Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:10:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531053 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #320 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 01:49:06 pm »

"...Trong lúc chúng tôi bận rộn việc đo độ sâu, thủy thủ đoàn tàu bị nạn cũng không phung phí thời gian, tự làm sạch bằng thủ công "đường rút" («путь разворота») cho tàu theo hướng ngược lại. Họ phải dọn sạch các viên đá cỡ ít nhất bằng bao diêm trở lên. Đường (tuyến) kéo hình thành từ hai bước ngoặt. Ranh giới của bước ngoặt từ hai phía của "luồng" là các đống đá và san hô, tạo ra khi làm sạch đường tiến (để kéo tàu ra khỏi bãi mắc cạn). Các đống đá ở khoảng giữa cũng được xếp dọn như vậy để kiểm soát chuyển động của tàu ra vùng nước tự do (vùng nước không có đá san hô ngầm). Ban ngày nước xung quanh tàu chỉ cao đến mắt cá chân, ban đêm - cao hơn thắt lưng. Mức thiếu mớn nước cứu nạn tàu là không ít hơn hai mét. Để con tàu gặp nạn không bị đổ và gãy vỡ trong quá trình chuyển động, cần phải rải balat (проводить балластировку) và dằn bằng cách bơm nước vào stec điều chỉnh độ chênh mớn mũi tàu vào đúng thời điểm. Liên lạc radio với tàu bị nạn đã ngừng 2-3 ngày kể từ sau khi thiết lập lại do nguồn điện nuôi bị cạn, phải chuyển sang liên lạc bằng các phương tiện trực quan và pháo hiệu.

Và bây giờ tất cả đã sẵn sàng quay tàu. Trong thời gian quy định chúng tôi nhanh chóng vào vị trí, neo chắc tại chỗ và kéo cáp. Lên dây nào! Neo bị chạy, chúng tôi kéo bằng tời - không kết quả, chuyển dịch được - quay được, nhưng mưa quá. Bắt đầu lại, phao phía nam đã gần mạn tàu, chúng tôi mở hết tốc độ tiến về hướng bắc. Mà thủy triều đâu có chờ đợi, chúng tôi kéo, kéo và kéo nữa - sẽ được. Than ôi, đúng thời điểm này, con tàu kéo cứu hộ già nua (diesel-điện) của chúng tôi bị ngắt điện - hệ thống mạch điện bị hỏng (gần như bung hết!). Buồng chỉ huy trung tâm (trên tàu) hoảng loạn, theo chỉ dẫn và mệnh lệnh kiên quyết của chỉ huy công tác cứu hộ, người ta nhổ neo bên phải .. Tại buồng máy tàu, các thợ điện soi đèn, dò mạch điện (tìm chỗ hỏng). Phút thứ 6,  tàu kéo cứu hộ của chúng tôi tì mạn trái vào đá với một tiếng động đặc trưng, và việc nhổ neo bên phải đã không giúp gì được. . Chúng tôi đã khởi động, nhưng kẹt trong vô số các khe dây cáp kéo đã không cho phép kéo (tàu)  khỏi vùng nước nông.

Không có một chuyển động đảo chiều nào, không có một sự di chuyển ống hướng dòng chân vịt nào (bánh lái trên tàu không tính) cho kết quả. Thủy triều bắt đầu xuống. Viễn cảnh không sáng sủa gì. Kiểm tra lại tàu cho một kết quả an ủi : không rò nước, chân vịt và ống phun vẫn tốt. Nhưng phải làm sao tự mình thoát cạn đã!
Đai hãm băng tời kéo cứu hộ được tháo ra. Có nghĩa là giờ thì tời chỉ có thể nhả cáp hoặc cuộn lại mà không ghìm dừng được. Điều này làm tình hình trở nên vô cùng phức tạp: đầu tiên, để sửa chữa các bộ phận thiết bị có lỗi là không thể vì không có cách gì nữa , thứ hai, thợ cơ điện biên chế chỉ có một, mà anh ta còn có những nhiệm vụ khác
Đo chiều sâu xung quanh tàu như sau: bên phía mạn trái 1,5 - 2,5 m, mạn phải là 8 - 9 m. Cáp kéo cứu hộ được nhả ra qua lỗ thả cáp cứu hộ trung tâm và được chuyền tay đến mạn phải. Hoạt động đồng bộ của các tời và máy tàu đã chuyển được mũi tàu sang hướng phải và tàu tự di chuyển được ra khỏi bãi cạn, nhưng cáp thép cứu hộ bị mắc kẹt rất chặt  ở đâu đó trong các bãi đá và san hô và không cho tàu lùi được ra biển hoặc ra một vị trí có thể cứu kéo tàu bị nạn. Dời đi dịch lại trong khu vực có thể xoay sở cuối cùng cũng giải thoát được cáp kéo cứu hộ, nhưng cáp đã bị rách bươm và trông thảm hại như một cái bàn chải dài thườn thượt, quấn đầy rong biển. Các vòng nâng cáp kéo (буксирные дуги - thường bố trí ở đuôi tàu, có thể làm từ thép hoặc gỗ) trở nên giống những cái răng cưa vì bị cáp kéo cắt vào..."



Hình minh họa: Các thiết bị cứu kéo (http://moryak.biz/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=489).
Hình 4.2. Các thiết bị kéo cứu nạn của tàu kéo cứu hộ
Рис. 4.2. Буксирное устройство судна – буксировщика
1 – буксирный трос (cáp kéo cứu nạn); 2 – мягкий кранец (đệm mềm); 3 – буксирный клюз (lỗ dẫn cáp); 4 – буксирная арка (vòm kéo); 5 – битенг (cột đỡ căng cáp khi kéo mạn); 6 – буксирная лебедка (tời kéo); 7 – буксирный гак (móc kéo); 8 – погон (cầu đỡ móc và vòng nâng); 9 - буксирная дуга (vòng nâng móc kéo cáp).


Hình 4.3. Móc kéo cáp
Рис. 4.3. Буксирные гаки:
а) –простой (móc đơn); б) – полуавтоматический (móc bán tự động); в) - автоматический (móc tự động)
...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 03:01:05 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #321 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 03:38:27 pm »

(tiếp)



"...Giờ lại phát hiện ra một rắc rối lớn - tời kéo (буксирная лебёдка) bị xê dịch so với nền - các đinh tán giữ được và khi nội lực lớn ở mức nhất định các phần tử của kết cấu buồng tời kéo vẫn có thể chịu được. Thực tế, khả năng tiếp tục các nỗ lực cứu hộ đã cạn kiệt, như đã báo cáo về Sở chỉ huy binh đoàn. Đến thời điểm này, chúng tôi đã ở trên biển hết tuần thứ ba. Dự trữ lương thực và nước ngọt đã cạn. Thủy thủ đoàn mệt lử vì công việc hàng ngày, về đêm tất cả đổ ra chạy nước rút còn ngày thì phải lặn hụp đo chiều sâu, họ kiệt sức và chờ mong trong hy vọng bất kỳ phương án kết thúc công việc cứu hộ nào cũng được, khi mà họ đã đánh giá một cách thực tế tình hình công tác cứu hộ. Lệnh từ trên bờ về việc chấm dứt cứu hộ được mong mỏi vẫn chưa đến.
Thủy thủ Việt Nam cũng nhận được chỉ thị từ ban lãnh đạo của họ qua đài vô tuyến trên tàu bị nạn là phải tiếp tục công tác cứu hộ. Ở đó, trên con tàu bị nạn Việt Nam đã đứng tại vị trí mắc cạn hơn 1,5 tháng, trên rạn đá san hô mà chẳng có gì ăn được, họ không đơn giản chỉ chờ đợi sự giúp đỡ - họ cũng muốn sống! Thủy thủ đoàn tàu cứu hộ của chúng tôi đã nhìn thấy tất cả và không cần phải thuyết phục một ai đó để tiếp tục công việc.

Có một buổi tối khi đỉnh triều đã dâng cao hơn 5-7 cm (so với thường lệ), và thời điểm luân phiên đạt tới mức đỉnh như thế này, theo tính toán phải 7 - 10 ngày nữa mới đến. Sau buổi tập huấn thường lệ, chúng tôi vào vị trí nhổ neo. Và bây giờ bắt đầu việc khởi động cáp kéo, nhưng thực ra nó đã ngắn hơn rồi, có nghĩa là thời gian để thao tác sẽ ít hơn. Chúng tôi xác định chính xác vị trí của tàu bị nạn. Nhật ký sự kiện được bác sỹ chuyên ngành đội cứu hộ 62, Oktai Ibraghimov ghi chép rất tỉ mỉ. Hoa tiêu trưởng của sư đoàn tàu ngầm số 38, trung tá hải quân A.M. Fetisov còn đủ thời gian kiểm tra vị trí của tàu bị nạn và SB-28 cả trên radar, cả bằng trực quan và bằng phép giao hội nghịch định vị (обратной засечкой с фиксацией) trong nhật ký đạo hàng. Giúp việc Fetisov là hoa tiêu của tàu (SB-28), kỹ thuật viên đo đạc vô tuyến và trợ lý chính (của thuyền trưởng).

Người phát tín đứng trên vị trí nhận và phát tín hiệu. Tại vị trí máy điện báo - thuyền trưởng SB-28 túc trực. Chỉ huy các hoạt động cứu hộ - trên cánh phải của đài chỉ huy hành trình (ходового мостика). Tàu bị nạn vẫn từ từ (20-30 cm một bước nhảy) tiến theo ra vùng nước sâu trên "tuyến đã vạch", tuyến được đánh dấu trên cả hai cạnh bằng các đống đá xếp và san hô. Và đây, bước chuyển cuối cùng trước khi ra tới vùng nước sâu, rải balat, bơm dằn, bước nhảy  ... nhưng chưa phải, vẫn là tiến tiếp về phía trước!
... Vào lúc đó ít người trong số chúng tôi hiểu ra rằng không phải là cáp bị bung mà là con tàu bị nạn đã ra tới vùng nước ... Tuy nhiên, các bạn Việt Nam đã nhận ra điều này sớm hơn chúng tôi, hàng chục phát pháo hiệu màu bay vút vào không trung, tiếng súng bộ binh đồng loạt vang lên. Trên các tàu người người hét "Ura". Tàu chuyển hướng ra biển. Chúng tôi nhận được các báo cáo từ tàu bị nạn. Vào lúc bình minh chúng tôi cho thợ lặn tiến hành lặn kiểm tra (tàu bị nạn), nhưng nơi nào cũng bị lũ cá mập làm cản trở công việc. Không có cách gì sang hẳn được tàu bị nạn để kiểm tra, sóng (lớn) và các mảnh thành mạn bị rách tơi tả còn treo trên gabarit mạn tàu ngăn cản việc này...."

...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 01:50:07 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #322 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 05:15:38 pm »

(tiếp)



"...
Cho tàu khởi hành, chúng tôi đến trạm (bờ bắc) để giải thoát các quân nhân không được trang bị khỏi đoạn bờ này. Theo hướng vuông góc với bờ biển hơi chếch về phía nam, nơi 35 thủy thủ Việt Nam đang đứng trong nước biển sâu đến thắt lưng, chúng tôi chạy ở tốc độ cho phép thao tác, chúng tôi lại tiếp tục chuyển sang giai đoạn cứu hộ tiếp theo. Gần bờ biển, sau khi làm một vòng hồi chuyển ngoặt hẳn về phía trái, chúng tôi thả xuống một quân nhân Việt Nam bơi giỏi cùng các quả cầu thủy tinh nổi (стеклянные шары-поплавки) đặt trên lưới dây kéo rất dài và rất bền, anh ta bơi rất nhanh dọc theo bờ biển. Nhưng chỉ có 3 hoặc 4 thủy thủ lao tới bám vào những sợi dây quý giá đó. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần khi vẫn còn các thủy thủ chưa được vớt lên tàu kéo. Chắc chắn, mỗi lần cơ động như vậy - là một lần có nguy cơ lớn lại bị mắc cạn trên chính rạn san hô mà tàu mới thoát khỏi. Cần phải đánh giá đúng các thuỷ thủ Việt Nam: trong số họ có một thủy thủ bị thương vào đầu, toàn đầu bị băng kín và anh ta bơi mù, chỉ được bảo hiểm bằng một sợi cáp. Anh ta không có sự lựa chọn: hoặc bám lấy sợi dây, hoặc (sóng) sẽ cuốn bạn ra biển mà không phải là đưa bạn vào bờ.
Tất cả đều vui vẻ và hài lòng, nhưng đói meo, vì thực phẩm và nước ngọt đã cạn, các con tàu không hướng về Cam Ranh mà xé sóng đi về phía bắc, tới Nha-Trang để giảm bớt độ lắc. Sóng từng đợt quét trùm qua boong SB-28 và dạo chơi trên boong thượng phía lái.Tốc độ không vượt quá 4-5 hải lý/giờ. Đêm đầu tiên hành trình diễn ra bình yên, nhưng ít người đi ngủ. Hàng chục con mắt theo dõi hành vi của con tàu bị nạn. Tàu SB-28 nhận được các báo cáo an ủi rằng tất cả vẫn tốt, việc kéo tàu vẫn diễn ra theo kế hoạch. Nhưng lúc bình minh, sau khi thông báo đã gửi về Sở chỉ huy binh đoàn, từ tàu bị nạn phát ra đề nghị khẩn cấp trợ giúp trong cuộc chiến với nước.
Sau khi chọn được cáp kéo, chúng tôi chuyển sang tàu bị nạn máy bơm chìm chạy điện đang có. Chúng tôi bấm thời gian cho công việc của họ, đồng thời không để mất một phút nào, tiếp tục đi về căn cứ. Bơm hoạt động cật lực, đã bơm ra không ít hơn 20 tấn nước. Đó là một triệu chứng rất đáng lo ngại, nhưng không thể nghĩ gì khác hơn được - phải đi vào phía bờ. Độ sâu của biển (hiện tại) - hơn một km ... Thêm một đêm nữa qua và điều tương tự lại xảy ra! Tại sao các anh không bơm nước biển ra? Lấy gì mà bơm - máy bơm cháy rồi! Chúng tôi đã giao (cho họ) một máy bơm (tốt) như thế nào. Máy bơm dự trữ chúng tôi không còn. Rồi qua thêm một đêm nữa, tới bờ còn xấp xỉ 90 dặm. Không ai ngủ. Tất cả mọi người ngồi xung quanh cabin lái, bên trong các tấm quây cánh cửa và cầu thang, chuyền nhau rít thuốc theo vòng tròn...

Trả lời chất vấn về tình trạng của tàu chúng tôi nhận được câu trả lời thỏa đáng, và luân phiên báo cáo về Sở chỉ huy binh đoàn: "tất cả đang theo đúng kế hoạch". Rạng đông mới hửng, biển đã động - sóng cấp 5-6, trên boong tàu đang chao đảo, từ lâu chẳng ai quan tâm đến điều ấy nữa, không cả lệnh báo ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và uống trà tối. Đột nhiên, đài vô tuyến điện liên lạc có tiếng rít và không có tín hiệu, chúng tôi nghe thấy giọng tiếng Nga trọ trẹ: "đồng chí Kharikov! Tàu chúng tôi sắp chìm - hãy cứu giúp nhanh!".
......"

....
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 12:31:04 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #323 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2011, 11:58:58 pm »

(tiếp)





"...Làm sao lại thế được? Chỉ vài phút trước đây, mọi thứ đều tốt. Đội gác trên boong thượng kêu lên: "Tàu đang nghiêng kìa!". Tiếp theo giống như trong cơn ác mộng....Lệnh cho tay lái : "Ghìm thẳng chống sóng. Tốc độ tiến nhỏ nhất. VEZ-19 chuẩn bị". VEZ-19 - một loại máy bơm phun tia cỡ lớn (chiều dài - khoảng 1,9 m, trọng lượng không có ống mềm - 80 kg, lưu lượng 250 m3/h, đường kính của ống hút - 200 mm). Một thiết bị hút nước cực mạnh, nhưng trên chỗ bằng phẳng cũng cần 4 người khiêng, còn ở đây trên sàn boong trơn trượt, chao lắc, sóng đều đặn đánh ngang thắt lưng, cáp kéo thì đang bay trên đầu tóe lửa. Biên độ lắc lớn quá. Tàu bị nạn không đè được lên sóng, đã nghiêng trên 30 độ về phía mạn trái, trước khi mép boong ngập vào trong nước 29-30 cm.Trên tàu bị nạn tất cả đang đứng dồn sang mạn phải cạnh thành bảo vệ mặt boong với các chai nhựa trong tay và cân lại độ nghiêng của con tàu đang chìm bằng trọng lượng của họ, như thủy thủ trước cơn gió ngược. Tại cột cờ - thiếu tá Bùi.
Người chỉ huy cứu hộ làm việc với loa - megafone trong tay đứng trên nóc buồng tời tàu kéo, sau đó là thợ cả cơ khí với máy hàn điện lên đứng cạnh để gia cố trong quá trình trả lại cáp kéo.
Sau nhiều lần nỗ lực, người ta đã thành công trong việc ném máy VEZ-19 sang. Dòng nước cuồn cuộn phun ra từ hầm tàu khoang mũi. Tàu miễn cưỡng ngóc dần mũi lên, thân tàu từ từ thẳng dậy. Niềm vui sướng trào lên trong những người tham gia chiến dịch cứu hộ, nhưng ... bơm lại bỗng dừng. Thật xấu hổ! ... .. "Máy bơm VEZ-19 thứ hai chuẩn bị!" Và một lần nữa, những bàn tay khéo léo lắp ráp hệ thống, kết nối các đầu nối đoạn ống. Chúng tôi lại chuyển sang tàu bị nạn máy bơm VEZ-19 thứ hai. Sóng cuốn mất nắp khoang hầm mũi, độ nghiêng và chênh mớn của con tàu đột ngột tăng mạnh.
Tôi chuyển lệnh cho thiếu tá Bùi: "Mọi người bám theo dây bảo hiểm và cáp kéo cứu hộ. Chỉ chấp hành lệnh của chúng tôi, đi thành nhóm 5 người một, không ai được nhảy xuống nước! ". Bùi giơ tay lên. Rõ rồi! Bơm hoạt động và tàu nổi lên rất chậm chạp, nhưng nhận thấy được, mặc dù sàn boong đã mấp mé nước. Nhưng sóng cuốn trôi tiếp nắp khoang hầm thứ hai, boong chìm dần trong nước và bơm bắt đầu bơm nước từ biển khơi ra biển khơi. Bây giờ bạn chỉ có thể cứu người! Con tàu đã lật nghiêng cắm mũi xuống nước....."

.......
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 03:07:52 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #324 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 03:04:01 am »

(tiếp)



"...Một vài nhóm 5 người đã di chuyển thành công theo cáp kéo cứu hộ sang tàu chúng tôi, lên boong SB-28. Tuy nhiên, có 6-8 người trượt  xuống nước và bị cuốn đi .... Chỉ có tiếng kêu xé lòng của họ vẫn treo trong không trung. "Hoa tiêu! Phương vị, giữ nguyên vị trí!". Hoa tiêu trưởng Aleksei Mikhailovitch Fetisov đứng bên phải la bàn từ tính, đang ngắm trong máy tầm phương thấy những người đang kêu gọi giúp đỡ, đồng thời ghi chú vào sổ tay, đặt dấu trên bàn đạc cơ động nhỏ, đưa tay chào và gật đầu đáp lại. Người sỹ quan có kiến thức tham mưu, có trình độ chuyên môn cao không yêu cầu bất kỳ hướng dẫn bổ sung hoặc làm rõ nào.

Con tàu bị lật úp, hơn một phần ba độ dài đáy đã chìm dưới nước. Tàu kéo của chúng tôi đang chìm phía lái xuống. Để đưa mọi người từ hai mạn của nó lên khỏi mặt nước người ta đã ném xuống thang dây, các đầu dây neo cặp mạn, chăn và vải trải giường đã thắt nút. Tất cả những ai không phải trực gác đều nhào vào túm tóc và quần áo kéo người lên khỏi mặt nước. Trên con tàu đang lộn ngược đáy, đứng lui vào cạnh trục chân vịt là ba người: thuyền trưởng, phiên dịch viên thiếu tá Bùi, thuyền phó chính trị. Trong tay họ là túi cao su đựng các tài liệu, trên đầu họ đội lá cờ quốc gia.
Độ chênh mớn đằng lái của con tàu kéo cứu hộ tăng lên đáng sợ, thành hộ lan (фальшборт) mặt boong đã ngập xuống dưới nước, những người phụ nữ hét lên: "Chặt cáp kéo đi!" ....Nước đã tiếp cận các tấm quây phía cửa hành lang boong thân, nhưng cắt cáp kéo là không thể, vì vẫn còn người đứng trên đáy (tàu bị nạn). Những người được cứu ở trong tình trạng mệt lả: người nằm, người ngồi xổm, người nằm lăn lóc trên mạn đồng thời với sóng nhồi và dưới những tia lửa tóe ra  theo đường cáp thép cứu kéo trượt quanh vòng nâng (буксирные дуги).

Bác sỹ thượng úy quân y Ibraghimov Oktai Serghoevitch vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình một cách lạnh lùng và bình tĩnh đến kỳ lạ. Anh ấy chỉ có một mình, còn những người được giải cứu là khoảng 60 người. Nhưng mỗi người trong số họ đều được sự trợ giúp cần thiết và sự quan tâm của con người. Sự trầm tĩnh và chuyên nghiệp mà anh thể hiện trong các tình huống nguy kịch đã làm cho rất, rất nhiều người tĩnh trí trở lại, cứu họ thoát khỏi cơn hoảng loạn có thể mắc phải. Nhìn vào công việc can đảm của người bác sỹ, ta thấy một sự tự tin to lớn - chúng ta sẽ cứu được tất cả! Và với những người như Oktai, không lực lượng thiên nhiên nào khuất phục được chúng ta. Và đây những người cuối cùng đã lên được trên tàu. Một trong những thủy thủ được giải cứu cũng đã trên 50 tuổi và ông ấy đã ở tình trạng cận kề cái chết. Ibragimov đã ôm ông ấy trong tay chuyển vào phòng cấp cứu, nơi đã cứu sống ông ấy.
Nỗ lực lần thứ hai cắt đứt cáp thép cứu hộ bằng dây hàn điện đã quất bay tung ruột cáp ra ngoài lõi, suýt quật ngang chân các thủy thủ đứng trên nóc buồng tời kéo. Tàu kéo cứu hộ nổi hẳn lên, hắt một khối nước cực lớn đằng lái bay tới cabin thủy thủ phía mũi thông qua các hành lang và ùa vào khoang máy tàu, ngắt mạch hoạt động con tàu trong một thời gian ngắn.

Thuyền trưởng HQ-614, trong trạng thái bị sốc, rút súng lục bắn gần như trực diện vào người chỉ huy các hoạt động cứu hộ, nhưng may thay phát súng đã trượt. Tàu vận tải quân sự HQ-614 đã chìm. Trung tá hải quân Khorkov V.A. vẫn còn sống.


(Командир HQ-614, пребывая в шоковом состоянии, выстрелил из пистолета в руководителя спасательных работ почти в упор, но на счастье промахнулся. Военный транспорт HQ-614 затонул. Капитан 2 ранга Хорьков В.А. остался жив!)

Tàu mở hết tốc lực, trong khi vẫn cho bơm khối nước đã tràn vào ra biển, tiếp tục đi tìm kiếm những người bị sóng cuốn đi trước đó. Trong  cảnh biển động như vậy, ngay cả từ vị trí cao nhất của tàu kéo này cũng khó nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài đỉnh sóng thứ hai đang ập tới. Sự căng thẳng đã đạt đến giới hạn, chúng tôi vẫn căng mắt quan sát cung phần tư đường chân trời. Họ đây rồi! Tất cả đều còn sống, những cánh tay đang vẫy! Nhưng bỗng nhiên bên cạnh chỉ một người đang bơi duy nhất vẫy tay. Không có thời gian để dừng lại, chúng tôi ném vòng cứu sinh, chúng tôi đã xác định được vị trí. Ba chuyến nữa trong tình hình khó khăn chung, sau tổng cộng 12-18 phút kể từ khi bắt đầu hành động tất cả mọi người đã được vớt lên tàu. Một thời gian rất lâu không thể đếm họ có bao nhiêu quân nhân trên tàu - bây giờ tất cả đều đang ở trong trạng thái hưng phấn và di chuyển liên tục trên con tàu. Có khoảng 30 người Xô viết - còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh. Cả hai bên sẽ phải đối mặt với một sự điều tra và xét xử lâu dài. Chúng tôi chuyển những người được cứu cho Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam theo danh sách.
Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có (tại thời điểm đó) các công cụ đạo hàng hiện đại, ngoài giới hạn khả năng nhìn thấy trực quan và giới hạn tầm nhìn vô tuyến điện tử đường bờ biển A.M Fetisov đã biết cách giữ vị trí cho SB-28 và tìm được mọi người."

CÔ HÊU
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 01:59:40 pm gửi bởi qtdc » Logged
halosun
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #325 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2011, 11:05:28 am »

(tiếp)
Thuyền trưởng HQ-614, trong trạng thái bị sốc, rút súng lục bắn gần như trực diện vào người chỉ huy các hoạt động cứu hộ, nhưng may thay phát súng đã trượt. Tàu vận tải quân sự HQ-614 đã chìm. Trung tá hải quân Khorkov V.A. vẫn còn sống.


(Командир HQ-614, пребывая в шоковом состоянии, выстрелил из пистолета в руководителя спасательных работ почти в упор, но на счастье промахнулся. Военный транспорт HQ-614 затонул. Капитан 2 ранга Хорьков В.А. остался жив!)

Tàu mở hết tốc lực, trong khi vẫn cho bơm khối nước đã tràn vào ra biển, tiếp tục đi tìm kiếm những người bị sóng cuốn đi trước đó. Trong  cảnh biển động như vậy, ngay cả từ vị trí cao nhất của tàu kéo này cũng khó nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài đỉnh sóng thứ hai đang ập tới. Sự căng thẳng đã đạt đến giới hạn, chúng tôi vẫn căng mắt quan sát cung phần tư đường chân trời. Họ đây rồi! Tất cả đều còn sống, những cánh tay đang vẫy! Nhưng bỗng nhiên bên cạnh chỉ một người đang bơi duy nhất vẫy tay. Không có thời gian để dừng lại, chúng tôi ném vòng cứu sinh, chúng tôi đã xác định được vị trí. Ba chuyến nữa trong tình hình khó khăn chung, sau tổng cộng 12-18 phút kể từ khi bắt đầu hành động tất cả mọi người đã được vớt lên tàu. Một thời gian rất lâu không thể đếm họ có bao nhiêu quân nhân trên tàu - bây giờ tất cả đều đang ở trong trạng thái hưng phấn và di chuyển liên tục trên con tàu. Có khoảng 30 người Xô viết - còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh. Cả hai bên sẽ phải đối mặt với một sự điều tra và xét xử lâu dài. Chúng tôi chuyển những người được cứu cho Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam theo danh sách.
Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có (tại thời điểm đó) các công cụ đạo hàng hiện đại, ngoài giới hạn khả năng nhìn thấy trực quan và giới hạn tầm nhìn vô tuyến điện tử đường bờ biển A.M Fetisov đã biết cách giữ vị trí cho SB-28 và tìm được mọi người."[/i]
CÔ HÊU
hic bài viết hay quá, bác qtdc ơi vậy có nghĩa là thuyền trưởng tàu ta định bắn đội cứu hộ của Liên xô ah, có thông tin gì về Thuyền trưởng HQ-614 sau này không hả bác. Em đọc thì thấy người Nga đã tận tình hỗ trợ ta còn gì, dù điều kiện của bạn cũng không hoàn toàn tốt, sao lại có sự kiện đáng tiếc như vậy được nhỉ?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2011, 11:11:24 am gửi bởi halosun » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #326 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2011, 02:43:58 pm »

Bạn halosun thân mến:
Chính xác hơn phải có các đ/c vùng 4 trong cuộc xác nhận.Nhưng chẳng qua là không hiểu nhau thôi. Theo mình biết sau này rồi cũng không có chuyện gì,

Nếu bạn đọc kỹ sẽ thấy trước khi ra khơi phía LX đề nghị phải ký văn bản cam kết không trách móc lẫn nhau trong trường hợp không thành công khi cứu hộ là biết chuyện này không dễ.
Thực ra với trang bị của ta thời đó, làm được những việc như CQ-88, CQ-89 vậy là cố gắng cực lớn để chớp thời cơ, vượt lên chính mình rồi, LX thời bấy giờ cũng đã sắp rã đến nơi. HQ 614 đã tham gia tích cực trong CQ-88 và đã được khen thưởng. Rất tiếc nó lại bị nạn ngay đầu CQ-89. Tàu cũ nát, hoạt động liên tục, không bị sớm thì muộn mà thôi.
Tuy nhiên bạn thấy đấy: dù tàu sắp chìm, nhưng tài liệu và lá cờ Tổ quốc bao giờ cũng được anh em ta gìn giữ bên mình.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #327 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 02:16:31 am »


Tháng 1 năm 2011. Xem xét bài vở cho chuyên mục về sự có mặt của hải quân LX và Nga tại CR. Từ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F nguyên phó tư lệnh chính trị binh đoàn 17 và hai người đã có mặt trên tàu kéo cứu hộ SB-28, tham gia trực tiếp vụ cứu nạn HQ-614 đầu năm 1989 là đại tá quân y Ibraghimov O.S và đại tá hải quân Khorkov V.A. (clubadmiral.ru).
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #328 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 12:06:16 pm »

Sư đoàn tàu ngầm số 38

(tiếp theo trang 26 và post 151# trang 16)

Trích từ hồi ức của người hai lần phục vụ tại Cam Ranh trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38, đại tá hải quân hồi hưu V.P.Temnov (1949-...):
 "Đời tôi, quân ngũ, số phận".

(k-244.ru)



Ảnh: Năm 1987.V.P.Temnov, chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn 379, thuyền trưởng, trung tá hải quân (trái) trên đài chỉ huy hành trình (mostik) tàu K-313 đề án 670, giữa biển Đông trong chuyến đi tới phục vụ lần 2 tại Cam Ranh, bên cạnh là chỉ huy chuyến hành quân, đại tá hải quân V.G.Blednov sư đoàn phó sư đoàn 10.
Sau này ông cùng với thuyền trưởng của chuyến đi lần 1 tới Cam Ranh (tàu K-212 đề án 670) đại tá hải quân N.M.Suvorov, chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn 379 năm 1980 trên K-212, là hai thuyền trưởng của cùng một con tàu bị vướng vòng lao lý. N.M.Suvorov bị tù giam 10 năm vì bị buộc tội trong vụ chìm K-429 năm 1983 tại vịnh Sarannaia, Kamchatka. V.P.Temnov bị An ninh Nga cáo buộc tội gián điệp trong những năm cuối đời (2009) khi phục vụ tại Trung tâm đào tạo hải quân Nga và bị sa thải dù không bị kết án chính thức.


Phục vụ tại Kamchatka trong sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2, hạm đội Thái Bình Dương


Ngày 3 tháng 1 năm 1979, chúng tôi - trong thành phần một trong các nhóm của thủy thủ đoàn (số 379) đã đến sân bay nằm tại cảng Elizovo, Kamchatka. Đêm. Bầu trời lấp lánh sao. Trên nền trời tối sẫm chúng tôi nhìn thấy 3 ngọn núi lửa. Như sau này được biết đó là các núi lửa: Koriakskii, Avachinskii và Kozenskii. Đại diện sư đoàn 10 ra đón, chúc mừng chúng tôi đã đến, đưa chúng tôi lên thùng xe (đó là một chiếc "Ural" mui cứng) và chở chúng tôi đi đâu đó. Chúng tôi đi hồi lâu trên xe, gần 3 tiếng. Ngoài cửa sổ xe chúng tôi thấy các đống tuyết lớn bên lề đường và ánh đèn các khu dân cư.


Năm 1978. Тiếp đón trọng thể thủy thủ đoàn tàu ngầm K-212 gia nhập đội hình sư đoàn. Đại tá hải quân tư lệnh sư đoàn 10 A.S.Berzin (bên trái) chúc mừng thuyền trưởng tàu ngầm vừa tới, trung tá hải quân A.A.Gusev (người được phong Anh hùng Liên Xô sau chuyến đi xuyên ngầm dưới băng Bắc Cực tới căn cứ sư đoàn 10 hạm đội TBD, đồng thời sau này cũng là tham mưu trưởng sư đoàn 10, người chỉ huy cao nhất trên con tàu K-429 khi nó bị chìm năm 1983 khiến 16 quân nhân hy sinh) và trao chìa khóa biểu tượng của Kamchatka (ảnh của A.S.Berzin).


Núi lửa Koriaksky nhìn từ ngọn Avachinsky, Liên bang Nga, hè 1993 (nguồn: http://www.panoramio.com/photo/33135196).
......
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 04:14:28 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #329 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2011, 09:32:12 pm »

(tiếp)

Chúng tôi đến sư đoàn vào ban đêm. Tại đây vẫn là những doanh trại ấy cũng như ở phương Bắc. Người ta bố trí chúng tôi vào ở một trong những khu doanh trại này. Các gia đình có trẻ em ở trong các phòng có giường hai tầng, còn các thủy thủ, các sỹ quan và hạ sỹ quan độc thân - trong các phòng lớn của doanh trại. Tôi ngủ ở giường tầng trên, vợ tôi - tầng dưới. Buổi sáng, chúng tôi vô cùng sảng khoái trước mặt trời rực rỡ, trời xanh như không có đáy và những đống tuyết trắng đến lóa mắt, những hình ảnh ấy ùa vào tận tầng 2. Cảnh tượng tuyệt vời sau những đêm trắng Bắc Cực. Và lập tức chúng tôi đã phải lòng Kamchatka.


Chuyến đi của các tàu ngầm nguyên tử Nga đến cực Bắc địa cầu.


Ảnh: Các thuyền trưởng trong chiến dịch hành quân qua Bắc Băng Dương năm 1978.
Năm 1978, sau khi hoàn thành chuyến đi theo nhóm trong thành phần một nhóm chiến thuật, tới gia nhập đội hình và đóng quân tại căn cứ sư đoàn 10 là các tàu K-212 (số cũ K-87, thuyền trưởng thiếu tá hải quân A.A.Gusev, chỉ huy trên tàu - tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm số 1 thuộc hạm đội Biển Bắc, phó đô đốc R.A.Golosov) và K-325 (thuyền trưởng trung tá hải quân V.P.Lushin, chỉ huy trên tàu - sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm số 11 hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân E.A.Tomko). Do thành công của chuyến đi dưới băng Bắc Cực, các thủy thủ đoàn được tặng cờ hiệu "Vì thể hiện sự can đảm và lòng dũng cảm của quân nhân" («За мужество и воинскую доблесть»), phó đô đốc R.A.Golosov, đại tá hải quân E.A.Tomko, trung tá hải quân V.P.Lushin, thiếu tá hải quân A.A.Gusev được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
 
Nhưng làm chúng tôi sửng sốt hơn cả là những người đang phục vụ tại sư đoàn 10. Các sỹ quan ban tham mưu rất giản dị và dễ gần, tất cả đều rất thiện ý. Sư đoàn trưởng là chuẩn đô đốc Berzin Alfred Semenovitch, tham mưu trưởng - đại tá hải quân Alkaev Nikolai Nikolaievitch (rất tiếc ông ấy đã qua đời ngày 17 tháng 2 năm 2007). Trong thành phần sư đoàn có các tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ nhất đề án 675MK và bốn tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai đề án 670: "K-201", "K-429" và "K-212" với "K-325" là hai chiếc vừa mới đến từ phương  Bắc (sau chuyến đi xuyên Bắc Cực của biên đội chiến thuật K-212 và K-325 từ 22.8 đến 6.9.1978 chuyển biên chế từ hạm đội Biển Bắc sang hạm đội Thái Bình Dương).



Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử "K-3" đề án 627 của hải quân Liên Xô, lần đầu tiên đạt tới điểm cực Bắc của địa cầu. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, đã có nhiều chuyến đi trước dọn đường. Nhưng chuyến đi dưới băng có ý nghĩa quan trọng nhất là chuyến đi ngày 14 tháng 5 năm 1962 của tàu ngầm nguyên tử K-21 đề án 627-A của trung tá hải quân V.N.Chernavin (sau này là Tổng tư lệnh cuối cùng của Hải quân Xô Viết và Tổng tư lệnh Hải quân đầu tiên của nước Nga hậu Xô Viết). Tàu K-21 đã đi hoàn toàn độc lập trong thời gian 51 ngày đêm, vượt qua 10124 dặm, trong tư thế nổi 1476 dặm, tư thế ngầm 8648 dặm, với 1700 dặm dưới băng, trau dồi và làm chủ chiến thuật bơi ngầm dưới băng, trong đó có cách tiếp nhận định hướng và dẫn đường trong không gian dưới băng, phương pháp tìm kiếm các lỗ hổng trong lớp băng và nổi lên trong các khoảng nước trống đó. Kinh nghiệm và tài liệu của chuyến đi của V.N.Chernavin được sử dụng tốt trong chuyến đi của tàu K-3 lên Bắc Cực. Ngày 17 tháng 6 năm 1962, K-3 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng trung tá hải quân L.M.Zhintsov cuối cùng cũng đạt tới đỉnh địa cầu, vĩ tuyến 82 độ vĩ Bắc. Vì chiến công xuất sắc này, chuẩn đô đốc A.I.Petelin (chỉ huy chuyến đi), các trung tá hải quân L.M.Zhintsov và R.A. Timofeev được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Chiến công đó có một ý nghĩa chính trị-quân sự rất lớn, chứng minh cho thế giới thấy rằng Bắc Cực không phải chỉ là chiến trường hoạt động của riêng các thủy thủ tàu ngầm Mỹ (tàu ngầm hạt nhân Mỹ "Nautilus" của thuyền trưởng W.R.Anderson là tàu đầu tiên đến được điểm Cực Bắc địa cầu ngày 3 tháng 8 năm 1958).


Một tàu ngầm đề án 627-A trong thời gian chuyến đi đến Bắc Cực.


Thuyền trưởng của SSN-571 "Nautilus" hải quân Mỹ, William Robert Anderson. Việc dẫn đường hàng hải dưới băng Bắc Cực rất khó khăn. Trên vĩ tuyến 85 độ Bắc, cả la bàn từ tính và la bàn con quay đều vô hiệu. Một la bàn con quay đặc biệt được công ty Sperry Rand lắp đặt ngay trước chuyến đi cho SSN-571. Có một nguy cơ cho tàu ngầm sẽ bị mất phương hướng dưới băng và thủy thủ đoàn sẽ lâm vào tình trạng phải chơi trò "kinh độ đỏ đen". Thuyền trưởng Anderson đã tính sử dụng ngư lôi phá một lỗ trên băng nếu tàu ngầm cần phải nổi lên (để xác định phương hướng).
Navigation beneath the arctic ice sheet was difficult. Above 85°N both magnetic compasses and normal gyrocompasses become inaccurate. A special gyrocompass built by Sperry Rand was installed shortly before the journey. There was a risk that the submarine would become disoriented beneath the ice and that the crew would have to play "longitude roulette". Commander Anderson had considered using torpedoes to blow a hole in the ice if the submarine needed to surface.



Thành công: Báo cáo tọa độ của SSN-571 Nautilus tại điểm Cực Bắc địa cầu: Navigator's report: Nautilus, 90N, 19:15U, 3 August 1958, zero to North Pole .


SSN-571 Nautilus năm 1964.
....
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 04:30:40 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM