Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:56:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531493 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #310 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 01:36:25 am »

(tiếp)


Thiết bị lặn sâu cứu hộ lắp trên thân tàu ngầm cứu hộ BS-486. Hai chiếc tàu ngầm đề án 940 (BS-486 và BS-257), thiết kế để làm công tác nghiên cứu biển và cứu hộ thủy thủ đoàn các tàu ngầm bị đắm, đã được đóng trong nửa đầu thập kỷ 70 thế kỷ 20 tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur. Tàu BS-486 phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương, tàu BS-257 phục vụ tại Hạm đội Biển Bắc. Các tàu này mang theo hai khí tài lặn sâu (два глубоководных спасательных аппарата - СПА). Ngoài ra kết cấu đặc biệt phần mũi tàu tính đến việc sử dụng biện pháp móc nối cứng "mũi với mũi" vào tàu ngầm bị chìm nhằm đảm bảo việc di chuyển của thủy thủ đoàn không qua buồng chuyển tiếp kiểu âu thuyền từ tàu bị nạn sang tàu cứu nạn. Các tàu ngầm cứu nạn có thiết bị lái trườn (trên mặt đất lòng đại dương) và thiết bị thả neo dưới nước ở chiều sâu lớn. Các tàu loại này hiện đã loại khỏi biên chế hải quân Nga và đưa vào bảo quản.


Minh họa: Cần cẩu nổi cứu hộ "Kilektor -1" đề án 419 thuộc hạm đội Baltic hải quân Nga đang được kéo (trong ảnh là con tàu đang đi ở giữa), tàu kéo RB-348 (bên trái ảnh, đi trước mũi kilektor) làm nhiệm vụ kéo, tàu kéo RB-250 (tàu nhỏ sau cùng bên phải ảnh, đi sau đuôi kilektor) làm nhiệm vụ ghìm giữ. Vũng Nevskaia Guba, Lomonosov, hải cảng Lomnosov. Ngày 24 tháng 9 năm 2010 (http://fleetphoto.ru/update.php?date=2010-10-01&aid=83&bid=95).

Trích từ hồi ức của S. Sakhonchik - thuyền viên tàu cần cẩu cứu hộ "Kilektor - 23" (ảnh của "Kilektor-23" tại Cam Ranh giai đoạn 1980-1981 nằm ở các trang 8 và 9 topic này):
"Lịch sử phát triển ngành hàng không và làm chủ các loại máy bay mới hầu như luôn gắn với những nguy hiểm to lớn và sự hy sinh của con người. Trên phương diện này, lịch sử phát triển Yak-38 - máy bay cất hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Xô viết, cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Hồi ức sau gắn với một trong những sự kiện bi thảm trong đời sống ngắn ngủi của loại máy bay này. Thời bấy giờ, vì những lý do hoàn toàn có thể hiểu được, người ta không thích nói về sự việc đó, và bây giờ ít ai còn nhớ về thảm kịch xảy ra trong lãnh hải Việt Nam.
 Trong những năm 198x, bạn tôi - Sergey Molodov là trắc thủ radar trên tàu cứu hộ "Kilektor-23" của hạm đội Thái Bình Dương, đã  4 tháng ròng thực hiện nhiệm vụ (bốc dỡ, lắp đặt) trang bị cho căn cứ hải quân Xô viết tại Cam Ranh các thiết bị cầu cảng và bến tàu nhằm đảm bảo điều kiện trú đóng cho các tàu chiến của hải quân Xô viết.Căn cứ Cam Ranh thời mà quân Mỹ rút - về cơ bản các cầu tàu và đường giao thông trên bờ đã bị phá hủy, căn cứ bị vây trong một cửa biển mà các tàu chiến và tàu phụ trợ của hải quân Nam Việt Nam đã thả mìn phong tỏa.  
Anh ấy nhớ lại: tháng 9 năm 1980 bất ngờ nhận lệnh ra ngoài khơi biển "Nam Trung Hoa", tới điểm có tọa độ 8 độ vĩ Bắc và 108 độ kinh Đông để trục vớt một máy bay bị chìm dưới chiều sâu 100 m nước.

Máy bay cường kích trên hạm Yak-38 rơi xuống biển từ boong góc tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk" trong thời gian thử nghiệm khả năng cất cánh chạy đà ngắn trong điều kiện vùng nhiệt đới. Phi công đã chiến đấu đến cùng để cứu máy bay và chết do bung ghế phóng nhảy dù từ dưới nước. Sự kiện này ở Moskva và tất cả các hạm đội người ta đã biết. Vội vã chất xong các thiết bị cần thiết lên tàu, con tàu của chúng tôi mở hết tốc lực chạy đến khu vực được chỉ định. Tại đấy đã có tàu sân bay "Minsk" và vài tàu chiến khác đang bảo vệ khu vực máy bay rơi.

Thời tiết có bão đã cản trở công tác cứu hộ và các tàu phải thả neo một số ngày. Chẳng bao lâu, từ Vladivostok, tàu ngầm cứu hộ " Lenok “ đã tới cùng các quả cầu lặn tự hành (батискаф) và các thiết bị lặn biển sâu chuyên dụng trang bị trên tàu, bước vào việc tìm kiếm dưới nước.Bão rồi cũng lặng dần và người ta bắt đầu dùng thiết bị thủy âm để tìm kiếm xác máy bay bị chìm. Dòng chảy ngầm dưới biển rất mạnh và địa hình đáy biển gây khó khăn cho công tác tìm kiếm, ngoài ra độ chính xác của vùng tìm kiếm chỉ được xác định một cách tương đối mà thôi.      
Theo tín hiệu nhận được, người ta thả các thợ lặn xuống đáy biển và tìm thấy lúc thì mảnh vỡ của các con tàu nhỏ, lúc thì hàng đống mảnh kim loại không rõ nguồn gốc. Có một lần người ta còn phát hiện nguyên một thân máy bay F4 "Con Ma" đã bị vặn cong queo của hải quân Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh mới kết thúc cách đây chưa lâu. Phải vài ngày sau những phần xác còn lại của chiếc "Yak-38" mới được phát hiện và ngay lập tức bắt đầu công tác chuẩn bị trục vớt. "Kilektor - 23", trang bị những cần cẩu mạnh, đứng chắc trên hai neo tại ngay trên vị trí máy bay nhằm loại trừ ảnh hưởng của dòng chảy. Tàu sân bay "Minsk" và các tàu chiến, sau khi hoàn thành các hoạt động tìm kiếm đã rời khỏi khu vực. Người ta chỉ để lại một tàu tuần tra làm nhiệm vụ bảo vệ. Chiến dịch chuyển sang giai đoạn khác.

Việc có mặt một thời gian dài các tàu chiến tại đây đã  làm cho người Mỹ chú ý đến khu vực tìm kiếm. Đã xuất hiện các máy bay tuần biển P-3 Orion. Chúng bỏ ra hàng giờ lượn quanh các tàu đang neo đậu và thả xuống các phao thủy âm -vô tuyến, được thiết kế để phát hiện tàu ngầm. Phao hoặc bị (quân Nga) vớt lên, hoặc đôi khi đơn giản hơn là bắn hỏng, làm bia cho các thủy thủ-pháo thủ phòng không luyện tập. Người Mỹ có thể là chán ngán nên đã ngừng ném các phao, nhưng việc giám sát chúng tôi thì họ không dừng lại - các từ kế trên máy bay Orion ghi nhận các chuyển động của tàu ngầm Lenok. Bởi vậy, tất cả công việc chỉ được thực hiện vào ban đêm, các thành viên ban ngày làm công tác công khai sơn sửa tàu, đánh bắt cá hoặc tắm nắng trên boong.

Các thiết bị lặn sâu tự hành (Батискаф - Bathyscaphe) và các thợ lặn sâu đã kiểm tra kỹ lưỡng máy bay, và bắt đầu luồn cáp vào dưới thân máy bay để trục nó lên tàu. Do bị cản trở bởi dòng chảy mạnh, cáp bị rối và tuột, thậm chí có một lần thợ lặn còn bị các bó dây cáp siết phải và rất may mắn là đã sống sót một cách kỳ diệu. Công việc của các thợ lặn thường rất khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là ở độ sâu hàng trăm mét, trong điều kiện tối tăm dưới lòng biển và nước rất lạnh. Cuối cùng thì cũng tròng được cáp quanh thân máy bay cũng như buộc được cáp vào các mảnh xác máy bay tìm thấy gần đó. Việc trục vớt bắt đầu vào ban đêm, tuân thủ quy định nghi trang bằng ánh sáng. Cuối cùng, lúc hai giờ sáng, từ mặt nước đã ló ra thân chiếc Yak  phủ đầy rong biển. Đồng thời chúng tôi cũng vớt được lên ghế phóng nhảy dù với những mảnh thi thể còn sót lại của phi công.Tất cả đều có một cảm giác rất nặng nề và trầm uất khi chứng kiến cảnh tượng đó, thậm chí mọi người chỉ nói khẽ.

Ngay sau khi vớt được chiếc Yak-38 lên boong, tàu ("Kilektor - 23") nhổ neo và chạy hết tốc lực về vịnh Cam Ranh. Các đại diện của Văn phòng thiết kế Yakovlev đang có mặt trên tàu cần cẩu cứu hộ lập tức tìm được những "hộp đen", tháo dỡ các thiết bị và bắt đầu xem xét các nguyên nhân tai nạn của máy bay. Trong vũng Bình Ba, những mảnh xác của chiếc máy bay bị nạn được chất sang tàu chống tàu ngầm cỡ lớn "Petropavlovsk" và con tàu này khởi hành về Vladivostok. Chiến dịch kết thúc ngày 30 tháng 11 năm 1980.
Dĩ nhiên, khi đó chúng tôi cũng không chú tâm loan tin mà biết giữ mồm giữ miệng, thậm chí các máy ảnh của chúng tôi còn cất kín trong két bảo vệ. Thế rồi một năm sau tình cờ tôi thấy được một tấm ảnh được chụp có lẽ bởi một sỹ quan trên tàu "Petropavlovsk" vào đúng lúc chuyển tải xác máy bay sang đó từ tàu "Kilektor-23" (Ghi chú: chính là bức ảnh ở trang 9 topic này, như vậy ảnh được chụp trong vịnh Cam Ranh, tại vũng đảo Bình Ba) và được in ở đây.
Chỉ sau nhiều năm nữa, trong tạp chí "Hàng không và thời đại" năm 1995 tôi mới được đọc tin tức của tai nạn này.
Động cơ của "Yak-38" trong những điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới không phát đủ công suất cần thiết để cất cánh chiến đấu và một trong những cách nâng cao khả năng cho nó là cất cánh với bước chạy đà ngắn mà các máy bay "Harrier" của Anh đã thực hiện. Việc thử nghiệm được các phi công O.G.Kononenko và M.S.Deksbakh tiến hành. Nhưng đâu phải mọi việc đều xuôi chèo mát mái, và khi đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tại khu mặt nước trong vịnh Ussuri, họ đã phải bung ghế phóng nhảy dù trên máy bay Yak-38 từ dưới mặt nước. Kononenko khi đó may mắn tiếp đất đúng trên boong tàu "Minsk", còn Deksbakh được các đội viên cứu hộ vớt lên. Công tác thử nghiệm vẫn tiếp tục.
Về các sự kiện sau đó người ta nói rất ngắn gọn trong các trang tạp chí "Hàng không và thời đại" (№ 6 năm 1995, trang số 12):
"Ngày 8 tháng Chín năm 1980 khi đang thực hiện cất cánh chạy đà ngắn theo thường lệ, máy bay Yak-38 № 0307 đã rơi ra ngoài boong tàu do mất độ cao và chỉ một vài phút sau đã mất hút trong khối bụi nước phun ra mù mịt trên mặt nước ngay tại chỗ. Phi công thử nghiệm Kononenko có đủ thời gian bung ghế phóng nhảy dù, tuy nhiên đến giây cuối cùng anh vẫn cố gắng lấy lại độ cao và cứu máy bay." (" 8 сентября 1980 г. при выполнении очередного короткого взлета Як-38 № 0307 сошел с палубы с потерей высоты и еще минуту шел в фонтане брызг над самой водой. У летчика -испытателя Кононенко  времени катапультироваться было более чем достаточно, однако до последней секунды  он пытался набрать высоту и спасти машину.")  
  
Than ôi, Oleg Grigorievitch đã tử nạn. Người phi công mà như ta vẫn thường nói  "được trời sinh ra", rất say mê nghề bay, anh là một con người có cá tính rất hài hòa và đáng mến. Ít người biết rằng năm 1978 anh đã được tuyển vào đội phi công vũ trụ và chuẩn bị cho chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi "Buran". Một nhà thử nghiệm có tài năng xuất chúng. Oleg đã nỗ lực truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong nghề cho các đồng đội của mình và các phi công hải quân. Những học trò của anh vẫn nhớ đến người thầy với lòng biết ơn. Ký ức về anh sẽ còn mãi!"




Một ví dụ về thiết bị lặn sâu tự hành: Thiết bị lặn sâu "Alvin" của Mỹ. Ngày 7 tháng 4 năm 1966, thủy thủ đoàn trên thiết bị này đã tìm thấy quả bom H bị rơi xuống Địa Trung Hải (ở độ sâu 869m - 2850 feet) do tai nạn giữa máy bay B-52G và KC-135 khi tiếp dầu trên không tại Palomares, Tây Ban Nha, xảy ra ngày 17 tháng 1 năm 1966.
Trái bom duy H nhất rơi xuống biển được trục lên trên boong tàu USS Petrel.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2011, 03:22:45 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #311 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 01:11:54 am »

Những trang chưa biết trong biên niên sử Hạm đội Thái Bình Dương

(tiếp theo trang 31)

V.V.Balakin
"TOVS" - sẵn sàng đẩy lùi cuộc tấn công từ trên không

(nhatnam.ru)

Kính tặng các thủy thủ - chiến sỹ hải quân Hạm đội Thái Bình Dương và các chỉ huy của họ những người đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để trợ giúp quốc tế vô sản cho Việt Nam trong những năm của thập kỷ sáu mươi thế kỷ 20.

Balakin, Vladimir Vasilevitch, trung sỹ hải quân, trình độ học vấn cao học kinh tế, sinh ngày 13/8/1945 tại thành phố Satka vùng Ural. Tại đó, trước khi nhập ngũ, ông đã tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật chuyên ngành khai thác mỏ và vật liệu gốm.
Trong những năm từ 1964-1968 ông thi hành nghĩa vụ quân sự tại Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương của Hải quân Xô viết trong thành phần thủy thủ đoàn các con tàu thuộc Lữ đoàn tàu trinh sát độc lập đặc nhiệm số 38.
Ba lần (trong những năm 1966, 1967 và 1968) trong đội hình thủy thủ đoàn tàu trinh sát cỡ nhỏ MRZK "Ampermetr" đảm nhiệm chức trách chỉ huy trạm đo đạc bức xạ (радиометриста-командира поста), tham gia vào các chiến dịch trong vùng tác chiến của Không quân và Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương (khu vực đảo Guam - Căn cứ của lực lượng không quân chiến lược Mỹ), ở Biển Đông, trong vịnh Bắc Bộ, trong khi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đặc biệt là cảnh báo sớm cho bộ đội phòng không VNDCCH về các phi vụ không kích của máy bay Mỹ.
Ông đã được tặng thưởng huy chương «Kỷ niệm 20 năm Ngày Chiến thắng cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945", "300 năm Hạm đội Nga", bằng danh dự "Vì cuộc hành quân xa".
Hiện sống tại thành phố Chelyabinsk. Thành viên của Chi hội MOOVVV Ural (thuộc tổ chức xã hội liên vùng các CCB trong chiến tranh Việt Nam - MOOVVV).


Ảnh: Vladimir Balakin năm 1965.  


Về mục đích và mục tiêu của câu chuyện

Điều gì thúc đẩy tôi viết ra những kỷ niệm của tôi về những thủy thủ-chiến sỹ nghĩa vụ, những người đã thực hiện các chuyến đi biển dài ngày từ ba tháng đến nhiều tháng hơn nữa trên các con tàu nhỏ loại ba dưới lá cờ ngành thuỷ văn ở những năm đã xa xôi của thập niên sáu mươi thế kỷ trước?

Thứ nhất, sự lãng quên của các quan chức và cơ quan chính phủ về việc các thủy thủ hải quân đã hoàn thành nghĩa vụ quân nhân của mình trên các con tàu đó, và về sau người ta không nhớ đến họ nữa. Tại khu vực Ural, tôi chỉ biết có bốn thủy thủ-quân nhân nghĩa vụ, cựu chiến binh tham gia hoạt động chiến đấu (ВБД), mà họ, khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa", có đến vài trăm quân nhân. Tiện thể, người ta còn lờ đi cả các cuộc hành quân tới quần đảo Marian trên Thái Bình Dương. Ở đó, tại đảo Guam, có bố trí các tàu ngầm Mỹ và các máy bay ném bom chiến lược B-52, hàng ngày hàng giờ cất cánh ném bom miền Bắc Việt Nam.

Thứ hai, người ta đã không đề cập đến các nguyên tắc tình nguyện hoặc chí ít là một quan điểm thay thế khác đối với việc tham gia các chiến dịch hành quân. Đối với tiền lương đi biển (phụ cấp 4 rúp 60 kopek một tháng và phụ cấp bảo hiểm cho công tác ở vùng xa xôi thêm 25 phần trăm nữa), những thủy thủ trẻ tuổi thực hiện hai ca trực sáu giờ một ca hàng ngày trong những hầm tàu nghẹt thở. Trong những điều kiện như thế khẩu phần đủ dinh dưỡng của thủy thủ tàu ngầm cũng không giúp gì được: không gian giới hạn vô cùng chật hẹp, sóng nhồi lắc, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới không cho ta cảm giác ngon miệng.
Và cuối cùng, tôi muốn nhớ đến trước tiên các thủy thủ phục vụ theo thời hạn (những con người đã phục vụ trong bốn năm, nghĩa  là hơn bốn mươi tháng) và những chàng trai trẻ khác mà ta đã kết bạn và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao rất gương mẫu. Chúc tất cả các đồng đội và đồng nghiệp: một tuổi thọ dài lâu mạnh khỏe và năng động, tâm trí minh mẫn và sáng suốt. Và hãy giữ mãi ký ức trong sáng về những ngày cùng phục vụ của chúng ta cho đến tận cuối đời.

Tại sao ta thường nhớ đến các chiến dịch hành quân tới Việt Nam trong vùng biển "Nam Trung Hoa" nhiều hơn là những ký ức khác? Rõ ràng, bởi vì những chuyến đi biển dài ngày đến vĩ tuyến 17, đến bờ biển Việt Nam là những chuyến hành quân khó khăn và nguy hiểm nhất. Những con tàu bán quân sự của chúng tôi đi đi lại lại gần các tàu sân bay Mỹ và các tàu khác của Hạm đội Bảy, xác định các phi vụ xuất kích của máy bay trên hạm (A-4 Skyhawk, Phantom F-4), chuyển tức khắc và kịp thời các thông tin tình báo về cấp trên, liên tục không gián đoạn một thời điểm nào, khai thác các cuộc đàm thoại của các phi công, thường xuyên nghe được những yêu cầu của họ về căn cứ cho ném bom triệt hạ chúng tôi, bởi vì ban đêm chúng coi như nhầm lẫn tàu của chúng tôi với các tàu biển Việt Nam. Theo thời gian, chúng tôi đã quen với những trò vè đó của người Mỹ.

Về chúng tôi và con tàu của mình

Vào đầu tháng 9 năm 1964, khi còn chưa kịp có cơ hội hành nghề sau khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, người ta đã cắt tôi "về không", về quân số bí mật, tất cả lên một đoàn tàu thẳng tiến Viễn Đông. Từ Ural đến Vladivostok, người ta chở chúng tôi đi liên tục mười một ngày đêm, và cuối cùng, đưa chúng tôi gia nhập một đoàn thủy thủ. Tại đó chúng tôi được tái khám y tế, cũng như kiểm tra khả năng nghe và tốc ký. Hầu hết các tân binh (và trong đó có tôi) được gửi tới đào tạo chủ yếu là trên đảo Russkii, nơi đó chúng tôi được các chuyên gia của hạm đội đào tạo theo chuyên ngành.
Đầu tiên, trong nửa tháng  tôi học lớp nghiệp vụ vô tuyến phát thanh truyền thanh. Chẳng bao lâu sau các nhân viên được đi bổ túc trên các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, và chúng tôi, các học viên trẻ đang học tập được phân bổ lại về các phân đội học viên khác nhau trên đảo. Tôi vào trường kỹ thuật vô tuyến điện (RTS), cách trường học cũ mười cây số. Tại trường này chúng tôi được chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về các kỹ năng quân sự chung, cả các yêu cầu riêng cho quân nhân trên tàu chiến, và chuyên môn hẹp (mã Morse, kỹ thuật vô tuyến điện cùng với các bài tập thực tế trên thiết bị vô tuyến điện và trạm radar).

Trong các giờ học điều lệnh đội ngũ (không có vũ khí, không sử dụng vũ khí và xếp đội hình đi diễu hành) tôi còn ghi nhớ các cuộc diễu hành trang trọng của trung đội học viên chúng tôi với những bài hát: "Một lần nữa, bầu trời sẽ vẫn xanh, một lần nữa vòng ngựa gỗ vẫn quay đều trong công viên. Có gì đâu, chúng tôi đã khoác tấm áo choàng đen thủy thủ... ", và nhiều bài ca vui vẻ hơn nữa: "Ôi, nước biển mặn, gió bát ngát trong không gian. Ôi biển xanh mãi mãi mến yêu ... ". Vẫn còn nhớ mãi trung đội tôi với những công việc nội vụ hàng ngày, gồm cả những việc như rửa sạch và gọt khoai tây từ tám giờ tối đến tận ba hoặc bốn giờ sáng cùng các bài ca đệm harmonika để không ngủ gật. Và cả ba chúng tôi, ba người đầu tiên trong danh sách thứ tự theo bảng chữ cái abc, được phái đi trực ban nội vụ phụ đốt lò cung cấp nước nóng cho nồi hơi và nước tắm.

Tháng Sáu năm 1965, sau mười tháng đào tạo học viên trong trường kỹ thuật vô tuyến tại đảo Russkii khu Sverdlov, Piotr Saburov và tôi được dẫn vào bến cảng số 37 Vladivostok. Trung sỹ hải quân Melnichenko đi kèm đã trao các tài liệu giấy tờ của chúng tôi cho sỹ quan trực ban tiểu đoàn rồi nói lời chia tay và tạm biệt. Chúng tôi quan sát chăm chú 5-6 con tàu nhỏ bán quân sự đang neo vào tường bến, và hiểu rằng chính tại đây mình sẽ tiếp tục đời phục vụ của lính hải quân tại những vùng biển xa xôi. Ngay sau đó một viên đại úy hải quân từ cầu thang trên một trong những con tàu đang neo này bước xuống sân bến và đi về phía chúng tôi. Sau khi nói chuyện với sỹ quan trực ban, ông lấy một trong những tập hồ sơ ra, gọi tên họ của tôi, và chúng tôi đi tới con tàu có chữ đề "Ampermetr". Đó là một ngày hè, ngày mà tôi còn chưa biết rằng tôi sẽ phục vụ hơn ba năm trong đội ngũ thủy thủ đoàn tàu "Ampermetr" ruột thịt - đơn vị quân đội số hiệu 27140 - trong bão tuyết ven biển trên những con tàu phủ đầy băng giá, trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, trong vùng biển đầy những cơn bão nhiệt đới, và cả trên đại dương rộng lớn. Bên trái và phải con tàu của chúng tôi là những con tàu nhỏ bậc ba với các lá cờ giống hệt nhau, như sau này tôi được biết, tàu khảo sát thủy văn. Hầu như tất cả các tàu ở bến 37 đều là các tầu được đóng tại các xưởng đóng tàu ở Đức và Nhật Bản và là loại tàu đánh cá cỡ trung bình. Sau đó, người ta chuyển đổi trang bị và chuyển chúng sang thành các tàu trinh sát điện tử (KRTR - корабли радиотехнической разведки). Trong hai hầm tàu chứa cá trước đây nay người ta đặt các cabin cho các thủy thủ-quân nhân nghĩa vụ và các trạm và đài VTĐ các loại (đài RTS - khu vực âm thanh nghe được, đài УКВ - khu vực băng sóng cực ngắn, đài đạo hàng, và trên cầu thang đỉnh tháp - trạm số 3).

Nhìn chung, các đài RTS là đông người nhất và chiếm hơn một nửa quân số thủy thủ đoàn. Trong cabin có gần bốn mươi chỗ để các thuyền viên nghỉ ngơi, bao gồm cả nơi để các tủ chứa đồ. Trong các chiến dịch hành quân trên biển thì giường ngủ và nơi đặt tủ trong phòng được sử dụng theo nguyên tắc một chỗ cho hai người, bởi vì các thủy thủ đài RTS và nhóm ghi tin, đang thi hành công vụ tại các vị trí trực ca sáu giờ một ca nối tiếp nhau liên tục. Nhìn chung, trong các cabin và khoang làm việc của đài vô tuyến RTS luôn chứa 50-55 quân nhân nghĩa vụ. Cabins cho các sỹ quan trong thời gian đi chiến dịch cũng chật cứng - 2 đến 3 người trong một cabin. Cảnh chen chúc như vậy vẫn diễn ra trong tất cả các chiến dịch tiếp theo và trên tất cả các tàu của tiểu đoàn đóng quân tại cầu tàu số 37. Trong hầm tàu hầu như không có thông gió. Dưới ánh đèn tín hiệu mờ ảo nhấp nháy trên các thiết bị vô tuyến điện, chúng tôi làm việc tất cả sáu giờ một ngày, người lúc nào cũng đầm đìa mồ hôi. Theo quy định, chúng tôi mặc quần short ngồi làm việc, quấn một chiếc khăn với tai nghe có dây đeo quanh cổ. Chúng tôi nghỉ ngơi sau phiên trực trong cabin, trong phòng họp chung hoặc trên boong thượng (khi biển lặng), hay là boong đằng lái. Chúng tôi phân tán khắp nơi, những chỗ riêng hầu như không có (đặc biệt là vào ban ngày khi trời quang).

........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2011, 12:46:08 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #312 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 03:24:02 pm »

(tiếp)

Ngoài sự đông đúc chật chội trên tàu như vậy, thời gian biểu các ca trực còn rất khắc nghiệt, đặc biệt là đối với nhóm trực đài RTS. Nhưng kể cả điều kiện sinh hoạt và thời tiết kể trên (sóng lắc mạnh toàn tàu cả trên khoang và trong hầm) cũng không làm cho các chàng trai trẻ trung và khỏe mạnh khiếp sợ. Sau 3 - 3,5 tháng, dù gầy đi, nhưng vui vẻ và rám nắng dưới mặt trời nhiệt đới, chúng tôi lại trở về cảng nhà Vladivostok thân thương. Phần lớn chúng tôi được đi nghỉ cùng các chiến sỹ tàu ngầm tại khu nghỉ ngơi "Chim Ưng", và có một lần nghỉ tại nhà điều dưỡng quốc gia vùng Primorie.Trong các chuyến đi biển dài ngày chúng tôi đã đạt được không chỉ các kỹ năng đi tàu, kỹ năng chiến đấu, kỹ năng chuyên môn, mà còn đạt được khả năng sống và làm việc hài hòa trong một tập thể lớn để hoàn thành cùng một nhiệm vụ chiến đấu chung. Ngoài ra, tất cả chúng tôi những người trẻ tuổi, trước khi nhập ngũ đều sống ở vùng nông thôn hoặc các thị trấn nhỏ (hầu hết chúng tôi chưa hề đi tàu xe xa nhà như vậy bao giờ), đã may mắn trong những năm 60 xa xôi ấy được nhìn thấy không chỉ những không gian đại dương rộng lớn, mà còn cả bờ biển của nước láng giềng và các quốc đảo. Khi mùa đông con tàu từ các chuyến hành quân xa đến các vùng nhiệt đới trở về Vladivostok, những khuôn mặt rám nắng bầu bầu và cơ thể cháy nắng màu sô cô la của chúng tôi gây cho các cư dân địa phương nhiều bất ngờ.


Tôi nhớ một trường hợp khi trở về từ một chuyến đi biển dài ngày, chuẩn úy hải quân Kolechko - hạ sỹ quan phụ trách quân nhu-quân lương của chúng tôi bắt anh nuôi Volodya Ryabinchuk phải ném xuống biển một vài hộp rau và cá đóng hộp dự trữ, bởi vì anh ta sợ rằng nếu bị kiểm tra, người ta sẽ buộc tội anh ta không nuôi dưỡng các thủy thủ theo đúng tiêu chuẩn được cấp. Nhưng làm sao mà có thể ăn được gạo, kiều mạch và các món thịt băm viên trộn rau, nếu như chúng ngập trong dầu trộn còn lại từ bữa ăn sáng? Chiến dịch hành quân trên biển có vấn đề phức tạp đặc thù của nó: trong vùng khí hậu nhiệt đới người ta chỉ uống nước đun sôi để nguội, nước còn ấm và thậm chí nước nóng sôi; nước sạch đã được cấp phát nghiêm ngặt đúng theo định mức, nghĩa là một lít nước để tắm rửa hàng ngày, 1,5-2 thau nước nhỏ - để tắm và giặt rửa các vật nhỏ (áo sơ mi, quần short). Tôi coi rằng bản thân mình là may mắn - tôi đã vượt qua toàn bộ các nghi lễ tuyên thệ hàng hải trên tàu. Đó còn là một cốc nước biển, được uống cạn lúc đầu kỳ ra khơi phục vụ, và "hình phạt" của những người lính cũ với lính mới bằng cách đập vỡ chai (vào thành tàu), và nghi thức quan trọng nhất - hôn sống tàu.

Xin nói chi tiết hơn một chút về điều này
Khi sửa chữa người ta làm sạch vỏ tàu bên dưới "đường mớn nước" và đáy tàu khỏi rỉ sét, động vật giáp xác, tảo và các vật khác kẹt vào các bộ phận vỏ tàu ngăn trở sự di chuyển của con tàu, tàu đặt trong dock trên các thiết bị đặc biệt, trước khi ngâm nó trong nước. Sau khi bơm nước vào, dok cùng với con tàu được nâng lên khỏi bề mặt nước. Công nhân thuộc dok (đơn vị sửa chữa) cạo gỉ sét phần dưới thân tàu bằng máy công cụ chạy điện cầm tay đến khi nó sáng bóng, sau đó sơn lót một vài lớp bằng minium sắt hoặc minium chì đỏ và tiếp tục bồi đến đường mớn nước. Thủy thủ đoàn thời gian này sửa chữa phần trên của tàu: trước khi đánh bóc lớp sơn cũ ở nơi nào mà họ tìm thấy những vết gỉ, tiếp theo họ sơn lót lại và sau đó sơn màu.

Các cựu chiến binh đã phục vụ 3-4 năm, theo luật, kiểm tra lại từng chi tiết, từng bộ phận máy và từng blok được người kỹ thuật viên đi theo họ siết chặt lại, kiểm tra từng dụng cụ, thiết bị và cụm máy tổng thành. Việc sơn nội thất của tàu do các công nhân của dok thực hiện. Họ cũng sơn phần chủ yếu của thân tàu bằng màu sơn nằm trong phạm vi "quả cầu" màu sắc và trong một tông màu sáng hơn (trắng, ngà voi, màu xanh da trời sáng) cho tất cả phần boong trên (надстройкa), kể cả buồng chỉ huy, buồng hoa tiêu, cabin thuyền trưởng, cũng như cột buồm của tàu. Sau một vài tháng con tàu ra khỏi nhà máy lại mới tinh, sáng láng như một cái ấm samovar được đánh bóng.
Thông thường vào ngày chủ nhật, khi không có công nhân dok làm việc, toàn bộ thủy thủ đoàn mặc đồng phục № 3, xuống khỏi tàu tới sàn dock trong âm thanh của cây đàn bai-an, và tập hợp đội ngũ thành hai hàng: hàng đầu tiên là những người đã tuyên thệ với con tàu, hàng thứ hai là các thủy thủ trẻ phục vụ theo thời hạn và còn đang học việc. Sau khi đánh sạch lớp giáp xác bám vào và đánh sạch gỉ một vị trí sống tàu gần chân vịt, lau chỗ đó bằng khăn tay tẩm nước hoa, theo thứ tự lần lượt báo cáo danh xưng và cấp bậc của mình trước cấp trên rồi tiến tới hôn sống tàu. Sau khi hoàn thành đầy đủ các nghi lễ hàng hải của tàu, cấp trên, thường là thượng sỹ hải quân, chúc mừng tất cả những người đã trải qua nghi lễ tuyên thệ và mời mọi người xem phim. Tôi nhớ những nghi lễ chính của lễ tuyên thệ trước con tàu "Ampermetr" của chúng tôi là như vậy.
........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2011, 10:57:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #313 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2011, 12:06:14 am »

(tiếp: bản đồ ru.viki)
Về chiến dịch trên biển đầu tiên



Bắt đầu vào tháng Sáu năm 1965, cuộc sống trên tàu có nhiều điều mới và khác thường. Đó đã là một tập thể khác rồi - kể cả trong toàn bộ thủy thủ đoàn, cũng như ở tổ vô tuyến điện RTS, cụ thể là trạm vô tuyến điện có hai nhân viên cao hơn cả về cấp bậc (trung sĩ hải quân Pozdeyev và thủy thủ trưởng Sizov) và cao hơn cả về thời gian phục vụ - cả về mức độ đào tạo để làm việc trên các máy và thiết bị vô tuyến điện tử có tại trạm, và các nhiệm vụ khác trong chuyên ngành.

Tuy nhiên giai đoạn đầu này công việc chủ yếu dành cho đào tạo - đấu tranh sinh tồn trên tàu biển, huấn luyện việc hủy thông tin mật (các ghi chép), giảm các blok có giá trị nhất và bí mật nhất, và một phần các thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp tàu bị các kẻ địch tiềm tàng chặn xét và tất nhiên là cả các hoạt động và bố trí các bộ phận trên tàu (trên boong thượng, mũi tàu, đuôi tàu, cabin của các sĩ quan). Khi báo yên, thường cũng như khi bạn đã chạy bở hơi tai rồi, sau khi lấy tấm nệm phủ lên rương hoặc phủ bằng vải trải giường hay chăn (các thủy thủ trẻ ngủ trên các rương và sau đó nửa năm sẽ ngủ trên tầng trên của giường tầng), bạn cởi hết chỉ còn để quần lót, ngả người xuống ngủ thiếp đi ngay cho đến tận sáng hôm sau. Và cứ thế mỗi ngày trôi qua trong thời gian tàu vẫn đậu tại bến.

Vào tháng Chín năm 1965, người ta bắt đầu nạp nhiên liệu diesel cho tàu "Ampermetr" của chúng tôi, cung cấp nước, thực phẩm, chủ yếu là các thùng chứa thực phẩm đóng hộp. Vào ngày cuối cùng trước khi hành quân, một chiếc xe tải chở đến thực phẩm tươi sống mà chúng tôi để vào trong một tủ lạnh nhỏ, và đóng gói riêng bánh mì trong các lớp giấy bóng kính. Những thực phẩm này sẽ nuôi các thành viên trên tàu cho đến khi con tàu tới được điểm mà nó sẽ phải thi hành nhiệm vụ quân sự được giao. Cùng ngày, nhóm quân nhân chính mới đến (25-27 lính thủy và các sĩ quan từ căn cứ cây số 6). Họ dỡ thiết bị và đưa vào trong phòng hầm tàu các thiết bị bổ sung khác (máy thu vô tuyến băng sóng cực ngắn YKB, teletype, máy thu băng từ tính, và các thiết bị khác) để thực hiện độc lập các nhiệm vụ đặc biệt, như tôi được biết về sau. Các thủy thủ vừa tới nằm ở khoang nhân viên, các sỹ quan và hạ sỹ quan - trong các cabin bố trí 2-3 người mỗi cabin. Sáng hôm sau, tôi không nhớ thứ và ngày, nhưng chắc chắn không phải thứ hai và không phải là ngày 13 (trong những ngày ấy  "Ampermetr" không khởi hành các chuyến đi biển dài ngày), con tàu nhổ neo rời vịnh Sừng Vàng, vượt qua mũi Egersheld và đi vào Biển Nhật Bản. Hướng mà chúng tôi duy trì hải trình là hướng đông tới quần đảo Nhật Bản, song song với các eo biển Tsugaru và tiếp theo, sau khi đã vào Thái Bình Dương thì ngoặt về phía tây nam, đi tới dãy núi đá thuộc Quần đảo Marian.
Sóng nhồi tung nhẹ con tàu của chúng tôi, và cơ thể tôi phản ứng lại bằng những cơn buồn nôn nhẹ. Nhưng khi tự mình làm công việc kiểm soát thinh không, dù cho dưới sự giám sát của Victor Pozdeev, tôi cứ chờ đợi một cái gì đó quan trọng, gần như là một sự kiện kịch tính và anh hùng nào đó, có thể xóa đi cơn buồn nôn dữ dội và cho phép ta đứng vững. Trong khu vực quần đảo Nhật Bản, khi ngồi nghỉ trong cabin chung, lần đầu tiên tôi nhìn thấy các chiến binh Nhật Bản trên máy thu truyền hình mà sau hai thập kỷ nữa mới xuất hiện trên truyền hình nước ta. Tiếp theo, con tàu đi qua giữa các đảo và chúng tôi chợt tỉnh giữa Thái Bình Dương vĩ đại.

Nhiều lần con sóng này bỗng tăng vọt biên độ, quẳng chúng tôi sang phía con sóng kia, giống như ném một cái vỏ trứng hay vỏ quả hồ đào. Ngày hôm sau sóng còn nhồi dữ dội hẳn lên, và chẳng mấy chốc chúng tôi nghe được tin báo bão. Việc vào vịnh Nhật Bản ẩn nấp là không thể bởi lý do có các thiết bị đặc biệt trên tàu. Ngoài ra, chúng tôi phải có mặt đúng thời gian quy định tại điểm được giao. Thuyền trưởng Mikhail Ivanovich Pechenkin, lúc đó là đại úy hải quân, quyết định cứ đi đến điểm đã định, sau khi cho chỉnh hướng một chút, mũi tàu vẫn cắt sóng trườn tới. Sau khi hết phiên trực người ta không cho chúng tôi về cabin thủy thủ bằng lối đi qua boong tàu, vì sợ rằng sóng sẽ ném chúng tôi xuống biển, mặc dù đã có các dây bảo hiểm treo cờ tín hiệu gắn chặt với các dây chão chăng ngang lưng tàu. Sau khi được thay phiên, chúng tôi vào cabin chung và tản ra các ghế dựa gắn gần bàn ăn. Đối phó với chứng buồn nôn, tôi cố gắng ép mình ngủ thiếp đi. Sau một thời gian tôi đã làm được. Tôi không nhớ mình đã chợp mắt bao lâu trong đêm đó, nhưng đột nhiên, tất cả những người đang ngồi ở ghế dựa (10 người) nghe và cảm nhận được dòng nước chảy từ trên cao, qua đường ống thông gió, nối cabin sinh hoạt chung với đuôi tàu.

Vào lúc nào đó không rõ, đèn chợt tắt, tiếng động cơ lặng đi (động cơ diesel) và tôi nghĩ thế là hết - tàu chìm xuống đáy biển rồi. May mắn thay, chỉ lát sau lại nghe tiếng ồn của động cơ diesel và tiếng mũi tàu xé sóng. Đó là thắng lợi chung của toàn bộ thủy thủ đoàn và con tàu thân yêu. Sáng hôm sau, tôi mới biết được rằng sóng không chỉ phủ trùm phía lái và boong thượng (buồng hoa tiêu, buồng lái và các cabin khác), mà một con sóng còn đập vỡ một ô cửa sổ hai lớp của cabin thuyền trưởng. Mảnh thủy tinh vỡ nát găm vào tủ quần áo, bàn và các đồ gỗ nội thất khác với lực mạnh đến nỗi một vài ngày sau bằng cả kìm dẹt, kìm cắt dây thép và các dụng cụ cầm tay khác, người ta mới gỡ được chúng ra. Sóng giật đứt cả đường dẫn điện và làm hỏng hệ thống chiếu sáng. Tổ cứu hộ trên tàu theo tín hiệu từ sỹ quan trực ban ngay sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp, đã đặt lại dầm mạn tàu sau khi liên kết chặt các kẹp siết nó với các bức tường và sàn tàu. Sau đó họ dùng nước quét sạch các mảnh kính cửa sổ bị vỡ. Trong buổi sáng, dưới ánh ban ngày, chúng tôi sắp xếp lại cho ngăn nắp cabin thuyền trưởng, cũng như các hành lang và buồng hoa tiêu. Chúng tôi biết rằng tàu của chúng tôi đã bị đôi cánh của cơn bão "Carmen" chạm phải. Chẳng hiểu vì sao, tất cả các cơn bão nhiệt đới đều được đặt những cái tên của giới nữ.
.......
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2011, 10:56:53 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #314 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2011, 11:00:13 am »

(tiếp)



Dần dần rồi đại dương cũng yên trở lại, sóng ngày càng nhỏ hơn, tàu chúng tôi thẳng tiến và đã đến đúng khu vực nếp đứt gãy sâu vỏ địa cầu - rãnh sâu Marian (độ sâu đáy đại dương đến hơn 11 km). Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến nơi trú quân của mình - đảo Guam. Đó là đảo lớn nhất trong dãy đảo Marian được đặt dưới sự giám hộ của Hoa Kỳ. Trên đảo có một phi đội máy bay của các phi công Mỹ, các nhân viên quân sự phục vụ của căn cứ không quân đến từ các bang chính quốc và cư dân địa phương. Trong thời gian một ngày đêm, từ sân bay trên đảo các  "Pháo đài bay" - B-52 thực hiện 2-3 lần cất cánh. Có đến một chục chiếc máy bay loại này trong số đóng quân trên đảo, đã rẽ hướng bay tới Việt Nam và ném bom ở đó. Ngoài sân bay, trong vịnh APRA trên đảo Guam có các tàu ngầm Mỹ, chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân sơn màu đen trú đóng. Chúng tôi đi tuần trong khu vực 3-3,5 dặm (5,5-6 km) tính từ bờ biển đảo Guam, và mục đích tuần tra của chúng tôi là để thông tin về số lượng các máy bay cất cánh từ căn cứ, về các phi vụ ném bom (bắn phá) và thời gian cất cánh của máy bay B-52 về hướng Việt Nam.

Trong thời gian máy bay cất cánh từ sân bay và đang lấy độ cao, chúng tôi phải xác định được toàn bộ các dữ liệu về nó, kể cả số hiệu máy bay, các cuộc đàm thoại của phi hành đoàn với căn cứ dưới mặt đất và các thông tin tình báo khác từ các bộ phận phục vụ tại sân bay thông qua đài thu sóng cực ngắn YKB, liên lạc tầm xa theo các dải sóng khác của thiết bị vô tuyến. Tàu trinh sát "Ampermetr" nằm gần vịnh APRA, xác định các cuộc đi vào đi ra cảng của tất cả các con tàu, bao gồm cả các tàu ngầm vẫn thường đi dọc đê chắn sóng trong tư thế nổi, cả bằng quan sát trực tiếp cũng như bằng các thiết bị vô tuyến điện và các trạm theo dõi. Chúng tôi đã chụp được nhiều cảnh rất thú vị. Trong thời gian ba tháng chúng tôi đã vùi đầu vào việc thu thập và truyền thông tin về máy bay (B-52) và thông tin về Hạm đội Mỹ (cho cấp trên), sau đó chúng tôi được một tàu khác của tiểu đoàn chúng tôi, tàu "Ghidrografyia"  đến thay phiên. Vì đông người trên tàu quá nên đôi khi tôi chỉ muốn được một mình. Để làm điều này bạn sẽ phải thức dậy một giờ rưỡi trước phiên trực buổi sáng, bạn hãy vùng dậy, ra khỏi cabin nghẹt thở trên boong, đi theo các bậc thang và bạn sẽ một mình trên boong thượng đằng lái của con tàu: ai đang ngủ-nghỉ ngơi, ai đang thực hiện ca trực. Bạn quan sát đường chân trời, từ mọi phía trên biển vẫn một màu tối mờ mờ, chỉ phía xa mới thấy bóng đen thẫm của dải bờ đảo. Bạn chậm rãi vươn vai rồi làm các động tác thể dục. Đại dương đã quang đãng dần, đường chân trời phía đông đang hừng sáng, mép nước đã nhuốm sắc xanh phơn phớt. Sau đó trên mặt nước xuất hiện một quầng sáng nhỏ; quầng sáng ấy lớn dần, từ từ nhô lên chiếu sáng mặt biển. Rồi bạn sẽ thấy một nửa quả cầu, rồi ba phần tư, và cuối cùng là một mặt trời tròn đầy treo ngay trên mép nước của đường chân trời. Một cảnh tượng tự nhiên tuyệt vời không gì diễn tả nổi! Bạn sẽ nhận được một nguồn năng lượng bổ sung lớn lao trong một thời gian dài. Những cảnh tượng vĩ đại và bức tranh tuyệt đẹp như vậy của biển không phải thường xuyên có ở vùng nhiệt đới. Bình minh tiếp theo với chúng tôi có thể bắt đầu bằng mưa, bão và con tàu chao đảo giữa những đợt sóng mạnh của đại dương. Rồi theo thời gian bạn cũng quen dần với hiện tượng tự nhiên này. Trong những lúc như vậy khi đang ngoài ca trực, bạn nắm tay vào lan can chạy theo các bậc thang đến đằng lái con tàu, dán mặt vào những lớp sóng, tay giữ chắc vô lăng bánh lái dự phòng, và ý nghĩ này sẽ đến với bạn  "con người - sinh vật mạnh mẽ và thông minh nhất trong thế giới này".

Tôi nhớ một sự kiện thú vị ngoài khơi Guam. Gần vịnh APRA, một chiếc xuồng cao tốc của Mỹ đã vài lần lượn quanh "Ampermetr", từ dưới xuồng hai nhiếp ảnh gia chụp ảnh con tàu của chúng tôi. Đột nhiên, một số người khác mặc quần áo dân sự ném lên boong cho chúng tôi đầu tiên là những lon bia hộp (lần đầu tiên chúng tôi được thấy bia đóng hộp), sau đó tới các hộp thực phẩm và gia vị, gồm cả mù tạt (không hiểu sao có cả vị chua-ngọt), và một số loại đồ ăn khác. Cử chỉ thân thiện này được thuyền trưởng cho phép đáp lại bằng cách thả xuống nước một bè gỗ nhỏ tự chế làm từ vài mảnh gỗ khác nhau, trong bè có một chai rượu vang và gắn trên đầu chai là một vài gói thuốc lá. Những người Mỹ nếm thử rượu vang và thuốc lá xong thì rất hài lòng với món quà của chúng tôi. Tiếp theo - còn thú vị hơn. Chiếc xuồng cao tốc tiến sát tàu chúng tôi, và một người Mỹ dân sự đã chuẩn bị leo lên tàu chúng tôi từ trên mặt boong của họ. Người ta không cho phép ông ta làm điều đó. Tàu "Ampermetr" nhanh chóng tăng tốc độ và tách ra xa các tàu thuyền của Mỹ. 30-40 phút sau  các sỹ quan đã gọi tập trung tại cabin sinh hoạt chung tất cả các quân nhân nghĩa vụ không bận trực ca và ra lệnh mang vào đó tất cả các đồ hộp mà dưới xuồng cao tốc người ta ném lên cho chúng tôi. Người ta mang lại các hộp bắt được trên không (khi chúng được ném từ xuồng lên) hoặc nhặt được trên boong, nhưng bia thì biến mất không dấu vết, các lon bia đã bị uống sạch trước khi tập hợp được đội ngũ. Thuyền trưởng khiển trách các thuỷ thủ quá tích cực khi xuồng cao tốc đến gần tàu đã ném tiếp quà tặng rượu-thuốc lá xuống cho họ viện cớ là người Mỹ đã ném lên cho chúng tôi các tờ báo và tạp chí địa phương có các thông tin mà chúng tôi quan tâm.Tháng thứ ba ở vùng nhiệt đới đã kết thúc (vĩ tuyến 10 Thái Bình Dương). Chẳng mấy chốc một tàu cùng tiểu đoàn đã đến thay phiên chúng tôi. Bài hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavơ" lại vang lên và tàu "Ampermetr", sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, chuyển hướng về phương bắc. Với thân hình đã gầy đi và rám nắng, chúng tôi trở về bến cảng quê nhà đang vào mùa tuyết phủ.


Ảnh minh họa: Tàu ngầm Mỹ LA class USS Key West (SSN-722) từ căn cứ Pear Harbor, đang trên độ sâu kính tiềm vọng, gần bờ biển Honolulu, Hawai, trong cuộc tập trận RIMPAC 2004 (en.viki).
.......
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2011, 09:16:30 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #315 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2011, 10:35:20 pm »

(tiếp)

Về chuyến đi biển tiếp theo

Đang trở về Vladivostok, tàu của chúng tôi lại gặp phải một cơn bão cỡ vừa trong biển Nhật Bản. Nước đọng ở boong trên, cột buồm, dây chão, chân vịt dự phòng và các cơ cấu khác của con tàu đã đông lại, tạo thành một lớp băng. Để tàu không bị lật nhào, một số thủy thủ được cắt cử thay phiên nhau cào sạch băng đổ xuống biển. Con tàu từ từ tiến vào vịnh "Sừng Vàng", rồi chẳng bao lâu đã lại thả neo tại cầu tàu số 37. Sau đó chúng tôi được nghỉ ngơi thời gian ngắn, làm công tác chuẩn bị: sửa chữa, thay thế một vài linh kiện tại tổ kỹ thuật vô tuyến, các tổ khác - mỗi thủy thủ củng cố lại thiết bị và phương tiện kỹ thuật, làm công tác nghiệp vụ tàu thủy, và đến cuối mùa xuân - bước vào chuyến hành quân xa mới. Lại lần nữa bổ sung nhiên liệu, nước, thực phẩm, bổ sung dự trữ ZIP cho các trạm, thiết bị, dụng cụ vô tuyến điện tử cho tổ vô tuyến điện RTS. Từ cây số 6 đến bổ sung cho tàu lại một toán các sỹ quan và hạ sỹ quan cùng với 15-17 thủy thủ nghĩa vụ quân sự mang theo các thiết bị riêng của họ. Lần này chúng tôi lấy hướng đi từ phía tây biển Nhật Bản tới eo biển Triều Tiên (Tshushima).      
Càng gần tới eo biển, bão càng mạnh. Tàu "Ampermetr" của chúng tôi đã vài lần thử vượt qua eo biển để ra biển Hoa Đông mà không được. Thuyền trưởng nhanh chóng nhận được "chấp thuận" của Bộ chỉ huy căn cứ cho phép vào vịnh Posieta (khu vực tiếp giáp CHDCND Triều Tiên) bổ sung nước uống và nhiên liệu.


Vịnh Posieta và đảo Furugelm nhìn từ vệ tinh.

Tại đây người ta muốn gửi lại một thủy thủ trong nhóm bổ sung từ cây số 6, vài ngày trước không chịu được say sóng đã phải nằm bẹp một chỗ, chỉ uống nước và nôn. Nhưng thuyền trưởng vẫn để anh ta lại trên tàu, và chúng tôi lại đi tiếp đến eo Tsushima. Biển đã yên, tàu vượt qua eo biển an toàn, chúng tôi đang đi vào biển Hoa Đông. Sỹ quan trực ban thông báo lệnh tập hợp toàn bộ đội ngũ trên boong, chúng tôi cất mũ xuống (panama, vì là tàu trinh sát cải trang) mặc niệm các thủy thủ-liệt sỹ trên các chiến hạm Nga, thuyền phó chính trị thả chiếc mũ của mình xuống biển để tưởng nhớ những chiến sỹ Lữ Thuận đã hy sinh trong trận chiến với hạm đội Nhật Bản trong những năm 1904-1905.


Nghi thức thường làm khi các tàu hải quân LX qua eo Đối Mã, BPK "Chapaev", 198x.

Chúng tôi tiếp tục đi tới vịnh Bắc Bộ (phía nam đảo Hải Nam) trong biển "Nam Trung Hoa". Sau vài giờ, khi đang tiếp cận vùng trách nhiệm tuần tra, chúng tôi đã gặp được con tàu cùng tiểu đoàn chúng tôi mà tàu "Ampemetr" đến để thay phiên nó, tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu trong thời hạn 3 tháng. Thủy thủ đoàn cả hai con tàu rất phấn khích, nhóm sỹ quan con tàu đang rời vùng tuần tra thả xuồng sang tàu "Ampermetr". Mỗi sỹ quan theo chỉ dẫn nhiệm vụ chiến đấu chung của mình, thông báo cho các sỹ quan trên tàu "Ampermetr" về công tác đã hoàn thành, các tình huống thú vị nhất đã diễn ra trong 3 tháng vừa qua, các đề xuất về cách thi hành nhiệm vụ và phân tích nó, các biện pháp phòng tránh sai lầm.  
Sau phiên họp bàn giao nhiệm vụ, chiếc bàn họp được chất đầy món nhắm và đồ uống. Các sỹ quan quay về vị trí công tác của mình, hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavo" lại vang lên, con tàu ra đi sẽ cơ động, đảo một vòng tròn chào danh dự rồi bẻ hướng về cảng Vladivostok quê nhà. Công tác chủ yếu của chúng tôi lại bắt đầu - xác định các chuyến bay của máy bay trên tàu sân bay hạm đội 7 Mỹ, thông tin kịp thời cho các chuyên gia của chúng ta tại Việt Nam về các phi vụ ném bom sắp tới.
Thường xuyên có mặt hơn cả trong vùng biển bắc vĩ tuyến 17 là hai tàu sân bay (xung kích) của Mỹ cùng các tàu hộ tống và phục vụ. Nhóm tàu xung kích cổ điển (AUG) gồm có cả tàu ngầm (hoặc có thể vài chiếc), nhưng tại biển "Nam Trung Hoa" tàu ngầm Mỹ vắng mặt, theo tôi (Balakin V.V.) đó là vì biển nông, đáy biển nhiều bùn và cái chính là ở đây không cần thiết đến nó.
Ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam luôn có 1-2 tàu sân bay chở máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ túc trực. Chúng tôi thông báo kịp thời về các vị trí của chúng, xác định dựa theo tín hiệu trên thiết bị vô tuyến điện tử các cuộc đàm thoại giữa các tàu chiến, cũng như giữa các phi công với căn cứ. Trong trường nhìn thấy của chúng tôi, cũng có cả các tàu dân sự và bán quân sự khác. Mọi người thường nhớ các trường hợp tàu thủy LIên Xô chở thiết bị, vũ khí và thực phẩm vào các cảng Bắc Việt Nam. Phi công Mỹ, theo luật, không ném bom tàu, chúng chỉ bắn phá các thuyền vận tải Việt  Nam trung chuyển  thiết bị từ các tàu Xô viết vào bờ. Trong ký ức của tôi chỉ nhớ một trường hợp khi người Mỹ ném  một thỏi kim loại từ trên máy bay xuống, xuyên qua mặt boong và mạn tàu ở vị trí dưới đường mớn nước. Sau khi bịt nhanh lỗ thủng và nhanh chóng hàn vá lại, con tàu vận tải khẩn trương bốc dỡ "hàng hóa" rồi quay về sửa chữa. Hàng hoá được vận chuyển từ Liên Xô tới Bắc Việt Nam trong những năm 196x  chủ yếu bằng đường biển, đường sắt và đường bộ quá cảnh qua Trung Quốc đã thực sự bị đóng cửa. Quan hệ, gồm cả thương mại giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên tồi tệ dần theo các năm, đạt đỉnh điểm vào năm 1969, phát triển thành cuộc xung đột quân sự trên đảo Damanski. Tàu chiến và máy bay Mỹ liên tục đi vào cảng Sasebo của Nhật Bản, nơi họ được sửa chữa, thay thế phụ tùng, thiết bị, tiếp nước, nhiên liệu, thuyền viên được nghỉ ngơi tại các thành phố cảng Nhật Bản. Những ca trực trong hầm tàu làm con người vô cùng mệt mỏi, thiếu thông gió, nhiệt tỏa ra từ các đèn trên thiết bị gây oi bức ngột ngạt thêm, một cuộc sống ít vận động, ngay cả khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao cũng không đóng góp gì được vào việc khôi phục sức lực. Ngoài ra việc nghỉ ngơi sau phiên trực cũng không toàn vẹn do thiếu không khí trong cabin xếp đến bốn mươi người, và còn bão biển quăng quật. Và điều này vẫn vậy trong những chuyến đi tiếp theo: độ dài thời gian chiến dịch 3-3,5 tháng, thời gian rỗi sau trực vẫn một kiểu giống nhau - ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt chính trị, các trò chơi quen thuộc, xem phim. Tôi đã làm thợ chiếu phim trên tàu trong hơn hai năm, do đó tôi có phần trách nhiệm nhiều hơn.
Trong một không gian nhỏ và hạn chế chúng tôi thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu chung và nghỉ ngơi chung. Dù vậy, tình huống gây xung đột giữa các chiến sỹ phục vụ trên tàu với nhau, giữa chiến sỹ trên tàu và nhóm đặc nhiệm ghép cùng trên tàu hầu như không có, không hề có dù là xung đột về sắc tộc hay bất kỳ lý do nào khác. Tất nhiên, người ta có chọc quê vui vẻ một số nhân vật, nhưng lại thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Tiện thể tôi nói đến một thủy thủ trẻ, Viktor Smirnov, thuộc nhóm ghép, anh chàng khổ sở vì "bệnh đi biển", chẳng mấy đã ngồi dậy được, bắt đầu thực hiện các ca trực cũng ngang bằng những người còn lại. Tôi đã được cùng anh tham gia vài chiến dịch khác nữa trên "Ampermetr".


Tàu trinh sát "Kursograf".

Để giải trí trong thời gian rảnh, về đêm bạn có thể rọi đèn dùng vợt bắt cá, rắn biển, mực ma và các sinh vật biển khác. Da và xương của chúng sẽ được sấy khô trong ánh mặt trời và mang về nhà làm quà lưu niệm. Một số thủy thủ đã tự chế những hạt trai gắn đồng hồ đeo tay từ những hạt màu Plexiglas, từ những ống đồng, niken họ làm ra mô hình tàu thủy, tàu ngầm và các loại hàng thủ công nhỏ khác.
Tôi nhớ một trường hợp. Trên biển, người ta nhìn thấy một số cá mập. Các thủy thủ đã ném xuống một dây cáp thép với một cái móc tự chế gắn cuối đoạn dây thép trên đó xâu một xâu cá đẫm máu và các hải sản tươi sống khác. Một con cá mập ngay lập tức cắn câu, các thủy thủ phải chung sức co kéo rất khó khăn gần ba mét với con cá dữ. Người ta muốn dùng dao xẻ con cá mập khủng kia ra thành từng miếng. Nhưng không thể tưởng được, dao chùn lại trước lớp da đàn hồi của con cá mập. Người ta cố gắng trích xuất làm quà lưu niệm cho người này một chiếc răng cá mập, cho người kia một cái vây hoặc mảnh da, bằng cách sử dụng một con dao đặc biệt, gõ trợ sức cho con dao đặc biệt kia bằng một cái búa. Ngày đi nghỉ phép, theo quy định trong bốn năm phục vụ, hoặc ngày xuất ngũ, người ta chở theo rất nhiều món quà tặng từ biển cùng các tảng san hô. Họ chia nhau các rạn san hô khi trở về từ một chuyến đi biển xa. Những tinh thể san hô lớn được dành tặng cho các vị đô đốc. Một vị nào trong số đó đến ngày kỷ niệm, và thuyền trưởng của chúng tôi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo cấp trên nhiệm vụ khai thác những tinh thể san hô đẹp mang về Vladivostok. Những tinh thể nhỏ hơn và kích thước khiêm tốn hơn, nhưng khá đẹp, vẫn được chúng tôi giữ làm vật lưu niệm ghi nhớ thời kỳ ấy.
....
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2011, 10:29:52 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #316 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 03:45:48 pm »

(tiếp)

Các chiến dịch hành quân tại biển "Nam Trung Hoa" yêu cầu mỗi người chúng tôi khi thực hiện nhiệm vụ phải xử lý rất nhanh chóng, chính xác với chất lượng cao tất cả những tình huống và trong toàn chiến dịch, vì mỗi phút chậm trễ thông tin về các cuộc tấn công từ trên không sẽ làm tăng đáng kể mức thiệt hại và thương vong tại Việt Nam. Sự thi hành các chức trách theo nghĩa vụ đạt chất lượng và hiệu quả của mỗi sỹ quan, hạ sỹ quan, thủy thủ và thủy thủ trưởng  - cả một tập thể - sẽ cho phép hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu với điểm "xuất sắc". Và nó không chỉ vì phải có sự trợ giúp theo "nghĩa vụ quốc tế" đơn thuần, mà còn là phần thưởng khuyến khích kỳ nghỉ năm ngày bổ sung. Về phần tôi, vào tháng 7-8 năm 1967 đến kỳ nghỉ phép đã có thêm 15 ngày bổ sung.
Chiến dịch cuối cùng trước khi xuất ngũ ở biển "Nam Trung Hoa" mùa xuân năm 1968 nhắc tôi nhớ đến hai cảnh tượng không quên. Việc đầu tiên - một ca mổ viêm ruột thừa. Vào đêm trước, chuẩn úy hải quân ban 5 Pyzhyanov - một người đàn ông trung niên béo tròn (kém hơn sỹ quan quân lương Kolechko của chúng tôi một chút) - cảm thấy rất đau và vào cabin bác sỹ để kiểm tra. Bác sỹ trên tàu chưa có kinh nghiệm thực hành phẫu thuật độc lập, nhưng đã chẩn đoán viêm ruột thừa ngay và cho rằng viên chuẩn úy hải quân cần phải mổ. Sau khi nhận được "chấp thuận" của thuyền trưởng, bác sỹ bắt đầu chuẩn bị dụng cụ, còn các anh nuôi có nhiệm vụ lau rửa sạch bàn và đồ đạc kề bên trong phòng sinh hoạt chung. Khoảng một giờ sau, bác sỹ và anh nuôi mặc áo blu công tác trắng sau khi trải khăn trải giường mới liền đặt viên chuẩn úy hải quân lên bàn. Gây tê cục bộ xong, họ bắt đầu mổ bụng viên chuẩn úy. Bác sỹ làm rất lâu - phải hơn nửa giờ - mà vẫn chẳng tìm ra cái đoạn ruột thừa vô tích sự kia. Tiếp đó, các "nhà phẫu thuật" của chúng tôi phải đánh tín hiệu «SOS», còn bác sỹ thì khâu lại bụng người bệnh. Khi đó tàu chúng tôi đang ở biển Hoa Đông, hai giờ sau một chiếc tàu cao tốc (theo tôi nhớ đó là tàu biên phòng) chạy đến chỗ tàu chúng tôi, người ta chuyển viên chuẩn úy hải quân bụng đã khâu lại sang tàu đó và nhanh chóng chuyển về Vladivostok. Khi hành quân trở về chúng tôi mới biết Pyzhyanov đã may mắn được phẫu thuật lại an toàn ở bệnh viện Vladivostok. Anh ta cũng nhanh chóng được xuất viện nhưng không trở về tàu chúng tôi nữa.
Vào khoảng giữa những năm 197x, khi đang đi công tác ở Primorie, tôi gặp trên phố Lenin của thành phố Vladivostok viên chuẩn úy đó và gọi to anh ấy: " Pyzhyanov phải không?". Đúng là anh ta. Chúng tôi hàn huyên, anh cho tôi biết rằng "nhà phẫu thuật" trên tàu đã suýt làm anh mất mạng. Chẳng bao lâu sau khi phẫu thuật, anh được giải bỏ trách nhiệm trên tàu và chuyển lên bờ phục vụ và đã phục vụ cho đến hết nhiệm kỳ (hợp đồng) tại cơ sở sửa chữa gần Vladivostok.

Trường hợp bất thường thứ hai diễn ra ở biển "Nam Trung Hoa". Một bức điện từ Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương chuyển tới, ra lệnh tàu trinh sát vô tuyến điện tử "Ampermetr" lùi ngay ra xa các tàu sân bay Mỹ, tiếp đó lùi xa bờ biển Việt Nam đến khoảng cách 30-35 dặm. Chúng tôi suốt một tuần lễ đứng cách xa các tàu Hạm đội 7 Mỹ và tiến hành công việc chỉ với các phương tiện quan sát gián tiếp là radar và đài vô tuyến điện. Cách 55-60 km thì thật khó có thể nói gì về việc theo dõi trực quan các tàu chiến Mỹ đó. Sau một tuần người ta lại quyết định cho tàu chúng tôi đến gần các tàu sân bay Mỹ và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của mình. Như sau này báo chí Xô viết đưa tin, một trong các tàu trinh sát Mỹ hoạt động trong biển Nhật Bản không xa biên giới Liên Xô - CHDCND Triều Tiên, đã vi phạm vùng lãnh hải và bị các chiến sỹ biên phòng (Bắc Triều Tiên) phối hợp bắt giữ và áp giải về cảng biển Triều Tiên để khám xét (vụ tàu gián điệp "Pueblo" năm 1968). Để tránh việc người Mỹ bắt giữ và cầm tù tàu chúng tôi tại biển "Nam Trung Hoa" (để trả đũa) người ta phải ra lệnh cho chúng tôi nhanh chóng tránh xa các tàu Mỹ thời điểm ấy.


Tàu Pueblo rời San Diego ngày 19 tháng 10 năm 1967 (en.viki).


Sự kiện Pueblo tháng 1 năm 1968.


Tàu trinh sát cỡ trung "Gavriil Sarytchev" của hải quân Xô viết, từng ở trong thành phần lữ đoàn 38 .

Tôi nhớ tới một chuyến hành quân tới bờ biển Trung Quốc, khi "Ampemetr" đang đi ở biển Hoa Đông gần Hồng Kông hướng về Hoàng Hải - đến Thanh Đảo. Đó là vào mùa thu năm 1967, trước thềm lễ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, khi đó quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đã rất căng thẳng và phát thanh viên đài phát thanh Trung Quốc, bằng một thứ tiếng Nga rất sõi phát ra lời đe dọa chiến tranh với Liên Xô.
Trước khi tàu ra khơi thực hiện chuyến hành quân trên biển, nhóm ghép đặc nhiệm đã đến và lên tàu chúng tôi gồm có hai mươi sĩ quan và các quân nhân chuyên nghiệp (сверхсрочник) của quân chủng lục quân Liên Xô. Chẳng bao lâu họ đã thay "ủng" để mặc quần áo dân sự vùng nhiệt đới và chẳng còn khác gì người thường nữa. Hóa ra là trong số các sĩ quan hải quân đã không tìm thấy những người biết tiếng Trung Quốc tốt. Những người đó ở trên tàu chúng tôi cùng với các phương tiện kỹ thuật của riêng họ và làm việc tại các trạm độc lập với chúng tôi. Chúng tôi ngờ rằng công việc chính của họ là thực hiện trợ giúp vào việc dẫn đường cho tên lửa của Liên Xô tới các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc trong trường hợp có tuyên bố chiến tranh giữa hai nước. Ngoài ra, họ còn giúp các trạm radar hàng hải trên tàu của ban kỹ thuật vô tuyến tổng hợp thông tin về các tàu biển của Trung Quốc gần nơi chúng tôi vẫn tuần tra thường xuyên. Tàu Trung Quốc (kể cả tàu lớn và thuyền), trương đầy các biểu ngữ màu đỏ với những dòng chữ tượng hình màu trắng rất khó đọc. Yêu cầu bắt buộc là phải có một bức chân dung của Mao Trạch Đông trên boong thượng (buồng lái, buồng hoa tiêu) - kích thước lớn và màu sắc rực rỡ. Thân tàu cũng được kẻ đầy những dòng chữ khó nhìn và màu sắc chói gắt ấy, đến nỗi khó có thể nhìn ra số hiệu của tàu. Các thủy thủ Trung Quốc trông cũng rất kỳ lạ, họ mặc áo choàng màu xanh nhạt, đội mũ nồi xanh đậm có ngôi sao mầu đỏ bằng vải đính trên mũ. Họ đi theo nhóm vài người tới gần mạn tàu "Ampermetr", cười phá lên để biểu thị thái độ. Một nhóm ăn táo, nhóm khác - cam, quýt, nhóm tiếp theo - một số loại trái cây và kẹo nào đó, cho chúng tôi thấy thực phẩm tuyệt vời của họ và cuộc sống của họ nói chung. Sau đó, người nấu bếp của họ chạy tới cầm một miếng thịt, một cái thớt gỗ nhỏ và một con dao, một cái rìu, cắt miếng thịt và quẳng nhiều miếng lên tàu chúng tôi, biểu thị rằng họ có những mặt hàng tốt và phong phú. Việc di chuyển thường xuyên và liên tục dọc theo bờ biển Trung Quốc từ biển Hoa Đông tới biển Hoàng Hải trở ra và trở vào vẫn tiếp tục như mọi khi, trong thời hạn ba tháng. Nhưng lần đó là chuyến đi duy nhất - chúng tôi không thay phiên cho ai, và sau chuyến đi biển đó không còn tàu nào trong số các tàu của chúng tôi trở lại vùng biển này.
.........
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2011, 12:41:58 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #317 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 04:44:28 pm »

(tiếp)


Khái quát và những trường hợp riêng biệt

Trong suốt thời gian bốn mươi năm sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự trên tàu, tôi đã quên đi công việc đơn điệu, nặng nề, trong những điều kiện hành quân dã chiến. Nhìn chung, các chuyến đi biển dài ngày chiếm mất một năm rưỡi, tức là một nửa thời gian phục vụ tại tàu trinh sát vô tuyến điện tử "Ampermetr". Ngay cả trong chiến dịch đi biển cuối cùng trước ngày "giải ngũ" («дембелb») hai tháng (tôi) vẫn phải dạy cho các thủy thủ trẻ, khi còn ngồi lại trên đài vô tuyến sau khi đã hết ca trực 6 giờ đồng hồ của mình.
Và đây, sau khi kiểm tra vali "xuất ngũ" của mình (để đồng nghiệp không đưa vào đó những thứ như một cái nạo, bàn chải sắt hoặc tài sản nào đó của thủy thủ trưởng để lưu niệm), trong âm điệu của hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavơ",  lần cuối cùng bạn theo thang tầu đi xuống bến cảng, bạn đi qua trạm kiểm soát, ngoái nhìn con tàu thân thương "Ampermetr" cùng các con tàu trinh sát bên cạnh và cảm thấy dâng lên một nỗi buồn trang nghiêm. Bạn sẽ đi tới một cái gì đó mới mẻ, khác thường, nhưng gần gũi như trái đất và cùng với những lời chúc thân thiện của các đồng sự trên tàu, bạn sẽ chờ đợi vào một thế giới khác, thế giới trên bộ. Tôi và "đồng niên" Chulkov Sergei đã từ chối những đề nghị được lặp lại nhiều lần: tiếp tục ở lại phục vụ trên tàu với cương vị sĩ quan sơ cấp - dĩ nhiên sau khóa đào tạo sỹ quan sáu tháng.
Khi trở về Ural, một vài năm tôi còn thấy những giấc mơ biển và hình ảnh cực kỳ dè sẻn (từng giọt) nước uống, đặc biệt là nước lạnh, nước suối, mà như thế là không thể nào đủ cho vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Không ít hơn năm năm, tôi không thể nằm ngủ nghiêng, mà chỉ có thể nằm ngửa lưng sóng xoài hoặc nằm sấp, giữ chặt thành giường như đang nằm ở chuỗi giường tầng trên tàu biển. Và từ lâu tôi đã ác cảm với các loại thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là rau và cá, đã quá nhàm chán với tôi trong các cuộc hành quân đằng đẵng trên biển.


Ảnh minh họa: Trong kubrik số 10, BPK "Chapaev", 1985.

Sau đó, khi làm việc cho các xí nghiệp, tổ chức tại Chelyabinsk, tôi thường được biệt phái đi làm nhiệm vụ ở nhiều vùng của nước ta cũng như ở nước ngoài. Vẫn còn trong ký ức tôi các cuộc gặp gỡ thú vị diễn ra trong những năm khác nhau. Đây là một cuộc gặp trên đảo Ruskii hai bạn cùng lớp tại trường trung cấp kỹ thuật thành phố Satka (Pavel Kotrovskii và Nikolai Karpusii). Cả hai đã đến làm việc tại các hầm mỏ của vùng Magadan, từ nơi đó sau hai tháng họ được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự, được gửi đến học tại trường kỹ thuật vô tuyến điện trong trung đội học viên bên cạnh và thậm chí trong cùng một tòa nhà (họ ở tầng một, tôi ở tầng hai). Chúng tôi từng cùng nhau phục vụ hơn sáu tháng.

Cuộc gặp thứ hai cũng không thể nào quên thì diễn ra 14 năm sau trong một doanh trại của Cụm tập đoàn quân Xô viết tại Ba Lan. Khi kiểm tra sự đúng đắn về tài chính của việc tính lương cho người vợ đang làm việc của một sỹ quan Liên Xô để kết thâm niên công tác ghi vào sổ lao động, trong cuốn sổ đó tôi đọc được tên thời con gái của cô ta, cũng như thành phố nơi cô bắt đầu công tác chuyên môn. Tiếp đó khi trò chuyện tôi mới biết cô là em gái của Gennady Syzganov - "đồng niên" của tôi, chúng tôi từng ba năm cùng phục vụ tại một đài vô tuyến trong khoang hầm trên tàu "Ampermetr". Các cuộc gặp gỡ khác diễn ra cách xa Ural và quê nhà nhỏ bé thân thương thành phố Satka với các bạn bè, người dân quê và bạn đồng học.

Thật không may, nhiều người đã từng phục vụ trên các tàu trinh sát, và thực hiện trong những năm 196x nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa" đã mất, và họ không biết về những quyền lợi được quy định cho họ, được trù định trước theo đạo Luật Liên bang (Nga) "Về cựu chiến binh". Không biết về nó hoặc không thể có được một Giấy Xác Nhận tham gia hoạt động chiến đấu là cả những quân nhân hải quân hiện còn sống đã từng tham gia vào các chiến dịch hành quân đầy khó khăn ấy. Theo thời gian, những cảnh tượng và những trường hợp gắn với thời gian rảnh rỗi và sử dụng thời gian ấy thường được nhớ lại rõ ràng hơn. Biết bao nhiêu trí tưởng tượng trong việc phát minh ra các phương pháp có được đồ uống có cồn trên tàu. Chai rượu sau khi mua tại cửa hàng có thể giấu vào ống tay áo bên trái (bàn tay phải của mình phải để chào sĩ quan cấp trên theo điều lệnh) của áo capôt (шинели) hoặc áo khoác ngắn của thủy thủ (бушлата). Sau khi mua xong, chai vodka hoặc vang sẽ được đặt lộn đầu xuống, ta đặt lên trên một túi giấy lớn chứa kẹo, sao cho không thấy đít chai. Phương pháp nguyên thủy ban đầu để có rượu - là khéo léo làm ra một khoảng trống có dạng quyển sách (thép lá, được gò hàn lại và sơn trang trí). Mặt sau của nó có một cửa mở chế tạo thật khéo, đậy kín lại bằng một tấm li-e phẳng và đàn hồi. Hoàn thiện cuốn sách bằng cách bọc cho nó tấm bìa siêu tốt các tác giả, tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và phải luôn thay đổi. Vào đêm trước lễ kỷ niệm chúng tôi tổ chức cuộc đột kích tìm rượu, sử dụng hộp đựng phim. Chúng tôi xuống khỏi thang lên tàu cầm theo 2-3 hộp đựng phim, trong đó có một hộp rỗng. Chúng tôi đi sang bến kề bên, trao những phim xem rồi và mượn về phim chưa xem. Sau đó thì đi ra cửa hàng mua đồ uống, đặt nó vào trong hộp phim rỗng rồi về tàu. Tại đó theo thỏa thuận với "đồng hương" (Serega Chulkov - xuất ngũ về Arkhangensk), giấu chai rượu vào rương chứa hạt kê cho đến dạ tiệc tối  kỷ niệm ngày lễ hôm sau.
Khi trên tàu chỉ còn hai sĩ quan, hoặc một hạ sỹ quan và một sỹ quan, chúng tôi lấy ra từ chỗ giấu trong khoảng trống giữa boong rượu, đồ ăn nhẹ - thực phẩm đóng hộp và bánh mì trong bếp, mang tất cả vào khoang đặt đài trong hầm tàu, "cắt" máy ghi âm nghe nhỏ lại, và bốn chục bạn đồng niên say sưa («балдели») trong tiếng nhạc hoặc một bài ca nào đó của Vladimir Vysotsky.
Nghe đồn các "đồng niên" tại các tàu khác trong cùng tiểu đoàn đã chế bia Braga mà họ giữ trong các bình chữa cháy. Trước đó họ tháo bỏ bột carbon dioxide và các thành phần tạo bọt khác để dập lửa rồi rửa kỹ bên trong, đổ nước ấm, thêm đường và một số men. Khoảng một tuần sau đồ uống có thành phần chứa cồn (chính là braga) đã sẵn sàng để có thể dùng được.

Vào thập niên 60 trên đảo Russia có  "cơ sở đào tạo" cho tất cả các chuyên ngành của Hạm đội Thái Bình Dương (từ nuôi quân nấu bếp, kỹ thuật viên cơ khí, kỹ thuật viên điện, kỹ thuật viên vô tuyến điện, kỹ thuật viên đo đạc bức xạ và các chuyên ngành hàng hải quân sự khác) và một tiểu đoàn kỷ luật. Thủ tục chế braga diễn ra ngay tại "cơ sở đào tạo" («учебки»). Trên đảo có luật cấm bán rượu thậm chí kể cả rượu vang dùng cho nhà ăn mà chúng tôi sau này đã mang theo trong các chiến dịch hành quân biển dài ngày theo kiểu định mức "khẩu phần dưới tàu ngầm" («подводного пайка»). Braga được người ta chế ra trong các thùng gỗ vedernom (thể tích 12,3 lít) giữ trong khu nồi hơi, trong một phòng ngay cạnh nhà tắm. Chẳng bao lâu sau các nhân viên phục vụ lâu năm từ các kho rau quả và thực phẩm gần đó thường xuyên tới.
Trước bữa ăn trưa người ta nhận bia theo đơn vị cốc, sau đó mới đi ăn ở nhà ăn. Và chúng tôi, các học viên, các nhân viên phụ việc khu nồi hơi, thỉnh thoảng sau lúc các thủy thủ cũ và viên trung sĩ đã đi ăn trưa, giúp nhanh chóng sử dụng hết các nội dung trong thùng chứa bia. Phần cuối câu chuyện này tôi muốn dành tưởng nhớ Chuẩn Đô đốc Sotnikov A.N. - Người tư lệnh của các con tàu trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện tử và của các sỹ quan trên tàu, thường xuyên xa nhà  và gia đình của họ để cùng chúng tôi gánh vác tất cả những khó khăn và hy sinh trong nghề hàng hải quân sự của chúng tôi. Khi từ cuộc hành quân trở về cầu tàu 37 Vladivostok, một số sỹ quan đã không vội vàng bước xuống cầu thang xuống bến tầu và nói: "Hãy để cho vợ ta có thời gian nấu một bữa tiệc tối và đổ mẩu thuốc lá hút dở của người đàn ông xa lạ đi đã".
Tôi cảm ơn tất cả những người đã cùng chúng tôi phục vụ, quan hệ, chia sẻ ngọt bùi trong những năm xa xôi 1964-1968. Tôi vẫn nhớ tất cả: các quân nhân chuyên nghiệp - chuẩn úy hải quân Yuri Karpov (ban kỹ thuật VTĐ) và Pyzhyanova (hạ sỹ hải quân ban 5), trưởng ban kỹ thuật VTĐ thượng úy hải quân Chesnokov Evgenii Petrovich, thuyền phó chính trị đại úy hải quân Ligusa Vladimir Nikolaevich, thuyền trưởng "Ampermetr" thiếu tá hải quân Voroshilov Lev Vasilevitch. Rất cảm ơn vị thuyền trưởng thiếu tá hải quân Pechenkin Mikhail Ivanovich của chúng tôi, người đã được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì thành tích trong các chiến dịch hành quân, và với một nụ cười, tôi nhớ đến một sự việc làm phật lòng ông đã lâu, đó là trong năm phục vụ cuối cùng của tôi, ông đã gửi tôi đến đảo Russia học một khóa học ngắn hạn đào tạo các chỉ huy sơ cấp, sau đó đã phong cho tôi lên cấp bậc "trung sỹ hải quân". Hoa tiêu trên "Ampermetr" là Kondratiev V.E., kỹ sư ban VTĐT-  trung úy Gennady Mikhailovitch Sukhov, và bác sỹ  - Trung úy quân y Morozov Anatoly Gennadievitch.
Trong số quân nhân nghĩa vụ tôi nhớ rõ các đồng niên - trong nhóm quân nhân nghĩa vụ cuối cùng phục vụ năm 1968: Chulkov Sergei từ Arkhangelsk (xem ảnh) - Ban VTĐT (viết tắt: RTS), đài số 3, Syzganov Gennady (Nicholaevsk -na-Amur) - RTS, kỹ thuật viên âm thanh, Kazakov Piotr (Bryansk) - RTS, trong hầm tàu, Kruglikov Victor (Petropavlovsk Kazakhstan) - RTS, kỹ thuật viên vô tuyến điện, Khalin Constantine (Zabaikan) - Ban An toàn cứu nạn (SPS), nhân viên mật mã, Vladimir Zakharov - Ban 5, thợ máy, Zhbanov Nikolai (Podmoskovie) - thủy thủ trưởng đội thủy thủ (xem ảnh). Gọi nhập ngũ trước tôi (1963-1967) đã cùng trực ca với tôi hai người trùng tên Viktors - Pozdeyev (chỉ huy trạm đo đạc vô tuyến dẫn đường) và Sizov. Tôi cũng kết bạn tốt với các đồng niên vùng Ural: Glukhov Vasily, Ulyanenkov Nicholai (đài số 3, RTS), Gennady Savchenko (Komsomolsk-na-Amur) - ban 2, ban hoa tiêu, và tất nhiên, anh nuôi Ryabnichuk Vladimir (Kremenchug), Paul Yachmenyov - kỹ thuật viên âm thanh và các thủy thủ khác. Gọi nhập ngũ 1962 có Zubov Anatolii (ban 5), Vladimir Tretiak (RTS, kỹ thuật viên vô tuyến), Vetvitsky Stepan (RTS). Tình bạn giữa tôi với Viktor Mironov và Valery Terentiev là rất tốt đẹp. Họ được gọi nghĩa vụ trước, và trên tàu chúng tôi không thường xuyên phải làm việc với nhau, nhưng bây giờ chúng tôi rất hay gặp nhau, bởi vì tất cả sống trong một thành phố và khu phố Chelyabinsk - Kalinin.
Trong phần kết luận, không thể không đề cập đến các thủy thủ trên các tàu trinh sát vô tuyến điện tử khác, cùng với chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Đó là người quê vùng Sverdlov - Saburov Piotr, người cùng tôi học tại trường vô tuyến trên đảo Russkii, đồng hương của tôi Anatoly Tokarev (thành phố Satka, tỉnh Chelyabinsk ) trên tàu "Deflektor", Slusarenko trên tàu "Ghidrophon" và các chàng trai tuyệt vời khác.
Từ giữa đến cuối những năm 196x, các tàu khảo sát thủy văn (GS-34, GS-47), buông neo tại cầu tàu số 37 Vladivostok, đã từng đi nhiều chuyến đi biển dài ngày, nay được chuyển sang tàu lớn hơn. Năm 1966, các tàu cấp 4 bị loại khỏi biên chế, và trực chiến đấu trên biển và bờ biển Thái Bình Dương chỉ do các tàu cấp ba thực hiện. "Anemometr" - tàu già nhất - loại năm 1968. Được đóng tại các xưởng đóng tàu ở Nhật Bản và Đông Đức là "Ampermetr", "Ghidrofon", "Deflektor", "Izmerichel", "Protraktor" sau đó chuyển đổi từ các tàu đánh cá sang.
Năm 1967, tại tiểu đoàn tàu trinh sát đóng tại bến tàu số 37 (Tiểu đoàn trưởng Plotkin S., trung tá hải quân) đã xuất hiện kỳ hạm trinh sát "Ghidrograf" và "Phương vị", năm 1968 - "Gabriel Sarychev". Điều kiện ăn ở sinh hoạt được thoải mái hơn, tức là, cabin thủy thủ, cabin sỹ quan, buồng trực rộng rãi hơn, nhưng "quân nhân nghĩa vụ theo thời hạn" đã không còn phục vụ trên tàu nữa, còn thủy thủ thì có thời hạn phục vụ ba năm.

Thành phố Cheliabinsk, tháng 5 năm 2009.

PS: trong thời gian 1976-1980, tám năm sau khi thi hành nghĩa vụ quân sự tôi làm việc tại bộ phận tổ chức và tuyển quân thuộc cụm Tập đoàn quân Bắc của quân đội Liên Xô (thành phố Legnisa, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan) và thường xuyên được ở giữa các sỹ quan cao cấp, nhưng các sỹ quan giống như những người làm việc trên tàu biển, trung thực, trách nhiệm, tôi rất hiếm khi gặp.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2011, 01:46:37 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #318 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2011, 02:10:44 pm »

Chiến dịch trợ giúp cứu nạn tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam "HQ-614" tại khu vực Bark-Canada ("Thuyền Chài") quần đảo Trường Sa

Tháng 1- tháng 2 năm 1989

Trích hồi ức của V.A.Khorkov - tham mưu trưởng lữ đoàn tàu mặt nước 119 (1985-1989), đại tá hải quân hồi hưu, (clubamiral.ru).



"...Tháng 1 năm 1989 tại cuộc họp giao ban công tác ở phòng tư lệnh binh đoàn 17, chuẩn đô đốc N.N.Beregovoy, có mặt trưởng phòng tác chiến vùng 4 Hải quân Việt Nam trung tá hải quân Đỗ Xuân Công, phiên dịch viên là thiếu tá hải quân Bùi, cũng có cả phó tư lệnh binh đoàn 17 phụ trách cơ điện hàng hải đại tá hải quân A.I.Pivak, phó tham mưu trưởng binh đoàn phụ trách chỉ huy tác chiến đại tá hải quân B.V.Pavlov, đã công bố lệnh thành lập nhóm chỉ huy tác chiến để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và trợ giúp tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam HQ-614 gặp nạn ở khu vực đảo Bark-Canada (Thuyền Chài) thuộc quần đảo Trường Sa trong vùng phía Đông-Nam biển "Nam Trung Hoa", lực lượng cứu hộ gồm có tàu kéo cứu hộ SB-28 đề án 733s. Thông tin về vị trí của con tàu bị nạn và tình trạng nguy kịch của nó nhận được theo kênh liên lạc vô tuyến. Thành phần nhóm chỉ huy tác chiến có: chỉ huy công tác cứu hộ - TMT lữ đoàn 119 trung tá hải quân Vladimir Arkadievitch Khorkov, phó chỉ huy - đội trưởng đội tàu cứu hộ số 62 đại úy hải quân Valery Mikhailovitch Chistiakov, hoa tiêu trưởng của sư đoàn tàu ngầm số 38 trung tá hải quân Aleksei Mikhailovitch Fetisov, chuyên gia lặn đội tàu cứu hộ 62 thượng úy hải quân Sergei Aleksandrovitch Belonenko, bác sỹ thể lực chuyên ngành đội tàu cứu hộ 62 thượng úy quân y Oktai Serghoevitch Ibraghimov.

Nhiệm vụ do tư lệnh binh đoàn 17 đặt ra như sau:
1. Phát hiện con tàu bị nạn, thiết lập liên lạc với nó và làm rõ tình hình;
2. Chuyển thực phẩm do phía Việt Nam cấp lên tàu bị nạn;
3. Kéo tàu bị nạn khỏi bãi đá ngầm;
4. Đón 35 quân nhân hải quân Việt Nam đang ở trên trạm bờ bắc đảo lên tàu và đưa về cảng Cam Ranh;
5. Kéo tàu bị nạn về cảng Cam Ranh.
Tính đến điều kiện thời tiết trong thời gian này trong năm và khả năng hạn chế của SB-28, cũng như do tàu bị nạn ở trên bãi đá tại một khu vực xa trên biển đã gần một tháng, người chỉ huy cứu hộ đề xuất trước khi ra khơi soạn thảo và ký một thỏa thuận song phương về việc từ chối trách móc lẫn nhau trong trường hợp cứu hộ không thành công, công việc phải được làm không chậm trễ  
Tại cuộc họp, phía Việt Nam đưa ra bản sao bản đồ khu vực đảo Thuyền Chài (mảnh bản can vẽ bằng bút chì mô tả hòn đảo không có điểm nối), tách ra từ bản đồ của Mỹ.
Bản đổ dẫn đường hàng hải quốc gia khu vực này được mang đến. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy trên bản đồ này không có gì ngoại trừ lưới tọa độ, viền khung màu đỏ và những dòng ghi chú rằng khu vực này ít được sử dụng và nguy hiểm cho tàu thuyền đi qua. Mà hòn đảo Thuyền Chài đó nằm ở đâu? Người Việt Nam đưa ra giấy tờ của họ có mô tả hòn đảo mà hình dáng giống như một tấm lót giày và các chỉ dẫn vĩ độ và kinh độ. Tất cả chúng tôi đều cảnh giác và dè dặt nhưng không muốn làm tâm trạng mọi người phức tạp thêm.
Sau những cuộc bàn bạc ngắn SB-28 ra khỏi cảng Cam Ranh, lấy hướng rồi chạy hết tốc lực trước gió và sóng khởi hành đi tìm đảo Thuyền Chài. Sau khi ra khơi, trên mạn tàu đã bố trí các điểm quan trắc cần thiết. Kinh nghiệm đi biển trong khu vực ít được khai thác, lại có nhiều đá ngầm và bãi cạn, trơ trụi trong thời gian triều xuống, quả thực chưa ai có. Phải dùng máy đo sâu tiếng dội.
Chúng tôi xác định vị trí hiện hành bằng phương pháp thiên văn.
Sau khi vòng tránh những rạn san hô cản đường đi thẳng, chúng tôi đã ra tới khu vực dự kiến là có đảo Thuyền Chài. Trên radar định vị "Sông Đông" đã xuất hiện một vài dấu hiệu điểm mục tiêu không rõ ràng, một trong số điểm đó có độ rõ cao hơn. Áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể, chúng tôi tiến lại gần. Đó chính là mục tiêu. Xung quanh chỉ thấy sôi sục, không nhìn thấy đất liền. Đã nhìn thấy tàu bị nạn. Độ sâu lớn..."



Hình(en.viki): Barque Canada Reef (Thuyền Chài) nằm ở vị trí 8°10' vĩ Bắc, 113°18' kinh Đông
.....
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2011, 02:06:19 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #319 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 11:16:00 pm »

(tiếp)

"...Thuyền Chài - thực tế là một đảo san hô vòng chưa thành tạo hoàn chỉnh (nghĩa là trong thời gian triều xuống sẽ hiện ra một phần rạn san hô), trải theo hướng "bắc-nam" vài cây số. Độ dốc 45-60 độ, độ sâu thậm chí trên khoảng cách 1 kaben cách mép đảo cũng không cho phép thả neo. Gió bắc theo mùa tốc độ 15-18m/giây, dòng chảy phía nam tốc độ 2-3 hải lý. Con tàu gặp nạn thực tế đang đậu trên sống phẳng với những miếng thành bảo vệ mặt boong bên mạn trái rách bươm vẫn treo lơ lửng tại chỗ, vị trí đậu của nó làm thành góc 60 độ so với đường bờ đảo, mũi tàu chạm bờ. Cố gắng neo tàu (SB-28) không thành công. Chúng tôi di chuyển trong tọa độ tương đối. Chúng tôi lấy sống đuôi con tàu bị nạn làm điểm nối đất và để tính các số đo tiếp theo. Chúng tôi thiết lập kết nối trực quan. Bắt đầu điền chiều sâu lên bàn đạc hải đồ. Để đạt được độ chính xác cần thiết, chúng tôi quy định tỷ lệ: 1 cm: 5 m. Trong ngày hơn 10 lần cố gắng thả neo đều vô hiệu. Nếu các neo thả bám được xuống nền đất thì cũng chỉ được một vài phút.
Các hướng đạo hàng được nối với sống đuôi con tàu gặp nạn thành một hình quạt và chúng tôi bắt tay vào công tác đo sâu khá nguy hiểm,  và rất vất vả. Công việc này làm mất gần 2 tuần và cuối cùng đã thành công. Kết quả là tìm được khu vực có thể neo (chỗ nông nhất độ sâu 60-65 mét) diện tích khoảng 60 mét vuông, nơi neo giữ vững được, nhưng không quá 6 phút.
Điều đó cho phép (về đêm!) học được nhanh chóng, sau khi nhổ neo, cách xoay đuôi vào bờ để đưa cáp kéo đường kính 47,5 mm dài 350-400 m (cho tàu bị nạn), nhưng không đột ngột và không phải một lần là được ngay. Trong quá trình lập bàn đạc độ sâu đã xuất hiện đặc tả "đường bờ" - một cái gì đó giống như một cái đầm nhỏ có mũi tên chỉ thị độ võng lệch với bờ 30-40 mét. Đó là một của quý, vì cáp kéo phải lựa bằng tay... Theo phương vị các cạnh của đầm chúng tôi đặt các phao và vòng tròn cứu hộ. Trên một khoảng cách bằng với chiều dài của cáp kéo chúng tôi di chuyển về phía phao tiêu ngược gió và tàu nổi tại chỗ. Thời gian trôi theo hướng thuận gió là 6-7 phút. Nếu trong khi khởi động cáp kéo, đang ở trên hướng kéo tàu bị nạn ra khỏi đá ngầm mà SB-28 bị mất tốc độ thì chỉ sau 4-5 phút chúng tôi cũng sẽ dạt lên rạn san hô, trở thành "anh hai" lập tức. Đó sẽ là một sự việc vô cùng nghiêm trọng.Chúng tôi đo thời gian con tàu chạy hết tốc độ vào hướng kéo từ phao tiêu phía nam - từ vòng cứu sinh đến phao phía bắc có căng cáp kéo - khoảng 20 phút. Các phép đo thực tế này cho phép (điều chỉnh) tính toán (lý thuyết) xích gần lại với thực tế. Việc kéo (tàu bị nạn) khỏi bãi san hô ngầm nên được bắt đầu trước khi thủy triều đạt đỉnh. Thời gian cần để giữ SB-28 trên hướng kéo là bao nhiêu phút phải được tính toán. Bài toán phức tạp thêm bởi thời điểm thủy triều đạt đỉnh xảy ra vào ban đêm. Trong đêm tối mịt mùng dưới những trận mưa rào như trút và dòng chảy chếch rất mạnh, trong trạng thái sẵn sàng (đúng lúc) nhổ neo, tất cả đã hành động chính xác và nhịp nhàng.  

Vào ngày đầu, trong khi vẫn để máy chạy, chúng tôi đưa nhóm các đồng chí Việt Nam do thiếu tá Bùi dẫn đầu và thực phẩm tiếp tế cùng một đài vô tuyến xách tay và nguồn pin nuôi dự trữ xuống chiếc bè tự tạo để bơi đến tàu bị nạn. Do ghìm bè không được tốt, họ đã để chìm một số thực phẩm, bè va mạnh vào rạn san hô, nhưng rồi vẫn đến được đích. Với mong muốn vượt qua một lần nữa theo cách đó, nhưng cả chúng tôi và người Việt Nam đã không thành công...."


Hình minh họa: Cách truyền cáp kéo sang đối tượng được cứu kéo - Подача буксира на буксируемый объект (http://moryak.biz/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=489).


Рис. 4.5. Подача проводника поплавком
а) – с подветренной стороны; б) – с наветренной стороны


Рис. 4.6. Подача проводника при помощи надувного спасательного плота
.....
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 12:29:55 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM