở nước ngoài đã dấy lên không khí vui vẻ, trong thời kỳ trì trệ của Liên Xô khả năng ấy đâu có nhiều. Các thủy thủ không thiết tha mấy với việc đi tham quan du lịch, về cơ bản họ chỉ đảo quanh các cửa hiệu.
Các siêu thị không có ở Aden, nhưng ngay cả trong phạm vi các cửa hàng của các tư thương thôi cũng là tuyệt vời sau khi chỉ biết đến các cửa hàng của Liên Xô. Các sĩ quan thì mua đồng hồ Orient và máy ghi băng từ tính Panasonic, hồi đó ngay cả tại cửa hàng "Cây Bạch Dương" để mua những thứ đó cũng cực kỳ nhiêu khê. Các thủy thủ, lính nghĩa vụ lại mua quà lưu niệm giá rẻ, dép để đi trên bãi biển, bút viết có đồng hồ và bật lửa. Chỉ được cấp một ít tiền - quãng 6-7 dinar là nhiều nhất và đó không phải là cho ai cũng như ai, nhưng giá thì nhảy nhót như điên - bút có gắn đồng hồ giá 1,5-2 dinar, dép bãi biển kiểu "việt nam" (tức là dép xốp kiểu tông Thái) - 1 dinar.


Aden. Các thủy thủ "Sposobnyi" ở trạm hải quan.

Chương trình văn hóa

Có một lần chuyến viếng thăm của con tàu được thu xếp vào ngày lễ nào đó tôi không còn nhớ rõ, có vẻ là ngày 23 tháng Hai. Nhóm kỹ thuật điện ban tác chiến 5 đã dựng lên một lễ hội ánh sáng - quanh chu vi con tàu họ treo đèn kết hoa, ban đêm trông rất ấn tượng.



Để phục vụ các chuyên gia Liên Xô bấy giờ làm việc ở Yemen, chúng tôi đã tổ chức biểu diễn bằng dàn hợp xướng và ca múa nghiệp dư của "Sposobnyi". Bạn chỉ có thể ghen tị với các thành viên trong ca đoàn, một chuyến xe đi đến thị trấn ở của các chuyên gia xô viết chắc chắn nhiều thú vị. Các thành viên dàn đồng ca sẽ bổ sung thêm nhiều cho câu chuyện này.

Cây nhà lá vườn

Hoạt động âm nhạc quần chúng khá phong phú. Tất cả bắt đầu từ khi có mặt thuyền phó chính trị mới - đại úy hải quân V.L.Litarenko. Khi áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết thời ấy phù hợp với kế hoạch của ban chính trị, anh ấy vẫn tìm ra thời gian giải trí cho thủy thủ đoàn.

Nhớ lại một chút: anh trực tiếp bố trí thử nghiệm khả năng âm nhạc cho tập thể quân nhân toàn chiến hạm, tức là có tai nghe - và có khả năng chơi nhạc trên bất kỳ nhạc cụ nào. Từ đó anh chọn ra một đội đồng ca và tập dượt biểu diễn thường xuyên, nhưng lúc đầu việc đó cũng làm dấy lên những cảm xúc khác nhau - sự ấm ức, ghen tị vì rằng ai đó có thể nghỉ ngơi một cách hợp pháp mà không phải có trách nhiệm với công việc hàng ngày. Người ta đã mua nhạc cụ và lập một ban nhạc, biểu diễn các bài hát của các nhạc sĩ và các đoàn ca múa Xô Viết.

........
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2011, 11:34:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #474 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 11:09:12 pm »

(tiếp)

Sokotra




Tại Sokotra trong những ngày nghỉ và ngày lễ người ta sắp xếp cho tập thể quân nhân đi tắm biển. Họ đi thành từng nhóm, trên xuồng công tác, chiếc xuồng dừng lại cách bờ 10 – 20 м (do vướng đá nổi và đá ngầm), sau đó nhảy xuống nước và bơi vào bờ biển hoang sơ. Bãi biển mênh mông rộng rãi và đẹp tuyệt trần toàn một loại cát trắng tinh, tắm gội trong những lớp sóng xanh ngắtt của Ấn Độ Dương.
Đảo Sokotra chính là một địa điểm tự nhiên có một không hai. Trong thời gian đó có một đoàn khảo sát nghiên cứu có lẽ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô làm việc tại đảo, và một vị giáo sư trong đoàn, tiếc là tôi không còn nhớ tên, đã giảng giải một buổi cho các thủy thủ chúng tôi về thiên nhiên nơi đây, khi mà các thành viên đoàn nghiên cứu làm khách của chúng tôi theo lời mời của ban chỉ huy chiến hạm.



Socotra, Yemen.

Có những chuyến đi lặn của tập thể sỹ quan với chân nhái và mặt nạ để săn tôm hùm và các loại sò ốc cho vỏ đẹp. San hô thu hoạch được, có lẽ đến hàng tạ. Trong nhà vệ sinh đằng lái họ đặt một thùng tắm và tẩy trắng san hô bằng clor, sau đó tất cả được sấy khô và phân phát đến các cabin của họ.
Những người dân địa phương (Ả Rập) chủ yếu làm nghế đánh bắt cá. Đôi khi họ đến gần chúng tôi trên những chiếc xuồng của họ (nhưng động cơ xuồng - động cơ "Yamaha") và yêu cầu trao đổi những vỏ ốc to đẹp và những tảng san hô lớn lấy dầu diesel hoặc những súc thịt bò.




Đảo Dаkhlак


E.Glazunov trên xuồng.

Một trong những nhiệm vụ phục vụ chiến đấu là hành quân tới đảo Dakhlak, tới PMTO trong Biển Đỏ. Con tàu thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào, chúng tôi không được biết. Từ boong tàu không nhìn thấy bất kỳ điều gì ngoài một bờ biển đá hoang vắng, một chiếc sà lan tự hành tiến đến gần tàu, chiếc xuồng công tác của chúng tôi đi đến căn cứ. Ở đâu đó không xa đang diễn ra chiến sự giữa quân đội chính phủ các bên Eritrea và Ethiopie, mà Liên Xô đang giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách công khai (bây giờ thì chúng ta biết rằng chẳng có gì hay ho được xây lên từ điều đó).
Đây là những gì nhớ về Dakhlak của E.Glazunov:


Xuồng công tác.

"Tôi là người điều khiển chiếc xuồng công tác và chúng tôi chở các sỹ quan đi đến căn cứ nơi mà họ đang thực hiện một bí mật quân sự (bí mật gì thì tôi không biết), nhưng trên đường trở về đã có một câu chuyện buồn cười. Cách con tàu khá xa, có một con rùa nổi lên bên cạnh xuồng, chúng tôi chưa hề thấy con rùa biển nào to như vậy - kích thước phải đến 1,5 -2 mét, chỉ huy khẩu đội của tôi (chỉ huy khẩu đội tên lửa phòng không № 2 (phía lái) Kaplunov Sergei bắt đầu thuyết phục thuyền trưởng cho bắn con rùa. Anh ấy muốn ăn món súp rùa, nhưng thuyền trưởng ngần ngừ, không dám cho sử dụng vũ khí. Mà con rùa vẫn cứ bơi bên cạnh xuồng như thể trêu đùa, khoảng cách chỉ ba mét. Các sĩ quan cũng đã bắt đầu kỳ kèo và thuyền trưởng đầu hàng. Vậy mà, khi Kaplunov rút được súng lục ra, con rùa đã quẫy mình lặn xuống chổng mỗi cái đuôi lên rồi mất hút. Khẩu đội trưởng của chúng tôi xanh mặt vì giận dữ.".

Cũng như trên đảo Socotra, vào ngày nghỉ thủy thủ "Sposobnyi" đến thăm bãi biển Dakhlak (ảnh).


Thủy thủ ban tác chiến 5 trên bãi biển đảo Dakhlak.

Đảo Аbd-El-Кuri

Nhân danh sự giúp đỡ hữu nghị cho người Nam Yemen chúng tôi đã chở các chiến sỹ biên phòng Nam Yemen tới đảo Abd-El-Kuri. Вuổi tối trên sân thượng đằng lái của con tàu người ta chất lên một nhóm độc đáo, khoảng 50 người Ả rập trẻ vận quân phục, một số trông chỉ khoảng 15 tuổi là cùng, họ đi cùng chỉ huy của mình và những đồ đạc lặt vặt. Họ xếp bừa bãi trên sàn boong thượng các balo, các rương gỗ sặc sỡ có treo những cái khóa (mỗi người đều có những vật riêng tư của mình), họ cắt đặt trạm gác để bảo vệ đống đồ đạc ấy. Các kubrik của ban 7 và ban 2 được giải phóng để dành riêng cho các chiến binh Nam Yemen (tập thể quân nhân ngủ đêm ngay tại vị trí chiến đấu). Họ cư xử khá lạ lùng. Họ trèo lên giường mà vẫn mặc quần áo, vẫn cầm vũ khí (những khẩu súng phóng lựu tự động còn nguyên dầu mỡ bảo quản của nhà máy), đó là những tấm drap trải giường mới tinh và sạch sẽ, được người quản lý chia cho (một lần trong năm người ta mới cấp), nhai lá vệ mao (кат - catha edulis, một loại lá cây mà năm 1973 - tổ chức chăm sóc sức khỏe thế giới đã xếp vào loại ma túy gây nghiện, nhưng lại là loại lá cây được người Yemen nhai một cách quen thuộc), vứt rác bừa bãi xuống dưới sàn, hút thuốc mà thực ra phải đi ra nơi thích hợp – sân boong thượng. Chuyến đi tới các đảo này chiếm mất một đêm, chúng tôi cho đổ bộ các nhóm quân Yemen xuống một vài hòn đảo, họ xuống bằng xuồng công tác của chúng tôi.



Những người đàn ông Yemen và cây vệ mao (catha edulis).


Điều thú vị là trên một trong những hòn đảo này chúng tôi đã nhìn thấy xe tăng Т-34, xe đang hành tiến – bốc bụi mù mịt trên bờ biển và thậm chí khẩu pháo còn một lần khạc đạn, tất nhiên không phải về phía chúng tôi.


Xe tăng T-34 quân đội Xô Viết bỏ lại trên đảo Socotra, Yemen.
......
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 02:24:33 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #475 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 02:20:54 am »

(tiếp)


Câu cá ở phao

Đâu đó ở eo biển Malakka trên hướng tàu đi chúng tôi thường gặp phải các phao nổi. Thủy thủ trưởng, được sự chấp thuận của ban chỉ huy tàu, quyết định dùng cần trục móc lên một trong những chiếc phao trên đường đi của tàu. Dự định đã thành công - trên sân thượng đằng lái người ta kéo lên được một cái giỏ dài đến hai mét trong đó có con cá đã đánh bắt, và không phải chỉ một con. Mẻ cá bắt được đến tai đội thủy thủ. Người chủ lưới có lẽ đã không lường được điều này, không ai than phiền gì.


Con sâu làm rầu nồi canh

Con tàu đã hoàn thành thắng lợi tất cả các nhiệm vụ được giao và sau một nhiệm vụ phục vụ chiến đấu dài 6-tháng được trở về nhà, về Vladik (tức Vladivostok).

Trong eo biển Triều Tiên trên tàu xảy ra một trường hợp khẩn cấp. Hai thủy thủ đã không dàn xếp được với nhau (nói thế là còn nhẹ), họ đâm nhau - bằng con dao (dùng để cắt bánh mì và phết bơ). Mô tả về các lý do bất hòa của họ tạm thời tôi bỏ qua, nhưng người đã cho phép mang dao khi đi đã hoảng sợ đến nỗi cứa tay đến chết và ngã xuống biển - điều đó xảy ra khi tàu đang di chuyển. Chẳng mấy chốc mọi thứ đã khuất sau chân vịt. Ba ngày liền, hai chiếc tàu tìm kiếm bất cứ điều gì trên mặt nước, cày xới toàn bộ khu vực sự cố, theo mệnh lệnh, tất cả các thủy thủ chưa phải trực lên boong thượng tập trung các con mắt tìm kiếm uổng công trong những làn sóng màu xám.

Tất cả nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu "xuất sắc" đã trở nên hỏng bét. Rõ ràng trước mắt là chuyến trở về Vladik không vẻ vang gì, lại thời kỳ củng cố tổ chức và áp dụng cac biện pháp khác.

Bộ Tư lệnh đã có quyết định không công bằng và rất xúc phạm là không trao huy hiệu "Vì chuyến hành quân xa" («За дальний поход») cho thủy thủ đoàn "Sposobnyi".
Các thủy thủ tất nhiên tìm cách để có được huy hiệu này, thậm chí tự tạo, sao chép rất giống thật, và gắn chúng trên giải mũ, vì nghĩ rằng mình xứng đáng được quyền làm như vậy. Các thủy thủ giải ngũ của "Sposobnyi" có một tập hợp bắt buộc các "tặng thưởng" bao gồm các phù hiệu, "loại 1", "đơn vị xuất sắc của Hải quân", "15 năm BPK Sposobnyi" và huy hiệu được đánh giá cao nhất - "Vì chuyến hành quân xa" ("ЗДП"- («За дальний поход» - ZDP - Za dalnii pakhod).

Cá nhân tôi sau đó đã mua lại "ZDP" từ các thủy thủ trên bờ (lái xe bộ tham mưu) - bằng một đồng tchervonets (đồng tiền vàng tương đương 10 rup), họ có thể có được những điều thực tế. Và việc tôi mua như vậy là đúng đắn, bởi vì huy hiệu cho chuyến đi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu thứ hai của chúng tôi cũng không có được - do việc hoàn thành muộn nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - vào cuối tháng Sáu (trong khi họ làm thủ tục, chúng tôi đã ở nhà từ lâu).


   

......
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #476 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 11:28:06 am »

(tiếp)

Khu trục hạm đề án 956


Khu trục hạm đề án  956...


...và 956 A


Khu trục hạm đề án  956 A phóng tên lửa hành trình "Moskit" 3M-82.

Khu trục hạm đề án 956, được biết như là khu trục hạm lớp «Sovremennyi» — lớp khu trục hạm thế hệ thứ ba, lớp cuối cùng trong số các đè án được soạn thảo và thực hiện tại Liên bang Xô Viết của các tàu loại "khu trục hạm".

Khu trục hạm đề án 956 được đóng tại nhà máy đóng tàu № 190 mang tên А.А.Zhdanov trong thời kỳ 1976 đến 1992 chủ yếu cho Hải quân Xô Viết. Sau khi Liên Xô tan rã, việc đặt đóng mới các tàu và hoàn thiện nốt một số tàu đã đặt ky của đề án này đã bị ngưng lại vì lý do tài chính.
 
Vũ khí của khu trục hạm đề án 956:  Vũ khí chống hạm của khu trục hạm đề án 956 là tổ hợp tên lửa chống hạm "Моskit" (bắt đầu từ khu trục hạm "Bespokoinyi" đã trang bị tổ hợp hoàn thiện hơn «Моskit-М» với đạn tên lửa ЗМ-82 thay cho 3M-80. Theo phân loại của NАТО là Sunburn (англ. "Солнечный ожог") — tên lửa hành trình tốc độ siêu thanh độ cao quỹ đạo bay thấp với động cơ hành trình là động cơ phản lực không khí dòng thẳng (сверхзвуковая  низковысотная  противокорабельная крылатая ракета с прямоточной воздушно-реактивной двигательной установкой).



Phóng tên lửa "Moskit" từ ekranoplan "Lun".

Sau khi được phóng, tên lửa làm một thao tác kiểu "dốc gù" (делает «горку»), rồi hạ xuống độ cao của quỹ đạo hành trình khoảng 20 м, khi gần tới mục tiêu thì hạ tiếp xuống 7 м (trên lớp đỉnh sóng). Tên lửa có thể thực hành các thao tác cơ động mạnh mẽ nhằm chống đạn phòng không với mức quá tải lên đến 10 g (g - gia tốc trọng trường).

Rắn biển Su-32FN


Tránh «Моskit» là không thể. Đối phương chỉ nhận biết được tên lửa 3-4 giây trước khi đạn tiếp mạn tàu của chính mình. Do có động năng rất lớn «Моskit» sẽ xuyên sâu vào thân trong của bất kỳ con tàu nào. Một cú đánh như vậy có khả năng nhấn chìm không chỉ con tàu cỡ trung mà còn cả tuần dương hạm. Còn 15-17 «Моskit» - có khả năng đánh chììm toàn bộ nhóm tàu. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, «Моskit» là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới. Hệ thống điều khiển tên lửa trên hạm (Корабельная система управления - КСУ) cho phép thực hiện phóng loạt 8 đạn tên lửa chỉ trong 30 giây.
Phiên bản hàng không của 3М-80 - Kh-41 với tư cách là tên lửa «không-đối-hải» được thiết kế để sử dụng từ máy bay tiêm kích hạm (палубного истребителя) Su-33 (Su-27К) và , cũng có thể, máy bay ném bom (бомбардировщика) Su-32FN (Су-32ФН - Su-32 Fighter Navy - tên gọi phiên bản xuất khẩu đánh biển của máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 - фронтового бомбардировщика Су-34). Ở máy bay trên hạm Su-27К (Su-33) dưới thân giữa các cửa hút khí động (между мотогондолами) có thể bố trí một tên lửa chống hạm không đối hải 3М-80.



Ảnh: Sơ đồ sử dụng tên lửa "Moskit" 3M-80 phiên bản cho máy bay Kh - 41 từ máy bay Su-32FN "Rắn biển" ("Морской змей"). Dẫn theo Rollan Martirosov, tổng công trình sư OKB "Sukhoi" trên trang aviapanorama.narod.ru năm 1998.
1-2 - tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và phi công chọn mục tiêu để công kích (поиск, обнаружение и выбор летчиком цели на атаку)
2-3 - đưa nhiêm vụ bay (đến mục tiêu công kích) vào tổ hợp tính toán điều khiển tên lửa trên thân đạn (ввод в бортовой комплекс управления ракеты полетного задания)
3-4 - công tác chuẩn bị phóng đạn (подготовка ракеты к пуску)
4 - phóng (пуск)
4-5 - quá trình bay tự hành tới mục tiêu của tên lửa (автономный полет ракеты к цели)
5-6 - tìm kiếm, phát hiện và khóa mục tiêu được giao bằng đầu radar định vị chủ động (поиск, обнаружение и захват заданной цели радиолокационной активной головкой)


........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 07:09:52 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #477 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 06:10:35 pm »

(tiếp)

Vũ khí tên lửa phòng không của khu trục hạm đề án này là tổ hợp TLPK đa kênh M-22 “Uragan” (bắt đầu từ tàu đóng thứ 14 người ta đã lắp đặt tổ hợp TLPK «Uragan-Тоrnado»). Tổ hợp trên được thiết kế để bảo vệ một tàu hoặc một nhóm tàu hỗn hợp khỏi các phương tiện tấn công đường không hiện đại. Cơ số đạn tổng cộng là 48 đạn tên lửa phòng không có điều khiển (48 ЗУР), được cất giữ trong hai hầm đạn đặt trên hai thiết bị hình trống quay được (mỗi hầm chứa 24 đạn).

Tổ hợp TLPK «Uragan» có khả năng bắn đồng thời vào 4-6 mục tiêu trên không tại độ cao từ 10 đến 15 000 m và tầm xa từ 3 đến 25 km (với tổ hợp «Uragan-Тоrnado», tầm bắn trúng được nâng lên đến 70 km, còn độ cao bay tối thiểu được hạ xuống đến 5 m). Tốc độ bắn – 1 lần phóng trong 6 – 12 giây. Xác suât bắn trúng máy bay bằng loạt hai tên lửa đạt đến 0,81 – 0,96.

Khu trục hạm đề án 956 được trang bị tổ hợp pháo hạm hai nòng AK-130 đường kính 130 mm. Tốc độ bắn của một tháp pháo – từ 20 đến 90 phát trong một phút, tầm bắn xa tối đa – 24,1 km. Dự trữ đạn cho một nòng – 500 phát bắn, trong đó 180 phát bắn luôn luôn sẵn sàng được nạp cho máy bắn tự động. Bốn nòng pháo của khu trục hạm đề án 956 có khả năng phóng ra trong một phút 6012 kg kim loại.
Theo sức mạnh của loạt bắn pháo hạm, khu trục hạm đề án 956 đã vượt trội tuần dương hạm tấn công cỡ lớn của Đức thời Thế Chiến thứ Nhất.


AK-130.


Tuần dương hạm “khét tiếng” của Đức SMS Seydlitz và khí cầu Zeppelin trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.



Bố trí vũ khí trên các khu trục hạm đề án 956
(Размещение вооружения на эсминцах проекта 956)

1 – Tổ hợp pháo hạm cỡ 130 mm hai nòng AK-130 (130-мм спаренные артустановки АК-130); 2 – Thiết bị phóng kiểu dầm đơn TLPK M-22 "Uragan" (однобалочные пусковые установки ЗРК М-22 «Ураган»); 3 – Thiết bị ngắm - đo xa DVU-2 (дальномерно-визирное устройство ДВУ-2); 4 –Thiết bị phóng tổ hợp 4 ống phóng cho tên lửa hành trình chống hạm "Moskit" (счетверённые пусковые установки ПКРК «Москит»); 5 – Pháo phòng không 30 mm 6 nòng AK-630 (30-мм шестиствольные ЗАК АК-630); 6 – Đài anten radar MR-700 điều khiển bắn cho TLPK "Uragan" (антенные посты РЛС МР-700 управления стрельбой ЗРК «Ураган»); 7 – Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm hai ống phóng đôi (533-мм двухтрубные торпедные аппараты); 8 – Radar chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình chống hạm "Mineral" (РЛС целеуказания ПКРК «Минерал»); 9 – Radar MR-184 "Lev" điều khiển bắn cho pháo 130 mm AK-130 (РЛС МР-184 «Лев» управления стрельбой 130-мм АУ); 10 – Radar phát hiện mục tiêu mặt nước "Volga" (РЛС обнаружения надводных целей «Волга»); 11 – Radar tọa độ 3 chiều phát hiện mục tiêu chung "Fregat-M" ( трёхкоординатная РЛС общего обнаружения «Фрегат-М»); 12 – Radar MR-123 "Vympel" điều khiển bắn pháo phòng không 30 mm (РЛС МР-123 «Вымпел» управления стрельбой 30-мм ЗАК); 13 – hangar di động được dành cho trực thăng săn ngầm Ka-27 (сдвижной ангар для противолодочного вертолёта Ка-27); 14 – Sân CHC cho trực thăng (взлётно-посадочная площадка); 15 – Dàn phóng bom chìm RBU-1000 (реактивные бомбомёты РБУ-1000); 16 – Cơ cấu ray dẫn hướng phục vụ rải thủy lôi biển ( рельсовые направляющие для морских мин); 17 – Tổ hợp phóng PK-2 dùng để phóng nhiễu (пусковые установки комплекса выстреливаемых помех ПК-2)


Baltisk nhìn từ vũ trụ.

Khu trục hạm đề án 956  "Osmotritelnyi" («ОСМОТРИТЕЛЬНЫЙ»): [số xuất xưởng 864]. Biên chế vào trang bị Hải quân Liên Xô 14.4.1974; đặt ky 27.10.1978 tại nhà máy đóng tàu №190; hạ thủy 24.4.1982; đưa vào biên chế sử dụng 30.9.1984; gia nhập đội hình Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương 7.12.1984 ; năm 1985 hoàn thành chuyến hành quân từ Baltisk (trước 1946 là Pillau, tỉnh Kalinỉngrad, nơi có căn cứ hải quân lớn trên biển Baltic thuộc Hạm đội Baltic của Hải quân Liên Xô và Nga) sang Vladivostok, thực hiện ghé đậu và công tác tại Luanda (Аngola), Аden (Nam Yemen) và Cam Ranh (Việt Nam); trong những năm 199х đưa vào bảo quản, nhưng không có kế hoạch sửa chữa và vì thế được đưa ra khỏi biên chế hạm đội và giải tán; phá dỡ thành sắt vụn.

Đặc tính kỹ - chiến thuật chủ yếu đề án 956

Lượng choán nước , tấn
• tiêu chuẩn: 6500
• toàn bộ: 7940
Kích thước chính, m
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước): 156,37 (145)
• chiều rộng lớn nhất (theo đường mớn nước): 17,19 (16,8)
• mớn nước lớn nhất (trung bình): 7,79 (5,96)
Thiết bị nămg lượng chính: tuabin nồi hơi
• 4 nồi hơi KVN-98/64-11, 2 tuabin hơi, tổng công suất, mã lực (kW): 99 500 (73 100)
• Máy phát diesel, công suất (kW): 4 x 600
• Máy phát tua bin, công suất, kW: 2 x 1250
2 trục truyền, 2 chân vịt đẩy, 2 thiết bị trợ lái;
Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất: 33,4
• tiết kiệm: 18,4
Tầm bơi xa, dặm (tại tốc độ, hải lý): 2400 (32)
                                                           4500 (18,4)
Bơi độc lập, ngày đêm: 30
Thủy thủ đoàn (trong đó sỹ quan là): 344 (31)

Vũ khí:
Vũ khí tấn công:
• Bệ phóng КТ-190 tên lửa hành trình chống hạm «Моskit» : 2 x 4
  Tên lửa hành trình chống hạm 3М80 «Моskit» (SS-N-22 «Sunburn»): 8
Tên lửa phòng không:
• thiết bị phóng MS-196 TLPK M-22 "Uragan": 2 x 1
- đạn TLPK có điều khiển 9M38M (SA-N-7 "Gatfly"): 48
Pháo hạm:
• pháo 130 mm AK-130: 2 x 2
• pháo PK 30 mm AK-630: 4 x 6
Ngư lôi:
• Dàn phóng đạn ngư lôi DTA-53: 2 x 2
Chống ngầm:
• Dàn phóng bom chìm RBU-1000 ("Smerch-3"): 2 x 6
- đạn RGB-10: 48
Thủy lôi:
• Có thể mang vượt tải trên mặt boong thượng: đến 40
Hàng không:
• Máy bay trực thăng: Ka-27 (Helix A): 01

Vũ khí vô tuyến điện tử:
- Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu BIUS: "Sapfir-U"
- Radar phát hiện chung:
     •  1 х «Fregat-М» (Top Steer) trên các tàu 1-3 hoặc
     •  1 х «Fregat-М2» (Plate Steer) trên các tàu 4-5 hoặc
   • 1 х MR-750 «Фрегат-МA» (Top Plate) trên các tàu còn lại
- Radar phát hiện mục tiêu trên mặt nước: 3 x "Volga" (Palm front).
- Radar đạo hàng: 1 х «Vaigatch» (Don-II) trên tàu đề án 956-А        
Hệ thống thủy âm:
   • «Platina-S» (Bull Horn, Steer Hide)
   • МG-7
Thiết bị tác chiến điện tử:
- "Start-2" (4 Foot Ball Shroud; trên một số tàu 2 Bell Shroud và 2 Bell Squat)
Tổ hợp phóng nhiễu:
   • 2 Х 2 PК-2
   • 8 Х 10 PК-10 «Smelyi»
Dụng cụ quang điện tử: 1 х DVU-2 (Squeeze Box)
Radar điều khiển hỏa lực:
- 1 Х «Мineral» (Band Stand) cho  Tên lửa hành trình chống hạm «Моskit»
- 6Х МR-700 (Front Dome) điều khiển TLPK «Uragan»
- 1 x MR-184 "Lev" (Bass Tilt) điều khiển pháo 130-mm
- 1 x MR-123 "Lev" (Bass Tilt) điều khiển pháo PK 30-mm

Phương tiện đạo hàng vô tuyến:
- 2 x "Light Bulb" (Roud House) dùng cho máy bay trực thăng
Thiết bị liên lạc: - tổ hợp các thiết bị
Radar nhận dạng: -(Salt Pot A và B; High Pol A; Long Head)

........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2011, 10:13:20 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #478 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2011, 01:00:23 am »

(tiếp)

Khu trục hạm Xô Viết cuối cùng

Kỹ sư А.Nikolskii. Tạp chí kỹ thuật quân sự của CHLB Nga "Bão tố" («Тайфун») №2 / 2000.



"Sovremennyi" Hạm đội Biển Bắc những năm 1989-1991.

Vào cuối những năm 196х, rồi người ta cũng nhận ra rằng pháo hạm cỡ nòng trung bình có tương lai – dù trong tư cách phương tiện hủy diệt các mục tiêu kích thước nhỏ trên bờ khi thực hiện duy trì hỏa lực yểm trợ quân đổ bộ đường biển, – trong thành phần Hải quân Liên Xô đã có các tàu trang bị pháo cỡ nòng 130...152-мм (các khu trục hạm đề án 30-bis, 5656-A, tuần dương hạm đề án 68-bis) đã "cứng tuổi" và cần phải thay thế những lớp tàu mới. Khi tính đến hoàn cảnh này, vào cuối những năm 196x-đầu những năm 197x, các chuyên gia bắt đầu đề án nghiên cứu "tàu yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ".
    
Tổ hợp pháo 130 mm có tháp pháo tự động hóa được thiết kế chuyên biệt cho loại tàu này. Ban đầu người ta chế tạo hai phiên bản: tháp pháo một nòng và hai nòng. Mặc dù kích thước lớn và phức tạp - rõ ràng là như vậy, khi chỉ tính đến hiệu suất hỏa lực phải lớn, - Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội LB Xô Viết S.G.Gorshkov đã chỉ thỉ tiếp tục thiết kế tàu theo hướng có tổ hợp pháo hai nòng, mà sau này ký hiệu là AK-130. Phiên bản tháp pháo một nòng, lúc bấy giờ chiếm ưu thế trên tất cả các lớp tàu tương tự ở nước ngoài tạm thời bị bỏ qua.

Nhiệm vụ thiết kế (ТТЗ) loại «tàu yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ» của Hải quân Liên Xô được giao cho Phòng Thiết kế Phưong Bắc (СПКБ - Северное проектно-конструкторское бюро - phòng thiết kế nổi tiếng chuyên về các tàu mặt nước) năm 1971. Đồ án nhận số 956 và mã số "Sarytch" («Сарыч»). Tổng công trình sư đồ án là I.I.Rubis, giám sát chính từ phía Hải quân Xô Viết – ban đầu là đại tá hải quân I.М.Stetsiur, sau đó là trung tá hải quân V.G.Basov.
    
Đồ án thiết kế tàu trở nên rất phức tạp bởi lẽ trong quá trình làm việc có nhiều thay đổi các mục tiêu  lựa chọn cho bản thân đồ án. Ở đây có tác động lớn do việc Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình xây dựng thế hệ khu trục hạm mới kiểu DD963 «Rymond D. Spruance»-lớp tàu đa nhiệm đầu tiên của Hải quân Mỹ (tàu đầu tiên đặt ky năm 1972). Trong đề án 956, ngoài vũ khí pháo binh gồm hai tổ hợp pháo cõ 130 mm AK-130, còn có sự tăng cường đáng kể thành phần phòng không, sau khi tiếp nhận hệ thống TLPK phòng thủ khu vực "Uragan" thay cho tổ hợp TLPK tự vệ trong kế hoạch ban đầu, cũng như vũ khí tên lửa có điều khiển mạnh hơn (эсминец УРО - эсминец управляемым ракетным оружием - guided missile destroyer - DDG) – tổ hợp mới «Моskit» thay thế cho tên lửa hành trình chống hạm P-15М.

Để đạt mức khả năng phòng thủ chống ngầm (ПЛО) như trên lớp tàu tương tự của nước ngoài là không thể vì đặc tính gabarit-khối lượng quá lớn của tổ hợp thủy âm "Polinom" và sự thiếu vắng độ dự trữ trên tàu đã tiêu tốn trước đó cho vũ khí pháo hạm hùng mạnh (trọng lượng hai tổ hợp pháo cỡ nòng chính và hệ thống tiếp đạn cho nó đã ngốn mất gần 300 tấn).

Bởi vậy, về pháo và TLPK các tàu đề án 956 đương nhiên vượt trội lớp "Spruance" của Mỹ, nhưng về vũ khí chống ngầm của "Sarytch" lại yếu: hai RBU-1000 và dàn phóng ngư lôi hai ống 533 mm, sân CHC với hangar kéo xếp di động cho trực thăng săn ngầm Ka-25 (sau này-Ka-27) đỗ tạm thời và trạm thủy âm không lớn "Platina-S" với anten nằm trong bầu che thủy động học hình bướu phía mũi tàu (носовом бульбовом обтекателе). Như thế phương tiện chống ngầm chỉ đảm bảo cho con tàu tự vệ chống ngư lôi tấn công từ tàu ngầm.

Tính đến điều kiện trên, đã có quyết định xây dựng hệ thống từ hai con tàu. Tàu trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển và vũ khí phòng không - tàu đề án 956, và tàu chống ngầm được thiết kế chuyên biệt, xây dựng bằng cách phát triển BPK đề án 1135 và nhận được số hiệu đề án 1155. Về thực chất, người ta đã lên kế hoạch hợp đồng tác chiến giữa tàu đề án 956 và BPK đề án 1155 trong thành phần một nhóm tàu và một đơn vị tàu chiến.

Kế hoạch ban đầu là đóng 50 tàu cả hai đề án (956 và 1155), nhưng sau đó chương trình đã bị cắt giảm.
Về thiết bị năng lượng chính (ГЭУ-GEU) cho tàu đề án 956, lúc đầu định dùng tuabin khí (ГТУ- GTU), nhưng Tổng tư lệnh Hải quân sau khi tham vấn với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đóng tàu B.E. Butomo, ra quyết định lựa chọn tuabin nồi hơi (КТУ-KTU). Luận cứ của ông như sau: Nhà máy tuabin Phương Nam "Zaria" (ЮТЗ -YUTZ) - nhà cung cấp chính tua bin khí cho Hải quân Liên Xô - không thể cung cấp toàn bộ tuabin khí cho chương trình đóng tàu mới, còn để mất xưởng tua-bin hơi nước tại nhà máy Kirov là không hợp lý. Ngoài ra, trong trường hợp gặp khó khăn với nhiên liệu diesel trong hạm đội sẽ luôn luôn có các con tàu sử dụng được dầu mazut hoặc thậm chí cả dầu thô. Các giải pháp, như chúng ta thấy, đã được luận cứ hẳn hoi, nhưng nó được thực hiện mà không tính đến nhiều đặc tính khai thác sử dụng của các KTU, trong đó phải dùng đến các nồi hơi chịu áp suất lớn hơn cả nồi hơi ở tàu khu trục đề án 56. GEU đề án 956 đòi hỏi sự chăm sóc bảo dưỡng có chất lượng, mà tại hạm đội không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo.
Tại thời đó, khi tại các GEU của các tàu đề án 56 áp dụng các tham số sinh hơi (параметры пара) cao, việc cung cấp không khí cho nồi hơi đã được "đóng lại". Bây giờ, khi làm bước tiếp theo  trong xu hướng nâng cao áp suất của nồi hơi, rõ ràng, cần có bước đi thích hợp trong thay đổi toàn bộ chế độ của thiết bị, tức là "đóng" toàn bộ hệ thống nước cấp. Nhưng điều này đã không xảy ra.
Theo phân loại mới nhất áp dụng trong Hải quân Xô Viết vào năm 1977, tàu được gọi là khu trục hạng 1 (эскадренным миноносцем 1-го ранга). Chức năng chung cuộc của nó được xác định là giáng đòn tấn công tên lửa vào tàu mặt nước của đối phương, yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ, cũng như phòng thủ chống tấn công từ trên không (ПВО), phòng thủ chống hạm (ПКО) cho các tàu chiến và tàu vận tải.

Con tàu đóng đầu tiên của đề án 956, nhận tên gọi "Sovremennyi" được đặt ky tại nhà máy đóng tàu (ССЗ-SSZ) Leningrad mang tên Zhdanov ngày 3 tháng 3 năm 1976, hạ thủy ngày 18 tháng 11 năm 1978 và gia nhập biên chế ngày 25 tháng 12 năm 1980. Các thử nghiệm cuối cùng trên tàu diễn ra tại Biển Đen đến tận tháng 8 năm 1982.
Trước năm 1991, nhà máy đã đóng và chuyển giao 14 tàu đề án 956 cho hạm đội. Việc đóng tàu còn tiếp tục sau năm 1991, sê ri này được giới hạn ở số lượng tàu là 19 đơn vị. Cho đến năm 1995, đã chuyển giao thêm được bốn khu trục hạm, hai tàu cuối cùng đóng nốt tại SSZ "Severnaya Verf" (trước đây gọi là SSZ mang tên A.A.Zhdanov) cho Trung Quốc (Đề án 956-E).

Việc bố trí vũ khí chính cho tàu đề án 956 ở một mức độ nhất định đã lặp lại sơ đồ được áp dụng trong đề án 6161-ME.
Một trong những sự khác biệt là cách bố trí sân bay trực thăng trên mái boong thượng (надстройки) và gần với tâm lắc dọc (центру килевой качки) của tàu, cho phép cải thiện các điều kiện hạ cánh của máy bay trực thăng khi sóng lớn. Tuy nhiên, do thiếu hệ thống hạ cánh bắt buộc và vận chuyển máy bay trực thăng vào hangar, lợi thế này lại bị mất (so với đề án.1155). Theo lời các phi công lái máy bay trực thăng, hạ cánh trên sân đằng lái là dễ dàng hơn so với hạ cánh ở sân trung tâm (trong trường hợp có lỗi của phi công, máy bay trực thăng sẽ không đụng phải boong thượng, mà chỉ "quẹt" («чиркнет») trên mặt nước). Vì vậy, vấn đề đặt sân CHC ở nơi nào là tốt nhất vẫn còn để mở.
    
Hangar tạm thời - không phải là một giải pháp bắt buộc. Theo các nhà thiết kế con tàu, sau khi quyết định sử dụng thiết bị năng lượng KTU việc bố trí một hangar bình thường thay vì đặt hầm che là hoàn toàn có thể, nhưng vấn đề này đã không ai đặt ra.
Tất cả đội ngũ sĩ quan và hạ sỹ quan được bố trí chỗ ở trên tàu trong các cabin diện tích 10 mét vuông, thuyền trưởng - trong blok ở (cabin + WC), nằm bên cạnh các chỉ huy các bộ phận hàng hải chuyên ngành. Đội thủy thủ được bố trí trong các cabin 10-25 người. Sĩ quan ăn trong cái gọi là "cabin-sinh hoạt chung lớn" («большой кают-компании»), nằm ở boong thượng dưới buồng điều khiển hành trình (vị trí chỉ huy trung tâm - GKP - ГКП), còn các hạ sỹ quan ăn trong  - "cabin-sinh hoạt chung-nhỏ" nằm dưới sân đậu trực thăng. Buồng ăn cho đội thủy thủ có ba phòng, nằm trong các ngăn liền kề.
Trên tàu có các thiết bị sinh hoạt hàng ngày cả ở phía mũi và lái (nhà vệ sinh cộng với nhà tắm), có các nhà vệ sinh riêng biệt - cho sỹ quan và hạ sỹ quan. Việc tắm rửa của đội ngũ thành viên thực hiện trong các nhà tắm có vòi hoa sen, hạ sỹ quan - trong phòng tắm hương sen riêng biệt, các sỹ quan - có cả phòng tắm hơi.
    
Khi đánh giá việc sắp xếp nội bộ không gian của tàu, cần lưu ý rằng, mặc dù kích thước xấp xỉ bằng với BPK đề án 1155, các hành lang và lối đi, cũng như một số vị trí chiến đấu trên khu trục hạm đề án 956 chật hẹp hơn. Đặc điểm này là do sự hiện diện trên tàu khu trục thiết bị KTU nhiều "gabarit" hơn, so với thiết bị năng lượng GTU nhỏ gọn của đề án 1155, vốn được "mượn" gần như không thay đổi gì từ tàu tuần tiễu (SKR- СКР) đề án 1135, cũng như các vũ khí chiếm nhiều "thể tích" hơn (pháo 130-mm thay vì 100 mm và TLPK "Uragan" thay vì "Kinzhal").

....
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2011, 04:49:13 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #479 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 04:46:58 pm »

(tiếp)

Vũ khí tấn công

Việc phát triển tên lửa chống hạm "Moskit", được tiếp nhận vào biên chế vũ khí năm 1984, đã bắt đầu tại Văn phòng thiết kế hàng hải (МКБ) "Raduga" từ năm 1973 dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư Igor Seleznev. Dự kiến rằng tên lửa mới sẽ thay thế cho tên lửa chống hạm P-15 trên các tàu và xuồng cao tốc có lượng choán nước cỡ trung bình.
Hệ thống động cơ sử dụng động cơ phản lực không khí dòng thẳng (hay trực tiếp - Ramjet - прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД - PVRD), kết hợp với động cơ khởi động nhiên liệu rắn RDTT (РДТТ — ракетный двигатель твёрдого топлива) (theo nguyên lý búp bê Nga "Matrioshka"). Trong 3-4 giây đầu tiên sau khi phóng, động cơ khởi động sẽ cho phép đạn tên lửa thực hiện thao tác "dốc gù" («горку»), đạn sẽ nhận được sự ổn định về khí động lực học trên quỹ đạo, sau đó nó (động cơ khởi động) sẽ cháy hết và được đẩy ra khỏi động cơ hành trình PVRD bởi chính dòng không khí chảy vào động cơ đó.


Độ chính xác của các hệ thống dẫn đường (2 chiều - en.wiki).
 
Tại cao độ 10 m đạn tên lửa có tốc độ hành trình M = 2,5.
Hệ thống điều khiển đạn tên lửa gồm có INS (ИНС - инерциальные навигационные системы - hệ thống dẫn đường quán tính - Inertial Navigation System) và radar đầu tự dẫn chủ động có cơ chế bảo vệ chống nhiễu RLGSN (помехозащищённой активной РЛГСН). Trong khu vực phòng thủ trên không của mục tiêu, tên lửa chống hạm ("Moskit") sẽ thực hiện các thao tác chống vũ khí phòng không.
Tuy nhiên, các đặc tính bay xuất sắc, đạt được trong khi vẫn duy trì một khối lượng đầu nổ (БЧ) mạnh (300 kg) dẫn đến làm gia tăng đáng kể trọng lượng và gabarit kích thước so với đạn P-15 - lớn hơn 2 lần.
Trọng lượng xuất phát của tên lửa - 3950 kg, trọng lượng đầu đạn - 300 kg, tầm bay xa - 120 km, tốc độ hành trình - 3000 km / h.
Trên các tàu khu trục đề án 956 tên lửa chống hạm "Moskit" được đặt trong thiết bị phóng 4 ống có hai lớp giáp bọc chống mảnh.
Hệ thống điều khiển bắn trên hạm (КСУ - KSU) cho phép thực hành phóng một loạt 8 tên lửa trong vòng chưa đến 30 giây.

Vũ khí phòng không

TLPK M-22 "Uragan", nằm trong thành phần vũ khí trang bị của đề án 956, được xây dựng từ đầu những năm 197x trên cơ sở tổ hợp TLPK của lục quân. Để thử nghiệm nó một trong những BPK đề án 61 được hiện đại hóa sang đề án 61-E với việc bố trí một bệ phóng ở mũi tàu. Sau một quá trình thử nghiệm khá dài diễn ra trong giai đoạn 1976-1982, tổ hợp "Uragan" cuối cùng đã được chấp nhận vào biên chế trang bị năm 1983.
Thời gian thử nghiệm kéo dài là do phải hoàn thiện tổ hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của Hải quân: "TLPK cần phải tiêu diệt một cách thực sự hiệu quả các mục tiêu nhóm trên không có độ cao bay thấp và kích thước nhỏ như tên lửa chống hạm « Harpoon »hoặc« Tomahawk ». Các bài kiểm tra cuối cùng đã xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu này: theo các câu chuyện của nhữngngười tham gia thử nghiệm, trong thời gian của một trong những đợt phóng thử nghiệm, đạn tên lửa có điều khiển (ZUR- ЗУР) đã bắn trúng đạn RBG-60 phóng từ dàn phóng bom chìm phản lực diệt ngầm RBU-6000, mà vốn có độ khuếch tán bề mặt hiệu dụng (эффективной поверхностью рассеяния- ЭПР -EPR) thấp hơn 5-6 lần so với tên lửa chống hạm «Harpoon».

Trên khu trục hạm đề án 956 người ta bố trí phương án chính thức 2 thiết bị phóng (PU- ПУ) TLPK, một ở phía mũi, trên boong thượng, và cụm thứ hai - trên boong thượng đằng lái, trên sân CHC.
Trọng lượng hệ thống TLPK - 96 tấn (KSU - 36 tấn, PU - 60 tấn); trọng lượng đạn (ZUR) - 690 kg; cơ số đạn - 2x24 ZUR; tốc độ bắn - 6 giây, số lượng các mục tiêu đồng thời có thể xạ kích - 4-6; tầm bắn xa - khoảng 25 km.
Số lượng tính toán các tên lửa chống hạm «Harpoon» bị bắn trúng bởi tổ hợp ("Uragan") tại thời điểm thiết kế của nó được xác định là 14-15 đơn vị.

Nhờ sự đơn giản của hệ thống điều khiển (SU-СУ), bao gồm một hệ thống máy tính và các pha radar chiếu xạ mục tiêu (небольших прожекторов подсвета цели) không lớn (để cho đầu tự dẫn bán chủ động của đạn tên lửa có điều khiển làm việc - для работы полуактивной радиолокационной ГСН ЗУР), TLPK "Uragan" có thể đặt trên tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn khoảng 3000 tấn. Sự đơn giản và trọng lượng khá nhẹ của SU đã thường xuyên thu hút các chuyên gia Hải quân chú ý đến việc hiện đại hóa tổ hợp nhằm tránh được thiết bị phóng nặng nề, * [* Từ tổng khối lượng của phiên bản hai kênh của TLPK (không kể đạn) khối lượng của PU chiếm tới 61%] nhưng tất cả đề xuất về việc nhanh chóng xây dựng hệ đạn tên lửa có điều khiển khởi động theo phương thẳng đứng trong các conteiner vận chuyển-phóng (Транспортно-пусковой контейнер - ТПК) và các thiết bị phóng theo chiều thẳng đứng kiểu tổ ong (УВП-UVP) cho tổ hợp này đều bị từ chối, mặc dù không có khó khăn gì về nguyên tắc trong việc áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) vào tên lửa (để làm đầu ra sơ cấp trong khu vực khóa mục tiêu của đầu radar tự dẫn bán chủ động - ПАРЛГСН - PARLGSN).

Lý do nằm trong cách tiếp cận truyền thống đối với việc cải tiến TLPK, trong đó luôn đặt lên hàng đầu việc nâng cao hiệu quả, còn việc giảm các đặc tính gabarit-trọng lượng xuống (ví dụ, vấn đề tính phổ biến) nói chung không được xem xét đến, mặc dù tính phổ biến của tổ hợp ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Hải quân nói chung. Một lý do cho thái độ thờ ơ với loại TLPK này là lợi thế nhỏ của nó trên tầm bắn xa so với các loại tên lửa phòng không tự vệ (ЗРК СО - зенитный ракетный комплекс самообороны) mới nhất. Tuy nhiên, các hệ đó sử dụng SU tinh vi với đạn tên lửa được điều khiển từ xa, mà về nguyên tắc, gây khó khăn trong việc nâng cấp để tăng tầm bắn.
     
Thật thú vị khi lưu ý rằng trong các tên lửa trên máy bay dùng để không chiến trong tất cả các nước, bao gồm cả ở Liên Xô,  ngay trong những năm 196x đã chỉ sử dụng tên lửa tự dẫn đường. Ví như, tại OKB của M. Bisnovat (sau này - SKB "Vympel") vào cuối những năm 195x, đã phát triển tổ hợp tên lửa đối không làm vũ khí cho máy bay tiêm kích phòng không tầm xa Tu-128. Nền tảng của nó là tên lửa R-4RR được thu nhỏ tổng thể với đầu tự dẫn bán chủ động (PARLGSN) lần đầu tiên đạt được tầm bắn xa 12-16 km (sau này đã đạt đến 40 km) và hệ thống radar điều khiển "Smerch". Từ đây trở đi, theo một hệ tư tưởng khác, ngay trong những năm 196x. đã có khả năng xây dựng hệ tên lửa phòng không đa kênh, vượt trội tất cả các hệ tương tự ở nước ngoài thời gian đó. Bước vào những năm 198x, trong điều kiện sự tăng trưởng liên tục mối đe dọa từ trên không, có cơ sở do sự vũ trang số lượng lớn tên lửa chống hạm cho các tàu chiến Hải quân NATO, ý tưởng về tên lửa giá rẻ có điều khiển từ xa đã phải bỏ cuộc và chấp nhận hệ thống SSN phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Tuy nhiên, thời gian đã mất, và trong việc xây dựng hệ thống tên lửa phòng không trên hạm có hiệu quả cao, "đối thủ cạnh tranh" của chúng ta tại Mỹ đã vượt xa chúng ta (hệ thống vũ trụ đa chức năng «Aegis», 1983, МФКС «Aegis» - многофункциональной космической системы).
   
Sự lạc hậu này là hậu quả phương pháp tiếp cận của các cá nhân hoặc các ban ngành hẹp, mà trong cuối những năm 195x đã hình thành nên tư tưởng phát triển hệ thống tên lửa phòng không trên hạm của hạm đội của chúng ta. Có thể đóng một vai trò ở đây là sự mất lòng tin truyền thống của Bộ Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết với tất cả các đề án phát triển hàng không (cũng như đối với hàng không nói chung).

Pháo cỡ trung

Việc phát triển pháo 1 nòng 130-mm tự động AU-217 được bắt đầu tại KB "Arsenal" vào tháng Sáu năm 1967 Sau đó, KB bắt đầu phát triển pháo 2 nòng A-218 có cùng đặc tính đạn đạo. Cả hai loại pháo này đều đã trình diễn tại trường bắn trước  Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết Sergei Gorshkov, người đã quyết định cho phép sản xuất A-218. Sự lựa chọn được cắt nghĩa bởi mong muốn tiếp nhận một thiết bị pháo binh tốc độ bắn lớn hơn (90 phát bắn / phút với A-218-45 phát bắn ở A-217). Bởi lẽ điều này được "mua" bằng một trọng lượng lớn hơn, sự lựa chọn không phải là không thể tranh cãi - nhất là khi bắn trên bờ biển (mà đó là nhiệm vụ chính của A-218), tốc độ bắn không còn quá quan trọng bằng yếu tố chính là cơ số đạn (mà như chúng ta biết, không phụ thuộc vào số nòng).
Lần đầu tiên pháo A-218 được gắn trên khu trục hạm "Sovremennyi" sau khi tàu hoàn thành thử nghiệm hành trình trên biển. Cùng với hệ điều khiển (SU) hỏa lực "Lev" và các cơ cấu bốc xếp và nạp đạn các hầm đạn, tất cả tham gia vào thành phần tổ hợp pháo hạm AK-130.
Trọng lượng A-218 - 98 tấn, SU "Lev" - 12 tấn, các cơ cấu hầm đạn - 40 tấn, đầu đạn - 32 kg, phát bắn - 53 kg, sơ tốc của đạn - 850 m / s, tầm bắn xa - đến 23 km, tốc độ bắn AK-130-90 phát bắn / phút.
Sự tồn tại của cơ chế tải và nạp đạn cho phép tiến hành bắn đến hết sạch cơ số đạn mà không cần tiếp đạn bằng tay - khác hẳn với pháo cùng loại nước ngoài cỡ 127-mm. Trong thành phần SU  sử dụng một trạm quan trắc pháo đặc biệt và rất hiệu quả khi triển khai bắn phá các mục tiêu ven biển.
Xét các thông số của nó (đặc biệt là tốc độ bắn và trọng lượng chiến đấu của đạn), A-218 vượt hơn hẳn các đối thủ nước ngoài của nó, tức hệ pháo hạm 127 mm của Mỹ và Italy. Tuy nhiên, nó đã đánh đổi điều này bằng một trọng lượng khá lớn, dẫn đến việc thiết bị chỉ bố trí được tại các tàu có lượng choán nước trên 6.000 tấn

.......
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2011, 06:52:17 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM