Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:37:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531584 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #440 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2011, 07:12:15 pm »

(tiếp)


2. Ngày 24 tháng 6 năm 1983: tàu ngầm K-429, đề án 670A. Nguyên nhân: Ngập khoang số 4, chìm trong vụng biển Sarannaia, vịnh Avachinskii, Thái Bình Dương.


K-429 đề án 670A trên biển.


Cờ khen thưởng K-429 năm 1977.


6 năm sau ngày vinh danh K-429 như con tàu ngầm và thủy thủ đoàn tốt nhất Hải quân Liên Xô là sự việc đáng buồn này: Trục vớt K-429 bằng ponton trong vịnh Sarannaia ngày 6.8.1983.Lỗi dẫn đến tai nạn hoàn toàn do con người mà không phải là kỹ thuật. Con tàu chưa được kiểm tra độ kín nước, nó lặn xuống với cửa nắp thông gió vẫn còn mở và nước biển ồ vào khoang số 4 cực mạnh.Thay vì biên chế đúng 87 người, trong cuộc hành quân này, người ta gửi đi 120 người, và khi tai nạn, ở căn cứ trên bờ rất lâu không lập được danh sách những người đang có mặt trên tàu. Sau khi vớt tàu, người ta phải sấy khô lò phản ứng và làm sạch thủ công gối tựa dưới của hệ thanh điều khiển (khi tai nạn xảy ra, hệ thống phong tỏa bảo vệ làm việc, các thanh điều tiết phản ưng hạ xuống, tuy nhiên đầu mút các thanh hấp thu còn phải đi một đoạn 70 mm nữa mới hết hành trình, vì vậy trong quá trình tàu chìm, lò phản ứng vẫn làm việc ở mức 0,5% công suất).


Đưa thiết bị lặn cứu hộ xuống vị trí K-429.


Sơ đồ giải thích diễn biến tai nạn ngày 24.6.1983 khi ra khơi tập bắn ngư lôi của K-429 tại vịnh Sarannaia. 1-Tàu ngầm chuẩn bị xong và đã sẵn sàng vào vị trí; 2-Bất ngờ nước biển tràn qua nắp cửa thông gió vào khoang số 4; 3-Hai thủy thủ được gửi lên mặt biển qua ống phóng ngư lôi mũi (theo lệnh của Gusev chỉ huy cuộc hành quân trên tàu); 4-Tàu của bộ đội biên phòng vớt được hai thủy thủ và thông báo về Bộ tham mưu Hải quân, nhờ đó trên bờ biết được K-429 đã bị tai nạn.Phiên tòa mở sau đó đã kết án tù giam 2 sỹ quan: N.M.Suvorov thuyền trưởng "K-429" - 10 năm và Boris Likhovozov trưởng ban tác chiến 5 - 8 năm.


Người anh hùng trong tai nạn: chuẩn úy Vasili Baev, người vốn từng được đào tạo thành biệt kích hải quân, đã từng là huấn luyện viên lặn, đã chỉ huy cuộc cứu nạn trong các khoang đuôi thành công.Anh đã trang bị và gửi tất cả các đồng đội của mình ra thoát. Khi còn lại một mình, người ta chuyển cho anh lời yêu cầu của Tổng tư lệnh Hải quân: hết sức có thể, không để ngập khoang tàu.Các chuyên gia đều khẳng định: nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng Baev đã làm được. Cuộc đấu tranh trong khoang tàu trống được anh tiến hành trong 6 giờ liền, đầu bị đập mạnh, nhiều lần bị ngất. Và cuối cùng khi được kéo lên mặt nước trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, anh nghe thấy tiếng của nhân viên cứu hộ:" Không động đậy, chắc là chết rồi!" Nhưng Baev vẫn sống. Khi đã ở trên mặt boong tàu cứu hộ, anh lắc đầu rồi bước đến chỗ tổng tư lệnh và báo cáo rằng nhiệm vụ đã được hoàn thành. Trong những năm 80, các chiến sỹ tàu ngầm được phòng đặc biệt KGB khuyên hãy quên chuyện đã xảy ra.Riêng chuẩn úy V.Baev được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ nhưng không được các động viên vật chất như các đô đốc đã hứa. Khi Baev cố gắng thử phơi bày sự thật, người ta ép anh vào nhà thương điên. Cuối cùng công bằng cũng được lập lại và V.Baev đã được bầu làm công dân danh dự Vilioutchinsk, mà thị trưởng A.Markman chính là người chỉ huy chiến dịch  cứu hộ cho K-429 tại khoang thứ nhất năm 1983.

3. Ngày 13 tháng 9 năm 1985: tàu ngầm K-429, đề án 670A. Nguyên nhân: Ngập nước vào vỏ bền, chìm bên tường ngăn nhà máy trong vụng biển Sendevaia.


V.P.Baev (qua đời năm 2000) công dân danh dự thành phố "cấm" Vilioutchinsk.


Tham mưu trưởng sư đoàn 10 năm 1983, AHLX Gusev, người chỉ huy chuyến đi ngầm xuyên băng Bắc Cực của K-212 cùng K-325 từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương năm 1978. Sau vụ tai nạn người ta đã định tước danh hiệu AHLX của ông, nhưng nhờ nhiều đồng sự bảo vệ, ông đã thoát nhưng không ở lại được sư đoàn 10 mà phải chuyển lên Bộ tham mưu phân hạm đội.Tham mưu trưởng phân hạm đội Oleg Erofeev sau này là Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, dưới thời của ông, năm 1989 đã xảy ra tai nạn tàu ngầm "Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản".

......
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2011, 07:09:34 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #441 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2011, 12:44:59 am »

(tiếp)

4. Ngày 6 tháng 10 năm 1986: tàu ngầm K-219, đề án 667A. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, do cháy tên lửa đạn đạo, chìm trong khu vực quần đảo Bermuda ở chiều sâu 1600 m.  


K-219 với hầm chứa tên lửa bị hư hại vì vụ nổ.


Vị trí xảy ra tai nạn.


K-219, có thể thấy khói màu cam do hơi acid nitric từ vụ nổ hầm chứa tên lửa đạn đạo ngay sau đài chỉ huy.


Thủy thủ Sergey Preminin, người đóng được (bằng tay) tấm điều khiển thứ tư, tấm điều khiển cuối cùng của buồng phản ứng lò VM-4 trước khi hy sinh.

5. Ngày 7 tháng 4 năm 1989: tàu ngầm K-278, "Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản", đề án 685. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, chìm trong biển Nauy ở chiều sâu 1600 m.  



K-278 "Plavnik" đề án 685 ngày 1 tháng 1 năm 1986.




Sơ đồ tai nạn chìm K-278.

6. Ngày 12 tháng 8 năm 2000: tàu ngầm K-141, "Kursk", đề án 949. Nguyên nhân: Nổ ngư lôi, chìm trong biển Barentsev ở chiều sâu 108 m.    


Trái sang: đại tá hải quân thuyền trưởng K-141 Liatchin, Tổng thống Nga Putin và đô đốc tư lệnh Hải quân Nga Kuroedov.


Bức thư của đại úy Dmitrii Kolesnikov, chỉ huy khoang 9.


Trên dok nổi sau khi được liên danh các công ty Hà Lan Mammoet và Smit International trục vớt thành công.
.........
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2011, 11:53:07 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #442 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2011, 12:14:30 am »

(tiếp)

Nếu chúng ta biết điều gì đó về các thảm họa tàu ngầm ở Nga (Liên Xô), thì tài liệu về các vụ tai nạn này chúng ta lại rất khó tiếp cận được. Sau chiến tranh (1941 - 1945) đã xuất bản một bộ tuyển tập tài liệu hoạt động chiến đấu của các tàu ngầm của chúng ta và thống kê các thiệt hại của tàu ngầm do vũ khí đối phương, nhưng là tài liệu phổ biến kín. Phổ biến rộng rãi trong phạm vi toàn bộ các sỹ quan thì không, chúng chỉ nằm trong két sắt của các ban tham mưu. Từ 1945 - 2000 bộ sưu tập thống kê về tai nạn và thảm họa tàu ngầm không được xuất bản, và nếu có xuất bản, nó cũng không bao giờ đến được rộng rãi trong hàng ngũ các sĩ quan. Trong các nhà trường hải quân, tại các khóa đào tạo bổ túc cao cấp chuyên ngành cho sỹ quan VSOK của Hải quân và trong Học viện Hải quân cần phải có chủ đề nghiên cứu tai nạn và thảm họa tàu ngầm của Nga (Liên Xô và các nước khác), bao gồm tai nạn và trục trặc của vũ khí và trang thiết bị cho tất cả các ban tác chiến chuyên ngành. Chủ đề này nên được dạy không chỉ về cung cấp thông tin mà nhất thiết phải phân tích hoạt động của đội ngũ thành viên trên tàu: những dự tính sai lầm, những sai sót trong hành động, và cần phải hành động như thế nào để các tai nạn hoặc thảm họa không xảy ra. Trong quá trình huấn luyện chiến đấu tại các hạm đội, tất cả các bộ phận trong đội ngũ quân nhân thành viên cần phải nghiên cứu bộ tuyển tập thống kê các tai nạn và thảm họa, về các tai nạn và sự cố vũ khí và trang thiết bị, và cần phải có các bài kiểm tra hàng năm về các vấn đề đó. Điều tương tự cũng nên được thực hiện tại các trung tâm đào tạo. Tôi có thể mạnh dạn nói rằng các hành vi vi phạm khác nhau quy trình đi biển trên tàu ngầm, quy trình sửa chữa tàu ngầm diễn ra kể từ Tổng tư lệnh Hải quân đến người thủy thủ. Hãy xem xét trường hợp của K-429 xem những nguyên nhân dẫn đến hai lần thảm họa trên cùng một chiếc tàu ngầm.

Lần đầu tiên K-429 (chỉ huy đại tá hải quân Suvorov N.M) bị chìm ở vịnh Sarannaia 24 Tháng Sáu năm 1983. Tham mưu trưởng Phân Hạm đội Chuẩn Đô đốc O.A.Erofeev khăng khăng đòi K-429 ra biển thực hành phóng ngư lôi, mặc dù một phần thủy thủ đoàn đã đi phép, phần còn lại cũng đang chuẩn bị đi phép tiếp nhưng chưa kịp đi. Thủy thủ đoàn đã bị biến đổi, phải lắp ghép miễn cưỡng. Trong một thời gian rất ngắn (12 giờ) họ đã phải tiếp nhận chiếc tàu ngầm và ban đêm ra khơi thi hành kế hoạch - hai đợt phóng đạn ngư lôi, tất cả thực hiện trong một bầu không khí vội vã, có tất cả các loại hành vi vi phạm và sự mệt mỏi cùng cực của đội ngũ thành viên. Phải nói rằng K-429 chỉ vừa mới thực hiện xong nhiệm vụ quân sự tại Ấn Độ Dương về (và trở về từ Cam Ranh). Kế hoạch thực thi với bất cứ giá nào!

Lần thứ hai, K-429 bị chìm tại bến tàu của nhà máy vào lúc 05.30 ngày 13 tháng 9 năm 1985, được trục vớt lên sau 10 ngày. Tại thời điểm vụ chìm tàu ngầm, trên con tàu đó tất cả vách ngăn ngang đã bị hở và mất độ kín nước, các tấm thép tháo được trên vỏ bền con tàu đã bị tháo dỡ tại ba khoang, tháo đường ống chính lấy nước ngoài mạn tại một trong các khoang mà không đặt đai ốc lấp kín lại. Ngoài ra, trên vỏ bền còn hàng loạt các lỗ hở, vi phạm trầm trọng các hướng dẫn trong tài liệu quy định về đấu tranh sinh tồn và bảo đảm tính không chìm. Vụ chìm tàu ngầm xảy ra do một loạt yếu tố:
1. Nhà máy sửa chữa tàu biển được chỉ định một thời hạn sửa chữa không thực tế;
2. Việc biên soạn một loạt các văn bản tài liệu đã thực sự góp phần tạo khả năng làm chìm tàu ngầm;
3. Việc vi phạm có hệ thống trong quá trình sửa chữa của các tài liệu hiện có và các tài liệu được ban hành cụ thể cho trường hợp sửa chữa này;
4. Thiếu giám sát thích hợp quá trình sửa chữa, đặc biệt an toàn phòng chống cháy nổ và bảo đảm tính không chìm cho tàu ngầm;
5. Vi phạm có hệ thống quy trình công nghệ sửa chữa, kỷ luật trong tổ chức sửa chữa, các quy tắc và trình tự cơ bản;
6. Mức độ rất thấp trong tay nghề được đào tạo của đội ngũ quân nhân thành viên, công nhân viên, làm công tác trực ban của ban đấu tranh sinh tồn và đảm bảo tính không chìm cho tàu ngầm;
7. Phương tiện trang bị cho đấu tranh sinh tồn và bảo đảm tính không chìm rất nghèo nàn và tồi tàn;
8. Quan niệm việc sửa chữa với bất cứ giá nào.


Trước khi bắt đầu việc sửa chữa sau khi tàu chìm lần đầu tiên đã tiến hành công tác phát hiện lỗi của tàu ngầm K-429. Đã soạn thảo "Đồ thị mạng lưới mở rộng công nghệ sửa chữa K-429" (sơ đồ PERT), có chữ ký của Phó tư lệnh Hải quân phụ trách khai thác trang bị - Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Hải quân - Đô đốc Novikov, Chủ nhiệm Tổng cục quản lý các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển Hải quân - Phó Đô đốc Gevorkov, có phê duyệt chấp thuận của Tổng tư lệnh Hải quân - Đô đốc Hạm đội LB Xô viết Gorshkov và Thứ trưởng Bộ công nghiệp đóng tàu Liên Xô Rezunov, đã xác định thời hạn sửa chữa bảo trì K-429 trong 18 tháng. Trong thực tế, việc sửa chữa K-429, có tính đến tình trạng thực tế của bản thân nó, phải tiến hành trong 32-34 tháng. Như vậy, việc thực hiện khối lượng công việc cần thiết về công nghệ để phục hồi tàu ngầm K-429 bằng sức của riêng nhà máy sửa chữa tại vịnh Sendevaia trong thời gian 18 tháng là không thể. Các lời khai của nhân chứng, các bằng chứng cho thấy Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô Đô đốc Hạm đội LB Xô Viết Gorshkov báo cáo với Ủy ban Trung ương ĐCS Liên Xô về vụ chìm tàu đầu tiên của K-429 coi đó là trường hợp nước ngập một phần các khoang riêng biệt. Căn cứ vào báo cáo này người ta đã đề ra thời hạn sửa chữa không tưởng cho tàu ngầm trong 18 tháng.


17 tháng hai năm 1984 đã soạn thảo xong "Giải pháp phối hợp hành động", trong đó cho phép bắt đầu kéo đường cáp chính trên K-429 ở tư thế nổi trên mặt nước, vi phạm thô bạo các tài liệu: "Công nghệ cơ bản trong sửa chữa tàu ngầm K-429 khi thay thế cáp", "Hướng dẫn đảm bảo sinh tồn cho tàu ngầm K-429 khi thực hiện sửa chữa", trong đó quy định rằng "... khi cần tháo hở đồng thời một số lượng lớn các vách ngăn trung gian giữa các khoang, việc kéo cáp và gút chặt dây cáp thành các hộp cáp phân theo nhóm phải được thực hiện trong tình trạng tàu ngầm ở trên dok nổi". Những hành vi vi phạm trên đã được phê duyệt bởi: giám đốc nhà máy đại tá hải quân G.M.Pirvel, tư lệnh phân hạm đội chuẩn đô đốc Baltin E.D, phó tư lệnh phân hạm đội đại tá hải quân Selishchev N.N và một loạt nhân vật có trách nhiệm khác. Họ đã cho phép K-429 được rời tàu dok. 14 Tháng Ba 1985 tàu ngầm rời tàu dok với các vách ngăn khoang không kín nước, làm công tác kéo đường cáp chính và cố định trong các nhóm hộp cáp tiếp tục trên tư thế nổi, trong khi đai ốc neo thân tàu với tàu đok đã bị cắt. Như vậy, đã thực hiện tất cả mọi việc để cho tàu ngầm chìm, mà thậm chí còn áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm đẩy nhanh sự kiện này. Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết Gorshkov đã phê duyệt đề nghị của Phó Tổng tư lệnh Hải quân - Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Hải quân đô đốc Novikov, trong đó Tổng cục quản lý các nhà máy đóng và sửa chữa tàu Hải quân và nhà máy ở vịnh Sendevaia yêu cầu áp dụng ngay lập tức biện pháp bổ sung lực lượng đang làm việc trên tàu ngầm. Trước khi có những đề nghị này, trên tàu ngầm hàng ngày có đến gần 600 người làm việc, và Đô đốc Novikov đề xuất tăng số lượng công nhân lên 1200 người. Tuyến công việc lớn như vậy sẽ tạo ra những điều kiện phức tạp cho đội ngũ quân nhân K-429 trong giám sát và đảm bảo cho tuyến công việc này. Như vậy chúng ta có thể nói rằng tập thể quân nhân K-429 do việc "sửa chữa bằng bất kỳ giá nào" và sự coi thường các yêu cầu đảm bảo sinh tồn và tính không chìm của tàu ngầm từ các cơ quan chỉ huy cấp trên, đã được đặt trong những điều kiện khó khăn cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận có trách nhiệm đảm bảo tính không chìm cho tàu ngầm. Tôi không phân tích hành động của tập thể quân nhân trên tàu vì rõ ràng là cá bắt đầu ươn luôn luôn từ đầu cá.
.....
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2011, 11:56:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #443 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2011, 07:11:05 pm »

(tiếp)

Tôi xin tập trung vào một số quyết định của các thuyền trưởng tàu ngầm và các chỉ huy cấp trên. Tại Hạm đội Biển Bắc tàu ngầm hạt nhân K-21 (Thuyền trưởng Đại tá hải quân V. N. Chernavin) tiến hành thử nghiệm ngư lôi đặc biệt để phá lớp băng hình thành khoảng nước mở giữa biển băng. Sau khi ngư lôi nổ, tàu ngầm nổi lên, chỉ huy và một nhóm sĩ quan (bao gồm cả hoa tiêu) rời tàu ngầm đi tìm khoảng nước mở. Điều kiện thời tiết thay đổi rất nhanh (tuyết bắt đầu rơi, trời sầm tối). Hoa tiêu rơi xuống một khe băng nứt, khó khăn lắm mới lôi anh ta lên được. Có điều tốt là trên tàu ngầm người ta đã kịp thời áp dụng các biện pháp kịp thời: bắn pháo hiệu, bao gồm cả báo bão và rú còi báo động. Mọi việc rồi cũng xong, nhóm đã trở về an toàn. Tầm nhìn xa trường hợp này là ở đâu? Những tiền đề dẫn đến cái chết cho con người, tàu ngầm sẽ bị mất thuyền trưởng và hoa tiêu, và tiếp theo cái gì sẽ chờ đợi con tàu - ta có thể thấy trước. Khi đi xuyên dưới lớp băng Bắc cực, trong mệnh lệnh chiến đấu cho thuyền trưởng tàu ngầm, theo quy định, người ta khuyến cáo chỉ nên nổi lên trong khoảng nước mở 1 - 2 lần (theo ý kiến xử lý của đích thân thuyền trưởng hoặc người chỉ huy cuộc hành quân trên tàu ngầm). Tôi nhắc lại -  khuyến cáo, bởi vì tàu ngầm không phù hợp cho việc nổi lên trong khoảng nước mở, đó là một thao tác cơ động tiềm tàng mối nguy hiểm. K-42 (chỉ huy hành quân Đô đốc Mikhailovskii) do kết quả thực hiện những thao tác này đã bị một lỗ rách vào phần vỏ nhẹ 1,5-2 mét, tức là một chút nữa thôi ống dẫn không khí áp suất cao sẽ bị phá hủy, mà tàu ngầm vẫn còn phải đi tiếp dưới băng. Nhưng điều đó không ngăn được người chỉ huy chuyến đi có quyết định kỳ lạ hơn nữa. Tàu ngầm nổi lên ở vị trí chỉ 4 km cách trạm trôi "SP-16", từ trên tàu ngầm một nhóm chiến sỹ tàu ngầm do Đô đốc Mikhailovskii dẫn đầu đã đi xuống mặt băng và đi đến tận trạm "SP-16", nhóm khi đó chìm trong lớp nước băng tan ngập đến tận thắt lưng. Và lần đó số phận đã xót thương họ. Mặc dù người ta thường nói: "Đừng thách thức số phận!"
 

Nổi lên trong khoảng nước mở: K-320 đề án 670 trong thời gian hành quân từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương gia nhập đội hình sư đoàn tàu ngầm số 10, tại một vị trí trên vĩ tuyến 85 độ Bắc, tháng 8 năm 1979. Giữa các chiến sỹ tàu ngầm là trưởng ban tác chiến 3 Leonov B., trưởng ban tác chiến 2 Saltykov A., trợ lý thuyền trưởng Terenov A.I., ảnh của đại tá hải quân A.I.Terenov.


Nổi lên trong khoảng nước mở: K-456 đề án 949A trong thời gian hành quân xuyên Bắc cực năm 1993 từ sư đoàn tàu ngầm số 11 Hạm đội Biển Bắc sang sư đoàn tàu ngầm số 10 Hạm đội Thái Bình Dương.

Xin nói một vài lời về thảm họa K-219 (đề án 667A). Nguyên nhân - cháy một quả đạn tên lửa đạn đạo, mà có thể là do va chạm với một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Độ ồn của tàu ngầm đề án 667A và tầm phát hiện của hệ thống sonar của nó là nhỏ hơn so với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ loại "Los Angeles". Nhiên liệu và chất oxy hóa của tên lửa đạn đạo thuộc vào loại có nguy cơ cháy nổ. Có một vài trường hợp hỏa hoạn khi đang chất tải các tên lửa này lên tàu ngầm, kết quả của cháy và nổ là đầu đạn bay đi và chìm xuống trong vịnh Avachinskii, còn các chuyên gia thì bối rối: nó phát nổ hay không phát nổ. Vậy trong hoạt động chiến đấu thì tính ổn định tác chiến sẽ như thế nào? Thậm chí là khi có tác động của sóng xung kích từ vũ khí thông thường, không dẫn đến phá hủy vỏ bền, cũng có thể gây rò rỉ nhiên liệu tên lửa và phát cháy.

Đôi lời về tàu ngầm K-278, "Komsomolets" (đề án 685). Đó là một đề án duy nhất không cần phải tham gia hành quân chiến đấu, chỉ sử dụng tàu ngầm để thử nghiệm các vũ khí và thiết bị tiếp theo. Nó cần phải được bổ sung đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao, trên biển và trong tất cả các khoang cần phải tổ chức trực gác liên tục suốt ngày đêm. Giữ gìn chiếc tàu ngầm này cần phải giống như giữ con ngươi của mắt mình.
Trên truyền hình và báo chí, có thông báo rằng nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm "Kursk" là nổ đạn ngư lôi trong ống phóng ngư lôi. Về việc nổ đạn ngư lôi (mà một trong những thành phần cấu tạo của nó- hydrogen peroxide) trên tàu ngầm "Kursk" tôi muốn lưu ý đến thực tế sau đây. Không có quốc gia nào trên thế giới sử dụng đạn ngư lôi có hydrogen peroxide. Một số nỗ lực đã được các quốc gia thử nghiệm, nhưng cuối cùng họ bỏ không dùng vì tính dễ cháy nổ. Chúng ta lại không bỏ - và đó là kết quả. Hydrogen peroxide (H2O2) trong môi trường có hiện diện kim loại nặng và các ion của kim loại nặng sẽ bị phân hủy thành H2O và O2. Đặc biệt hiệu quả phân hủy cao khi các chất xúc tác là các hợp chất muối của sắt, đồng, mangan. Phản ứng phân tách hydrogen peroxide - một quá trình hóa học toả nhiệt và có thể diễn ra với vụ nổ. Hydrogen peroxide nồng độ cao phân hủy trong chất xúc tác oxit sẽ làm nóng hỗn hợp nước oxy đến những nhiệt độ cao (7000 C) (B.S.E., ed. 1975), Có lẽ không cần thêm bình luận.


Trên một tàu ngầm đề án 675 của Hạm đội Thái Bình Dương khi hành quân trên biển, máy bơm của máy làm lạnh bị hỏng. Nhiệt độ nước ngoài mạn + 270. Đã tổ chức công tác sửa chữa, nhưng không mang lại kết quả. Trong con tàu  nhiệt độ bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Trong khoang tuabin, nhiệt độ lên đến + 700, quân nhân trực ban chỉ vận quần short, thay ca mỗi 15 - 20 phút một lần, một số thành viên thủy thủ đoàn bị ngất. Khi đã rõ rằng máy bơm của máy làm lạnh không thể sửa chữa bằng sức mình, thuyền trưởng đã cho lệnh tàu ngầm nổi lên, ngắt hoạt động lò phản ứng và chuyển sang dùng nguồn dự trữ để di chuyển, gửi điện tín báo cáo tình hình về bộ tham mưu hạm đội. Một vài ngày sau, lực lượng cứu trợ đã đến và giúp họ. Những trường hợp như vậy không còn xảy ra tiếp nữa, vì từ giờ trở đi, khi hành quân họ luôn mang theo máy bơm dự phòng. Có trường hợp, các kết luận rút ra, trong tương lai tỏ rõ sự nhìn xa.
Vài lời về chiến dịch của tàu ngầm K-7 (675, hạm đội TBD), thuyền trưởng trung tá hải quân Khvatov G.A., chỉ huy chiến dịch hành quân - phó tư lệnh đơn vị đại tá hải quân Golubev D.N., người đã cấm thuyền trưởng sử dụng máy đo tiếng dội, sonar và radar từ những ngày đầu tiên. Thuyền trưởng không muốn mâu thuẫn với chỉ huy hành quân và làm phức tạp các mối quan hệ, anh quyết định đi trên các thủy lộ dẫn vào eo biển đảo Okinawa bằng tốc độ có tiếng ồn thấp để lực lượng chống ngầm nước ngoài không thể phát hiện họ, xác định vị trí chính xác theo các thiên thể và hệ thống đạo hàng vô tuyến nước ngoài. Sau này mới phát hiện ra hoa tiêu có kiến thức lý thuyết khá tầm thường về hệ thống đạo hàng vô tuyến của nước ngoài và ít kinh nghiệm thực tế sử dụng nó. Bầu trời kéo đầy mây u ám, loại bỏ khả năng sử dụng ánh sáng sao để xác định vị trí chính xác. Ngoài ra, hoa tiêu, do sơ suất, đã không tính toán đúng vận tốc dòng hải lưu Kuro-Sivo, đạt tốc độ đến hai hải lý và hơn nữa tại những nơi này. Trên đường vào đảo Okinawa, tàu ngầm đã chạm đất, lỗi vị trí là 40 dặm. Trường hợp này đi vào lịch sử đi biển trên tàu ngầm như là một biểu hiện sinh động của sự sơ suất và thiếu trách nhiệm của con người. Đây hoàn toàn là yếu tố con người!


Cái chết của "Kursk" đã chỉ ra rằng công tác cứu hộ cứu nạn của Hải quân ở trong tình trạng rất thê thảm, nó không có khả năng làm được gì. Ta hãy có một cái nhìn ngắn gọn về sự hình thành, phát triển, và tan rã của nó. Năm 1923 tổ chức EPRON (ЭПРОН - экспедиция подводных работ особого назначения - tổ chức đặc nhiệm khảo sát các hoạt động dưới nước) được thành lập, tham gia trục vớt các tàu bị chìm (bao gồm cả tàu ngầm) và thực hiện các hoạt động cứu hộ. Năm 1941 tổ chức EPRON được chuyển giao cho Hải quân, nơi nó được chuyển thành đơn vị phục vụ cứu hộ khẩn cấp của Hải quân, và trong khoảng 1941-1945 nó đã giúp đỡ cho 745 tàu, cứu cạn 840 tàu, trục vớt 1920 loại tàu, thuyền với tổng lượng choán nước hơn một triệu tấn. Năm 1976 - 1979 tại "Nhà máy đóng tàu Amur" đã đóng hai tàu ngầm diesel đề án 940 ("Lenok"), được thiết kế để làm công tác cứu nạn khẩn cấp và cứu hộ thủy thủ đoàn từ các tàu ngầm bị chìm. Theo như tôi biết, những chiếc tàu ngầm này đã bị loại bỏ do thiếu kinh phí từ phía Hải quân để sửa chữa, tiếp tục khai thác, còn việc phát triển tiếp đề án này đã không được cho phép cũng vì cùng một lý do. Trong giai đoạn 1990 - 1999 đơn vị công tác cứu hộ khẩn cấp của Hạm đội Biển Bắc đã bị cắt giảm đáng kể, cho về hưu các chuyên gia và đội thợ lặn nước sâu, loại khỏi biên chế (bán tống bán tháo) các phương tiện kỹ thuật. Những gì xây dựng được bằng lao động của những người dân chúng ta sau những năm dài, trong mười năm qua đã bị tàn phá khủng khiếp và đưa đến một tình trạng thảm kịch. Ngày 25 tháng 8, chúng ta được biết rằng có một cuộc họp của Tổng thống Nga, xem xét vấn đề thành lập Trung tâm Cứu hộ tại các hạm đội Biển Bắc, Thái Bình Dương, Baltic và Biển Đen. Trước tiên thì phá bỏ nó, sau đó lại làm lại - không cần trí tuệ!

.......
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2011, 11:47:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #444 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 01:26:38 pm »

(tiếp)

Khi có trường hợp khẩn cấp và thảm họa xảy ra nhiệm vụ trước nhất là cứu thủy thủ đoàn.
Nga đã bị mất chiếc tàu ngầm vô song "Kursk", tàu ngầm đề án này trên báo chí và truyền hình gọi là "sát thủ tàu sân bay" vì chúng có khả năng tiêu diệt nhóm xung kích tàu sân bay, trong đó tàu sân bay đóng vai trò chính. Làm thế nào để họ (ví dụ như Mỹ) hộ tống và bảo vệ tàu sân bay của họ? Để làm điều này trong nhóm AUG phải có đến 20 tàu hộ vệ, 1-2 tàu ngầm nguyên tử đa mục đích, rồi đến máy bay tuần biển của căn cứ trên bờ tham gia, cùng hoạt động có hệ thống trinh sát và giám sát trên bờ và từ trên không gian vũ trụ, cũng như các hệ thống AWACS và SOSUS.

Vậy còn chúng ta yêu mến gìn giữ "sát thủ tàu sân bay" thế nào? Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc trong những ngày này cho biết trên truyền hình rằng trong nhiệm kỳ của ông tại Biển Barents đã được tìm thấy và phá hủy 9 trái mìn từ cuộc chiến tranh đã qua. Có tiến hành quét mìn ở khu vực bơi của tàu ngầm "Kursk" không? Tôi có thể nói rất chắc chắn rằng chẳng có việc gì tương tự như thế được thực hiện đâu. "Kursk" đã tiêu tốn chi phí của nhà nước 1 tỷ USD. Khi bơi dù trong khu vực huấn luyện chiến đấu, những tàu ngầm như vậy cần có cả tuyến cảnh vệ gần và xa: các tàu nguyên tử chống tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay, các tàu tên lửa - pháo; phương tiện trinh sát và giám sát của hạm đội phải làm việc phục vụ lợi ích của chúng. Trong khu vực chúng bơi, không cho phép tàu ngầm của nước ngoài kể cả tàu ngầm Nga và các tàu khác được đến gần.


Thiết bị lặn sâu cứu hộ AS-36 đề án 18270 của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga, năm 2000 đã tham gia cứu hộ K-141 "Kursk" từ khoang số 9 nhưng không kết quả.
Thiết bị khi đó thuộc lữ đoàn tàu cứu hộ số 88 Hạm đội Biển Bắc. Ngày 17 tháng 8 nó đã có mặt trong khu vực tiến hành chiến dịch cứu hộ và ở trên tàu kéo cứu hộ SB-253. Ngày 18 tháng 8 vào lúc 11 giờ 24 phút khi đang lặn ở độ sâu 110 m thì dưới áp suất nước 10 at, nước biển rò vào thiết bị do  tính không kín của van hệ thống làm khô, thay thế và cân bằng chênh mớn. Lúc 11 giờ 28 phút thiết bị nổi lên khẩn cấp để sửa chữa trong tư thế nổi. Từ 13 giờ 45 phút đến 17 giờ 50 phút ngày 19 tháng 8 có 5 lần thiết bị cố gắng thực hiện hạ xuống cửa cứu nạn khẩn cấp của tàu ngầm "Kursk" (trước khi acquy hết điện), 3 lần thiết bị cố gắng bám hút - nghĩa là hạ cánh xuống sàn tấm quây và hút nước ra khỏi buồng thiết bị bơm hút. Mọi nỗ lực đều không thành công.


Có thể đề nghị một cách tổ chức cứu hộ thủy thủ đoàn tàu ngầm như sau đây. Phân theo khu vực bơi giả thiết của các tàu ngầm:
 - khu vực gần (khu vực làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu);
 - khu vực xa (khu vực làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên đại dương).
Khi tàu ngầm bơi trong khu vực gần, các tàu cứu hộ cao tốc tại căn cứ phải sẵn sàng trực chiến, và phải được trang bị tất cả các trang bị cần thiết cho cứu hộ tàu ngầm và thủy thủ đoàn của nó.
Khi tàu ngầm bơi trong khu vực xa, các tàu cứu hộ cao tốc, được trang bị tất cả các trang bị cần thiết cho cứu hộ tàu ngầm và thủy thủ đoàn của nó phải ở trong các khu vực liền kề với khu vực tuần tra của tàu ngầm, và phải có khả năng nhanh chóng đi đến chỗ chiếc tàu ngầm gặp nạn hoặc nơi mà thủy thủ đoàn đang ở trên các bè cứu sinh. Sau cái chết của K-278 ("Komsomolets") đã có cuộc trao đổi về việc trang bị lại các thủy phi cơ ekranoplan sang phiên bản cứu hộ, có thể bay trên bề mặt nước biển ở độ cao khoảng năm mét với tốc độ 500 km / h, nhưng rồi công việc này không được phân bổ kinh phí cần thiết . Tôi muốn, muốn tất cả những điều này, để trên các tàu ngầm có nhiều hơn nữa các bè cứu sinh có độ tin cậy cao hơn, có dự trữ thực phẩm cho trường hợp khẩn cấp, nước ngọt, phương tiện thông tin và báo hiệu, có một lớp mái phủ bè che đỡ cho con người khỏi tiếp xúc trực tiếp với gió và sóng. Mỗi tàu ngầm có nhiệm vụ hàng năm hoạt động chung với các tàu cứu hộ. Tính đến việc mất các tàu ngầm K-8, K-219, K-278 do hỏa hoạn, Hạm đội Hải quân cần phải soạn thảo nhiệm vụ kỹ - chiến thuật, tổ chức theo đề án thiết kế để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hệ thống dập tắt hỏa hoạn và phòng chống cháy. Từ lâu chúng ta đã ký với các quốc gia khác Hiệp ước chống va chạm giữa các tàu ngầm trong tư thế bơi ngầm, cũng như hỗ trợ tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp và bị tai nạn trên biển.

Tình trạng của tàu ngầm đề án 949 giống như ví dụ sau. Bạn được cho tiền tậu một chiếc xe "Mercedes" mô đen mới nhất và bạn đã mua nó, nhưng sau khi mua bạn "phát hiện ra" rằng bạn không có: tiền mua xăng dầu, phụ tùng thay thế, bảo trì và sửa chữa, bạn không có nhà để xe và căn hộ, không có tiền mua thực phẩm hàng ngày, bạn đang mặc quần short và áo thun, và trước mắt bạn là mùa đông đang tới.
Nếu chúng ta không thận trọng và khôn ngoan, thời gian tới chúng ta chỉ có nước đi cào cỏ, một đất nước trải qua những cú sốc cứ tuần tự mà đến rồi sẽ lại tuần tự mà trải qua các thảm họa tiếp theo. Sau năm 1945 thế giới đã mất 27 tàu ngầm. Không có gì là đắt hơn và giá trị hơn cuộc sống con người, chúng ta phải thường xuyên ghi nhớ điều này và xây dựng cuộc sống của chúng ta một cách hợp lý, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Một trong những cấp trên của tôi nói với tôi, một chàng trung úy trẻ khi ấy: "Chúng ta phải học hỏi từ những sai lầm của người khác, chỉ có những thằng ngốc mới học mãi trên sai lầm của chính mình".

Trên tuần báo "Bình luận Quân sự độc lập " № 31 (253) từ 24 - 30/08/2001, tôi đọc được một bài viết của Đô đốc E.D.Baltin "Hạm đội dư thừa", trong đó khi đề cập những lý do dẫn đến sự hy sinh của tàu ngầm "Kursk", ông nói:" ... đầu tiên có thể nói là yếu tố con người". Ông cũng viết:". ... Nghề của các chiến sỹ tàu ngầm là một nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao, và điều đó phải được chấp nhận .. " , " ... để đảm bảo rằng, trong tương lai nói chung chúng ta sẽ tránh được những thảm họa tương tự, là không thể, kể cả chỉ là trong lý thuyết". Cũng trên tuần báo này № 16 (238) từ 11-17/05/2001, Đô đốc O.A.Erofeev có bài viết nhan đề "Nguyên nhân thực sự cái chết của tàu ngầm vẫn còn nằm trong im lặng" đã viết: "... để khắc phục tình hình có thể phân tích khách quan các tai nạn và thảm họa trước...", thêm nữa:" Chúng ta nên chấm dứt những lời trách cứ, tố cáo lẫn nhau, và nỗ lực chung để không phải là phát hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các phòng ban cơ quan có trách nhiệm, mà hãy tập trung vào tạo ra một môi trường thật sự an toàn cho việc phục vụ của các thủy thủ tàu ngầm của chúng ta".

Về các phát hiện rõ ràng kia, tôi có nhận xét của riêng tôi:
1. Đương nhiên, trong các tai nạn và thảm họa, yếu tố con người đóng vai trò rất thường xuyên và có ý nghĩa cơ bản và quyết định.
2. Tất nhiên, nghề nghiệp của các chiến sỹ tàu ngầm là nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao, nhưng không thể thỏa hiệp với điều này.
3. Chỉ có phân tích khách quan các vụ tai nạn và thảm kịch xảy ra trước và có biện pháp phòng ngừa (hành động), mới có thể làm giảm nguy cơ này xuống mức tối thiểu, nếu không nói là loại bỏ nó.
4. Những lời cáo buộc và trách cứ lẫn nhau, tất nhiên, nên ngưng. Nhưng khi phân tích hãy gọi đúng tên người có lỗi và quan trọng nhất, họ đã làm hay không làm những gì để cuối cùng dẫn đến tai nạn hoặc thảm họa tàu ngầm.
5. Những phân tích như vậy sẽ phát hiện ra lỗi của các cơ quan, ai và những gì họ đã làm hay không làm để cuối cùng dẫn đến tai nạn hoặc thảm họa tàu ngầm.

Chỉ khi thực hiện xong những biện pháp này mới có thể có được nỗ lực chung nhằm tập trung vào việc tạo ra những điều kiện phục vụ thực sự an toàn cho các thủy thủ tàu ngầm của chúng ta.

PS:
Alfred Semenovitch Berzin sinh ngày 19 tháng 6 năm 1933 tại thành phố Krasnogorsk, tỉnh Moskva.

Các bậc đào tạo: Tốt nghiệp năm 1955 Trường cao đẳng tàu ngầm hải quân VVMUPP tại Leningrad (ВВМУПП - Высшее военно-морское училище подводного плавания) -  (khoa hoa tiêu, chuyên ngành "sĩ quan-hoa tiêu tàu ngầm"); năm 1963 - khóa 6 Lớp Bổ túc Cao cấp Chuyên ngành cho Sỹ quan Hải quân VSOK 6 (khoa chỉ huy, chuyên ngành "thuyền trưởng tàu ngầm"); năm 1974 - AKOS (Академические курсы офицерского состава - bổ túc chương trình học viện cho thành phần sỹ quan) VMA (chuyên ngành "tham mưu-chỉ huy, tác chiến-chiến thuật Hải quân").

Quá trình phục vụ: học viên khóa 1 Cao đẳng tàu ngầm hải quân VVMUPP (08.1951); nhóm trưởng  nhóm bánh lái ban hoa tiêu tác chiến  (ban 1) tàu ngầm "S-264" đề án 613 hạm đội Baltic (10.1955); Chỉ huy các ban tác chiến 1-4 tàu ngầm "S-264" đề án 613 hạm đội Baltic (06.1957); thuộc quyền trực tiếp của tư lệnh lực lượng tàu ngầm hạm đội Baltic (11.1958); trợ lý thuyền trưởng "S-163" đề án 613 hạm đội Baltic (07.1960); trợ lý chính của thuyền trưởng "S-279" đề án 613 hạm đội Baltic (09.1961); học viên VSOK Hải quân (12.1962), trợ lý thuyền trưởng "K-56" hạm đội Thái Bình Dương  đề án 675 (07.1963); trợ lý chính thuyền trưởng "K-31" đề án 675 hạm đội Thái Bình Dương ( 10.1965), thuyền trưởng "K-184" đề án 675 hạm đội Thái Bình Dương (02.1969); học viên AKOS VMA (10.1973); thuộc quyền Tổng tư lệnh Hải quân, Leningrad (07.1974); Tham mưu trưởng-Phó tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 26 hạm đội Thái Bình Dương (08.1974); Phó tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 hạm đội Thái Bình Dương (09.1976); Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 hạm đội Thái Bình Dương (08.1977); Chủ nhiệm khoa Hệ Bổ túc Cao cấp Chuyên ngành cho Sỹ quan Hải quân VSOK (08.1982).

Khen thưởng: Huân chương Sao Đỏ (1972), "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" bậc 3 (1988) và các huy chương "40 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1957), "Phục vụ gương mẫu" bậc 3 (1962), "20 năm ngày Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945" (1965), "Phục vụ gương mẫu" bậc 2 (1967), "50 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1967), "Vì lòng dũng cảm của quân nhân nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lenin" (1970), "Phục vụ gương mẫu" bậc 1 (1971), "60 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1978), "Cựu chiến binh lực lượng vũ trang Liên Xô" (1984), "70 năm lực lượng vũ trang của Liên Xô" (1988).
Tham gia vào các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại: Bắc Đại Tây Dương, Biển Philippine, "Biển Nam Trung Hoa", Bắc Băng Dương, Bắc Thái Bình Dương, Biển Baltic. Có giấy phép điều khiển tàu ngầm các đề án 613, 675, 675MK, 670.

.......
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 10:26:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #445 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 04:06:13 pm »

(tiếp theo post #435)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đề án 675 đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch

(Trích hồi ức về những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên F.E.Dzerjinskii phân hiệu Sevastopol, ngày nay sau khi sát nhập với  Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên V.I.Lenin được đổi tên thành Viện Kỹ thuật Hải quân tại St Petersburg, bài của A.N.Safonov trên trang andreeva.1gb.ru)

Thiên sử thi học viện


Trang 1 báo cáo của V.N.Medvedev gửi Đô đốc Gorshkov.


Trang 2 báo cáo của V.N.Medvedev gửi Đô đốc Gorshkov.

Vấn đề chuyển căn cứ đóng quân các tàu ngầm đề án 675 chưa tái trang bị lại theo đề án 675MK từ Kamchatka về Primorie nổi lên vào năm 1978. Tính đến thời điểm này, trong biên chế quân số sư đoàn tàu ngầm số 10 có bốn tàu ngầm như vậy - "K-10", "K-48", "K-34", "K-108" (tất cả các con tàu này, trừ "K-34", đã luân phiên phục vụ trong thành phần binh đoàn 17 tại Cam Ranh). Ngoài "K-34" - đang sửa chữa tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 49 (SRZ-49), tất cả các tàu ngầm còn lại đều đang ở trong thành phần thường trực sẵn sàng chiến đấu, trong tình trạng đã được hiệu chỉnh kỹ thuật, thủy thủ đoàn có mặt đầy đủ và đã giải quyết xong vấn đề riêng của họ. Tất cả các thuyền trưởng tàu ngầm hiểu rõ các quyết định sắp tới.

Vào cuối năm 1978 tại sư đoàn có hai chỉ tiêu nhập học Học viện Hải quân mang tên Nguyên soái Grechko cho hai thuyền trưởng tàu ngầm. Tôi và Sasha Kopiev được nhận thông báo chuẩn bị nhập học vào năm 1979.
Báo cáo của chúng tôi, sau khi đi qua tất cả các cấp trên, đã nhận được sự đồng thuận và trong tháng 4 năm 1979 kết quả sẽ được tuyên bố.
Vào thời điểm đó, kỳ thi tuyển sinh vào Học viện được một ủy ban công tác lưu động tổ chức tại cơ sở của Trường Cao đẳng Sỹ quan Hải quân mang tên đô đốc S.O.Makarov của Hạm đội Thái Bình Dương tại Vladivostok. Những thí sinh chuẩn bị thi vào Học viện được cho thời gian một tháng (tháng Năm) để nâng cao trình độ kiến thức và kỳ thi tuyển sinh sẽ diễn ra vào tháng Sáu.
Tất cả các ứng cử viên thi tuyển đều rời phân hạm đội trước 1 tháng 5 tới Vladivostok.
Tôi rời Vladivostok vào ngày 15, đó là do quyết định kéo dài thời gian của bộ tư lệnh sư đoàn để chuyển giao các bộ phận vũ khí đặc biệt.

Sau khi chuyển giao xong vũ khí đặc biệt cho Alkaev Nikolai Nikolaevitch (sư đoàn phó tham mưu trưởng sư đoàn 10 lúc đó, sư đoàn trưởng là A.S.Berzin), tôi khẩn khoản yêu cầu ông nếu có vấn đề di chuyển đến nơi đóng quân mới, hãy gọi tôi về đi hành quân. Tại thời điểm tôi rời sư đoàn đi thi, vấn đề này còn chưa đặt ra.
01 tháng sáu năm 1979 tôi được triệu tập đến Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và được thông báo rằng tại chuyến hành quân chuyển căn cứ trong tư thế bơi ngầm đã xảy ra một vụ nổ acquy và làm bị thương nặng trưởng ban quân y Yastrebov. Tàu ngầm đã trở lại quân cảng Rybachiy. Lúc đó tôi hiểu ra rằng việc vào Học viện của tôi thế là đã quyết định xong. Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc E.N.Spiridonov ra quyết định không gọi tôi về và tiếp tục cho thi.
Nghịch lý thay, vụ nổ đã diễn ra ngày 31 tháng 5 - ngày sinh nhật của tôi.
Sau khi vượt qua thành công kỳ thi tuyển - các nhà lãnh đạo Ủy ban công tác lưu dộng Chuẩn Đô đốc Dmitriev và đại tá hải quân Viktorov chào mừng chúng tôi đã được ghi danh vào học viện, và 29 Tháng Sáu tôi rời trường về quân cảng Rakushka, đến nơi đặt căn cứ sư đoàn tàu ngầm 29 phân hạm đội tàu ngầm số 4. Bức tranh xuất hiện trước mắt tôi, mang những nét đặc tả đáng sợ.
Sau cuộc họp đầu tiên với ban lãnh đạo sư đoàn, cả một xô nước lạnh những biểu hiện xấu được đổ lên đầu thủy thủ đoàn của tôi, và tôi đã nhìn thấy sự thay đổi bổ sung không thể tránh được của nó.
Trong thời gian hai tuần tôi vắng mặt ở Kamchatka, thủy thủ đoàn của tôi đã gần như hoàn toàn bị thay thế và thay máu.
Tôi sẽ cố gắng chỉ ra điều đó.
Trợ lý thuyền trưởng - Zhenia Zakharov - điều chuyển sang thủy thủ đoàn khác.
Chỉ huy ban tác chiến 3 - phân công sang thủy thủ đoàn khác.
Chỉ huy ban tác chiến 4, Trưởng ban Kỹ thuật thông tin vô tuyến - bổ nhiệm vào cương vị công tác mới.
Chỉ huy ban tác chiến 5 - vắng mặt trong chuyến hành quân chuyển cứ vì đang bị bệnh.
Chỉ huy tiểu đoàn kỹ thuật điện - đã đi làm nhiệm vụ chiến đấu trên tàu ngầm "K-48".
Chỉ huy nhóm tuabin - điều chuyển sang thủy thủ đoàn khác.
Trưởng ban phòng hóa - điều chuyển sang đơn vị mới thành lập.
Trong 50 hạ sỹ quan, đến nơi dóng quân mới chỉ có dưới 10 người và chủ yếu họ là những người đã kết thúc hợp đồng phục vụ vào năm 1979. Nhưng đó lại chính là trụ cột đáng tin cậy của thủy thủ đoàn. Tất cả các cương vị hạ sỹ quan đảm nhận nay được lấp đầy bằng các quân nhân nghĩa vụ.
Thủy thủ đoàn được bổ sung 5 sỹ quan mới từ các đơn vị khác nhau của phân hạm đội số 2, trong đó xét phẩm chất chuyên nghiệp và đạo đức của họ thì bản thân họ đã hoàn toàn bị tổn hại và có xu hướng nghiện rượu quá mức.
Thế nghĩa là bằng cách đó, phân hạm đội và sư đoàn muốn giải quyết vấn đề tăng cường kỷ luật quân sự.
Khi đến Rakushka, nhóm này nhanh chóng tìm thấy tiếng nói chung và tìm hiểu điều kiện ở địa phương rồi lặng lẽ trốn đi la cà trong các làng xung quanh - Vesely Yar, Olga, Timofeevka.
Đối với thủy thủ đoàn đã có những thời gian khó khăn khi phải tìm kiếm họ.
Tất cả những điều đó làm mối quan hệ với ban lãnh đạo sư đoàn trở nên phức tạp, tác động tiêu cực đến mối quan hệ nội bộ trong thủy thủ đoàn.
Cuối cùng, theo đề nghị của tôi, chỉ huy sư đoàn lên gặp ban lãnh đạo hạm đội và quyết định gửi toàn bộ nhóm đó về Kamchatka - đơn vị cũ của họ.
Đó là cả một chiến dịch nhằm bắt ép và đưa họ xuống tận tàu thủy dân sự với sự chia tách các sỹ quan rồi gửi về Vladivostok. Vậy là kết thúc thiên sử này.
Tôi nghĩ rằng đây không phải là yếu tố ít quan trọng góp phần vào số phận tiếp theo của tôi. Quan hệ với ban chỉ huy sư đoàn đã căng thẳng tới hạn rồi và không còn nằm trong giới hạn khu vực cảng Rakushka nữa, mà đã đến tai bộ chỉ huy hạm đội.
14 tháng 8 năm 1979, một ủy ban của Tổng cục kỹ thuật Hải quân đến đơn vị. Đứng đầu ủy ban tại phân hạm đội số 4 là đại tá hải quân Bisovka. Dẫn đầu nhóm sỹ quan đến sư đoàn tàu ngầm số 29 là đại tá hải quân Kalistratov.

Trong ba tàu ngầm hạt nhân và ba tàu ngầm diesel người ta đã lôi "K-10" ra để mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng đây không phải chuyện tình cờ.
Sau khi nói chuyện với tôi và một loạt sỹ quan một cách bình tĩnh, tại cuộc bình giá kết quả kiểm tra đã ra phán quyết về mức sẵn sàng thấp về kỹ thuật của con tàu và kiến thức yếu kém của một số sỹ quan về các tài liệu hướng dẫn.
Sau đó lần đầu tiên tôi nghe chỉ huy sư đoàn nói rằng, tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy Học viện.
Ngày 12 Tháng Tám 1979 tôi bàn giao tàu và đã có lệnh gọi tôi tới Leningrad. Để giải quyết một số vấn đề tôi phải trở lại cảng Rybachiy.
Đến Rybachiy vào buổi tối, tôi nhận được một cuộc gọi của Tolia Chernyshov chỉ huy tàu ngầm "K-204" và thông báo yêu cầu đến ngay bộ tham mưu sư đoàn.
Khi tôi đến, anh thông báo cho tôi biết rằng có một quyết định gạch tên tôi khỏi học viện và tôi cần phải trở lại cảng Rakushka.
Đến tận bây giờ tôi vẫn không thể hiểu tại sao sứ mệnh này được giao cho một thuyền trưởng tàu ngầm, trong khi đó trên bờ vẫn đang có mặt người chỉ huy sư đoàn - một người đàn ông mà tôi kính trọng với tư cách một thủy thủ-chiến sỹ tàu ngầm, và cả với tư cách là một người chỉ huy. Nỗi đau này vẫn ở trong tôi cho đến tận bây giờ. Tôi nghĩ rằng nếu có cuộc gặp gỡ vào ngày hôm đó, chúng tôi đã có một cuộc đối thoại.
Tôi quyết định bay đến Moskva để gặp riêng Tổng tư lệnh Hải quân, đồng chí S.G. Gorshkov.

Sau khi đến Moskva và vào Bộ Tổng tham mưu Hải quân đăng ký cuộc hẹn, lúc đó thậm chí tôi mới nhận ra vấn đề này phức tạp thế nào và gần như không tưởng. Tổng tư lệnh đã đi nghỉ ở thành phố Sevastopol. Tại thời điểm này Chuẩn Đô đốc Dmitriev phải bay đến gặp tư lệnh báo cáo danh sách thí sinh đạt chuẩn vào học viện và xin chữ ký vào mệnh lệnh của ông. Tôi có một cuộc gặp với chuẩn đô đốc và giải thích tình hình. Ông đã tiếp tôi khi vẫn làm việc và giải thích thẳng thắn rằng báo cáo lên Tổng Tư Lệnh về cá nhân tôi do đại tá hải quân Bisovka làm, anh ta là người đã đích thân kiểm tra tàu ngầm của tôi. Đáp lại phản ứng của tôi rằng Bisovka không hề xuống tàu của tôi, ông yêu cầu tôi đi ra khỏi văn phòng của ông và ông sẽ liên lạc riêng với anh ta. Sau cuộc trò chuyện, ông mời tôi vào văn phòng của mình và đề nghị tôi viết một báo cáo cho đồng chí S.G. Gorshkov, xin phép để cho tôi vào học tại học viện. Ông nói tôi hãy liên lạc với ông sau đó hai ngày. Khi liên lạc lại với ông hai ngày sau, tôi nhận được trả lời - đồng chí S.G. Gorshkov đã không thay đổi quan điểm của mình và báo cáo có quyết nghị của Tổng tư lệnh Hải quân ông đã không chuyển lại cho tôi.
Việc trở lại cảng Rakushka trong khu vực biên phòng với các thành viên gia đình cũng là một vấn đề. Tôi yêu cầu viết cho tôi một công vụ lệnh đi lại, nhưng yêu cầu của tôi đã không được lắng nghe. Tôi đã phải nhận thẻ nghỉ phép với con dấu của đơn vị quân sự, điền vào đầy đủ và bay về Vladivostok.
Thiên sử thi vào học viện của tôi kết thúc như vậy đấy.
Phía trước vẫn còn sáu năm rưỡi đằng đẵng với trách nhiệm chỉ huy con tàu.

.........
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 02:15:25 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #446 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 11:02:33 am »

(tiếp)

Trang 1:

KÍNH GỬI TỔNG TƯ LỆNH HẠM ĐỘI HẢI QUÂN
ĐÔ ĐỐC HẠM ĐỘI LIÊN BANG XÔ VIẾT
Đồng chí GORSHKOV S.G.


BÁO CÁO


Trên chiếc tàu ngầm được giao phó cho tôi, mà tôi chỉ huy từ tháng Tám năm 1977, do vi phạm nghiêm trọng quy chế AB-64 ngày 1 tháng Sáu năm 1979 đã xảy ra vụ nổ acquy.
Tại thời điểm đó tôi đang dự kỳ thi vào Học viện Hải quân. Tạm thời chỉ huy tàu ngầm là đại tá hải quân SMIRNOV A.G.

Sau sự cố nặng nề này tôi không được gọi về đơn vị. Sau khi trả bài thi thành công, ngày 30 tháng Sáu tôi đã có mặt ở đơn vị và bắt tay vào chỉ huy con tàu.

Ngày 12 tháng Tám, tôi bàn giao tàu ngầm và nhận chỉ thị về thành phố Leningrad để học tập. Tôi đã gửi một container và gia đình tôi về Leningrad.

Ngày 14 tháng Tám, một ủy ban dẫn đầu là Phó Tổng tư lệnh Hạm đội Hải quân phụ trách khai thác trang bị đô đốc-kỹ sư NOVIKOV V.G. đã xác định trên tàu ngầm có một loạt các vấn đề nghiêm trọng thuộc nội dung thiết bị điện và đã được chỉ rõ, kiến thức kém cỏi của một loạt sỹ quan về các tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng trang bị kỹ thuật và tổ chức đấu tranh chống hỏa hoạn.

Thủy thủ đoàn và bản thân tôi đã nỗ lực thật nhiều về vấn đề này nhằm giữ cho tàu ngầm và cơ sở vật chất của nó trong trạng thái sẵn sàng cần thiết. Tuy nhiên ở đây không thể không tính đến sự vắng mặt lâu dài của tôi do phải dự kỳ thi vào học viện. Chúng tôi chưa đủ thời gian khắc phục một cách hoàn toàn.


Trang 2:

Hiện nay tất cả các sai sót đều đã được khắc phục.

Đồng chỉ Tổng tư lệnh!
Với tư cách một sỹ quan của hạm đội, tôi đã trực tiếp phục vụ trên các tàu ngầm 11 năm, cống hiến tất cả sức mình cho trách nhiệm mà tôi đang và sẽ gánh vác vì sự sẵn sàng chiến đấu, quy tắc phục vụ và cuộc sống của tập thể quân nhân trên tàu ngầm được giao phó cho tôi.

Tôi không chối bỏ trách nhiệm của mình về vụ nổ acquy và sẵn sàng chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Tôi đã rút ra cho mình những kết luận nghiêm túc từ sự cố đã xảy ra và xin hứa với Đồng Chí, sẽ tiếp tục mang hết sức lực gánh vác một cách tận tụy và đúng đắn những nhiệm vụ phục vụ và nghĩa vụ theo điều lệnh đặt ra cho tôi.

Tôi kính đề nghị Đồng Chí, dưới hình thức một trường hợp ngoại lệ, giải quyết cho tôi được học tập tại Học viện Hải quân.

TRUNG TÁ HẢI QUÂN


MEDVEDEV

29 tháng Tám 1979.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 11:37:19 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #447 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 01:42:21 am »

(tiếp theo post 140 trang 15 và clubadmiral.ru)

Lữ đoàn tàu mặt nước số 119

Các tàu phục vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17

Tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" đề án 1134 (đến trước 1977 - xếp loại BPK)


RKR đề án 1134 "Vladivostok" tháng 3 năm 1987, ảnh chụp của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (navsource).

- thuyền trưởng - thiếu tá hải quân Ivanov M.N.
- thuyền phó chính trị thiếu tá hải quân Kuznetsov V.G.    

Ngày 1 tháng 8 năm 1969 hạ thủy tại nhà máy đóng tàu mang tên A.A.Zdanov (Xí nghiệp đóng tàu Phương Bắc - Северная верфь), gia nhập quân số hạm đội Baltic. Ngày 1 tháng 10 năm 1969 chuyển biên chế sang hạm đội Biển Bắc, từ 10 tháng 2 năm 1970 - thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương.

Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, từ ngày 24 tháng 4 năm 1977, tàu được chuyển loại sang lớp tàu tên lửa - pháo.

- Lượng choán nước, tấn
• tiêu chuẩn - 5 340
• toàn tải -7 130

- Kích thước chủ yếu, м
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước tiêu chuẩn - по КВЛ - Конструктивная ватерлиния) - 155,6 (148)
• chiều rộng lớn nhất (по КВЛ) - 16,8 (16,2)
• mớn nước (trung bình) lớn nhất - 6,2 (н/д)


-Thiết bị năng lượng chính:
• 4 nồi hơi КVN-98/64, 2 thiết bị tuabin hơi dạng xoắn ТV-12,
  tổng công suất, mã lực (кW) - 90 000 (66 150)
• máy phát diesel АSDG-500/1, công suất (кW)- 4 Х 500
• máy phát tuabin ТD-750, công suất (кW) nồi hơi tuabin-2 Х 750;
- 2 trục truyền; 2 chân vịt đẩy


- Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất - 33
• kinh tế -14

 - Tầm bơi xa, dặm (ở tốc độ, hải lý) 2400 (32)
- Thời gian bơi độc lập không cần tiếp tế, ngày đêm - 15
- Thủy thủ đoàn, người (bao gồm cả sỹ quan là) - 312 (30)


- Vũ khí pháo hạm: 2x2 57 mm tháp pháo AK-725 (cơ số tác chiến - 4400 phát bắn).
- Vũ khí đối hạm: 2x2 bệ phóng tên lửa chống hạm P-35 (cơ số tác chiến - 4 đạn P-35);
- Vũ khí chống ngầm: 2x5 dàn ống phóng ngư lôi PTA-53-1134 mỗi dàn 5 ống phóng (10 đạn ngư lôi SET-65), 2x12 dàn phóng mỗi dàn có 12 ống phóng bom chìm RBU-6000 "Smerch-2" (cơ số tác chiến - 144 đạn rocket RGB-60), 2x6 dàn phóng bom chìm RGB-1000 mỗi dàn 6 ống phóng (cơ số tác chiến 48 đạn rocket RGB-10);
- Vũ khí tên lửa phòng không: Tổ hợp "Volna-M" (64 đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-601);
 - Nhóm hàng không: 1 máy bay trực thăng Ka-25tS (trinh sát chỉ thị mục tiêu) hoặc 1 Ka-25PL (săn ngầm);


Phi công Ka-25 tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" tại Cam Ranh tháng 3 năm 1987.

Trang bị vũ khí điện tử
- Hệ thống thông tin chỉ huy (БИУС): "Planset-1134";
 - Radar công dụng chung: 1 х МR-310 «Аngara-А» (Head Net C)
                                        1 х МR-500 «Кliver» (Big Net)
-Radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu mặt nước: 1 х «Volgа» (Palm Frond)
-Radar đạo hàng: 1 х «Vaigatch» (Don-II)
- Sonar:
•МG-312 «Тitan» (Bull Nose)
• МG-311 «Vytchegda»
- trang bị tác chiến điện tử
• «Gurduf А/Б» (8 Side Globe) nhiễu chủ động
• МRР-15-16 «Zaliv» đài trinh sát điện tử
• МRP-11-12, МRP-13-14 «Оgrada»
(Bell Clout; 2 Bell Slam; 2 Bell Tap; 2 Bell Strike; 2 Bell Crown) --  
- Tổ hợp phóng nhiễu: 2 Х 2 thiết bị phóng nhiễu PK-2
- Thiết bị quang điện tử: 2 х МТ-45 (Tee Plinth)
- Radar điều khiển hỏa lực:
•1 Х 4R-44 «Binom» (Scoop Pair) dành riêng cho tên lửa hành trình chống hạm P-35
•2 Х «Uspekh-U» (Plinth Net) để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình chống hạm
•2 Х 4R-90 «Yatagan» (Peel Group) để điều khiển tổ hợp TLPK «Volna»
•2 Х МR-103 «Bаrs» (Muff Cob) điều khiển pháo 57-мм
•2 Х МR-123 «Vympel» (Bass Tilt) điều khiển pháo 30-мм (AK-630 trên ba chiến hạm)
- Phương tiện truyền tin: bộ thiết bị (R-613, «Grafit», «Тioulpan» và một số khác nữa)
- Radar nhận dạng : • «Nikel-КМ» и «Khrom-КМ» (High Pole A и B)

Sơ đồ các thành phần chức năng đề án 1134:


Ghi chú:1.Trực thăng Ka-25; 2. Dàn phóng bom chìm RBU-1000; 3. Thiết bị phóng ZiF-102; 4. Radar điều khiển pháo AK-725; 5. Anten radar "Yatagan"; 6. Trạm anten kết hợp của radar MR-500 và máy hỏi của anten nhận dạng "Nikel-KM"; 7. Anten radar dẫn bắn tên lửa hành trình chống hạm P-35 "Binom-1134"; 8. Buồng tiếp đạn cho pháo AK-725; 9. Thiết bị phóng KT-72; 10. Thiết bị phóng nhiễu thụ động ZiF-121; 11. Dàn phóng bom chìm RBU-6000; 12. Sân CHC máy bay trực thăng; 13. Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1134 với dàn 5 ống phóng; 14. Xuồng công tác; 15. Xuồng 6 mái chèo; 16. Xuồng chỉ huy; 17. Các kubrik (buồng thủy thủ); 18. Các vị trí chiến đấu; 19. Khối ở của thuyền trưởng và đội ngũ sỹ quan; 20. Đài chỉ huy hành trình; 21. Khoang tời trục đứng; 22. Kho chứa thực phẩm; 23. Hầm mũi tàu; 24. Hố chứa xích tời; 25. Khoang máy bơm tiêu nước; 26. Hầm đạn phản lực chống ngầm RGB-60; 27. Sitec chứa dầu; 28. Khoang các cơ cấu máy dẫn động ZiF-102; 29. Hầm đạn tên lửa phòng không V-600; 30. Giếng POU-16; 31. Khoang máy nồi hơi đằng mũi tàu (MKO); 32. Hầm MKO; 33. Khoang các cơ cấu phụ trợ nồi hơi và cơ cấu chống rung lắc; 34. Trạm điện mũi tàu; 35. Khoang nồi hơi đuôi tàu; 36. Hầm MKO đuôi tàu; 37. Trạm điện đuôi tàu; 38. Hầm đạn phản lực chống ngầm RGB-10; 39. Hầm đạn cho máy bay trực thăng; 40. Khoang bánh lái; 41. Anten dùng chung kết hợp của radar MR-310 và "Nikel-KM".


Ghi chú:1. Thiết bị phóng lôi 533 mm PTA-53-1134 với dàn 5 ống phóng;  2. Tời kéo; 3. Anten radar điều khiển pháo MR-103; 4. Máy tầm phương vô tuyến (radar định hướng) "Vizir-1"; 5. Anten kết hợp; 6. Anten kết hợp của radar "MR-500" ("Kliver") và "Nikel-KM"; 7. Sàn đạo bảo dưỡng anten; 8. Anten máy phát vô tuyến R-613; 9. Anten radar phát hiện mục tiêu chung MR-310A ("Angara"); 10. Anten hệ thống trao đổi thông tin "More-U"; 11. Anten radar dẫn đường hàng hải "Volga"; 12. Anten "Binom-1134"; 13. Anten MRP-11-12; 14. Anten trạm gây nhiễu chủ động "Gurzuf"; 15. Đài anten MRP-13-14; 16. Anten hệ thống "Uspekh-U" thu nhận chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài để dẫn bắn tên lửa hành trình chống hạm P-35; 17. Loa phóng thanh; 18. Đài anten "Zaliv-15-16"; 19.  Kamera truyền hình; 20. Bè cứu sinh PSN-10; 21. Xuồng chỉ huy; 22. Anten "Grafit"; 23. Anten "Tiunpan".


Tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" đã hoàn thành nhiều chiến dịch hành quân xa tới Somalie, Sudan, Mavrikii, Ấn Độ, đã đoạt giải của Tổng tư lệnh Hải quân về huấn luyện tên lửa. Năm 1995 tàu được bán cho một công ty trung gian của Anh rồi bán tiếp sang Australia làm sắt vụn.
......
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2011, 11:12:29 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #448 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 10:11:38 pm »

(tiếp)


Tàu săn ngầm cỡ lớn "Kronshtadt" - tàu đầu tiên đề án 1134A. Sau khi đóng 4 tàu đề án 1134, mà các tàu này là lớp trung gian chuyển tiếp trước khi đóng loạt tàu BPK đề án 1134A ("Berkut") do sự chưa sẵn sàng của một trong những tổ hợp vũ khí chính - tên lửa phòng không M-11 "Shtorm", việc đóng 5 tàu săn ngầm cuối theo đề án đã chỉnh sửa 1134A. Vào lúc này TLPK M-11 "Shtorm" đã được đưa vào biên chế vũ khí.

Tổ hợp tên lửa chống hạm P-35, được lắp đặt trên 4 tàu chiến đầu tiên, đã được thay thế trên 5 tàu đóng sau cùng bằng tổ hợp tên lửa chống ngầm có điều khiển "Metel": thay cho 2 thiết bị phóng đôi nay là thiết bị phóng cố định cặp 4, có nghĩa là cơ số tác chiến của nó được tăng lên gấp đôi. Cả hai tổ hợp - cả TLPK và tên lửa chống ngầm - đều có một hệ thống điều khiển duy nhất "Grom-M", bao gồm các trạm anten phía mũi và phía lái. Vũ khí chống ngầm, không kể tên lửa chống ngầm có điều khiển, còn có hai dàn phóng ngư lôi 533-mm với 5 ống phóng một dàn, 2 dàn phóng bom chìm RBU-6000 và RBU-1000.  


Sơ đồ bố trí thiết bị đề án 1134A:
 1 - dàn phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000;  
 2 – bệ phóng dầm kép của tên lửa phòng không "Shtorm";
 3 – thiết bị phóng nhiễu PK-2;
 4 – thiết bị phóng 4 ống tên lửa chống ngầm «Меtel»;
 5 – súng bắn pháo hiệu;
 6 – trạm anten hệ thống điều khiển TLPK và tên lửa chống ngầm "Grom-M";
 7 – pháo phòng không 30-мм 6 nòng АК-630;
 8 – radar đạo hàng;
 9 – radar tọa độ 3 chiều МR-600  «Voskhod»;
10 – đài tác chiến điện tử;
11 – radar  «МR-310А»  «Аngara»;
12 – trạm anten hệ thống điều khiển TLPK «Grom-М»;
13 – radar МR-103 «Bars» điều khiển bắn pháo 57-мм;
14 – thiết bị phóng ngư lôi 533-мм;
15 - pháo đa năng  57-мм АК-725;
16 – dàn phóng bom phản lực chống ngầm RBU- 1000;
17 – hangar máy bay trực thăng;
18 -  sân đỗ - cất hạ cánh trực thăng;
19 – trực thăng chống ngầm Ка-25 PLO.


Tất cả các tàu đề án này với các phiên bản khác nhau đã ở trong biên chế vũ khí Hải quân Liên Xô và Nga từ năm 1969. Trong quá trình phục vụ trên một số BPK đề án 1134A có trang bị lại vũ khí. Trong đó, TLPK "Shtorm" được thay thế bằng tổ hợp "Storm- M" hoàn thiện hơn, còn TL chống ngầm "Metel" - thay bằng tổ hợp đa năng "Rastrub" với đạn tên lửa 85 RU.
BPK "Kronshtadt" (tàu đầu tiên trong số 10 tàu) đi vào hoạt động năm 1969. Tất cả các con tàu trên đã loại khỏi trang bị Hải quân trong những năm 1992-1993. Bốn trong số đó, năm 1994 được kéo sang Ấn Độ để phá dỡ tận dụng lấy phế liệu kim loại.

    
BPК đề án  1134-А:
«Кronshtad» -đặt ky 30.11.1966,vào biên chế tác chiến 29.12.1969,loại khỏi biên chế Hải quân 24.06.1991, năm 1994 bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ;
«Đô đốc Ysakov» - đặt ky 15.01.1968,hạ thủy 22.11.1968,vào biên chế tác chiến 28.12.1970, thời kỳ 1986-90 tiến hành sửa chữa lớn tại Murmansk,loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Nakhimov» - đặt ky 15.01.1968, hạ thủy 15.04.1969, vào biên chế tác chiến 29.11.1971, thời kỳ 1989-90 sửa chữa lớn tại Мurmansk, loại khỏi biên chế Hải quân 31.01.1991;
«Đô đốc Makarov» - đặt ky 23.02.1969, hạ thủy 22.01.1970,vào biên chế tác chiến 25.10.1972,thời kỳ 1983-85 sửa chữa lớn tại Мurmansk, loại khỏi biên chế Hải quân 3.07.1992, năm 1994 bán cho một công ty Ấn Độ phá dỡ;
«Khabarovsk» (trước 1989 – «Nguyên soái Voroshilov») - đặt ky 20.03.1970, hạ thủy 8.10.1970, vào biên chế tác chiến 15.09.1973, loại khỏi biên chế Hải quân 29.10.1992;
«Đô đốc Окtiabrskii» - đặt ky 2.06.1969, hạ thủy 21.05.1971, vào biên chế tác chiến 28.12.1973, loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Ysatchenkov» - đặt ky 30.10.1970, hạ thủy 28.03.1972, vào biên chế tác chiến 5.11.1974, thời kỳ 1982-86 sửa chữa lớn tại Кronshtad, loại khỏi biên chế Hải quân 20.10.1992, năm 1994 được bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ;
«Nguyên soái Timoshenko» - đặt ky 2.11.1972, hạ thủy 21.10.1973, vào biên chế tác chiến 25.11.1975, thời kỳ 1988-91 sửa chữa lớn tại Кronshtad, loại khỏi biên chế Hải quân 3.07.1992;
«Vasili Chapaev» - đặt ky 22.12.1973, hạ thủy 28.11.1974, vào biên chế tác chiến 30.11.1976, loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Yumashev» - đặt ky 17.04.1974, hạ thủy 30.09.1974, loại khỏi biên chế Hải quân 13.07.1992, , năm 1994 được bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ.



Hangar mở. BPK "Nguyên soái Timoshenko".


BPK "Nguyên soái Timoshenko".Tên lửa phòng không "Shtorm" với đạn V-611.


BPK "Đô đốc Ysakov" tại cầu tàu. Tháp pháo 57-mm và 30-mm bên mạn trái tàu.
.......
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2011, 11:24:37 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #449 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2011, 07:03:52 pm »

(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Nguyên soái Voroshilov" đề án 1134A.

- thuyền trưởng - trung tá hải quân Martynov V.V.
- thuyền phó chính trị - trung tá hải quân Bulgakov A.V.
                                 - trung tá hải quân Rasskazov S.V.


Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 5 năm 1989, tàu Voroshilov thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa" và Ấn Độ Dương, căn cứ trú đóng tại quân cảng Cam Ranh, Trong ảnh tàu đang dự lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại vịnh Sừng Vàng, Vladivostok, tháng 7 năm 1990.

Gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô ngày 7 tháng 3 năm 1970.Thủy thủ đoàn được thành lập theo chỉ thị của Bộ TTM Hải quân trên cơ sở quân số của binh đoàn tác chiến số 7 hạm đội Biển Bắc. Khi kết thúc thử nghiệm quốc gia cuối 1973, tàu thực hiện hành quân liên hạm đội từ căn cứ hạm đội Baltic về Vladivostok. Trong thời gian hành quân từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 3 năm 1974 đã tổ chức chuyến thăm chính thức của BPK "Nguyên soái Voroshilov", tàu chở dầu "Groznyi" vào cảng Port-Louis (Mavrikii - tức đảo Mauritius thuộc địa cũ của Pháp tại Ấn Độ Dương). Tàu ghé đậu làm việc đồng thời thăm viếng cảng Malabo (Ghi nê Xích đạo-Guinée Equatorial) và Berber (Somalie). Tất cả các nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đều được hoàn thành thắng lợi.
Theo mệnh lệnh của Tư lệnh Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương №0450 ngày 11.06.1974, tàu được chuyển thuộc biên chế lữ đoàn tàu chống ngầm số 201 binh đoàn tác chiến số 10 Hạm đội Thái Bình Dương đóng quân trong vịnh Sừng Vàng.

Tổng kết 1975, tàu hai lần được giải thưởng của Hải quân Liên Xô. Năm 1975 và 1976 hai lần tàu hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương.
Năm 1976, BPK được đánh giá xuất sắc và năm thứ 2 tàu đoạt được danh hiệu "Tàu chiến xuất sắc nhất Hải quân Liên Xô".
Ngày 7 tháng 4 năm 1978, tàu tham gia vào cuộc tập trận đối kháng của các tàu chiến Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương chung với các BPK "Đô đốc Oktiabrskii", "Sposobnyi", tàu tuần tiễu "Raziashii". tàu tuần dương tên lửa "Vladivostok". Quan sát cuộc tập trận từ trên mặt boong tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" là L.I.Brezhnev và D.F.Ustinov.
Ngày 7 tháng 7 năm 1979 (thuyền trưởng trung tá hải quân G.D.Ilin, thuyền phó chính trị đại úy hải quân N.I. Аndrotsuk) ra khơi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương. Sáng 25 tháng 7 thuyền trưởng BPК trung tá hải quân G.D.Ilin bị tai nạn ô tô tại cảng Maputu (Mozambique), bị chấn thương không còn khả năng thực hiện trách nhiệm thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và được máy bay chở về Liên Xô. Việc chỉ huy tàu được đảm nhiệm bởi trợ lý chính thuyền trưởng - thiếu tá hải quân V.I.Floriak (sau này trong những năm 1989-1991 là tư lệnh cuối cùng lữ đoàn tàu mặt nước 119), trách nhiệm trợ lý chính được giao cho chỉ huy ban tác chiến 2 đại úy hải quân I.S.Kalashnikov. Ngày 8 tháng 12 năm 1979 BPK thực hiện chuyến thăm hữu nghị cảng Viktoria (quần đảo Seychell). Từ 27 tháng 12 năm 1979 đến 28 tháng 1 năm 1980 «Nguyên soái Voroshilov» thực hiện nhiệm vụ trực tiếp theo dõi nhóm xung kích tàu sân bay Mỹ do tàu sân bay "Nimitz" dẫn đầu. 20 tháng 2 năm 1980 tàu thăm chính thức cảng Colombo trên đảo Ceylon. 14 tháng 3 năm 1980 tàu trở về Vladivostok.
Tổng kết năm 1980 tàu lần thứ 3 (thuyền trưởng thiếu tá hải quân V.I.Floriak) được biểu dương xuất sắc.
Năm 1986 và 1989 con tàu chiếm giải của Tổng tư lệnh Hải quân về huấn luyện chống ngầm.
Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 5 năm 1989, tàu thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trên biển "Nam Trung Hoa" và Ấn Độ Dương, đặt căn cứ đóng quân tại quân cảng Cam Ranh. Trong thời gian này trung tá hải quân V.V.Martynov chỉ huy tàu.
20 tháng 11 năm 1990 BPK «Nguyên soái Voroshilov» va chạm với tàu đông lạnh "Gorets" khi đi vào eo biển Bosphor Đông.

24 tháng 1 năm 1991 một sắc lệnh của TTL Hải quân Liên Xô đổi tên tàu sang «Khabarovsk». Ngày 3 tháng 7 năm 1992 tàu được đưa vào biên chế dự trữ. 29.10.1992 do bị hư mòn các cơ cấu cơ khí, các hệ thống, vũ khí và sự không phù hợp trong sửa chữa, tàu bị loại khỏi biên chế Hải quân để chuyển giao cho ORVI (отдел реализации военного имущества-ОРВИ) phá dỡ tận dụng.


Chỉ huy ban 1 (ban hoa tiêu tác chiến) BPK "Voroshilov" trong vịnh Cam Ranh 1987-1988.


Trên boong thượng BPK "Nguyên soái Voroshilov" giữa vùng biển Đông Nam Á 1987-1988.
.......
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2011, 11:38:04 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM