Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:29:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531515 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #330 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 12:25:08 am »

(tiếp)

Trợ lý tham mưu trưởng sư đoàn trung tá Apryshkin Gennadii Fedorovitch gọi tôi đến ban tham mưu và giao nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức thủy thủ đoàn, kể về các đặc điểm trong công tác tại sư đoàn, về các yêu cầu đòi hỏi với ban chỉ huy cũng như sự phục vụ của mọi người. Chỉ huy sư đoàn giao phó cho thủy thủ đoàn chúng tôi nhiệm vụ chiến đấu là tiếp nhận tàu ngầm "K-429", kiểm tra sát hạch qua tất cả các bài huấn luyện và bước vào trực chiến ở tuyến 1. Ban chính trị sư đoàn có nhiệm vụ bố trí lại nơi ăn ở cho các gia đình quân nhân chúng tôi tại làng Rybatshii.
Tại sư đoàn tôi gặp người bạn là trung tá hải quân Sorokin G.A., người đã cùng tôi tham gia chuyến bơi đơn đầu tiên tại Biển Bắc trên "K-452", khi đó anh là trợ lý thuyền trưởng. Anh đến Kamchatka trên "K-325" với cương vị trợ lý chính cho thuyền trưởng và tạm thời đảm nhiệm chức trách thuyền trưởng tàu ngầm thay thế cho thuyền trưởng vừa đi học tại Học viện Hải quân mang tên Nguyên soái Gretchko, đại tá hải quân Lushin V.P., người sẽ là Anh hùng Liên Xô trong tương lai, vì đã thực hiện thành công chuyến đi ngầm dưới băng Bắc Cực. Vợ chồng tôi vô cùng mừng rỡ khi gặp Gena Sorokin, trong thời gian nghỉ phép của mình đã cho chúng tôi tá túc trong căn hộ của anh ấy.
Sau đó cả ba gia đình chúng tôi đã ở trong cùng một căn hộ một phòng, nơi tất cả ngủ trên sàn, rồi sau đó dần dần được sắp xếp bố trí chỗ ăn ở riêng. Tôi được bố trí căn hộ một phòng  tại tòa nhà "Bảy ngọn gió", như chúng tôi vẫn gọi chỗ ở trên núi, nơi có các công trình mới xây dựng.
Các bà vợ của chúng tôi rất kinh ngạc trước sự phong phú của các sản vật biển tại các cửa hàng. Chúng tôi mua trứng cá chiên, cá hồi đỏ với những tảng thịt lớn và mềm ướp muối xếp trong thùng. Chúng tôi uống loại bia đen Kamchatka mà người ta chở đến cửa hàng trong các thùng gỗ sồi.  

Tư lệnh sư đoàn giao nhiệm vụ cho tôi đến trước cuối năm 1979 phải thi sát hạch xong để được phép điều khiển tàu ngầm một cách độc lập, và được cấp giấy chứng nhận (giấy phép chỉ huy tàu ngầm) trên ...một trang giấy! Với sự phấn chấn lớn lao, tôi tập trung sức lực vào công cuộc học tập và làm chủ khoa học chỉ huy quản lý. Thời ấy người ta cho rằng chỉ huy trên tàu ngầm phải là hoa tiêu hạng thứ nhất, sỹ quan tên lửa hạng nhất, sỹ quan ngư lôi hạng nhất, sỹ quan thông tin hạng nhất và v.v...

(V.P.Temnov vốn tốt nghiệp trường sỹ quan (radar) kỹ thuật thông tin vô tuyến hải quân mang tên A.S.Popov, một sỹ quan hải quân Nga Sa hoàng, ông tổ ngành VTĐ Nga tại Petrodvorets, gần Leningrad - Военно-Морской Институт Радиоэлектроники (ВМИРЭ), бывшее Высшее Военно-Морское Училище Радиоэлектроники им. А.С.Попова (ВВМУРЭ им. А.С.Попова), Санкт-Петербург, Петродворец, và khởi đầu binh nghiệp là sỹ quan chỉ huy đội thủy âm-kỹ sư VTĐ trên tàu ngầm đề án 670 thuộc sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 11, phân hạm đội tàu ngầm số 1, hạm đội Biển Bắc.)

Thủy thủ đoàn 379 chúng tôi còn tương đối trẻ vì nó mới được bổ sung tại hạm đội Biển Bắc các hạ sỹ quan và sỹ quan trẻ. Thủy thủ đoàn rất khát khao được bắt tay vào việc. Tư lệnh sư đoàn 10 hoàn toàn tin tưởng thủy thủ đoàn chúng tôi với người đứng đầu là đại tá hải quân Suvorov N.M. Mùa hè, Bộ trưởng Quốc phòng CHDC Đức cùng gia đình đến thăm tàu ngầm chúng tôi, khi ông ấy đến nghỉ tại nhà an dưỡng quân đội "Paratunka", và rất hài lòng vì sự đón tiếp trọng thị.



Thủy thủ đoàn 379 trong lễ diễu binh nhân ngày truyền thống Hải quân. Tháng 7 năm 1982. Ảnh của đại tá hải quân V.P.Temnov. Dẫn đầu đội hình là đại tá hải quân N.M.Suvorov.
.....
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 10:11:09 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #331 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 02:07:25 am »

(tiếp)


Trên các vị trí chiến đấu. Trên thành tàu là các khẩu hiệu kêu rất to về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội 27 ĐCS Liên Xô (submarine.id.ru).

Tới mùa thu 1979 chúng tôi đã sát hạch xong tất cả các bài test, hoàn thành toàn bộ các bài tập chiến đấu và đã được xếp lên tuyến 1. Trong mùa hè, vào thời gian giữa các chuyến ra khơi, tôi đã kịp lấy bằng chứng nhận được phép độc lập điều khiển con tàu tại ban tham mưu sư đoàn và bộ tham mưu phân hạm đội. Mùa thu, cùng với thiếu tá hải quân Miakishev Evghenii Viktorovitch, lúc đó đang là trợ lý chính cho thuyền trưởng "K-429", người ta cử chúng tôi tới Bộ tham mưu Hạm đội để thi lấy chứng chỉ và giấy phép điều khiển độc lập (самостоятельному управлению кораблем- СУ), có nghĩa là giấy phép điều khiển độc lập tàu ngầm. Nhờ đức tính bền bỉ, kiên nhẫn và lạc quan, Zhenia Miakishev và tôi đã vượt qua kỳ sát hạch và đã được phép điều khiển độc lập tàu ngầm nguyên tử đề án 670. Người ta trao cho chúng tôi phù hiệu "Chỉ huy tàu ngầm", mà chúng tôi hãnh diện gắn lên ngực áo của mình, "rửa" phù hiệu trong restaurant "Vladivostok" và hân hoan trở về Kamchatka với đơn vị đã trở nên thân thiết với mình như ruột thịt.


Thủy thủ đoàn 379 chúng tôi với người lãnh đạo là đại tá hải quân Suvorov N.M. đã thực hiện trên thực tế các nhiệm vụ đặt ra tại tất cả các tàu ngầm của sư đoàn, bởi lẽ chúng tôi là thủy thủ đoàn thứ hai. Chúng tôi tham gia tập trận, tham gia vào tất cả các loại hình bảo đảm khác nhau. Thủy thủ đoàn chúng tôi không đặc biệt lôi cuốn sự chú ý vì điều gì, người ta cũng không đưa chúng tôi ra đi thi lấy giải của Tổng tư lệnh Hải quân, không trao cờ hiệu "Vì thể hiện sự can đảm và lòng dũng cảm của quân nhân", tóm lại chúng tôi chẳng mơ tới sao trên trời, trong các cuộc thi đua tranh tài xã hội chủ nghĩa, chúng tôi xếp ở hạng trung bình.
Trong đơn vị, các thủy thủ đoàn sống với nhau rất hữu nghị, giúp nhau và nâng đỡ nhau trong giờ phút khó khăn. Người ta thường biệt phái đội ngũ thủy thủ đoàn của đại tá hải quân Suvorov N.M. đi công tác trên các tàu ngầm khác khi thi sát hạch các bài luyện tập theo giáo trình và khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Chúng tôi trở nên một thủy thủ đoàn hữu dụng, cần thiết và đầy triển vọng của sư đoàn 10, chúng tôi cảm thấy cuối cùng mình đã là các chiến sỹ tàu ngầm (подводники) chân chính, và thái độ tiêu cực với chúng tôi tại sư đoàn 11 hạm đội Biển Bắc đã dần dần bị quên lãng.
Tháng 10 năm 1979, tôi được bổ nhiệm chỉ huy cứu hộ (СПК) trên tàu ngầm nguyên tử "K-212" và đi khỏi thủy thủ đoàn 379, nhưng sau này đã cho thấy sự ra đi ấy là không lâu.
Chỉ huy "K-212" là Anh hùng Liên Xô, Gusev Aleksei Alekseevitch, trong năm đó đi học tại Học viện Hải quân mang tên Gretchko. Sau đó người thay thế anh, trung tá hải quân Lupatch L.G., trước đây phục vụ trên "K-175" đề án 675MK. Lần đầu tiên trong đời, trong một khoảng thời gian ngắn, tôi đã đảm nhiệm chức trách thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử và chỉ huy thủy thủ đoàn.  
.............
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 04:12:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #332 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 03:12:15 am »

(tiếp)

Phục vụ tại thủy thủ đoàn có các sỹ quan rất lành nghề và giàu kinh nghiệm, những người đã hoàn thành chuyến đi dài ngày trên tàu ngầm xuyên dưới băng Bắc Cực từ phương Bắc về Kamchatka. Một người trong số họ - thiếu tá hải quân Markman Aleksandr Borisovitch, thời gian đó đang là chỉ huy tiểu đoàn 1 của ban 5 (ban cơ điện hàng hải trên tàu ngầm). Năm 1983 với chức trách chỉ huy ban 5, biệt phái công tác trong chuyến ra khơi trên tàu ngầm sau này bị nạn "K-429", anh đã tỏ rõ lòng can đảm và đã cứu được không ít thủy thủ tàu ngầm trong khi trợ giúp họ thoát khỏi con tàu bị chìm. Sau khi về hưu, anh đã ở lại Kamchatka và trở thành thị trưởng thị trấn Rybatchii nơi các thủy thủ tàu ngầm chúng ta sinh sống. Cư dân thị trấn hài lòng với ngài thị trưởng của mình, đã triển khai và tiếp tục duy trì ở đây nếp sống trật tự và kỷ luật của hạm đội.


Rybatchii. Tàu ngầm đề án 671RTM và tàu ngầm đề án 971.

Cuộc sống một lần nữa lại mang đến cho tôi những bất ngờ. Chúng tôi lại trao con tàu "K-212" của mình cho thủy thủ đoàn 379, có nhiệm vụ huấn luyện chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Chỉ huy cứu hộ tại thủy thủ đoàn 379 không có, trung tá hải quân Belotserkovskii đã đi học tập trung ở trường (một năm sau, anh ấy được bổ nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn 228 chuyên tàu ngầm nguyên tử đề án 670), và tôi lại được biệt phái về thủy thủ đoàn 379. Tôi lại được hòa mình trong tập thể thủy thủ đoàn thân yêu của mình, nhưng lần này với tư cách chỉ huy cứu hộ, và thực hiện với nó tất cả các biện pháp bảo đảm trước khi hành quân.

Nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên tại Kamchatka


Petropavlovsk-Kamchatskii. Ra khơi từ vịnh Avachinsky. Tháng 5 năm 1985.

Đó đã không còn là chính thủy thủ đoàn ấy nữa, thủy thủ đoàn vốn bị "xem thường" tại hạm đội Biển Bắc. Đó đã là thủy thủ đoàn lành nghề, giàu kinh nghiệm, đã được sử dụng thuần thục và một tập thể gắn bó. Chúng tôi rất dễ chịu khi lại được đi trên "K-212", con tàu được chúng tôi sửa chữa duy tu tại hạm đội Biển Bắc ở thành phố Poliarnyi, tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 49 (СРЗ-49). Khi đó tại phương Bắc chúng tôi có một số hiệu chiến thuật khác - "K-87".
Khi tiến hành các thủ tục trước một chuyến bơi dài ngày, thỉnh thoảng tôi cũng cao giọng với các thuộc cấp chậm hiểu và vụng về. Điều đó đến tai sư đoàn trưởng, chuẩn đô đốc Berzin A.S., ông liền gọi tôi lên phòng ông, nhắc nhở cặn kẽ cách đối xử với đội ngũ của mình thế nào cho đúng đắn. Ông không khi nào chịu được tính lỗ mãng. Chúng tôi rất kính trọng người tư lệnh sư đoàn của chúng tôi, chuẩn đô đốc Berzin A.S. vì sự hiểu biết, bình tĩnh, kiên nhẫn, đầu óc thông minh và cách xử sự đầy tình người của ông. Ông là một con người rất hiếm có, ông có thể viết đồng thời cả hai tay phải và trái hai tài liệu khác nhau, trong lúc vẫn đọc vài tài liệu khác.
Tháng 2 năm 1980, chúng tôi ra khơi trong một chuyến đi độc lập. Chỉ huy hành quân là Tham mưu trưởng sư đoàn 10, đại tá hải quân Alkaev N.N. Chỉ khi ở ngoài khơi, chúng tôi mới biết nhiệm vụ chiến đấu chúng tôi sẽ thực hiện là ở biển "Nam Trung Hoa" với khả năng ghé căn cứ Cam Ranh của nước CHXHCN Việt Nam, và độ dài chuyến đi sẽ khoảng 4 tháng. Điều đó với chúng tôi là một "bất ngờ" thú vị, bởi vì chúng tôi chẳng hề mang theo quân phục hè, không cả quần tắm, không kính râm sẫm màu và những thứ tương tự khác.
.......
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 07:31:45 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #333 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 04:31:29 am »

(tiếp)


Một tàu mặt nước (tuần dương hạm tên lửa đề án 1134 "Vladivostok" - Ракетный  крейсер  «Владивосток» пр.1134) đón ngoài khơi và hộ tống tàu ngầm hải quân Liên Xô tiến vào căn cứ Cam Ranh.

Trong thời gian này chỉ các tàu ngầm diezen và tàu ngầm nguyên tử thế hệ 1 mới đi tới các vùng vĩ độ phương nam để thực hiện các nhiệm vụ quân sự. Tàu ngầm nguyên tử thế hệ 2, (thế hệ 3 còn hơn thế nữa), như sau này cho thấy, không có khả năng bơi trong các vùng biển ấm, bởi lẽ trang bị kỹ thuật, vũ khí và cả chính con người cũng cần làm mát bổ sung. Chúng tôi là một trong số những người đầu tiên. Trong biển "Nam Trung Hoa", tại chiều sâu 100 m, vào tháng 2, nhiệt độ nước cao hơn 20 độ, còn trên bề mặt biển là cao hơn 26 độ. Khi đậu trong cảng Cam Ranh, ở bộ phận của các xạ thủ tên lửa, thường xuyên có sự hư hao các cảm biến trong thùng chứa đạn tên lửa vì nhiệt độ tăng quá cao. Trong khoang tuabin nhiệt độ không khí đạt tới 40 độ và hơn nữa, bởi thế nên thời gian phiên trực được rút ngắn xuống còn 2 tiếng. Nhưng chúng tôi vẫn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
Với tư cách khu vực tác chiến thuộc trách nhiệm của mình, chúng tôi đã "cày nát" toàn bộ biển "Nam Trung Hoa". Đó là những chuyến đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thực sự , rất thú vị và bổ ích.Chúng tôi phát hiện ra và theo dõi 4 tàu sân bay và 2 tàu đổ bộ lưỡng cư của hải quân Mỹ đang vội vã tới Ấn Độ Dương, nơi một cuộc xung đột quân sự đang phát triển.
Chúng tôi ra khơi bám theo chúng, tiến hành tấn công giả định bằng tên lửa và ngư lôi vào các tàu đó, báo cáo kết quả về Sở chỉ huy Trung tâm Hải quân Liên Xô tại Moskva. Chúng tôi nổi lên ban đêm trên độ sâu kính tiềm vọng giữa đội hình nhóm tàu sân bay, quan sát công việc trên boong tàu sân bay đó và các chuyến bay của các máy bay  trên hạm.
Theo các số liệu trinh sát, nhiệm vụ chiến đấu của chúng tôi đã diễn ra hết sức bí mật.
Tại phiên trực chỉ huy ban đêm, Tham mưu trưởng sư đoàn chúng tôi, đại tá hải quân Alkaev N.N. là người bảo hộ cho tôi, ông là một con người thành thạo công việc, uyên bác và một sỹ quan rất yêu nghề đi biển. Ông biết cách dạy dỗ và truyền đạt kiên trì cho chúng tôi tất cả những bí quyết của nghề tàu ngầm, kể nhiều và kể hay về những chuyện đời thủy thủ tàu ngầm.

Sau hai tháng bơi, chúng tôi nhận được lệnh nổi lên và trong sự đảm bảo của một tàu mặt nước, tiếp tục đi vào cảng Cam Ranh. Lúc bình minh chúng tôi nổi lên và đi vào bên trong vịnh Cam Ranh. Trước khi bước lên đài chỉ huy để thay phiên thuyền trưởng, theo thói quen tôi mặc chiếc quần dài bằng da thuộc, "quần Kanada", (đó là bộ quần áo bluson bằng da cừu thuộc cả lông rất ấm), ủng dạ rồi leo lên cầu thang. Vì chúng tôi xuất phát hành quân từ Kamchatka vào mùa đông và đi đến điểm lặn trong bão biển, bão tuyết và băng giá. Nhưng khi tôi trèo lên đến nơi, tất cả mọi người cười ầm lên vì trên cầu điều hướng đài chỉ huy vô cùng nóng bức và mặt trời thiêu đốt không hề thương xót, dù đấy mới chỉ là đầu buổi sáng. Mọi người đang đứng trên cầu điều hướng của đài chỉ huy, đều vận quân phục áo sơ mi ngắn tay và quần sooc.    
Bỗng nhiên tôi bàng hoàng trước cảnh tượng đẹp đẽ xung quanh tàu ngầm của biển trời miền Đông Nam Á. Những đàn cá tung tăng bay lượn nhào lộn trên mặt biển, những chiếc ghe của ngư dân Việt Nam thoăn thoắt chèo qua chèo lại dọc theo boong tàu ngầm, trên đường chân trời - một dải bờ hình dãy núi xanh lục có những rặng dừa trong màn khói xanh lơ phơn phớt, nhẹ nhõm và lơ lửng, dải cát êm như tuyết trắng phau trải dọc theo bờ biển.


Bờ biển Cam Ranh năm 1986. BPK Sposobnyi.
......
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2011, 03:52:55 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #334 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 11:03:19 am »

(tiếp)

(clubadmiral.ru & k-244.ru)


Cầu tàu Mỹ, năm 1988.


Tàu ngầm B-39 "Foxtrot" đang đi vào trong vịnh Cam Ranh, tháng 5 năm 1986.

Chúng tôi neo tàu tại bến tàu lớn nhất, được thiết kế để neo tàu sân bay, cầu tàu có thể thay đổi chiều cao của nó nhờ các gối tựa trên kích thủy lực. Đón chúng tôi là bộ tham mưu binh đoàn 17, do phó đô đốc Kuzmin làm tư lệnh (tác giả đại tá hải quân hồi hưu V.P.Temnov có thể nhớ nhầm, giai đoạn 1980 này thậm chí chưa có lữ đoàn 26 do trung tá hải quân V.Pronin làm tư lệnh. Lúc này chỉ có thể có đại tá V.A. Liubimov chỉ huy trưởng căn cứ 922 ra đón. Binh đoàn 17 và sư đoàn tàu ngầm 38 đến 1982 mới ra đời, tham mưu trưởng đầu tiên của sư đoàn 38 là trung tá hải quân V.V.Afonin đến Cam Ranh tháng 3 năm 1982 trên một tàu ngầm đề án 671RTM thuộc sư đoàn tàu ngầm số 45. Trên con tàu đó, ảnh ở trang 2 topic này, có trung úy hải quân Yu.P.Eryomin, trưởng nhóm đạo hàng điện tử trên tàu, sau này là chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ 922 trong thời kỳ 1999-2002.).
Sau vài tiếng đồng hồ, một phần thủy thủ đoàn chưa quen thủy thổ đã bị bỏng da do ánh mặt trời quá mạnh, (tai, mũi, phần ngực hở đã bị sém nắng) và thủy thủ đoàn bị đốt cháy nắng vội vã chui vào trong tàu ngầm, ở đó bác sỹ đã trợ giúp họ, lau rửa vết cháy da bằng pommat và sữa chua đặc. Sau đó vài ngày liền họ không ra ngoài. Chúng tôi không ngắt hoạt động lò phản ứng hạt nhân vì lý do độ ẩm cao và nhiệt độ cao ngoài mạn tàu, dù cho các chủ nhiệm chuyên ngành ở hạm đội ra lệnh cho chúng tôi làm như vậy. Chúng tôi sợ rằng trở kháng cách điện của mạng điện sẽ xuống tới zero và (khi đó) chúng tôi sẽ không thể đưa lò phản ứng vào hoạt động trở lại. Chúng tôi giảm công suất lò phản ứng xuống mức 12%, trên tàu ngầm còn các máy làm lạnh phải làm việc, với chúng tôi thế cũng đủ mát mẻ và dễ chịu rồi. Chúng tôi thậm chí còn đảm bảo cả nước uống được cho các tàu chiến mặt nước của chúng ta đang đậu tại Cam Ranh.
Tại Cam Ranh chúng tôi trú đóng gần 2 tuần lễ. Thủy thủ đoàn nghỉ ngơi theo ca kíp, đội ngũ thành viên được tắm biển, phơi nắng, được ăn trái cây và rau tươi, do bộ phận căn cứ trên bờ cung cấp, giao lưu với các thủy thủ quân sự Việt Nam, chúng tôi đi ra bãi biển để bơi lội, đi thăm thú quanh bán đảo. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi được thấy bờ biển toàn một loại cát trắng tinh như tuyết, những hàng dừa cao xanh mát dọc theo bờ, nước biển thì trong veo nhìn suốt đến tận những rạn san hô dưới đáy, những chùm sứa biển và màu sắc rực rỡ của những loài cá đủ kiểu, không phải là một bức tranh vẽ trong mơ nữa mà là thực tế.  


Tháng 3 năm 1979, trên một cầu tàu căn cứ Cam Ranh, hai sỹ quan trên tàu BPK "Chapaev", đại úy hải quân Pshenko chỉ huy trưởng ban 7 (ban radar) và kỹ sư vũ khí điện tử thượng úy hải quân Shoferov.
.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 09:31:15 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #335 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 05:21:00 pm »

(tiếp)


Tháng 4 năm 1979. Trong căn cứ Cam Ranh, quân nhân Việt Nam và quân nhân Nga trên BPK "Chapaev".


Tháng 3 năm 1979. Các thủy thủ BPK "Chapaev" trên bãi biển căn cứ Cam Ranh.

Khi chúng tôi đi dạo dọc bãi biển, các quân nhân Việt Nam mang súng tự động, luôn sẵn sàng bảo vệ chúng tôi, bởi vì trên bán đảo vẫn chưa quét sạch hết tàn quân chế độ Sài Gòn trước đây chiến đấu bên phía những người Mỹ. Vào cuối kỳ nghỉ ngơi của chúng tôi trên một trong các bãi biển, nơi chúng tôi bơi lội, phơi nắng, và như mọi khi, bắt những con sứa biển và lấy những mảng san hô dưới đáy vịnh để làm quà kỷ niệm, thì người ta bắn vào chúng tôi từ những khẩu súng tự động. Đạn bay cao vượt qua trên đầu, bên phải, bên trái chúng tôi. Là người chỉ huy cuộc tắm biển, tôi ra lệnh mọi người nhanh chóng rời nước lên bờ, mặc áo sơ mi quân phục màu kem có cầu vai, tập hợp đội hình để trên bờ người ta thấy rằng các thủy thủ tàu ngầm hải quân xô viết đang đi, rồi chúng tôi tuân theo đội ngũ tiến về con tàu của mình. Sau này chúng tôi mới được cắt nghĩa rằng các quân nhân Việt Nam "bắn đuổi" chúng tôi để bảo vệ không cho chúng tôi phá hoại đáy biển của họ, bởi vì họ coi đó là tài sản công của dân tộc họ. Nhưng  tất cả các chiến sỹ tàu ngầm đã đi khỏi Việt Nam với các quà lưu niệm cho người thân và gia đình. Chúng tôi cũng không quên quà lưu niệm cho các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn và hạm đội.
Những người lính hải quân Việt Nam thời ấy sống rất nghèo khổ, họ chỉ ăn một lần trong ngày, vào buổi trưa với một khẩu phần gạo hạn chế. Gần như mỗi thủy thủ Việt Nam đều có một vườn rau nhỏ hay một liếp rau, nơi họ trồng rau để bổ sung chất dinh dưỡng. Với tình cảm anh em giúp đỡ nhau, chúng tôi đã giúp họ bổ sung thực phẩm, cho họ bánh mì, đồ hộp, tặng họ áo sơ mi (áo bay), áo khoác, giầy và các đồ đạc cá nhân khác.


Năm 1980, cảnh trong doanh trại, ảnh chụp của các quân nhân trên BPK "Gnevnyi" đi hộ tống tàu sân bay "Minsk".

Kết thúc kỳ nghỉ, mệt lử vì mặt trời thiêu đốt và oi bức, chúng tôi lại ra khơi và một tháng ròng thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa", nhưng lần này không có chỉ huy cao cấp trên tàu, tham mưu trưởng sư đoàn 10, đại tá hải quân Alkaev N.N. Ông ấy đã về Kamchatka bằng máy bay. Mùa xuân 1980, chúng tôi trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Tại Kamchatka lúc này còn nhiều tuyết và băng giá về đêm. Người ta đón tiếp chúng tôi trọng thể và cho điểm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu "tốt". Thủy thủ đoàn của đại tá hải quân Suvorov N.M. một lần nữa khẳng định được triển vọng của mình và chứng tỏ khả năng chiến đấu cao. Không một ai khi đó có thể ngờ được về bi kịch sẽ xảy ra với thủy thủ đoàn 379 vào năm 1983.
.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 06:33:13 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #336 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 07:44:56 pm »

(tiếp)

(deepstorm.ru & k-244.ru)

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tôi lại trở về với thủy thủ đoàn của mình trên tàu ngầm nguyên tử "K-212", và chúng tôi tiếp nhận lại "K-212" từ thủy thủ đoàn 379. Đó chưa phải là lần chia tay cuối cùng với thủy thủ đoàn 379, số phận còn kết hợp chúng tôi với nhau, nhưng là về sau này.
Nhiệm vụ chiến đấu đã tôi luyện tôi, tôi thu nhận được kỹ năng thực tế chỉ huy một chiến hạm, nó cho tôi sự tự tin trong phục vụ và củng cố trong nhận thức của tôi, ý nghĩ rằng mình phải đi đến cùng và trở thành thuyền trưởng tàu ngầm. Năm 1981, sư đoàn tàu ngầm số 10 cử tôi đi học khóa 6 hệ sỹ quan cao cấp hải quân (Lớp chỉ huy tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và đạn đạo, Высших офицерских курсов - 6-е ВОК ВМФ)


Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670.


Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 "K-212" sau khi hiện đại hóa.



Продольный разрез АПКРРК пр. 670:
1 – основные антенны ГАК «Керчь»; 2 – 533-мм ТА; 3 – навигационный обнаружитель круговой (НОК); 4 – якорный шпиль; 5 – торпедопогрузочный люк; 6 – запасные торпеды; 7 – носовой аварийный буй; 8 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 9 – пост КСУ ПКРК «Аметист»; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – баллоны ВВД; 19 – уравнительные цистерны; 20 – третий (центральный) отсек; 21 – кормовая группа АБ; 22 – перископ ПЗНС-10; 23 – антенна «Тополь» комплекса связи; 24 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 25 – антенный пост РАК; 26 – РКП; 27 – антенна СОРС «Залив-П»; 28 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 29 – центральный пост; 30 – четвертый (вспомогательных механизмов) отсек; 31 – цистерны питательной воды; 32 пятый (реакторный) отсек; 33 – реактор; 34 – парогенераторы; 35 – цистерны биологической защиты; 36 – шестой (турбинный) отсек; 37 – ПТУ; 38 – цистерна турбинного масла; 39 – кормовой люк; 40 – кормовой отсек; 41 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 42 – приводы кормовых рулей

Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 “Skat”:
1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm “Kerch”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3-Máy dò đạo hàng theo chu trình tuần hoàn (HOK-NOK ); 4-Tời neo đứng; 5-Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 6- Đạn ngư lôi dự trữ chiến đấu trên giá; 7- Phao cứu nạn đằng mũi; 8- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 9- Trạm (Vị trí) thiết bị điều khiển bắn tên lửa hành trình chống hạm “Ametist”; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера);18- Các bình khí nén áp suất cao; 19- Sitec cân bằng; 20- Khoang 3 (trung tâm); 21- Nhóm ắc quy đằng lái; 22- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 23- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 24- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 25- Trạm anten định vị vô tuyến; 26- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 27- Vũ khí tác chiến điện tử: anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 28- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 29- Buồng trung tâm; 30- Khoang số 4 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 31- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình của lò phản ứng); 32- Khoang số 5 (lò phản ứng); 33- Lò phản ứng nguyên tử; 34- Máy phát tuabin hơi; 35- Sitec bảo vệ sinh học; 36- Khoang số 6 (tuabin); 37- Thiết bị (máy) tuabin hơi (ПТУ–паротурбинная установка) ; 38- Sitec dầu tuabin; 39- Cửa nắp đuôi tàu; 40- Khoang đuôi; 41- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 42- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi. 




АПКРРК пр. 670:
1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – ПМУ РКП; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – перископ ПЗНС-10.

Sơ đồ bố trí thiết bị tại Đài chỉ huy đề án 670:
1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Kính tiềm vọng PNZS-10.




АПКРРК пр. 670 после модернизации:

1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – совмещенное ПМУ РКП и ВАН-М; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – перископ ПЗНС-10.

Sơ đồ bố trí thiết bị tại Đài chỉ huy đề án 670 sau khi hiện đại hoá:

1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P";5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Anis"; 7- Kính tiềm vọng PNZS-10.
............
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2011, 10:24:49 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #337 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 01:59:25 am »

(tiếp)

Các thông số kỹ chiến thuật chủ yếu đề án 670

Lượng choán nước, tấn:
- Tư thế nổi: 3574
- Tư thế ngầm: 4560
Chiều dài lớn nhất, m: 95,5
Chiều rộng thân lớn nhất, m: 9,9
Mớn nước trung bình, m: 7,5
Kiểu kết cấu-kiến trúc hỗn hợp (một vỏ-hai vỏ)
Sức nổi dự trữ 27% (so với lượng choán nước tiêu chuẩn)
Chiều sâu lặn, m:
- Chiều sâu làm việc: 240
- Chiều sâu tới hạn: 300
Khả năng bơi đơn, ngày đêm: 60
Thủy thủ đoàn, người: 102
Thiết bị năng lượng:
Các cơ cấu chủ yếu:
- kiểu: năng lượng nguyên tử
- Thiết bị sinh hơi:
- nhãn hiệu: OK-350
- số lượng x kiểu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: 1 x VVR (lò nước-nước: ВВР водо-водяной реактор)
- nhãn hiệu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: V.M-4-1 (В.М-4-1)
- công suất nhiệt của lò phản ứng, MW: 1 x 89
- Thiết bị tuabin hơi:
- số lượng x công suất hệ thống tuabin khí, mã lực: 1 x 18 800
- số lượng x công suất máy phát điện tuabin tự động, kW: 2 x 2 000
- số lượng x kiểu dẫn động: 1 x trục vit bước cố định VFSh (ВФШ -винт фиксированного шага) hoặc 2 x trục vit bước cố định VFSh loại ít tiếng ồn, lắp đặt theo sơ đồ "tiếp đôi" («тандем»)
Nguồn năng lượng dự trữ và phương tiện di chuyển:
- số lượng x công suất máy phát diezen, kW: 1 x 500
- thiết bị cụm ắc quy:
- kiểu ắc quy: axit-chì (28СМ)
- số lượng cụm ắc quy x số yếu tố trong cụm: 2 x 112
- số lượng x kiểu phương tiện di chuyển dự trữ: 2 x dẫn tiến kiểu phụt nước (ВД – водометный движитель)
- cơ cấu dẫn động cho dẫn tiến kiểu phụt nước x công suất, kW: động cơ điện (ЭД – электродвигатель) x 370
Tốc độ toàn tải, dặm:
- lớn nhất trong tư thế nổi: 12
- lớn nhất trong tư thế lặn: 26
- khi phụt nước: không quá 5
Vũ khí:
Tên lửa:
- kiểu tổ hợp tên lửa: "Ametist"
- tổ hợp đạn tác chiến (kiểu) tên lửa có cánh: 8 (P-40)
- hệ thống điều khiển bắn trên hạm: "Ametist"
- dạng phóng: phóng dưới mặt nước, từ ống phóng tên lửa bên ngoài vỏ bền
Ngư lôi:
- số lượng x kích cỡ thiết bị phóng ngư lôi, mm: 4 x 533
- cơ số tác chiến (kiểu) ngư lôi: 14 (САЭТ-60М и СЭТ-65, SAET-60M và SET-65)
- thiết bị điều khiển bắn ngư lôi (ПУТС–приборы управления торпедной стрельбой) "Ladoga P-670"
Thiết bị vô tuyến điện tử:
- hệ thống thông tin-chỉ huy tác chiến (БИУС–боевая информационно-управляющая система): "Brest"
- tổ hợp đạo hàng (НК–навигационный комплекс): "Sigma-670"
- tổ hợp phương tiện truyền tin (КСС – комплекс средств связи): "Molnya"
- anten thả nổi kiểu phao (ВВАБТ – выпускная всплывающая антенна буйкового типа): "Paravan"
- tổ hợp thủy âm: "Kertch-670" hoặc "Rubikon" (МГК-400)
- tổ hợp thiết bị định vị vô tuyến: "Albatros" (РЛК-101) hoặc "Kaskad" (МРК-50) với thiết bị phụ trợ "Korma" (МРК-57)
- hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến: "Zaliv-P" (МРП-10)
- tổ hợp vô tuyến truyền hình: MT-70
- kính tiềm vọng: PZNS-10 (ПЗНС-10)
.......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2011, 10:19:02 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #338 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 10:15:03 pm »

(tiếp)



Продольный разрез АПКРРК пр. 670М (с ГАК «Рубикон»):
1 – основная антенна ГАК «Рубикон»; 2 – 533-мм ТА; 3 – навигационный обнаружитель круговой (НОК); 4 – якорный шпиль; 5 – торпедопогрузочный люк; 6 – запасные торпеды; 7 – носовой аварийный буй; 8 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 9 – пост КСУ «Дунай»; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – третий (жилой) отсек; 19 – баллоны ВВД; 20 – уравнительные цистерны; 21 – навигационный обнаружитель разводий (НОР); 22 – четвертый (центральный) отсек; 23 – кормовая группа АБ; 24 – перископ ПЗНС-10; 25 – антенна «Тополь» комплекса связи; 26 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 27 – антенный пост РАК; 28 – РКП; 29 – антенна СОРС «Залив-П»; 30 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 31 – центральный пост; 32 – пятый (вспомогательных механизмов) отсек; 33 – цистерны питательной воды; 34 шестой (реакторный) отсек; 35 – реактор; 36. – парогенераторы; 37 – цистерны биологической защиты; 38 – седьмой (турбинный) отсек; 39 – ПТУ; 40 – цистерна турбинного масла; 41 – кормовой люк; 42 – кормовой отсек; 43 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 44 – приводы кормовых рулей


Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670M (lắp tổ hợp thủy âm "Rubikon"):

1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm “Rubikon”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3-Máy dò đạo hàng theo chu trình tuần hoàn; 4-Tời neo đứng; 5-Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 6- Đạn ngư lôi dự trữ chiến đấu trên giá; 7- Phao cứu nạn đằng mũi; 8- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 9- Trạm (Vị trí) thiết bị điều khiển bắn "Dunai-670M” được xây dựng trên cơ sở hệ thống tính toán kỹ thuật số; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang số 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера); 18- Khoang số 3 (khoang ở);19- Các bình khí nén áp suất cao; 20- Sitec cân bằng; 21- Máy dò đạo hàng theo phương pháp phân ly; 22- Khoang số 4 (trung tâm); 23- Nhóm ắc quy đằng lái; 24- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 25- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 26- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 27- Trạm anten định vị vô tuyến; 28- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 29- Anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 30- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 31- Buồng trung tâm; 32- Khoang số 5 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 33- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình trong lò phản ứng); 34- Khoang số 6 (lò phản ứng); 35- Lò phản ứng nguyên tử; 36- Máy phát tuabin hơi; 37- Sitec bảo vệ sinh học; 38- Khoang số 7 (tuabin); 39- Máy tuabin hơi; 40- Sitec dầu tuabin; 41- Cửa nắp đuôi tàu; 42- Khoang đuôi; 43- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 44- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi.




Продольный разрез АПКРРК пр. 670М (с ГАК «Скат-КС»):
1 – основная антенна ГАК «Скат-КС»; 2 – 533-ммТА;3 – якорный шпиль; 4 – торпедопогрузочный люк; 5 – запасные торпеды; 6 – носовой аварийный буй; 7 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 8 – пост КСУ «Дунай»; 9 – каюты офицеров; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – третий (жилой) отсек; 19 – баллоны ВВД; 20 – уравнительные цистерны; 21 – открытый ходовой мостик; 22 – четвертый (центральный) отсек; 23 – кормовая группа АБ; 24 – перископ ПЗНС-10; 25 – антенна «Тополь» комплекса связи; 26 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 27 – антенный пост РАК; 28 – РКП; 29 – антенна СОРС «Залив-П»; 30 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 31 – центральный пост; 32 – пятый (вспомогательных механизмов) отсек; 33 – цистерны питательной воды; 34 шестой (реакторный) отсек; 35 – реактор; 36 – парогенераторы; 37 – цистерны биологической защиты; 38 – седьмой (турбинный) отсек; 39 – ПТУ; 40 – цистерна турбинного масла; 41 – кормовой люк; 42 – кормовой отсек; 43 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 44 – приводы кормовых рулей


Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670M (lắp tổ hợp thủy âm "Skat-KS"):

1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm "Skat-KS”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3- Tời neo đứng; 4- Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 5- Đạn ngư lôi trong biên chế chiến đấu treo trên giá đỡ; 6- Phao cứu nạn đằng mũi; 7- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 8- Trạm thiết bị của hệ thống điều khiển bắn (tên lửa hành trình) trên hạm "Dunai-670M”; 9- Cabin sỹ quan; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang số 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера); 18- Khoang số 3 (khoang ở);19- Các bình khí nén áp suất cao; 20- Sitec cân bằng; 21- Cầu điều hướng hành trình kiểu mở trên đài chỉ huy; 22- Khoang số 4 (trung tâm); 23- Nhóm ắc quy đằng lái; 24- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 25- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 26- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 27- Trạm anten định vị vô tuyến; 28- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 29- Anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 30- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 31- Buồng trung tâm; 32- Khoang số 5 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 33- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình trong lò phản ứng); 34- Khoang số 6 (lò phản ứng); 35- Lò phản ứng nguyên tử; 36- Máy phát tuabin hơi; 37- Sitec bảo vệ sinh học; 38- Khoang số 7 (tuabin); 39- Máy tuabin hơi; 40- Sitec dầu tuabin; 41- Cửa nắp đuôi tàu; 42- Khoang đuôi; 43- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 44- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi.




АПКРРК пр. 670М:
1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – совмещенное ПМУ РКП и ВАН-М; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – перископ ПЗНС-10.


Sơ đồ bố trí thiết bị Đài chỉ huy đề án 670M:
1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ phối hợp của hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước РКП và hệ thống liên lạc vô tuyến ВАН-М ; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Anis"; 7- Kính tiềm vọng PNZS-10.
.......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2011, 10:31:19 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #339 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2011, 12:33:19 am »

(tiếp)

Các mặt cắt ngang kết cấu đề án 670M:


АПКРРК пр. 670М;
Nhìn từ phía mũi tàu;



АПКРРК пр. 670М 66 шп. см. в нос;
Sườn khung số 66, nhìn từ phía mũi;


             
АПКРРК пр. 670М 79 шп. см. в нос;
Sườn khung số 79, nhìn từ phía mũi;



АПКРРК пр, 670М 97 шп. см. в корму;
Sườn khung số 97, nhìn từ phía đuôi tàu;

     
АПКРРК пр. 670М 51 шп. см. в корму;
Sườn khung số 51, nhìn từ phía đuôi;



АПКРРК пр. 670М 100 шп. см. в корму;
Sườn khung số 100, nhìn từ phía đuôi;


АПКРРК пр. 670М 129 шп. см. в нос;
Sườn khung số 129, nhìn từ phía đuôi;



АПКРРК пр. 670М 7 шп. см. в нос.
Sườn khung số 7, nhìn từ phía mũi;
........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2011, 06:35:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM