Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:23:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531054 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 11:13:28 pm »

(tiếp)
Từ hồ sơ "Tshusima. Nhật ký hải trình và chiến sự", chúng ta đã trích ra các tài liệu chọn lọc, liên quan đến việc đảm bảo kỹ thuật và hậu cần cho các chiến hạm hạm đội Thái Bình Dương số 2 từ ngày 1 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1905, và cho các chiến hạm đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov từ ngày 27 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1905, mục đích để độc giả hiểu được khối lượng công việc mà các thủy thủ Nga đã phải làm trong quá trình đi từ các cảng biển Bantich đến các cảng trong biển "Nam Trung Hoa".
Cần phải dẫn thêm tư liệu này nữa: "Trong thời gian đi từ Libava ra khỏi biển Bantich, hạm đội đã có 5 sỹ quan, 25 hạ sỹ quan chết, loại ngũ vì bệnh tật 10 sỹ quan và 42 hạ sỹ quan, trong đó 1 sỹ quan và 3 hạ sỹ quan bị rối loạn thần kinh và 28 người bị lao".
Trước trận hải chiến Tshusima, các hạ sỹ quan và sỹ quan của hạm đội Thái Bình Dương số 2 đã lập một kỳ tích chưa hề có trong lịch sử hải quân các quốc gia trên thế giới. Các chiến hạm Nga đã vượt qua 16.600 dăm hải trình khó khăn nhất mà không hề có được các căn cứ tiếp vận hậu cần kỹ thuật trên bờ. Dù  thất bại đau đớn, nhưng chủ nghĩa anh hùng của đại đa số các thủy thủ Nga, cho đến nay vẫn gợi lên sự khâm phục chân thành. Không phải vì trận chiến thất bại, mà vì "cuộc hành quân,....với trọng lượng than nặng nhất, luôn phải đi trong những biển lớn và mở, và những trọng tải khác..... của cả chặng đường xuyên đại dương" qua sắc lệnh của Tổng cục Hải quân số 199 ngày 30 tháng 8 năm 1907..."Đức Hoàng thượng ngày 19 tháng 2 năm nay, đã rủ lòng thương mà quyết định......lập huy chương kỷ niệm hải trình vòng quanh châu Phi của hạm đội Thái Bình Dương số 2 dưới sự chỉ huy của đô đốc tùy tùng Rozdestvenskii, để gắn trên ngực các sỹ quan, hạ sỹ quan trên các chiến hạm đã tham gia chuyến đi" . Huy chương  đó sẽ gọi là: "Kỷ niệm cuộc hành quân của hạm đội đô đốc Rozdestvenskii tại Viễn Đông". Xưởng đúc tiền Saint-Peterburg đã đúc tất cả 5.500 huy chương để tưởng thưởng cho tất cả các sỹ quan và hạ sỹ quan.
Phân tích ngắn gọn sự phát triển đề tài "Sự chuẩn bị chiến trường sớm của nước Nga trước chiến tranh với Nhật" và sự phân tích một số nguyên nhân thất bại của Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Rozdestvenskii ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1905 theo các tài liệu báo cáo của Ủy ban điều tra để làm sáng tỏ những hoàn cảnh trận hải chiến Tshusima, chúng ta sẽ làm trong phần kết thúc bản tổng kết lịch sử này.
Sau khi kết thúc chiến tranh Nga-Nhật, đi qua Cam Ranh, để trở về biển Bantich các tàu còn lại của hạm đội Thái Bình Dương số 1 và số 2 gồm: thiết giáp hạm "Hoàng thái tử", các tuần dương hạm "Nước Nga", "Bão tố", "Hiệp sỹ", và "Điana".
Năm 1914, các tuần dương hạm "Askold" và "Ngọc trai" của Nga đã bổ sung dự trữ than trong vịnh Cam Ranh, sau khi bước vào giai đoạn đầu của Thế Chiến 1 trong đội hình hạm đội liên hợp Anh-Pháp chiến đấu với các tuần dương hạm của Đức ở biển "Nam Trung Hoa".
Việc xây dựng căn cứ hải quân Cam Ranh được bắt đầu bởi chính quyền Pháp trong những năm 30 của thế kỷ 20. Trong những năm 1938-1940 đã xây dựng các tòa nhà bằng đá (về sau do vùng 4 hải quân sử dụng), song song tiến hành san đắp tường bến, xây dựng trên nền cọc các cầu tàu gỗ để neo thả tàu.
Việc giao thông nối bán đảo với lục địa thời bấy giờ sử dụng phà.
Giai đoạn đầu Thế Chiến 2, quân đội Pháp trên lãnh thổ Việt Nam bị quân Nhật giải giáp. Ngày 23 tháng 7 năm 1941, Nhật và Pháp đã ký thỏa ước cho phép quân đội Nhật sử dụng các căn cứ quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Các chiến hạm Nhật sẽ ghé vịnh Cam Ranh. Chiến tranh và các sự kiện nối tiếp đã khiến việc xây dựng căn cứ hải quân trên bán đảo phải ngừng lại cho đến giữa thập kỷ 60 thế kỷ 20.
Sau khi nước Nhật đầu hàng và Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập với tuyên bố ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cuối năm 1945, nước Pháp mưu toan thiết lập lại ách thuộc địa, đã đổ bộ lực lượng quân sự vào Việt Nam, tiến hành mở rộng chiến tranh, lúc đầu ở Miền Nam Việt Nam, rồi sau đó lan ra cả nước. Năm 1949, thực dân Pháp đã dựng lên ở Miền Nam Quốc gia Việt Nam, chia cắt nước Việt Nam thống nhất ra làm hai: VNDCCH - thủ đô là Hà Nội, Nam Việt Nam - thủ đô là Sài Gòn. Để đáp trả, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân. Nỗ lực cùng với sự giúp đỡ của nước CHND Trung Hoa và Liên Xô, phong trào kháng chiến đã thường xuyên giáng cho quân đội Pháp những đòn chí mạng.
Cao trào của cuộc đấu tranh vì độc lập đã đến vào năm 1954, sau thất bại nghiêm trọng của quân đội Pháp tại thung lũng Điện Biên Phủ. Hoàn cảnh đó và sự đòi hỏi của cộng đồng Thế giới đã thúc đẩy việc ký kết hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam và rút quân đội Pháp về nước.
Trong những năm 1955-1956, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng ở Nam Việt Nam đã lập nên chế độ thân Mỹ thay cho chính quyền thân Pháp. Thế chỗ 300 ngàn quân Pháp là 500 ngàn nhân viên quân sự Mỹ. Chính quyền Nam Việt Nam, với sự che chở và hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã xé bỏ hiệp định Giơnevơ. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lại bắt đầu vào năm 1960, do MTDTGP Miền Nam lãnh đạo. Phong trào du kích của MTDTGPMN với sự giúp đỡ quân sự của VNDCCH đã giành được ảnh hưởng so với "chế độ Sài Gòn" ở các vùng nông thôn.
Trong những năm 1964-1965, Hoa Kỳ leo thang chiến tranh đường không chống VNDCCH, và năm 1965 đã đưa quân đội Mỹ vào Nam Việt Nam, giành quyền điều khiển trực tiếp cuộc chiến tranh chống lại phong trào yêu nước do MTDTGPMN đứng đầu. Các máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ đã được sử dụng để chống lại các lực lượng yêu nước của MTDTGPMN ở Nam Việt Nam, cũng như VNDCCH. Máy bay Mỹ tập trung đánh phá các trận địa phòng không, công trình quân sự, nhà máy điện, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, mạng lưới giao thông, các kho xăng dầu nhiên liệu. Các tàu sân bay thường xuyên dàn đội hình chiến đấu cách bờ biển VNDCCH từ 100-200 km. Năm 1965, trong tổng số 16 tàu sân bay xung kích của Mỹ, đã có 11 tàu sân bay tham gia vào hoạt động chiến tranh tại Việt Nam (trong đó có 2 tàu thuộc biên chế hạm đội Đại Tây Dương).
Để tiến hành chiến tranh đường không chống Miền Bắc Việt Nam và thực hiện chiến tranh tổng lực chống MTDTGPMN, người Mỹ cần phải có các căn cứ cho các lực lượng không quân và hải quân của mình. Vì vậy, Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ đã quyết định xây dựng một loạt căn cứ quân sự ở Miền Nam Việt Nam, trong đó có căn cứ Hải quân Cam Ranh.  
Trong những năm 1967-1969, đã xây dựng sân bay với hệ thống đường băng dài 3,5 km, có thể tiếp nhận mọi loại máy bay, kể cả máy bay ném bom chiến lược và máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Trong thời gian Mỹ xâm lược Việt Nam, sân bay này sử dụng để cung ứng hậu cần cho quân viễn chinh Mỹ và tăng cường khả năng vận chuyển sâu vào các vùng lãnh thổ Việt Nam, các loại hàng hóa và vật dụng chiến tranh chở bằng đường biển từ nước Mỹ tới. Riêng các máy bay ném bom chiến lược B-52 không đặt căn cứ chính tại đây.
Đồng thời tại đây đã xây dựng hệ thống hạ tầng hàng không với các kho nhiên liệu, kho bom cho máy bay, các kho mìn, tên lửa, đạn pháo v.v...Các kho chứa này được đắp đê quây bằng các bó cây to bao quanh và phủ cát, đến lượt mình các bó cây được kẹp gắn chắc với nhau và đổ hắc ín.
Trong những năm 1968-1969, đã xây dựng sở chỉ huy dự bị với trung tâm truyền tin, trong số đó có trung tâm liên lạc viễn thông qua tầng đối lưu. Đã xây dựng khu nhà ở cho phi công (chính là nơi đóng quân ban đầu của PMTO),  kho thiết bị y tế và dụng cụ kỹ thuật. Phủ khắp bán đảo là một mạng lưới đường ô tô trải nhựa, tại vịnh Bình Ba có xưởng sửa chữa tàu biển.
Các cầu tàu do Pháp xây dựng bằng gỗ được cải tạo lại, người ta dựng lên 3 cầu cảng bê tông, trong đó một cầu cảng được nâng hạ bằng kích thủy lực.
Năm 1972, ở phía nam bến phà cũ đã xây dựng một cây cầu kết cấu dàn thép ống kép. Ngày nay đó là cầu "Long Hổ".(Ảnh: cầu Long Hổ (hay Long Hồ cũng vậy) ngày nay, nguồn ảnh: xem properties của hình)

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 11:27:03 pm gửi bởi qtdc » Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:22:09 am »

Sân bay dân sự Cam Ranh


Nhà máy đóng tàu Cam Ranh


Nguồn:Camranhonline.org
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 01:38:38 am »

(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:52 am »


Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.

Đó là chưa kể trong thời gian tàu neo đậu, các sĩ quan và thủy thủ cũng góp phần làm gia tăng dịch vụ du lịch nữa.

Nội có mấy cái tàu vào trung chuyển dầu tại Vân Phong thôi mà công ty tớ hồi đó đã sống khỏe với phần dịch vụ ahfng hải Cheesy
Logged
KingCobra18
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 11:14:48 am »

(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............
Trong tập truyện "Những người mặc áo cỏ" viết về các chiến sĩ đặc công có một truyện (em không nhớ tên do đọc lâu lắm rồi) viết về các chiến sĩ đặc công nước đã đột nhập thành công căn cứ Cam Ranh và cho nổ tung các kho bom đạn và kho xăng, sau đó rút lui an toàn. Trong truyện có nói các anh phải bơi 8 tiếng trên biển mới tiếp cận được căn cứ này. Không biết có bác nào có thông tin cụ thể hơn về sự kiện này không? 
Logged

Trời đêm không ánh sao
Vượt qua dây thép gai
Đoàn quân chân đất rút dao căm hờn làm thịt quân thù
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 11:47:49 am »

(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............
Trong tập truyện "Những người mặc áo cỏ" viết về các chiến sĩ đặc công có một truyện (em không nhớ tên do đọc lâu lắm rồi) viết về các chiến sĩ đặc công nước đã đột nhập thành công căn cứ Cam Ranh và cho nổ tung các kho bom đạn và kho xăng, sau đó rút lui an toàn. Trong truyện có nói các anh phải bơi 8 tiếng trên biển mới tiếp cận được căn cứ này. Không biết có bác nào có thông tin cụ thể hơn về sự kiện này không? 

Bơi 8 tiếng, sau đó phải vùi mình trong cát 1 ngày, đúng không nhỉ?
Logged
KingCobra18
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:10 pm »

Chính xác rồi, mình nhớ lương thực mang theo của các anh chỉ có bột ngô đồ (không biết có giống mèn mén của đồng bào Mông không) và một lượng nước ngọt hạn chế. Sau khi đánh xong kho bom đạn, các anh lại vùi mình trong cát ngay trong căn cứ để chờ đến đêm tiếp theo đánh tiếp kho xăng.
Logged

Trời đêm không ánh sao
Vượt qua dây thép gai
Đoàn quân chân đất rút dao căm hờn làm thịt quân thù
giangcoi
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #57 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:53:56 pm »

Bên box văn học chiến trah có mà các bác! Cheesy
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 03:51:16 pm »

(tiếp)
Ảnh: tàu chở dầu "Vladimir Koletsnhitskii" của hạm đội TBD, từng ra vào cảng Hải Phòng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.


Ngày 4 tháng 4 năm 1972, tổng thống mới của Mỹ, R.Nixon, dưới áp lực của các đại biểu tổ hợp công nghiệp-quân sự, đã quyết định bước leo thang chưa từng có trong chiến tranh Việt Nam. Trong những tháng sau đó, tại vịnh Bắc Bộ, đã tập trung 6 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm hộ tống. Máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tiêm kích siêu âm F-4 "Con Ma" được điều động khẩn cấp từ nội địa Mỹ và các căn cứ của Mỹ trên khắp thế giới sang chiến trường Đông Dương. Bắt đầu một giai đoạn chiến tranh mới. Năng lực chiến tranh của Hoa Kỳ được huy động ở một quy mô chưa từng thấy. Đến giữa tháng năm, một trăm B-52 và gần một ngàn tiêm kích và cường kích đã tập trung đánh phá các vị trí của lực lượng yêu nước Nam Việt Nam. Các cuộc không kích vào nước VNDCCH lại tiếp tục. Ngày 15 và 16 tháng 4 năm 1972, B-52 tập kích các thành phố Hà Nội và Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam. Các cuộc tập kích còn lặp lại vài lần nữa trong tháng. Trong thời gian từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, máy bay Mỹ liên tục ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhiều phi đội pháo đài bay với trọng tải 30 tấn bom chết chóc một chiếc đã bay vào "rải thảm" lên các khu dân cư của thủ đô VNDCCH, thành phố Hải Phòng và nhiều thành phố khác. Máy bay Mỹ đã trút xuống 100 ngàn tấn bom, và 81 máy bay đã bị bắn rơi.
Phát biểu trong tiệc chiêu đãi các quan chức cấp cao, tổng thống Hoa Kỳ Nixon tán tụng và cám ơn các phi công Mỹ, đã rời bỏ bàn ăn giáng sinh với chú gà tây truyền thống để đi thực hiện "nghĩa vụ với tổ quốc".
Các cuộc ném bom các thành phố và các tỉnh của VNDCCH và miền Nam Việt Nam, sử dụng vũ khí hóa học, bom napalm, pháo kích từ hạm đội vào các vùng lãnh thổ, sự tàn sát dân lành, đối xử tàn bạo với tù binh-tất cả đã gây nên sự căm giận và phẫn nộ đối với chính quyền Hoa Kỳ của công luận trên toàn thế giới và sự phản đối chính sách của Mỹ bởi chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có cả các nước thuộc khối NATO. Trong lòng Hoa Kỳ, các cuộc biểu tình tuần hành phản đối sự cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn binh lính Mỹ, đòi rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam. Nghị viện và báo chí Hoa Kỳ cũng lên án các cuộc ném bom hủy diệt và đòi chấm dứt ngay lập tức các cuộc ném bom này. Dưới áp lực của dư luận thế giới, các cuộc không kích vào VNDCCH chấm dứt và Hoa Kỳ phải quay lại bàn đàm phán. Do sự thất bại trong chiến tranh và dưới áp lực của dư luận thế giới, ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hoa Kỳ đã phải ký hiệp định Pari  về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bắt đầu giai đoạn "Việt Nam hóa" chiến tranh kết quả là đến tháng 3 năm 1973, quân đội Mỹ, ngoại trừ 20 ngàn cố vấn, đã rút hết và thay thế từng phần là quân đội bù nhìn của chế độ Sài Gòn. Mỹ vẫn tiếp tục là chỗ dựa về chính trị, kinh tế và quân sự cho chính quyền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên chính quyền Nam Việt Nam đã ra sức phá hoại việc thi hành hiệp định. Nhưng không có sự ủng hộ từ bên trong, chính quyền đó không thể chống lại MTDTGPMN, và đã bị phế bỏ vào mùa xuân 1975. Cuộc đấu tranh anh hùng 30 năm của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn, đất nước Việt Nam đã thống nhất. Một phần lớn các công trình quân sự trong đó có các công trình quân sự trên bán đảo Cam Ranh đã bị đặt mìn phá hủy bởi quân đội Nam Việt Nam khi rút chạy.
Trong chiến tranh Việt Nam, có những thời khắc đụng độ trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, bởi vậy đã có những công dân Liên Xô hy sinh. Đầu tiên là cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Bắc Việt Nam với việc sử dụng tên lửa phòng không Xô viết điều khiển bởi các chuyên gia Xô viết, chống lại các máy bay Mỹ thực hiện các cuộc ném bom mà không tuyên bố chiến tranh.
Hải quân Liên Xô không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chiến tranh đẩy lùi các lực lượng quân đội Mỹ đang tiến hành đánh phá nước VNDCCH; Thay vào đó các tàu trinh sát của Hạm đội Thái Bình Dương từ 1964 đến 1973 thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong vịnh Bắc Bộ(bắc biển "Nam Trung Hoa", dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam, đường vào cảng Hải Phòng) với các nhiệm vụ sau:
"- trực tiếp theo dõi các tàu sân bay xung kích và các phân đội chống hạm của Hải quân Hoa Kỳ, phát hiện các khu vực tuần tiễu của chúng;
- cảnh báo cho Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Xô viết và Bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương về sự chuẩn bị cất cánh ném bom Việt Nam của các máy bay trên boong tàu sân bay Mỹ;
- phát hiện các thủ đoạn chiến thuật của các máy bay trên tàu sân bay, chiến thuật của các cụm tàu sân bay xung kích-truy tìm (АВПУГ) khi truy tìm tàu ngầm và các loại tàu chiến khác;
 Tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thời kỳ trên có 7 tàu trinh sát, đã thực hiện hơn 90 chuyến hành quân trinh sát kéo dài 3-4 tháng 1 lần."
(Hạm đội Thái Bình Dương nước Nga. Bút ký lịch sử: Kỷ niệm 275 năm thành lập. Vladivostok. NXB Khoa học Viễn Đông. Trang 215).
Các tàu mặt nước, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa", đã theo dõi các lực lượng của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ trong các khu vực chiến đấu của chúng, bảo đảm thông tin trinh sát-tình báo cho hoạt động của các phân đội tên lửa phòng không Xô viết trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Biên đội tàu quét mìn ("MT-4", "MT-5") trong khi đảm bảo phục vụ tàu chở dầu "Vladimir Koletsnhitskii", trong khu vực tác chiến của biên đội, đã thực hiện quét thủy lôi cho các luồng lạch và mặt nước cảng Hải Phòng.
Đội quân viễn chinh mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có lúc đã lên đến nửa triệu quân, nhưng cũng không thể giúp họ chiến thắng và buộc phải rút quân.
Bán đảo Cam Ranh được giải phóng ngày 3 tháng 4 năm 1975.
Tháng 7 năm 1976 đã hoàn thành quá trình thống nhất Việt Nam và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thống nhất Việt Nam, nhưng với nhân dân Việt Nam, chiến tranh chưa chấm dứt.
(Ảnh minh họa, nguồn: ru.vikipedia)

Các tàu chiến của hạm đội TBD hành quân trong đội hình hàng một, nhân ngày Quân đội và Hải quân 2008. Vladivostok. Tác giả: Ivan Komogorsev


Tổng hành dinh hạm đội TBD Nga, Vladivostok, tháng 2 năm 2005. Tác giả Zmei Ko Kobra.


Tổng thống Nga Dmitri Medvedev thăm căn cứ tàu ngầm của Hạm đội TBD hải quân Nga trong vịnh Krasheninnikov ở bán đảo Kamchatka. 26-9-2008.


Người hàng xóm phía bắc của Việt Nam-Trung Quốc, đã từng là người ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp, mà kết quả là Việt Nam đã giành lại độc lập. Trung Quốc cũng là bên đã giúp đỡ rất lớn về quân sự và kinh tế cho Việt Nam trong thời gian chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Tuy nhiên sau chiến thắng 1975, chính sách của Trung Quốc với CHXHCN Việt Nam bắt đầu thay đổi. Trung Quốc không muốn xuất hiện kề biên giới quốc gia của mình một quốc gia có xu hướng thân Xô viết. Quan hệ Trung-Xô đã trở nên lạnh nhạt sau cuộc xung đột biên giới năm 1969 ở đảo Daman và khu vực Semiplatinsk. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa thời kỳ đó có quân số nhiều triệu người, nhưng về mặt kỹ thuật thua kém quân đội Xô viết, kinh nghiệm chiến đấu tích lũy thua kém quân đội nhân dân nước CHXHCN Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc chờ đợi một thời cơ thích hợp để "trừng phạt" người láng giềng phía nam. Và lý do thì họ đã tìm ra.
Năm 1975 tại Campuchia (trước 1970 - Cambôt), đã thiết lập chế độ "Khmer Đỏ" do PonPot đứng đầu. Bắt đầu các cuộc thử nghiệm quái gở của chế độ "Khmer Đỏ" trên ngay chính dân tộc mình (1,7 triệu người bị chết trong tổng số dân số 7 triệu). Dư luận thế giới đều lên án PonPot. Trung Quốc-đất nước duy nhất trên thế giới ủng hộ "Khmer Đỏ". Câu hỏi tự nhiên đặt ra-Tại sao?Đó là vì Trung Quốc đã thực hiện trò chơi của mình trong khu vực này, do đó họ ủng hộ chính quyền mới ở Campuchia và ra sức trợ giúp quân sự cho chính quyền đó. Bất chấp các cuộc thử nghiệm về tổ chức xã hội bên trong quốc gia, chính quyền "Khmer Đỏ" vẫn tạo ra các cuộc khiêu khích biên giới với Việt Nam. Các cuộc khiêu khích thường xuyên đã phát triển thành xung đột biên giới có sử dụng đến vũ khí nặng.
Để bảo vệ mình trong tương lai, Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào tháng 11 năm 1978, nó cho phép khẳng định sự sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp của Moskva cho Hà Nội trong thời gian lâu dài.
Tháng 12 năm 1978, Việt Nam đưa quân đội vào Kampuchia và thay cho "Khmer Đỏ" là một chính quyền thân thiện với Việt Nam, đó là điều làm cho Trung Quốc vô cùng tức tối.
Ngày 15 tháng 2, Đặng Tiểu Bình, để đáp trả cuộc xâm nhập của Việt Nam vào Campuchia đã tuyên bố ý định "trừng phạt" Việt Nam. Cảnh báo cho điều này là tín hiệu Bắc Kinh phát đến Moskva về việc chính thức rút khỏi Hiệp ước 30 năm Hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa ký ngày 14 tháng 2 năm 1950 và ý định không muốn tiếp tục nó nữa. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Trung-Việt. Trên toàn tuyến biên giới 1460 km, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công. Quân số của QGPND Trung Quốc tham gia tấn công Việt Nam là 250 ngàn. Quân số của quân đội Việt Nam có thể huy động chống lại cuộc xâm lược là 100 ngàn người. Tất cả các đơn vị có khả năng chiến đấu của Việt Nam lúc đó đang ở Campuchia.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979 báo "Sự thật" đăng "Tuyên bố của chính phủ Xô Viết"  trong đó viết rằng: "Nhân dân Việt Nam anh hùng đang trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược mới, có khả năng tự bảo vệ mình, và lần này, bên cạnh họ là những người bạn tin cậy. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, đã được quy định theo Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Liên Bang CHXHCN Xô Viết và CHXHCN Việt Nam.
...Những người hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cần phải dừng lại trong khi chưa muộn. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt cuộc xâm lược và rút ngay lập tức quân đội Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam."
(báo "Sự thật" ngày 19 tháng 2 năm 1979.).
............
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2011, 04:06:42 am gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:47:32 am »

(tiếp)
Liên Xô theo Hiệp định 1978 đã gửi đến Hà Nội nhóm cố vấn quân sự đứng đầu là Cố vấn trưởng cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G.I.Obaturov. Trong ngày thứ hai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam, toàn bộ các thành viên đoàn cố vấn quân sự đã đến Hà Nội và bắt tay vào việc.
G.I.Obaturov có ảnh hưởng lớn đến Ban lãnh đạo QĐND Việt Nam, ông đã thuyết phục các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam ngay lập tức rút các quân đoàn chủ lực từ Campuchia về biên giới với Trung Quốc và đi tới những hành động quyết định. Đã bố trí trên hướng này tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt BM-21 "Grad" được phiên chế trên cơ sở khí tài chuyển giao đến từ Liên Xô. Hàng hóa chiến lược và trang thiết bị quân sự được vận chuyển liên tục không ngừng từ Liên Xô tới và được điều chỉnh linh hoạt.  

Đại tướng Văn Tiến Dũng và gia đình chụp ảnh chung với vợ chồng đại tướng G.I.Obaturov. Hà Nội ngày 1 tháng 9 năm 1979.


Cùng với đại tướng Văn Tiến Dũng và đại tướng Hoàng Văn Thái


Góp phần vào chiến thắng còn có cả một số chuyên gia Xô Viết. Các phi công phi đoàn vận tải "An-24" đã vận chuyển cả một quân đoàn từ Campuchia về, các nhân viên thông tin của trạm thông tin liên lạc đoàn cố vấn quân sự (gần 120 người ở đây từ tháng 8 năm 1978, và 68 người được điều đến sau khi chiến tranh bắt đầu) đã đảm bảo liên lạc thông suốt cho các cố vấn của chúng ta, trong đó cho cả nhóm cố vấn có mặt tại khu chiến. Vào tháng 3, đoàn cố vấn quân sự đã gặp tổn thất đầu tiên: trong khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, một chiếc An-24 của Việt Nam gặp nạn, 6 phi công-huấn luyện viên đứng đầu là thiếu tướng không quân Malykh hy sinh.  
Liên Xô quyết định hành động để chấm dứt chiến tranh bằng cách lôi kéo Liên hợp quốc. Đại diện Liên Xô tại LHQ đã đặt vấn đề lên án Trung Quốc như một kẻ xâm lược, nhưng do chính sách của các nước phương Tây, hành động của người Trung Quốc đã không bị lên án ở diễn đàn LHQ. Quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công về hướng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 3 đã ra lần thứ 2 "Tuyên bố của chính phủ Liên Xô", trong đó nói rằng: "Cuộc xâm lược của Trung Quốc chống Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng...Liên bang Xô Viết thấy cần tuyên bố hết sức rõ ràng rằng: hành động của Trung Quốc khiến tất cả những ai hiện nay đang mong muốn bảo vệ nhân dân các dân tộc, giữ gìn hòa bình thế giới không thể thờ ơ. Quân đội Trung Quốc ngay lập tức phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam..."
Lãnh đạo Trung Quốc đồng thời được thông báo một cách đồng nghĩa rằng: nếu quân đội của họ không lập tức rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng một lúc. Tuyên bố của chính phủ Liên Xô được củng cố bởi những hành động thực tế. Bộ đội tên lửa Xô Viết, các sư đoàn đóng dọc biên giới Xô-Trung được chuyển ngay sang cấp báo động 1. Các cụm quân, gồm khoảng 250 ngàn người với sự yểm hộ của không quân bắt đầu triển khai dọc tuyến biên giới. Người ta có ý định tuyên bố một cách nghiêm túc và sự thật là như vậy: trên đất Mông Cổ, đã hình thành cụm quân Xô Viết gồm 6 sư đoàn bộ binh cơ giới sẵn sàng vượt biên giới Trung Quốc; trong tháng 2-3 năm 1979, trung đoàn lính thủy đánh bộ 390 thuộc biên chế sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 của hạm đội Thái Bình Dương đã được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu vì lý do cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam. Đã tiến hành các bài tập chiến thuật của sư đoàn trên biên giới với CHND Trung Hoa bằng đổ bộ đường biển và một số bài tập chiến thuật tiểu đoàn có xạ kích.
Quân đội Việt Nam, được tăng cường bởi quân đoàn chủ lực không vận về từ Campuchia, đã có khả năng ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc và gây cho họ thiệt hại đáng kể. Sự can thiệp ngoại giao của Liên Xô đã buộc Trung Quốc từ bỏ ý định tiếp tục xâm lược chống CHXHCN Việt Nam. Đến cuối tháng 3 năm 1979, Trung Quốc đã rút quân đội của họ ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Trong những năm sau đó, ngoài sự giúp đỡ tái trang bị và tái cơ cấu Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn cố vấn quân sự Xô Viết còn đảm đương nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang cho Lào và Campuchia. Các cố vấn quân sự bên cạnh Bộ quốc phòng Lào và Campuchia thuộc quyền Cố vấn trưởng quân sự cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G.I.Obaturov.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn một loạt vấn đề căng thẳng.
Thứ nhất, Việt Nam không quên sự tức giận của mình với Trung Quốc, năm 1974 đã xâm chiếm quần đảo còn tranh cãi Hoàng Sa.
Thứ hai, cuộc tranh cãi Trung-Việt đã từ lâu về khu vực thềm lục địa nhiều dầu lửa quanh các đảo của quần đảo Trường Sa, cho đến nay vẫn đe dọa biến thành xung đột quân sự. Sau cuộc xung đột căng thẳng vì chủ quyền các đảo của quần đảo Trường Sa năm 1988, sự căng thẳng của vấn đề này sẽ chưa hết trong nhiều năm tới.
................
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2010, 11:06:09 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM