Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:51:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531500 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #570 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:17:35 pm »

(tiếp)

19.8 kHz
NSW, Harold E. Holt, Australia, 1MW ERP
Không định danh được! Longwave 5/98 100Hz 200 baud RTTY.
Longwave Tháng Hai 99 cho rằng đó là North West Cape (ở miền Tây Úc, tại đây có một trạm truyền tin dải tần VLF của hải quân Úc phục vụ các tàu mặt nước và tàu ngầm của hải quân Mỹ và Úc trong phạm vi Tây Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương)?
NWC được định danh bởi Longwave SWL tại Nhật Bản - 8/98
23/9/95 2329, HF1000 LW7 CW 100Hz -800Hz offset S4, fax?
28/8/98 2113, V40 L202 500Hz -60dbm. Noise floor -91dbm. S:N 31db
27/2/99 1553, V40 VLF CW 500Hz -500 -68dbm.
23/7/99 2134, V40 L202 CW 500Hz -66dbm, noise -90dbm S:N 24db

Trạm truyền tin sóng rất dài VLF Harol.E.Holt tại bán đảo North West Cape, Australia. Đây hiện là trạm VLF công suất 1MW lớn nhất bán cầu Nam.


Sơ đồ các tháp vô tuyến (radio tower) tại VLF station Harol.E.Holt.
________________________________________
19.6 kHz
GBZ, Criggons, UK, 30kW ERP. MSK, 50 Bd
Tháng 10/99 2030 nhận được bởi DG4BAS trong dạng msk
________________________________________
19.4 kHz
UGE, Arkhanghelsk, Nga, 105kW OP
________________________________________
19.0 kHz
GQD, Anthorn, Vương quốc Anh, 25kW ERP
________________________________________
18.5 kHz
Rhauderfehn, Đức, 500kW ERP
________________________________________
18.2 kHz

VTX3 là trạm truyền tải của hải quân Ấn Độ. Hoạt động tại Vijananarayanam. Nghe được nó từ Mỹ và Anh.
23/7/95 1832, HF1000 CW 200Hz LW7 S2. CW nghe được lần nữa, ghi lại bằng công cụ PL, khẳng định định danh gọi callsign VTX3 và lưu thông một loạt các chữ số và các ký tự alpha. Ngừng với ký tự II. Một loạt các định danh trạm, các ký tự v và II sau một quãng ngừng. Tín hiệu lên tới mức S2 vài lần rồi mất.
27/6/99 1925z, tín hiệu VTX3 nghe được từ 19.30, mã Morse chuẩn. V40 CW 100Hz BW -550 Hz -90dbm cộng hưởng.
11/7/99 2059z, VTX3 V40 CW 600Hz cộng hưởng -86dbm
23/7/99 2137z, VTX3 V40 l202 CW 500Hz truyền Morse -87dbm
11/7/99 1530z, VVV DE VTX3 và tfc (telefax communication), sau đó là RTTY -mb-
Oct./99  1021 nhận được bởi DG4BAS trong dạng msk
________________________________________
18.1 kHz
UFQE, Matotchkinchar, Nga, 100kW OP rtty 50 hz shift (dịch tần)
Oct./99 1309 nhận bởi DG4BAS trong dạng cw (continous wave)
________________________________________

17.2 kHz
17.2 KHZ SAQ đặt địa điểm tại Grimeton Thụy Điển. Máy phát xoay chiều Alexanderson được chế tạo bởi công ty GE của Mỹ và thiết kế bởi tiến sỹ Alexanderson tại Thụy Điển. Trạm Grimeton dùng để nối Thụy Điển với Mỹ và chính thức khai trương bởi NhàVua Thụy Điển vào ngày 2 tháng 7 năm 1925 - G4KHU-.
Nó vẫn chạy hàng năm – xem tại http://www.telemuseum.se/grimeton/Grimeen.HTML.  Ký hiệu tiếng gọi cũ (Old call) là SAQ và nó nguyên thủy hoạt động ở tần số 16.7KHz để liên lạc điện tín tới Hoa Kỳ và 16 địa điểm khác trên nước Mỹ và thế giới.
7/98 Các báo cáo dạng text được gửi tới tạp chí Longwave. Không nghe thấy tại nhiều bang nước Mỹ nhưng nghe được nhiều ở châu Âu dù nhiễu cũng là vấn đề lớn. Bây giờ là di sản quốc gia. Thao tác viên thông báo rằng khi có mưa trong ngày phát sóng, vấn đề tinh chỉnh trở nên khó khăn, bởi nó đã được cài sẵn trước chế độ khi trời khô ráo.

 

Trạm VLF Grimeton chụp ngày 15.7.2004. Tại đây có máy phát xoay chiều phát minh từ 1904 (ảnh trên) bởi Ernst Alexanderson vẫn còn làm việc được, vốn được dùng để phát dòng xoay chiều tới 100 kHz và sử dụng như một máy phát vô tuyến (radio transmitter.), đó là một trong những máy phát có khả năng phát sóng radio liên tục phục vụ điều biên sóng radio (phát thanh), được sử dụng đến những năm 192x như đài phát radio đầu tiên, cho đến khi được thay bằng đèn điện tử phát xạ chân không (vacuum tube, electron tube). Từ 1960 đến 1996 trạm phục vụ lực lượng tàu ngầm hải quân Thụy Điển. Hiện nay nơi đây được UNESCO xếp vào danh sách di sản thế giới.
________________________________________
17.0 kHz
VTX2: Trạm Vishayanarayanam hải quân Ấn Độ, cuối tháng 10 năm 2000, CW đã đánh dấu kiểm  (bởi Trond Jacobsen)
________________________________________
16.8 kHz
FTA, St.Assise, Pháp, 23kW ERP
________________________________________
16.4 kHz
JXN, Noviken, Na Uy, 45kW ERP
________________________________________
16.3 kHz
VTX1: Trạm Vishayanarayanam hải quân Ấn Độ, 01/11/2000 08:20 UTC, CW maker (by DL4BBL)
________________________________________
16.0 kHz
GBR, Rugby, Vương quốc Anh, 45Kw ERP. Trạm của Hải quân Hoàng gia Anh, mã MSK. Tần số thực trung tâm là 15.980 kHz (-mb-)
________________________________________
15.1 kHz
Bombay, India
HWU, Rosnay, Pháp, 400kW ERP
________________________________________
15.0 kHz

UIK, Vladivostok, Nga, 100kW OP
________________________________________

14.881 kHz
Alpha, hệ thống dẫn đường vô tuyến USSR. Ba trạm trải ra trên lãnh thổ USSR cũ. Không phải lúc nào cũng phát hiện thấy. Được liệt kê tháng 5 năm 98 bởi Longwave với tần số 14.881KHz
26/7/96 2132, HF1000 LW8 SAM 4K một loạt các âm sau mỗi khoảng 10s, có thể là băng dưới (LSB) của băng thông (passband) gồm cả các âm OMEGA trên các tần số 13.6, 13.1, 13 và 12.9KHz. Khi tần số CW là 500Hz -400 .5s âm sau mỗi 3.5s nghe lại được.
18/6/97 2100, sử dụng Spectra-Plus để phân tích quãng cách âm (tone spacing) và độ dài. Có ba xung âm (tone pulses) tại khoảng lặng 3.6 s với ký tự a .6 s quảng cách xung (inter-pulse spacing). Thiết lập HF1000 hoàn thành trên mức và tín hiệu vào khoảng -97dbm.
10/99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS

Lower sideband (LSB) và upper sideband (USB).
________________________________________
14.6 kHz
UVA, Batumi, Nga, 100kW OP
________________________________________
12.649 kHz
Alpha. Krasnodar, USSR 500KW. Komosomol'sk na Amure USSR 500KW. Novosibirk, USSR 500KW.
2/99 đưa vào danh sách Lowdown như định danh căn cứ hải quân. Novosibirisk. 27/2/99 1547, V40 VLF CW không nghe thấy gì.
Oct./99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS
________________________________________
11.905 kHz
Alpha, Krasnodar, USSR 500KW. Komosomol'sk na Amure, USSR 500KW. Novosibirsk, USSR 500KW.
2/99 đưa vào danh sách Lowdown như định danh căn cứ hải quân. Komosomolkamur.
27/2/99 1546, VLF V40 không nghe thấy gì.
Oct./99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS
________________________________________
9.999 KHz
Các tần số dưới giới hạn này là KHÔNG CẤP PHÁT bởi International Telecommunications Union. Việc phát xạ mà sinh ra các sản phẩm điều chế tần số dưới 10KHz phải được ITU phê chuẩn.
________________________________________
8.999 kHz
Không có bình luận của ITU hay ghi chú áp dụng dưới tần số này. Không có giới hạn thực hiện cho hoạt động trên tần số này.
________________________________________
1280 Hz
Test được thực hiện tại Kaford, Na Uy năm 1979/80. ERP là 29W.
________________________________________
1200 Hz
MIDAC là hệ thống được sử dụng bởi các nhà hang động học để liên lạc với trên mặt đất. CW được sử dụng xuống tới độ sâu 1200' (feet) dưới mặt đất.
________________________________________

........
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2011, 01:17:50 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #571 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:52:55 pm »

(tiếp)

1025 Hz
Tín hiệu nhị phân trên các trạm điện chính, để thay đổi tỷ lệ tính toán trong các máy tính tiền ở gia đình (ví dụ thường được dùng ở Thụy Sỹ).
Kiểu điều chế OOK (On-off keying (OOK)).
________________________________________
983 Hz

Pha vô tuyến sóng ULF dùng cho mục đích thử nghiệm tại Hoa Kỳ. John Wright chạy chương trình này từ Durant Oklahoma khi được yêu cầu.
Tín hiệu gọi định danh là "R"
________________________________________
874 Hz
Tần số liên quan đến thủ tục BREAK-IN khi đề cập một cuộc thám hiểm hang động dưới lòng đất. Không có chi tiết nào nói về thiết bị hay nhà sản xuất được đưa ra. Đã đưa vào trang VLF.
________________________________________
470 Hz
Tín hiệu nhị phân trên các trạm điện chính, để thay đổi tỷ lệ tính toán trong các máy tính tiền ở gia đình, giống như mục 1025 Hz
________________________________________

76 Hz
SANGUINE hay Project ELF. Mạng liên lạc tàu ngầm hải quân Mỹ, ban đầu thử nghiệm nhưng hoạt động (chính thức) vào năm 1993 theo các báo cáo mới nhất. Hiện nay có hai hệ thống máy phát, cả hai phải hoạt động để đảm bảo vùng phủ sóng trên toàn thế giới. Cả hai đều có các dây dẫn dài phát xạ (long wire radiators - chiều dài dây khoảng 20 dặm và ở độ cao 20-30 feet so với mặt đất). Bây giờ đã là một hệ thống thiết lập xong hoàn chỉnh - xem: http://www.fas.org/man/dod-101/navy/docs/scmp/part07.htm

Các máy phát 76 Hz bình thường giới hạn trong loại các máy phát băng tần hẹp công suất cực lớn, với hiệu quả ăng-ten thấp một cách rõ ràng. Có ba trạm trên toàn thế giới, một được đặt tại Maine, nhưng đã chuyển tới Michigan. Trạm thứ hai ở Puerto Rico (chấm dứt nhiệm vụ < 1997) và thứ ba ở Panama (chấm dứt nhiệm vụ <1998). Một trạm đang hoạt động toàn thời gian, những trạm khác đang nghỉ trong chế độ chờ hoặc bảo trì. Greg (VGC) đã làm việc tại trạm phát Maine một thời gian, "bạn có thể đi bộ xuyên qua các cuộn dây tải với một người khác trên lưng của bạn" tức là cuộn dây có đường kính 10 foot. Trạm phát Maine đã di chuyển và hiện tại nó đặt tại rừng quốc gia sông Escanaba trên phần bán đảo phía trên của bang Michigan. Một ăng ten dài 56 dặm, được gắn trên các đỉnh cột cao 55 ' (feet). Địa điểm thứ hai tại Clam Lake, Wisconsin có anten dài 28 dặm. GTE là nhà thầu. Các máy phát được chế tạo bởi Continental Electronics. Không có máy thu nào tại các địa điểm đó. Các bản tin có thể được gửi đến các tàu ngầm đang ở độ sâu 300-400 feet dưới mặt nước biển. Tốc độ truyền dữ liệu là rất thấp, nhưng điều này không có vấn đề gì khi hệ thống chỉ nhằm mục đích gửi bản tin "đến được" tàu ngầm nhận tín hiệu truyền qua sóng VLF. Công suất được trích dẫn bởi Longwave là 6W, nhưng điều này cũng có thể sai. Tần số kiểm tra thay thế là 45Hz.



________________________________________
75 Hz
Được dùng trong các thử nghiệm của Hoa Kỳ thập niên 1970. Được thay thế bởi tần số 76Hz. Xem thêm mục 45Hz.
________________________________________
70 Hz
Liên lạc với tàu ngầm
________________________________________
60 Hz
Dùng cho ngành điện (Bắc Mỹ và các quốc gia khác)
________________________________________
50 Hz
Dùng cho ngành điện (Châu Âu)
________________________________________

50 Hz - 7.04 kHz
Dải tần số thu phát bởi phi vụ tàu con thoi Space Shuttle mission STS-45 giữa tháng 3 năm 1992. Một máy gia tốc hạt chùm tia sẽ trực tiếp bơm năng lượng điện từ vào giữa tầng điện ly (ionosphere). Năng lượng đó sẽ truyền xuống, được xử lý và dẫn hướng bởi trường điện từ của trái đất. Nó có thể nhận được bằng các trạm mặt đất đang dùng các máy thu tần số ELF. Chi tiết về một trạm máy thu được xây dựng có trong tạp chí "73" tháng 12 năm 92.




Biểu tượng của phi vụ. Đội bay. Atlantis hạ cánh (bánh chủ tiếp đất) hoàn thành phi vụ lúc 6:23:06 am (Eastern Standard Time (EST)) trong sương sớm Florida ngày 2 tháng 4 năm 1992 tại đường băng bê tông số 33 Trung tâm vũ trụ Kennedy (en.wiki).
________________________________________

PS: 1 foot = 30,48 cm
.......
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:47:33 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #572 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 11:57:30 pm »

(tiếp)

45 Hz
Tần số test của hải quân phục vụ liên lạc với tàu ngầm từ các địa điểm trên đất Mỹ. Nhưngz năm đầu thập niên 1970 các test thường sử dụng tần số 45 hoặc 75 Hz và thực hiện tại Clam Lake Wisconsin và Cộng hòa MI = Michigan/Minnesota. Kể từ đó các test này được chuyển sang tần số 76Hz theo khuyến cáo của Hải quân. Các anten được coi một cách gián tiếp như là "chôn ngầm dưới đất" thực ra là các vòng lặp kín rất lớn, trông giống các dãy dây tải điện dài nhiều dặm với 1, 2, hoặc 3 kim thu lôi trên các cột gỗ. Các thí nghiệm kiểm tra này đã bị công chúng phản đối ở Clam lake. Gọi tắt là "Project ELF" các phương pháp điều chế lạ nhất đã được HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program - Chương trình nghiên cứu cực quang gồm phân tích, điều tra nghiên cứu tiềm năng để phát triển các phương pháp liên lạc và khảo sát sử dụng tầng ion hóa này; chương trình thực hiện với sự phối hợp tài trợ của KQ và HQ Mỹ, Đại học Tổng hợp Alaska và Cơ quan quản lý các đề án nghiên cứu tiên tiến Bộ QP Mỹ (DARPA)) cố gắng thử nghiệm nhằm tạo vòng lặp quanh cực trong tầng điện ly. Chưa hiệu quả (năm 99), nhưng có thể phát hiện thấy tại mặt đất.


Hiện tượng cực quang nam bán cầu (aurora aurealis) quan sát và ghi lại được ở New Zealand ngày 29 tháng 11 năm 1994 từ điểm cực nam Bluff tại đảo Nam New Zealand.


Hiện tượng cực quang bắc bán cầu (aurora borealis) quan sát và ghi lại được ở Hồ Gấu, căn cứ không quân Mỹ Eielson Air Force Base, Alaska, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (en.wiki).
________________________________________
16.6667 Hz
Tần số năng lượng điện ngành đường sắt (Na Uy). Cũng còn gọi là tần số công nghiệp (‘industrial frequency’).
________________________________________
13 Hz
Cộng hưởng Schumann thứ hai
________________________________________
10 Hz
Bức xạ từ trạm MIR của Nga, chương trình INSPIRE Project của EU
________________________________________
7 Hz
Cộng hưởng Schumann thứ nhất đối với lỗ hổng tầng ion của trái đất. Mức tín hiệu đỉnh cũng tìm thấy tại vài sóng hài (harmonics), nhưng các sóng hài (bậc) cao hơn bị che lấp bởi nền nhiễu ngẫu nhiên.



Dao động điện từ tần số vô cùng thấp trong khoang cộng hưởng giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly (cộng hưởng Schumann). Dạng phổ tiêu biểu của các dao động điện từ tần số vô cùng thấp với cộng hưởng Schumannn, các tần số sóng hài ghi màu xanh lam. Cộng hưởng bùng nổ ở tần số 50 Hz có cơ sở bởi các dao động tần số điện công nghiệp. Lân cận tần số bằng không, sự tăng nhanh của đường đặc tính gây ra bởi các dòng chảy chậm chạp trong từ quyển của Trái Đất.
________________________________________


1 Hz
Các tần số trong dải này có thể chỉ liên quan đến các cơn động đất và địa chấn. Sự gia tăng thông lượng sub-Hertz báo trước những trận động đất lớn và từ 1991 được theo dõi chặt chẽ tại California với tư cách hệ thống cảnh báo sớm đối với hoạt động sai lầm có thể có của (trung tâm) San Andreas. Các "Anten" dài nhiều dặm được đặt ngay trên mặt đất và các tín hiệu được chuyển giao lại điểm trung tâm bằng đường cáp quang để phân tích.

......
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2011, 07:24:39 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #573 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 10:23:36 pm »

(tiếp)

ZEVS, MÁY PHÁT TẦN SỐ ELF 82 Hz CỦA NGA
Một hệ thống-truyền phát tần số vô cùng thấp sử dụng sóng dài thực sự

Bài viết của Trond Jacobsen tại phòng thí nghiệm ALFLAB, Halden, Na Uy
________________________________________
TẠI SAO SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ CÙNG THẤP NHƯ VẬY ĐỂ LIÊN LẠC VỚI TÀU NGẦM?
  
Lý do chính của việc này là tín hiệu tần số vô cùng thấp có khả năng xâm nhập sâu xuống dưới bề mặt đại dương. Các tần số ELF sẽ không chỉ thâm nhập sâu vào trong nước, mà còn thâm nhập qua lớp băng dày trên biển, khiến cho các tàu ngầm có thể nhận được các mệnh lệnh khi chúng đang đi qua dưới miền cực đóng băng của địa cầu.



Dưới các đại dương ở độ sâu thường là dưới 300 mét có cả một hạm đội tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, từ cả hai phía đông và tây, chơi trò chơi trốn tìm với nhau và giám sát quốc gia "kẻ thù" tương ứng bằng các thiết bị tinh vi.

Tàu ngầm hạt nhân có thể chạy ở độ sâu này trong nhiều tuần, mà không cần phải nhô lên mặt biển lấy không khí trong lành hoặc vì các nhu cầu tiếp tế khác.

Vấn đề chính là để có được thông tin về những gì đang xảy ra từ trên mặt biển cho đến tận tàu ngầm. Trong vùng biển nơi tàu ngầm tuần tra một cách thường xuyên, có nhiều khả năng một số trạm cố định gần đáy phục vụ liên lạc thủy âm. Hệ thống này liên kết các tàu ngầm với các điểm chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến ven biển. Liên lạc thủy âm dưới nước là khá hiệu quả đối với các hành động chiến thuật chung của tàu ngầm này với các tàu ngầm khác và / hoặc tàu mặt nước.
Như một hệ thống liên lạc qua âm thanh dưới nước, nó được thiết kế cho hoạt động trong khoảng cách tương đối ngắn, khoảng 10-30 km, các vấn đề sẽ phát sinh khi tàu ngầm hoạt động ngoài các khu vực bình thường, xa vùng lãnh hải hẹp được bảo vệ bởi hệ thống quốc phòng và được phủ sóng bởi hệ thống thông tin liên lạc.

Ra tới vùng không có người chủ tại vùng biển quốc tế, phương tiện liên lạc duy nhất với các tàu ngầm là sử dụng đài phát trong phạm vi tần số VLF hoặc ELF. Khả năng tín hiệu vô tuyến thâm nhập vào sâu trong nước phụ thuộc tần số và độ mặn của nước. Ở giữa Đại Tây Dương, với độ mặn 3,2%, một tín hiệu VLF sẽ thâm nhập xuống độ sâu 10-20 mét, vừa vặn với độ sâu kính tiềm vọng của các tàu ngầm hiện đại cỡ lớn.

Tại các khu vực có độ mặn ít hơn, chẳng hạn biển Địa Trung Hải hoặc trong vùng nước lợ của biển Baltic, cùng một tín hiệu nhưng có thể nhận được ở độ sâu hơn 40 mét. Đối với các tàu ngầm hoạt động sâu hơn, chỉ có giải pháp duy nhất để liên lạc một chiều với trên mặt biển là sử dụng sóng vô tuyến dải tần ELF, dải tần số vô cùng thấp, dưới 3 kHz. Ngày nay, cả Hải quân Nga và Hải quân Hoa Kỳ đều đang vận hành các máy phát tần số ELF có khả năng liên lạc với tàu ngầm của mình ở tốc độ và chiều sâu hoạt động của chúng.
________________________________________

VỊ TRÍ CỦA ZEVS
Trạm phát Zevs tần số ELF của Nga, nằm ở phía tây bắc Murmansk tọa độ - 69 ° N 33 ° E, tại bán đảo Kola miền tây bắc Nga.




Trong khu vực Murmansk trên bán đảo Kola có cảng nhà của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga và nhiều công trình quân sự khác, như Trung tâm chỉ huy không quân vùng Bắc Cực của Nga hoạt động tại sân bay Olegonorsk. Người ta cho rằng các máy bay Tu-142 MR (Bear J) "đài tiếp sóng" trên không đóng tại sân bay này, cùng với ZEVS và các máy phát tần số VLF RDL 18,1 / 21,10 kHz làm thành xương sống của đường thông tin liên lạc dải tần ELF / VLF giữa Trung tâm chỉ huy tại điện Kremlin với lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga.

Xây dựng và vận hành một trạm phát tần số ELF không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và cũng không phải nhiệm vụ có giá rẻ về cả kinh tế và kỹ thuật. Các hệ thống ăng-ten cần rất nhiều không gian và đài phát đòi hỏi một nhà máy điện cho riêng nó, còn các điều kiện địa chất tại nơi đặt ăng-ten phải được kiểm tra ngặt nghèo trước khi việc xây dựng bắt đầu.



Quy tắc số một đối với hoạt động của một trạm phát dẫn sóng ELF thành công như Zevs và cơ sở tương ứng của Mỹ hoạt động ở tần số 76 Hz từ trạm truyền phát dual-antenna WMT (Wisconsin Transmitter Facility) và MTF (Michigan Transmitter Facility), đó là độ dẫn điện của mặt đất rất thấp. Đây là một tính năng cần thiết, đặc biệt với nền đất đặt máy phát ELF, trái ngược với tất cả các loại thiết bị phát sóng vô tuyến điện khác, cần mặt bằng nền tốt để kết nối cho ăng-ten. Một vị trí thích hợp cho một máy phát sóng ELF sẽ có được trong những khu vực không có gì hơn ngoài một lớp khá mỏng, chỉ có một vài mét cát, sỏi moréne, phủ lớp đá gốc (baserock) như đá granit hóa thành (đá macma núi lửa - igneous granite) và gơnai dạng biến chất (metamorphic gneiss - đá phiến ma). Khu vực tìm kiếm là những tàn tích của các vành đai núi rất cổ của thời kỳ Tiền Cambri (Precambrian), được tìm thấy gần bề mặt của trái đất.


Phân vùng địa chất trái đất, bản đồ của Hội địa chất Hoa Kỳ USGS.

Tại Canada và miền Bắc Hoa Kỳ có cùng đặc điểm (địa chất) của lớp mộc Canadien, còn được gọi tên là lớp mộc Laurentian, bao trùm một diện tích 4790000 km ², phần rìa lớp mộc phía Nam hiện hữu tại phía bắc Michigan và Wisconsin. Một vị trí thích hợp khác ở Mỹ là Adirondacks ở New York. Trong (lục địa) Europa có những địa điểm tương tự như vậy, thích hợp để đặt các trạm máy phát sóng ELF, được tìm thấy trong các khu vực bao quanh bởi biển Baltic và mộc Caledonian. Giống như các nước vùng bán đảo Scandinavia, các phần hiện hữu này của vùng lõi lục địa châu Âu có thể dễ dàng tìm thấy ở phía tây nước Nga, trên bán đảo Kola. Các địa điểm khác phù hợp làm nền đặt các ăng-ten phát sóng ELF là những quốc gia có các tàn dư địa chất thời đã qua lâu, các dãy núi thời Tiền Cambri đã bị xói mòn, như ở Scotland.




Phân vùng địa chất lớp mộc Caledonian (hay Baltic) và mộc Canadian (hay Laurentian).

Khu vực GlenGarry Forrest ở Scotland đã được dự định làm địa điểm để cho máy phát sóng ELF tần số 72 Hz của Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động, nhằm thông tin liên lạc với các tàu ngầm Trident. Đề án này đã được thử nghiệm, nhưng giá chi phí so với hiệu quả quá cao và sau một cuộc tranh luận chính trị thì đài thông tin sóng ELF GlenGarry đã trở thành lịch sử.

........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:02:58 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #574 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 11:16:43 am »

(tiếp)

TẦN SỐ TRUYỀN VÔ CÙNG THẤP

Với một tín hiệu được truyền tải có tần số thấp như 82 Hz hoặc 0,000082 MHz (tương đương với chiều dài sóng 3.658.536,5 mét hoặc 3.658,5 km), chúng ta đang nói đến longwaves thực sự. Tại tần số hoạt động quân sự của Zevs, bước sóng lớn hơn ¼ đường kính trái đất. Nếu bạn nghĩ rằng sân sau của bạn là quá nhỏ đối với một ăng-ten - dipol (anten lưỡng cực) nửa bước sóng tại băng sóng radio 80 m, hãy thử tưởng tượng dipol-ăng ten nửa bước sóng ở tần số thấp như 82 Hz sẽ ra sao. Tại tần số vô cùng thấp này, dipol ăng-ten nửa bước sóng, sẽ cần phải có độ dài 1829,25 km, dài hơn cả khoảng cách Moscow-Berlin, London-Napoli tại châu Âu. Và dipol 82 Hz sẽ cần phải dài hơn cả khoảng cách giữa Miami-St.Louis hoặc New York-New Orleans ở Bắc Mỹ. Ngay cả khoảng cách giữa đài vô tuyến nghiệp dư QTH của Renato tại Cumiana - Ý và đài của tôi ở đây, tại Halden - Na Uy, cũng chỉ gần 1660 km, ngắn hơn một nửa dipol sóng 82 Hz.

Nhưng may mắn cho các nhà thiết kế trạm phát sóng ELF Zevs, không cần phải thiết kế và xây dựng ăng-ten khổng lồ giống như các ăng-ten dipol cực lớn trên lý thuyết, để có được một tín hiệu hữu ích từ địa điểm truyền phát ở cao trên vùng vòng tròn Bắc Cực gần Murmansk.gửi tới các tàu ngầm của Nga đang lặn sâu bên dưới những lớp sóng đại dương. Giải pháp cho vấn đề ăng-ten khổng lồ sóng tần số ELF này, trên thực tế, lại nằm ngay dưới chân bạn.
________________________________________
TRẠM TRUYỀN PHÁT TÍN HIỆU TRÊN BÁN ĐẢO KOLA

(Tín hiệu) của đài phát Zevs sóng ELF của Nga, trong thời gian đầu những năm 199x đã được phát hiện trên toàn cầu, bởi một số hệ thống đo tiếng ồn vô tuyến do Đại học Stanford vận hành. Các tín hiệu 82 Hz thậm chí còn nhận được tại một căn cứ ở Arrival Height Nam Cực (78 ° S 167 ° W).

Trạm Arrival Heights của New Zealand tại Nam Cực (Antartica), ảnh chụp năm 2007.

Vào thời điểm đó đã có không có các thông tin khả dĩ về các đài phát sóng ELF khác, ngoài hệ thống của Mỹ ở tần số 76 Hz. Và sự tương phản có được không thể lớn hơn, đã có những sách nghiên cứu công phu về đề tài sự phát triển và triển khai các hệ thống ăng-ten truyền dẫn kép WTF / MTF của Mỹ.



Zevs trên Google Earth và Wikimapia.

Các nhà khoa học Đại học Tổng hợp Stanford nhanh chóng cho rằng nguồn gốc tín hiệu 82 Hz là từ Nga. Các suy luận loại trừ hợp lý dựa trên cường độ tín hiệu tương đối lớn của sóng mang 82 Hz  tại Søndrestrømfjord - Greenland, một trạm khoa học, và các tham khảo về một máy phát sóng ELF của người Nga trong một cuốn tiểu thuyết (!!!) của Tom Clancy, người nổi tiếng về độ chính xác trong các vấn đề liên quan đến quốc phòng. Họ cũng dự đoán việc xây dựng và định hướng của ăng-ten truyền dẫn như một lưỡng cực điện dài theo phương ngang, định hướng theo hướng gần đúng là đông / tây (EW).

Điều này sau đó đã được xác nhận bởi các nguồn Nga; máy phát bao gồm hai máy phát điện tần số quét điện áp hình sin và hai ăng-ten nền song song theo phương ngang, mỗi cái dài khoảng 60 km. Các máy phát điện cung cấp dòng 200-300 ampe trong các ăng-ten, trong phạm vi tần số từ 20 Hz đến 250 Hz.


Ví dụ về Feedline.

Nhưng đã có một sự điều chỉnh được thực hiện; hai ăng-ten song song dài 60 km không phải hoàn toàn là ăng-ten đúng nghĩa, mà là đường feedline. Các ăng-ten thực tế chính là trái đất. Bằng cách xây dựng ăng-ten tại địa điểm có hiệu quả dẫn điện của mặt đất là thấp, và bằng cách tiếp đất điểm cuối của feedline / ăng-ten, tín hiệu bị ép xuống sâu lòng trái đất, làm cho trái đất tự nó trỏ thành phần tử bức xạ hiệu quả.

Xem xét thực tế phần nhìn thấy được, đường feedline của ăng-ten khổng lồ này, nó rất giống đường dây điện báo cũ treo trên các cột điện báo. Đi xuống từ cột cuối cùng, tại điểm cuối mỗi chân ăng-ten, có một sợi dây đồng dày nối xuống mặt đất và chôn sâu trong một lỗ khoan, làm nên một kết nối trái đất. (Xem trong bài viết của phòng thí nghiệm mở "Vấn đề tiếp nhận (thu) tín hiệu các hệ thống thông tin liên lạc với tàu ngầm" của IK1QFK và OH2LX  bản sơ đồ phác thảo chính một hệ thống ăng-ten sóng ELF).

Các tính toán thực hiện trên dữ liệu thu thập vào năm 1990, cũng cho chúng ta thấy rằng đài phát sóng ELF 82 Hz Zevs mạnh hơn 10 dB so với đài phát của Hải quân Mỹ ở tần số ELF 76 Hz truyền đi từ hai trạm kép WMT / MTF. Chúng tai sẽ không nghiên cứu quá sâu và cũng không loại trừ một ai đó nếu họ có những lời giải toán học phức tạp, nhưng đây là một số sự kiện:

Momen từ M (Am ²) của một từ trường lưỡng cực ngang (HMD) được thể hiện như sau:
M = ILW
L là chiều dài ăng-ten (m)
I là cường độ dòng điện trong ăng-ten (A)
W là phạm vi hiệu quả theo phương đứng, hoặc theo chiều sâu của ăng-ten (m)
W sẽ được tìm ra bằng cách sử dụng một công thức dựa trên hằng số truyền và chiều sâu lớp mặt tương ứng (corresponding skin depth) của các lớp dẫn điện riêng biệt của mặt đất bên dưới các ăng-ten sóng ELF. Để đơn giản chúng ta khai báo rằng W = h1 với h1 là chiều sâu của lớp dẫn điện đầu tiên.

Nếu chúng ta so sánh với máy phát 76 Hz sóng ELF của Mỹ:
Độ dẫn hiệu quả trung bình của trái đất bên dưới các ăng-ten WTF / MTF là khoảng 2,4 x 10 exp (-4) S / m, nó cung cấp độ sâu hiệu quả của W ~ 2,6 km ở tần số 76 Hz.
Đối với khu vực dẫn điện rất thấp của bán đảo Kola, có một lớp đầu tiên với độ dẫn khoảng 10 exp (-5) S/m / m xuống đến độ sâu (h1) gần 10 km, bên dưới lớp đó là lớp thứ hai với độ dẫn khoảng 10 exp (-3) S / m.
Đối với các ăng-ten kết hợp WTF / MTF, hoạt động tại tần số 76 Hz, chúng ta có:

M ~ 2x300 (A) x 22,5 (km) x 2,6 (km) = 3,51 x 10 exp 4 (A km ²)

Bởi vì momen từ trường của đài phát Zevs tính trở lại năm 1990 đã được ước lớn hơn khoảng 10 dB so với cặp kết hợp WTF / MTF, do đó nó phải bằng 1.1 x 10 exp 5 (A km ²)

Đối với một ăng-ten có chiều dài 55 km, dòng điện yêu cầu I sẽ là 200 A. Như vậy tại tần số 82 Hz:

M ~ 200 (A) x 55 (km) x 10 (km) = 1,1 x 10 exp 5 (A km ²)

Vì hiệu quả rất thấp, công suất bức xạ hiệu dụng chỉ là một vài Watt (!!), nhưng thế là đủ đảm bảo gần như phủ sóng toàn cầu với tần số này, trong khi trên thực tế trái đất tự thân nó là một ăng-ten.
________________________________________

PS: đơn vị đo độ dẫn điện trong hệ đơn vị quốc tế SI là siemens (S) trên mét (S/m)



Trong đó Ω đo bằng ohm, A đo bằng ampere, và V đo bằng volt.
.......
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 08:35:33 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #575 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 06:27:01 pm »

(tiếp)

PHƯƠNG THỨC TRUYỀN

Việc truyền dẫn 82 Hz của Zevs nếu ta nói về mặt kỹ thuật, hiện sử dụng sóng mang dịch tần tối thiểu - phương thức MSK. Đây là loại phương thức truyền dẫn, được sử dụng bởi gần như trong tất cả các máy phát của hệ thống thông tin liên lạc tàu ngầm hiện đại tại băng sóng VLF, 3 - 30 kHz. Điều làm cho chế độ truyền dẫn của ZEVS và các máy phát sóng ELF tương tự trở nên rất độc đáo, đó là độ dịch tần (frequencyshift) rất hẹp của sóng mang, trong pha thông điệp truyền dẫn.

Sự thay đổi tần số rộng nhất quan sát thấy được ở trong phạm vi hẹp 81 Hz đến 83,3 Hz, lúc bắt đầu của một thông điệp được truyền! Sóng mang chỉ dịch tần có 2,3 Hz. tạo nên sự khác biệt trong dấu nhãn hiệu (a mark) và dấu cách (a space) của tín hiệu MSK.

Các cuộc gọi rõ ràng đó đối với một số phần mềm giải mã khá tinh vi được sử dụng bởi hệ thống máy tính thông tin liên lạc cài đặt trực tiếp (onboard) trên tàu ngầm. Tần số sóng mang ELF chuyển từ tần số sóng mang cơ bản (the normal carrier frequency) là 82 Hz, xuống tới 81,6 Hz và lên đến 82,7 Hz, trước khi (truyền) thông điệp. Điều này rất có thể là chức năng "tin nhắn chờ đợi" (“message waiting”) của cuộc gọi của đài phát ZEVS của người Nga.


  
Một cuộc truyền dẫn của Zevs được ghi nhận tại Italia bởi Renato Romero ngày 08 tháng 12 năm 2000 lúc 08:40 UTC. Tín hiệu "tin nhắn chờ đợi", tín hiệu thấp 81,6 Hz trong 8 phút, tín hiệu cao 82,7 Hz trong 4 phút có thể dễ dàng phát hiện thấy trên spectrogram. Sau 16 phút chuỗi bản tin dài của việc truyền dữ liệu được truyền một lần nữa tại tần số 82 Hz. Do sự phát lộ lâu dài, các băng sóng cộng hưởng Schumann dễ dàng nhìn thấy được ở phần phía dưới của ảnh phổ.

________________________________________


MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ TÍN HIỆU CỦA ZEVS

Ngay cả sau khi Nga và Mỹ đã giảm số lượng vũ khí hạt nhân, các đầu đạn hạt nhân còn lại gắn trên các tàu ngầm nguyên tử, vẫn đủ để quét sạch chúng ta khỏi hành tinh này một lần và mãi mãi. Khi bạn đang kiểm soát số phận thế giới, bạn không muốn một cách tình cờ - bắt đầu cuộc chiến ragnarock bằng vũ khí hạt nhân, dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba và cũng là cuộc chiến cuối cùng trên hành tinh ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Bởi vậy máy tính thông tin liên lạc trên tàu được thiết lập để tìm kiếm những thông điệp ưu tiên. Tư tưởng xuyên suốt là xây dựng các bộ mã mà không gây ra thiệt hại nhiều, nếu thông điệp bị hiểu lầm. Rất ít thông tin về các bộ mã thực tế được sử dụng bởi máy phát sóng ELF của Nga trên bán đảo Kola.


Cổng phía bắc nhà thờ từ thế kỷ 11 Urnes stave church (Nhà thờ bằng ván gỗ tại Urnes) ở Na Uy trình bày các họa tiết và phù điêu bao gồm sự miêu tả các loài rắn và rồng tượng trưng cho Ragnarök. Cuộc chiến Ragnarok là thời điểm tận thế trong thần thoại Bắc Âu (thần thoại của các bộ tộc Giec-manh trên bán đảo Scandinavian) xảy đến sau cái chết của thần quang minh Balder. Tại đây, các vị thần chiến đấu với kẻ thù của mình là bọn khổng lồ trên cao nguyên Vigrid rộng mỗi chiều 1000 dặm. Kết quả là gần như hai bên đều bị tiêu diệt chỉ duy có tên khổng lồ Surtr (người khổng lồ lửa) là sống sót sau khi đã phóng lửa thiêu trụi mọi thứ. Thần Odin vĩ đại đứng đầu các vị thần bị con sói Fennir nuốt nhưng nó cũng bị một người con của Odin giết. Thần Thor sau khi giết Jörmungandr thì bị hơi độc của nó ngấm vào người. Heimdall và Loki giết lẫn nhau. Thần Freyr bị tấn công bởi tên khổng lồ Surtr. Tuy nhiên vẫn có một số vị thần sống sót qua cuộc chiến này tiêu biểu là Frigg và Freya. Sau khi kết thúc cuộc chiến, Vali là người báo thù cho các vị thần, bởi vậy vai trò của anh là rất quan trọng. Hai người con của thần Thor nhặt được cây búa của cha và trở thành thần sấm sét. Một cặp vợ chồng, họ cũng đã sống sót qua trận chiến. Các vị thần như Balder hay Höðr (thần mù) được trở về từ địa ngục. Như vậy, Ragnarok không chỉ là một ngày tận thế mà đó còn là một sự khởi đầu của một trật tự thế giới mới, đẹp đẽ hơn và hoàn thiện hơn.(en.wiki và vi.wiki).

Nếu tôi biết bộ mã hiện tại, tôi sẽ không cho thông tin trong bất cứ hoàn cảnh nào, người nghiện giải mã không ngừng nghỉ cũng sẽ phải hạ nhiệt. Còn gì thú vị hơn bộ mã thực tế, cách làm thế nào mà hệ thống truyền dẫn rất chậm chạp này chuyển giao thông điệp đến máy thu.

Các máy phát Zevs gần như phủ sóng trên toàn thế giới, làm cho nó có thể gửi các bản tin đến các tàu ngầm Nga đang lặn trong cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Với sự trợ giúp của các máy phát sóng ELF như hệ thống Zevs của Nga, các tàu ngầm hạt nhân có thể lặn dưới nước ở độ sâu hoạt động với tốc độ hoạt động trong hàng tuần và hàng tháng, thoát khỏi tầm ngắm của "kẻ thù".

Cách thô sơ nhất để liên lạc với một tàu ngầm đang lặn sâu, là sử dụng sóng mang của máy phát sóng ELF như một "chuông báo". Cũng giống như trong các bộ phim gangster cổ điển, "không được gọi cho chúng tôi mà chúng tôi sẽ gọi anh". Các thuyền trưởng được lệnh thi hành nhiệm vụ, nhận lệnh tại cầu cảng căn cứ, lệnh giao anh ta đưa tàu ngầm đến một vị trí quy định và ở lại đó trong một thời gian cụ thể, nếu không có một tín hiệu sóng ELF với tần số đúng được máy tính trên tàu ngầm phát hiện. Nếu tín hiệu như vậy được phát hiện, sẽ có một số hành động tiếp theo được thực hiện. Một kịch bản có thể là đưa tàu ngầm từ vùng nước sâu an toàn tới vùng nước nông hơn, để nhận các mệnh lệnh mới về các tần số thông tin liên lạc tiêu chuẩn, trong phạm vi sóng VLF và từ đó trở lên trên nữa.


Trong một tàu ngầm Nga, tàu đang ở trên độ sâu kính tiềm vọng.

Điều này có thể thực hiện bằng cách phóng ra các phao thông tin liên lạc sóng ELF / VLF, làm cho nó có thể nhận các bản tin radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh trong khi vẫn ở độ sâu an toàn hợp lý. Tàu ngầm Nga như loại 667 "DELTA" có hai phao thông tin liên lạc nổi. Hoặc với nguy cơ bị phát hiện gia tăng, thuyền trưởng có thể đưa tàu ngầm lên độ sâu kính tiềm vọng và sử dụng liên lạc vệ tinh hoặc đường truyền tin tốc độ cao. Để sử dụng tiềm năng đầy đủ của Zevs như là một công cụ thông tin liên lạc một chiều (one-way), nhưng có phạm vi trên toàn thế giới, đòi hỏi một số kiểu mã hóa bản tin phức tạp hơn một chút.
Việc phát sóng ELF sử dụng tốc độ truyền dữ liệu rất chậm, điều này kết hợp với mức nhiễu tự nhiên cao tại các tần số được sử dụng, đặt ra nhu cầu đặc biệt về phương thức mã hóa sử dụng cho bản tin.

Thông điệp sử dụng các mệnh lệnh trực tiếp kiểu như: "phóng tên lửa đạn đạo số 2,4,6,8 với địa chỉ được lập trình sẵn và tên lửa đạn đạo 1,3,5,7 chuyển hướng đến 59 ° 8'12''N 11 ° 23'55''E" (tọa độ QTH của tôi) là hoàn toàn chẳng có khả năng gì giống như vậy, khi mà điều đó chắc chắn sẽ gây ra một hiệu ứng không thể đảo ngược (!) nếu nó KHÔNG PHẢI là thông điệp dự kiến, nhưng có một điều gì đó được giải mã không chính xác bởi các máy tính thông tin liên lạc đặt trên tàu ngầm.
Với một định dạng truyền dẫn bằng cách sử dụng chỉ một mã ba chữ cái và lặp đi lặp lại mã này duy nhất cho phân khúc bản tin 15 phút của phiên truyền sóng ELF, vẫn có thể tạo tín hiệu cho một số trong số 35937 mã khác nhau có thể có (33x33x33 = 35937) khi bảng chữ cái với 33 chữ cái tiếng Nga đều được sử dụng.

Thông điệp đã mã hóa được gửi đi là một mã sửa lỗi lặp lại. Tốc độ bit là một vài bit mỗi phút lặp đi lặp lại cho đến khi đủ dữ liệu được tích lũy để cho máy thu quyết định xem có phải một chữ cái đã được nhận thành công hay không. Vào cuối phân đoạn thông điệp, nó hy vọng sẽ có ba ký tự chính xác trong từ mã (báo) đã hoàn tất "hành trình" từ máy phát ZEVS tới tàu ngầm.
Vào đầu những năm 199x, đài phát Zevs nhiều lần được người ta quan sát thấy đang sử dụng mã điện báo và mã Morse. Nếu người Nga vẫn còn sử dụng chế độ này và mã loại này, các quy tắc tương tự sẽ đang được áp dụng cho loại hình truyền tin đó. Chiều dài của mỗi dấu gạch ngang hoặc dấu chấm đương nhiên rất dài, khi so với tốc độ morse bình thường - như nghe được trên các băng tần chơi radio-amateur. Thay vì kích hoạt sóng mang on và off, sẽ là có lợi cho chất lượng truyền tin khi sử dụng sự dịch tần sóng mang được phát. Lấy ví dụ về cách công việc này được điều chỉnh thế nào khớp với MKL (Mckellar-5lpes Regional Airport), một máy phát dải tần LF, hoạt động ở tần số 82,75 kHz từ Kinloss tại Scotland, MKL sử dụng chế độ và mã này cho việc truyền tin (Terminal Aerodrome Forecast) TAFs (dự báo thời tiết / báo cáo) trên giờ đã định, hoặc hàng giờ.

Một số nguồn liệt kê các loại phương thức hoạt động cho các máy phát sóng ELF như Zevs, một số trong đó rõ ràng đã được theo dõi trong suốt quá trình thử nghiệm truyền dẫn. Tuy nhiên, chế độ đơn giản nhất trong tất cả các chế độ này và đáng sợ nhất, là chế độ "truyền liên tục". Một mã số cụ thể, "tình hình bình thường" liên tục được gửi đi, sau đó các dấu ngắt dự kiến và đã lập trình trong chuỗi này gồm OK, tín hiệu báo rằng "tình hình khẩn cấp" đã được thiết lập.
Tín hiệu break in này, và sự mất mát toàn bộ các dữ liệu từ trên bề mặt, là một mệnh lệnh bắt đầu một chuỗi các hành động dựa trên tình hình mới trên đất liền. Rõ ràng đó là một chế độ thông tin liên lạc cho một quốc gia, đã cảnh báo một cuộc tấn công hạt nhân đầy đủ. Hãy để nó không bao giờ xảy ra.
________________________________________

......
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2011, 11:36:10 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #576 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 12:55:59 am »

(tiếp)

VIỆC SỬ DỤNG MÁY PHÁT SÓNG ELF ZEVS VÀO MỤC ĐÍCH PHI QUÂN SỰ
 
Trái với đài phát sóng kép WTF / MTF của Mỹ, đài phát Zevs của hệ thống thông tin liên lạc tác chiến (CIS) sóng tần số vô cùng thấp ELF tại bán đảo Kola, không chỉ được sử dụng cho các mục đích thông tin liên lạc quân sự. Các sóng điện từ ELF không chỉ thâm nhập vào nước mà còn thâm nhập qua mặt đất tới các độ sâu lớn. Đặc tính này được sử dụng cho công tác nghiên cứu địa vật lý.
Sóng điện từ đã được dùng để thăm dò và theo dõi lớp vỏ trái đất vào năm 1994 bởi Viện Lớp vỏ Trái đất St Petersburg và Viện nghiên cứu địa chất của Trung tâm Khoa học Kola. Tần số sử dụng trong dải 31-166 Hz và độ phân giải cao của các tín hiệu có thể đo được lên đến vài nghìn cây số kể từ nguồn.

Từ năm 1995 và tiếp theo, đài phát Zevs được sử dụng trong các đề án nghiên cứu khác nhau kết nối với việc giám sát các hoạt động địa chấn. Các dấu hiệu tiền phát như việc biến đổi độ dẫn điện trong các tầng đá và sự xáo trộn tầng điện ly là tín hiệu cảnh báo sớm rất quan trọng sắp diễn ra trận động đất.

Việc sử dụng sóng mang tần số 82 Hz của hệ thống Zevs đã cung cấp cho các phép đo độ chính xác cao hơn, giúp nó có khả năng trích xuất dữ liệu từ các độ sâu thăm dò rất lớn mà không thể có trước đó bằng cách sử dụng các nguồn tiêu chuẩn của xung điện từ trường. Tại Bắc Caucasus, cách bán đảo Kola 2700 km, trường điện từ 82 Hz vẫn đủ mạnh để thực hiện những phép đo tin cậy bằng cách sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn băng rộng ACF-2 cho việc thăm dò bằng phương pháp địa từ âm (audiomagnetotellurics - AMT).

   
Một trạm quan trắc địa từ trường. Andrei Tikhonov (1906-1993) viện sỹ VHLKH Liên Xô, người khai sinh ra kỹ thuật địa từ (Магнитотеллурическое зондирование (МТЗ) - magnetotellurics (MT)) cùng với nhà khoa học địa vật lý người Pháp Louis Cagniard trong thập niên 50 thế kỷ 20. Đây là một phương pháp khảo sát địa vật lý (geophysical method) không phá hủy cấu trúc, sử dụng trường điện từ để chụp ảnh các lớp vỏ trái đất bằng cách đo các biến đổi tự nhiên của điện trường và từ trường tại bề mặt trái đất. Độ sâu khảo sát từ 300 - 10 000 m hoặc sâu hơn với quá trình thăm dò lâu dài. Hiện là một ngành khoa học hàn lâm quốc tế và được sử dụng để thăm dò khảo sát khắp thế giới; đang được các nhà khoa học Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc tiếp tục đóng góp và phát triển. Các ứng dụng thương mại gồm có thăm dò dầu khí, thăm dò địa nhiệt (geothermal), thăm dò mỏ khoáng sản, giám sát tình trạng nước dưới đất và theo dõi khai thác dầu khí. Các ứng dụng nghiên cứu gồm có thử nghiệm để tiếp tục phát triển kỹ thuật địa từ, thăm dò thời gian lâu và vào sâu lớp vỏ trái đất, nghiên cứu các yếu tố tiền phát báo trước động đất.
Audio-magnetotellurics (AMT - địa từ âm) là kỹ thuật địa từ tần số cao hơn nhằm vào các thăm dò nông hơn. Trong khi có chiều sâu thăm dò nhỏ hơn kỹ thuật địa từ (MT), kỹ thuật AMT có các phép đo tốn ít thời gian hơn, thường chỉ mất một giờ đồng hồ để hoàn tất (dù các phép đo AMT sâu khi mà cường độ tín hiệu thấp có thể mất đến 24 giờ) và sử dụng các cảm biến (sensors) nhỏ và nhẹ hơn. Kỹ thuật AMT nhanh (Transient AMT) là biến thể AMT ghi lại qua các giai đoạn các tín hiệu tự nhiên mạnh hơn một cách tạm thời (các xung có độ dài xung ngắn), tăng cường tỷ số tín hiệu trên nhiễu sử dụng mức phân cực tuyến tính mạnh.


Gần Kola, ở khoảng cách "chỉ" 950 km, tại eo đất Karelia tín hiệu ELF 82 Hz được sử dụng để thu thập dữ liệu tương quan đối với sự biến dạng thủy triều theo phương đứng trên bề mặt trái đất. Biến dạng này cũng gây ra những thay đổi trong tính dẫn điện của trái đất, cùng một kiểu như trước một trận động đất.

Dữ liệu về biến dạng ở mức bình thường đã hiệu chỉnh này, lên đến 20 cm tại địa điểm thử nghiệm ở Karelia (nhưng biến dạng thủy triều bình thường tại đường xích đạo lên đến 60 cm), là cần thiết để phân tích có hiệu quả các tín hiệu cảnh báo sớm trước khi một trận động đất có thể diễn ra.
Ở Trung Quốc, đây là phương pháp đầy hứa hẹn để phát hiện động đất, được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm và hợp tác giữa Viện Địa chất, Cục địa chấn Trung Quốc ở Bắc Kinh và Đại học Tổng hợp Quốc gia St Petersburg của Nga, tại một số địa điểm thử nghiệm trong vùng lân cận Bắc Kinh, Bảo Dĩ và Tập Hiền ở miền bắc Trung Quốc.
________________________________________

ELF, MỘT CỤM TỪ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ LẠM DỤNG

Tìm ELF trên web và bạn nhận được một số kết quả, dẫn bạn từ các nàng tiên nhỏ và elfs, qua một công ty dầu khí Pháp, tới những câu chuyện hoang đường nhất về các tia chết chóc, kiểm soát tâm trí và chiến tranh điện tử.
Bức xạ điện từ trong phạm vi tần số vô cùng thấp ELF, dĩ nhiên cũng giống như tất cả các bức xạ điện từ, có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Nếu trường có cường độ đủ mạnh, nếu bạn tiếp xúc với một trường điện từ quá lâu. Nếu ...



Tôi không nói rằng các nhà tiên tri ngày tận thế ELF và các nhà hoạt động cho nó là sai. Cơ thể con người chứa đầy các tín hiệu điện có các tần số khác nhau, tất cả các trường (điện từ) phi tự nhiên, như truyền hình, điện thoại di động, truyền tin quân sự, truyền tải điện và các điện trường từ tất cả các tiện ích điện khác mà tất cả mọi người chúng ta quen sử dụng và "nghiện", tất nhiên sẽ tương tác với những tín hiệu sinh ra tự nhiên. Một người nổi tiếng có thẩm quyền trong lĩnh vực này đã một lần được trích dẫn như sau: "Cơ thể con người là một chất lỏng dẫn điện - nó chính là một cái bao lớn chứa nước muối. Bất kỳ từ trường nào dao động trong một chất lỏng dẫn điện đều sinh ra dòng điện". Đây được cho là có ảnh hưởng đến các tín hiệu điện sinh học tự nhiên trong cơ thể con người. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhân loại trong thời gian dài, chúng ta còn chưa biết.  
Đâu là điều mà chắc chắn trong thực tế rất nhiều người viết không có chuyên môn kỹ thuật thích nói đến; HAARP, một thứ chim gõ kiến không có gương mặt Nga, và các thiết bị tiêu chuẩn phát sóng VLF cho sóng ELF. Một câu bí ẩn thích hợp lại là điều "tai hại" cho tất cả. Các máy phát sử dụng tần số truyền HF, nhưng có sự điều chế tín hiệu trong phạm vi ELF, như một số radar ngoài đường chân trời tần số cao (HF Over The Horizon Radar), OTHR, hoàn toàn không phải là máy phát sóng ELF.
Điều tương tự này cũng có thể áp dụng đối với việc làm nóng tầng điện ly như các chương trình Eiscat và HAARP, tín hiệu tần số vô cùng thấp ELF chỉ là sản phẩm phụ của việc phát sóng HF.
Với các máy phát như trong chương trình HAARP, những cỗ máy điều chỉnh dòng phóng điện cực quang (electrojet) vùng cực địa cầu bằng các sóng điện từ tần số ELF, cũng có vấn đề về chiếc ăng-ten khổng lồ, một vấn đề của quá khứ. Bây giờ, không chỉ trái đất, mà cả bầu khí quyển nữa, cũng đóng vai trò như một yếu tố bức xạ. Trạm truyền phát HAARP tại Gakona ở Alaska hiện sử dụng hiệu ứng này (để thử nghiệm) việc truyền tin tại tần số 2,2 Hz đến các tàu ngầm Mỹ.


Tín hiệu 2,2 Hz của một cuộc liên lạc tàu ngầm không định danh được mà Renato  Romero thu được tại Italia.

Một tiêu điểm chú ý trong tương lai và đáng giá rất nhiều nỗ lực để nghiên cứu, đó là các thông tin rất thú vị về các loại truyền phát sóng tần số vô cùng thấp ELF khác do con người tạo ra, giống như vô số các thử nghiệm ăng-ten ELF cưỡng bức, cả trong và ngoài trái đất. Ngoài ra còn có một số tin đồn, mà một trong số đó là Hải quân Ấn Độ rất quan tâm đến một cơ sở phát sóng ELF để truyền tin liên lạc với tàu ngầm lớp Kilo của họ do người Nga chế tạo.

........
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 11:33:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #577 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 12:21:17 pm »

(tiếp)


VỀ CÁC VỊ CHỈ HUY - CÁC THUYỀN TRƯỞNG (PHẦN 28)
(Hồi ức của thuyền trưởng K-305 V.K.Bondarenko - tiếp theo)  

Theo yêu cầu của độc giả, tôi giải nghĩa một số từ viết tắt. Kế hoạch của tôi là sẽ đưa ra khi kết thúc các bài viết, nhưng như ngạn ngữ đã nói, "Phi công mà yêu cầu - phải cho ngay" nên tôi xin đưa ra luôn:

Các từ viết tắt quy ước

авм - многоцелевой авианосец - tàu sân bay đa nhiệm (đa chức năng)
авма - многоцелевой авианосец атомный - tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm, ngày nay trong thành phần tác chiến người Mỹ có 10 tàu sân bay như vậy.
амг – авианосная многоцелевая группа - nhóm tàu sân bay đa nhiệm
аус – авианосное ударное соединение – đơn vị tàu sân bay tấn công gồm 2 hay nhiều hơn tàu sân bay trong đội hình
ОБК – отряд боевых кораблей - biên đội tàu chiến
кр – крейсер - tuần dương hạm
эм – эсминец - khu trục hạm
фр – фрегат - hộ tống hạm, frigate
брзк– большой разведывательный корабль - tàu trinh sát cỡ lớn
ОД – оперативный дежурный - trực ban tác chiến
КП – командный пункт - sở chỉ huy
пларб – ат. подводная лодка с баллист. ракетами - tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí tên lửa đạn đạo
пла – ат. подводная лодка - tàu ngầm nguyên tử
пл – подводная лодка - tàu ngầm
вмб - военно-морская база - căn cứ hải quân
УБП – управление боевой подготовки - cục (phòng) huấn luyện chiến đấu
КД – командир дивизии - tư lệnh sư đoàn (sư đoàn trưởng)
ЗКД – заместитель комндира дивизии - phó tư lệnh sư đoàn (sư đoàn phó)
НШ – начальник штаба - tham mưu trưởng
ФВК - фарватеры военных кораблей - luồng (trên sông, biển) tàu quân sự
ФПП - фарватеры подводного плавания - luồng tàu ngầm
УРО – управляемое ракетное оружие - vũ khí tên lửa có điều khiển    
АПП - аппаратура предстартовой подготовки - thiết bị chuẩn bị phóng (đạn ngư lôi, đạn tên lửa)
БКГР - большие кормовые горизонтальные рули - bánh lái lớn theo phương ngang đuôi tàu
МКГР - малые кормовые горизонтальные рули - bánh lái nhỏ theo phương ngang đuôi tàu
НГР - носовые горизонтальные рули - bánh lái theo phương ngang mũi tàu
РГР - рубочные горизонтальные рули - các bánh lái theo phương ngang khu buồng lái - trên các tàu ngầm nguyên tử chiến lược
КПУГ - корабельная поисково-ударная группа - nhóm tàu sân bay săn tìm-tấn công
МГК - морской гидроакустический комплекс - tổ hợp thiết bị thủy âm hàng hải
ГАК - гидроакустический комплекс - tổ hợp thủy âm
ГЛС - гидролокационная станция - trạm radar định vị thủy âm (trạm định vị thủy âm)
РЛС - радиолокационная станция - trạm radar định vị (trạm định vị vô tuyến)
РЛК - радиолокационный комплекс - tổ hợp radar định vị
МРП - морская радиолокация пассивная - radar định vị thụ động
БИП – боевой информационный пост - trạm thông tin tác chiến
БИУС - боевая информационная управляющая система - hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến
РПДУ - радипередающее устройство - thiết bị truyền tin
РГАБ - радиоакустический авиационный буй - phao vô tuyến thủy âm thả từ máy bay
РДО - переданная или полученная телеграмма по радио или космическим каналам связи - điện báo nhận hoặc phát qua đài thu phát vô tuyến hay qua kênh liên lạc vũ trụ (vệ tinh)
Квитанция окончательная - подтверждение от адресата о получении телеграммы - mã báo nhận xong - (tín hiệu, mã) từ địa chỉ nhận khẳng định đã nhận xong bức điện báo
Квитанция техническая - подтверждение спутником  приёма информации от корабля - báo nhận kỹ thuật - (tín hiệu, mã) của vệ tinh xác nhận đã thu được thông tin từ tàu biển      
СБД - сверхбыстродействие - tác động siêu nhanh
РТР - радиотеническая разведка - trinh sát kỹ thuật vô tuyến
РПКСН - ракетный подводный крейсер стратегического назначения, в обиходе "стратег" - tàu ngầm tuần dương chiến lược mang vũ khí tên lửa (đạn đạo), thường nói và viết tắt "tàu ngầm chiến lược" ("стратег")
БПА - базовая патрульная авиация - máy bay tuần duyên từ căn cứ bờ
СПК – старший помощник командира - trợ lý chính của thuyền trưởng
ПК –  помощник командира - trợ lý thuyền trưởng
ЗКПЧ – зам. командира по политической части - phó thuyền trưởng phụ trách công tác chính trị (thuyền phó chính trị)
БЧ-1 – штурманская боевая часть - штурман - ban (ngành) 1 - ban (ngành) hoa tiêu tác chiến - hoa tiêu
БЧ-2 – ракетно-артиллерийская - ракетчик - ban (ngành) 2 - ban (ngành) vũ khí pháo hạm - tên lửa hạm - ban (ngành) tên lửa
БЧ-3 – минно-торпедная -  минёр - ban (ngành) 3 - ban tác chiến (ngành) ngư lôi - thủy lôi
БЧ-4 – связь- радист, «космонавт» - ban (ngành) 4 - ban tác chiến (ngành) truyền tin-vô tuyến
БЧ-5 - электромеханическая в составе: - механик - ban (ngành) 5 - ban tác chiến (ngành) cơ điện hàng hải - ban máy tàu. Trong thành phần ban này có: - phần cơ - tiểu đoàn cơ
-  Д-1 - дивизион движения (атомный реактор, ППУ, ПТУ) - tiểu đoàn 1 - tiểu đoàn hành trình (lò phản ứng nguyên tử, thiết bị sinh hơi (lò hơi, buồng hơi), máy tuabin hơi)
-  Д-2 – электротехнический дивизион - электрик - tiểu đoàn 2 - tiểu đoàn kỹ thuật điện - tiểu đoàn điện
-  Д-3 – дивизион живучести - tiểu đoàn 3 - tiểu đoàn đấu tranh sinh tồn
РТС – радиотехническая служба - ban kỹ thuật vô tuyến điện
Сл. М – медицинская служба  -доктор - ban quân y - bác sỹ
Сл. Х – химическая служба – химик - ban hóa học - hóa học
ЦП – центральный пост - trạm (chỉ huy, điều khiển) trung tâm
ГЭУ – главная энергетическая установка - thiết bị năng lượng chính
ППУ – паропроизводительная установка - thiết bị sinh hơi
ПТУ – паротурбинная установка - máy tuabin hơi
ТГ – турбогенератор - máy phát điện tuabin
ОКС – общекорабельные системы - hệ thống máy hàng hải chung
АЗ – аварийная защита реактора - mộc (thanh) bảo vệ khẩn cấp lò phản ứng  
ВВД  - воздух высокого давления - khí nén áp lực cao
ВАН, РАМКА, ИСКРА, ПАРАВАН, КИПАРИС – радиоантенны разного назначения - VAN, RAMKA, ISKRA, PARAVAN, KIPARIS - các anten vô tuyến chức năng khác nhau              
СИНТЕЗ – антенна для связи с КА - SINTEZ - anten để liên lạc với thiết bị vũ trụ (KA)
КА – космический аппарат, - KA - thiết bị vũ trụ (vệ tinh, tàu vũ trụ, tàu quỹ đạo)
СБР – стенд безобмоточного размагничивания - giá khử từ
СФП  – судно для замера физ.полей - tàu chuyên dùng đo trường vật lý
ВВК – военно-врачебная комиссия - hội đồng thầy thuốc quân y
«шило» - спирт - đồ uống có cồn (rượu)
омис – отдел морской инженерной службы - tiểu ban kỹ thuật hàng hải  
гису – гидрографическое судно - tàu thủy văn

Nếu so sánh các chức vụ, được nhắc đến trong văn bản, với các chức vụ khác nhau của quân chủng lục quân - nhóm trưởng (командир группы) - đại đội trưởng, trưởng ban (ngành) tác chiến (командир БЧ) - tiểu đoàn trưởng, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử (командир пла) - trung đoàn trưởng, tư lệnh phân hạm đội (командующий флотилией) - tư lệnh tập đoàn quân (командующий армией), còn các chức vụ còn lại cũng giống như trong tất cả các quân binh chủng của lực lượng vũ trang. Các chuyên viên trưởng ngành hàng hải (Флагманские специалисты) – các sỹ quan tham mưu phụ trách các ngành chuyên môn hàng hải nói trên. Tại hạm đội, các chuyên gia trưởng ngành trên sẽ đứng đầu phòng (ban) của mình. Ở đây tôi không giữ hình thức chính tả như tài liệu điều lệnh yêu cầu (chỗ nào viết nghiêng, chỗ nào viết theo mẫu), cái chính là để hiểu được.

........
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 05:06:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #578 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 01:02:10 am »

(tiếp)

Năm 1985 đã đến. Vào cuối tháng 3 tôi bàn giao tàu ngầm cho thủy thủ đoàn thứ 2. Vào đầu tháng 4 bắt đầu tập trận kiểm tra chiến thuật của phân hạm đội. Tại cuộc tập trận này tôi ra khơi trên cương vị sỹ quan cao cấp trên hạm của tàu ngầm "K-242" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng trung tá hải quân SAPRYKIN V.V. Tôi chỉ biết điều này 8 giờ trước khi ra khơi. Ngày 3 tháng 4 đánh dấu sinh nhật lần thứ 40 của tôi. Lúc nửa đêm người ta thông báo cho tôi biết rằng sáng hôm sau tôi cần có mặt trước tư lệnh phân hạm đội để nhận lệnh và chỉ thị. Thú vị nhất là hôm trước người ta đã nói ngụ ý rằng sẽ không triệu tập tôi, vậy nên nói có Chúa chứng giám, tôi và vợ đã thu xếp một buổi lễ sabantui (lễ dân gian vùng nam Ural) nhỏ để mừng sinh nhật.

Buổi sáng, sau khi nhận chỉ thị, chúng tôi ra khơi. Tàu ngầm được giao một khu vực trong biển Okhot với nhiệm vụ bảo vệ khu vực đó, nơi có một tàu ngầm chiến lược đang hoạt động. Tôi đi vào buồng trung tâm. Đang diễn ra đổi phiên trực – thuyền trưởng trao tàu cho trợ lý chính. Đó là điều làm tôi ngạc nhiên, vì phiên trực đêm – phiên trực của thuyền trưởng, hơn nữa tàu đang đến gần eo biển Kuril, mà chúng tôi phải vượt qua. Tôi hỏi trợ lý chính, anh ta nhận được chỉ thị gì từ thuyền trưởng. Và nghe câu đáp ngắn gọn: «vượt qua eo biển». Cậu ta sẽ thực hiện điều đó thế nào – tôi không nhận được câu trả lời hợp lý. Thời gian trôi qua, tàu đã tới tuyến chính xác hóa vị trí. Tôi ra lệnh cho trợ lý chính báo động tập để nổi lên vào phiên liên lạc và xác định vị trí. Trong buồng trung tâm thuyền phó chính trị lao vào và, bọt xà phòng đánh răng vẫn còn trên mồm, anh ta bắt đầu gào tướng lên xem ai cho phép phá vỡ sự nghỉ ngơi của các thành viên, những người suốt đêm không ngủ khi chuẩn bị cho tàu ra khơi và v.v. và vân vân. Lại phải dẹp yên "nỗi khổ của thủy thủ" («горе - моряка»). Trước sự kinh ngạc của tôi, thuyền trưởng cũng không hiểu tại sao phải chính xác hóa vị trí của tàu ngầm làm quái gì - eo biển rộng vô tư. Lại phải giảng giải. Hoàn thành xong tất cả những hành động cần thiết, chúng tôi lặn xuống và vượt qua eo biển (trong tư thế đi ngầm). Tôi ngạc nhiên hơn nữa vì thuyền phó chính trị tổ chức xem phim trong cabin sinh hoạt chung. Lại phải áp dụng các biện pháp thẳng thừng.


Con tàu không thể bị chìm nhất, bích báo của các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô.

Một biên đội tàu chiến đại diện cho các tàu của binh đoàn tác chiến số 10. Tư lệnh binh đoàn phó đô đốc DYMOV R.L tuyên bố các tàu ngầm của phân hạm đội không phát hiện ra biên đội và binh đoàn đang tiến gần bờ biển Kamchatka mà không hề bị phát hiện.

Trong một lần nổi lên độ sâu kính tiềm vọng, các chuyên gia trinh sát điện tử đã phát hiện ra một tín hiệu ngắn trong mạng vô tuyến của binh đoàn DYMOV. Phản ứng của thuyền trưởng – không có gì, mà ở đây đường đi đang tính từng giây. Tôi ra lệnh chuẩn bị điện báo vào địa chỉ tư lệnh phân hạm đội về việc phát hiện ra tín hiệu. Điện đã gửi. Tại cuộc họp bình giá tập trận mới biết rằng tín hiệu đó cũng bị tàu ngầm «К-507» do đại tá hải quân POZNIAKOV A.A. chặn bắt được, tàu của anh khi đó đang ở khu vực quần đảo Aleutian. Sau khi nhận được hai điện báo này, tại bộ tham mưu phân hạm đội người ta đưa ngay vị trí biên đội tàu của binh đoàn lên bản đồ, chuyển tọa độ đội hình tới địa chỉ trung tá hải quân ZAKHARENKO M.G., tàu ngầm của anh đang ở phía bắc quần đảo Hawaii, kèm theo mệnh lệnh trong thời hạn ngắn nhất phải tấn công tiêu diệt "kẻ thù", nhiệm vụ này anh ấy đã kịp thực hiện thành công. Phó đô đốc DYMOV R.L. thì hoài nghi «chỉ có một tín hiệu ngắn mà mọi việc lại  thất bại».

Chẳng bao lâu trung tá hải quân SAPRYKIN V.V. vì tình hình sức khỏe bị gạch tên khỏi danh sách đi biển và thay thế anh ta là MATSIURA V.A. Viatcheslav tôi biết đã lâu. Từ bài học trong cuộc tập trận trên anh đã rút ra được những kết luận đúng đắn cần thiết. Anh đã chỉ huy tàu ngầm một cách hiểu biết, trong thủy thủ đoàn người ta kính trọng anh. Nhưng… Sau chuyến phục vụ chiến đấu đầu tiên, đã xảy ra một sự vụ với anh và anh đã ra khỏi quân đội trắng tay luôn. Tôi dừng lại tỉ mỉ trường hợp này chỉ bởi vì trên biển chẳng có eo biển nào là eo biển rộng và chuyện nhỏ nhặt kiểu như vậy chính là chuyện cái tín hiệu không đáng kia.

Để độc giả hiểu đúng những gì sẽ nói tiếp, tôi xin sử dụng một số đoạn trích từ bài viết của cựu Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội CHERNAVIN Vladimir Nikolaevitch, tư lệnh sư đoàn tàu ngầm đa chức năng số 45 Hạm đội Thái Bình Dương GORDEEV Igor Ivanovitch và bách khoa toàn thư mở «Vikipedia».
Về chương trình xây dựng các tàu ngầm chiến lược mới của Hoa Kỳ, Vikipedia viết thế này -  «…đã lên kế hoạch đóng mới 10 tàu ngầm. Tới 1981 chương trình tăng số lượng tàu được đóng lên 15 chiếc, và có kế hoạch mở rộng đến 20 chiếc vào trước 1985. Trong năm 1989 Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng 21 chiếc, và dự tính tăng đơn hàng đến 24 chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược mang vũ khí đạn đạo. Tuy nhiên năm 1991 Quốc hội Mỹ đã hạn chế chương trình đóng mới ở mức 18 chiếc ». - Loạt tàu ngầm này đã được đưa vào biên chế từ 1976 đến 2002. Những tàu ngầm đó trang bị 24 tên lửa đạn đạo thuộc hệ thống «Тrident» có tầm bắn xa đến 11 000 км. Loạt đầu tiên 8 SSBN đóng quân tại căn cứ hải quân Bangor, bang Washington trên bờ biển Thái Bình Dương của nước Mỹ. Số 10 tàu ngầm còn lại, thuộc loạt thứ 2, được bố trí tại căn cứ hải quân Кings-Base, bang Georgia – Đại Tây Dương.

Danh sách dưới đây gồm các SSBN lớp «Оhio», trong giai đoạn 1981 – 1985 thuộc quân số hải đoàn tàu ngầm số 17 (Submarine Squadron 17) đóng tại căn cứ «Bangor», trong đó có 5 tàu ngầm loại mới nhất.

Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp « Ohio » – 10
 SSGN-726 « USS Ohio », 1981
 SSGN-727 « USS Michigan » 1982
 SSGN-728 « USS Florida » 1983
 SSGN-729 « USS Georgia » 1984
 SSBN-730 « USS Henry M. Jackson » 1984
 SSBN-731 « USS Alabama » 1985
 SSBN-732 « USS Alaska » 1986
 SSBN-733 « USS Nevada » 1986
 SSBN-734 « USS Tennessee » 1988
 SSBN-735 « USS Pennsylvania » 1989




SSBN-727 USS Michigan trên dok bảo hành tại căn cứ Bangor ngày 14 tháng 11 năm 2002. Năm 2007 tàu được cải loại sang SSGN-727. Từ tháng 12 năm 2009 trú đóng tại căn cứ hải quân Kitsap, bán đảo Kitsap, bang Washington, sau khi căn cứ hải quân Bremerton sát nhập với căn cứ tàu ngầm Bangor.

Trước Hạm đội Thái Bình Dương đặt ra nhiệm vụ phải đối phó với các tàu ngầm này. Nhiệm vụ đó được giao cho sư đoàn tàu ngầm chống ngầm số 45. Từ 1982 các tàu ngầm của sư đoàn bắt đầu lướt đến mòn vẹt con đường mòn trên biển tới đó, tới Bangor. Tàu ngầm đầu tiên khai phá con đường này là «К-492» do trung tá hải quân DUDKO Vladimir Yakovlevitch chỉ huy. Anh đã có khả năng phát hiện SSBN và theo dõi nó. Ngôi sao Anh hùng đã chiếu trên đầu anh, nhưng … con tàu thứ 2 là «К-507» dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân POZNIAKOV Anatolii Alekseevitch, tàu ngầm thứ 3 - «К-412» do trung tá hải quân KAPSHUK Viktor Petrovitch chỉ huy. Ngoài ra đó là chiến dịch săn tìm chống ngầm sử dụng biệt đội có lực lượng ít nhất, dưới tên mã "Gió tươi" («Свежий ветер»). Đó là vào năm 1983. Tôi đã viết về điều đó ở phần trên. Khi đó đã phát hiện ra một SSBN đang trên đường tuần dương chiến đấu, và chúng tôi đã biết cách ép những nét "chỉnh sửa" vào trong kế hoạch của nó. Năm 1984 tôi vẫn tiếp tục đến đấy trên tàu ngầm «К-360» cùng với thủy thủ đoàn của trung tá hải quân BUTAKOV Grigorii Lukitch, người đã biết cách phát hiện, thiết lập sự theo dõi và ghi âm (tiếng ồn) của SSBN «Мichigan».  Ngôi sao Anh hùng đã lấp lánh, nhưng …. Tuổi trẻ.


Từ trái sang: chuẩn đô đốc DUDKO V.Ya, đại tá hải quân POZDNIAKOV A.A., đại tá hải quân KAPSHUK V.P., chuẩn đô đốc BUTAKOV V.L.
.......
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:59:40 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #579 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:46:57 pm »

(tiếp)

Vậy là, 4 tàu ngầm của sư đoàn 45 trong khoảng thời gian 3 năm đã biết tạo ra vấn đề cho hải đoàn tàu ngầm số 17 Hải quân Hoa Kỳ. Thời ấy, tại Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương nảy sinh ý tưởng tiến hành chiến dịch chống ngầm quy mô lớn sử dụng một số tàu ngầm hiệp đồng cùng các lực lượng khác của hạm đội. Ở đây tốt nhất ta nhường lời cho người lãnh đạo chiến dịch này, tư lệnh sư đoàn 45 chuẩn đô đốc GORDEEV Igor Ivanovitch. Ông đã cho phép tôi sử dụng bài phát biểu của ông tại cuộc tập huấn các chỉ huy đơn vị Hải quân Liên Xô vào tháng 4 năm 1986 ở thành phố Leningrad.

Đây là câu chuyện của ông:

« Vào năm 1985 một trong những nhiệm vụ mà kế hoạch phục vụ chiến đấu của sư đoàn 45 đặt ra là:
            -bằng lực lượng bản thân của sư đoàn và lực lượng phối thuộc tiến hành tập trung tìm kiếm các SSBN của Hải quân Hoa Kỳ một cách trực tiếp cạnh lãnh hải vùng bờ biển phía tây Hợp chủng quốc trong khu vực vịnh Juan de Fuca (nơi đóng quân của hải đoàn tàu ngầm số 17 của Hoa Kỳ).
Khi soạn thảo kế hoạch huấn luyện và chuẩn bị, người tham gia tích cực nhất là phó ban (chống ngầm) Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đại tá hải quân KONAREV N.A. sau này là phó đô đốc. Ông làm việc rất căng với ban tham mưu sư đoàn. Phải thừa nhận một cách công bằng, cơ quan tham mưu cấp trên tức bộ tham mưu phân hạm đội, túi bụi trong những việc hàng ngày, tỏ ra khá thờ ơ với công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Tôi cho rằng, chúng tôi đã có khả năng, xin phép nói thật, trong lần duy nhất, che mắt được tình báo của đối thủ tiềm năng về thời gian, hướng và mục tiêu các chuyến ra khơi của của các con tàu. Kinh nghiệm chiến tranh thế giới thứ 2 trên Thái Bình Dương đã được sử dụng, trong đó có kinh nghiệm của Nhật Bản – khi chuẩn bị tấn công Trân Châu Cảng. Vậy là, các ký hiệu thực hành của cơ quan hậu cần nỗ lực chuẩn bị cho một trong các tàu ngầm đi biển ở khu vực Ấn Độ Dương. Sỹ quan các tàu ngầm khác nêu yêu cầu trong các báo cáo của mình trả họ về Kamchatka sau khi chuyển tàu ngầm xuyên dưới băng Bắc Băng Dương sang cho Hạm đội Biển Bắc và v.v. Kết quả của những chiến dịch ngụy trang như vậy là chúng tôi làm rối trí cả các "cơ quan có thẩm quyền", làm cho họ tức giận và phiền lòng »
.


Usataya Sinitsa - «Усатая синица» - Chim sơn tước lông dài.

Mùa hè 1985 bắt đầu công tác chuẩn bị và huấn luyện theo kế hoạch trước khi tiến hành chiến dịch săn tìm chống ngầm dưới tên mã "Chim sơn tước lông dài" («Усатая синица»). Trong chiến dịch này tham gia có các tàu ngầm: «К-492» do trung tá hải quân LOBANOV Оleg Мikhailovitch chỉ huy, «К-412» do thiếu tá hải quân GOLOBOKOV Sergei Аnatolievitch chỉ huy, «К-360» do trung tá hải quân KULISH Viktor Petrovitch chỉ huy, «К-242» với thủy thủ đoàn của tàu ngầm «К-305» dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân BONDARENKO Viktor Коnstantinovitch, tàu trinh sát cỡ lớn «Аzia», tàu hải văn «Phương Bắc» và 4 máy bay chống ngầm tầm xa Тu-142М. Trong số các thuyền trưởng tàu ngầm, chỉ có tôi đã từng ở trong khu vực này. Thiếu tá hải quân GOLOBOKOV S.А. mới được bổ nhiệm thuyền trưởng chưa lâu, còn LOBANOV và KULISH đã chỉ huy tàu ngầm sang năm thứ ba.


Từ trái sang: đại tá hải quân Kulish V.P., đại tá hải quân Lobanov O.M.
          
Bộ tham mưu hành quân được hình thành từ các sỹ quan tham mưu sư đoàn - trưởng ngành hoa tiêu trung tá hải quân BORMOTOV Аleksei Аndreevitch, trưởng ngành truyền tin trung tá hải quân ARKHIPOV Vladimir Petrovitch, trưởng ngành gây nhiễu vô tuyến điện tử (радиоэлектронные помехи - РЭП) trung tá hải quân TCHEPIK Vladlen Ivanovitch, hoa tiêu đại úy hải quân BONDAREV Ghennady Renaldovitch.
 

Trên ảnh hàng đứng từ trái sang phải: BORMOTOV, TCHEPIK, BONDAREV, một chuẩn úy trên tàu trinh sát cỡ lớn, АRKHIPOV, một hiệu thính viên trung sỹ hải quân, hàng ngồi – thuyền trưởng tàu trinh sát cỡ lớn «Аzia», GORDEEV, trưởng ban kỹ thuật vô tuyến tàu trinh sát cỡ lớn thiếu tá hải quân TIMOSHENKO.

Trong quá trình chuẩn bị chúng tôi thường ra biển để hoàn thiện việc hợp đồng tác chiến. Các thuyền trưởng tàu ngầm cần phải được thực hành tìm kiếm và theo dõi SSBN. Tại một chuyến ra khơi tư lệnh sư đoàn lệnh cho tôi kế hoạch cơ động, chỉ thị độ sâu lặn 100 m, và nhấn mạnh biện pháp an toàn. Cần phải tạo khả năng cho thiếu tá hải quân GOLOBOKOV S.А. theo dõi. Chúng tôi chiếm lĩnh vị trí của mình, lặn xuống, bắt đầu làm việc. Sau 2 giờ dồng hồ, trong khu vực khoang tàu ngầm thứ nhất vang lên tiếng đùng đoàng. Sau đó là một cú đập, một chuỗi cú đập, thân tàu rú lên. một loạt cú đập rất mạnh nữa. Tôi ra lệnh báo động, đổi hướng, tức tốc cho tàu nổi lên. Ý nghĩ đầu tiên – có chuyện gì đó với tàu ngầm đang theo dõi. Chưa kịp trèo lên cầu điều hướng tháp chỉ huy hành trình, tôi đã nghe hiệu thính viên báo cáo rằng sư đoàn trưởng gọi liên lạc. Các câu hỏi là trùng hợp – «chuyện gì xảy ra vậy?». Tại đó cuộc «thao luyện» kết thúc. Sư đoàn trưởng đi về căn cứ, còn tôi ở lại thêm một ngày đêm nữa trong khu vực này. Sau chấn động như thế mà không hiểu cái gì xảy ra, thủy thủ đoàn suốt đêm không ngủ. Chúng tôi đi khắp con tàu lờ đờ uể oải. Lúc về tới căn cứ mới rõ là cách chúng tôi 40 dặm (72 км.), máy bay tiến hành hủy các quả bom chìm cũ. Tôi hình dung ra các thủy thủ tàu ngầm trong thời gian chiến tranh cảm thấy điều gì, khi những quả bom chìm đang thực sự rơi xuống đầu họ.

Trong những ngày 20 của tháng 7 các tàu ngầm lại bắt đầu hành trình. Lần này đến lượt tôi. Tôi khởi động thiết bị năng lượng chính, chờ lệnh "đồng ý" («добро») cho xuất phát, nhưng thay vào đó tôi được lệnh thả thanh AZ (ngừng, giảm hoạt động lò phản ứng). Ba lần như vậy. Chỉ sau lần thứ 4 tàu của tôi mới ra biển. Thì ra tại Моskva trong thời gian ấy đang diễn ra Liên hoan Thanh niên Thế giới. Đó, cũng là nguyên nhân quan trọng.

Chuyến đi của các tàu ngầm tới khu vực của mình diễn ra bình thường. Thực tế thì trện tàu ngầm của tôi, hệ thủy âm đã không làm việc. Nguyên nhân ở phế phẩm của nhà máy trong chế tạo bánh răng chất dẻo tổng hợp. Bằng cách nào đó, chúng tôi đã tìm được chi tiết bằng thép ít nhiều phù hợp hơn, chúng tôi sửa và điều chỉnh lại - tất cả lại chạy. Do tàu ngầm được bảo hành, nên khi trở về họ muốn khởi tố hình sự chống lại tôi, nhưng tư lệnh phân hạm đội điều chỉnh việc đó ngay, sau khi ông hỏi tôi: «anh đã hoàn thành nhiệm vụ chưa?, đã ạ. Vậy đi đi, làm việc đi, còn nhóm giám sát bảo hành này thì để tôi trực tiếp giải quyết ».
Ông ấy đã giải quyết xong. Khi tôi gặp các đại diện ấy thì nghe họ nói: «Sao cậu lại lôi tư lệnh vào, thế không thể dọa một chút à?».

Сhiếm lĩnh khu vực xong, chúng tôi bắt đầu làm việc. Từng bước, biệt đội chống ngầm bắt đầu tăng lực lượng trong khu vực mà người ta nói rằng sắp đến thời gian SSBN ra khơi hoặc về căn cứ. GORDEEV: «Các tàu ngầm và lực lượng phối thuộc chúng đã triển khai trên một mặt trận rộng lớn, chiếm toàn bộ mặt nước phần bắc Thái Bình Dương. Theo kế hoạch đã được Tổng tư lệnh Hải quân phê chuẩn vảo cuối tháng Tám năm 1985, một con tàu chỉ huy chở bộ tham mưu săn tìm đã có mặt trong khu vực chiến dịch. Tới thời gian này các lực lượng trực thuộc dưới quyền theo mệnh lệnh tác chiến đã chiếm lĩnh xong khu vực của mình. Suốt hai tuần lễ trước khi hành động chủ động, đường liên lạc ổn định (giữa các tàu ngầm và căn cứ chỉ huy) đã hoàn thành  bằng cách sử dụng kênh liên lạc vũ trụ. Điều này cho phép trong thời hạn ngắn nhất có thể trao đổi được thông tin.
Những sự kiện kịch tính nhất diễn ra trong những ngày 26-27 tháng 8, khi các tàu ngầm của chúng tôi, chặn trên tất cả các thủy đạo dẫn vào căn cứ hải quân, cũng không phát hiện ra các tàu ngầm tên lửa đạn đạo ra ngoài căn cứ. Hồi ấy chúng tôi đã không đánh giá được thật nghiêm túc ý nghĩa và tầm quan trọng mà bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ dành cho vấn đề đảm bảo ra khơi tuần tra chiến đấu của các con tàu như SSBN. Chúng tôi đã tiếp cận vấn đề đó theo quan điểm chưa phù hợp của mình.
Tàu ngầm «К-242» với thủy thủ đoàn сủa đại tá hải quân BONDARENKO V.K. hoạt động trên hướng chính, rõ ràng đã bị các máy bay của lực lượng chống ngầm Hoa Kỳ phát hiện, trên đầu con tàu thường xuyên có 2 – 3 máy bay «Оrion» bay treo suốt ngày đêm. Các phao thủy âm được thả xuống biển. Hoạt động của các thủy thủ tàu ngầm còn phức tạp bội phần vì vô số các con tàu đánh cá trong khu vực - khoảng 3 trăm «tàu ngư phủ». Đến tận bây giờ tôi vẫn ngả mũ trước tài nghệ và lòng dũng cảm của thuyền trưởng tàu ngầm đại tá hải quân BONDARENKO Viktor Konstantinovitch, đã thực hiện cùng với thủy thủ đoàn anh hùng của mình việc săn tìm các chuyến xuất phát khỏi căn cứ của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo Hoa Kỳ. Rất nhiều chuyến nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để chính xác hóa vị trí, bởi lẽ cạnh lãnh hải (Mỹ) độ sâu không lớn - dải đá ngầm La Perouse - khu vực sôi động các tàu đánh cá – đó là việc không hề đơn giản. Thậm chí đôi khi cần phải cho thủy thủ đoàn giảm bớt căng thẳng, tôi cho họ ra vùng nước sâu hơn. Vậy là trong thời gian tính toán trước đã không phát hiện ra SSBN của Mỹ. Ai có lỗi – chúng tôi hay ngành trinh sát đã báo tình hình chưa chính xác? Làm gì đây?

Tôi, với tư cách chỉ huy lực lượng săn tìm, phải quyết định mà không chờ Bộ Tổng tham mưu Hải quân, - thời gian được tính từng phút - một quyết định mạo hiểm bố trí lại lực lượng. Kết quả là đã thành công, và còn được củng cố chắc chắn thêm bởi những hoạt động sáng tạo của thuyền trưởng tàu ngầm «К-492» trung tá hải quân LOBANOV О.М. Nhờ liên lạc ổn định giữa các tàu ngầm và lãnh đạo lực lượng săn tìm, LOBANOV đã nắm vững tình hình, và hiểu rằng khu vực trong đó đang có tàu ngầm «К-242», đã bị lộ trước đối phương rồi. Nghĩa là, SSBN sẽ vòng tránh khu vực đó, đi dọc theo bờ biển lên phía bắc và sẽ đột phá ra đại dương ở chiều sâu lớn theo một trong các khe ngầm (canones) trong khu vực quần đảo Charlotte (bờ biển tây Canada). Sau khi phân tích kỹ tình hình anh ấy ra quyết định chiếm lĩnh trước thời hạn vị trí thuận lợi đó để "săn mồi".


     
Khu vực đảo Charlotte - Canada.

Kết quả không phải chờ lâu.Ban đầu phát hiện được tiếng ồn của frigate hộ tống, còn trên nền tiếng ồn đó là tiếng ồn của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo. Tiếp theo – việc của các kỹ thuật viên. Đã thiết lập được sự theo dõi với SSBN.
Chẳng mấy chốc tàu hải văn «Phương Bắc» phát hiện ra dấu vết của SSBN, và bắt đầu theo dõi nó. Lệnh truyền cho tàu ngầm «К-360» tiếp nhận tiếp xúc từ tàu hải văn và, trung tá hải quân КULISH V.P. nhanh chóng thiết lập được tiếp xúc thủy âm với SSBN và bắt đầu tiến hành sự theo dõi một cách ổn định và chắc chắn. Đó là một SSBN, đang trở về từ chuyến tuần dương chiến đấu. Anh ấy theo dõi được nó đến tận lúc nó chủ động cơ động cắt đuôi đeo bám và sử dụng thiết bị thủy âm đối phó, kể cả dàn dựng giả mục tiêu tàu ngầm. Tôi đã báo cáo quá trình thực hiện chiến dịch này tại cuộc tập huấn các chỉ huy đơn vị hợp thành Hải quân Xô Viết vào cuối tháng 4 năm 1986 ở thành phố Leningrad. Lãnh đạo đã ra quyết định ban hành chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân, trong đó hoạt động của các thành viên tham gia chiến dịch được dẫn làm ví dụ cho toàn bộ cán bộ chiến sỹ Hạm đội Hải quân …»

Đô đốc hạm đội CHERNAVIN V.N.:
«Chúng tôi áp dụng tất cả các biện pháp có thể để giảm bớt sự ngạo mạn ở những người quá thừa thãi đặc tính đó. Và chiến dịch sẽ được thảo luận dưới đây, được soạn ra và tiến hành, không phải để cảnh báo đùa cợt với Lầu Năm Góc và gây ra chất vấn tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi không biết người Mỹ gọi cuộc hành quân cơ động của chúng ta như thế nào, nhưng trong các văn bản chính thức của chúng ta, chiến dịch hoạt động này diễn ra dưới tên mã "Atrina". Nó được nghĩ ra khi tôi đang chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, còn việc chuẩn bị để thực hiện nó bắt đầu ngay khi tôi vừa được phê chuẩn làm Tổng tư lệnh Hải quân Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết..… (Theo sắc lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 29 tháng 11 năm 1985 đô đốc hạm đội Chernavin Vladimir Nikolaevitch được bổ nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh Hải quân - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô). … Thế nhưng vấn đề sẵn sàng về kỹ thuật, tính đơn trị của thủy thủ đoàn một số tàu không cho phép tiến hành nó ngay lập tức. Phải hoãn nó đến đầu năm 1987.
Sự thành công của cuộc biểu dương này ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến giọng điệu tại các cuộc đàm phán quốc tế, mà trong nửa sau của những năm 198x người Mỹ đã theo đuổi xu hướng trong khi gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, vẫn tăng cường củng cố hạm đội và thỉnh thoảng giở “trò chơi cơ bắp", nói cách khác, chúng ta cần phải đặt "chính sách tàu ngầm tuần dương" đáp trả "chính sách ngoại giao pháo hạm" một cách đích đáng.
Tháng sáu năm 1985 tại dãy đá ngầm New Founland, các tàu ngầm của sư đoàn 33 đã tiến hành một chiến dịch có tên mã là "Aport", trong đó có hai mục tiêu chính: phát hiện khu vực tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của kẻ thù tiềm năng, và xác định các thủ đoạn chiến thuật mới của các lực lượng chống ngầm của NATO. Ngày 1 tháng 7 năm 1985 chiến dịch «Аport» đã kết thúc. Chiến dịch đó cùng loại và là khúc dạo đầu cho chiến dịch «Аtrina».


V.CHERNAVIN tiếp tục: «… Vào đầu tháng ba năm 1987, từ Zapadnaya Litsa chiếc tàu ngầm đầu tiên của thê đội tương lai ra khơi. Sau một thời gian đã định, chiếc thứ hai rời bến tàu, rồi chiếc thứ ba, thứ tư, thứ năm ... Chiến dịch "Atrina" bắt đầu ...
gần như toàn bộ một sư đoàn tàu ngầm nguyên tử đã tiến vào đại dương: K-299 (thuyền trưởng trung tá hải quân Kliuev M.I.), K-244 (thuyền trưởng trung tá hải quân Alikov V.I.), K-298 (thuyền trưởng trung tá hải quân Popkov), K- 255 (thuyền trưởng trung tá hải quân Muratov B. Yu), và K-524 (trung tá hải quân Smelkov)».

.......
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 06:44:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM