Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:44:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531508 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 12:09:21 am »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... Roll Eyes
Bạn nói rất có lý, mong là đến một ngày nào đó tất cả các nguyên thủ quốc gia trên trái đất này đều nghĩ như bạn, hy vọng đến ngày đó bạn sẽ là nguyên thủ quốc gia Việt nam. Các thế hệ tàu ngầm nguyên tử ngày xưa chắc chắn có độ an toàn của lò phản ứng không bằng bây giờ. Các sếp đã quyết rồi, cứ bình tĩnh mà run thôi, còn bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng trên đất nước mình cơ mà. Có một số người có mẫn cảm với môi trường phóng xạ, như ông C viên nhà tôi cách đây hơn 20 năm, thì khi tàu ngầm nguyên tử Nga vào vịnh, ông ấy "cảm" được đấy.
Còn bây giờ cứ tận hưởng cảnh đẹp Cam Ranh qua một bức ảnh quen thuộc trên Internet. Nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1098969&page=34, phó nháy: hổng biết.
(tiếp theo):
1.Sự kiện thứ nhất: Ngày 18 tháng 8 năm 1991 tại PMTO. Bí thư đảng uỷ PMTO, thượng tá I.N.Vasioukov trong cuộc họp lãnh đạo đã đứng lên tuyên bố mở cuộc mit tinh ủng hộ UBNN về tình trạng khẩn cấp. Tôi lúc đó cũng không biết ông ấy sẽ đề nghị ra một nghị quyết thế nào. Đó chỉ là sáng kiến cá nhân của ông mà thội. Không có ai: không một chỉ huy đơn vị nào, ngay cả phó chủ nhiệm chính trị,thượng tá A.P.Tararykin, cũng không hưởng ứng ông ấy. Quán tính đóng vai trò quyết định, và giữ chúng tôi trong trạng thái cũ đã quen thuộc. Thời kỳ đó, cùng với sự xoá bỏ điều 6 trong Hiến pháp Liên bang CHXHCN Xô viết về "quyền lãnh đạo và quản lý"...các cơ quan đảng đã bị "đưa ra khỏi cổng" các xí nghiệp, các tập thể lao động, các đơn vị vũ trang, và, như người ta nói, tự chèo lái lấy, có nghĩa là tự chủ về tài chính, ngay cả về quỹ đảng và đảng phí. Cơ quan chính trị trong các lực lượng vũ trang từ ngày 2 tháng 2 năm 1991 đã trở thành cơ quan chính trị-quân sự, phù hợp với sắc lệnh của Tổng thống Liên Xô ngày 11 tháng 1 năm 1991 " Về vai trò chung của các cơ quan chính trị-quân sự" và mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 17 tháng 1 năm 1991. Như sau này V.Putin đã nói:"thịt rán tách riêng, ruồi muỗi tách riêng". Nhưng việc khi đó định rồi. Và cuộc mit tinh đã diễn ra.
2. Sự kiện thứ hai. Ngày 21 tháng 8 năm 1991, thủy thủ đoàn các tàu thuộc tiểu đoàn tàu hậu cần tiếp liệu, yêu cầu được gặp bộ chỉ huy căn cứ để nghe giải thích về lý do đưa quân đội vào thủ đô. Trên khu vực cầu cảng số 3, đã tập trung thủy thủ đoàn các tàu dân sự thuộc biên chế tiểu đoàn hậu cần, tiểu đoàn cảnh vệ chống xâm nhập ngầm dưới mặt nước, lữ đoàn tàu chiến trên mặt nước 119. Các thủy thủ đoàn các tàu tiếp liệu đang ở trong trạng thái kích động chống quân đội một cách cao độ. Nếu phân tích kỹ càng thông tin trên truyền hình, đọc kỹ báo chí thời đó, sẽ thấy cách mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn có chủ ý dư luận xã hội theo tinh thần chống lại các lực lượng vũ trang như thế nào. Tại Vladivostok, trước khi đến với chúng tôi, các đoàn thủy thủ đều được người ta tuyên truyền rằng chiều hướng tiêu cực trong kinh tế Liên Xô là hậu quả của chi phí quá lớn cho quân đội và hải quân. Quân đội và Hải quân-theo ý những con người đang khát khao giành quyền lực kia, là tội đồ chính gây ra sự bần cùng cho kinh tế của đất nước. Thật là thiếu cơ sở khi cho rằng chi phí quốc phòng quá lớn, trong khi giá dầu mỏ đã giảm từ 30 US dollars xuống 19,7 US dollar (còn bây giờ là 70 US dollar...). Nhưng người ta đã quyết tâm ổn định tình hình theo xu hướng ấy. Và để phù hợp với sắc lệnh của đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 21 tháng 3 năm 1989 "Về sự cắt giảm quân số các lực lượng vũ trang Liên Xô 500 ngàn quân và chi phí quốc phòng giai đoạn 1989-1991", dự toán ngân sách quốc gia đã được phân bổ theo hướng tăng chi tiêu cho các ngành công nghiệp dân sự và và giải quyết các vấn đề xã hội. Lực lượng vũ trang bị tinh giảm.
Tại sao ở đây chúng ta lại có ý muốn đánh giá các hoạt động của UBNN về tình trạng khẩn cấp? Chính bởi vì không có chỉ huy tiểu đoàn nào, kể cả phó chỉ huy về chính trị, thuyền trưởng bậc 3 A.V.Butorin có khả năng thuyết phục các thủy thủ đoàn, phản tuyên truyền lại họ. Cần phải như vậy biết bao. Ít nhất, cũng phải kịp thời thông báo cho Bộ chỉ huy hải đoàn và căn cứ về tình trạng các thủy thủ đoàn trong tiểu đoàn hậu cần.
Tại cuộc gặp, tư lệnh căn cứ, phó đô đốc N.N.Beregovoy đã giải thích thật rõ ràng và thuyết phục về các sự kiện đang diễn ra ở Moskva. Không hề có lời ủng hộ UBNN về tình trạng khẩn cấp. Ông chỉ có yêu cầu hãy tránh xa các cuộc mit tinh, ra nghị quyết, tất cả tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn hàng hải theo đúng kế hoạch hàng ngày. Trước khi gặp mặt chừng 5-7 phút, tôi đã biết 6h sáng ngày 21 tháng 8 (ở chỗ chúng ta là 10h), ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô đã ra quyết định về việc rút các đơn vị quân đội khỏi thủ đô. Bởi vậy, trong phát biểu của mình, tôi đã nói về việc rút quân khỏi Moskva, về sự thất bại đã rõ ràng của UBNN về tình trạng khẩn cấp, về những gì đang chờ đón chúng ta, và trên hết, về liên minh, về đồng tiền quốc gia tại các nước cộng hòa, về lực lượng vũ trang quốc gia tại các nước cộng hòa, về những thay đổi khác trong việc xây dựng lại nhà nước Liên Xô và v.v... Tôi nói vậy, vì đã thấy trước hậu quả có thể xảy ra của UBNN về tình trạng khẩn cấp, cũng như chúng tôi ở đây, tại Cam Ranh, đã dự đoán và "mô hình hóa" các phương án khả dĩ có thể nhằm chống lại M.Gorbachev và B.Eltsin. Chúng tôi đã không dự đoán sai. Tại cuộc gặp đó, không có một nghị quyết nào được thông qua. Thủy thủ đoàn các tàu dân sự thuộc tiểu đoàn hậu cần hài lòng khi biết tin quân đội được rút khỏi Moskva. Tình trạng căng thẳng được gỡ bỏ. "Bốn ngày sóng gió" đã trôi qua bình lặng, chúng tôi vẫn chuyên tâm vào các công tác chuyên môn hàng ngày của mình. Tôi vô cùng cảm ơn E.Tsukhraev vì định hướng đúng đắn đã gửi tới tôi ngày 18 tháng 8 năm 1991.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2010, 03:06:42 pm gửi bởi qtdc » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 02:14:42 pm »

Sau 3 năm, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ quân sự


VnMedia) - Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 1/11, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết các công ty Nga sẽ được ưu tiên trong việc xây dựng Trung tâm hậu cần dịch vụ quân sự tại cảng Cam Ranh, Nha Trang. Dự kiến thời gian xây dựng tối thiểu là 3 năm.

PV: Thưa Bộ trưởng, việc xây dựng Trung tâm có ảnh hưởng gì đến chủ quyền hay bí mật quân sự của Việt Nam không ?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Chúng ta đang đàm phán mua công nghệ, thiết bị của Nga cũng như thuê chuyên gia kỹ thuật của Nga xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp. Đây là khu vực chỉ để làm hậu cần kỹ thuật chứ không lẫn với khu vực dành riêng cho tàu hải quân của Việt Nam, nên không ảnh hưởng đến bí mật quân sự của chúng ta. Trung tâm cũng không phải là căn cứ của nước ngoài hay nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật. Chủ quyền của Trung tâm hoàn toàn thuộc về Việt Nam: từ đầu tư, quản lý, sở hữu; nếu chúng ta không cho phép thì tàu nước ngoài không vào được.

Các tàu nước ngoài vào đó thì phải xin phép và phải làm hợp đồng kinh tế với phía Việt Nam. Tuy nhiên giờ mới lập dự án, thẩm định, thuê chuyên gia thì có lẽ phải nhanh cũng phải mất 3 năm để hoàn thành Trung tâm hậu cần dịch vụ kỹ thuật này.

Vậy quy mô và năng lực của Trung tâm ra sao ?

Chúng tôi đang lập dự án, đang đàm phán để thuê tư vấn của Nga, sau đó còn nhiều thủ tục thẩm định, phản biện đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, hợp lý nhất rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì thế ở thời điểm này chưa thể nói quy mô và tổng mức đầu tư ra sao. Tuy nhiên, hướng của Trung tâm sẽ là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa với cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự...., còn đại tu thì mình chưa thể làm được. Ví dụ tàu hải quân nước nào sản xuất thì nước đó mới đại tu được; tàu ngầm cũng vậy.

Trung tâm là căn cứ dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho các nước với tinh thần bình đẳng, chủ quyền chúng ta quản lý. Chúng ta phải xem họ đề nghị sửa chữa gì, nếu khả năng của chúng ta đáp ứng được thì chúng ta không loại trừ, kể cả tàu các nước có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn cho tàu quân sự nước ngoài thăm cảng của Việt Nam...

Thủ tướng có nói ưu tiên các công ty Nga xây dựng Trung tâm này ?

 Vũ khí trang bị của ta chủ yếu của Liên Xô trước đây viện trợ, hiện nay vẫn còn đang quản lý, bảo quản theo tinh thần giữ tốt, dùng bền, đảm bảo tiết kiệm. Những vũ khí mới mà chúng ta đã, đang và sẽ mua cũng chủ yếu của Nga vì đây là đối tác chiến lược: về chính trị là đối tác tin cậy, về công nghệ là hiện đại, giá cả hợp lý, rẻ hơn nhiều nước khác...vì thế, chúng ta mua của Nga và thuê chuyên gia Nga lúc đầu là điều dễ hiểu.

Các nước có ý kiến gì về dự án của Việt Nam ?

Trung tâm thuộc chủ quyền của Việt Nam nên các nước khác đều rất tôn trọng. Bản thân nhiều nước cũng có các trung tâm dịch vụ tương tự, chẳng hạn Trung Quốc có trung tâm và tàu của Mỹ thường xuyên làm dịch vụ ở đó...

Lợi thế của Trung tâm này là gì, thưa Bộ trưởng?

Cam Ranh có vị thế hấp dẫn vì cảng nước sâu, có thể là nơi tránh bão, tiếp tế lương thực thực phẩm, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa...Nếu khả năng chúng ta làm được thì họ tiết kiệm hơn nhiều so với việc quay về chỗ xa hơn, chưa kể sau những chuyến đi dài ngày, nơi đây cũng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng...

Khả năng cạnh tranh của Trung tâm này ra sao?

Cái này chúng ta phải cố gắng, làm sao có đội ngũ chuyên môn giỏi, trang thiết bị tốt, dịch vụ tốt...thì mới có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta chưa xây dựng nên đa số chưa nước nào đặt vấn đề với Việt Nam; tuy nhiên nhiều nước, cũng quan tâm đến vấn đề này và Nga đã đặt vấn đề chính thức. Khi nào hoàn thành dự án thì mới có thể đàm phán tiếp được...

Chúng ta phải phát huy nội lực, cái gì làm được thì ta làm, cái gì không làm được thì mới thuê, mới mua. Chủ yếu cho mục đích quân sự, để sửa chữa tàu cho Việt Nam là chính, nhưng nếu chỉ để sửa cho tàu Việt Nam thì lãng phí nên phải làm cho dịch vụ nước ngoài.... Chưa thể nói về hiệu quả nhưng các trung tâm khác trên thế giới thì hiệu quả tốt.

Thưa Bộ trưởng, kế hoạch nhân lực cho Trung tâm thế nào ?

Trước khi xây dựng nhà máy thì việc đầu tiên là phải đào tạo nhân lực. Chúng tôi đã có kế hoạch, đang đào tạo thủy thủ đoàn, kỹ thuật viên, kỹ sư đào tạo ở nước ngoài...

Việc xây dựng có ảnh hưởng gì tới môi trường, người dân không ?

Việc xây dựng không ảnh hưởng đến người dân vì khu vực này hoàn toàn do lực lượng Quốc phòng quản lý. Tuy nhiên trong phương án xây dựng chúng tôi cũng có cả các phương án bảo vệ môi trường vì thiệt hại đầu tiên sẽ thuộc về hải quân Việt Nam.

Xin cảm ơn Bộ trưởng !

Quỳnh Trang - ghi
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 03:53:30 pm »

(clubadmiral.ru)
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Nga hôm nay, sự hợp tác đang tiếp tục
Ngày hôm nay, nhiều hạng mục và công trình quân sự được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh bởi các đơn vị xây lắp quốc phòng Xô viết, vẫn đang được bảo quản và không được sử dụng trên thực tế.
Vấn đề chuyển giao căn cứ cho Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc thuê lại chưa chắc đã được xem xét.
Bản chất của nó là vấn đề chính trị
Thứ nhất:nếu chuyển giao căn cứ cho Trung Quôc thuê, các nước láng giềng của Việt Nam ở Đông Nam Á sẽ nghi ngờ rằng sự kiện đó là bằng chứng về sự bao vây và bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Vấn đề còn ở chỗ (Việt Nam) phải giữ được ảnh hường trên một phần các đảo của quần đảo Trường Sa, mà theo dự đoán của các nhà chuyên môn, rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Bản thân các thành viên của căn cứ (Cam Ranh) đã chứng kiến cuộc xung đột quân sự gay gắt về (chủ quyền) các đảo (ở Trường Sa) trong những năm 1987-1988.  
Thứ hai: nếu chuyển giao căn cứ cho Hoa Kỳ thuê, bước đi như vậy sẽ làm quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc phức tạp và nghiêm trọng thêm. Chính hai lý do trên đã là cơ sở để lãnh đạo Việt Nam  quyết định không cho các quốc gia nước ngoài thuê căn cứ Cam Ranh và sử dụng căn cứ đó vào các mục đích quân sự.
Sau nhiều năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, Việt Nam đã khắc phục được tình trạng đổ nát hoang tàn về kinh tế, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và ngày nay đang cố gắng xây dựng cho mình hình ảnh tốt đẹp về một trung tâm du lịch, thương mại và công nghiệp hùng mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong tháng 10 năm 2008, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có mặt ở Moskva trong cuộc đi thăm chính thức theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Dmitri Medvedev. Tại điện Kremli, trong sự chứng kiến của các cấp lãnh đạo hai nước, đã ký kết nhiều văn kiện Nga-Việt về sự tiếp tục hợp tác trong các các lĩnh vực thăm dò địa chất khoáng sản, khai thác dầu khí trên cơ sở xí nghiệp liên doanh dầu khí "Việt-Xô Petro".Tổng thống Nga đã nhấn mạnh rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực của Tổ hợp Nhiên liệu-năng lượng đã "khai thác được 175 triệu tấn dầu thô và bổ sung cho ngân sách nước Nga hơn 7 tỷ đô la".
Các thỏa thuận đã ký kết dự kiến gia hạn thời gian hoạt động liên doanh của xí nghiệp dầu khí nhà nước (OAO) "Zarubejnepth" và PetroVietnam-"Vietsovpetro" sau năm 2010. Đã dự kiến rằng, từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, "Vietsovpetro", mà từ trước đến nay vẫn gọi chính thức là xí nghiệp liên doanh Việt-Nga, sẽ được cải tổ lại thành công ty TNHH (OOO) có 2 thành viên-xí nghiệp nhà nước "Zarubejnepth" và PetroVietnam. Phần vốn điều lệ do phía Nga đảm nhiệm là 49%, phía Việt Nam-51%.
Rõ ràng là Việt Nam đang trở thành đối tác của Nga. Trước khi Liên Xô tan rã, quan hệ với quốc gia này được xác định theo motiv địa-chính trị, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta tham gia tích cực vào đời sống kinh tế của nước láng giềng phương Nam xa xôi. Ngày hôm nay, Việt Nam là một trong những đối tác tiềm năng nhất của nước Nga tại khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch nước Việt Nam đã gọi quan hệ với LB Nga là quan hệ đối tác chiến lược, còn Tổng thống Dmitri Medvedev chỉ ra rằng cả hai đất nước "cùng quan tâm và có quan điểm gần gũi, và thường là trùng hợp tại tất cả các diễn đàn đối thoại quốc tế, trước những vấn đề khó khăn nhất, mà ngày nay đang tồn tại trên hành tinh của chúng ta" .
Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế trong năm 2008 giữa Việt Nam và Nga đã chứng tỏ quyết tâm của Hà Nội tự cứu mình khỏi những người láng giềng đầy dã tâm xâm lược và kết đồng minh trong khu vực với nước Nga. Việt Nam không tin cậy Hoa Kỳ, đang nỗ lực xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, mà tính đến những bất đồng trong vấn đề (chủ quyền) các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, việc đó (dựa vào Hoa Kỳ) là vô cùng phức tạp, vì thế họ đi tìm chỗ dựa ở người đồng minh cũ đáng tin cậy (Nga).
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã xuất hiện những bài báo độc lập, đôi khi là trên quan điểm đối lập, đều nói về sự cần thiết phải đưa Hải quân Nga quay lại Cam Ranh. Vấn đề đã trở nên đặc biệt gây tranh cãi sau khi chính phủ Liên bang Nga quyết định gửi các tàu chiến và tàu tiếp tế hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương vào vịnh Pecxich, tham gia trong thành phần lực lượng đa quốc gia của Liên hợp quốc đấu tranh với cướp biển Somalie. Liên quan đến nhiệm vụ trên, đã đặt ra trong chương trình nghị sự hàng ngày vấn đề xây dựng trên hải trình giữa cảng Vladivostok và vịnh Pecxich một căn cứ trung gian - chính là PMTO tại vịnh Cam Ranh. Tuy vậy, xác suất để chúng ta quay lại Cam Ranh, nơi mà chúng ta đã tự nguyện ra đi, xác suất đó là thấp. Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh thêm, dù sớm hay muộn, nhưng chắc chắn các tàu chiến và tàu hậu cần tiếp vận với các đặc tính kỹ-chiến thuật hiện đại và đầy triển vọng của lực lượng Hải quân Nga sẽ phải tiến ra đại dương. Khi nào ? Vấn đề đó các nhà chính trị học, các chuyên gia quân sự phải đưa ra câu trả lời, họ là những người-những nhà chuyên môn mà hơn ai hết, hiểu rõ cái giá phải trả cho những bài học lịch sử không được nghiền ngẫm kỹ đắt như thế nào. Và nếu như 40-60 năm sau, những quyết định nghiêm túc được rút ra từ kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thì hôm nay người ta đã nhanh chóng quên chúng mất rồi. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác, một đề tài riêng, không liên quan đến bản tổng kết lịch sử này của chúng ta (về căn cứ Cam Ranh).
Bài thể hiện quan điểm của Chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin-nguyên chủ nhiệm cơ quan chính trị-quân sự hải đoàn tàu chiến số 17, trú đóng tại Cam Ranh, những năm 1987-1991.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2010, 09:49:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 07:28:54 am »

 
"Việc xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ tại Cam Ranh chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và không lo lộ bí mật quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời báo chí sáng qua 1.11 bên hành lang Quốc hội.

* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng trung tâm cảng dịch vụ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua?

Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh khẳng định Trung tâm cảng dịch vụ không ảnh hưởng bí mật quân sự.

- VN sẽ xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp (Trung tâm) bằng nguồn lực của chính mình. Trung tâm này phục vụ lực lượng hải quân của QĐND VN, và không loại trừ việc cho phép tàu của các nước đang có tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với VN ra vào cảng. Vì hiện nay, chúng ta vẫn cho tàu quân sự của nhiều nước vào các cảng của chúng ta theo con đường ngoại giao.

Đây là khu vực chỉ để làm hậu cần kỹ thuật. Và tôi cũng phải nhấn mạnh một điều là căn cứ dành riêng cho tàu nổi và tàu ngầm của VN là riêng, còn khu làm dịch vụ hậu cần là riêng, không lẫn lộn. Do đó không lo lộ bí mật quân sự của chúng ta. Trung tâm cũng không phải là căn cứ của nước ngoài hay nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật. Chủ quyền của Trung tâm hoàn toàn thuộc về VN.

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói VN đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp VN xây dựng Trung tâm này. Việc này được hiểu như thế nào?

- Vấn đề này rất dễ hiểu. Vũ khí, khí tài quân sự trước đây của VN đều do Liên Xô viện trợ và hiện vẫn đang được bảo quản theo phương thức “giữ tốt, dùng bền”. Các vũ khí mà chúng ta sẽ mua chủ yếu vẫn là của Nga, bởi đây là đối tác chiến lược. Về mặt chính trị, Nga là đối tác tin cậy. Về mặt công nghệ, vũ khí của Nga cũng hiện đại và chúng ta quen sử dụng, đã được kiểm chứng. Nga hiện nay vẫn là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, giá cả của họ cũng rẻ hơn nhiều so với giá chủng loại vũ khí tương tự của các nước phương Tây.

Chính vì những lý do trên mà chúng ta vẫn phải thuê chuyên gia của Nga để làm tư vấn, vận hành ban đầu, cũng như sử dụng công nghệ của Nga trong việc xây dựng Trung tâm. Và điều quan trọng là giá cả cho việc mua công nghệ, thuê chuyên gia tư vấn, vận hành thì tôi chắc chắn là cũng rẻ hơn nhiều so với của các nước phương Tây.

* Tại sao cảng Cam Ranh luôn có ưu thế hấp dẫn hơn so với các cảng biển quân sự, dịch vụ khác trong khu vực, dù chất lượng cung cấp dịch vụ của chúng ta chưa phải là tốt nhất?

- Cam Ranh là cảng nước sâu, nên các tàu lớn đều có thể ra vào được. Cảng này nằm trong vịnh nên kín gió, các tàu to hay nhỏ đều có thể vào để trú bão và sử dụng dịch vụ của Trung tâm. Bên cạnh đó, cảng này lại nằm gần với đường hàng hải quốc tế, rất thuận tiện cho việc ra vào. Và thêm nữa, cảng Cam Ranh là cảng quân sự nổi tiếng trên thế giới.

* Khả năng cạnh tranh của Trung tâm này so với các dịch vụ khác trong khu vực, xét về hiệu quả kinh tế, là như thế nào?

- Ở thời điểm này chưa thể nói quy mô và tổng mức đầu tư cho Trung tâm. Tuy nhiên, hướng của Trung tâm sẽ là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa với cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự...., còn đại tu thì mình chưa thể làm được. Trung tâm chủ yếu phục vụ mục đích quân sự, sửa chữa cho tàu VN. Nhưng nếu chỉ vậy thì lãng phí, vì công suất lớn mà ta làm ít, số lượng tàu của ta còn có mức độ nên ta phải làm dịch vụ cho cả tàu của nước ngoài để bù lại chi phí, từ đó đạt được hiệu quả và năng lực của Trung tâm.

Chắc chắn là có lãi. Tôi đã đi tham quan nhiều nước, kể cả trong khu vực như Singapore. Dịch vụ của họ thu lãi rất nhiều khi cho tàu nước ngoài vào làm dịch vụ.

* Hiện tại đã có quốc gia nào đặt vấn đề hợp tác với VN trong việc khai thác Trung tâm này chưa?

- Tôi biết rằng nhiều nước đã tỏ ý quan tâm vấn đề này. Chính thức đặt vấn đề với VN là Nga. Các nước ASEAN khác cũng nằm trong vùng biển này nên khả năng hợp tác cũng chỉ dừng ở mức độ. Còn các cường quốc khác thì chưa đặt vấn đề với mình. Một khi họ chính thức lên tiếng, thì sẽ trả lời khi chúng tôi hoàn thành dự án, đánh giá năng lực và có thể đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế.

Vấn đề này có nhanh cũng phải mất 3 năm mới hoàn thành được Trung tâm.


( http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201045/20101102015135.aspx )
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:36:00 am »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... Roll Eyes

Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.
Logged
thainhi_vn
Thành viên
*
Bài viết: 705


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 12:18:38 pm »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... Roll Eyes

Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.

Đó là chưa kể trong thời gian tàu neo đậu, các sĩ quan và thủy thủ cũng góp phần làm gia tăng dịch vụ du lịch nữa.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 08:31:52 pm »

(clubadmiral.ru)
Bán đảo Cam Ranh

Bán đảo Cam Ranh nằm ở phần đất phía nam của miền Trung Việt Nam (12 độ vĩ Bắc). Ý nghĩa chiến lược của nó chủ yếu là do nó có vịnh nước sâu, có diện tích tổng cộng 60 km2, có khả năng tiếp nhận đủ loại tàu thủy với bất kỳ lượng choán nước (водоизмещения) nào. Bán đảo Cam Ranh  với đảo Bình Ba án ngữ lối vào và vịnh nước sâu bên trong, được bảo vệ một cách lý tưởng trước những biến động của thời tiết.
Các dãy núi bao bọc theo chu vi vịnh đã chắn gió cho phía trong vịnh. Do điều kiện tự nhiên như vậy, vịnh Cam Ranh được coi là một trong những vịnh nước sâu tốt nhất trên thế giới. Những ưu điểm đó làm cho Cam Ranh rất hấp dẫn đối với việc sử dụng vào các mục đích quân sự, nhất là sử dụng làm căn cứ hải quân.
Lịch sử vịnh và bán đảo Cam Ranh - đó là biên niên sử về sự có mặt của các lực lượng quân đội nước ngoài trên đất nước Việt Nam trong vòng 160 năm trở lại đây.  
Việt Nam - đất nước có một lịch sử và nền văn hóa lâu đời. Vương quốc Việt Nam đã tồn tại từ 100 năm sau công nguyên. Trung Quốc và Việt Nam có truyền thống thù địch lẫn nhau. Đã vài thế kỷ, Việt Nam bị sát nhập vào Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 10, Việt Nam đã tự mình giành lại nền độc lập. Tuy vậy sau đó đã có vô số cuộc xung đột quân sự giữa các quốc gia xảy ra (trên lãnh thổ Việt Nam). Năm 1851, đội quân đi khai thác thuộc địa Pháp đã xâm lược Việt Nam. Bắt đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp. Đất nước bị cố tình chia rẽ ra làm 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ (vua Annam bảo hộ), và Bắc Kỳ. Ách thực dân của Pháp còn kéo dài đến 1956.
 Đế quốc Nga, "trước" và "sau" cuộc chiến tranh Nga-Nhật có nhu cầu tìm các cảng biển thuận tiện trên Thái Bình Dương. Liên quan đến việc này, tháng 8 năm 1886, khi thuyền trưởng hạng 1, chỉ huy hộ tống hạm (корвета)"Tráng sỹ"-X.O.Makarov, trước chuyến hải hành vòng quanh thế giới, đã ra chỉ lệnh tìm kiếm, xem xét và miêu tả kỹ lưỡng các bến cảng và vịnh biển ở vùng Viễn Đông và biển "Nam Trung Hoa", nhằm xác định xem những nơi nào các tàu chiến Nga có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động tuần dương, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Trong hải trình xuyên đại dương này, X.O.Makarov đã thăm viếng nhiều vịnh, hải cảng, hải đảo, đã khảo cứu và mô tả chi tiết sự tiện dụng của chúng đối với việc ra vào và trú đậu của các chiến hạm. Trong thời gian của chuyến đi dài ngày từ Vladivostok đến Kronstad qua Ấn Độ Dương, vào cuối năm 1888, chiến hạm "Tráng sỹ" đã cập cảng "Pan-Rang" (Cam Rang, do vua Annam bảo hộ), và cảng "Sài-Gòn".  
Trong thời gian diễn ra chiến tranh Nga-Nhật, ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo lịch mới (ý nói theo công lịch châu Âu, vì ở Đế quốc Nga trước kia sử dụng lịch cũ theo Giáo hội Chính giáo Nga, ví dụ : ngày CMT10 Nga 7 tháng 11 năm 1917 theo công lịch thì lại là ngày 25 tháng 10 theo lịch Nga cũ, qtdc chú thích), hạm đội Thái Bình Dương số 2 do phó đô đốc Z.Rozdestvenskii chỉ huy đã vào các vịnh Cam Ranh (tên gọi cũ-Cam Rang), Vân Phong (30 dặm phía bắc Cam Ranh) và đã thả neo dàn đội hình trú đóng. Hạm đội đã đề nghị được cung cấp dịch vụ sửa chữa theo định kỳ, bổ sung chất đốt, dầu mỡ nhiên liệu. Hải trình từ Kronshtad vòng qua châu Phi có độ dài 16.600 dặm. Một ngày bình quân đi được 180 dặm, tốc độ trung bình 7,5 hải lý. Lượng tiêu thụ than, gồm cả những ngày neo đậu, tính bình quân là 12.000 tấn cho một chiến hạm. Đến Vladivostok còn 2.500 dặm. Tuy nhiên sự có mặt của hạm đội Nga trong vịnh Cam Ranh không được chính quyền Pháp, đang bảo hộ Annam, hoan nghênh. "Hạm đội ở lại Annam, phiêu bạt trong các vịnh của nó suốt cả tháng trời". Tại sao vậy?

Hình minh họa: Chiến hạm "Tráng sỹ" của Hải quân Sa hoàng, thế kỷ 19.


Và người chỉ huy của nó, thời điểm đến Cam Ranh năm 1888-phó đô đốc X.O.Makarov, tử trận năm 1904, khi chỉ huy phòng thủ cảng Lữ Thuận trong chiến tranh Nga-Nhật.

..............
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:06:29 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:33:04 pm »

(tiếp)
Chúng ta hãy quay lại với các Tài liệu của Ủy ban điều tra để làm sáng tỏ các tình huống của trận hải chiến Tshusima (Đối Mã), (lần đầu tiên văn bản trọn vẹn được công bố trong tạp chí "Hải quân" ("Морской  сборник") các số 7,8 và 9 năm 1917), các tài liệu này được lưu giữ trong hồ sơ lưu trữ về hạm đội Nga tại cơ quan lưu trữ quốc gia Nga (Российского государственного  архива Военно-Морского флота (РГАВМФ)), giúp chúng ta ngày hôm nay, sau hơn 100 năm kể từ ngày xảy ra thảm kịch to lớn và bi tráng nhất của lịch sử hạm đội Nga, hiểu được sự cần thiết phải có mặt hạm đội của Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại vịnh Cam Ranh và bán đảo Cam Ranh, trong một đất nước bè bạn với chúng ta, trên cơ sở Hiệp ước giữa Liên bang CHXHCN Xô Viết và CHXHCN Việt Nam
Chính là như vậy, dù cho rất mong muốn, nhưng trước khi nổ ra chiến tranh Nga-Nhật, nước Nga đã không thể kịp thời làm được việc đó-xây dựng căn cứ cho các chiến hạm Nga trên lãnh thổ những quốc gia, có lợi ích rất rõ ràng đối với mình, cùng với tất cả những tài nguyên cần thiết cho hạm đội.

Thiết giáp hạm "Hoàng đế Aleksandr III", hết than chạy máy nên phải ghé Cam Ranh năm 1904, thuộc biên chế hạm đội TBD số 2 của nước Nga Sa hoàng, dưới quyền chỉ huy của Z.Rozdestvenskii.


Phó đô đốc Zinovi Rozdestvenskii, viên chỉ huy hạm đội Nga thứ 2 ghé Cam Ranh sau X.O.Makarov.Rất tiếc, ghé Cam Ranh không phải là một điềm lành đối với hạm đội của ông.

..............
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 12:17:28 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 01:54:03 am »

(tiếp)
Trích từ tài liệu lưu trữ:
"Tshusima, nhật ký hải trình và chiến sự", Saint-Peterburg, 2007, trang 88-102:
"Ngày 1 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)"
"Hạm đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, ban đêm thả lưới chống thủy lôi.
Thời tiết tốt, hạm đội đang ăn than....


Ngày 2 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Nỗ lực chất than lên các tầu chiến và vận chuyển bằng các tàu chở than...
Chính phủ Nhật phản đối chính quyền bảo hộ Pháp vì phát hiện ra hạm đội Nga đang ở trong vịnh Cam Rang.


Ngày 3 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Chất than từ các tàu chở than...
Phó đô đốc Z.Rozdestvenskii thông báo về Peterburg: "Ở Sài gòn không có bất kỳ quan chức nào của Bộ Ngoại giao của ta. Trong trường hợp nghiêm trọng thế này, không thể liên lạc được với các lãnh sự láng giềng. Hạm đội đã hoàn toàn bị cô lập."


Ngày 6 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
8h sáng, hạm đội tập hợp...và rời vịnh đi ra biển.
Để lại trong vịnh các tàu đang chất than từ các tàu vận tải than...


Ngày 7 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Phó đô đốc Z.Rozdestvenskii thông báo về Peterburg rằng đang trông mong tìm nguồn than cho hạm đội từ Sài gòn. "Rõ ràng là, bất chấp mọi thỉnh cầu của tôi, đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ngay từ tháng 1, ở Sài gòn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.... Từ đó việc chậm trễ cho các hành động tiếp theo  là không thể xác định được, và sẽ làm mất đi lợi ích của yếu tố bất ngờ".(Điện tín số 98). Kết quả là sau 3 ngày mới có than chở đến cho hạm đội từ Sài gòn.
 
Ngày 8 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
....Chính quyền Pháp, qua chuẩn đô đốc Jonker, chuyển tới phó đô đốc Rozdestvenskii, lời yêu cầu rời khỏi vịnh.

Ngày 9 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Vào hồi 13h theo yêu cầu khẩn thiết của chính quyền Pháp phải rời khỏi hải phận, hạm đội gồm toàn bộ các chiến hạm đi ra biển, theo đội hình từng cặp một bên ngoài vịnh Cam Rang, giữ tốc độ nhỏ để duy trì đội hình.

Ngày 10 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội ở ngoài biển cạnh vịnh Cam Rang, di chuyển với tốc độ 3 hải lý. Một số  chiến hạm  vẫn tiếp tục chất than từ các tàu chở than.
Từ sáng, các chiến hạm hãm máy. Các tuần dương hạm bố trí theo đội hình vòng cung toàn vòng để quan sát đường chân trời...
Phó đô đốc Rozdestvenskii báo cáo về Peterburg rằng, "cho đến ngày mùng 9, vẫn chư hề nhận được than từ Sài gòn..theo yêu cầu khẩn thiết của chính quyền Pháp phải rời khỏi hải phận. Tôi sẽ giữ đội hình ngoài biển.Tôi không thể bỏ đi theo quy định (của chính quyền thuộc địa Pháp:qtdc), khi mà chưa được cấp đủ than, nhưng đậu lại ở đây thành từng cặp, tôi cũng sẽ nhanh chóng suy kiệt. Mỗi ngày qua, tôi tiêu mất 1000 tấn (than:qtdc)".


Ngày 11 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội, đội hình từng cặp chiến hạm, đậu trên biển ngoài vịnh Cam Rang. Do gió mạnh và sóng lớn, các ngư lôi hạm  đậu ngay lối vào vịnh.
Từ Sài gòn có ba tàu vận tải chở than đến và hai tàu Đức chở thực phẩm, nguyên vật liệu và thư tín...


Ngày 12 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội, đậu trên biển trước vịnh Cam Rang.
Theo mức độ cần thiết, các tàu sẽ phải vào vịnh để từ đó nạp than từ các tàu vận tải.
Nhận được mệnh lệnh từ Peterburg hãy rời khỏi hải phận....


Ngày 13 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Sau khi bốc than xong lúc gần 6h, các tuần dương hạm,  ngư lôi hạm, và tàu vận tải rời khỏi vịnh Cam Rang.
9h 30, sau khi chuyển hướng Bắc (N), khởi hành về phía vịnh Vân Phong...


Ngày 14 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Bốc than lên, các tuần dương hạm
Tuần dương hạm "Rion" và "Terek" làm nhiệm vụ tuần tra ,ngư lôi hạm "Bleschiatsii" và "Grozny" làm nhiệm vụ canh phòng.
Để đảm bảo hậu cần cho hạm đội, đã tập trung vào Sài gòn 13 tàu chở than. Đã gửi đi 3 tàu chở than và 2 tàu chở thực phẩm và nguyên vật liệu.


Ngày 15 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Phó đô đốc Rozdestvenskii thông báo rằng, vì chính quyền Pháp đòi hỏi phải rời khỏi hải phận, ông sẽ di chuyển tiếp 60 dặm nữa về phía bắc, ở đó sẽ chất  than từ một trong những vịnh cô lập.

Ngày 17 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Ngày chủ nhật tươi sáng của Jesus Christ
Sau buổi lễ sớm, phó đô đốc Rozdestvenskii dùng xuồng đi thăm tất cả các chiến hạm của hạm đội và chúc mừng nhân dịp lễ Phục Sinh.
Chỉ lệnh của chỉ huy hạm đội cho tất cả các tàu phải  chất than với mức dự trữ đủ để đi được 3000 dặm với tốc độ 10 hải lý.
Theo sắc lệnh  cao cấp nhất từ Tổng cục Hải quân số 608, phong quân hàm cho 27 sỹ quan của hạm đội....

.............
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 04:07:55 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 12:45:19 pm »

(tiếp)
Ngày 19 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Vì tin đồn ngoài khơi có tàu chiến Nhật, đội tàu chở than từ chối giao than tiếp cho các tàu của hạm đội...

Ngày 25 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Từ chiều tối, hạm đội đã thiết lập được liên lạc vô tuyến điện tín với đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov.

Ngày 26 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
8h sáng, hạm đội nhổ neo đi ra khơi để đón gặp chuẩn đô đốc Niebogatov.
14h 25 phút, từ chân trời đã xuất hiện các tàu của  chuẩn đô đốc Niebogatov.
15h, sau khi trao đổi những loạt đại bác chào mừng, hai bên đã hợp nhất đội hình tại vị trí 20 dặm về phía bắc lối vào vịnh Vân Phong.
Theo.......tín hiệu, đội tàu chiến của chuẩn đô đốc Niebogatov bám theo vệt rẽ nước của thiết giáp hạm, toàn thể hạm đội tiến về phía cảng Dayot với tốc độ 9 hải lý.


Ngày 27 tháng 4 (cảng Dayot) - vịnh kế tiếp vịnh Vân Phong - chú thích của tác giả (chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin, nhiều khả năng là Đại Lãnh: qtdc)...
Phó đô đốc Rozdestvenskii...gửi đội tàu (của Niebogatov) vừa đến, tới vịnh Cảng-Dayot, là vịnh gần vịnh Vân Phong nhất, để xem xét lại máy tàu và nồi hơi, sửa chữa những chỗ hư hỏng, nhận than và nhu yếu phẩm, nguyên liệu từ các tàu vận tải.
Các tàu khác của hạm đội ở lại ngoài biển.
Sự có mặt đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov trong hải phận đã bị đô đốc Pháp là Jonker và tổng đốc địa phương phản đối, nhưng bởi vì dọc theo bờ biển Annam, ngoài lãnh hải do chính quyền Pháp quản lý, không còn chỗ nào có thể buông neo, mà lẩn tránh việc bị trục xuất cũng không thể. Đồng thời phó đô đốc Rozdestvenskii đã gửi thư cam kết sẽ đưa toàn hạm đội ra đi trước ngày 1 tháng 5.


Ngày 28 tháng 4 (cảng Dayot)
Đội tàu thiết giáp hạm, đang đỗ ngoài biển đã yêu cầu đến lượt mình được nhận than từ các tàu buôn than. Nhưng do bắt đầu có sóng lớn, công việc bốc dỡ  phải tạm ngừng. Đội thiết giáp hạm khi trời nhá nhem đã vào vịnh Vân Phong và tiến hành ngay lập tức việc nhận than, công việc tiến hành khẩn trương suốt đêm.

Ngày 29 tháng 4 (vịnh Vân Phong, cảng Dayot)
Chất xong than, từ lúc rạng đông, các thiết giáp hạm ra khơi.
Đô đốc (Rozdestvenskii) đánh tín hiệu cho tất cả các tàu chuẩn bị lên đường.
Các tàu vội vã tiếp nguyên nhiên liệucho máy thủy, nước và dự trữ chiến đấu từ tuần dương hạm hạng 1 "Vladimir Monomakh" và thiết giáp hạm tuần duyên "Thủy sư đô đốc Apraksin" .


Ngày 30 tháng 4 (vịnh Vân Phong, cảng Dayot)
Lúc 13h, tàu quân y "Kostroma" từ Sài gòn đến hạm đội, bổ sung dự trữ thuốc men và phương tiện quân y...

Ngày 1 tháng 5 (biển "Nam Trung Hoa")
17h, toàn thể hạm đội theo trình tự, lần lượt ra khơi.
9h sáng, sau khi xếp đội hình theo thứ tự hành quân, hạm đội chạy vận tốc nhỏ, lấy hướng Đông Bắc 42 độ .
Lúc 11h, hạm đội tăng tốc độ lên 9 hải lý.....".


Toàn thể hạm đội Thái Bình Dương số 2 đã rời khỏi các hải cảng của Đông Dương, trực chỉ hướng Vladivostok, qua eo biển Triều Tiên. Phó Đô đốc Kh.Togo nhận được tin các tàu chiến hạm đội Nga đã rời khỏi bờ biển Annam, liền tập trung toàn bộ hạm đội thống nhất của Nhật, chẹn ngang eo biển Triều Tiên. Các lực lượng chủ yếu của hạm đội Nhật trội hơn hẳn các chiến hạm Nga ở tất cả các đặc tính kỹ-chiến thuật quan trọng nhất.
Hải chiến Tshusima ngày 14 - 15 tháng 5 năm 1905 đã trở thành chương kết bi thảm cho hạm đội Thái Bình Dương số 2 ở Viễn Đông. Tuy nhiên, trận chiến Tshusima không chỉ là một bi kịch của hạm đội Nga, nó còn là ví dụ về lòng dũng cảm vô song và chủ nghĩa anh hùng của các thủy thủ hạm đội. Bị rơi vào tình thế khốn cùng, các thủy thủ đã không quản hy sinh chiến đấu quên mình trước một lực lượng vượt trội của kẻ thù.
...............
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 08:32:15 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM