Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:58:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531059 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #140 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2010, 01:45:58 am »

Lữ đoàn 119 (tiếp)
Ngày 10 Tháng 5  năm 1987, đến để thay phiên tàu hộ vệ tên lửa (tàu tên lửa loại nhỏ МРК-Малые ракетные корабли)"Lốc xoáy" ("Smerts") tại Cam Ranh là tàu hộ vệ tên lửa "Briz" thuộc lữ đoàn tàu tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương (Chỉ huy-thiếu tá Grebennik Yu.S.) và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đến ngày 20 tháng 5 năm 1988. Thời gian sau này, các tàu hộ vệ tên lửa MPK không còn thực hiện trực chiến ở Cam Ranh nữa, vì tất cả đã được chuyển giao về biên chế lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 89 thuộc phân hạm đội Kaspien của hạm đội Thái Bình Dương tại Kamchatka.
 Kế tục sự nghiệp của lữ đoàn 165 là các tàu hộ vệ tên lửa cao tốc đề án 1241.1, được tiếp nhận vào biên chế hạm đội để thay thế các tàu cao tốc tên lửa đề án 205 tất cả các phiên bản - Tàu tên lửa đề án 1241.1 có khả năng chiến đấu mạnh hơn, và quan trọng nhất là nó tạo điều kiện phát huy hết năng lực của đội ngũ thuyền viên, điều này cho phép tàu có khả năng hoạt động độc lập một thời gian dài tách khỏi đội hình chính của đơn vị.
Cánh én đầu tiên là tàu hộ vệ cao tốc mang tên lửa "R-45" (chỉ huy là Đại úy Ishmuratov F.M.), thực hiện trực chiến trong những năm 1988 -1989. Thay phiên cho "R-45" là tàu hộ vệ tên lửa "R-83" (chỉ huy là Đại úy  Kozhunov E.P.) và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn 17 những năm 1989-1990.
Năm 1990, tàu "R-76" (chỉ huy - Đại úy Vitko A.V) vào vịnh Cam Ranh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đến tháng 5 năm 1991, thay phiên nó là tàu hộ vệ tên lửa "R-261 (chỉ huy là Đại úy Zaleski A.A.) trong thời hạn 8 tháng. Và cũng vào giai đoạn vẻ vang này, sự đóng góp vào biên niên sử phục vụ chiến đấu của lữ đoàn tàu hộ vệ tên lửa cao tốc 165 và binh đoàn tàu chiến tác chiến chiến thuật số 17 của hạm đội Thái Bình Dương đã kết thúc. Những kinh nghiệm chiến đấu tích lũy được, không nghi ngờ gì nữa sẽ rất cần thiết khi hạm đội được phục sinh, nhưng rất buồn mà phải nói rằng kinh nghiệm đó hiện chưa biết sẽ phải  chuyển giao cho ai.
Từ các cuộc trò chuyện cá nhân trong những năm qua với các chỉ huy của các tàu hộ vệ tên lửa, các MPK " Briz", "Taifun", "Tsyklon", "Smersh" bức tranh tổng thể đã hiện rõ, chúng tôi đã đạt tới một cái nhìn chung. Để mà so sánh và rút ra kết luận về sự phức tạp căng thẳng trong công tác phục vụ chiến đấu của các MPK ở Địa Trung Hải và tại binh đoàn 17 trước hết phải là các chỉ huy MPK YavorinV.K, Yu.S.Grebennik, Chernov S.A., những người đã thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ở biển Địa Trung Hải và Biển "Nam Trung Hoa", trong vịnh Cam Ranh.  Những ý kiến phát biểu trên thực tế không khác nhau.  Tại Cam Ranh có khó khăn hơn về mặt tâm lý: có vẻ là anh ở trên bờ và đồng thời lại không có ở nhà, việc chuẩn bị tác chiến theo kế hoạch, sự tách rời các thành viên trong đội ngũ theo vô số các công tác quản lý, các phiên trực nhật và trực chiến bên ngoài con tàu thân thuộc.  Nhiều lắm những hoạt động trên bờ.  Huấn luyện chiến đấu trên biển, thực hiện các bài bắn pháo binh.  Nhàm chán.  Nhàm chán suốt một năm hoặc nhiều hơn nữa trong công tác phục vụ chiến đấu mà không tiếp xúc trực tiếp với một kẻ thù tiềm năng nào, như ở biển Địa Trung Hải. Tại sao phải đến đây, chúng tôi săn lùng ai, đâu là đối tượng để chúng tôi áp dụng các đòn tấn công tên lửa quy ước, các tổ hợp phòng không phòng thủ hướng vào đối tượng nào.  Thỉnh thoảng, một số người tham gia đã được trao cho vinh dự theo dõi những tàu chiến "chạy qua"  của hạm đội 7 Thái Bình Dương  của Hoa Kỳ trong chế độ "Thành công", hoặc "Thụ động" . Các tàu riêng lẻ thường  có may mắn hơn, chúng đi ở ngoài khoảng cách có thể áp dụng vũ khí tên lửa.
Theo kế hoạch của tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, một năm hai lần, các chiến hạm tham gia tập trận quy mô lớn theo chủ đề giải quyết các tình huống chiến đấu trên mặt nước, dưới mặt nước, trên không trung tại biển “Nam Trung Hoa”.  Các chiến hạm, đứng tại bến tàu, tại vũng neo lộ thiên bên ngoài hay vụng neo ngầm bên trong, trong chế độ "Thành công"  cùng với các máy bay TU-95RS, tiến hành công tác tổ chức phát hiện, xác định các mục tiêu trên bề mặt biển.  Sau đó báo cáo số liệu lên ban tham mưu cấp cao hơn, ở đó người ta sẽ đánh giá các số liệu tính toán, xác định ai xuất sắc nhất.  Tất cả đều được  chính thức công bố bằng chỉ lệnh, đó là cả một niềm tự hào chính đáng.  Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, ban tham mưu lữ đoàn 119 đã tổ chức kiểm tra giám sát các yếu tố riêng biệt trong quá trình huấn luyện, đôi khi bằng việc thực hành các bài tập quân sự, các bài xạ kích pháo binh vào các mục tiêu giả định.  Năm 1985, Tham mưu trưởng lữ đoàn 119, trung tá Khorkov V.A,. đã cho hai tàu hộ vệ cao tốc "Taiphun" và "Tsyklon" tổ chức hợp đồng bắn pháo vào mục tiêu ITC-21, kết quả xạ kích trên thực địa đạt kết quả tốt.  Hầu như năm nào cũng vậy, các tàu chiến đều tham gia các bài tập chiến thuật bằng các lực lượng được chỉ định trước. "

 ("Công tác thực hiện nhiệm vụ  chiến đấu của các tàu hộ vệ tên lửa cao tốc (PKA-Ракетные  катера  пр.  1241.1), tàu tên lửa loại nhỏ (МРК-Малые ракетные корабли пр.205), tàu căn cứ kỹ thuật–tên lửa (ПРТБ-Плавучая ракетно-техническая база пр.323A,B,V)trong các tài liệu và trong hồi ức của các cựu chiến binh lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 41 hạm đội Hắc Hải và lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 165 hạm đội Thái Bình Dương. Tác giả: trung tá Tshishin V.K.)

Ảnh: Một tàu cao tốc hộ vệ tên lửa "Molnya" đề án 1241.1 đang phóng tên lửa P-15 trong diễn tập. (Nguồn: warship.ru).

Ảnh: Tàu căn cứ kỹ thuật-tên lửa số 874 PRTB-33 đề án 323V của lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 41 hạm đội Hắc Hải hải quân Nga.

...........
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2010, 02:44:32 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #141 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2010, 03:22:50 pm »

Tiểu đoàn tàu hậu cần số 255
255-й   Дивизион  судов обеспечения (Днсо)

Ảnh: Tháng 8 năm 1987, chuẩn đô đốc tư lệnh binh đoàn 17 N.N.Beregovoy trao bằng khen cho thượng úy A.Sestiorkin vì đã chỉ huy cứu nạn thành công tàu HQ-931 của HQND Việt Nam.

Ban chỉ huy tiểu đoàn 255:
 
Tiểu đoàn trưởng
 - Thiếu tá Sablin N.V. - 1983-1986.
 - Trung tá Kuznetsov E.A - 1986-1988.
 - Trung tá Savitsky M.S. - 1988-1991.
Phó tiểu đoàn trưởng chính trị
 - Thiếu tá Goncharov V.V. - 1986-1987.
 - Thiếu tá A.V. Butorin - 1987-1991.
Các trưởng ban - bộ tham mưu tiểu đoàn
 Ban hoa tiêu

- Thiếu tá Kuznetsov E.A - 1984-1986.
 - Thiếu tá Eremeev V.P. - 1986-1989.
Ban kỹ sư cơ khí máy thủy
- Đại úy Leshchuk V.I - 1984-1986.
- Đại úy Kolosov S.A - 1988-1991.
Ban thông tin liên lạc
- Đại úy Bobylev V.V.  - 1984-1988.
- Đại úy Gavrilov S.M - 1988-1991.
 Đội tàu cứu hộ số 62
Đội trưởng: - Đại úy Chistyakov V.M  - 1986-1990.
Phó chỉ huy phụ trách công tác cứu hộ:
 - Thượng úy Shestiorkin A.V - 1986-1989.
 - Thượng úy Nosov S.L.- 1989-1991.
Phó chỉ huy về chính trị:
 - Thượng úy Volnevich S.A. - 1986-1988.
 - Thượng úy Smirnov V.V. - 1988-1991.  
 Chuyên gia lặn :
 - Thượng úy Belonenko S.A - 1986-1990.
 - Thượng úy Polkovnitskii S.-1990-1991.
 Bác sĩ chuyên ngành sinh lý học và thể lực
- Thượng úy quân y  Ibragimov O.S-1986-1988.
 - Thiếu tá quân y Krashakov Yu.S. - 1988-1991.
 Thành phần của tiểu đoàn 255 tàu hậu cần gồm các tàu vận tải và cứu hộ, tàu cao tốc, thường xuyên đóng quân tại cảng Kamranh, cũng như các tàu cứu hộ đã rời căn cứ trú đóng thường xuyên để đi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.
 Các tàu thường xuyên đóng quân tại cảng Kamranh:
 - Tàu kho nổi không tự hành (несамоходное  судно хранения) CX-473 đề án 814 (trong biên chế thường trực của tiểu đoàn).  Trên tàu đặt văn phòng bộ tham mưu tiểu đoàn 255 và đội tàu cứu hộ 62;
 - Tàu vận tải-ụ nổi (транспортный плавучий док) TPD-46 (trong biên chế phân hạm đội hỗn hợp Kamtchatka), tàu được neo cố định tại vịnh đảo Bình Ba.  Trong giai đoạn 1986-1989, đã qua sửa chữa tại nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển Ba Son tại thành phố Hồ Chí Minh;
 - Tàu kéo trong vịnh (рейдовый буксир) Buk-600 và ca nô lai dắt (буксирный катер) Buk-150 (cả hai đến từ lữ đoàn tàu hậu cần 109, đóng tại quân cảng Vladivostok);
 - Tàu cao tốc cứu hỏa (противопожарный катер) PZK-8 đề án 364 (thuộc tiểu đoàn tàu cứu hộ số 438, đóng căn cứ tại cảng Petropavlovsk-Kamchatsky);
 - Tàu lặn trong vịnh RVK-779 (рейдовый водолазный катер РВК) đề án rv376u (trong biên chế lữ đoàn tàu cứu hộ số 34, cảng Vladivostok).  Năm 1988, tàu bị loại khỏi biên chế hoạt động và bị đánh chìm khi được sử dụng như một mục tiêu (sau khi đã hoán cải) trong thời gian tập xạ kích pháo binh trên biển;
 - Tàu lặn trong vịnh RVK-729 đề án rv376u (năm 1988 đến thay phiên tàu lặn RVK-779, và cũng từ biên chế lữ đoàn tàu cứu hộ số 34, cảng Vladivostok);
 - 2 sà lan.
Ảnh: Tàu ngầm diezen đề án 641 trên ụ nổi. Ảnh dưới là một tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 949A của hải quân Nga đã được đưa lên ụ nổi.

.
.............
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 02:00:05 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #142 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 12:16:52 am »

(tiếp)
 Các tàu phục vụ chiến đấu (không thường xuyên đóng tại Cam Ranh):
 - Tàu vận tải vũ khí "Venta", "Phó Đô đốc Fomin," đề án 10680 và "Samara" (tất cả đều đến từ lữ đoàn tàu hậu cần số 31);
 - Tàu kéo cứu nạn: tàu SB-28 đề án 733s (спасательные буксирные суда-СБ), MB-18 đề án 714 (cả hai đều từ lữ đoàn tàu cứu hộ số 34); SB-43 đề án 877, SB-36 đề án 733s, SB-521 đề án 714 (tất cả từ tiểu đoàn tàu cứu hộ số 438);
 - Tàu kéo biển (морские буксиры) MB-105 đề án 714 (biên chế của tiểu đoàn tàu cứu hộ 124, cảng Sovietskaya Gavan-khu Khabarovsk) và MB-25 đề án 745 (lữ đoàn tàu hậu cần số 31, cảng Vladivostok);
 - Tàu khử từ trường;
 - Các tàu chở dầu (Tankers) ("Akhtuba", "Izhora", "Pechenga", tất cả thuộc lữ đoàn tàu hậu cần số 31), cũng như các tàu chở dầu, "Di chúc của Ilyich" và "Aikhal" của công ty vận tải thủy Primorsk (theo hợp đồng với Hạm đội Thái Bình Dương).
Các tàu của tiểu đoàn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hậu cần, cung cấp vật tư kỹ thuật chuyên ngành, và tìm kiếm cứu nạn trong hoạt động hàng ngày của lực lượng binh đoàn 17  (cung cấp nhiên liệu chất đốt và bôi trơn của máy móc và động cơ (обеспечение ГСМ), cung cấp lương thực thực phẩm, đo từ trường và khử từ cho tàu chiến, đảm bảo dịch vụ neo đậu và kéo dắt tàu trong vịnh cảng, thực hiện các công tác lặn, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong tiến trình chuyển giao nhiên liệu từ các tàu chở dầu tới các kho trên bờ của căn cứ hậu cần-kỹ thuật 922, v.v...). Tàu ụ nổi TPD-46 cung cấp dịch vụ đưa tàu xuồng vào đốc nổi để sửa chữa, phục vụ cho các tàu, xuồng cao tốc của binh đoàn 17, thường xuyên trú đóng trong cảng Kam Ranh, cũng như các tàu, xuồng của lực lượng hải quân CHXHCN Việt Nam.
Năm 1984. Hai anh bạn Nga trên tàu công binh xưởng PM-156 trước cổng vùng 4 hải quân.

Và mượn thuyền của dân nghịch chơi.

Một tàu ngầm đề án 641B và tàu công binh xưởng PM-24 đề án 301M trên biển.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2011, 11:02:38 am gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #143 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 01:08:47 am »

(tiếp)
Bơm xăng là công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi tàu chở dầu cập cảng, phòng xăng dầu của căn cứ 922 sẽ cho triển khai lắp đặt đường ống dẫn chính bằng bộ đường ống dã chiến (vài km) từ bến tàu đến kho chứa nhiên liệu lỏng. Chế độ sẵn sàng chiến đấu ở cấp nâng cao được áp dụng nghiêm ngặt đối với các phòng ban chức năng liên quan của căn cứ 922, với các thành viên của tiểu đoàn tàu hậu cần, cũng như với các nhân viên của các bộ phận được giao trách nhiệm bảo đảm an toàn đường ống dẫn xăng dầu từ bến tàu đến các kho nhiên liệu lỏng. Người ta đã áp dụng các biện pháp phòng chống và ngăn chặn cháy lan, ngăn ngừa việc sử dụng lửa trái phép trên suốt chiều dài đường truyền dẫn nhiên liệu, ngăn chặn các hành động xâm nhập trái phép đường ống dẫn có thể xảy ra từ phía các nhân viên quân sự Việt Nam (đã có một vài mưu toan như vậy). Các biển báo hiệu cấm hút thuốc lá được đặt trên toàn tuyến, trong kho nhiên liệu người ta cho kiểm tra thiết bị tiếp đất chống sét, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và các thiết bị khác v.v..
 Tất cả những công việc đó cần được tổ chức đúng đắn, có sự kiểm tra sát sao và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn phòng cháy nổ tuyệt đối trong những trường hợp như vậy, nếu không hậu quả sẽ là rất nặng nề. Ngày hôm nay, chúng ta đã có thể hoàn toàn hài lòng mà nói rằng, suốt quá trình chúng ta có mặt tại Cam Ranh, không bao giờ có sự vi phạm các quy tắc phòng chống cháy khi thực hiện các công việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn liên quan đến việc truyền dẫn xăng dầu từ bến tàu tới các kho chứa.
 Cùng với việc đảm bảo hoạt động hàng ngày, đã thực hiện lai dắt đi sửa chữa các tàu ụ nổi TPD-46 và tàu phòng cháy PZK-8 từ cảng Cam Ranh vào cảng thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại (khoảng 180 dặm đường biển và 40 km trên sông Sài Gòn).
 Kéo dắt tàu ụ nổi TPD-46 thực hiện như sau:
 - Từ cảng Cam Ranh đến cảng tp Hồ Chí Minh vào tháng hai năm 1986 bằng các tàu kéo MB-105 và SB-28 (lai dắt sau đuôi tàu khi kéo ụ nổi trên sông Sài Gòn).  Chỉ huy kéo - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 255 Sablin N.V;
 - Từ cảng tp Hồ Chí Minh về cảng Cam Ranh tháng 3 năm 1989 bởi tàu kéo cứu hộ biển "Topaz" thuộc Công ty Vận tải biển Viễn Đông và SB-28 (dắt đuôi khi kéo trên sông Sài Gòn).
 Sau khi chuyển giao TPD-46 về Cam Ranh, trong thời gian tháng Ba-tháng 5 năm 1989, đã tiến hành một khối lượng công việc rất lớn để lắp đặt ụ nổi tại vị trí cũ trong vũng Bình Ba bằng các neo chùm mà không có sự giúp sức của tàu nâng, chỉ dùng các tàu kéo MB-25, tàu lặn RVK-729 và các cần cẩu nổi của Hải quân Việt Nam sức nâng 50 tấn.
 Đội tàu cứu hộ số 62 đã thực hiện một khối lượng công việc rất lớn trong năm 1988, liên quan đến việc bịt khoang hư hỏng của tàu bến nổi № 7 đề án PZ-61M sau khi chất lên nó vật liệu xây dựng chở đến cho Tổ hợp xây lắp Xô viết SovSMO, từ tàu diezen "Partizanskaia Slava" thuộc Công ty vận tải biển Hắc Hải, khi mà tàu này không neo được vào bến nổi.  Sống mũi tàu vận tải "Partizanskaia Slava" đâm vào khoang giữa mạn bến nổi và gây ra một lỗ thủng suốt chiều cao khoang bị đâm (chiều cao của lỗ thủng này khoảng gần 3 m). Mặt đáy khoang góc bến nổi dưới tác động ngoại lực đã va vào khối nền đá đắp bờ và bị thủng 3 lỗ đường kính từ 0,2 đến 0,5m ở vị trí dưới mực nước.Lỗ thủng ở mạn được bịt bằng cách bê tông hóa với việc sử dụng các giếng chìm kín bằng thép theo hình thức cổ điển và được chế tạo đặc biệt trên tàu công binh xưởng dưới sự chỉ đạo của tư lệnh phó binh đoàn 17, phụ trách công tác cơ điện, đại tá A.I.Pivak.   Lỗ thủng ở đáy khoang góc được hàn khẩu bằng cách bê tông hóa với việc sử dụng chất kết dính do thượng úy A.V.Sestiorkin chuẩn bị sẵn và các giếng chìm thép mini chế tạo trên tàu công binh xưởng.
 Trong tháng 11 năm 1988, tàu CX-473 va đập vào thành bến tàu do sóng đánh khi có bão lớn đã bị thủng một lỗ dài khoảng 1,2 m và rộng 20 cm ( theo chiều ngang). lỗ thủng được bịt kín bằng chất kết dính (cả bên trong và bên ngoài) và đổ bê tông (toàn bộ không gian giữa hai mép boong).  Chất lượng chỗ hàn khẩu khá tốt, cho phép sau này kéo được tàu CX-473 về cảng Vladivostok mà không cần tàu đốc nổi.
 Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động của lực lượng binh đoàn 17, tiểu đoàn 255 còn thực hiện hoạt động cứu hộ trợ giúp tàu  thuyền của Hải quân CHXHCN Việt Nam gặp nạn.  Dưới đây là  danh sách các hoạt động cứu hộ hỗ trợ tàu thuyền của Hải quân CHXHCN Việt Nam.
..........
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 03:14:07 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #144 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 02:14:44 am »

Cái chết của chiến hạm "Gió Mùa" ("Musson")
Tác giả: G. Pasko, tạp chí "Chúng ta", tháng 11 năm 1992.
Link: http://www.atrinaflot.narod.ru/81_publications/musson-1.htm
Ghi chú: Tàu hộ vệ tên lửa "Musson" đề án 1234 là tàu đầu tiên của lữ đoàn tàu hộ vệ tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương đến Cam Ranh thực hiện trực chiến trong thành phần của lữ đoàn tàu mặt nước 119-Binh đoàn chiến thuật số 17 hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1984. Khi tàu hết thời hạn phục vụ, tàu hộ vệ tên lửa "Briz" đã đến thay. Ngày 16 tháng 4 năm 1987, tàu bốc cháy và chìm khi tập trận tại biển Nhật Bản.
Trích vài dòng ngắn ngủi trong lý lịch phục vụ của tàu:
"Musson". Số hiệu xuất xưởng 1003. 14.7.1975 đặt ky tại đà tàu của nhà máy đóng tàu Vladivostok và 14.4.1976 được ghi vào danh sách đội tàu của Hải quân Xô viết, được hạ thủy 1.7.1981, nhập biên chế 30.12.1981, và 9.2.1982 vào thành phần Hạm đội Cờ đỏ Thái Bình Dương. 16.4.1987 bị đắm tại biển Nhật Bản do tên lửa ngấu nhiên bắt mục tiêu khi đã hoàn thành xong bài tập trận (39 người chết). 20.6.1987 ra khỏi biên chế Hải quân Xô viết, 1.10.1987 xóa tên và giải thể.
Ảnh: Tàu "Musson" mang số hiệu 414 trực chiến trong vịnh Cam Ranh năm 1984.
Ảnh: Tàu "Musson" bốc cháy trên biển Nhật Bản, năm 1987.
Trong nửa đầu năm 1992, đã có 1615 người thuộc các lực lượng vũ trang Nga tử nạn. Riêng trong hạm đội hải quân Nga, sau 6 tháng đã xảy ra 5 vụ hỏa hoạn và tai nạn nghiêm trọng, kéo theo là cái chết của nhiều người.
Mùa hè năm đó (1992-chú thích của biên tập viên), Bộ Tổng tham mưu hạm đội Hải quân Nga công bố các tư liệu về các vụ hỏa hoạn xảy ra trong vòng 10 năm qua. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vụ đắm tàu hộ vệ tên lửa “Musson” đề án 1234 (малый ракетный корабль (МРК) «Муссон») vào tháng 4 năm 1987 tại Hạm đội Thái Bình Dương không được nhắc đến trong danh sách này. Như người ta đã thông báo cho tôi ở Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương, vụ đắm tàu hộ vệ tên lửa “Musson” không phải là do hỏa hoạn-mà đó là một tai nạn. Có nghĩa là theo thuật ngữ quân sự của những kẻ ngụy biện, hỏa hoạn và tai nạn-không phải là một. Như vậy có thể hy vọng chẳng bao lâu nữa, Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Nga sẽ công bố tiếp và trong danh sách các vụ tai nạn trong 10 năm qua sẽ có chỗ nào đó nhắc đến một trong những thảm kịch lớn nhất của hạm đội Hải quân chúng ta.
CÁC TÀU CHIẾN HOA KỲ NGĂN CẢN
Ngày 16 tháng 4 năm 1987, tại biển Nhật Bản, ở vị trí cách đảo Askold 33 hải lý (vĩ độ-42 độ 11 phút, kinh độ-132 độ 27 phút), tàu hộ vệ tên lửa “Musson” đã bị chìm xuống độ sâu 2900m. Có 39 trong tổng số 76 người có mặt trên tàu lúc đó đã hy sinh.  Có 6 trên 16 sỹ quan, 5 trên 7 chuẩn úy chuyên nghiệp, 23 trên 46 hạ sỹ quan và thủy thủ, 5 trên 5 học viên trường đào tạo lái tàu và kỹ thuật viên hạm đội Hải quân Nga, đã hy sinh.
……Dường như linh cảm về sự bảo tồn đã “chiếu” vào số phận của “Musson” và thủy thủ đoàn. Vậy là việc diễn tập bắn tên lửa phòng không, được lên kế hoạch thực hành vào các ngày từ 26-28 tháng 3 đã không diễn ra do sự không sẵn sàng chiến đấu của các tổ hợp tên lửa phòng không trên các tàu hộ vệ tên lửa “Vikhr” (“Gió xoáy”) và “Briz”-là các tàu phải cùng tham gia tập trận.
Trong những ngày đầu tháng 4, cuộc tập bắn đã không thực hiện được bởi vì trong khu vực tập trận, có các hộ tống hạm của hải quân Hoa Kỳ-“Hammon” và “Noks”.
Ngày 7 tháng 4-không có máy bay đến tiếp tế.
Ngày 8 tháng 4-tầm nhìn kém và có các tàu đánh cá trong khu vực tập trận.
Ngày 11 tháng 4-trước khi ra biển, phát hiện có trục trặc kỹ thuật trên tàu hộ vệ tên lửa “Briz” và tàu hộ vệ săn ngầm số 117 (МПК).
Việc bắn tập được dời sang ngày 16 tháng 4.
…….Với các thủy thủ còn sống sót, tôi đã hỏi chuyện họ chỉ một ngày sau khi tai nạn xảy ra. Một số tài liệu về sau tôi mới được tiếp xúc. Còn bây giờ, sau ngần ấy thời gian, nhiều sự việc đã được nhìn dưới ánh sang khác, các nhân chứng miêu tã cũng khác rồi. Những người vô tội thì không thể quên. Những kẻ có tội thì không muốn nhớ.

......
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 01:19:48 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #145 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 12:19:17 am »

(tiếp)
TÊN LỬA BẮT MỤC TIÊU
Từ lời kể của các nhân chứng và các nguồn tài liệu, ta có thể dựng lại bức tranh của thảm họa này như sau.
…Sau khi tới khu vực làm nhiệm vụ, các tàu bắt đầu dàn đội hình theo mệnh lệnh. Điều kiện tập bắn lúc đầu như sau: tàu hộ vệ săn ngầm sẽ phải đẩy lui cuộc tấn công bằng tên lửa của một tàu mặt nước của “địch”. Các tàu “Musson” và “Vikhr”, như các quân nhân thường nói, cũng phải sẵn sang bắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành bài tập, đã có sự thay đổi về đội hình tác chiến theo lệnh. Trong bản báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân tai nạn tàu “Musson” của Đô đốc hạm đội (адмира́л фло́та-tương đương đại tướng, theo hệ thống cấp hàm Liên Xô cũ thời 8x-9x: qtdc) Nikolai Smirnov, thời điểm đó đang là Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô viết, có nhận xét rằng, người chỉ huy diễn tập, tư lệnh đơn vị tàu chiến hỗn hợp, chuẩn đô đốc Leonid Golovko đã biết về sự thay đổi đó.(Thực tế đã khẳng định mệnh lệnh tác chiến của ông ta cho chỉ huy trưởng nhóm các tàu cao tốc tên lửa chiến thuật). Có thể chính Leonid Golovko đã ra quyết định thay đổi đội hình chiến đấu mà không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. .Tiếc rằng chỉ 5 năm sau thảm kịch đau buồn đó, ông ta từ chối nói bất cứ điều gì cụ thể về lý do ông ta tham gia ra quyết định tai hại này. Dù thế nào đi nữa, dù có những sự kiện đáng nghi ngờ trong nhật ký tác chiến của ông ta, điều đó cũng không ngăn được ông ta vài năm sau được đảm nhận trách nhiệm Phó Tư lệnh phụ trách huấn luyện chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương và được đề nghị chuyển về Moskva lên vị trí cao hơn.
Như vậy, các điều kiện của cuộc tập bắn đã bị thay đổi. Theo ý kiến của Đô đốc hạm đội Smirnov, trong tổng kết báo cáo sau khi có kết quả của ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn, có đoạn “nhận thấy mong muốn thực hành bắn tập trong tình huống ít động hơn để đạt được kết quả cao hơn”.
Ngoài ra, tàu “Musson”, (do sự thay đổi điều kiện xạ kích cũng áp dụng với nó), đã giảm tốc độ xuống 9 hải lý (theo một số tài liệu, nói chung tàu hãm tốc độ để có thể ngắm bắn chính xác).  Tên lửa-mục tiêu đã được phóng từ khoảng cách 21 km, gần hơn rất nhiều so với khoảng cách được quy định trước đó. Tất cả những điều đó đã làm cho tên lửa-mục tiêu (ракета-мишень (РМ)) bỗng nhiên từ một khí cụ tập trận bình thường và quen thuộc trở thành một mục tiêu bay nguy hiểm, tránh được nó không phải là đơn giản. Dù cho “Musson” đã khóa mục tiêu vào nó, đã khai hỏa cả hai cụm tên lửa phòng không và pháo, tên lửa-mục tiêu vẫn tiếp tục quỹ đạo chết chóc của mình và rơi trúng vào tàu.  
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa đề án 1234 đang diễn tập tấn công.
...............
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 03:44:34 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #146 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 03:01:37 am »

(tiếp)
.(Có một ý kiến vẫn đang tồn tại là độ ổn định quỹ đạo bay của mục tiêu đã hai lần bị bắn hạ, có thể gây nên bởi sự cẩu thả trầm trọng nhưng lại được cho phép trong thời gian chuẩn bị mục tiêu tại căn cứ kỹ thuật-tên lửa: ở đó người ta đã quên lấy ra đầu tự dẫn của tên lửa hành trình, mà nói thẳng, việc đó biến tên lửa-mục tiêu để tập trận thành tên lửa tác chiến).
Sau đó như thể đã được sắp đặt, tên lửa-mục tiêu rơi trúng phần boong tàu(надстройку корабля) và phá hủy buồng lái, buồng hoa tiêu, buồng vô tuyến điện, đài chỉ huy chính và một số buồng khác. Trong thời điểm rơi vào tàu, trong tên lửa vẫn còn khoảng 150 lit nhiên liệu chất đốt động cơ và gần 500 lít chất oxy hóa, mà khi loang ra mặt boong chúng lập tức bốc cháy. Ngọn lửa đã bốc lên dữ dội suốt 6 giờ liền, thiêu cháy toàn bộ con tàu, lửa lan đến hầm chứa vũ khí, ở đó chứa 20 tên lửa phòng không và 1000 viên đạn pháo 57 mm.
Theo ý kiến của kỹ sư trưởng về cơ khí của hạm đội Thái Bình Dương-đại tá Aleksei Krat, khi đó là chỉ huy phó đơn vị phụ trách cơ điện, nguyên nhân chính phá hủy tàu là bởi đám cháy quá dữ dội và sự hóa hơi (загазованности) quá mạnh của loại thép chế tạo không chỉ tàu “Musson” mà còn của tất cả các tàu chiến của Liên Xô thời bấy giờ. Đó là AMG (АМГ) – hợp kim nhôm-magiê với các biến thể khác nhau.
KIM  LOẠI NÓNG CHẢY
Trong kết luận điều tra nguyên nhân tai nạn của “Musson”, ủy ban điều tra đã đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân Liên bang CHXHCN Xô Viết hãy cho loại bỏ hợp kim AMG ra khỏi quy trình đóng tàu của lực lượng hạm đội Xô viết. Chuyên gia trưởng về vũ khí tên lửa-pháo hạm của hạm đội Thái Bình Dương, đại tá Vladimir Vitkevitch (mới nghỉ hưu cách đây không lâu), đã khẳng định rằng, vấn đề hợp kim AMG đã đệ trình lên cấp Bộ Tổng chỉ huy hải quân lần đầu tiên là từ 1974, khi tại hạm đội Hắc Hải, xảy ra hỏa hoạn trên tàu săn ngầm và chống hạm loại lớn (ВПК) “Otvaznyi” (“Dũng Cảm”) làm 24 người chết.
Tác hại của việc không hợp lý trong lựa chọn hợp kim đóng tàu cũng đã được rút ra từ cuộc xung đột Anh-Argentina tại quần đảo Falkland (vẫn thường gọi chiến tranh Manvinat: qtdc). Như đã biết, sau khi tên lửa diệt hạm “Exocet” (của Pháp bán cho Argentina: qtdc) bắn trúng khu trục hạm “Sheffield” của hải quân Anh, các chuyên gia quân sự phương tây đã kết luận rằng sở dĩ tôc độ lan tỏa đám cháy trên tàu nhanh như vậy là do rất nhiều bộ phận của tàu chế tạo bằng hợp kim nhôm (sách đã dẫn “Cuộc khủng hoảng Falkland”).
HMS Sheffield (D80) của hải quân Anh trúng tên lửa Exocet của máy bay Super Etendard hải quân Argentina năm 1982 trong chiến tranh Falkland. Theo một số nguồn tư liệu thì Sheffield không có nhôm trong thành phần kim loại đóng tàu.
Theo lời trưởng phòng công nghệ hàn nhà máy đóng tàu Vladivostok (nơi đóng tàu “Musson”), Lidya Kobets, các trường hợp bốc cháy vật liệu hợp kim AMG xảy ra khá thường xuyên.
THỰC HÀNH BẢO ĐẢM THEO LỐI CŨ:KHÔNG THỂ TIẾP TỤC
Sau vụ đột tử của tàu “Musson”, ủy ban điều tra kết luận rằng cần hoàn thiện “các biện pháp tăng cường mạnh mẽ chất lượng các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không, các đài ra đa của các chiến hạm nhằm đảm bảo chắc chắn tiêu diệt được tên lửa hành trình trong vùng tự vệ của chiến hạm”.
Có thể, người ta đã hoàn chỉnh xong “các biện pháp tăng cường mạnh mẽ”. Thế nhưng như vẫn thường xảy ra ở chỗ chúng ta, không có việc áp dụng những biện pháp này vào thực tế. Nếu khác đi, làm sao cắt nghĩa được một trường hợp xảy ra vào tháng 4 năm 1990 (mà không hiểu sao những tai nạn như vậy cứ xảy ra vào tháng tư, cả trường hợp của hộ vệ hạm tên lửa “Musson”, nhà máy điện nguyên tử Tsernobyl và tàu ngầm “Komsomolets”). Hạm đội Baltic tổ chức một cuộc bắn tập tương tự như cuộc tập bắn của tàu “Musson”. Trên thực tế, việc tồn tại đồng thời tất cả những khiếm khuyết như trên đã suýt dẫn tới một thảm kịch mới. Tên lửa-mục tiêu rơi trúng hộ tống hạm tên lửa “Meteor” (“Sao băng”), phá hủy vài anten trên mặt boong. Sau đó có ngay lệnh dừng thực hành bắn tập tên lửa chung của các chiến hạm bằng tổ hợp tên lửa phòng không tự vệ của tàu. Như vậy việc tập bắn tên lửa-mục tiêu của chính những con tàu chế tạo từ hợp kim nhôm-magiê AMG vẫn đang diễn ra theo lối cũ mà không phải chỉ là một vài trường hợp cá biệt.  Việc đảm bảo để những thảm kịch kiểu tàu “Musson” không lặp lại nữa là chưa có.

..................
Ảnh: Chiến hạm "Gió mùa" phát cháy dữ dội và sau đó nổ tung trên biển Nhật Bản ngày 16 tháng 4 năm 1987.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 04:12:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #147 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 05:45:05 pm »

 Các hoạt động cứu hộ hỗ trợ cho tàu thuyền Hải quân CHXHCN Việt Nam
   (Tư liệu của đại tá Shestiorkin A.V nguyên thượng úy chỉ huy phó phụ trách công tác cứu hộ đội tàu cứu hộ số 62-tiểu đoàn tàu hậu cần tiếp liệu số 255)
 Vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam có một hải đoàn đóng căn cứ trong vịnh và bán đảo Cam Ranh gồm các tàu nhỏ và tàu Xô viết đóng từ trước chiến tranh (1965-1975). Đó là-Tàu tuần tra duyên hải, tàu tên lửa và pháo hạm loại nhỏ, tàu phóng ngư ngư lôi.  Tất cả các tàu này đều cần sửa chữa lớn, thay thế phụ tùng tổng thành cho rất nhiều bộ phận máy sau khi đã trải qua khai thác nhiều hải trình dài, và cần hiện đại hóa.  Kinh tế Việt Nam trong thời gian đó đang bắt đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, do vậy hải quân Việt Nam không được cung cấp tài chính đầy đủ. Các tàu chiến phải ra biển để thực hành huấn luyện và chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa như trong chiến dịch quân sự diễn ra năm 1988. Trong bối cảnh trên, các tàu Việt Nam phải thực hiện thường xuyên các chuyến đi biển, bị nhiều hư hại trong chiến đấu, đòi hỏi phải được sự hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động cứu hộ đặc biệt.
Theo yêu cầu của bộ chỉ huy Việt Nam, các tàu và thuyền cứu hộ của tiểu đoàn 255 đã được gửi đến để cứu nạn và hỗ trợ cho các tàu thuyền của lực lượng hải quân vùng 4. Chỉ huy công việc này, theo quy định, là Tham mưu trưởng lữ đoàn tàu mặt nước 119, người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động cứu hộ, trung tá V.A. Khorkov. Vladimir Arkadievitch nghiên cứu rất cụ thể và tỉ mỉ từng chi tiết sự kiện, phân tích và đánh giá đúng bản chất phức tạp của sự việc xảy ra trên hiện trường và ra được những quyết định đúng đắn.Với các thành viên đội tàu cứu hộ số 62 thì không có vấn đề gì: họ là những chuyên gia trình độ cao. Các thủy thủ đoàn tàu biển của Việt Nam trong cuộc đấu tranh để tồn tại trên biển chưa được huấn luyện và chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của các chiến dịch cứu hộ. Giúp vào công việc này có các sĩ quan Việt Nam trước kia đã tốt nghiệp các trường hải quân của chúng ta ở  các thành phố Baku và thành phố Pushkin tỉnh Leningrad, và biết tiếng Nga khá. Mọi việc diễn ra trót lọt mà không có thông dịch viên. Dưới đây là danh sách một phần các công tác cứu hộ đã được thực hiện chỉ tính các năm 1987 và 1988.
 - Ngày 26/8/1987 - cứu hộ tàu HQ-931 Hải quân Việt Nam bị mắc cạn (vốn là tàu chở dầu đề án 188/926).
Địa điểm cứu nạn: Đá ngầm Bark-Canada, vĩ độ-8 độ 23 phút bắc, kinh độ-113 độ 26 phút đông, khoảng cách  400 dặm tính từ Cam Ranh.  23.08.87 mắc cạn. Cứu nạn xong 26.08.87. Kéo về  đến cảng Cam Ranh-28.08.87.
 Tham gia cứu kéo: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-18 (thuyền trưởng - Zaitsev A.S).
 Chỉ huy cứu kéo: Trung tá Khorkov V.A.  - Tham mưu trưởng lữ đoàn 119.



..........
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 08:28:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #148 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2010, 11:14:53 pm »

(tiếp)
 - 29.08.87 - Cứu kéo tàu tuần tra xuống nước tại cảng Cam Ranh.
 Trận bão mạnh ngày 21.08.87 đã quăng lên bờ một tàu tuần tra của hải quân Việt Nam và làm đáy tàu bị hư hại nhiều chỗ . Trong những ngày từ 24-27 tháng 8 phía Việt Nam có nhiều nỗ lực đưa tàu xuống nước bằng cách bịt đáy khoang hỏng và  bơm nước ra với sự trợ giúp của tàu chữa cháy PZK-8.
 Ngày 29 tháng 8 bắng sự phối hợp các tàu kéo biển MB-18 và tàu kéo cảng Buk-150, Buk-600, cần cẩu nổi của Hải quân Việt Nam đã đến vị trí thao tác được, tàu tuần tra được nâng lên, cập mạn cùng cần cẩu nổi và được kéo đến vũng Bình Ba, neo vào bến.
 - 28/02/1988 - cứu cạn tàu HQ-931 tại đá ngầm Pigeon, 8 độ 50 phút vĩ độ bắc, 114 độ 38 phút kinh độ đông, khoảng cách 400 dặm tính từ Cam Ranh.  20.02.88 mắc cạn. 28.02.88 cứu xong, kéo về đến Cam Ranh-03.03.88.
 Tham gia: thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu - đại úy Nechaev G.B.)
 Chỉ huy cứu hộ: Trung tá Khorkov V.A.
 - 07/05/1988 - cứu cạn tàu phóng ngư lôi đề án 206 HQ-301 của Trường Hải quân Việt Nam.
 Tàu bị mắc cạn 09.04.88 và bị hư hại nặng phần vỏ tàu và bánh lái tại cảng Nha Trang (bên cạnh cầu cảng Trường Hải quân). 08.05.88 cứu cạn xong, giữ nổi tàu trên mặt nước bằng năm pôngtông mềm và đồng thời với việc bơm hút nước ra và kéo về cảng Cam Ranh. 10.05.88g. tàu được đưa lên đốc để sửa chữa tại vũng Bình Ba.
  Tham dự:  . Thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu-đại úy  Nechaev G.B.); tàu chữa cháy PZK-8 (Thuyền trưởng - Gavrilov V.P.); lực lượng của Trường Hải quân Việt Nam.
 Chỉ huy cứu hộ: Tham mưu trưởng lữ đoàn 119, trung tá Khorkov V.A.
Ảnh:  Kiểm tra công tác tổ chức cứu hộ - Phó Tham mưu trưởng binh đoàn 17, đại tá Pavlov V.V.
 

 - Tháng 7 năm 1988 - giúp đỡ kéo tàu đốc nổi của Hải quân Việt Nam bị đứt cáp kép trong điều kiện có bão và biển động lớn (sóng cao đến 3-4 m) tại phía đông bắc Biển "Nam Trung Hoa". Đã liên kết được và kéo thành công đốc nổi về cảng Cam Ranh...
 Thành phần: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-25.
 Chỉ huy cứu hộ:  Trung tá Savitsky M.S.  - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 255.
Ảnh: Tháng Tám năm 1987. Các sĩ quan đội tàu cứu hộ số 62, các thuyền viên tàu kéo  MB-18 trong dịp trao phần thưởng do đã cứu hộ thành công tàu HQ-931.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #149 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 12:45:54 am »

(tiếp)
Tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải số 300
300-й    Дивизион охраны водного района (ДнОВР)

 - Chỉ huy trưởng - Trung tá Sharov V.I.
 - Phó chỉ huy chính trị  - Thiếu tá Borodulin S.M.  - 1987-1991
 - Phó chỉ huy phụ trách  bộ phận cơ điện - Trung tá Plesskii B.V - 1984-1986.
 - Chỉ huy đội chống người nhái và phương tiện lặn ngầm- Trung tá Strachi S. - 1985-1989.
 Các tàu săn tàu ngầm loại nhỏ (Малые  противолодочные  корабли- МПК):
 MPK - 143 đề án 1124:
 - Thuyền trưởng - Thiếu tá V.V. Lebedev
 - Phó chỉ huy chính trị - đại úy Rubis A.N.
 - Thuyền phó-đại úy Plotnikov A.V.
 MPK - 145
- Thuyền trưởng - đại úy Baranov A.N.
Ảnh: Một tàu hộ vệ săn ngầm đề án 1124-MPK-130 của Hải quân Nga, số boong 138. Ảnh chụp tại Bắc Dvina, Arkhanghensk tháng 7 năm 2008.

Sơ đồ tàu hộ vệ săn ngầm đề án 1124.


Ban an toàn phóng xạ
Служба радиационной безопасности (СРБ)

 SRB - là một tổ chức chuyên ngành đặc biệt, có nhiệm vụ quản lý chung và trợ giúp thực tiễn các đơn vị có đối tượng bức xạ nguy hiểm về phương pháp tổ chức công việc nhằm đảm bảo an toàn bức xạ (theo điều lệ Hải quân- НОРБ-ВМФ-83).
 Những đối tượng có nguy cơ tiềm tàng về phóng xạ tại binh đoàn 17 là các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
 Ban an toàn phóng xạ binh đoàn 17 được giao các nhiệm vụ sau:
 - Thiết lập và duy trì chế độ an toàn phóng xạ tại các tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn tàu ngầm,
  - Kiểm soát tình trạng các nguồn phát xạ ion hóa qua các đại lượng đo mức phóng xạ,
 - Kiểm định kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị định lượng kiểm soát mức phóng xạ và sửa chữa chúng.
  An toàn bức xạ của binh đoàn đạt được bằng cách thiết lập và duy trì chế độ an toàn phóng xạ thường xuyên tại các tàu ngầm nguyên tử.
 Chỉ huy trưởng ban an toàn phóng xạ: Thiếu tá Prischepa P.V. (1982-1987.) và Trung tá Chistyukhin S.A. (1987 - 1991)
Cho đến năm 1987, ban an toàn phóng xạ chủ yếu đóng quân trên các tàu hậu cần (hay tàu căn cứ nổi- плавбаза) đứng cạnh các tàu ngầm. Năm 1987 SovSMO đã xây dựng tòa nhà lớn và công trình phục vụ cho ban an toàn phóng xạ làm việc. Đây là những tòa nhà được xây dựng để làm việc trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.  Thiết bị mới được lắp đặt trong các phòng thí nghiệm và trạm điều hành, phù hợp với mục đích và đặc điểm của SRB. Năm 1988, do các biến động chính trị và phong trào dân chủ hóa tại nước nhà (tức Liên Xô), việc xây dựng một số công trình theo đề nghị của Bộ chỉ huy binh đoàn đã không được chấp nhận.  Việc xây dựng hai kho chứa mới chỉ hoàn thành ở cos 0.0.
......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 01:33:59 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM