Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:50:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531497 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #220 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2011, 02:08:41 am »

(tiếp)
"...Về chuyến bay xa này còn có thể nói rất nhiều. Không ít khó khăn trên đường bay. Các phi hành đoàn đã bay rất tự tin và, như thường diễn ra, họ đã bay theo khát khao của tâm hồn và yêu cầu của nghĩa vụ quân nhân. Từ nơi nóng bức ngột ngạt họ bay về nơi lạnh giá của những đỉnh núi phủ tuyết vùng Primorie thân thương.
Sân bay Cam Ranh đã để lại những vết khắc sâu trong trái tim mỗi người.
Trước khi cất cánh đã có những đánh giá mới, những nhận thức mới. Các phi công bay đi mang theo mình âm điệu phức hợp của bầu trời xa lạ. Họ hồi tưởng lại những âm điệu dân tộc mà lúc ban đầu họ chưa tiếp nhận và không hiểu được. Trong những giai điệu đó có những bí mật kỳ lạ, lưu giữ trong mình một cái gì đó định mệnh và không bình yên. Trong những tầng trời Việt Nam, các phi hành đoàn đã trưởng thành, đã củng cố vững chắc bản lĩnh những cánh bay của họ, khi mà họ đã hoàn thành xong đầy đủ trách nhiệm của mình. Toàn bộ phần đời trải qua tại Cam Ranh của những phi công đang bay đi kia là ví dụ sinh động của việc biết cách hoạt động trong những hoàn cảnh cực trị với tinh thần trách nhiệm cao.
Thời kỳ đó, trong ý nghĩa đầy đủ của nó, chính là trường học thử thách, trường học của cuộc đời. Các phi công hiểu ý nghĩa của nó theo cách của họ, nhưng đều hoàn toàn hài lòng về phần đời đã sống qua tại đó. Trong họ đầy ắp những ấn tượng vừa cay đắng lại vừa dễ chịu. Chỉ có buồn một chút vì một trong những giai đoạn cuộc đời đã kết thúc, một phần đời đã đi vào dĩ vãng. Khi chào tạm biệt, họ gom lại trong mình ký ức về miền đất này. Nhưng điều chủ yếu nhất là họ mong muốn từ trong tâm khảm rằng sẽ không bao giờ còn có một sứ mệnh như vậy, không bao giờ có nữa sự đối kháng giữa hai thế lực hùng mạnh nhất. Mỗi người đều mong rằng, những chuyến bay thường cũng như những chuyến bay xa sẽ chỉ với mục đích hòa bình, để có được sự nghênh tiếp danh dự, và chỉ để biểu diễn những thành tựu mới đạt được trong kỹ thuật hàng không. Họ muốn hòa bình và sự hòa hợp hiểu biết lẫn nhau giữa những con người, họ muốn những người phi công sẽ chỉ bay vì sự tiến bộ, để giải quyết hòa bình trên thế giới, mà không phải để đe dọa bằng sức mạnh và họ không muốn nói chuyện bằng vũ khí.
Bỏ lại đằng sau là mảnh đất bị nung nóng dưới mặt trời phương nam và bầu trời nóng bức. Các phi công bay về sân bay của mình ở Primorie mà không hề nghĩ đến bất kỳ nghi thức, vinh quang nào, họ dõi theo thiết bị, cảm thấy sự gắn bó haòn toàn con người mình với chiếc máy bay. Đôi cánh máy bay dường như đôi cánh của riêng họ, đang đưa họ trở về nhà. Đối với các phi công, chuyến bay xa này đã trở thành một cuộc kiểm tra kỹ năng hàng không và tinh thần của con người. Các phi hành đoàn đã chinh phục khoảng không trên 5 biển, nơi giả định là vẫn còn các "đối thủ" tiềm năng trên mặt nước và dưới mặt nước, máy bay tiêm kích của "đối thủ" vẫn đang chiếm lĩnh khoảng không gian đó với một sự ngông cuồng đã đạt đến giới hạn. Có cần chăng con người với con người phải chiến đấu với nhau trên bầu trời? Tất cả đã ở sau cánh bay của họ, Họ đã kiên nhẫn kiềm chế và đó là một thử thách nặng nề. Một niềm tin lớn lao đã trở về cùng họ trên mảnh đất quê hương, niềm tin sẽ không còn phải bay qua các biển, các đại dương, các lục địa với một sứ mệnh như thế nữa. Sau khi trở về, theo thói quen hàng không, họ sẽ ngồi lại và suy nghĩ nghiêm túc về tất cả mọi việc. Cuộc diễu hành tập thể qua 5 biển đã kết thúc. Một thời gian dài họ vẫn còn ngờ vực về sự cực kỳ cần thiết của thời kỳ trú đóng tại Cam Ranh.
Ngày nay chúng ta đang gắng nhớ lại những con người bằng cách nào đấy đã xác định cuộc đời hàng không tại Cam Ranh, đã  chiếm lĩnh những vị trí vững chắc, đã bay, đã sống, đã trải qua nhiều năm tại căn cứ hàng không này. Thời kỳ đó không làm sao quên được. Những ai đã ở đấy, đã tự mình chọn lấy vị trí phục vụ danh dự, bởi những chuyến bay, bởi sự lao động vô cùng lớn lao.
Một thời gian sau, chuyến bay xa cuối cùng qua 5 biển đã hoàn thành, nhưng lần này bởi những máy bay có khả năng nhiều hơn, những chiếc Tu-95 và Tu-142.
Không phải tất cả các phi hành đoàn đều trở về được với Tổ quốc. Những âm điệu  tang tóc đã vang lên trên đất nước Việt Nam..."

...........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #221 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 06:46:55 pm »

(tiếp)
"..."Lực lượng chúng tôi đã bị giảm xuống, số phi hành đoàn đã ít hơn",-sau khi ngồi xuống theo tập quán bay trước chuyến bay cuối cùng rời sân bay Cam Ranh, các phi công tuyên bố. "Chúng ta đã vĩnh viến để lại một phi hành đoàn trên mảnh đất này, nhưng chúng ta đã trở nên sáng suốt và nghiêm khắc hơn". Ký ức về những người đã hy sinh được các phi hành đoàn bay đi mang theo trong tim mình và trên những đôi cánh bay về quê hương. Đã bay đi là những Vekshin V.F.-cơ trưởng, Sergeev N.N.-cơ phó, Mikhailov S.B.-hoa tiêu trên máy bay, Kosov V.E.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Duntsov V.G.-kỹ sư trên máy bay, Levkovets A.M.-kỹ thuật viên radar, Perezetin S.I.-cơ trưởng, Ivanov Yu.N.-cơ phó, Lipchinskii V.V.-hoa tiêu, Rimkevitch V.K.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Khodak N.I.-kỹ sư trên máy bay, Levkovich N.M.-kỹ thuật viên radar, Nekhinchuk A.-vận hành hệ thống "Vishnia", Serghienko A.A.-cơ trưởng, Metalnikov I.-cơ phó, Petrov V.N.-hoa tiêu, Pavliuk N.-hoa tiêu thứ 2 trên tàu, Marchenko V.-kỹ sư trên tàu, Peretiaghin E.G.-kỹ thuật viên radar, Churin A.-chỉ huy hỏa lực, Baranov A.I.-cơ trưởng, Soloviov O.V.-cơ phó, Kolomeets S.A.-hao tiêu trên máy bay, Braun M.R.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Kudriavshov V.A.-kỹ sư trên máy bay, Yakushevitch A.B.-kỹ thuật viên radar, Sulemovskii-vận hành hệ thống "Vishnia".          
Các phi công, các anh hãy lắng nghe, hãy vui vẻ lên nào! Hãy bay lên bầu trời, hãy hân hoan đón ánh mặt trời, hãy yêu quý vẻ đẹp của Vũ trụ và đừng vượt qua đường giới hạn",-.tiếp theo lời chúc tốt đẹp cho họ từ mặt đất Việt Nam. Vậy là đã hoàn thành sứ mệnh quốc tế lịch sử của các nhà hàng không hạm đội Thái Bình Dương tại đất nước có tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam. Nhưng ở đây, tiếc thay, đã để lại nỗi đau lớn trong lòng người, tổn thất lớn của lực lượng không quân hạm đội Thái Bình Dương: phi hành đoàn của thiếu tá Krivenko S.D bị tai nạn trong khi bay thi hành nhiệm vụ quân sự.
Tai nạn thường không được báo trước, chúng vẫn xảy ra, đem đến cho tâm hồn con người nỗi đau sâu sắc. Bi kịch vô cùng nặng nề đối với Cam Ranh và toàn bộ ngành hàng không quân sự, đã xảy ra ngày 13 tháng 2 năm 1985: máy bay Tu-95RS với phi hành đoàn của phi đội phó thiếu tá Krivenko S.D. đã rơi xuống biển khơi. Sự việc xảy ra như sau: phi hành đoàn dẫn đầu biên đội 2 chiếc thi hành nhiệm vụ đặc biệt trên biển "Nam Trung Hoa". Sau 6h30 phút bay, phi hành đoàn máy bay số 2 của thiếu tá Spiridonov V., bay sau ở khoảng cách 15 km quan sát thấy theo ánh đèn hải đăng nhấp nháy, sự thay đổi vị trí rất gấp và mất độ cao rất nhanh của máy bay dẫn đầu về phía bên phải, sau đó nhận được qua sóng rađio tin báo: "Chúng tôi đang rơi! Chúng tôi đang rơi! Có ai nghe thấy tôi nói không? Đang rơi...". Bị vướng mây, phi hành đoàn máy bay thứ hai không thể theo dõi được quá trình rơi của máy bay dẫn đầu. Máy bay dẫn đầu cùng với phi hành đoàn gồm 9 thành viên đã chìm xuống biển sâu, không để lại dấu vết nào tại vị trí rơi. Biển động réo gào và sôi sục, tiếp nhận nó vĩnh viễn, sau khi đã xóa sạch dấu vết va chạm của máy bay với những lớp sóng nặng nề của biển.


Hình minh họa tham số góc tấn của cánh bay trong dòng khí chuyển động, phân bố vùng quay khi cánh quạt hoạt động (ru.viki)

 

Nguyên nhân có khả năng nhất của tai nạn-mất điều khiển do một động cơ bên cánh phải không làm việc và các cánh quạt không xoay trở về vị trí của chế độ chống tự quay (Đại từ điển BKTT Nga 1994, mục "Hàng không" giải thích thuật ngữ:  режим флюгирования- hay chế độ cánh quạt hướng dòng- «по потоку» , một chế độ bảo vệ trên máy bay có động cơ tua bin cánh quạt, khi động cơ vì một lý do bất đắc dĩ nào đó không làm việc. Thực chất đây là việc thay đổi góc tấn hoặc bước cánh quạt nhằm tránh hiện tượng tự quay do dòng khí lưu thông bao quanh cánh quạt. Nếu khi động cơ bị ngừng mà cánh quạt vẫn giữ nguyên góc tấn như khi động cơ còn làm việc thì nó sẽ tự quay do tác động của dòng khí lưu thông-gây ra sự tăng cao sức cản của dòng khí và trong trường hợp động cơ bố trí phía sườn vật bay còn gây ra mô men xoắn và vặn lớn có thể dẫn tới mất khả năng điều khiển khí tài bay và làm nó bị rơi. Đối với các động cơ tua bin cánh quạt hiện đại, trong chế độ này cánh quạt tua bin được một cơ cấu tự động hoặc điều khiển tay xoay về góc tối ưu  khoảng 85 độ so với mặt phẳng quay cánh quạt. Ở vị trí đó cánh quạt "hướng theo dòng khí" và không quay, sức cản chính diện do cánh quạt gây ra trong tổng sức cản chính diện của máy bay sẽ là nhỏ nhất. Tại trang 11 của topic này có ảnh của các quân nhân không quân Xô viết tại Cam Ranh chụp máy bay Tu-142M của cơ trưởng trung tá cận vệ Romanov hạ cánh với 3/4 động cơ hoạt động, động cơ thứ 4 không làm việc nhưng cánh quạt của nó đã xoay về vị trí của chế độ флюгирования . Mặt có ích của hiện tượng tự quay được sử dụng khi đưa động cơ tua bin cánh quạt vào khởi động trong chuyến bay. Khi đó các cánh quạt được xoay khỏi vị trí hướng dòng và bắt đầu làm quay động cơ. Đến một tần số quay xác định, hệ thống phun và đốt nhiên liệu sẽ hoạt động và đó gọi là khởi động nhờ hiện tượng tự quay.). Máy bay trở nên không điều khiển nổi. Tình huống bi kịch như thế đã giáng một đòn chí mạng không thể cứu vãn lên tổ bay. Các phi công xuất sắc đã ra đi mãi mãi ở độ tuổi trung bình xấp xỉ 30, để lại những đứa con mồ côi và những người vợ góa bụa.
"Chúng tôi đang rơi!". Những lời cuối cùng vĩnh biệt đó còn có ý nghĩa gì? Những lời trăng trối ấy gợi lên trong trái tim điều gì, khi đã để lại trong tâm hồn dấu vết của sự bất bình và thiếu tin tưởng. Mỗi người đều cảm thấy phi hành đoàn không mang theo mình xuống mồ bi kịch của sự bế tắc, mà vẫn còn để lại bài học sống động, như một di sản cay đắng của ngành hàng không hạm đội.
Tin tức nặng nề đó lan nhanh trong căn cứ Cam Ranh, đến tận miền đất duyên hải, bao trùm cả  Sakhalin và Kamchatka. Mái đầu của những bạn chiến đấu, những người thân đã cúi xuống trong lễ tang. Nghi thức chôn cất tượng trưng gợi nên những suy tư buồn bã, những ý nghĩ rất nặng nề. Đài kỷ niệm đã được dựng nên ở nơi xa Tổ quốc biết bao! Những giây cuối cùng trong cuộc đời các thành viên phi hành đoàn vẫn gắn bó với bầu trời trên đại dương. Trong chiều sâu bất tử ấy vĩnh viễn lưu giữ tình anh em bền chặt của bầu trời. Để lại trong tâm những người bạn chiến đấu là dư vang của một nỗi đau thấm sâu và nỗi buồn thầm lặng, gợi nên một tình yêu vô bờ và lòng kính trọng sâu sắc người đã khuất.
Liệu bó hoa trên tay bạn bè có với đến được đài kỷ niệm, mà bao năm qua vẫn đặt tại Cam Ranh đó không? Và chắc sẽ không có những lời cay đắng: "Ngôi mộ bị lãng quên vĩnh viễn tại nơi xa xứ này là của ai?..."
Những con người dũng cảm và gan dạ đó đã để lại tên tuổi của mình trong ký ức ngành hàng không hạm đội: cơ trưởng, phi đội phó Krivenko S.D.. hoa tiêu trên máy bay đồng thời là hoa tiêu của trung đoàn thiếu tá Yashenko N., phụ tá cơ trưởng thượng úy Komarov A., kỹ sư trên máy bay đại úy Ivanov V., hoa tiêu thứ hai trên máy bay thượng úy Serebriakov V., kỹ thuật viên radar trên máy bay chuẩn úy Belov A., chỉ huy hỏa lực chuẩn úy Zakharov N., sỹ quan trinh sát điện tử trên máy bay đại úy Abukhodziev A..
Những chuyến bay-đó không phải là cảm hứng nhất thời, đó là sự dũng cảm hàng ngày. Là sự thích nghi thường trực với khó khăn và nguy hiểm. Thiên nhiên trên bầu trời và đại dương không phụ thuộc con người. Nó tồn tại bởi chính nó, sống theo quy luật của bản thân mình, những quy luật không thể thay đổi, kìm hãm, thích ứng.
Con người chỉ còn điều khiển được bằng niềm say mê và các hành vi của mình trên những gì họ có quyền năng. Sự thật khắc nghiệt của lao động và công tác trong nghề bay là như vậy...."

Mãi mãi tươi sáng là ký ức về những người đã vĩnh viễn ở lại dưới vùng sóng nước biển "Nam Trung Hoa", tên tuổi của họ đã được khắc lên đài kỷ niệm Cam Ranh. Mãi mãi tươi sáng ký ức về tác giả chương "Sân bay Cam Ranh", thiếu tướng không quân Sikvarov Anatolii Nikolaevitch.

Ảnh: Tu-95 trong Ngày Đại lễ của nước Nga-Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 năm 2010 (ru.viki).  
 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2011, 10:16:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #222 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2011, 01:04:25 am »

(tiếp: clubadmiral.ru)
Tổ hợp Xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô  
Trong những năm 6x của thế kỷ trước đã bắt đầu sự hợp tác tích cực giữa Việt Nam và Liên Xô.  Thông qua hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Liên Xô tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong giai đoạn đó đã có khoảng 300 nhà máy và xí nghiệp được xây dựng.
 Hầu như phải bắt đầu từ con số không để tạo ra cơ sở hạ tầng năng lượng cho đất nước, đã xây dựng các nhà máy nhiệt điện và thủy điện với tổng công suất hơn 4.000 MW, trong đó có nhà máy thủy điện lớn nhất ở Đông Nam Á, nhà máy thủy điện "Hòa Bình".  Các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng các cơ sở sản xuất trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng và vận tải. Vũ khí của Liên Xô trở thành kho vũ khí cơ bản của một trong những quân đội có khả năng chiến đấu nhất trên thế giới.
 Tháng 11 năm 1978 việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra động lực mới cho sự hợp tác song phương Liên Xô-Việt Nam.
 Tới đầu những năm 80 trên những công trình xây dựng có sự trợ giúp của chúng ta (tức LX) đã có  hơn 1200 chuyên gia và cố vấn Liên Xô tham gia lao động. Các toán chuyên gia mới đến bằng máy bay từ Moscow là chứng nhân về quy mô ngày càng tăng của hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước.
 Theo thỏa thuận liên chính phủ giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 20 Tháng Tư năm 1984 và mệnh lệnh của Chính phủ Liên Xô № -195 dự kiến kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự trên bán đảo Cam Ranh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đã thành lập Tổ hợp xây-lắp Xô Viết, Советская строительно-монтажная  организация (sau đây viết tắt - SovSMO).
 SovSMO trực tiếp trực thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22, dưới quyền Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô phụ trách binh chủng xây dựng và quản lý phân phối nhà cho quân đội, khi hoạt động theo kế hoạch cụ thể - thuộc quyền chỉ huy của Trưởng đoàn Cố vấn quân sự cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
 Trước khi thành lập các cơ sở công nghiệp của SovSMO, việc xây dựng nhà ở kiểu mô đun, sửa chữa các công trình hạ tầng quân sự bị hư hỏng trong chiến tranh (tại Cam Ranh và cho đến giữa năm 1988) được thực hiện bởi quân nhân đoàn xây dựng công trình quân sự thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
 Mùa thu năm 1984 nhóm chuyên gia Xô viết đầu tiên dẫn đầu là kỹ sư trưởng của SovSMO A.A.Petukhov đã bay từ Hà Nội đến bán đảo Cam Ranh. Các quân nhân thuộc văn phòng Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam đã tiếp và bố trí chỗ ăn ở cho nhóm này. Sau đó một bộ phận đặc biệt có trách nhiệm của SovSMO sẽ đón tiếp và bố trí ăn ở cho tất cả những ai đến và làm việc tại bán đảo Cam Ranh. Trước mắt nhóm đến đầu tiên có một nhiệm vụ đặt ra: chuẩn bị các điều kiện ăn ở cho các chuyên gia đang đến từ Hà Nội và giải quyết toàn bộ các phức tạp nảy sinh trong bối cảnh các vấn đề xã hội.
 Thực hiện việc lựa chọn và điều động các chuyên gia vào công cuộc xây dựng các hạng mục cơ sở của công trình RS-3 (bán đảo Cam Ranh) là Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài sô 22 dưới quyền Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô phụ trách binh chủng xây dựng và phân phối quản lý nhà cho quân đội-một tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình ở nước ngoài.  Điều kiện bắt buộc cho việc điều động ra nước ngoài là các kinh nghiệm tại cơ sở sản xuất và nhận xét của chi bộ đảng và đoàn Komsomol tại các tập thể lao động và quân nhân. Các chuyên gia được chọn  được gửi đi bằng máy bay thông qua Moskva rồi theo các đường bay: Moskva - Tashkent - Hà Nội (hoặc Mumbai) - Calcutta - Hà Nội - Cam Ranh.

Ảnh: Năm 1991, thị sát căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 và khu thị tứ quần thể nhà ở. Hàng trước từ trái sang phải: đại tá Tổng Giám đốc SovSMO Shiriaev V.I., trung tướng Sokolov S.I chỉ huy trưởng Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22, đại tá hải quân Nikonov V.N. tham mưu trưởng binh đoàn 17.

.......
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #223 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 11:30:30 pm »

(tiếp)
 Trong chuyến bay 17 giờ đồng hồ các chuyên gia biệt phái và các thành viên gia đình của họ đã biết được sự khác biệt trong cuộc sống của các nước khác nhau. Chuyến bay từ Tashkent qua chiến trường  Afghanistan đang sôi sục diễn ra vào ban đêm và ở độ cao lớn.  Hạ cánh ban đêm tại sân bay Karachi, máy bay của chúng ta được bao quanh bởi các xạ thủ Pakistan, họ không cho phép hành khách ra khỏi máy bay. Nửa giờ tại sân đỗ trong đêm để thay kíp bay, dưới sự canh chừng của lực lượng an ninh, không có điều hòa không khí và hệ thống thông gió, buộc các chuyên gia đang trên đường bay tới Việt Nam phải xét lại quan niệm dễ dãi trước đây khi nghĩ về nghĩa vụ quốc tế, xác định lại một thái độ thực tế và nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn nữa đối với các sự kiện thực tế đang diễn ra ở Đông Nam Á.
Tình hình là như vậy, khi chúng tôi báo cáo trong một cuộc trao đổi tại Ban cán sự nước ngoài Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 với Osadchiy Yu.P., Glazunov E.P., Shaposhnik P.F.
Tại Hà Nội, các nhà xây dựng SovSMO đã gặp Phó trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phụ trách công tác xây dựng Tolokonnikov Genii Pavlovitch, hoặc phó của ông, Nikolai Lazarev Veniaminovich. Trong khi chờ máy bay, người ta đã giúp bố trí phòng nghỉ ở khách sạn, sau đó gửi mọi người đến sân bay Gia Lâm, từ đó họ bay tới bán đảo Cam Ranh.
 Các chuyên gia đầu tiên trong biên chế SovSMO đứng đầu là Tổng giám đốc Đại tá Merinov A.S. khi đặt chân xuống bán đảo Cam Ranh ngay lập tức bắt tay ngay vào chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết cho giai đoạn xây dựng công trình, đón tiếp các chuyên gia đến từ Moskva, bốc dỡ hàng trên tàu biển từ Odessa chở đến trang thiết bị, máy móc, xe cộ, đồ nội thất, và quan trọng nhất - trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở sản xuất (công nghiệp) cơ bản.
 Hàng giao đến SovSMO từ Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quan hệ Kinh tế đối ngoại Liên Xô (cho đến trước năm 1988, và sau đó với việc bãi bỏ Bộ này là Ủy ban Nhà nước Liên Xô về Kinh tế Đối ngoại) bằng các tàu của Bộ Hàng Hải Liên Xô, thường xuất phát từ cảng Odessa. Trong thời gian xây dựng, SovSMO đã tiếp nhận hàng từ 138 tàu và bốc dỡ hơn 700 nghìn tấn hàng hoá khác nhau. Thợ treo hàng và bốc xếp chuyên nghiệp không có.  Để hoàn thành công việc này đã phải huy động tất cả các chuyên gia ở các bộ phận xây dựng và thực hiện phân công theo biểu đồ.
Phần khó nhất của công việc trên là bốc dỡ xi măng - " bánh mì của ngành xây dựng".  Xi măng được bốc dỡ không phải là xi măng đóng bao, mà là "bột khoáng" (xi măng rời), việc bốc dỡ được thực hiện trong hầm tàu ở điều kiện nhiệt độ lên đến 40-45 độ. Đó là sự lao động anh hùng của những con người đầy nhiệt huyết với công cuộc xây dựng và tiến độ xây dựng các công trình. Những con người đó đã được tuyên dương tại các cuộc hội nghị kế hoạch, các cuộc họp các tập thể lao động SovSMO, thông qua mạng lưới phát thanh tại chỗ trong căn cứ, trên báo tường trong khu tập thể, họ còn được bố trí bổ sung các kỳ nghỉ và tăng khẩu phần định lượng. Trong vViệc tổ chức bốc xếp tại cảng, đặc biệt xuất sắc là các chuyên gia: Starshinov V.I., Gamow V.I., Tsukmanov V., Sukhov A., Savchenko V., Osadchy S.N., Shakhov A.Y .
Ai đã từng ít nhất một lần đi công tác ở vùng nhiệt đới, tại các nước có khí hậu nóng ẩm, đều biết những khó khăn trong việc cung cấp nhà ở đủ tiện nghi cho chuyên gia, sự phức tạp trong vấn đề đảm bảo điều kiện dinh dưỡng, làm việc, và lịch nghỉ ngơi, tiền lương và chuyển tiền lương từ các ngân hàng của Liên Xô bằng đồng rúp chuyển nhượng, thanh toán tiền lương bằng đồng rúp qua nội tệ - tiền Đồng ... Những vấn đề đó rồi cũng được giải quyết.
 Một vấn đề cũng không hề kém gay gắt là việc cấp nước sạch cho các chuyên gia đến làm việc tại đây. Thời chiếm đóng của quân đội Pháp và Mỹ, nước sạch được chuyển đến bán đảo bằng tàu. Các chuyên gia của chúng ta ở giai đoạn đầu xây dựng sử dụng nước từ các hồ tự nhiên tại địa phương sau khi khử trùng bằng clo, lọc cặn lắng trong các thùng chứa đặc biệt. Các khảo sát địa chất về nguồn nước đã cho kết quả tích cực. Lần đầu tiên tại bán đảo Cam Ranh, nước uống được đã được khai thác từ các giếng khoan tự phun. Nước được dẫn tới bến cảng để cung cấp cho các tàu, nước được dẫn vào doanh trại, khu thị tứ nhà ở, nước được truyền dẫn và cung cấp cho cả các khu doanh trại đồn trú của quân đội Việt Nam - các thủy thủ vùng 4 Hải quân, lữ đoàn công binh công trình 394 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Phú Khánh, các chuyên gia SovSMO, các nhà xây dựng công trình quân sự Việt Nam đã lắp đặt 11 km đường ống để dẫn nước "vào đất liền".  Nước sạch từ bán đảo cho đến ngày hôm nay vẫn đang được cung cấp cho các cư dân của tỉnh (Khánh Hòa).
 Giải pháp cho vấn đề này cũng như các vấn đề xã hội khác là mối quan tâm thường xuyên của những người lãnh đạo: Merinov A.S., Aistov V.F., Shiryaev V.I, Vedernikov E.P., Bosov E.D., Shcherbakov A.J., Nagumanov M.Z., Tolstoy D.P., Bochkarev V.S., Voytyuk P.P., Dovzhenko N.G., Stallion A.B., Klimkov N.A., Nikitin V.I., và Korobov N.I., Sinepup M.I., Savchenko M.P., Tsukmanov V.V., A.A.Sabaneyev, Safronov N.A., V.A. Sinev, Sukhov A.I., V.I. Strebkov, Bayzulaev A.K., Maslikhov V.D., Prokopenko V.G., Tsivilyuk V.A., Zaitsev S.A., Kamelgak A.A., Fedorovich V., Fedyna A., Kuksa V.

Năm 1991. Toàn cảnh kho chứa nhiên liệu 14 ngàn tấn do SovSMO xây dựng.

..........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #224 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 12:06:29 am »

(tiếp)
Matyushin N.F - Chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 (1987- 1991) nhớ lại: "Tháng hai năm 1987, Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm của SovSMO là Trung tá Aistov Viktor Fedorovitch, một con người còn trẻ, năng động, mạnh mẽ,có ý chí, một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tầm nhìn xa. Tiến độ hoàn thành phần chưa được xây dựng của căn cứ Cam Ranh thời điểm tháng hai 1987 đã sa sút đến mức báo động. Với sự xuất hiện của giám đốc mới,  tốc độ xây dựng công trình tăng nhanh rõ rệt, và trong nửa năm sau phần  lịch trình bị chậm trễ đã được khắc phục,công cuộc xây dựng được thực hiện với nhịp độ nhanh hơn. Một trong những nhiệm vụ chính trong năm 1987 là việc tạo ra các cơ sở công nghiệp sản xuất bê tông cốt thép, nhựa đường, các cấu kiện bán thành phẩm thiết bị kỹ thuật vệ sinh và điện nước dùng để lắp ráp, các blok cát, các sản phẩm đá dăm nghiền sàng theo nhiều kích cỡ khác nhau, đảm bảo cung cấp điện cho các khu nhà ở, nhà hàng, nhà văn hóa, cơ sở sản xuất và các công trường xây dựng. Nhịp điệu làm việc uể oải và kém cỏi ở tất cả các công trình xây dựng nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.
Tại sao lại có tình trạng như vậy xảy ra, khi  mà người quản lý xây dựng trước đây cũng là người có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đã không thể đảm bảo tiến độ xây dựng các hạng mục quan trọng theo thời hạn mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề ra? Câu trả lời cho điều này được tìm thấy chủ yếu trong bản thân tập thể lãnh đạo và phong cách làm việc của họ.
 Ngày làm việc của Aistov V.F.  bắt đầu lúc 4:30h với một tua vòng quanh các công trường xây dựng  "có vấn đề", nơi tiến độ bị chậm trễ, hoặc kiểm tra các điểm "then chốt" tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các trạm ô tô và cơ giới, trạm trộn bê tông tươi, các khu vực công trường đã lên đến cos 0.0. Sau đó đến phiên giao ban sáng sớm, tại đó Tổng Giám đốc liệt kê ra danh sách một loạt các khiếm khuyết vừa nhìn thấy được. Ông bình tĩnh phân tích một cách chính xác nguyên nhân của các tồn tại phát hiện ra trong chuyến vòng quanh buổi sớm các công trường xây dựng, hướng dẫn khắc phục và yêu cầu bắt nhịp tốt hơn khi bắt đầu vào ngày làm việc mới. Trưởng các phòng ban, các phân xưởng, các đội sản xuất  bám theo "đầu tàu" của mình và cố gắng học tập phong cách làm việc khẩn trương, cụ thể  của người lãnh đạo mình, nhằm đề phòng và khắc phục các hạn chế đã và có thể sẽ xảy ra .
Vào buổi chiều, từ 16,00 giờ,Tổng giám đốc  lại tiếp tục một cuộc kiểm tra quanh các công trường, thi hành sự kiểm soát chặt chẽ tiến độ xây dựng, kiểm điểm nghiêm khắc những gì chưa đạt và biện pháp khắc phục tại cuộc giao ban tổng kết ngày làm việc vào lúc 18,00 giờ tối. Chế độ làm việc này đã được Aistov Viktor Fedorovitch duy trì hàng ngày. Một yếu tố quyết định dẫn tới hiệu quả cao trong hoạt động của  ông là ngay từ đầu, việc phối hợp công tác của tất cả những người tham gia  vào công cuộc xây dựng căn cứ Cam Ranh đã được tổ chức tốt:các phòng ban và bộ phận kỹ sư-kỹ thuật, các tập thể lao động tiên tiến, các chi bộ đảng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,  tổ chức công đoàn. Việc phối hợp hoạt động diễn ra  trong một bầu không khí hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đối với mỗi thành viên của tập thể lớn SovSMO bất kể vị trí công tác của mình.
Tình hình tiến độ đặc biệt căng thẳng vào nửa cuối năm 1987 - giai đoạn hoàn thành thời kỳ đầu căn cứ Cam Ranh và bàn giao các công trình xây dựng giai đoạn 1 cho Ủy ban nghiệm thu Nhà nước. Công tác kiểm tra giám sát diễn ra thường xuyên, liên tục, nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu thiết kế của đồ án, các tiêu chuẩn  và tài liệu kỹ thuật, đã cho phép các nhà quản lý SovSMO phản ứng linh hoạt trước tất cả các hành vi vi phạm về quy phạm kỹ thuật, quy trình sản xuất và kỷ luật lao động, phòng tránh và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết.
 Đối với việc sản xuất đá dăm nghiền, theo chỉ dẫn của Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình -Thượng tướng O.K.Anikanov, người ta đã khảo sát và tìm được một mỏ đá trên đất liền, cách bán đảo Cam Ranh 10 km. Sau vài ngày, đã có quyết định phê duyệt và cấp phép nổ mìn khai thác mỏ từ lãnh đạo tỉnh Phú Khánh. Lữ đoàn khai thác bằng vật liệu nổ được thành lập, hệ thống máy nghiền sàng được khẩn trương lắp đặt,các căn lều dã chiến được dựng lên làm chỗ ở cho nhân viên và các loại cấp phối đá khác nhau bắt đầu được cấp đến các cơ sở công nghiệp xây dựng, các trạm trộn bê tông tươi. Như vậy, những vấn đề trước đó chưa giải quyết đã được Aistov Victor Fedorovitch giải quyết nhanh chóng, táo bạo, với tinh thần tự chủ, và trách nhiệm cá nhân rất cao.
 Số lượng các chuyên gia SovSMO trong những năm 1987- 1989 (những năm có nhịp độ xây dựng cao) là khoảng 2400 - 2500 người. Cộng thêm vào đó là quân số khoảng 4500 - 5000 người thuộc lữ đoàn xây dựng công trình quân sự 394 của Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam. Vậy là ở đây có 6-7000 nhà xây dựng, làm việc căng thẳng hàng ngày , nhằm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đề ra đúng kỳ hạn. "Căn cứ Cam Ranh" đã  được xây dựng như thế đấy. Chúng ta sẽ từ từ làm quen với danh sách và hình ảnh các hạng mục được SovSMO xây dựng và căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật 922 đã khai thác sử dụng trong các phần sau. Theo thỏa thuận Liên Xô-Việt Nam đã ký kết, các công trình xây dựng được chuyển giao cho phía Việt Nam theo một trình tự định trước, sau đó các chuyên gia Liên Xô chuyển sang khai thác  hoạt động trên cơ sở  miễn phí.
Tổng giám đốc đời thứ 2 của SovSMO, Aistov V.F., tại các buổi giao ban sản xuất, các cuộc hội nghị chuyên môn, các cuộc họp các tập thể lao động, thường nhắc đi nhắc lại: "Sống tại Cam Ranh - hãylà nhà xây dựng". Đó là khẩu hiệu, là phương châm sống và ý nghĩa của đời ông.
 Năm 1987, tháng Mười Hai, đã đưa vào sử dụng 440 tòa nhà và công trình với số vốn đầu tư - 63,5 triệu rúp, năm 1988, tương ứng - 28 và 8,15 triệu rúp, năm 1989-131 tòa nhà và công trình có số vốn đầu tư khoảng 32 triệu rúp.
 Năm 1989, Tổng Giám đốc SovSMO là Trung tá Vladimir Ivanovitch Shiryaev, một con người điềm đạm, một người chỉ huy khắt khe nhưng rất bình tĩnh.  Tiếp nhận "cây gậy tiếp sức" của người chạy chặng trước, nhịp độ khẩn trương trong tiến độ thi công các công trình xây dựng không hề giảm, và đến năm 1991 gần như tất cả các công trình và hạng mục công trình chủ yếu trên bán đảo Cam Ranh đã được xây dựng xong. Khối lượng xây dựng lớn, kinh nghiệm quản lý phong phú tích lũy được trong công việc ở đây đã  trở thành bàn đạp cho Shiryaev V.I đạt đến các vị trí công tác cao hơn sau này.
 Các chỉ huy SovSMO - Aistov V.F., V.I. Shiryaev  bằng tấm gương cá nhân của chính họ, rất tôn trọng  những người cộng sự, với uy tín rất cao, đã  huy động và chỉ huy hàng nghìn nhà xây dựng thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao cho, và  hoàn thành công cuộc xây dựng căn cứ đúng thời hạn đề ra.  Và ngày hôm nay, tại các cuộc họp hàng năm vào cuối tháng Hai với các "cựu công dân Cam Ranh", họ cảm thấy sự ấm áp thân tình và  lòng kính  trọng của các cấp dưới cũ của mình.
Những cuộc gặp gỡ như  vậy thường diễn ra vào cuối tháng 2 hàng năm. Đến gặp mặt là các cựu binh Cam Ranh. những cựu chỉ  huy SovSMO, các công nhân kỹ thuật quốc phòng,các kỹ sư chuyên nghiệp và cả những người lao động bình thường. Họ đến không phải chỉ từ Moskva và vùng phụ cận, họ đến từ nhiều thành phố của nước Nga và cả các nước SNG. Họ đến để hồi tưởng, để gặp gỡ nhau, để kể cho những người chỉ huy cũ những thành tựu của mình, những khó khăn gặp phải và nhận được những lời khuyên, lời chia sẻ chân thành. Với sự hài lòng sâu sắc, họ tạm biệt nhau và  hẹn gặp lại trong kỳ tới.
  Ngày 17 tháng 2 năm 2011, đã diễn ra cuộc gặp mặt các cựu chiến binh - những người xây dựng Cam Ranh. Đó là một cuộc gặp gỡ rất náo nhiệt và thú vị. Tại đây có cả những người nằm trong số những người đầu tiên đến xây dựng căn cứ Cam Ranh, đối với những người đó, đây là một mốc quan trọng trong cuộc đời họ, một trường học về lòng can đảm, về kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong lãnh đạo quản lý tập thể lao động lưu trú tại lãnh thổ nước ngoài một thời gian dài. Rất nhiều lời tốt đẹp, ấm áp về những người xây dựng căn cứ đã được phát biểu bởi Thượng tướng về hưu, cựu Phó Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất, và công binh công trình Oleg Karpovitch Anikanov - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân Liên Xô (1983 - 1993). Họ đã cùng nhau nhớ lại những giai đoạn quan trọng nhất của công cuộc xây dựng. Họ nhắc lại, ví dụ, những chi tiết như: Tổng giám đốc đầu tiên của SovSMO, một người không thích có mặt tại hiện trường xây dựng, thường nói: "Quyền lực thì phải bí ẩn, còn công trường chỉ cần kỹ sư trưởng là đủ rồi!". Ông ấy dù nói đúng hay sai, thực tế cuộc sống chính là câu trả lời thỏa đáng nhất.
Tôi không thể không dẫn ra đây lời của một trong những người lãnh đạo các nhà xây dựng Cam Ranh, Vladimir Mikhailovitch Savchenko về vị Tổng giám đốc đời thứ 2 của SovSMO - Aistov V.F.: "Làm việc cùng Viktor Fedorovitch thật thú vị mà cũng thật nguy hiểm. Thú vị bởi trong các công việc chuyên ngành xây dựng, ông là "bậc thầy", có nghĩa là ông hiểu hết, ông dạy chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi học hỏi, còn nguy hiểm là vì anh không thể đánh lừa ông ấy, ông ấy sẽ không bỏ qua cho anh bất kỳ sụ vi phạm kỹ thuật nào hết, dù là nhỏ nhất".Những lời như vậy thiết tưởng là quá đủ và chẳng cần bình luận gì thêm nữa.".
         

 
Các chuyên gia SovSMO - các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, các thợ cả, thợ hàn, thợ điện, công nhân bê tông, thợ điện nước, những công nhân vận hành máy trộn và rải bê tông nhựa và những người khác trong cái nóng nhiệt đới, trong sự nguy hiểm của các bệnh nhiệt đới, vẫn giữ vững danh dự nghề nghiệp, họ làm việc hăng say mà không hề vi phạm kỷ luật lao động, không có nạn nghiện ngập và vắng mặt vô lý do, không phải vì thời bấy giờ Liên Xô tuyên bố cuộc đấu tranh của toàn thể xã hội chống say rượu và nghiện rượu, không phải vì nắng nóng, không phải vì có thể rút sớm về nước trước thời hạn phục vụ. Tất cả mọi người làm việc không phải vì sợ mà là vì lương tâm. Trong số gần 10.000 lượt chuyên gia SovSMO đến làm việc trong toàn bộ thời gian xây dựng căn cứ, chỉ có 22 người về trước thời hạn. Họ không đại diện cho tất cả những công trường xây dựng và người xây dựng, họ là các nhà chuyên môn, trong đó có các trưởng phòng, trưởng bộ phận xây lắp, phân xưởng trưởng, quản đốc, các chuyên gia bình thường: Sergin G.T., Govoruschenko V.A., A.A. Groshev, Nesanov G.V., Kryzhanovsky S.V., Osadchy S.N., Mikhailenko A.A., Lagutin D.A., Frost M., Gorbunov N.L., Borulev A.P., Kulich H.A., Butakov V.P., Kayumov F., Tulikov I., Zeynalov A.A., Kulikov V.N., Sadkov G., Nefedov B.N., Stallion A.P., Charzavakyan G.S., các nhà chuyên môn: Sagoian S., Morshnev W., Andrianov V., Akopov L., Samoilov V., Kowalski Yu.,  Aidarov N., Andreev S., AlekseytsevV., M.Baikov, Rudyk R., Didenko A., Izmailov V., Petrosyan, M., Pozdnyshev Yu., Umnikov A., N. Kosmirak, Eifert B.

Năm 1988, toàn cảnh cơ sở sản xuất công nghiệp của SovSMO.
Năm 1988. Khu sản xuất cấu kiện BTCT lắp ghép của SovSMO.



Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #225 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 01:30:39 am »

(tiếp)
Các nhà lãnh đạo SovSMO

  Tổng Giám đốc điều hành:
 - Đại tá Merinov A.G. (1985-1987)
 - Đại tá Aistov V.F. (1987 - 1989)
 - Đại tá Shiryaev V.I. (1989 - 1991).
 Kỹ sư trưởng:
 - Trung tá Petukh A.A. (1984 - 1986)
 - Trung tá Tolstykh D.P. (1986 - 1988)
 - Trung tá Voytyuk V.P. (1988 -. 1991)
 Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác chính trị:
 - Trung tá Bosov E.D. (1984-1987)
 - Trung tá Nagumanov M.Z. (1987 - 1989)
 - Đại tá Gorbunov  Yu.I. (1989 - 1991) .
 Công cuộc xây dựng trên bán đảo Cam Ranh đã được tiến hành vì lợi ích của binh đoàn chiến dịch-chiến thuật số 17 và vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam. Việc đưa vào vận hành khai thác các công trình xây dựng chủ yếu của dự án được thực hiện phù hợp với tiến độ đã phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô - Nguyên soái D.F.Ustinov. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Cố vấn trưởng Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện kiểm tra kiểm soát tiến trình xây dựng, và người đại diện về phía Hải quân Xô viết - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân , Phó Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình, Thượng tướng Anikanov Oleg Karpovitch. Oleg Karpovich hai lần một năm, đi kiểm tra tiến độ xây dựng và tiếp nhận các công trình với tư cách một thành viên của Ủy ban nghiệm thu Nhà nước.  Tất cả các công trình đều được đánh giá cao.
 Lãnh đạo SovSMO, khi giải quyết các vấn đề sản xuất và xã hội, trong suốt thời gian xây dựng của dự án, luôn luôn thấy được sự giúp đỡ, hỗ trợ và sự thông cảm hiểu biết từ phía Bộ chỉ huy và bộ phận công tác chính trị của binh đoàn 17. Trong toàn bộ thời gian xây dựng tại bán đảo Cam Ranh giữa các chỉ huy binh đoàn số 17 và lãnh đạo SovSMo đã thiết lập được quan hệ công tác tôn trọng lẫn nhau và hỗ trợ nhau một cách thiết thực. Tăng cường nhịp độ xây dựng cũng là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị hợp thành và các bộ phận của binh đoàn, trung đoàn hàng không hải quân  - đó là nhiệm vụ chung thống nhất và họ đã cùng nhau giải quyết vấn đề này. Và không thể làm khác.
 Bộ chỉ huy binh đoàn, tham mưu trưởng binh đoàn, cục trưởng cục chính trị thường xuyên đi đến các công trường xây dựng, theo dõi tiến độ xây dựng, và nếu thấy cần thiết, kiến nghị thay đổi cách bố trí mặt bằng, cách lắp đặt thiết bị, quy hoạch khu vực, lối vào ra các công trình và các vấn đề khác, có tính đến kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được về vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Họ đã hành động như vậy, khi xây dựng nhà ăn cho căn cứ 922, nhà ăn và doanh trại cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm, xưởng bánh mì, nhà hữu nghị quốc tế, trụ sở bộ tham mưu và cơ quan chính trị, trung tâm truyền tin, ban an toàn bức xạ, kho chứa vũ khí thiết bị, các sân tập thể thao.  Luôn luôn trong bất kỳ trường hợp nào, họ cũng tìm được tiếng nói chung và đề ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên.

Năm 1991. Toàn cảnh một khu kho trang bị.
Năm 1991. Hệ thống thoát nước của một khu kho trang thiết bị.


Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #226 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 11:18:14 am »

(tiếp)
Các hạng mục công trình được SovSMO xây dựng từ năm 1987 cho  đến năm 1991.
 Đến cuối năm 1991, Ủy ban Nhà nước đã chấp nhận nghiệm thu và tiếp nhận từ SovSMO để giao cho binh đoàn, căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật 922, Trung đoàn không quân, các tòa nhà và công trình  xây dựng cơ bản chủ yếu sau (xem dưới đây):

 - Trụ sở Bộ tham mưu binh đoàn 17;
 - 7 doanh trại cho các thành viên của PMTO  và các thủy thủ đoàn tàu ngầm;
 - Quán cà phê của sỹ quan;
 - 2 chung cư tập thể  và khách sạn cho các sỹ quan và hạ sỹ quan chuyên nghiệp;
 - Nhà ăn cho các thành viên PMTO sức chứa  250 chỗ;
 - Nhà ăn cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm  sức chứa 250 chỗ;
 - Tòa nhà làm việc của Ban An toàn bức xạ;
 - Một Trung tâm Thông tin liên lạc;
 - Một bệnh viện hải quân 100 giường;
 - Hệ thống kho dự  trữ  nhiên liệu lỏng công suất 14 nghìn tấn (12 bể chứa và các kho chứa);
 - Trạm phát điện diesel công suất 24 000 kW phục vụ cho tất cả các hạng mục công trình và doanh trại trong căn cứ và các công trình cũng như doanh trại các đơn vị quân đội và cơ quan Nhà nước Việt Nam đồn trú trên bán đảo, hệ thống  kỹ thuật  mạng truyền tải, trạm biến áp, đường dây điện cao áp;
 - Hai kho lạnh với tổng công suất 270 tấn hàng hóa thực phẩm dự trữ ;
 - Hai kho lương thực, hai  kho  hàng hóa hậu cần, 3  kho  thiết bị kỹ thuật;
 - Hai trạm xử lý và cấp nước khai thác từ 28 giếng khoan: một trạm cấp nguồn  nước cho doanh trại các đơn vị đồn trú, và một trạm cung cấp nước cho các tàu và các chiến hạm;
 - Hai kho tên lửa và mìn của  Trung đoàn  không quân;
 - Cơ sở dự trữ-bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật tên lửa (baza-arsenal) và kho  vũ khí tiêu hao (xây dựng xong thì chuyển giao cho phía Việt Nam, phía Liên Xô không tiếp nhận);
 - Quần thể nhà ở -  doanh trại của căn cứ  hàng không (trụ sở ban tham mưu, trung tâm thông tin liên lạc hàng không, doanh trại);
 - Các công trình bến cảng  và công trình khu mặt nước trước bến: ngoài việc xây dựng hai bến tàu cố định, đã xây thêm 3 bến tàu nổi để cho các tàu chiến của binh  đoàn và các tàu thuyền đến từ Odessa và Vladivostok chở hàng cho SovSMO neo đậu và bốc dỡ hàng hóa;
 - Nhà Hữu nghị Quốc tế có  rạp chiếu phim  400 chỗ ngồi;
 - Sân khấu ngoài trời cho các thành  viên căn cứ PMTO số 922 với 400 chỗ ngồi;
 - Trạm bưu điện có tổng đài tự động ATS  dung lượng 400 số;
 - Khu liên hợp nhà tắm và giặt là;
 - Trạm xử lý rác-nước thải và sân phơi;
 - Hai cụm liên hợp thể thao ngoài trời;
 - 16  tòa  nhà ở với  700  phòng ở cho binh đoàn và căn cứ  hàng không;
 - Gara sức chứa 17 xe ô tô;
 - Trụ sở Viện Kiểm sát  quân sự  và Toà án quân sự;
 - Trường trung học № - 183- sức chứa 120 học sinh của binh đoàn 17  và SovSMO;
 - Cơ sở sản xuất và khu nhà ở tạm thời cho các nhà xây dựng SovSMO;
 - Bê tông nhựa hóa 119 km đường giao thông trên bán đảo. Hoàn thành hệ thống kênh thoát nước mưa khẩu độ lớn để thoat nước và chống ngập do mưa rào nhiệt đới.

 Đã thực hiện tái bổ sung trang thiết bị hàng không cho sân bay và căn cứ không quân. Xây dựng bộ phận quản lý kỹ thuật và khai thác bay, trụ sở ban tham mưu căn cứ với một trung tâm thông tin liên lạc hàng không, một chung cư ký túc xá cho 76 người, một nhà ăn có 300 chỗ phục vụ 600 suất ăn, trạm xử lý nước thải và rác thải và mạng lưới thoát nước được kênh hóa, hệ thống truyền dẫn nước sạch và đường giao thông.
 
1987-1990. Các cầu tàu mới.



Năm 1991. Vịnh Cam Ranh:khu vực bến tàu, nhà ăn của các thủy thủ đoàn tàu ngầm, khách sạn, trụ sở bộ tham mưu và các trạm truyền tin của binh đoàn 17, Ban An toàn bức xạ, Nhà Hữu nghị Quốc tế với rạp chiếu phim 400 chỗ ngồi do Sov.SMO xây dựng. Phía dưới góc trái hình: khu doanh trại số 5, nơi ở tạm trước khi chuyển vào khu thị tứ nhà ở liên hợp của gia đình các sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của binh đoàn 17 và trung đoàn không quân 169 (các khu ở tạm này hiện là nơi ở của các thành viên vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam).

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2011, 02:29:30 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #227 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:17:01 pm »

(tiếp)
Một sự kiện thực tế đáng chú ý. Nhân dịp đến dự lễ khánh thành đưa vào sử dụng hệ thống công trình xử lý nước và xử lý môi trường tại căn cứ 922 PMTO, Thượng tướng Phùng Thế Tài-ủy viên BCH TW Đảng CS Việt Nam, Phó TTMT QĐND Việt Nam đã yêu cầu mang đến cho ông một cốc thủy tinh và sau khi rót vào cốc đầy nước đã qua xử lý, bao gồm cả xử lý sinh học, ông đã tự mình nếm thử chất nước. Sự kiện này cho thấy lòng tin tưởng lớn lao của nhân dân Việt Nam, trong đó bao gồm các nhà lãnh đạo cấp cao nhất vào các chuyên gia Liên Xô và tính chuyên nghiệp của họ. Tình bạn chiến đấu và tình đồng chí hữu nghị, đã được thử thách trong chiến tranh giành độc lập dân tộc, nay lại được tái khẳng định trong những năm lao động xây dựng hòa bình. Và ly nước vừa qua quy trình làm sạch để đủ điều kiện xả ra biển tiếp tục được Đại tá Tổng Giám đốc điều hành Sov.SMO Aistov V.F. uống cạn.
 Các nhà xây dựng quân sự và dân sự Việt Nam đã hỗ trợ Sov.SMO trong tất cả các giai đoạn xây dựng căn cứ.  Lữ đoàn công binh công trình 394 của quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia vào công cuộc xây dựng tất cả các hạng mục công trình của căn cứ (Lữ đoàn trưởng - Trung tá Nguyễn Tiến Long, Phó Lữ đoàn trưởng về chính trị - Trung tá Hãng, một cựu chiến binh trận Điện Biên Phủ năm 1954). Đội ngũ sỹ quan của lữ đoàn hình thành chủ yếu từ nguồn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng công trình quân sự tại các trường đại học quân sự của Liên Xô, các học viện Khai thác mỏ và Xây dựng. Họ đã thể hiện đồng thời vai trò của các phiên dịch và nhà tổ chức các hoạt động của đội ngũ công nhân xây dựng Việt Nam trên tất cả các công trình xây dựng. Các chỉ huy các phân đội xây dựng quân sự: Dũng, Trung, Tiến, bây giờ họ - là những nhà xây dựng nổi tiếng trong nước, điều hành các dự án xây dựng lớn. Đối với sự lao động của họ trên các công trình xây dựng căn cứ Cam Ranh, phía Việt Nam  thay vì nhận được tiền đồng hoặc tiền rúp, họ nhận được các loại vật liệu xây dựng: sắt thép, xi măng, kính công nghiệp, xăng dầu, lốp ô tô, ván ép gỗ dán, và các vật tư chiến lược khác v.v...
 
Bảo vệ các cơ sở sản xuất và khu dân cư của SovSMO  là quân nhân đoàn xây dựng công trình quân sự (thuộc biên chế công binh hải quân hạm đội Thái Bình Dương) và đội đổ bộ đường biển của binh đoàn 17, và từ năm 1988 - tiểu đoàn cảnh vệ của binh đoàn (tiểu đoàn trưởng - Trung tá Zalivashenko S.A.).


Năm 1991. Tại tiền cảnh: Khu tạm trú của những nhà xây dựng Sov.SMO
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #228 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 04:11:44 am »

(tiếp: "doigio.ru", submarine.id.ru)

Hai năm sau thảm kịch Cam Ranh 1995 của các "Tráng sỹ Nga", các hoạt động triển lãm buôn bán vũ khí của nước Nga vẫn tiếp tục phát triển:
Ảnh trên: Tại Malaysia trong triển lãm vũ khí "Lima-97". Tháng 12-1997. Tàu ngầm đề án 877 "B-187".
Ảnh dưới: Tại cảng Sattahip, Thái Lan, tháng 10 năm 1997. Từ trái sang phải: Trợ lý thuyền trưởng thứ nhất - đại úy hải quân Rakhmanenko P.G., chỉ huy bộ phận truyền tin - thượng úy Sosnovyi A.N., chỉ huy bộ phận ngư lôi-mìn - thượng úy Shvets D.A., chỉ huy bộ phận hoa tiêu - đại úy Agafonov V.Yu., chỉ huy bộ phận đạo hàng điện tử - thượng úy Kudriavshev A.M., chỉ huy bộ phận cơ điện - đại úy hải quân Sekerin I.E., chỉ huy bộ phận kỹ thuật - thượng úy Vasilev V.V., thợ máy trưởng - chuẩn úy hải quân Kaputschianov D.

 


Ảnh: B-187 tại Việt Nam, 1997-1998. Ngồi giữa thủy thủ đoàn và trong trang phục dân sự, thuyền trưởng tàu ngầm - trung tá hải quân Vikhrov Yu.V.
Thủy triều xuống-"Kilo" hiện ra trên bãi cát Cam Ranh.




Ảnh trên: Cam Ranh, tháng 1 năm 1998. Từ trái sang phải: Đại diện Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, trung tá hải quân Trishkin S.A., trợ lý thứ nhất thuyền trưởng tàu ngầm "B-187"- đại úy Rakhmanenko P.G., chỉ huy bộ phận truyền tin (ban 4) - thượng úy Sosnovyi A.N.
Ảnh dưới: Bên kính tiềm vọng. Một trong những sỹ quan xuất sắc nhất của hạm đội, đại úy Rakhmanenko P.G., năm 1998 là trợ lý thuyền trưởng thứ nhất, ngày nay là thuyền trưởng B-187.




Trên mặt boong "B-187", trong thời gian ở thăm Thái Lan. Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm độc lập số 182, trung tá hải quân Mitsura A.S., Phó tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - phó đô đốc Tchirkov, đại sứ Liên bang Nga tại Thái Lan, tùy viên quân sự LB Nga tại Thái Lan.


Project 877. "B-187". Trở về nhà từ triển lãm vũ khí "Thailand-97".


« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2011, 12:52:20 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #229 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 01:45:45 pm »

Tổ hợp Xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô  
(tiếp: clubadmiral.ru)

Mở trường trung học phổ thông Nga cho căn cứ Cam Ranh

Một sự kiện lớn trong đời sống của toàn thể đội ngũ các nhà xây dựng, cũng như trong cuộc sống của binh đoàn 17, là sự khai trương trường trung học № -183 trong khu thị tứ Sov.SMO. Để trường hoạt động được cần phải kiếm cách bổ sung phương tiện, nhà học, sân chơi cho trường phổ thông. Tuy vậy mọi việc được thu xếp ổn thỏa và nhanh chóng bằng cả sự mong muốn tham gia đóng góp công sức của cá nhân và tập thể phụ huynh các học sinh tương lai. Sức chứa của các lớp học vượt quá sự mong đợi của mọi người: hai lớp - "A" và "B" ở những lớp đầu cấp, các lớp cuối ít hơn một chút, nhưng các lớp 9 và 10 cũng đã khai giảng. Các nhà sư phạm - các giáo viên trường trung học đến từ các thành phố khác nhau của Liên bang Xô viết. Ví dụ - Hiệu trưởng Sterlikova Nadezda, đến từ thành phố Engels, tỉnh Saratov. Tất cả họ đều được Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô biệt phái đến công tác tại Cam Ranh.
 
Tháng 8 năm 1989 - Tại lễ khai giảng trường trung học Nga № 183, Trung tá Nagumanov M.Z. phó chỉ huy chính trị Sov.SMO phát biểu chào mừng.

Hiệu trưởng và tập thể giáo viên luôn được các ban chuyên môn và tổ chức đảng của Sov.SMO, Bộ chỉ huy và bộ phận công tác chính trị của binh đoàn 17 giúp đỡ. Những người lính thủy đánh bộ của tiểu đoàn quân cảnh độc lập đóng quân cạnh trường, và một thủy thủ đoàn tàu ngầm đã trở thành những tập thể đỡ đầu cho trường trung học. Trên cơ sở giao lưu giữa người đỡ đầu với các em học sinh, đã có những hoạt động tuyên truyền cổ dộng, giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu quân đội cho những người bảo vệ đất nước trong tương lai, tuyên truyền cho lối sống lành mạnh và phong trào rèn luyện thân thể. Các nhà sư phạm có kinh nghiệm - các sỹ quan tiểu đoàn quân cảnh đã tổ chức nhiều tiết học khác nhau tại trường cũng như tại cơ sở luyện tập của mình, họ đã hướng dẫn các phương pháp đối kháng giáp lá cà, dạy cách đổ bộ cùng xe thiết giáp BTR, và tập luyện theo điều lệnh đội ngũ. Đỉnh điểm của những tiết học như vậy là đội ngũ duyệt binh trọng thể trong những ngày lễ quốc gia tại sân tập trung của binh đoàn 17.

Tháng 9 năm 1989. Trước khi các lớp vào học, trợ lý thanh niên cục chính trị binh đoàn 17, đại úy hải quân Klimenko Gennady phát biểu.
Trường học trong khu OMIS những năm 89 - 92.




"Những đội viên Budionny trẻ" trường trung học phổ thông Nga số 183 trong ngày lễ quốc gia.Hướng dẫn "những đội viên Budionny trẻ" chuẩn bị diễu hành nhân lễ kỷ niệm Tháng Mười là đai úy đại đội trưởng đai đội lính thủy đánh bộ Sokhotshko V.


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2011, 01:51:07 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM