Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 01:26:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531594 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #150 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 08:20:21 pm »

Đội đổ bộ đường biển (1983 - 1988) và tiểu đoàn cảnh vệ (1988-1991)
Боевая десантная группа и батальон охраны


 Chỉ huy trưởng đội đổ bộ:
 - Đại úy Kochegarov V.S.
 - Thượng úy Rodionov S.I.
 - Đại úy Kharlov V.P.
 Phó chỉ huy chính trị:
 - Trung úy Shilov A.L.
 - Thượng úy Rokitsky A.D.
 
 . Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1988 các chiến sỹ đội đổ bộ đã phát hiện và tiêu hủy trên bán đảo Cam Ranh hơn 25.000 thiết bị nổ - bom chưa nổ, đạn pháo, bom bi, mìn các loại của Mỹ và Pháp. Một trong những "bất ngờ" trên - kho đạn pháo 155mm được phát hiện mùa thu năm 1985, gần trục đường chính dẫn đến bến tàu số 3,  số đạn này được bốc lên một chiếc xe tải tự đổ KrAZ-214, đưa ra xa khỏi khu vực doanh trại và đã được tiêu hủy. Trợ giúp cho các chiến sỹ công binh là những chú chó nghiệp vụ được huấn luyện đặc biệt để phát hiện chất nổ.
 Công việc của các chiến sỹ công binh thuộc đội đổ bộ đã được nhà nước tuyên dương và tặng thưởng.
 Đồng thời trong quá trình rà phá bom mìn đã có 9 chiến sỹ bị thương và thủy thủ trưởng Efimenko Constantin hy sinh (1985).

Tiểu đoàn cảnh vệ - Đơn vị 15310 (1988 - 1992).
 Chỉ huy tiểu đoàn - Trung tá Sergey Zalivashenko
 Phó chỉ huy tiểu đoàn về chính trị - Thiếu tá Anpilogov Victor Aleksandrovitch.
 Tham mưu trưởng - Thiếu tá Plotnichenko Sergei Nikolaevich
 - Đại đội trưởng đại đội cảnh vệ độc lập 355 - Đại úy Sokhoshko V.
 - Phó đại đội trưởng chính trị đại đội 355 - Thượng úy Grishin V.A.
 - Đại đội trưởng đại đội  cảnh vệ số 37 - Đại úy Bocharov A.
 - Phó đại đội trưởng chính trị - Thượng úy Kalugin V.Yu
 - Trung đội trưởng trung đội chỉ huy - Thượng sỹ Kim G.M.
 - Trưởng ban hậu cần - chuẩn úy hải quân Golovchenko K.
 Các nhiệm vụ được giao của tiểu đoàn cảnh vệ:
 - Tổ chức bảo vệ và phòng thủ các công trình quân sự của binh đoàn 17;
 - Tổ chức bảo vệ và phòng thủ các hạng mục công trình của trung đoàn không quân và căn cứ không quân;
 - Bảo vệ và phòng thủ khu kho nhiên liệu lỏng và các đường ống trên đất liền từ khu cầu cảng (để bơm nhiên liệu lỏng từ tàu chở dầu đến từ Vladivostok) vào kho nhiên liệu;
 - Bảo vệ khu vực kho vũ khí (cho đến khi chuyển giao tất cả các công trình xây dựng kho vũ khí cho phía Việt Nam);
 - Bảo vệ bến tàu;
 - Bảo vệ các công trình khu dịch vụ tổng hợp cho các sỹ quan và quân nhân;
 - Bảo vệ khu vực sản xuất và khu ở của Tổ hợp xây lắp Xô viết (SovSMO).
Ảnh: Lối vào một khu kho.(clubadmiral.ru)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 10:47:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #151 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 02:15:16 am »

Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình (tàu đầu tiên trong số các tàu thuộc đề án 670-sư đoàn tàu ngầm số 10) đến quân cảng Cam Ranh (tháng 3 năm 1980), "K-212", sau chuyến đi ngầm dưới lớp băng Biển Bắc để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu năm 1978.Hình dưới minh họa một căn cứ tàu ngầm có vũng trú tàu trong lòng núi của hạm đội Xô viết.


Sơ lược lịch sử phục vụ:
"K-212" (đề án 670 "Skat"), khi tới Cam Ranh, tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 10-Hạm đội Thái Bình Dương, có căn cứ chính tại vịnh Krasennikov, bán đảo Kamchatka.
.......
Từ 22.8.1978 đến 6.9.1978:
"K-212" (số cũ "K-87" trước 15.1.1978), cùng "K-325" thực hiện chuyến đi đầu tiên của một biên đội tàu ngầm nguyên tử đi ngầm dưới lớp băng, xuyên qua bắc cực, từ vịnh Motovskii (tỉnh Arkhanghensk) trong biển Barentsev-Bắc Băng Dương đến vịnh Krasennikov ở thành phố Vilioutchinsk, bán đảo Kamchatka-Viễn Đông, để chuyển từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương. Do thành công của chuyến đi, thủy thủ đoàn được tặng thưởng cờ "Vì sự can đảm và dũng cảm trong chiến đấu", các hạm trưởng và chỉ huy chuyến đi được phong anh hùng Liên Xô.
........
Năm 1980:
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cùng thủy thủ đoàn số 379 trong hành trình kéo dài 105 ngày đêm. Tháng 3 cùng năm, "K-212" là tàu ngầm đầu tiên trong số các tàu ngầm đề án 670-sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội số 2, của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm cảng Cam Ranh của CHXHCN Việt Nam, trong thời gian thi hành nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa".
........
19.4.1990:
Loại khỏi biên chế hạm đội Hải quân Xô viết và chuyển sang bảo quản lâu dài tại vịnh Pavlovskii (thành phố Fokino, thủ phủ khu Primorie, Viễn Đông).
 
Ảnh: Cam Ranh, tháng 2 năm 1987-Thủy thủ đoàn số 379, sau 7 năm tiếp tục ghé Cam Ranh trên tàu "K-313" (đề án 670). Thủy thủ tập hợp đội ngũ trên boong nhân ngày Quân đội và Hải quân Xô viết, chỉ huy thủy thủ đoàn trước hàng quân. Hình dưới, người ở giữa-chỉ huy thủy thủ đoàn 379, trung tá Temnov V.P.


Ảnh: Chuẩn bị lặn kiểm tra bánh lái, trung tá Temnov (mặc đồ lặn giữa hình), và thiếu tá Yarosh. Tháng 2 năm 1987.

Ảnh: Trên đài chỉ huy boong "K-313" giữa biển "Nam Trung Hoa", trung tá Temnov V.P.-chỉ huy thủy thủ đoàn 379 (trái) và chỉ huy tàu-đại tá Bletnov V.G. -năm 1987. Hình dưới minh họa một thuyền trưởng (đại tá Berzin A.S.-sư đoàn 10) trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, tàu "K-184", ảnh chụp 1984.


Sơ lược lịch sử phục vụ:
..........
Năm 1986:
Cùng thủy thủ đoàn số 302 thực hiện chuyến đi dưới băng xuyên bắc cực từ vịnh Motovskii sang vịnh Krasennikov để chuyển biên chế sang sư đoàn tàu ngầm số 10-phân hạm đội tàu ngầm số 2, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Do thành công của chuyến đi, chỉ huy thủy thủ đoàn và chỉ huy chuyến đi được tặng thưởng huân chương "Cờ Đỏ". Thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình 313 được máy bay vận tải quân sự chở sang Hạm đội TBD.
........  
Năm 1987:
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa" với thủy thủ đoàn số 379 và ghé thăm Cam Ranh.
.........
Năm 1992:
Loại khỏi biên chế và neo đậu tại vịnh Krasennikov.
..................
Năm 1997 ngày 29 tháng 5:
Bị chìm trong thời gian tan băng.
..............
Năm 1997 ngày 13 tháng 10:
Trục vớt thành công và chuyển về vịnh  Sendevaia cất giữ tại nhà máy đóng tàu số 49.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 09:57:17 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #152 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 07:14:08 pm »

Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử đa năng mang vũ khí ngư lôi, "K-314", đề án 671-V.
(Tàu có thời gian phối thuộc binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
"K-314". Số xuất xưởng 610. Được đóng tại nhà máy đóng tàu "Admiralteiskii Zavod" số196 tại thành phố Leningrad ngày 5.9.1970; được đóng theo thiết kế của đề án 671-V; hạ thủy 28.3.1972; vào biên chế hạm đội 6.11.1972 (Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc); năm 1974 sau khi đi vòng qua châu Phi, đến vịnh Krasennikov gia nhập Hạm đội Cờ Đỏ TBD, tại sư đoàn tàu ngầm số 45-phân hạm đội tàu ngầm số 2.
21.3.1984:
Trong khi cùng tàu săn ngầm và chống hạm "Vladivostok" (binh đoàn 17) theo dõi cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn "Tim Spirit" tại biển Nhật Bản, đuôi tàu đã va chạm vào phần đáy (khi đang nổi lên để quan sát) của tàu sân bay Mỹ "Kitty Hawk" (CV-63"). Tàu bị hỏng các phần vỏ kết cấu nhẹ, bảo hộ mui, bộ cân bằng mạn phải, chân vịt mạn phải, mất khả năng di chuyển và được tàu "Vladivostok" kéo về vịnh Tshazma lên đốc sửa chữa khẩn cấp (đến 21.8.1984). Đáy tàu sân bay CV-63 bị rạch một khoảng 40m dưới đáy, chảy mất nhiều dầu, tàu phải trở về Nhật Bản lên ụ sửa chữa và cuộc tập trận bị hủy bỏ.
1984-1989:
Sau khi sửa chữa xong, tiếp tục thực hiện chuyến đi tác chiến độc lập 9 tháng tại Ấn Độ Dương và ghé vào các cảng Aden (Yemen) và Cam Ranh (Việt Nam).
10.8.1985 khi đang ở vịnh Tshazma, tàu bị nhiễm xạ nặng từ vụ nổ nhiệt lò phản ứng của một tàu ngầm nguyên tử neo bên cạnh khi tàu này đang tổ chức nạp lại nhiên liệu lò. Năm 1989 hỏng lò phản ứng do hở chu trình thứ nhất (Lò phản ứng BM-A). 14.3.1989, loại khỏi biên chế chiến đấu về neo đậu tại vịnh Pavlovskii.
Ảnh: Ngụy trang khi đóng tàu, và chuẩn bị hạ thủy tại Leningrad. Hình thứ 2 dưới, tàu ngầm đề án 671 trên biển. Hình thứ 3 và 4 dưới, sơ đồ cấu trúc và khoang chứa ngư lôi mũi tàu.




Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #153 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 07:44:53 pm »

Trong tài liệu đó có thêm đoạn các sự việc diễn ra sau khi 2 chiếc Su-27 may mắn hạ cánh được xuống Phan Rang...

Một dịp may mắn nghe Đại tá Đỗ Trọng Khang, một chỉ huy phi công tại Thành Sơn bấy giờ, kể lại việc đón 2 máy bay Su may mắn thoát nạn.
Đại tá Đoàn Trọng Khang Trưởng phòng quân huấn Sư 370,chứ không phải Đỗ bạn à.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #154 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 09:57:53 pm »

Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và vũ khí ngư lôi, "K-151", đề án 659-T
(Tàu có thời gian phối thuộc binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
Ảnh: "K-151" nghỉ hưu tại vịnh Postovaia, 2006. Sơ đồ cấu trúc đề án 659.Phóng tên lửa P-5 từ tàu ngầm đề án 659.



30.9.1962: Hạ thủy. Ngày 4.11.1964: Nhập biên chế sư đoàn tàu ngầm 45, binh đoàn tàu ngầm chiến thuật số 15, phân hạm đội Kamchatka thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, tại vịnh Krasennikov. 1979: chuyển thuộc trong đội hình sư đoàn sang phân hạm đội tàu ngầm số 4 thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.
1980, tháng 2-tháng 8: Thực hiện chuyến đi độc lập tác chiến kéo dài 172 ngày đêm. Bổ sung dự trữ chiến đấu tại các điểm đỗ và hậu cần cơ động của căn cứ Cam Ranh (CHXHCN Việt Nam).
1981-9.1983: Trung tu tại xưởng. 1983: chuyển thuộc sư đoàn tàu ngầm số 28-phân hạm đội tàu chiến hỗn hợp Sakhalin thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.
1985, tháng 1-tháng 10: thực hiện chuyến đi độc lập tác chiến dài 256 ngày đêm. Bổ sung dự trữ chiến đấu tại các điểm đỗ và hậu cần cơ động của căn cứ Cam Ranh (CHXHCN Việt Nam).
30.5.1989: loại khỏi biên chế, neo giữ tại vịnh Postovaia (thành phố Sovietskaia Gavan). Tính từ khi sử dụng đã qua tổng hành trình 301.953 hải lý với 33.015 giờ trong hải trình.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 10:07:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #155 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 02:00:44 am »

Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, "K-48", đề án 675, 675K.
(Tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm 38, binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
16.6.1965: Hạ thủy. Số xuất xưởng 176 tại nhà máy mang tên "Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin", thành phố Komsomolsk trên sông Amur. Nhập biên chế Hạm đội Cờ Đỏ TBD ngày 15.1.1966 ở sư đoàn tàu ngầm 26, có căn cứ trong vịnh Pavloskii.
11.12.1966-28.1.1967: Thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong vùng biển Philippin. Hải trình đi qua các biển Nhật Bản, biển Đông Trung Hoa và biển Philippin, qua eo biển Triều Tiên và eo biển Tokara. Phát hiện tuần dương hạm mang vũ khí đạn đạo "Baindbridge" (USS Baindbridge,CGN-25, Guided Missile Cruiser, Leahy Class Cruiser) của Hạm đội 7-Hải quân Mỹ. Sau khi chuyển tin tình báo về Bộ chỉ huy hạm đội TBD, được lệnh phóng "giả định" 2 ngư lôi, sau đó phóng tiếp 2 tên lửa. Vào lúc 3 giờ sáng trong đêm chuyển sang năm mới, thuyền trưởng rời buồng lái đi qua các khoang để kiểm tra trực chiến các bộ phận, khi đó người trực cơ khí ngồi vào sau tay lái bằng và thử điều khiển, dù đó không phải là việc của anh ta. Đột nhiên con tàu ngừng tuân theo bánh lái phương ngang và bắt đầu chúc mũi. Thủy thủ trực cơ khí và sỹ quan trực ban lúc đầu tưởng rằng thuyền trưởng kiểm tra họ và cho khẩu lệnh tương ứng cho kíp trực khoang 10. Thực ra, bánh lái phương ngang (bánh lái bằng) ở đuôi tàu bị kẹt cứng trong "tư thế lặn". Chỉ khi độ chênh bằng mũi tàu lên đến 12 độ và tàu chìm đến độ sâu 160 m thì tất cả mọi người trên tàu mới hiểu rằng phải hành động ngay. Mệnh lệnh truyền cho khoang số 10 và thuyền trưởng đã thành công trong việc đích thân dùng khóa đưa bánh lái bằng đuôi tàu trở lại hoạt động. Gần 5 giờ sáng, còn xảy ra một hệ quả nghiêm trọng nữa. Thợ cả của nhóm thợ điện ban hoa tiêu uống mừng năm mới hết 0,5 lit rượu mà anh ta "tiết kiệm" được trong thời gian của chuyến đi. Kết quả là quả tim của anh ta ngừng đập. Người thầy thuốc trên tàu, say cũng chẳng kém gì anh ta, nhưng đã kịp cứu được anh ta
Ảnh: Các tuần dương hạm nguyên tử mang vũ khí đạn đạo USS "Baindbridge" (CGN-25, ngoài cùng bên trên), USS "Long Beach" (CGN-9, giữa), tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử USS "Enterprise" (CVAN-65), hợp thành nhóm đặc nhiệm đầu tiên các tầu chiến chạy bằng năng lượng nguyên tử "Lực lượng đặc nhiệm số 1" trong chiến dịch "Sea Orbit", với hành trình 49.190 km đi vòng quanh thế giới 65 ngày không cần tiếp dầu và bổ sung vật chất, ngày 31 tháng 7 năm 1964.
Ảnh dưới: Tên lửa P-6 phóng từ tàu ngầm đề án 675 trên biển Barentsev, Bắc Băng Dương.



Trong những năm 1970-1973 được hiện đại hóa sang đề án 675K với việc lắp đặt các thiết bị liên lạc qua vệ tinh và hệ thống chỉ thị mục tiêu "Kasatka-B". 13.1.1974 chuyển thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm 10, phân hạm đội 2, Hạm đội Cờ Đỏ TBD, đóng căn cứ tại vịnh Krasennikov.
12.6.1978-14.11.1978: thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực Ấn Độ Dương và biển "Nam Trung Hoa" có sử dụng các căn cứ Cam Ranh (Việt Nam) và Aden (Yemen) với thời gian chung của chuyến đi là 155 ngày đêm. Ngày 10.11.1978, khi đang đi ngầm ở độ sâu 63 m, bị nước ngoài boong tàu tràn vào (khoảng 10 tấn nước) qua lỗ rò tại đoạn ống nối của đường ống dẫn chu trình 4 khoang lò phản ứng (theo tư liệu của đại tá A.S.Berzin).
12.1985-6.1986: Thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong chuyến hoạt động 198 ngày đêm tại Ấn Độ Dương và biển "Nam Trung Hoa" với việc sử dụng 2 căn cứ tiếp liệu hậu cần Cam Ranh (Việt Nam) và Aden (Yemen).
19.4.1990, loại khỏi biên chế. 2.2006, sau khi dỡ bỏ xong lò phản ứng, hạ cờ thánh Adreevskii, chuyển giao cho nhà máy để tái chế sử dụng. Tổng hành trình vòng đời "K-48" là 178.510 hải lý, tổng thời gian hành trình 24.445 giờ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #156 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:29:08 pm »

(tiếp)
Căn cứ hậu cần-kỹ thuật 922 và binh đoàn 17
Bối cảnh ra đời các binh đoàn chiến thuật của hạm đội Hải quân Xô viết
 Sau Thế chiến thứ hai, Địa Trung Hải hoàn toàn bị thống trị bởi các lực lượng hải quân của Mỹ, Anh, và từ năm 1949 là các lực lượng chung của hải quân khối NATO.  Một trong những mục đích chính của sự hiện diện sau chiến tranh của họ trong khu vực Địa Trung Hải là giảm ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô ở các quốc gia Đông-Nam Âu và Bắc Phi, và để "đe dọa Liên Xô bằng cách tạo ra hiểm họa của lực lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân số lượng áp đảo, hiểm họa này được hiện thực hóa bởi các biện pháp tương ứng với các kế hoạch chuẩn bị và tiến hành đòn tấn công Liên Xô bằng tên lửa hạt nhân và hủy diệt nó. "
 Trong những năm 195x hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải của hạm đội 6 Hải quân Hoa Kỳ chính là nguồn gốc mối đe dọa hạt nhân đối với Liên Xô.  Các máy bay ném bom chiến lược trên boong các tàu sân bay của Hạm đội 6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân (bom hạt nhân) và có thể được sử dụng trong các đòn tấn công hạt nhân từ biển vào các mục tiêu nằm ở phần lãnh thổ phía Tây Nam của Liên Xô.  Ưu thế áp đảo của lực lượng hải quân thống nhất của NATO tại Địa Trung Hải bảo đảm ở mức độ cao cho các tàu sân bay tác chiến ổn định.
Đến đầu năm 196x, do kết quả việc xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân trang bị vũ khí (tên lửa) đạn đạo (SSBN-пларб) tính chất của mối đe dọa hạt nhân từ Hoa Kỳ đã có thay đổi về chất. Sự bí mật trong hoạt động của SSBN và khả năng phóng tên lửa đạn đạo (баллистических ракет-guided missile) từ hầu như bất kỳ hướng nào và khoảng cách nào đã mở rộng diện tích lãnh thổ Liên Xô bị ảnh hưởng, trong khi đó lại giảm khả năng đánh trả các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân. Trong tháng ba năm 1963 tại biển Địa Trung Hải bắt đầu có các cuộc tuần tra thường xuyên của các SSBN của Hoa Kỳ, xuất phát từ thành phần hải đoàn tầu ngầm hạt nhân số 16 của Hải quân Mỹ (gồm 9-10 tầu ngầm, trong đó khoảng một nửa liên tục có mặt trên biển làm nhiệm vụ chiến đấu).  Với việc triển khai căn cứ hải quân ở Rota (địa điểm đóng quân  của hải đoàn 16) đến đầu năm 1965, mối đe dọa chính đối với an ninh quân sự của Liên Xô từ phía hướng chiến lược tây-nam đã không phải từ các tàu sân bay nữa mà là từ các SSBN được triển khai ở phía đông Địa Trung Hải.
Hạm đội Hải quân Liên Xô trong nửa đầu những năm 196x chưa thể tạo được lực lượng cho phép đánh trả gây thiệt hại tương xứng cho hạm đội 6 Mỹ.  Lực lượng của hạm đội Biển Đen triển khai ở Địa Trung Hải, không có đầy đủ các khả năng tác chiến ổn định, và sự chú ý của Bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô là tập trung trước hết cho việc tổ chức các nỗ lực chống lại các tàu sân bay, đầu tiên bằng lực lượng tầu ngầm động cơ diesel, sau đó là tàu ngầm hạt nhân có khả năng đạt được sự bí mật đáng kể và được trang bị vũ khí hạt nhân có thể tiêu diệt các tàu sân bay bị theo dõi ngay từ những hành động quân sự đầu tiên.  
      Sự gia tăng mối đe dọa tên lửa hạt nhân từ SSBN được triển khai ở phần phía đông Địa Trung Hải, đã đòi hỏi việc tạo ra một lực lượng đặc nhiệm mạnh mẽ, có giá trị đầy đủ của hạm đội Hải quân, có khả năng đáp trả toàn diện các hành động của đối phương, tiến hành các hành động ngăn chặn nhờ sự bí mật của môi trường ngầm dưới mặt nước, phát hiện các SSBN và duy trì sự sẵn sàng tiêu diệt chúng . Tất cả những điều này nhằm buộc Bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ phải bố trí lại lực lượng các SSBN vào các khu vực khác, mà từ những nơi đó hoạt động của chúng kém hiệu quả hơn.
Được xây dựng tháng sáu năm 1967 theo quyết định của Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, binh đoàn tàu chiến -chiến thuật số 5 đã loại trừ sự tham gia vào Chiến tranh Sáu ngày của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ bên phía Israel. Binh đoàn chiến thuật số 5 đã trở thành nhân tố cản trở với bất kỳ hành động thù địch nào chống lại Liên Xô ở Địa Trung Hải.
Ảnh minh họa: Căn cứ Rota (Tây Ban Nha), nơi đóng quân của hải đoàn tầu ngầm chiến lược mang vũ khí đạn đạo số 16 hải quân Mỹ (Submarine Squadron No. 16)-nguồn: wiki.
SSBN-616 USS Lafayette trên biển, tầu mang tên lửa Polaris, ảnh chụp năm 1991. Năm 1964-68, đóng căn cứ tại Rota, nguồn: wiki.
Phân vùng hoạt động của các hạm đội Mỹ,2007.




...............
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 02:20:21 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #157 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 02:09:34 am »

(tiếp: clubadmiral.ru)
Địa Trung Hải: Hạm đội Mỹ tại vịnh Augusta, Sicily, Italia năm 1965.Gồm USS Saratoga CV-60, USS Shangri La CV-38 và một số tàu chiến khác.(wiki)

Chính là từ đơn vị độc đáo này, đã bắt đầu hình thành hạm đội viễn dương của chúng ta . Tiếp theo binh đoàn số 5, mà vào cuối những năm 197x đã giám sát được toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, binh đoàn số 8 tiến vào Ấn Độ Dương, còn tại Thái Bình Dương lần lượt là các binh đoàn số 17 và 10.  Đại Tây Dương cũng trở thành chiến trường hoạt động cho binh đoàn 7 Hạm đội Biển Bắc.
 Kể từ đó, Hạm đội Hải quân của chúng ta đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình trên các đại dương rộng lớn.
Hạm đội Hải quân chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình ngay trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh". Hạm đội Hải quân đã không cho phép bất kỳ mưu toan nào xâm phạm đến quốc gia. Không cho phép bằng tiềm năng, sức mạnh và lực lượng của chính mình. Nếu không, như các sự kiện gần đây cho thấy, chúng ta sẽ phải trả giá như Nam Tư, Iraq, như Afghanistan.
 
 Hoạt động tác chiến của Hải quân Liên Xô - hình thức hoạt động của Hải quân Liên Xô trong những năm 196x-198x, bao hàm trong việc thực hiện nhiệm vụ trong thời bình bởi một phần lực lượng của mình, ở những vùng xa xôi, nơi mà họ sẽ cần phải tham chiến khi có chiến sự. Lực lượng Hải quân Xô viết đặt ra cho mình một mức độ hoạt động cao nhằm duy trì sự sẵn sàng chiến đấu trong thời bình. Người ta đã dự trù trước việc triển khai theo kế hoạch của lực lượng hải quân nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước ở cả các vùng xa xôi của thế giới.
 Các nhiệm vụ chiến đấu
•Trực chiến bằng các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa;
•Cảnh giới tác chiến bằng các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa;
•Tìm kiếm phát hiện tàu ngầm mang tên lửa của các đối thủ tiềm năng và giám sát chúng;
•Làm thất bại sự theo dõi của kẻ thù tiềm năng.
 Trên phương diện là những nhiệm vụ đồng hành, cần triển khai lực lượng để thực hiện :
•Giám sát giao thông trên các tuyến đường biển chiến lược quan trọng;
•Nghiên cứu các khu vực có khả năng xảy ra chiến sự;
•Ngăn chặn các hoạt động trinh sát của các đối thủ tiềm năng, không cho các hoạt động đó tiếp cận được khu duyên hải của mình;
•Biểu dương lực lượng;
•Ủng hộ về tinh thần các quốc gia thân thiện;
•Bảo vệ sự di chuyển của tàu thuyền và hoạt động ngư nghiệp của nước mình.
 Hình thức chiến đấu
•Các tàu chiến tuần tra trong các khu vực làm nhiệm vụ chiến đấu trong tư thế sẵn sàng sử dụng vũ khí khi cần;
•Tiến hành trinh sát và giám sát hạm đội của các kẻ thù tiềm năng.
Bố trí lực lượng hạm đội trong quá trình tác chiến
 Theo nhiệm vụ chiến đấu, toàn thể lực lượng hạm đội Hải quân được chia ra ba thê đội (эшелон) tác chiến chiến thuật như sau:
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ nhất bao gồm các tàu chiến đang hoạt động trên biển và các máy bay của Hải quân đang bay trên không;
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ hai bao gồm các tàu chiến và máy bay có khả năng ngay lập tức tiến ra biển hoặc cất cánh lên không trung;
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ ba bao gồm các tàu chiến và máy bay hải quân đang sửa chữa hoặc đang trong trạng thái niêm cất dự trữ.
 Như vậy, trong trường hợp giai đoạn đầu chiến tranh bất ngờ xảy ra, chỉ có thê đội 1 và 2 có thể tham chiến ngay, thêm vào đó, thê đội 1 sẽ đóng vai trò chính.
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu
 Ban đầu, các lực lượng chiến đấu, chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là sẵn sàng cho chiến tranh.  Căn cứ vào khả năng thực tế, học thuyết quân sự đã thừa nhận rằng tính ổn định trong tác chiến ngoài phạm vi ảnh hưởng của lực lượng hàng không phòng thủ không phận của đất nước là thấp. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là vai trò của các lực lượng chiến đấu bị giới hạn trong đòn tấn công đầu tiên. Các hành động tiếp theo không lường trước được.
Với việc thành lập các binh đoàn chiến thuật và sự tiến ra đại dương của Hải quân Liên Xô, vấn đề đảm bảo kỹ thuật và hậu cần cho các nhóm tàu chiến tác chiến chiến thuật của hạm đội đã trở nên gay gắt và đòi hỏi trên thực tế phải được thực hiện nhanh nhất. Bộ chỉ huy Hải quân đã quyết định thành lập trong khu vực các đại dương một hệ thống tiếp tế hậu cần-kỹ thuật, mà cơ sở của nó dựa trên " hậu cần cơ động (hậu cần nổi)"  bao gồm các đơn vị (lữ đoàn, tiểu đoàn) tàu tiếp liệu, tàu kho nổi, và tàu đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành. Việc tạo nên hậu cần nổi được tiến hành chủ yếu theo hướng trang bị lại để chuyển đổi các tàu buôn, tàu đánh bắt hải sản thành các tàu phục vụ, và chỉ ở một mức độ thấp - mới xây dựng các đề án đóng tàu chuyên ngành (ví dụ, đề án 1833).   

Tuy nhiên, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng hệ thống hậu cần cơ động của lực lượng Hải quân, theo khả năng của mình, không sẵn sàng cho các hoạt động dài ngày trên biển và đại dương. Các tàu của nó không đáp ứng đầy đủ các hoạt động trên đại dương.
 "Tuyển dụng trên cơ sở thuê  hạm đội tàu dầu của các cơ quan dân sự nói chung là không phù hợp với nhiệm vụ tiếp liệu cho tàu chiến trong khu vực các đại dương, vì tất cả các tàu đó được thiết kế để vận chuyển hàng hóa là chất lỏng mà không phải là tàu tiếp liệu (trong điều kiện phải bảo quản chất lượng nhiên liệu thời gian lâu dài ở vùng nhiệt đới, phù hợp tốc độ di chuyển của hải đoàn và có khả năng chuyển giao hàng hoá, nhiên liệu, và các hình thức tiếp liệu khác ngay trong hành trình  di chuyển và đạt tốc độ tiếp liệu cao)". (" Binh đoàn tác chiến chiến thuật hải quân số 8". N.N. Birillo Nhà XB. "Cánh đồng Kuchkovo.", năm 2010.)
 Chính vì vậy, theo yêu cầu của Tổng Tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên Bang Xô viết S.G.Gorskov, các cấp lãnh đạo chính trị và quân sự tối cao của đất nước đã quyết định thành lập (xây dựng) các điểm đảm bảo cung cấp vật chất-kỹ thuật (ПМТО) cho tàu chiến của Hải quân Liên Xô tại các quốc gia đồng minh và thân thiện trong Địa Trung Hải, biển "Nam Trung Hoa", ở duyên hải phía tây châu Phi, trong vịnh Ba Tư, và tại Cuba.
 Để đảm bảo hậu cần và kỹ thuật chuyên ngành cho tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương, khi tiến vào Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và đi ra theo chiều ngược lại, Ban lãnh đạo các lực lượng vũ trang và hạm đội hải quân Xô viết đã xem xét kỹ lưỡng phương án sắp đặt các điểm trung gian để đặt căn cứ của mình ở biển "Nam Trung Hoa" tại phần phía nam của nước Việt Nam đã được giải phóng và nước Kampuchia vừa được giải thoát khỏi chế độ "Khmer Đỏ".

...........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 04:08:12 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #158 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 11:46:23 pm »

(tiếp)
Sự hình thành căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 (ПМТО)
Đội ngũ các nhân viên quân sự đầu tiên của căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật, phân đội đảm bảo thông tin liên lạc khu vực "Klubotshek" đặt chân đến vịnh và bán đảo Cam Ranh tháng 4 năm 1980 trên tàu công binh xưởng PM-156 với số lượng 50 người có các nhiệm vụ sau:
 - Thiết lập quan hệ công tác với Bộ chỉ huy của hải quân vùng 4 thuộc lực lượng Hải quân nước CHXHCN Việt Nam.
 - Tổ chức và triển khai công việc của một điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật.
 - Đảm bảo thông tin liên lạc với các tàu ngầm, tàu nổi, và Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương;
 - Hỗ trợ kỹ thuật (bảo trì, sửa chữa) các tàu thuyền đang trú tại vịnh Cam Ranh.
 Chỉ huy tàu PM-156, đến đây trong tháng tư 1980 -. Thiếu tá A. Shuvalov,
 - Phó chỉ huy chính trị - đại úy Tsurcan V.,
 - Thuyền phó - đại úy Vybornov M.
 - Chỉ huy bộ phận cơ điện (БЧ-5) - đại úy Tembrel S.
 Vào cuối tháng 5 năm 1980 tàu PM-156 trở về Vladivostok. Các thành viên của PMTO và trạm liên lạc được phía Việt Nam bố trí ở tại các ngôi 2 tầng do người Mỹ xây dựng trong khu văn phòng làm việc của phía Việt Nam (cách bến cảng 6-7 km) và tại khu sân bay quân sự .
 Chỉ huy đầu tiên của PMTO đang hình thành là đại tá Tshudovskii ... nhưng ông đã không thích nghi được với khí hậu vùng nhiệt đới, phát bệnh và hai tháng sau được trả về Vladivostok. Trong tháng 8, người đứng đầu trạm thông tin liên lạc, đại tá V.A.Liubimov lên thay.
 Phân đội thông tin liên lạc - là đơn vị quân đội đã đổ bộ lên bờ biển Việt Nam với biên chế quân số và trang thiết bị đầy đủ. Đó là "cuộc xuất quân đầu tiên của các chuyên gia quân sự Xô viết "(như họ khi đó và bây giờ vẫn gọi như vậy.
 Tháng 8 năm 1980, theo Hiệp định liên chính phủ ngày 02 Tháng 5 năm 1979, và chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương № 13/1/0143, từ ngày 28/8/1980, tại bán đảo Cam Ranh, Việt Nam đã được hình thành điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật trên cơ sở thường trực - đơn vị quân sự 31350 ( về sau gọi là căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật 922), tồn tại kéo dài cho đến ngày 02 tháng 5 năm 2002. 
 
 Mục đích và nhiệm vụ của căn cứ 922.
 PMTO Cam Ranh được xây dựng để thực hiện các chức năng:

 - Đảm bảo nơi trú đóng cho các tàu thuyền của Hải quân Liên Xô trong cảng Cam Ranh;
 - Quản lý các tàu thuyền đóng trong khu vực trách nhiệm của mình và sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến và truyền dẫn của căn cứ để đảm bảo sự liên lạc thông suốt giữa các tàu chiến với Sở Chỉ huy Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương cũng như Sở Chỉ huy Hải quân Xô viết;
 - Cung cấp tất cả các loại tiêu chuẩn hậu cần cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua căn cứ;
 - Đảm bảo nơi nghỉ dưỡng cho các thủy thủ đoàn các tàu của Hải quân Xô viết tới căn cứ;
 - Bảo trì và sửa chữa tàu của Hải quân Xô viết tại Nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển "Bason" tại TP Hồ Chí Minh (thủ đô cũ của Nam Việt Nam, thành phố Sài Gòn).
 PMTO 922 được giao các nhiệm vụ sau đây:
 - Tiếp nhận, dự trữ, bảo quản các phương tiện vật chất kỹ thuật ;
 - Cấp phát cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua các loại vật chất-kỹ thuật cần thiết (bao gồm cả các thiết bị  máy móc kỹ thuật tổng thành và các tài sản đặc thù khác);
 - Cung cấp cho các tàu trong thời gian trú đóng tại Cam Ranh điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm;
 - Đảm bảo chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho thủy thủ đoàn các tàu ghé qua;
 - Đảm bảo một số lượng dự trữ vật chất nhất định theo kế hoach định trước cho các tàu của Hải quân Xô viết sẽ ghé qua;
 - Duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của PMTO;
 - Phát triển và duy trì tình hữu nghị và sự hợp tác Nga-Việt.
Với sự hiện diện một quân số thường trực của PMTO tại bán đảo Cam Ranh, đã đặt ra vấn đề đảm bảo hậu cần và kỹ thuật cho các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Theo thỏa thuận, phía Việt Nam đã cung cấp các công trình tạm làm chỗ ở cho quân số đã đến, cung cấp nhà ở tạm cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cung cấp các kho tàng do người Mỹ xây dựng, để tiếp nhận từ các tàu vận tải từ Vladivostok đến, nguồn bổ sung thường xuyên các tài sản và vật chất kỹ thuật. Với việc tiếp nhận thiết bị cho phòng lạnh, người ta đã sửa chữa và đưa vào hoạt động kho trữ thực phẩm.  Các tàu của hạm đội ghé qua đã bắt đầu nhận được tại Cam Ranh tất cả các vật chất đảm bảo cần thiết, sửa chữa trang thiết bị vật chất, và các thành viên có cơ hội nghỉ ngơi, tắm biển tại bãi biển địa phương.
Khu nhà cũ nơi các thành viên của PMTO đóng quân khi mới tới Việt Nam.

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #159 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 12:29:06 am »

(tiếp)
Sự hình thành lữ đoàn tàu chiến chiến thuật số 26
 Trong tháng ba năm 1981, theo chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đã thành lập Lữ đoàn tàu chiến chiến thuật số 26, đặt căn cứ tại cảng Cam Ranh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Bộ Chỉ huy lữ đoàn:
 - Lữ đoàn trưởng - Trung tá Pronin V.V.,
 - Phó chính trị - Thiếu tá Andryushchenko A.S,
 - Tham mưu trưởng - Trung tá Golcher V.I.
Ban Tham mưu lữ đoàn được bổ sung các sỹ quan của binh đoàn chiến thuật số 10 của Hạm đội Thái Bình Dương. Theo chỉ lệnh của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, căn cứ 922 được đặt dưới quyền chỉ huy của lữ đoàn 26.
 Vào cuối tháng 3 năm 1981, một đội tàu bao gồm: tàu tuần dương chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu CKR "Raziasii", tàu chở dầu "Izhora", tàu tiếp liệu "Ishim" rời vịnh "Strelok", tiến về biển "Nam Trung Hoa".
Năm 1981. Cảng Cam Ranh, trung tá V.V.Pronin, lữ trưởng lữ 26.
Tháng 9 năm 1981, tại Cam Ranh: Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam (giữa) và các thành viên Ban tham mưu lữ đoàn 26, PMTO, trên tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin".
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và chỉ huy lữ đoàn 26.
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Đi thăm thành phố sau khi hai bên tập trận chung.





Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM