Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:49:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531489 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #160 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 03:26:41 pm »

(tiếp)

Năm 1987. Tàu cao tốc phóng lôi TL-1302 chuẩn bị ra khơi.


Đại tá về hưu Vassily Pronin – Chỉ huy lữ đoàn 26 chia sẻ những kỷ niệm của mình về giai đoạn lưu trú tại cảng Cam Ranh năm 1981:
"... Khi chúng tôi tới gần cảng Cam Ranh, có lệnh từ Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam: hãy neo ngoài quân cảng và chờ đợi. Sau 10 ngày thì chúng tôi đã được phép vào cảng Cam Ranh và neo tại cầu tàu. Các chế độ trú đóng trong cảng được đề ra như sau:
 - 10 ngày đêm neo đỗ tại cầu tàu.
 - 7 ngày đêm neo đậu ở bên ngoài cảng.
 Chỉ vào cuối tháng 5, chúng tôi mới được phép vào đậu ở bến cảng, mà không phải đậu ở vũng neo bên ngoài. Trong thời gian này các thành viên trên các tàu chiến của lữ đoàn được các quân nhân căn cứ 922 trợ giúp trong việc khôi phục tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết cho việc đặt căn cứ và phục vụ các tàu chiến của hạm đội đi qua trú đóng tạm thời. Đã thành lập một nhóm công tác kết hợp với căn cứ 922 ( 30-40 người) nhằm khôi phục đường băng cất hạ cánh tại sân bay, đường lăn gần và xa, và các công trình có tính ưu tiên khác thuộc cơ sở hạ tầng hàng không. Tháng 8 năm 1981, các máy bay quân sự đầu tiên từ Vladivostok đã bay đến hạ cánh tại Cam Ranh.
 
 Trong tháng sáu, chúng tôi đã lắp ráp đường ống dẫn để bơm nhiên liệu từ các tàu chở dầu chở đến vào các bể chứa trên bờ còn lại từ thời người Mỹ chiếm đóng. Tại các kho chứa trên bờ mà phía Việt Nam chuyển giao cho chúng tôi để sử dụng tạm thời, vẫn tiếp tục tích lũy dự trữ vật chất và thiết bị kỹ thuật. Trong tháng bảy và tháng tám các tàu chiến sau tiếp tục đến:
 - Tàu huấn luyện "Borodino", với các học viên trường Cao đẳng Hải quân Thái Bình Dương mang tên đô đốc S.O.Makarov, tàu đi tiếp tới cảng Kolombo (Ấn Độ);
 - Tàu phá băng "Bão tuyết", đi tiếp tới cảng Sài Gòn để sửa chữa;
 - Các tàu tiếp liệu của cơ quan hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương;
 - Các tàu ngầm nguyên tử đề án 675 và 670, tàu ngầm diesel đề án 641.
 Tất cả các tàu đến đều được Bộ Tham mưu lữ đoàn 26 kiểm tra kỹ lưỡng. Các thiếu sót được loại bỏ, các tàu mặt nước  và tàu ngầm đi tiếp để thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, các tàu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế lữ đoàn 26 thì ở lại Cam Ranh.
 Trong tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Văn Tiến Dũng với một nhóm các tướng lãnh và sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam đã đến thăm tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin". Các thành viên của phái đoàn Việt Nam hài lòng với chuyến viếng thăm của tuần dương hạm này.
 Vào cuối tháng Chín, từ Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương có lệnh: chuẩn bị cho một cuộc tập trận tác chiến chiến thuật chung Xô-Việt nhằm bảo vệ và phòng thủ duyên hải tại khu vực Đà Nẵng Việt Nam. Đề nghị này do Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam đề xuất.  Tôi-với tư cách lữ đoàn trưởng lữ đoàn 26, được giao trách nhiệm chỉ huy tập trận.
Kế hoạch tập trận chiến thuật chung đã được soạn thảo và phê duyệt. Một ngày trước khi cuộc tập trận bắt đầu, tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" đến Đà Nẵng để làm rõ tình hình. Trọng tài bên phía tư lệnh vùng 3 Hải quân Việt Nam là Chuẩn Đô đốc Zakharov - Cố vấn Tư lệnh Lực lượng Hải quân Việt Nam, trọng tài bên cạnh Bộ Tham mưu lữ đoàn 26 - Đại tướng Obaturov G.I  - Trưởng Cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
 Cuộc tập trận chung thực hiện trong thời gian đã định (Ngày 01-03 tháng 10) và được đánh giá bởi các trọng tài là "tốt".
 Ngay sau kết thúc tập trận, tôi nhận được một nhiệm vụ mới: chuẩn bị cho đoàn tàu của lữ đoàn tham gia chuyến thăm hữu nghị chính thức tới cảng Đà Nẵng dưới cờ hiệu của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya.  Tôi lại được bổ nhiệm tham mưu trưởng cuộc hành quân này. Phó Đô đốc Yasakov N.Ya vào hôm trước chuyến viếng thăm đã tới vũng neo tàu ngoài cảng Đà Nẵng trên tuần dương hạm tên lửa "Variag" với các sỹ quan Bộ Tham mưu hành quân Hạm đội Thái Bình Dương, cùng với hoa tiêu hạm đội, và Phó Chủ nhiệm Chính trị Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Semiletenko V.G.
 Trong thời gian từ ngày 10-14 Tháng 10 năm 1981 tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu "Raziasii" đậu tại cảng Đà Nẵng dưới kỳ hiệu của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya. tham gia chuyến viếng thăm thiện chí chính thức.
 Mục tiêu chính của chuyến viếng thăm là: biểu dương lực lượng (cờ hiệu) hải quân Liên Xô và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam, giữa các nhà quân sự Việt Nam và Liên Xô. Trong thời gian tàu tuần dương chỉ huy "Đô đốc Senyavin" đậu trong cảng Đà Nẵng, lên tàu viếng thăm có các thành viên Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam, các cấp lãnh đạo chính trị-quân sự cao nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cố vấn quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Obaturov G.I., đại diện của Đại sứ quán Liên Xô, các cư dân của thành phố Đà Nẵng và các nhân viên quân sự của QDNDVN.
 Ngày 14 tháng 10, Tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu "Raziasii" trở lại cảng Cam Ranh.
 Bộ tham mưu lữ đoàn 26, các tàu chiến của lữ đoàn được Bộ Tham mưu hành quân Hạm đội Thái Bình Dương kiểm tra về tình trạng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về kỹ thuật, kiểm tra sự sẵn sàng của căn cứ 922 trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cũng như công việc hàng ngày. Các nhận xét về khiếm khuyết được sửa chữa lập tức.
 16 tháng 10 Trưởng Cố vấn quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng G.I.Obaturov khởi hành đi Hà Nội.
 21 Tháng Mười, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya trên tuần dương hạm tên lửa "Varyag" khởi hành về quân cảng Vladivostok.
 Trong những ngày đầu tháng mười một, tàu công binh xưởng PM-156 đến neo đậu tại cầu tàu quân cảng Cam Ranh. Lữ đoàn chuyển trụ sở Bộ tham mưu lên tàu công binh xưởng nổi PM-156, còn tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" ngày 10 tháng 11 khởi hành về căn cứ thường trực.
 Cuối tháng Mười Một, tôi nhận được lệnh từ Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương: chuyển giao công việc và nhiệm vụ của mình cho Đại tá hải quân Devyataykin V.V, bản thân tôi được lệnh trở về Vladivostok nhận trách nhiệm mới. Sau đó tôi được trao tặng Huân chương "Quân công" của Việt Nam. "


Lữ đoàn tàu chiến độc lập số 26 giải thể tháng ba năm 1982 với sự xuất hiện tại cảng Cam Ranh Bộ tham mưu Binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Đại tá Devyataykin. V.V. được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng binh đoàn 17.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 07:26:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #161 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 01:27:44 am »

(tiếp)
Đoàn xây dựng công trình quân sự
 Đầu năm 1982 đoàn xây dựng công trình quân sự đặt chân đến bán đảo, đoàn có nhiệm vụ xây dựng lại các công trình kết cấu hạ tầng quân sụ mà người Mỹ xây dựng nên nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh, đồng thời xây dựng các mô-đun nhẹ làm nhà ở cho đoàn xây dựng, cho các quân nhân căn cứ 922 , các sỹ quan Bộ tham mưu binh đoàn, và cho các đơn vị thuộc binh đoàn. Giai đoạn này, công việc xây dựng được đoàn xây dựng quân sự thực hiện bằng phương pháp sử dựng kết cấu tiền chế lắp ghép. Các module panel đúc sẵn, các loại thiết bị vệ sinh và thiết bị điện, điều hòa không khí do nhà máy sản xuất máy điều hòa tại Baku sản xuất trong nước, đồ nội thất được gửi đến đoàn xây dựng quân sự bằng các tàu vận tải từ Vladivostok.
 Trong một thời hạn ngắn cần phải xây dựng được tất cả các cơ sở hạ tầng cho các căn cứ tàu ngầm, tàu mặt nước, nhà ở cho các phân đội đóng quân trên bờ và các công trình phục vụ cho các máy bay của trung đoàn không quân hỗn hợp. Việc xây dựng các công trình chủ yếu từ các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép đơn tấm này phải được “Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22” bắt đầu thực hiện thông qua hợp đồng tổng thầu với Bộ quan hệ kinh tế đối ngoại Liên Xô (đến năm 1988, còn sau khi giải thể bộ này năm 1988 - là Ủy ban Nhà nước toàn Liên bang Xô viết về quan hệ kinh tế đối ngoại, ủy ban này tồn tại đến khi Liên Xô sụp đổ vào tháng Mười Hai năm 1991).  Tuy nhiên, "Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài" chưa thể hoạt động ngay. Hình thành khung cán bộ và nhân lực, thành lập các cơ sở sản xuất công nghiệp, phê duyệt đề án, thống nhất các điều kiện và chi tiết kỹ thuật phù hợp, chuyên chở các cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng từ Odessa đến – những công việc này đã mất hơn một năm.
Để khắc họa đặc điểm thời kỳ này, chúng ta hãy nghe lời kể của Chủ nhiệm Tổng cục Công binh công trình Hải quân Liên Xô, Phó Tư lệnh  Hải quân Xô viết phụ trách xây dựng, quản lý nhà, và công binh công trình, Thượng tướng O.K. Anikanov: "Tông tư lệnh khôn ngoan của chúng tôi không chờ đợi. Ông gọi tôi lên và ra lệnh trong thời hạn ngắn nhất có thể, phải xây dựng xong mọi điều kiện cho việc đóng quân của binh đoàn 17 và trung đoàn không quân trong vịnh và bán đảo Cam Ranh. Phải thỏa thuận tất cả các vấn đề cần thiết về tổ chức trong trường hợp này với Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, trao các mệnh lệnh và nhiệm vụ cho các bộ phận trong tổng cục của mình, kết quả là trong năm 1983 tại Cam Ranh, rất nhiều thứ đã được các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương chuyển đến (các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ thuật viên ô tô, các loại vật liệu xây dựng, nhân lực). Vào cuối năm 1983, đã thực hiện chuyển cứ đến Việt Nam ba tiểu đoàn kỹ thuật và gửi tới ba bến nổi.  Trong một thời gian ngắn ngủi đã xây dựng xong bằng các cấu kiện lắp ghép tiền chế các công trình cần thiết, nhà ở và doanh trại cho các thành viên, bộ tham mưu, trung tâm tiếp nhận và cấp phát và các phân đội khác trong căn cứ.  Để cung cấp cho mọi người điện, nước, nhiên liệu, đã triển khai các tổ hợp công trình và thiết bị kỹ thuật: trạm phát  điện với tua bin khí và các máy phát chạy diesel, mạng lưới truyền tải điện, trạm bơm nước với hệ thống đường ống chính lắp ghép dã chiến. Đã khôi phục lại một phần hệ thống kho chứa vật liệu chất đốt lỏng và nhiên liệu trên bờ biển của người Mỹ trước đây. Còn các công trình chủ yếu đã biết được xây dựng bằng kết cấu bê tông cót thép lắp ghép đúc sẵn bởi Tổ hợp xây láp Xô viết chỉ là ở giai đoạn 1987-1991."
Đoàn xây dựng quân sự được giải thể năm 1988, sau khi thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ của mình, và trở về Vladivostok vào thời điểm bắt đầu thời kỳ hoạt động của Tổ hợp xây lắp Xô viết, xây dựng các công trình chủ yếu của căn cứ trên bán đảo Cam Ranh.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 01:10:06 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #162 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 11:39:42 pm »

(tiếp)
Cung cấp năng lượng cho doanh trại
 Trong lời của Oleg Karpovich Anikanov chỉ mới có danh sách các sự kiện và số liệu thống kê, đằng sau đấy là bao nhiêu con người, những hành động và quyết định cụ thể.  Các thuyền viên, các thủy thủ trưởng, các chuẩn úy và hạ sỹ quan chuyên nghiệp, các sỹ quan, mỗi tập thể rút ra từ các căn cứ chính của hạm đội, mỗi đơn vị thiết bị, mỗi mét đường cáp, đường ống đều có giá trị của mình và được sử dụng trực tiếp theo chức năng định trước.
 Năm 1983 - 1984 người ta đã xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trạm phát điện chạy động cơ diesel và tuabin khí (phiên bản thiết bị dã chiến cơ động dùng cho quân đội). Đội ngũ nhân viên vận hành được đào tạo, đảm đương được công tác vận hành và bảo dưỡng, như vậy trạm phát điện tạm thời đã bắt đầu làm việc. Nhân viên binh đoàn đã kéo cáp đến bến tàu, bệnh viện hải quân, khu 5 (khu nhà ở tạm ban đầu khi quân Nga mới đến: qtdc). Người ta dọn dẹp sạch sẽ bến số 3, lắp đặt một máy biến áp cho phép cấp nguồn điện từ bờ phục vụ bất cứ nhu cầu nào trên các con tàu, bao gồm cả điện để phục vụ làm mát và cung cấp cho thiết bị điện hạt nhân của tàu ngầm nguyên tử.
 Ai đó giờ đây có thể nói: thế thì có việc gì đặc biệt đâu?. "À, nào những là nhận thiết bị, lắp đặt, chạy máy, cung cấp điện. Ở đâu mà chả làm như vậy."  Vấn đề là những công việc này được các chàng trai 18-19 tuổi làm lần đầu tiên trong đời - các thủy thủ tập sự và thủy thủ trưởng, các chàng chuẩn úy và sỹ quan trẻ măng - những người có nguồn gốc và mức độ hiểu biết kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể làm điều gì đó nghiêm túc, trong đời họ chưa bao giờ làm việc gì tương tự, có đặc điểm công việc hoàn toàn khác thói quen của họ.
 Hoàn cảnh buộc người ta phải học cách suy nghĩ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật-công trình  phức tạp bằng nỗ lực của bản thân mình. Nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn: đi từ lý thuyết (bản hướng dẫn) đến thực hành, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng luôn luôn tiến về phía trước. Cũng nhờ vậy, đã đạt được tất cả. Mặc dù đã có nhiều sai lầm, những khó khăn trong công việc thường nhật. Ví dụ, sau khi vận hành  trạm điện tuabin khi PAES - 2500 (Газотурбинные электростанции ПАЭС 2500)trạm chỉ phát ra công suất 1.800 kW, để tăng công suát đã phải thực hiện hơn 40 giải pháp kỹ thuật công nghệ được kiểm tra kỹ lưỡng, chạy thử, được các chuyên gia có thẩm quyền ký nghiệm thu rồi chính thức áp dụng. Khi tuabin khí hoạt động, tiếng ồn lớn đến mức hai người đứng gần không thể nói chuyện để cho nhau nghe được. Các nhân viên vận hành khi làm việc phải đeo tai nghe. Người ta chẳng bao giờ tưởng tượng được tiếng ồn lớn như vậy. Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây phiền nhiếu ngày đêm, cho tất cả những ai sống gần nó một khoảng nhất định, từ các nhân viên quân sự, các binh sỹ, các thành viên gia đình sỹ quan và hạ sỹ quan.
Về tổng thể, việc đảm bảo cung cấp điện năng cho tất cả các doanh trại, cho cả khu doanh trại của hải quân Việt Nam (theo thỏa thuận) chỉ được giải quyết vào năm 1988, khi Tổ hợp xây lắp Xô viết (SovSMO) xây dựng xong trạm phát điện diesel trung tâm công suất 24.000 KW, mà vẫn còn hoạt động cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm đưa vào vận hành khai thác.
Ảnh: Năm 1989, trạm phát điện trung tâm 24.000 KW do SovSMO xây dựng.

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #163 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 12:47:00 am »

(tiếp)
Đảm bảo nước uống và sinh hoạt cho căn cứ
 Để đảm bảo cuộc sống bình thường của các thành viên căn cứ ở trên bờ cũng như các thành viên trên tàu cần phải có nước sạch uống được. Quân đội Mỹ lấy nước từ các quốc gia láng giềng, chủ yếu là từ Singapore, tàu chứa chở nước tới và bơm vào các vật chứa để tiêu thụ trên đất liền. Chúng ta phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Mua và chuyển nước uống từ Singapore đến ư? Rất đắt. Vì vậy, - không khả thi. Chỉ có một cách - khoan giếng để bơm nước vào vật chứa (xi tec), làm sạch (dùng clo) rồi cung cấp cho người tiêu dùng Nhưng nếu không có sự giúp đỡ của cơ quan hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương, vấn đề này sẽ không giải quyết được. Để công bằng, hôm nay chúng tôi có thể nói rằng: Tất cả các công tác phục vụ của ngành hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương (người đứng đầu ngành - Tư lệnh phó Hạm đội Thái Bình Dương phụ trách hậu cần - Phó Đô đốc Makhonin I.G.) vào thời điểm đó đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu của căn cứ 922 và sau đó cũng đáp ứng tích cực và đúng lúc cho Bộ chỉ huy binh đoàn 17.
 Mô tả các sự kiện của thời kỳ này, Tham mưu trưởng thứ hai của binh đoàn, bây giờ là chuẩn Đô đốc  đã nghỉ hưu Krasnikov Alexey nhớ lại: "Tình hình cấp nước là cực kỳ căng thẳng. Căn cứ 922  làm không nổi. Các giếng bơm sâu đã bị bùn bồi lấp và không hoạt động được nữa, sửa chữa tại chỗ không hiệu quả. Gửi các máy bơm bị hỏng hóc về Vladivostok sửa cũng không có kết quả: sửa chữa thì quá lâu, và như là quy luật, không thấy bơm trở lại với Cam Ranh.  Các giếng bơm cứ dần dần theo nhau không còn khả năng hoạt động, và hệ quả - thiếu nước.  Bắt đầu chế độ tiết kiệm, tức là cung cấp nước cho người dùng phải theo biểu đồ phân phối.
 Làm gì đây? Để rửa giếng khỏi tình trạng bùn đóng cặn cần phối hợp một loạt biện pháp: dựng tháp trên giếng, ngắt kết nối các đường ống nằm ngang, dùng palăng kéo ống đứng lên và tháo ra, xúc bằng nước hoặc nước sạch trong giếng sử dụng máy bơm cứu hỏa. Kéo vòi phun nước bị bẩn lên trên giếng - làm sạch giếng, cũng chỉ được một thời gian ngắn. Đồng thời người ta kéo máy bơm chìm lên, rửa sạch bằng cồn tinh khiết, sấy khô.  Trong trường hợp "hồi sinh" được máy, các thao tác tiếp tục thực hiện theo thứ tự ngược lại. Dưới thời tôi, người ta xây dựng đưa vào hoạt động một nhà máy xử lý nước áp dụng phương pháp khử trùng bằng chiếu sáng, nhưng theo chỉ dẫn chúng tôi chỉ có thể đưa nước đến người tiêu dùng  khi xác định được hàm lượng clo. Phải thiết kế và xây dựng buồng clo hóa. Nhưng lại không có đủ nước. Vì vậy, "chế độ tiết kiệm nước" với chúng tôi không hề là một vấn đề đơn giản.
 Cần tìm giải pháp thay thế khác để giải quyết vấn đề này.  Thật may, khi nghiên cứu kỹ lưỡng các bản đồ của bán đảo. Tôi đã thấy: một "hồ nước", cách bến cảng 5 - 6 Km. Tôi quay sang gặp Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam. Thì ra hồi xưa, trong thời Mỹ chiếm đóng, Tổng thống Mỹ đã nghỉ tại bờ hồ này (Lindon Bell Johnson-dân ở đây hay gọi là hồ Giôn xơn hay hồ Cọp: qtdc).  Tôi đến nơi và xem xét thấy cả trên bờ hồ và làn nước xanh lá cây trong hồ đều rất bẩn, hàng đàn bò đầm mình ... Tại sao ta không thử xem? Biết đâu đấy? Như người ta hay nói muốn sáng chế phải có óc tưởng tượng.
 Tiếp theo, chỉ còn là "vấn đề kỹ thuật": kế hoạch phác thảo trên một mảnh giấy, đội ngũ nào thực hiện, các nhiệm vụ đội ngũ ấy phải làm, thời hạn hoàn thành, báo cáo hoàn thành và .... công việc sôi sùng sục. Khá khó khăn, mới "trưng thu"  được từ kho bộ phận cơ điện của binh đoàn 17 hai máy bơm có lưu lượng 300 tấn / giờ. Đã xây dựng trên bờ hồ một trạm bơm, lắp đặt các đường ống hút  có van một chiều lắp ở các đoạn đầu ống treo giữa các neo và phao tiêu sao cho các đầu hút đó nằm vào khoảng giữa các tầng nước. Nguồn điện được kéo đến, đường ống dẫn được lắp đặt, nước được bơm lên các bể chứa trên cao để lắng cặn, khử trùng bằng clo và làm sạch nước.
 Các bể chứa nước - là một vài sitec chuyển từ Vladivostok tới, nối với nhau bằng các đường ống, và được nối vào cửa thu nước. Trong cửa thu nước có treo một thùng không nắp, nước được đưa vào thùng cùng với clo. Nếu lượng clo trong nước không đủ, nước sẽ tuần hoàn từ tất cả các sitec qua sitec thu theo chu trình khép kín, ở đây clo sẽ được bổ sung. Các thủy thủ trong phiên trực, đã được huấn luyện trước và được phép phục vụ tại trạm clo hóa, cứ 20 phút một lại đo mức clo trong nước. Mỗi sitec sau khi được khử trùng bằng clo tiếp tục quy trình làm sạch và sấy nóng " .
 
Chất lượng nước liên tục được theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt bởi ban vệ sinh-dịch tễ học và phòng y tế của căn cứ và binh đoàn 17. Nước đã làm sạch còn một chút mùi clo đã đến người dùng qua 2 nhánh - chính và dự phòng.  Nước được bơm tới cả các trạm cảnh giới và thông tin ở trên cao và tới cả doanh trại của đội chống biệt kích và các phương tiện lặn ngầm, cũng đóng trên núi.
Hàng ngày, vào buổi sáng và chiều tối, trực ban tác chiến báo cáo với chỉ huy căn cứ, và kể từ tháng ba năm 1982 – tư lệnh binh đoàn 17 về tình hình nước: mực nước trong hồ (rất cạn vào mùa hè), số lượng các giếng làm việc, số lượng các máy bơm không hoạt động, số lượng nước sạch sẵn có tại công trình lấy nước, biểu đồ cung cấp nước cho các tàu, lượng tiêu thụ nước hàng ngày và các vấn đề khác. Biểu đồ cung cấp nước cho các con tàu đi vào khu vực Ấn Độ Dương và trở về Vladivostok được duy trì nghiêm ngặt. Ưu tiên cấp nước cho các tàu ghé căn cứ tiếp tế, chế độ tiết kiệm được áp dụng cho những tàu ở lại.
Người ta thiết lập một lịch trình cung cấp nước uống ngặt nghèo cho thủy thủ đoàn trên tàu, các bộ phận trên bờ và các thành viên ở tại khu vực 5 - nơi tạm trú của sỹ quan, hạ sỹ quan và các thành viên gia đình của họ, chế độ này kéo dài cho đến giữa năm 1988. Vào giữa năm 1988, vấn đề cung cấp nước uống sạch cho lực lượng Xô viết đồn trú tại Cam Ranh và vùng 4 Hải quân Việt Nam mới được giải quyết trọn vẹn bởi các chuyên gia Liên Xô và Tổ hợp xây lắp Xô viết. Trong phần nói về SovSMO, chúng ta sẽ xem xét  người ta giải quyết vấn đề này thế nào.
Do cáp điện và đường ống dẫn đều có một giá trị nhất định đối với những cư dân địa phương lâm vào cảnh bần cùng, nên đường ống dẫn nước từ hồ đến cho người dùng phải được bảo vệ cả ngày lẫn đêm.  Nhiệm vụ này được giao cho đoàn xây dựng quân sự, và từ năm 1983 – đội đổ bộ đường biển. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cắt cáp điện (chôn sâu trong cát đến 1 mét) và vài chục m đường ống dẫn nước, có lúc đến hàng trăm mét.
Việc đó đã diễn ra, như một quy luật, cũng giống như khi có sự hư hỏng ở trạm phát điện, vì những lý do khác nhau.  Những gì đã xảy ra trong trường hợp này với các khẩu phần thực phẩm cấp phát theo tháng, được trữ trong tủ lạnh gia đình bị cúp điện trong nhiều giờ khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ, thì không cần phải nói ai cũng biết. Công bằng mà nói: không ai than phiền về sự bất tiện tạm thời này. Tất nhiên, những vấn đề này, không cần chờ đợi khiếu nại, sẽ được kịp thời bàn bạc tại cuộc họp chung của các thành viên của gia đình quân nhân ở khu doanh trại số 5 với sự có mặt của tư lệnh căn cứ 922, và sau này – tư lệnh binh đoàn 17, cùng chỉ huy ban cơ điện của binh đoàn. Điều quan trọng là giải thích cho mọi người biết, tại sao điều đó xảy ra, những biện pháp nào được Bộ tư lệnh áp dụng để giải quyết vấn đề.
...........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 01:14:05 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #164 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 12:12:47 am »

(tiếp)
Sự hình thành binh đoàn tàu chiến số 17

 03/03/1982, theo quy định trong Hiệp định giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 02 Tháng Năm năm 1979 và theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô năm 1982, theo mệnh lệnh № - 0184 của Tổng tư lệnh Hải quân Xô viết....      bắt đầu
 hình thành binh đoàn tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương, có căn cứ tại cảng Cam Ranh và một phần tại cảng Ream.
Binh đoàn 17 được giao thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong một khu vực hoạt động tác chiến chiến dịch xác định của mình (khu mặt nước biển Nam Trung Hoa, giới hạn bởi đường bờ biển, các kinh tuyến 120 độ Đông, vĩ  tuyến 2 độ Bắc), cũng như trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
 Binh đoàn tàu chiến -  đơn vị (đơn vị hợp thành) tác chiến chiến dịch-chiến thuật cao nhất được giao nhiệm vụ hoạt động quân sự trong những khu vực nhất định của không gian chiến trường biển và đại dương.
 Chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Xô viết năm 1982, xác định các thành phần của binh đoàn như sau:
 "... ..  Sư đoàn tàu ngầm số 38;
 - Lữ đoàn tàu mặt nước số 119i;
 - Tiếu đoàn tàu đảm bảo số 255;
 - Tiểu đoàn tàu tuần tra lãnh hải số 300;
 - Đại đội chống biệt kích-người nhái và phương tiện lặn ngầm số 501;
 - Trạm thông tin liên lạc số 1073;
 - Căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật 922;
 - Trạm an toàn bức xạ;
 - Đoàn xây dựng quân sự;
 - Phòng hậu cần cơ động ".

(Hạm đội Thái Bình Dương của nước Nga. Ký sự lịch sử. Kỷ niệm 275 năm thành lập. Vladivostok: NXB Khoa học Viễn Đông, 2006, trang. 57.)
 
 Binh đoàn 17 được giao các nhiệm vụ sau đây:
 – Theo dõi và giám sát các nhóm tàu sân bay, tàu tên lửa và các nhóm tàu khác của các đối thủ tiềm năng để sẵn sàng tấn công chúng khi khởi đầu chiến tranh;
 – Trinh sát lực lượng và phương tiện chiến tranh chống tàu ngầm của các đối thủ tiềm năng, phát hiện hoạt động do thám của các tàu ngầm và tàu mặt nước của các đối thủ tiềm năng tiếp cận bờ biển CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia;
 - Xác định các khu vực có khả năng xảy ra chiến sự;
 - Xác định giao thông trên biển và trang bị chiến trường;
 - Nghiên cứu các khu vực tác chiến tiềm năng, các điều kiện sử dụng các loại lực lượng khác nhau của
 Hạm đội, các loại vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật;
 - Bảo vệ của các tàu dân sự của Liên Xô tại khu vực hoạt động của binh đoàn;
 - Đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của máy bay Liên Xô;
 - Bảo đảm lợi ích của Liên Xô và hỗ trợ cho các quốc gia thân thiện theo quyết định của Chính phủ Liên Xô và Tổng tư lệnh Hải quân Xô viết;
 - Hỗ trợ Hải quân CHXHCN Việt Nam và  CHND Campuchia trong việc làm chủ các kỹ thuật mới, phát triển hệ thống căn cứ, hệ thống tổ chức huấn luyện chiến đấu.
Trung đoàn không quân hỗn hợp 169 mới được thành lập đóng căn cứ tại sân bay Cam Ranh hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh binh đoàn 17.
 Thành phần và quân số các đơn vị,  quân số ghi danh của các tàu ngầm, tàu mặt nước, các phân đội và các bộ phận của binh đoàn trong thời gian hình thành của binh đoàn, trung đoàn không quân hải quân, và về sau được công bố theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Xô viết trên cơ sở tờ trình của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương.
Tư lệnh binh đoàn 17 trực tiếp chỉ huy các lực lượng trong khu vực hoạt động của binh đoàn từ chiến hạm chỉ huy (kỳ hạm), hoặc từ Sở chỉ huy trên bờ, trừ các lực lượng do Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương chỉ huy theo quyết định đặc biệt.
 Sở chỉ huy dự bị - một trong những tàu chiến của binh đoàn (thường là kỳ hạm của lữ đoàn trưởng lữ đoàn tàu mặt nước số 119).
 Lực lượng, phương tiện của binh đoàn 17 đóng quân tại Cam Ranh tuân theo các thỏa thuận liên chính phủ. Trong cảng quân sự Cam Ranh đồng thời có thể trú đóng được 8-10 tàu chiến mặt nướci của Liên Xô, 4-8 tàu ngầm và tàu căn cứ và đến 6 tàu đảm bảo hậu cần hải quân.
 Tại sân bay được phép đóng quân đồng thời 14-16 máy bay mang tên lửa hành trình diệt hạm, 6-9 máy bay trinh sát và 2-3 máy bay vận tải quân sự.
 Những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động thực tế của Bộ Chỉ huy và Bộ tham mưu binh đoàn 17 đã thực hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của binh đoàn:
-Tổ chức Sở chỉ huy binh đoàn và hệ thống chỉ huy vững vàng các lực lượng trong khu vực được giao trách nhiệm hoạt động.
-Tổ chức hoạt động tương hỗ với lực lượng Hải quân và QĐND Việt Nam.
-Nghiên cứu điều kiện đặt căn cứ tàu chiến tại cảng Ream.
-Giúp đỡ Hải quân Việt Nam tổ chức huấn luyện chiến đấu và tập trận chung.
-Chỉnh sửa các kế hoạch chuyển lực lượng sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, phân tán lực lượng tránh đòn tấn công.

1982-1983 - giai đoạn hình thành và sắp xếp tổ chức của binh đoàn, giải phóng bến tàu và khu vực lân cận khỏi các loại bom đạn chưa nổ, mìn và các vật dụng chiến tranh người Mỹ bỏ lại, giai đoạn xây dựng trụ sở Bộ tham mưu, trung tâm truyền tin, câu lạc bộ, sân bãi luyện tập, công trình lấy nước, trạm phát điện tạm thời, khu ở tạm thời (khu doanh trại số 5) bởi lực lượng của đoàn xây dựng quân sự, các thành viên trên các tàu chiến của binh đoàn 17, các bộ phận trên bờ.
 Từ năm 1984, binh đoàn bước vào thực hiện công tác huấn luyện tác chiến chiến dịch-chiến thuật theo kế hoạch của Bộ Tham mưu và các đơn vị hợp thành để hướng tới sự duy trì và hoàn thiện sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của các tàu chiến và các bộ phận thành viên, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong các hình thức hội ý chiến thuật, làm các bài thao luyện nhóm, cũng như các bài tập song phương đối kháng thực hiện trên nền chiến thuật thực tế.  Việc phóng tên lửa tập trận dựa trên các điều kiện phóng có tính đến tàu đang ở tại cảng nước ngoài.
Công tác huấn luyện chiến đấu của binh đoàn được lên kế hoạch cho năm hiện tại, đuợc phê chuẩn bởi Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và tổ chức trong thao trường của vùng 4 Hải quân Việt Nam theo thỏa thuận liên chính phủ và kế hoạch huấn luyện chiến đấu của vùng 4 Hải quân Việt Nam.
 Như chúng ta đã thấy từ thành phần hợp thành binh đoàn 17, thực sự binh đoàn là đơn vị tác chiến chiến dịch bao gồm các lực lượng binh chủng khác nhau với một phần lớn bộ phận đóng trên bờ, cần có sự chú ý và nỗ lực thường xuyên và nghiêm túc trong quản lý và chỉ huy mọi mặt. Đóng quân trong doanh trại thứ tự theo tư lệnh binh đoàn : trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169, căn cứ hàng không, Tổ hợp xây lắp Xô viết, bộ phận đặc biệt của Ủy ban Nhà nướic về an toàn bức xạ của Chính phủ Liên Xô tại binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương, viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự, bộ phận Voentorg (Bộ phận cung cấp hàng bách hóa nhu yếu phẩm cho quân nhân) và các phân đội nhỏ lẻ khác.
 Việc thành lập, trang bị, huấn luyện, đảm bảo chế độ hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng cho kỹ thuật phục vụ tác chiến, an toàn bức xạ, an toàn hoạt động tàu thuyền, kỷ luật quân đội luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Bộ Tổng tham mưu Hải quân và Cục chính trị Hải quân Xô viết, Sở chỉ huy Trung tâm các lực lượng Hải quân Liên Xô.
 Trong thành phần của binh đoàn 17, thuộc lực lượng thường trực chiến đấu, có các tàu trước đó đóng quân tại căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, có các tàu từ các điểm đóng quân khác của các phân hạm đội, binh đoàn chiến dịch thuộc hạm đội. Tuy nhiên với việc trú đóng tại Cam Ranh, luôn có sự phối hợp kiểm tra của các cơ quan Bộ tham mưu binh đoàn, phòng cơ điện, phòng chính trị binh đoàn, về các vấn đề sẵn sàng đáp ứng kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu, tình hình chính trị và đạo đức quân nhân, kỷ luật quân sự. Các thiếu sót phát hiện ra được đưa vào một danh sách kiểm tra và bắt buộc phải có các báo cáo về tình hình khắc phục chúng.  Với các tàu chiến, theo quy định, tùy thuộc vào số lượng thiếu sót đã xác định, mà tuyên bố thời kỳ tổ chức để sửa chữa bằng hết các thiếu sót đó.
 Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại binh đoàn 17, các tàu chiến (tàu mặt nước hoặc tàu ngầm) đã có một số hư hại nhẹ về vật chất và một số bộ phận máy tổng thành không hoạt động được, đã được sửa chữa bởi đội ngũ thuyền viên và bởi các chuyên gia trên các tàu công binh xưởng. Trường hợp ngoại lệ là tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" , tàu này có một danh sách dài các khiếm khuyết, để khắc phục mất nhiều thời gian và sẽ giảm mức độ sẵn sàng chiến đấu, điều này đối với các tàu chiến của binh đoàn là không chấp nhận được.  Hoặc tàu ngầm diesel "B-427": sau khi kết thúc nhiệm vụ chiến đấu thắng lợi, tàu lên đường trở về căn cứ chính của hạm đội, nhưng không thành công trong hành trình vượt qua biển "Nam Trung Hoa" đang có bão cực mạnh. Trở lại Cam Ranh, tàu đã tổn thương đáng kể phần boong trên của khối vỏ tàu nhẹ. Để khôi phục khối vỏ nhẹ này đã triệu tập các chuyên gia trên tàu công binh xưởng và các thợ hàn bậc cao của SovSMO. Vì lý do này mà tổng thời gian lưu trú của tàu ngầm diesel "B-427" bên ngoài căn cứ cơ bản là 17 tháng (từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 12 năm 1988).
B-427 bị thương và trở về CR.

 Một sự cố đã xảy ra với tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10", khi đi từ Cam Ranh về căn cứ thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Phó Đô đốc Konev A.V. đã nhớ lại:" Thật không may...năm 1983 đã khởi đầu không được hoàn toàn tốt đẹp với hai tàu ngầm đang thi hành nhiệm vụ quân sự. Chúng ta đang nói về "K-10" của Hạm đội Thái Bình Dương, và "K-449" của Hạm đội Biển Bắc. Cả hai đều va chạm với các tàu ngầm nước ngoài trong tư thế đi ngầm dưới nước ở độ sâu 54 và 60 mét (thực tế một thê đội theo chiều sâu). Chỉ có biển là khác nhau - biển Barentsev và biển "Nam Trung Hoa" - và hậu quả của nó. Giả sử, tàu "K-10" đã va chạm với một tàu ngầm diesel nước ngoài. Sựi xác nhận giả thiết này là không có, mà chỉ có bằng chứng va chạm. Tàu có thể nhận những hỏng hoc thế nào (khi va chạm với tàu ngầm khác), điều này còn chưa biết.
"Chiến tranh lạnh", sự đối đầu dưới mặt nước đã đạt đến đỉnh điểm của nó trong những năm qua."
( Con tàu nguyên tử đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương "K-45". Những con người và số phận. 2008. Nhà xuất bản Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Viễn Đông.).

...........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 11:27:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #165 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 12:37:00 am »

(tiếp)
Thành phần binh đoàn số 17 Hạm đội Thái Bình Dương năm 1991 đến 1998

 - Bộ tham mưu và phòng chính trị binh đoàn;
 - Phòng Cơ-Điện binh đoàn;
 - Sư đoàn tàu ngầm;
 - Lữ đoàn tàu mặt nước;
 - Tiểu đoàn tàu đảm bảo hậu cần;
 - Tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải;
 - Đại đội chống biệt kích-người nhái và phương tiện lặn ngầm;
 - Trạm an toàn bức xạ (ảnh dưới,1987.);

 -  Trung tâm truyền tin số 1073;
 - Đội sửa chữa tàu biển tại Ba Son (tp.Hồ Chí Minh);
 - Tiểu đoàn cảnh vệ (từ năm 1988, thuộc quân số sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55);
 - Đội đổ bộ đường biển(đến trước 1989);
 - Đoàn xây dựng quân sự (đến cuối năm 1988.)
 - Cơ sở sửa chữa tàu (Tàu đốc nổi của Việt Nam, tàu công binh xưởng, tàu căn cứ cho tàu ngầm);
 - Đội quân nhạc;
Ảnh: Một tuần bắt đầu với lễ chào cờ và đoàn quân nhạc. Sau đó, phó đô đốc Kuzmin A.A. tư lệnh binh đoàn giao nhiệm vụ.

 - Ban quân quản;
 - Trại giam quân sự;
 Bộ phận đại diện đặc biệt của Ủy ban Nhà nước Liên Xô về an toàn bức xạ tại binh đoàn 17, Viện Kiểm sát quân sự, Toà án quân sự, thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh binh đoàn theo thứ tự đồn trú.
 Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực trách nhiệm của binh đoàn 17:
 - Tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi và tên lửa hành trình đề án 675MK và 675, đề án 670, 671, đề án 659;
 - Tàu ngầm diesel đề án 641;
 - Tàu tuần dương mang tên lửa, tàu chống hạm và săn ngầm loại lớn, tàu khu trục thuộc biên chế binh đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật số 10 Hạm đội Thái Bình Dương, các phân hạm đội hỗn hợp Kamchatka và Sakhalin;
 - Các tàu tuần tra : "Letutshi", "Revnostnyi", "Rezkii", SKR-3, SKR-43,
 Các tàu hộ vệ: "Briz", "Smersh", "Taifun", "Tsyklon";
 Tàu săn ngầm nhỏ: 81, 143, 145, 155, 170, "Primorsky Komsomolets "; Tàu quét mìn: 2  BT và
 2 PT; Tàu hộ vệ tên lửa: "Molnya"; Tàu trinh sát cỡ nhỏ: "Aneroid" từ Phân hạm đội hỗn hợp Sakhalin;
 - Biên đội pháo thuyền: 4 chiếc từ sư đoàn tàu sông số 49.
Để đảm bảo lực lượng phục vụ chiến đấu có các tàu:
 - Tàu căn cứ nổi: "Magadanskii Komsomolets "," Ivan Vakhromeev", "Ivan Kucherenko";
 - Tàu Công binh xưởng nổi: PM-05, PM-15, PM-140, PM-156;
 - Tàu chở các loại vũ khí : "Samara", "Phó Đô đốc Fomin", "Venta";
 - Tàu thủy văn: "Nam Cực", "Nguyên soái Gelovani";
 - Tàu quân y: "Obi";
 - Tàu chở dầu: "Akhtuba "," Argun "," Vishera "," Di chúc của Ilyich "," Izhora", "Quốc tế", "Irkutsk", "Pechenga";
 - Tàu kéo biển: MB-18, MB-25, MB-105,
 - Tàu kéo cứu nạn: SB-28, SB-43, SB-36, SB-408, SB-521;
 - Tàu cao tốc phóng lôi: TL-1302;
 - Tàu cao tốc cứu hỏa: PZK-8;
 - Tàu kho không tự hành: SKh-422.
 Thời gian thực hành nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn 17: tàu ngầm nguyên tử và tàu mặt nước loại 1 và 2 - từ 2 đến 3 tháng, tàu ngầm diesel - 5 đến 6 tháng, tàu tên lửa nhỏ, tàu chống tàu ngầm cỡ nhỏ, tàu cao tốc tên lửa - từ 8 đến 10 tháng.  Ngoại lệ là tàu ngầm diesel B-427, thời gian ở ngoài căn cứ cơ bản là 17 tháng.
Trong những năm 198x, hàng năm để đảm bảo nhiên liệu, nước, thực phẩm cho các tàu của binh đoàn và hạm đội, người ta đã điều đến tàu chứa (танкер) "Akhtuba" có độ choán nước 62.600 tấn. Đây là tàu tanker lớn nhất trong thành phần các tàu đảm bảo hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương. Thời gian đi phục vụ chiến đấu, theo quy định, thường 8 - 9 tháng. Tanker tiếp nhiên liệu, nước, thực phẩm, cho các tàu của binh đoàn 17, cũng như các tàu đi vào khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đi ra theo chiều ngược lại. Theo định kỳ, tàu chứa đi đến cảng Singapor mua thực phẩm, thuốc chống sốt rét cho binh đoàn và các tàu của hạm đội. Đặc diểm của thủy thủ đoàn là một tổ chức có trình độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của tất cả các thành viên trên tàu rất cao, thái độ phục vụ không thể chê trách được. Mặc dù quân số không đông trên một con tàu rất lớn, tàu tanker vẫn luôn được giữ trong tình trạng hoàn hảo. Đây là một thành tích lớn của Ban chỉ huy và hội đồng thủy thủ trên tàu.
 Chỉ huy của tàu:
 - Thuyền trưởng - Vladimir Kolesnikov Illarionovich, thuyền trưởng tàu viễn dương,
 - Thuyền phó thứ nhất - Igor Spirin.
 Các tàu chiến sau khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sử dụng cảng Cam Ranh làm căn cứ dừng chân theo kỳ hạn, trú đóng tạm thời, nhằm phục hồi khả năng tác chiến, bổ sung dự trữ vật chất-kỹ thuật, thực hành kế hoạch bảo dưỡng dự phòng và cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi dưỡng quân:
 - Tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk" - hai lần: năm 1982 và 1984;
 - Tàu tuần dương hạng nặng mang tên lửa (đạn) hành trình "Frunze" đề án 1144.2 (sau này đổi tên là "Đô đốc Lazarev");
 - Tàu trinh sát cỡ lớn "Ural";
 - Tàu tuần dương tên lửa đề án 1164 "Chervona Ukraine" (năm 1991 đổi tên thành "Varyag");
 - Tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn: "Đô đốc Vinogradov", "Đô đốc Oktiabrskii", "Đô đốc Spiridonov", "Đô đốc Tributs", "Nikolayev", "Tallin", "Vasily Chapayev";
 - Tàu khu trục : "Boevoy", "Burnyi", "Bystryi", "Osmotritsennyi", "Stoikii";
 - Tàu đổ bộ cỡ lớn: "N.Vilkov", "A.Nikolayev", "I.Rogov," S. Lazo "," A.Tortsev";
 - Tàu tuần tra: "Gordelivyi", "Poryvistyi", "Rianyi"
 Các tàu mặt nước và tàu ngầm, nêu ở trên, được tái sinh từ ký ức những người từng tham gia trực tiếp vào các sự kiện trên.  Danh sách đầy đủ các tàu của binh đoàn, các tàu đi qua và ghé cảng Cam Ranh, Ban chỉ huy Trung đoàn Hàng không Hải quân, ban chỉ huy các tàu và các đơn vị trên bờ được giữ tại hồ sơ lưu trữ.
..............
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2011, 01:10:12 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #166 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 11:40:51 pm »

(tiếp)
Bộ máy của Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam  
Việc sử dụng kinh nghiệm quân sự nước ngoài bắt đầu vào thời cổ đại với sự ra đời của các liên minh quân sự, và sau đó liên minh của các quốc gia.
Cố vấn quân sự - một nhân viên quân sự (thường là sỹ quan) của một nhà nước, được gửi đến một quốc gia khác phù hợp với một thỏa thuận liên chính phủ song phương để hỗ trợ quốc gia đó trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, đào tạo các chuyên ngành quân sự, huấn luyện bộ đội, làm chủ vũ khí và trang thiết bị quân sự, và đôi khi hỗ trợ trực tiếp trong tổ chức và tiến hành các hoạt động chiến đấu.
 Các cố vấn quân sự đầu tiên của Liên Xô được gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1921 theo quy định của hiệp ước Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1921. Trong những năm 193x Liên Xô đã trợ giúp quân sự cho Mông Cổ và Cộng hòa Tây Ban Nha.
 Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945, trên lãnh thổ của Liên Xô, đã diễn ra quá trình hình thành, đào tạo, trang bị vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô cho các đơn vị Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp. Còn ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh - Bulgaria, Romania, Triều Tiên và Việt Nam. Trong thời kỳ sau chiến tranh cùng với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên thế giới, nhiều nước đã bắt đầu hướng tới Liên Xô để được giúp đỡ trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang quốc gia.
 Hàng ngàn nhân viên quân sự Liên Xô và Nga đã được gửi đến và làm việc tại hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.  Ở Triều Tiên, các phi công quân sự của Liên Xô bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ.  Tại Việt Nam, các "Ách" của Liên Xô và các thành viên điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không đã "vít cổ" hơn một chục B-52 Mỹ, không cho phép người Mỹ tự do thả món hàng chết chóc của họ xuống các làng mạc và thị trấn của miền Bắc Việt Nam.  Tại Ai Cập, các phi công máy bay chiến đấu của chúng tôi đã chiến đấu trong điều kiện ngang bằng với các phi công Israel.  Các cố vấn quân sự Xô viết ở nước ngoài đã huấn luyện và đào tạo sĩ quan và chiến sỹ các quân đội quốc gia sử dụng thành thạo các vũ khí hiện đại của Liên Xô và tổ chức các cuộc chiến đấu.  Các chiến sỹ công binh mạo hiểm với cuộc sống của mình, đã gặp nhiều hy sinh, khi rà phá mìn thông các tuyến đường bộ và đường thủy, các phi công vận chuyển hàng hoá quân sự và dân sự, các chiến sỹ hải quân bảo vệ giao thông đường biển và các tàu thương mại.  Và nếu cần, trong những tình huống quan trọng, các nhân viên quân sự của chúng tôi sẽ ngồi vào sau tay lái máy bay chiến đấu, đài điều khiển phóng đạn của tổ hợp tên lửa phòng không, cần điều khiển xe tăng, hoặc trực tiếp cầm lấy súng tự động và súng trường.
Những cuộc xung đột quân sự khu vực lớn nhất có sự tham gia của những người lính Xô Viết là chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông (Ai Cập, Syria, Iraq, Libya, Bắc và Nam Yemen).  Cũng có Algeria, Cuba và Mozambique, Angola, Nicaragua, Lào, Campuchia, Somalia, Ethiopia, Zimbabwe, Bangladesh, Peru, Rwanda và Chad .... Tại Afghanistan quân đội chính quy chúng tôi đã trực tiếp chiến đấu. Tuy nhiên, trong thành phần quân đội quốc gia của nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan còn có một đội ngũ lớn các cố vấn quân sự của chúng tôi tham gia vào cuộc chiến.
 Sau khi thống nhất đất nước Việt Nam, bộ máy của các cố vấn quân sự của Liên Xô tại các quân binh chủng đã ở lại theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam và đã đến Hà Nội theo sắp xếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và đã có sự hỗ trợ đáng kể trong việc trang bị lại và cơ cấu lại Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Campuchia, thuộc quyền của Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã tham gia vào việc xây dựng và tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Lào và Campuchia.
 Các trưởng đoàn cố vấn quân sự của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành của các lực lượng vũ trang quốc gia của các nước này.  Trong thời gian từ tháng 2 năm 1979 cho đến cuối năm 1991 trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những vị tướng sau:

.........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2011, 01:11:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #167 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 02:03:49 am »

(tiếp)
•    1979 - 1982 - Đại tướng Obaturov Gennady Ivanovich(ảnh: tại học viện Frunze).

•    1982 - 1984 - Thượng tướng (kể từ tháng Mười 1984 - Đại tướng) Krivda Fedot Filippovich.

•    1984-1987.  - Thượng tướng Aleksandr Fedorovich Zarudin, Anh hùng Liên Xô,

•    1987 - 1991. - Thượng tướng Sergei Ivanovich Varichenko.

Đại tướng Obaturov G.I. sau năm 1982 (sau khi chuyển giao nghĩa vụ và trách nhiệm cho thượng tướng Krivda F.F) đã có hơn 3 năm ở lại Việt Nam, tham gia cải cách và tái trang bị quân đội Việt Nam, hỗ trợ Chính phủ Campuchia trong việc thành lập Quân đội Nhân dân, đồng thời giúp tăng cường khả năng quốc phòng của Lào, nơi vẫn còn ngọn lửa chiến tranh du kích của phe đối lập.      
Đến thay đại tướng Obaturov G.I trong cương vị trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng F.F.Krivda, theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Nguyên soái Ustinov D.F. chỉ huy đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Trong thời gian này, ông đã ghi một cuốn nhật ký mà sau này trở thành cơ sở cho cuốn sách "Trên các bờ sông Mekong."  Trong hồi ký của ông, bằng tài liệu, Filippovich Fedot Krivda đã phản ánh tiến trình công việc của trưởng đoàn cố vấn quân sự, công việc của các tướng lãnh-cố vấn quân binh chủng, và của tất cả các thành viên đoàn cố vấn quân sự để thực hiện nghĩa vụ trong liên minh quốc tế của minh.
 Tiêu đề cuốn sách là "Trên các bờ sông Mekong" không phải ngẫu nhiên.  Thực tế là sông Mekong liên quan đến bốn quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.  Con sông như thể đã kết nối các nước này với nhau thành một thực thể duy nhất. Mekong vào thời gian bình thường cho phép thuyền bè lưu thông trên chiều dài 700 km, và mùa lũ lụt - 1600 km. Hồi ức của F.F.Krivda cho một ý tưởng về tính chất và phạm vi hoạt động của bộ máy trực thuộc trưởng đoàn cố vấn quân sự. Cuốn sách này cho ta được đọc những điều về mối quan hệ của ông với Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho biết thái độ của ông đối với Hải quân  Liên Xô, đặc điểm của các vị tướng thuộc quyền và các sỹ quan cấp dưới.  
Tháng 11 năm 1982, F.F.Krivda nhận được một văn bản chính thức từ Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Trung tướng Phùng Thế Tài, người phụ trách giai đoạn đó các lực lượng Hải quân, Không quân và Phòng Không, thông báo về  hành vi vi phạm của phía Liên Xô các thỏa thuận Hiệp định khi tàu Liên Xô ra vào cảng Cam Ranh.
F.F. Krivda bay ngay tới Cam Ranh. Trong khi điều tra các khiếu nại đã phát hiện ra rằng các tàu của Liên Xô không vi phạm Hiệp định, nhưng sự có mặt các tàu của Liên Xô chở hàng hóa cho Việt Nam trong thời gian dỡ hàng đã làm tăng thời gian lưu đậu tại cảng Cam Ranh.  Để có thêm sức thuyết phục người ta đẫ nộp báo cáo và chứng nhận chính thức cho ông về các cuộc ra vào của các tàu Liên Xô trong nửa năm qua, chỉ dẫn rõ ràng những tàu nào đã đến, tên gọi và số hiệu, thời gian trú đóng để bốc dỡ hàng và các hàng hóa đó dành cho ai sử dụng.
 Trong hồi ký của ông, "Trên các bờ sông Mekong" Fedot Filippovich Krivda mô tả những sự kiện này như sau:" .. Bây giờ tôi đã có cơ hội để có câu trả lời căn bản cho Trung tướng Phùng Thế Tài về tuyên bố trên của ông. Nhưng tôi quan tâm không chỉ vấn đề đó. Cần thiết phải kiểm tra, cân nhắc, ban hành một số hướng dẫn.  Buổi chiều tôi dành để nghiên cứu các công trình đã được quy hoạch xây dựng tại bán đảo Cam Ranh ....
 Để công bằng cần lưu ý là trong quá trình chuẩn bị Thỏa thuận về việc các tàu của chúng ta ra vào trú đóng tại vịnh Cam Ranh, có những ý kiến phản biện của một số đại diện Bộ Tổng tham mưu của chúng ta, nhưng Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô Đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết, S.G.Gorshkov và Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Dmitri Ustinov, đã kiên quyết bảo vệ và nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận như vậy.
 Cá nhân tôi nghĩ rằng các thỏa thuận là hợp lý. Vịnh Cam Ranh nằm giữa đường từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là cực kỳ thuận tiện cho việc trú đóng các chiến hạm, cho phép các tàu bổ sung nước, thực phẩm, tổ chức cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi phục hồi, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam. Mặc dù các chiến hạm của chúng ta không chính thức được giao bất cứ nhiệm vụ phòng thủ nào liên quan đến đất nước hữu nghị này, nhưng những kẻ thù của Việt Nam nhận thức rõ rằng Liên Xô, nếu cần thiết, sẽ không để Việt Nam không được bảo vệ dù trên biển, hay trên đất liền, và điều đó làm họ thực sự lo ngại.
 Về công tác tuyên truyền của phương Tây, chúng ta không thể bỏ qua. Hoa Kỳ đã có ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rất nhiều căn cứ hải quân bậc nhất và điều đó được xem là bình thường. Chúng tôi cho rằng, dù trong trường hợp nào đi nữa, người ta không có quyền phán xét và lên án chúng tôi. Chúng tôi đã không dám triển khai quân đội của mình vào đêm trước cuộc tấn công của nước Đức và đã phải trả một giá vô cùng đắt. Bài học này không bao giờ được phép quên."        

Trong những năm 199x vấn đề học viện các cố vấn quân sự tại nước ta được xem xét lại theo cách chuyển dịch các hoạt động của họ sang hướng thương mại, thay thế các cố vấn quân sự bởi các nhà tư vấn quân sự và các chuyên gia quân sự.
 Trong thời gian từ đầu 193x đến 1991, Liên Xô đã giúp đỡ 59 quốc gia, với tư cách các cố vấn quân sự, Liên bang Xô viết đã phái đi hơn 272.000 người.

 Những người Việt Nam, vượt qua chặng đường nhiều thử thách khó khăn nhất, cùng với sự hỗ trợ kinh tế, quân sự và ngoại giao tích cực của Liên Xô đã giành được độc lập thật sự và thống nhất được quốc gia, nhưng cũng đã phải trả một giá rất đắt. Hôm nay, tại Việt Nam có thể thấy ở khắp mọi nơi các đài tưởng niệm chiến tranh và nghĩa trang lệt sỹ. Đến nay dù với những dữ liệu chưa hoàn toàn đầy đủ, người ta được biết cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người Việt Nam, thêm 4 triệu người bị thương và tàn phế. Tuy nhiên người Việt Nam, bất chấp những hy sinh to lớn và đau khổ vô bờ bến, không chỉ biết đứng vững trước con quái vật là bộ máy quân sự khổng lồ của Mỹ, mà còn đánh bại đối thủ hùng mạnh không thể nào so sánh hơn đó.
 Ngày hôm nay, bầu trời Việt Nam rất trong sạch. Cuộc sống thanh bình không bị xâm phạm bởi tiếng gầm thét của những chiếc máy bay, cũng không còn tiếng bom rơi đạn nổ. Người Việt Nam đang xây dựng, gieo lúa, chăm sóc trẻ em, cùng nhau xây đắp một tương lai mới dựa trên truyền thống và kinh nghiệm của riêng mình. Nhưng con cháu của những người Mỹ đã chiến đấu tại Việt Nam, đang cố gắng để học một bài học từ cuộc chiến không vinh dự gì của nước Mỹ.


(clubadmiral.ru)
..........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2011, 05:55:53 pm gửi bởi qtdc » Logged
G72
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #168 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 10:27:59 pm »

Về nguồn điện của Cam ranh do Liên xô trang bị: theo tôi biết thì có 2 trạm, 1 trạm gồm 5 tổ máy G72 công suất mỗi máy 1000 KVA, 1 trạm 6 máy G64 công suất 4000 KVA. Máy G72 thuộc loại tổ máy rất tốt, suất tiêu hao khoảng 185g/kwh, tốc độ 375v/ph nên dùng rất bền, trong khi G64 là 235g/kwh (động cơ diesel của máy này dùng trên tàu chiến lúc tăng tốc, không phải loại dùng hải trình lâu dài). Vào năm 1992 do cắt giảm quân số trạm G72 được bán cho sở điện lực Khánh hòa và Cty điện lực 3 với giá 100.000 USD!!!.So với các máy phát diesel hiện đại nhất bây giờ thì vẫn thuộc loại nhất.
Lúc ấy tôi mới ra trường và chỉ làm việc 2 tháng trong Cam ranh với vai trò phiên dịch tiếng Nga kỹ thuật máy phát điện và cơ khí để mua thiết bị nhưng để lại nhiều kỷ niệm đẹp...
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2011, 10:44:30 pm gửi bởi G72 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #169 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2011, 11:27:29 pm »

Chào bác G72. Trạm DG72 là trạm dã chiến, trạm đầu tiên được xây dựng và lắp máy từ 83-84. Dù trạm trước hay sau, đồ của họ lắp là đồ dùng cho quân sự nên rất tốt và bền. Các bác mua được đồ "ngon" đấy. Nhưng mà nó ồn lắm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM