Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:26:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #90 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:46:42 am »

Nó nguyên là sản phẩm của hải quân Xô viết đặt hàng tại nhà máy đóng tàu Gdansk, Ba Lan. Chắc chắn ông tổng thống "công đoàn Đoàn kết" Ba Lan Lech Walesa, khi đó là thợ hàn "siêu", cũng đã từng thử tay nghề thợ hàn bậc 7 với các con tàu loại này rồi.

Khổ nổi ông này lại là thợ điện cơ ah.  Grin
Ấy, thế ra ông ta là thợ điện ạh. Mà đã là tổng thống thì làm cái gì chẳng được phải không ah. Cám ơn bác pallmall.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 12:18:52 pm gửi bởi daibangden » Logged
lantuyet
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #91 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:46:20 am »

Chào Bác qtdc, bác sưu tầm được nhiều ảnh và tài liệu rất đáng quan tâm đối với những người có duyên nợ với căn cứ này. Em alo cho sếp cũ của em để vào trang web này xem lại những kỷ niệm về Cam ranh, ông ấy quan tâm còn hơn em. Bác qtdc cho em hỏi là cái cầu phao này nằm chỗ nào vậy, liệu có phải gần chỗ d1038 thiết giáp không. Hồi ở Cam ranh em nhớ nhất kỷ niệm ra vào cổng căn cứ, theo quy định quân hàm từ 3// trở lên không phải xuống xe, sếp em lúc đó đã là 1/// đương nhiên không phải xuống rồi, thế là cứ qua cổng sếp lại phải chờ 2 anh em, mà bác nào đã ở Cam ranh rồi thì chắc còn nhớ quãng đi bộ khá xa mới đến chỗ được lên xe, sếp sốt ruột quá không chịu được. Lần sau đi qua cổng sếp nói luôn cho 2 anh em khỏi phải xuống xe. Thích thế chứ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #92 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 01:31:07 pm »

Bác lantuyet: trong thời gian ở CR, em cũng chưa bao giờ phải đi qua cái cầu phao này (đến 1989), về vị trí của nó bác hãy căn cứ vào cái tu viện phía xa xa trong hình cầu phao, và căn cứ vào hình em post dưới đây mà phán đoán. Nó chắc cũng chỉ loanh quanh vị trí cầu Long Hổ mà thôi. Đó là khu vực thuận lợi nhất để triển khai cầu phao.

Còn về nguyên tắc phải xuống để vệ binh khám xe, khám người. Tất nhiên với sếp thì khác rồi. Nhiều loại vệ binh lắm, nếu vào khu Nga thì còn vệ binh Nga nữa. Ngẫm nghĩ về thói quen và kỷ luật thì Nga giống Việt Nam lắm bác ạ, như vậy là "gần đèn thì rạng" đấy chứ.
Năm ngoái khi từ CR về Nha Trang, em bảo thổ dân cho qua lại đường cầu Long Hổ thì thấy cây cầu bây giờ xuống cấp quá. Không biết dự án cầu treo qua vịnh, bên dân sự họ làm đến đâu rồi. Đối với các CCB Nga, họ nuối tiếc thời kỳ ở CR lắm, nhưng bây giờ nước Nga khác quá nhiều rồi, lực bất tòng tâm, có muốn và kể cả Việt Nam có đồng ý, họ cũng không thể duy trì căn cứ theo kiểu cũ được đâu.
Các thông tin trên đây bây giờ công khai ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi và nó cũng chẳng có gì bí mật nữa, nhưng với nước mình, các bác Admin, Mod thấy có gì không tiện thì cứ thông báo hoặc nhắn tin em sẽ dừng.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 04:29:13 pm gửi bởi qtdc » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #93 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 01:51:37 pm »

Đồng chí cứ tiếp tục và chỉ cần không đưa ảnh căn cứ quân sự hiện tại là được Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
lantuyet
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #94 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 05:26:02 pm »

Tấm ảnh trên có thể nhìn thấy toàn cảnh khu vực sân bay cũ, cổng vào, trận địa tên lửa và thị trấn Mỹ Ca. Bác qdtc có ảnh chụp toàn cảnh các máy bay của Liên xô đỗ trên sân bay không, hồi bọn em ở đó chỉ còn mấy chiếc chở khách kiểu TU-134, nhìn xa không rõ loại nào vì máy bay đỗ cạnh nhà ga khá xa khu nhà gỗ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #95 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:43:41 pm »

Bác lantuyet thân mến: Có 1 tấm, nhưng cũng không được toàn cảnh đâu. Thời bác đến đó là cuối vụ và em cũng đi lâu rồi. Ảnh này là của các cựu binh Nga chụp, chứ hồi đó mình đâu được chụp, mà cũng chẳng nghĩ đến chuyện đó làm gì. Tối đến mò ra anh em lữ 378 xem tình hình "khảo cổ" thế nào để làm nồi cháo, đồng thời chia sẻ bánh kẹo sô cô la cho đồng đội kiêm đồng hương mà thôi. Ngon nữa thì ra Cam Phúc, dân vận các em bán chuối nướng dọc bờ biển. Nếu ở nhà thì gạ thằng cha thượng úy Giênhia người Belarus ở chỗ em đánh bóng bàn. Mà đánh bóng bàn với nó thì phải ráng mà thở đằng mồm, chứ thở đường mũi là chết ngạt. Chấm hết, thưa đồng chí lantuyet. À mà chính em cũng đang đi tìm ảnh cái nhà vòm gỗ dán rất đặc trưng mà bọn em trú quân hồi đó, nhưng hiện cũng chưa thấy.


Hạ cánh.


Còn mấy tấm trong căn cứ không quân chụp năm 1986:
Nhà ăn của trung đoàn không quân. Nhóm các chiến sỹ hậu cần phục vụ và cảnh vệ.






Đồng chí này là chiến sỹ lái phi đội 3 (phi đội Mig-23MLD và Mig-23U).
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:16:50 am gửi bởi qtdc » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:21 pm »

Bây giờ mới biết qtdc có duyên nợ với Cam ranh nhỉ, mình cũng có mấy năm ở Cam ranh, năm đầu ở d2, 126, năm sau ở d 6 huấn luyện ở ngay gần thị trấn Cam ranh,  hồi mình ở đó vẫn còn dân , sau cắt sổ gạo mới  dồn được dân ra Mỹ ca, Ba ngòi. Dân chỗ nhà thờ sau này mới đưa đi được. Năm 1978 mình ra D pháo đóng ngay cạnh sân bay, đầu sân bay có một cái hồ nhỏ, rỗi rãi đi săn vịt trời , khu vực đó rất  nhiều  kì nhông, loại này bẫy được nhiều lột da băm chả rán dòn nhậu tuyệt vời. Đặc biệt bãi biển  mấy chú Nga tắm trong ảnh rất nhiều vích lên đẻ, kiểu đông đúc thế chắc chúng không dám vào  nữa rồi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #97 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:08 pm »

Bây giờ mới biết qtdc có duyên nợ với Cam ranh nhỉ, mình cũng có mấy năm ở Cam ranh, năm đầu ở d2, 126, năm sau ở d 6 huấn luyện ở ngay gần thị trấn Cam ranh,  hồi mình ở đó vẫn còn dân , sau cắt sổ gạo mới  dồn được dân ra Mỹ ca, Ba ngòi. Dân chỗ nhà thờ sau này mới đưa đi được. Năm 1978 mình ra D pháo đóng ngay cạnh sân bay, đầu sân bay có một cái hồ nhỏ, rỗi rãi đi săn vịt trời , khu vực đó rất  nhiều  kì nhông, loại này bẫy được nhiều lột da băm chả rán dòn nhậu tuyệt vời. Đặc biệt bãi biển  mấy chú Nga tắm trong ảnh rất nhiều vích lên đẻ, kiểu đông đúc thế chắc chúng không dám vào  nữa rồi.
Không biết bác q.trung ở đến năm nào, nhưng những năm em ở đó quãng 84-86 thì vẫn còn thấy, nhưng anh em vùng 4 nói so với trước thì ít lắm rồi, về sau thì chẳng thấy nữa.
Nếu bác ở đến hết 1980 thì có biết vụ tai nạn Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" không, lúc đó em chưa vào nhưng nghe anh em vùng 4 biết việc và quân Nga nói là nó lăn tòm xuống biển khi đang thử cất hạ cánh thẳng đứng. Phi công hy sinh, và bọn đến bốc dỡ hàng tàu đổ bộ phải tìm cách cẩu xác máy bay lên. Đó có thể coi là vụ tai nạn đầu tiên ở Cam Ranh của người bạn đồng minh Xô viết. Chắc là trục trặc kỹ thuật của Yak-38. Vụ này xảy ra khi thằng "Minsk" ghé quân cảng mùa hè 1980.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:59:01 am »

Ban chỉ huy các hạm ngầm:
(tiếp)
Tàu ngầm nguyên tử "K-10" mang tên lửa hành trình (đề án 675, 675MKV, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Medvedev V.N.
-Phó chính trị: Thiếu tá Samoilenko V.N.

Tàu ngầm nguyên tử "K-48" mang tên lửa hành trình (đề án 675, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Trung tá Rovenski V.I.
-Phó chính trị: Đại úy Kritsepsov S.N.
-Hạm phó trực: Thiếu tá Tsilikin V.K.
-Hạm phó 2: Đại úy Astapov A.S.

Tàu ngầm nguyên tử "K-108" mang tên lửa hành trình (đề án 675, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Ratnikov V.L.
-Phó chính trị: Trung tá Reznik N.N.
-Hạm phó trực: Thiếu tá Bartsan V.S.
-Hạm phó 2: Đại úy Astapov A.S.

Tàu ngầm nguyên tử "K-557" mang tên lửa hành trình (đề án 675, 675MK, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Pitsannikov Iu.G.
-Phó chính trị: Trung tá Martsenko V.V.

Ghi chú tại chỗ:
Thuật ngữ tiếng Nga gốc: АТОМНЫЕ ПОДВОДНЫЕ ЛОДКИ С КРЫЛАТЫМИ РАКЕТАМИ (пларк)
Проект 675 • Echo-II class

Thuật ngữ tiếng Anh phân loại tương đương: Cruise missile submarine (SSGN-Ship.Submersible Guided Missile Nuclear-Powered)

Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 675 (lớp Echo-II) của Hải quân Xô viết. Chụp ngày 28/7/1989.Ảnh sau chụp cảnh phóng tên lửa từ một tàu ngầm khác cũng ở lớp Echo-II, đề án 675 mà CIA chụp được (ảnh đã công bố).



Tàu ngầm nguyên tử "K-319" mang vũ khí ngư lôi và tên lửa-ngư lôi (đề án 671RTM,"Cá măng", NATO phân lớp "Victor-III")
-Hạm trưởng : Đại tá Katsanov V.A.
-Phó chính trị: Trung tá Leskov A.T.

Thuật ngữ tiếng Nga gốc:ПЛАТ - Проект 671РТМ(К) "Щука"

Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 671 của Hạm đội Biển Bắc - Hải quân Nga. Ảnh chụp ngày 1/1/1994.


Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 659 (mang tên lửa hành trình và ngư lôi với loại 659T) của Hạm đội TBD.


Nguồn ảnh: ru.viki.
..............
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 08:54:38 pm gửi bởi qtdc » Logged
loicuagio
Thành viên
*
Bài viết: 51



« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:37 am »

Hy vọng thời gian tới có thể thấy sự hiện diện của quân đội Nga ở Việt Nam như ngày xưa. Bao giờ cho đến ngày xưa Grin
Logged

Đừng ba hoa ! Kẻ địch đang nghe lén chúng ta
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM