Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:08:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng Mười Một năm 1940  (Đọc 94653 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 06:54:01 am »

Việc các đồng chí Bí thư Xứ ủy và Bí thư Thành ủy mặc dù trong lúc thật khẩn trương gấp rút, mang theo tài liệu là một sai lầm. Nhân vụ này, chúng ta thấy sau Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5-1941) ở Pác Bó (Cao Bằng) trước khi các đại biểu về xuôi, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cảnh giác, cho kiểm tra thu lại các tài liệu mà các đại biểu đã tìm mọi cách dấu trong người. Đồng chí nhắc nhở các đại biểu về công tác bí mật và nói rằng tài liệu sẽ có giao thông đưa về tận địa phương cho các đồng chí.

Còn việc địch bắt các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trước giờ nổ súng là do chúng đã cài được vào nội bộ cơ quan lãnh đạo Thành ủy và Xứ ủy tên Quới (Trần Đức Huy), môt tên phản bội đầu hàng.

Được tin Cộng sản đã hạ lệnh khởi nghĩa lúc nửa đêm và lại bắt được những nhân vật quan trọng, Thống đốc Nam Kỳ vội chỉ thị cho:

- Viên Tư lệnh sư đoàn trưởng sư đoàn Nam Kỳ - Cao Miên phải kểm soát chặt chẽ các đơn vị binh lính, không để tham gia cuộc bạo động, phải bảo vệ xưởng F.A.C.I và Ba Son.

- Viên Thủy sư đô đốc phải bảo vệ xưởng Ba Son.

- Viên đại úy Sở cảnh sát phụ trách cá khám nhốt tù phải tăng cường canh phòng, đề phòng bất trắc, hạn chế sự ra vào các nhà tù.

- Viên giám đốc khám lớn đề phòng nổi loạn trong khám.

- Viên chánh cẩm tăng cường canh gác những nơi quan trọng, những đường giao thông chính, bắt những người tụ tập trên đường phố.

- Viên chủ tỉnh Biên Hòa canh gác bảo vệ kho thuốc nổ Tân Mai, tăng cường canh gác căng Tà Lài và Bà Rá…

Đồng thời thống đốc Nam Kỳ gửi điện khẩm mật báo cáo vắn tắt với Toàn quyền Đông Dương có tin đêm nay cộng sản có thể đánh một số nơi ở Sài Gòn như Trại lính, Ba Son, Kkhám lớn cơ sở kỹ nghệ. Đã báo các tỉnh. Đã bắt một số ở Sài Gòn. Tiếp theo sẽ họp tướng, đô đốc, mật thám bàn biện pháp an ninh cho cơ sở quân đội, hải quân. Cấm trại, tăng gấp đôi canh gác kho súng đạn. gọi lính trở về, tăng nhiều tuần tra, báo động hoàn toàn cho mã tà…(1)

Trong vòng 2 giờ, từ 13 đến 15 giờ 30, Chánh mật thám Arnoux liên tiếp giử hai điện khẩn số 7325s và 7328s cho các cấp dưới và các chủ tỉnh báo rằng đêm nay cộng sản sẽ đánh một số nơi ở Sài Gòn. Phong trào có thể nổ ra ở một số điểm khác Nam Kỳ, phải bằng mọi cách chặn trước những hành động phá hoại(2).

Cảm thấy chưa yên tâm, đến 16 giờ 45 Veber thống đốc Nam Kỳ lại gửi tiếp điện khẩn số 317 cho tất cả các chủ tỉnh nhắc tăng cường cảnh giác và kiểm soát đặc biệt các kho vũ khí có liên quan với phong trào cộng sản phát động đêm nay ở Sài Gòn(3).

Ngay tại Sài Gòn, Arnoux cho cảnh sát đến kiểm tra khám lớn. Chúng thấy thiếu 12 người tù chính trị cho đi nằm chữa bệnh ở nhà thương Chợ Quán, trong đó có các đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Vũ Đình Hiếu, Dương Bạch Mai, Bùi Văn Ngữ và một số phần tử trốtkit. Lập tức, chúng hạ lệnh điều ngay về khám, vì chúng sợ họ mượn cớ ra nhà thương rồi tham gia nổi dậy.

21 giờ, địch cho lính bủa đi tuần kháp các đường phố chính, kiểm soát giấy tờ những người từ ngoài vào thành phố, cho xe mô tô gầm rú khắp các ngả đường…

Các kho súng đạn đều bị bọn sĩ quan đến tận nơi kiểm tra và cho khóa lại. Binh lính bị cấm trại. Những lính đang nghỉ phép cũng bị gọi về…

Cuộc họp để phổ biến lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy của Ban khởi nghĩa Thành không có; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã bị bắt, cùng tất cả các biện pháp đề phòng đối phó của địch, làm cho cuộc khởi nghĩa tại thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn không nổ ra.

Thấy vậy, Veber hý hửng báo cáo với Toàn quyền Đông Dương bằng điện khẩn số 1358 như sau:

“Hai mươi tư giờ hoàn toàn yên tĩnh khắp nơi”(4).

Chúng có ngờ đâu rằng, nội thành Sài Gòn không nổi dậy, nhưng chính vào lúc đó các chiến sĩ nghĩa quân toàn Nam Kỳ đang hồi hộp chờ đợi giờ nổ súng. Ngòi nổ đang cháy, thùng thuốc sắp nổ tung!

Có lẽ, cũng vì báo cáo quá chủ quan, mà một tuần sau Toàn quyền Đông Dương đã cho thay Veber và cử Rivoal về làm Thống đốc Nam Kỳ.


(1) Điện chính thức số 1357 ngày 22-11 của thống đốc NK gửi Toàn quyền Đông Dương. Hồ sơ II.45/326(1): Những rắc rối tháng 11-1940. Phần điện văn (Les incidents de Novembre 1940).
(2), (3), (4) Hồ sơ: Như trên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 06:57:23 am »

PHẦN THỨ TƯ

TOÀN NAM KỲ NỔI DẬY

I. - NHỮNG PHẢN ỨNG TỨC THÌ CỦA PHÁT XÍT PHÁP

Cuộc khởi nghĩa không nổ ra ở Sài Gòn như Xứ ủy mong muốn. Nhưng, toàn Nam Kỳ đã nổi dậy mặc dù Pháp đã cảnh giác đề phòng ngăn chặn.

Kể từ khi Pháp sang xâm lược và thống trị ntước ta, cho đến lúc đó, chưa bao giờ có một phong trào nổi dậy chống đế quốc mạnh mẽ và rộng lớn như thế ở Nam Kỳ, cũng như ở cả nước ta. Và cho tới lúc đó, cũng chưa có một phong trào chống đối nào bị đế quốc Pháp đàn áp khốc liệt, dã man và tàn bạo như thế.

Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương phát động một cuộc tổng khởi nghĩa ở Nam Kỳ, mà nơi được chọn nổ pháo phát lệnh đầu tiên và quyết định là thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhưng thực tiễn diễn ra lại không như thế. Vì sao? Điều đó chúng tôi sẽ lý giải ở phần sau.

Theo đúng lệnh của Xứ ủy đã ban hành, hàng loạt tỉnh chung quanh Sài Gòn như Gia Định, Chợ Lớn, Tân An và các tỉnh như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xuyên… từ không giờ ngày 23-11, nghĩa quân đã vùng dậy như vũ bão và mấy ngày đầu hầu như làm chủ tình thế. Điện tới tấp khắp nơi gửi về Sài Gòn vừa báo cho bọn cầm quyết biết cộng sản nổi dậy đã chiếm đồn, lấy súng, đốt nhà việc, phá cầu, bắn chết lính, bắn bị thương cả chủ tỉnh Sóc Trăng…, vừa cầu cứu cho quân hỗ trợ. Những tin tức chẳng tốt đẹp gì đó lập tức được chuyền tới Toàn quyền Đông Dương. Thật bất ngờ đối với chúng. Bất ngờ ở chỗ tại sao chúng đã biết trước mà vẫn không chặn được cuộc nổi dậy của cộng sản và tại sao cộng sản nổi dậy lại rộng và mạnh như thế.

Ngay sáng sớm ngày 23-11, Toàn quyền Decoux một mặt điện cho các viên cầm đầu các xứ yêu cầu phải sẵn sàng chuẩn bị đối phó với trường hợp mà những rắc rối như thế (xảy ra ở Nam Kỳ T.G.) trở thành phong trào chung toàn lãnh thổ Đông Dương(1), đồng thời điện cho thống đốc Nam Kỳ và các cấp dưới:

“Tôi yêu cầu kiên quyết thi hành ngay tức khắc bằng tất cả những biện pháp nhiêm ngặt để tránh lặp lại những rắc rối như đã xảy ra ở Nam Kỳ. Kinh nghiệm những sự kiện cộng sản năm 1930-1931 mà một số cuộc biểu tình mang dáng dấp như đã nổ ra ngày 23-11.

Các ngài hãy dùng quyền lực và an ninh thi hành ngay tức khắc những biện pháp có hiêu lực. Cần phải đuổi những tên cầm đầu phiến loạn Nam Kỳ và bắt chúng không thương tiếc và những tên đã bị giam giữ tuyệt đối không cho liên lạc vói bên ngoài…”(2).

Sau đó Decoux lại điện tiếp:

“… Việc đàn áp phải tiến hành hết mức. Yêu cầu sử dụng rộng rãi sự hợp tác của quân đội và hải quân… cho đến khi nào làm chủ toàn toàn tình thế”(3).

Ngày 1-12-40, Decoux lại điện cho Thống đốc Nam Kỳ:

“Tôi xin báo cho ngài biết rằng những biến động đó có thể lặp lại sắp tới bằng một phương tiện khác, cần thiết dùng tối đa các biện pháp và bóp nghẹt không thương tiếc bọn phiến loạn”(4).

Đó là thái độ và chủ trương của tên cầm đầu cơ quan cai trị cao nhất Đông Dương. Còn bọn cai trị trực tiếp Nam Kỳ đã chủ trương đối phó như sau:

Ngay trong ngày 23, Thống đốc Nam Kỳ liên tiếp ra mấy nghị định.

- Nghị định số 1082, gửi cho tất cả các cấp, trong đó điều 1 quy định: “Mọi tụ tập trên đường công cộng đều dứt khoát bị cấm trên toàn lãnh thổ Nam Kỳ cho đến khi có lệnh mới”(5).

- Nghị định đi ban đêm phải có thẻ đặc biệt, nội dung như sau:

“Điều 1. Trên toàn lãnh tổ Nam Kỳ ở phía đông BASSAC, tuy nhiên trừ các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Vũng Tàu và vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, tạm thời những người bản xứ hoặc viên chức được coi như quân nhân và những người nước ngoài châu Á được hưởng quy chế đặc biệt, phải có một giấy phép đặc biệt mới được đi đêm, kể từ lúc mặt trời lặn đến năm giờ sáng.

“Điều 2. Các ông Hội đồng thuộc địa và hàng tỉnh, các ông Đốc phủ sứ, Phủ và Huyện, các chánh, phó cai tổng, Bang biện và sung biện, chánh phó Bang (congrégation) hội tề đang chức và những viên chức đang làm việc, sẽ nhận được một thẻ đặc biệt nói ở điều 1”

Các thẻ sẽ do các ông chủ tỉnh hoặc viên chức do ông ủy quyền phần phát.

Quân đội, mã tà, lính làng và nhân viên phụ thuộc mặc trang phục được loại trừ không phải theo điều bắt buộc này”.


(1) Điện số 5305 ngày 23-11-40. HS.IIA.45/326 (1). TT.LT2. TP.HCM.
(2) Điện khẩn, mật, ưu tiên tuyệt đối số 5306. Hồ sơ: Như trên.
(3) Điện khẩn, mật, ưu tiên tuyệt đối số 5323 ngày 15-11. Hồ sơ: Như trên.
(4) Điện khẩn, mật, ưu tiên tuyệt đối số 5489 ngày 1-12. Hồ sơ: Như trên.
(5) Nghị định ngày 23-11-40 số 1082 của Thống đốc Nam kỳ Veber Hồ sơ: Như trên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:00:20 am »

Thực hiện nghị định này, chúng phát hành hai loại thẻ đỏ và xanh, phân phát như sau:

Gia Định  Đỏ: 550       Xanh: 550
Tân An  Đỏ: 0       Xanh: 0
Mỹ Tho  Đỏ: 350       Xanh: 350
Trà Vinh  Đỏ: 200       Xanh: 200
Gò Công  Đỏ: 50       Xanh: 50
Vĩnh Long  Đỏ: 300       Xanh: 300
Bến Tre  Đỏ: 50       Xanh: 50
Tây Ninh  Đỏ: 150       Xanh: 150
Cần Thơ  Đỏ: 200       Xanh: 200
Tổng Chưởng lý  Đỏ: 1       Xanh: 1
Lãnh đạo các phòng  Đỏ: 1       Xanh: 1
A.P.I (Sở chính trị Đ.D)  Đỏ: 1       Xanh: 1
Sở Mật thám  Đỏ 10       Xanh: 10
Chợ Lớn  Đỏ: 500       Xanh: 500(1)

Hai nghị định trên đây cho thấy bọn cầm quyền Nam Kỳđã thực hiện thiết quân luật.

Còn về tăng thêm lực lượng quân sự, Thống đốc Nam Kỳ lệnh cho Tư lệnh sư đoàn trưởng, đồng thời thông báo cho các chủ tỉnh biết ngoài lực lượng có sẵn tại chỗ, tăng ngay khẩn cấp cho:

Một: Đức Hòa và Thủ Thừa 1 đại đội lính Việt.

Hai: Tam Bình, Vũng Liêm, Cầu Kè, Càng Long 1 đại đội lính Miên.

Ba: Cao Lãnh, Châu Đốc và Chợ Mới 1 đại đội lính Miên.

Bốn: Phước Long, Cà Mau 1 đại đội lính Miên.

Ba đại đội lính Miên nói trên đi bằng sà lúp từ Phnom Pênh đến Vĩnh Long chiều 26-11. Các nơi đưa xe đến đón chở về địa phương do chủ tỉnh điều hành(2).

Riêng Mỹ Tho, chúng tăng thêm 1 tiểu đoàn lính lê dương, không kể mấy đại đội đang có mặt tại chỗ.

Ngay lúc 7 giơ 5 phút sán ngày 23-11, Tham mưu trưởng hải quân ra lệnh cho 2 thủy phi cơ cất cánh từ Cát Lái, mang đầy xăng, súng máy thật đầy đủ đạn, đi Vĩnh Long, ở dưới quyền điều khiến của Tỉnh trưởng, đàn áp cuộc nổi dậy của cộng sản (répression éventuelle de l’insurrenction communiste). Các phi cơ này đi đến Vĩnh Long có nhiệm vụ quan sát các lộ giao thông lớn và khu dân cư. Phải báo cáo bằng vô tuyến những gì đã quan sát được cho tham mưu trưởng và tất nhiên cho cả Tỉnh trưởng. Tàu Lamothe Picquet thường xuyên đi tuần tra canh gác(3)

Thống đốc Nam kỳ đã triệu tập ngay một cuộc họp thành phần gồm những Tướng tư lệnh sư đoàn trưởng, Đô đốc hải quân, Chánh mật thám, Tư lệnh mã tà để đối phó với cuộc nổi dậy của nghĩa quân(4)

Trên đây là một số chủ trương đối phó tức thì ban đầu của các cơ quan cai trị toàn Đông Dương và Nam Kỳ.


(1) Nghị định số 6843 ngày 23-11 của Thống đốc và công văn thi hành nghị định, số 10864 phân phối cho các nơi. HS. Như trên.
(2)  Điện của Thống đốc Nam kỳ cho các chủ tỉnh số 327c328c ngày 25-11. Hồ sơ: Như trên.
(3) Lệnh của Tham mưu trưởng Hải quân Đông Dương số 2941 ngày 23-11-40 cho Sở máy bay hải quân Cát Lái và tàu Lamothe Picquet. Hồ sơ: Như trên.
(4) Điện báo cáo của Thống đốc Nam kỳ cho Toàn quyền Đông Dương số 1372 ngày 25-11-40. Hồ sơ: Như trên.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 07:05:54 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:01:44 am »

II. - CUỘC NỔI DẬY Ở GIA ĐỊNH(1)

Gia Định có vị trí quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trên nhiều năm. Nằm sát cạnh Sài Gòn, tỉnh lỵ Gia Định chỉ cách trung tâm Sài Gòn 5 kilômét, bao bọc Sài Gòn từ Tây Bắc sang Đông Bắc và từ Tây Nam sang Đông Nam, là nơi nhiều năm, sau Sài Gòn được chọn làm chỗ đóng cơ quan Trung ương Đảng và Xứ Ủy Nam Kỳ.

Hội nghị lần thứ VI tháng 11-1939 của Trung ương Đảng, mấy cuộc họp của Xứ ủy và Ban Thường vụ Xứ ủy đề ra chủ trương khởi nghĩa, kể cả quyết định ngày giờ khởi nghĩa, đều diễn ra trên địa bàn Gia Định.

Đế quốc Pháp coi Hóc Môn, Gò Vấp của Gia Định và Đức Hòa của Chợ Lớn là vùng đỏ (zônes rouges).

Đồng chí Lê Văn Khương, Thường vụ Xứ ủy, ủy viên Ban khởi nghĩa xứ phụ trách Ban quân sự được phân công làm Bí thư tỉnh ủy, trưởng ban khởi nghĩa tỉnh Gia Định (Đồng chí Khương là người Tân Thới Tây).


(1) Vào thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa, Gia Định chia 4 quận:
Gò Vấp: 3 tổng, 22 làng; quận trưởng Đốc phủ sứ René Lê Văn Thạnh
Hóc Môn: 4 tổng, 22 làng; quận trưởng Thọ
Thủ Đức: 6 tổng, 20 làng; quận trưởng Trần Văn Viễn
Nhà Bè: 4 tổng, 19 làng; quận trưởng Albert Lê Minh Cảng
Chủ tỉnh: J.Monlau
Dân số trên 300.000ng (1937: 304.728 ng. 1941: 342.752 ng)
Chiều dài tỉnh 110 kilômét, rộng trung bình 25 kilômét.
Tỉnh có nhiều công ty, xí nghiệp quan trọng, kể những cái chính: hãng dầu Nhà Bè, công ty điện nước Gia Định, Công ty xe điện đông đưởng Gò Vấp, Xí nghiệp Guyonnet ở thạnh Mỹ An, Hãng Ngói Thủ Đức, Hãng cơ khí và xưởng Xây dựng ở xã An Khánh, xí nghiệp Foinet ở Thạnh Mỹ An, Hãng gạch marcel Gay có lò ở Thủ đức, nhà in Marcel Bentz ở Phú Nhuân, Xà phòng Parel vieux ở xã Bình Hòa, Standart gazozène ở Thạnh Mỹ An.
Có nhiều đồn điền của thực dân:
Riêng đồn điền cao su có 88 cái chiếm 11.700 ha
Phần lớn ở Hóc Môn: 8.706 ha
Thủ Đức: 2.203 ha
Gò Vấp: 470 ha
Mía trồng khoảng 3.900 ha, sản xuất khoảng 88.000 tấn đường, trồng trên đất Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp cung cấp cho 114 lò đường làng và một phần quan trọng cho xí nghiệp Hiệp Hòa. Về quân sự có sở Địa lý (Géographique) do đại tá S.Clichon), chỉ huy. Một đơn vị mã tà (Garlc civile) 170 lính và một cơ lính thủ hộ lưu động (Brigade mobile) 223 người, làm nhiệm vụ canh gác công thự, nhà giam, căng, huấn luyện và những việc đột xuất lưu động toàn Nam kỳ kể cả áp tải tiền, tù… (theo báo cáo của Thanh tra Esquivillon. Ký hiệu Hồ sơ: IIA. 45/303(4) và hồ sơ: Tình hình tù nhân Khám lớn IIA.45/222(2d) TT.LT2. TPHCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:03:15 am »

1. Công tác chuẩn bị

Gia Định vốn có truyền thống cách mạng từ lâu, qua các thời kỳ những năm 1930-1931 và 1936-1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào luôn luôn mạnh, cho nên từ khi chiến tranh thế giới nổ ra, tuy đế quốc Pháp khủng bố mạnh, nhiều đồng chí bị bắt, nhưng được lệnh chuẩn bị khởi nghĩa, khắp nơi đều hăng hái hưởng ứng và náo nức chờ đợi.

Sau mỗi lần họp Xứ ủy và Ban Thường vụ, đồng chí Lê Văn Khương đều triệu tập Tỉnh ủy để phổ biến nghị quyết và bàn kế hoạch thực hiện.

Tỉnh ủy quan tâm công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia Mặt trận phản đế. Hầu hết các xã, tổng thuộc các quận Gò Vấp, Hốc Môn và một số xã các quận thủ Đức, Nhà Bè đều đã hình thành các tổ chức Thanh niên phản đế, Phụ nữ phản đế, Nông hội phản đế, binh sĩ phản chiến, Nhi đồng cứu vong. Ban chấp hành Mặt trận đã có ở cấp quận và cấp tỉnh.

Quần chúng tham gia đông đảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí lựa chọn những thanh niên hăng hái, dũng cảm, thành lập các đội tự vệ, du kích, xung kích…

Công tác tuyên truyền trong nội bộ nhân dân cũng như rộng rãi, thực hiện khá rầm rộ, nhất là các dịp có lễ kỷ niệm. Hình thức rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm, căng hoặc cắm khẩu hiệu được dùng khá phổ biến.

Liên tục mấy ngày đầu tháng 7-1940, cò Bétallle Etienne đi kiểm soát các nơi, đến làng An Nhơn xã bọn tề báo cáo cho y biết trên đường đi tới bắc An Phú Đông có rải nhiều truyền đơn, 2 tờ tam giác giấy đỏ, 1 băng có chữ:

“Hỡi tất cả những người bị áp bức Đông Dương!

Hỡi tất cả anh chị em quốc dân đồng bào!

Mau mau đoàn kết thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương

Phản đối đế quốc Pháp! Phản đối đế quốc Nhật!

Phản đối bọn vua chúa và việt gian thân Nhật, thân đế quốc.

Lập chính phủ cộng hào dân chủ Đông Dương.

Mật thiết liên lạc Nga xô!”

Tề làng Thanh Lộc thấy trên làng số 12 gần cầu treo Thanh Phước giáp Hóc Môn 2 băng chữ nhật giấy đỏ, có khẩu hiệu như trên và tề làng Tân Thới Nhứt thấy ở xóm Đông Lân 3 áp phích, 1 lớn, 2 nhỏ đem nộp cho Bétallle(1).

Ngày 7-11-1940, đúng dịp kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga, một số nơi trong tỉnh Gia Định xuất hiện truyền đơn, tuy có ít hơn so với những tháng trước.

Tề làng Thạnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Bình hưng Hòa mang nộp cho quận trưởng Lê Văn Thạnh nhiều băng cờ truyên đơn, trong đó ghi:

“Kỷ niệm 23 năm cách mạng!

Ủng hộ Liên bang xô viết!

Đánh đổ phát xít Pháp!

Lập chính phủ dân chủ cộng hòa Đông Dương!

Chống Xiêm Nhựt xâm lược!

Liên hiệp nhơn dân Tàu chống Nhựt!

Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương


(1) Xem trong hồ sơ: IIA.45/292 (1). LT.2. TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:04:53 am »

Còn cò Bétaille, trưởng đồn Bà Điềm, 1 giờ sáng đi tuần đến các xóm, ruộng thuộc các làng Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc thấy áp phích, 3 cờ đỏ treo trên cây cắm ở ruộng. Áp phích vẽ cờ búa liềm, ngôi sao và khẩu hiệu như trên.

Lúc 6 giờ sáng quay trở về, y lại thấy 4 cờ, áp phích treo trên cây tre cắm giữa ruộng ven đường làng số 8 đi Vĩnh Lộc và Tân Thới  Nhứt, cách chợ Bà Điểm 1 kilômét. Khẩu hiệu viết ở áp phích như trên.

Y liền cho gọi 6 người làng Vĩnh Lộc là Bùi Văn Quới, Lại Văn Kính, Trương Văn Nhung, Trần Văn Phinh, Trần Văn Tập, Lại Văn Sơ bị y tình ghi lên hỏi. Vì y gặp những người này trong lúc y đi tuần đêm(1)

Những đảng viên và quần chúng tốt được sung vào các đội tự vệ, du kích, xung kích đều tham gia học tập do các thầy nghề giỏi võ có cảm tình với cách mạng hướng dẫn. Thường thường anh em luyện tập vào ban đêm trong rừng cao su. Các môn học như đánh côn, đánh quyền, roi, kiếm, tập nhảy cao, chạy nhanh, vật, võ. Gần khởi nghĩa có cán bộ ở trên xuống dạy cách đánh đồn, đánh du kích, phá hoại… Đồng chí Oắng phụ trách Gò Vấp được đồng chí Lê Văn Khương huấn luyện về du kích 3 lần ở Cầu Sa phía gò Mây, 1 lần 3 ngày, 1 lần 2 ngày và 1 lần 1 ngày(2).

Tỉnh ủy, Quận ủy phải lo trang bị vũ khí cho tự vệ và du kích như kiếm, dao dài, dao ngắn, búa, xà beng, cưa cá mập, mủ cao su, bao bố, giây thừng… Xã và anh em cũng tự tìm hoặc mua sắm. Các chi bộ quyên hoặc mua sắt cun cáp cho các lò rèn dao găm, kiếm…

Tỉnh ủy cũng quan tâm đến công tác binh vận, tuyên truyền, khêu gợi lòng yêu nước trong binh lĩnh mã tà, một số tỏ thái độ cảm tình với cách mạng. Nhưng, công tác tuyên truyền vận động lính thủ hộ (briagde garde civile mobile) thì khó khăn. Ban binh vận đã tình hìnhến hành điều tra vị trí, quân số sở hiến binh, trại lính thủ hộ, mã tà và một số cơ quan cai trị trong tỉnh, một số đồn bốt…

Sau Hội nghị ngày 15-11 của Ban Thường vụ Xứ ủy tại Hóc Môn, quyết định khởi nghĩa, đồng chí Lê Văn Khương triệu tập ngay tỉnh ủy, Ban Khởi nghĩa tỉnh mở rộng đến các đồng chí lãnh đạo các quận. tham dự hội nghị có đồng chí Giáp tỉnh ủy viên trong ban khởi nghĩa tỉnh, đồng chí Hà Đăng Nam cán bộ của Xứ tăng cường cho Gia Định, các đồng chí Nguyễn Văn Sáng bí thư quận ủy Hóc Môn, đ/c Cỏ quận ủy viên, đồng chí Tiến và đồng chí Phúc quận ủy Gò Vấp, hai đồng chí quận ủy Đức Hòa (lúc này quận Đức Hòa đang có liên hệ với Gia Đinh dưới sự lãnh đạo của Liên tỉnh ủy Gia Đinh, sau này lúc khởi nghĩa không thành công, các đồng chí Đức Hòa đã cùng với nghĩa quân Gia Định kéo lên Truông Mít, Tây Ninh)…

Hội nghị nghe đồng chí Khương phổ biến tình hình chung, nghị quyết khởi nghĩa của Xứ ủy, nhất là nhiệm vụ xứ ủy giao cho Gia Định.

Hội nghị nghe các quận báo cáo về công tác chuẩn bị và tình hình thực lực cho đến lúc đó. Hội nghị thấy rằng phía Thủ Đức và Nhà Bè phong trào chuẩn bị chưa mạnh bằng Gò Vấp, Hóc Môn, nhưng Xứ ủy đã quyết định khởi nghĩa, không thể chần chừ chơ đợi. Tỉnh ủy và ủy ban khởi nghĩa cần có cán bộ tăng cường giúp đỡ, trước mắt tổ chức, huấn luyện những đơn vị cảm tử đưa vào tham gia đánh chiếm những nơi quan trọng trong thành phố…

Hội nghị đã vạch ra kế hoạch lãnh đạo cuộc nổi dậy của quần chúng ở Gia Đinh đại thể như sau:

- Các quận Gò Vấp, Nhà Bè, Thủ Đức có nhiệm vụ lựa chọn những đảng viên, quần chúng cốt cán, khỏe manh có tinh thần cách mạng cao, phiên chế thành từng đội, nhóm, trang bị vũ khí thô sơ, chuẩn bị sẵn sàng, khi có lệnh sẽ tiến vào thành phố tham gia khởi nghĩa tại thành phố. Ngày, giờ đợi mệnh lệnh của Xứ ủy. Địa điểm tập kết khẩu lệnh, phương tiện di chuyển và thành phố… do đồng chí Lê Văn Khương phổ biến.

Bộ phận tham gia khởi nghĩa tại thành phố do đồng chí Khương trưởng ban khởi nghĩa tỉnh trực tiếp chỉ huy.

- Quận Gò Vấp, ngoài lực lượng tham gia khởi nghĩa ở thành phố Sài Gòn, tại địa phương lãnh đạo quần chúng nổi dậy đánh chiếm các đồn bốt Bà Điểm, Phú Lâm, Bình Trị, Chợ Gạo, Vườn Tiêu, Ngã năm Vĩnh Lộc… phá tề làng, tổng.

- Quận Hóc Môn, đánh chiếm quận lỵ Hóc Môn, phá tề làng phá cầu, phá cột điện, cắt giây điện, chặt cây ngăn đường giao thông.

Đưa lực lượng xung kích tham gia khởi nghĩa ở thành phố..

Trong khi huy động quần chúng xuống đường biểu tình hỗ trợ việc đánh chiếm các nơi nói trên, chú ý việc cản trở giao thông tạo điều kiện cho các đội xung kích đánh chiếm xe địch, cướp vũ khí trang bị cho nghĩa quân.

Cuối cùng, đồng chí Khương nhấn mạnh: Tất cả các đồng chí phải nêu cao tinh thần kỷ luật, nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch khởi nghĩa đã bàn. Mệnh lệnh cuối cùng và ngày giờ, mật hiệu do Xứ ủy quyết định và sẽ được chuyển tới các nơi bằng đường nhanh nhất.


(1) Hồ sơ: Activités communistes. 23e - Annivrsaire (du) triomple de la Bévolution Russe (7-11) 1940. IIA. 45/204 (7)TT. LT2. TP.HCM
(2) Bản ý kiến đ/c Oắng về Nam Kỳ Khởi nghĩa.
Lưu trữ Ban NCLSĐ. Trung ương, ký hiệu 19 NK.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:06:18 am »

2. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ

Mệnh lệnh khởi nghĩa đến Gia Định rất sớm, vì đồng chí Lê Văn Khương là thành viên cùng được họp bàn quyết định với đồng chí Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy. Mệnh lệnh đó nhanh chóng được truyền đạt tới các cấp. Nhưng chính vào lúc đó, địch cũng đã viết và ra lệnh bắt bớ ngăn chặn. Tuy nhiên, khác vứi nội thành Sài Gòn và tỉnh lỵ Gia Định, vùng nôn thôn các quận của tỉnh Gia Định quá rộng, lực lượng trấn áp của địch mỏng, trái lại cơ sở cùng phong trào cách mạng của ta lại rất mạnh, cho nên du Pháp có tăng cường tuần tra canh gác cũng không thể nào ngăn cản được quần chúng nổi dậy như vũ bão.

Ngay từ chiều 22-11, lực lượng được tuyển chọn ở các quận Gò Vấp (Xuân Hòa, Thới Hòa, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa… thuộc Tổng Bình Chánh Thượng), Nhà Bè, Thủ Đức, chia thành từng toán nhỏ, dùng các phương tiện xe thổ mộ, xe điện, đi bộ… đến địa điểm tập kết đã quy định, đợi giao thông liên lạc và phương tiện chuyển đến đánh phá khám lớn và một số nơi phân công như Gia Định. Trang phục của những đội xung kích này rất gọn nhẹ, quần cụt, áo bà ba đen, cổ tay cột khăn trắng làm hiệu, trang bị dao găm, gươm, dây thừng, bải bố và mủ cao xu làm chất cháy…

Đến gần nơi tập kết, anh em nghĩa quân tản khắp chỗ đợi lệnh. Nhưng đến nửa đêm, tới giờ  rồi vẫn chưa thấy liên lạc đến đón. Phía thành phố cũng không thấy tiếng súng nổ, đèn thành phố vẫn sáng. Biết là không xong rồi, vì thấy ô tô của địch chạy gầm, rú tuần tra khắp các lộ. Nghĩa quân liền bảo nhau quay về chiến đấu ở địa phương. Cũng có những đơn vị cố gắng nán lại chờ tin, nhưng không thể ở mãi, vì trời sắp sáng.

1. Quận Gò Vấp

Các đồng chí Ban khởi nghĩa phân công mỗi đồng chí chịu trách nhiệm cùng với quần chúng các xã nỏi dậy uy hiếp và đánh chiếm các đồn Lang Cha Cả, Vườn Tiêu, Ngã năm Vĩnh Lộc, Bà Điểm, Phú Lâm…

Trong trận đánh đồn Ngã Năm Vĩnh Lộc, các đồng chí bàn bày trò cờ bạc, vì bọn gác đồn rất ham đánh bạc. Cai Triều, bếp Dũng phụ trách đồn, đến đánh. 23 giờ, đúng lúc đang vui và cũng đã đến giờ quy đinh, ta liền tước hai súng. Bị mất súng bất ngờ và ta thuyết phục, 2 người quay về gọi đồn mở cửa. Nghĩa quân ập vào tước nốt 2 súng. Việc chiếm đồn diễn ra rất nhanh, gọn, nghĩa quân lấy được 4 súng và 48 viên đạn. Sau khi giáo dục, Cai Triều, Bếp Dũng và lính được cách mạng thả ngay trong đêm.

Trong khi đó, nhân dân các xã chung quanh nổi trống mõ, phèng la, mang theo đuốc, đổ ra mừng thắng lợi.

Đội xung kích dẫn đầu cùng nhân dân các xã man theo vũ khí thô sơ, hò reo kéo đến bao vây các đồn Lăng Chả Cả, Vườn Tiêu. Thấy trống mõ nổi khắp nơi, rất đông người kéo đến đầy khí thế, lính giữ đồn rút chạy.

Một lực lượng nghĩa quân thuộc tổng Long Tuy Thượng đã phục sẵn trong các rừng Bà Kêu, rừng Ông Thê, rừng làng Trung Chánh Tây… sẵn sàng đánh chiếm đồn Bà Điểm. Nhưng có tin Pháp tăng thêm lính cho đồn và chúng tuần tra liên tục, cho nên nghĩa quân được cấp trên chỉ huy cho rút về xã. Trong khi nghĩa quân đánh đồn, một bộ phận khác có quần chúng giúp sức, chặt cây ngả xuống ngăn đường, cắt giây thép, phá cột điện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 07:08:06 am »

2. Quận Hóc Môn

Theo kế hoạch cảu Ban khởi nghĩa quận do đồng chí Nguyễn Văn Sáng bí thư quận ủy, lãnh đạo, nghĩa quân ở tổng xã có nhiệm vụ đưa quần chúng xuống đường phá nhà việc, chặt cây chặn đường, phá cầu, cắt giây thép ngay tại địa phương mình.

Trọng tâm là đánh chiếm quận lỵ Hóc Môn, có bốn lực lượng tham gia:

- Nghĩa quân Tổng Long Tuy Hạ, gồm 80 xung kích ăn mặc gọn, trang bị vũ khí thô sơ cùng hàng trăm quần chúng tập trung tại Ấp bến đò Tân Phú Trung, do đồng chí Nguyễn Văn Sáng lãnh đạo tiến về Hóc Môn. Trong đoàn nghĩa quân này có đồng chí Bình người Tân Phú Trung, chỉ huy chiến đấu rất ngoan cường can đảm.

- Nghĩa quân Tổng Bình Thạnh Trung, do đồng chí Nguyễn Văn Cội chỉ huy, chia thành nhiều toán, mỗi toán từ 25 đén 30 xung kích từ Phú Hòa thôn xuyên qua đường An Nhơn đếu Cầu Dừa rồi phân tán qua ngõ Tân Hiệp, bí mật tiếp cận quận lỵ Hóc Môn.

- Nghĩa quân thuộc Tổng Long Tuy Thượng, gồm các làng bao quanh quận lỵ Hóc Môn, có khoảng 40 xung kích và vài trăm quần chúng, tập trung tại làng Xuân Thới Trung (Tân Xuân) cách quận khoảng 2 kilômét, đợi giờ và đợi lệnh tiến vào quận.

- Nghĩa quân tổng Long Tuy Trung ở xa hơn cả, do đồng chí Nguyễn Văn Dậy chỉ huy. Cánh này trên đường đi thấy đã quá muộn, không thể đến kịp giờ đã quy đinh, cho nên quay về khởi nghĩa ở xã. Riêng đồng chí Nguyễn Văn Dậy lấy xe đạp đi trước, đến kịp giờ nổ súng. Đồng chí chiến đấu rất dũng cảm và đã hy sinh trong cuộc đánh chiếm quận lỵ Hóc Môn.

0 giờ ngày 23-2, tất cả các cánh nghĩa quân đã về tựu đầy đủ hung quanh quận lỵ đợi lệnh. Phía Sài Gòn rất yên tĩnh. Không thể chờ đợi lâu, Ban khởi nghĩa hạ lệnh nổ súng và kêu gọi quần chúng xuống đường. lúc đó là 1 giờ 30 ngày 23.

Rất nhanh chóng, nghĩa quân chiếm được Nhà việc xã, dinh quận và hầu như đã chiếm được đồn Hóc Môn. Quận Thọ và gia đình rút lên lầu cao cố thủ bắn xuống. Quân ta dùng súng đã chiếm được bắn lên kéo dài hơn hai giờ, đến gần sáng. Nghĩa quân quyết chiếm, có người tìm cách leo lên lầu cao, nhưng bị địch bắn rớt xuống. Do lầu cao kiên cố, ta lại chỉ có mấy khẩu súng trường và chưa có khởi nghĩa đánh đồn, cho nên quận Thọ thoát chết.

Địch cho 6 lính ở đồn gần đó đến ứng cứu, nhưng trên đường đi một tên bị giết, 4 tên bị thương tháo chạy, một tên mất tích (có lẽ lẩn vào dân, trốn).

Khi nghĩa quân tiến vào quận, chưa cắt được giây điện thoại quân Thọ đã kịp kêu cứu chủ tỉnh. Được tin báo quận Hóc Môn bị cộng sản chiếm giữ, từ Sài Gòn và tỉnh lỵ Gia Định, Pháp vội cho 2 viên cò 4 tên thanh tra, 3 tên sen đầm, 20 lính cảnh sát 30 lính mã tà trang bị đầy đủ súng ống kéo xuống. đồng thời báo cho tỉnh trưởng Thủ Dầu Một cho quân ứng cứu.

Nhưng, vì phải đi đường vòng, do nghĩa quân đốn cây chặn đường, lại sợ bị phục kích, cho nên trời sáng rõ, chúng mới tới, thì nghĩa quân và quần chúng đã rút.

Trong cuộc đánh chiếm quận lỵ hóc Môn, nghĩa quân thu được 8 trên 21 khẩu súng, 6 trên 13 lưỡi lê của địch, diệt 3 lính và làm bị thương 6. Phía ta, 2 nghĩa quân hy sinh, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Dậy, quận ủy viên, 17 quần chúng bị thương, để lại hiện trường 9 dao găm, 11 dao bếp, 2 dao cầu thái thuốc, 1 dù, nhiều băng khẩu hiệu, truyền đơn…

Như vậy là, ngay sát nách thành phố, cơ quan cai trị đầu não của địch, nhân dân đã nổi dậy làm chủ quận lỵ trong khoảng 4 giờ đồng hồ, mặc dù chúng đã được báo trước và đã có đề phòng…

Cùng vào lúc 23 giờ, cánh nghĩa quân thuộc Tổng Long Tuy Hạ, hoạt động tại chỗ, cắt giây điện thoại, ngả cây chặn đường Hóc Môn đi Trảng Bàng, kéo đến chiếm Nhà việc Tân Phú Trung, tước 4 súng, diệt một tên ngoan cố chống lại.

Trên đường tiến về phía cầu Bông (Pháp gọi là cầu Tân Phú Trung cách Sài Gòn 24 kilômét) nghĩa quân gặp lính đồn Ba Điểm đi tuần. Thấy lực lượng quần chúng quá đông, chúng hốt hoảng bỏ chạy. Ta diệt đội Tước vì y bắn lại nghĩa quân.

Nghĩa quân định phá cầu Bông, nhưng cầu kiên cố, anh chị em dùng mủ cao su và vải bố rải trên cầu đốt và cho bóc ván. Sau khi nghĩa quân rút đi, ô tô của chủ đồn diền cao su Arnaud mang tiền từ Sài Gòn về tây Ninh. Đến cầu, xe không qua được, Arnaud vào làng gọi tề cho dân ra sửa. Quần chúng cho đó là tên cò Bétaille, Trưởng đồn Bà Điểm rất ác độc, liền hò nhau cầm dao giết chế. Xe và tài xế cho đi, trên ôtô vẫn còn một vạn đồng Đông Dương.

Sau vụ này Pháp cho xây ngay một đồn bảo vệ cầu.

Nghĩa quân va quần chúng còn tiến hành mấy cuộc biểu tình biểu dương lực lượng nữa, nhưng tương quan lực lượng, địch mạnh hơn nên cuộc nổi dậy xuống dần.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:05:35 am »

3. Sự tàn bạo của địch

Đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân Gia Định, đế quốc Pháp đã tàn sát rất dã man. Chúng cho xe tăng, xe thiết giáp lên quần thảo nát ruộng thuốc lá, hoa màu của đồng bào ta, đốt phá nhà cửa, cho cả máy bay lên ném bom tàn sát dân làng Tân Phú Trung, cho lệnh đốt làng, đốt rừng…

Tên cò Etienne Bétaille, trưởng đồn Bà điểm như điên, như dại gặp ai bắn nấy, giết người xong, cắt tai xỏ xâu mang về tỉnh lỵ Gia Định để khoe “chiến tích” không thua gì bọn phát xít Hít le đang gây tội ác trên đất Pháp và Châu Âu.

Dưới đây là một bức thư của người dân Gia Định gửi cho Toàn quyền Đông Dương tố cáo tội ác của đế quốc Pháp đối với nhân dân Gia Định, còn được lưu trữ trong hồ sơ của chúng

“Sài Gòn, ngày 30 tháng Mười Một năm 1940

Thưa ông Toàn quyền,

Chúng tôi là những người dân yên lành trong tỉnh Gia Định, nơi đã ó những hoạt động cộng sản, như ông đã biết.

Ông Toàn quyền cũng đã biết, những người cầm quyền quân sự và dân sự đã tiến hành đàn áp…

Nhưng điều mà ngài không biết, chính là những cuộc đàn áp ấy cực kỳ dã man, chúng tôi có thể nói là trái phép.

Người ta đến vài làng, người ta bắt dân, phần nhiều là những người dân lương thiện (bởi vì đó chỉ là những người dân lương thiện, những người cộng sản, họ bao giờ cũng chạy thoát). Cho đến bây giờ cũng đúng như vậy.

Còn những người dân khốn khổ ở trong ruộng ngập nước, mà những nhà cầm quyền mang giày không qua được, thế là họ bắn dân, bắn cả bằng súng liên thanh.

Nhà cửa của dân bị các nhà cầm quyền đốt.

Đã có bao nhiêu người bị ông cò Bà điểm bắn(1)?

Họ bắn dân và họ để xác dân ở ruộng vườn. Mùi hôi thối thây người chết tỏa ra hàng trăm mét. Các ông mới lập một đồn ở cầu Tân Phú Trung cũng vì để đàn áp.

Chúng tôi yêu cầu một cuộc điều tra và bất ngờ, không cho những người cầm quyền Pháp và khác của tỉnh Già Định biết trước. Những cuộc hỏi người nông dân sẽ sớm cho biết sõ sự thật.

Người ta giết người như giết chó. Thật dã man!

Và nhân danh công lý người ta làm những việc đó. Thật mỉa mai thay!

Người ta giết người và người ta xẻo tai. Ông cò dũng cảm Bà Điểm ngay 27 tháng Mười Một năm 1940 đã cắt hai tai người và mang chiến công này về cơ quan thanh tra tỉnh Gia Định(2)

Vì danh dự nước pháp, mong ông Toàn quyền hãy hành động. Ngài sẽ thấy sự thật và trách nhiệm”(3).

Quận lỵ Hóc Môn thuộc tỉnh Gia định và vùng lân cận, được đế quốc Pháp lựa chọn làm một trong nơi dựng nhiều địa điểm xử bắn các chiến sĩ cách mạng để uy hiếp tinh thần nhân dân ta.

Ngay trong lúc cuộc nổi dậy của quần chúng còn đang diên ra, Pháp đã xử và kết án 4 nghĩa quân tội tử hình vì đã nổi dậy ở Tân Phú Trung và giết Arnaud.

4 nghĩa quân là: - Phạm Văn Thêm, người Tân Phú Trung.

- Trần Văn Đức, người Tân Phú Trung

- Võ Văn Kiết, người Mỹ Thạnh, nhưng ở Tân Phú Trung

- Nguyễn Văn Luân, ở Tân Thông.

Vì sợ quần chúng kéo đến cướp lại những nghĩa quân, ngày 15-1-1941, Thống đốc nam Kỳ ra lệnh cho quân đội và chủ tỉnh Gia Định điều:

Quân đội: Đơn vị thực hiện hỗn hợp (Peloton d’exécution mixte): 90 người

Đơn vị dẫn giải; 25 người với xe tù. Mã tà Sài Gòn: 1 đơn vị hộ tống: 20 người, nếu cần thêm một số lính làng nếu ông yêu cầu.

Về những xác người bị tử hình, theo luật pháp chôn trong một trả lại cho gia đình nếu họ muốn. Chuẩn bị trường hợp cuối cùng, đào sẵn một hố chung trong một nghĩa địa cạnh đó, thí dụ Chu Hòa hoặc trong khuôn viên nhà thương Gia Định(4).

Từ đó cho dến hết năm 1941 sang năm 1942, đế quốc Pháp còn xử bắn hàng trăm chiến sĩ cách mạng tại Hóc Môn và mỗi lần chúng đếu phải chuẩn bị một lực lượng đông như thế.


(1) Cò trưởng đồn cảnh sát Bà Điểm lúc bấy giờ là Etienne Bétaille.
(2) Hành động này xảy ra 3 ngày trước khi viết lá thư này.
(3) Thư viết bằng tay. Llưu Hồ sơ IIA. 45/222. TT.LT2. TP.HCM
(4) Lệnh số 78c ngày 15-1-1941 của Rivoal thống đốc Nam kỳ. Hồ sơ: Những việc rắc rối tháng 11-1940. IIA.45/325 TT.LT2.TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:07:37 am »

4. - Nghĩa quân Gia Định cố gắng duy trì lực lượng

Trong những ngày nổi dậy, nghĩa quân Gia Định đã làm chủ quận lỵ Hóc Môn khoảng 4 giờ, phá nhiều nhà việc, trừng trị một số ác ôn, lấy được 16 súng các loại, làm cho hệ thống tề làng, tổng rung động, đế quốc Pháp bất ngờ… Về phía ta một số nghĩa quân hầu hết là đảng viên, quần chúng cốt cán, bị bắt cho đến ngày 31-12-1940 hơn 360 người, nhiều nhà dân bị đốt, hoa màu bị phá hoại, nhiều người bị chết trong cuộc ném bom của phi cơ địch ở Tân Phú Trung.

Do địch tung lực lượng lớn đàn áp, nghĩa quân phải rút và nhân dân tỏa về làng.

Đêm ngày 25-11, nghĩa quân đánh quận Hóc Môn rút về rừng Cây Sộp làng Phước Vĩnh An. Tại đây nghĩa quân đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Dậy (quận ủy viên Hóc Môn), đồng chí Nghé, đồng chí Kinh và một số khác cùng đồng bào hy sinh trong cuộc nổi dậy ở Hóc Môn.

Mấy ngày sau, nghĩa quân theo đường rừng cao su Huỳnh Công Trí ra ngã ba Ấp đồn rồi băng đồng bưng về Tân Phú Trung. Đi tới đâu cũng được bà con tiếp tế.

Từ Tân Phú Trung Nghĩa quân kéo sang Giồng Ông Hòa (còn gọi là Vọng Hòa), thuộc quận Đưc Hòa (Chợ Lớn). Tại đây, ba cánh nghĩa quân Hóc Môn, Gò Vấp và Đức Hòa đã gặp nhau. Nghĩa quân Đức Hòa sau khi diệt quản Nên, Bếp Nhung và chuẩn bị đánh quận Đức Hòa mấy lần không thành, bị máy bay địch và quân chính quy địch truy kích cũng rút về đây.

Sau đó, tất cả kéo về Đức Lập. Đồng bào và cả tề làng đã tiếp tế cho nghĩa quân rất chu đáo. Biết tin địch tổ chức đánh, nghĩa quân chuẩn bị phục kích, nhưng như thế nhân dân sẽ bị khủng bố. Nghĩa quân quyết định rút về vườn điều làng Tân Phú Trung (Hóc Môn).

Một cuộc họp giữa các đồng chí lãnh đạo ba bộ phận nghĩa quân để bàn việc thống nhất chỉ huy và kế hoạch đối phó với đế quốc Pháp đang truy lùng nghĩa quân.

Việc thống nhất lực lượng được nhất trí nhanh chóng, mỗi cánh quân cử từ 1 đến hai người vào Ban chỉ huy đội, lấy tên là Đội nghĩa quân Hóc Môn - Gò Vấp - Đức Hòa, gồm 150 người trong đó có một phụ nữ tham gia. Trong bay chỉ huy có những đồng chí kiên cường và nổi danh lúc đó như đồng chí Đặng Công Bỉnh người Tân Phú Trung tham gia chỉ huy đánh Hóc Môn, các đồng chí Nguyễn Văn Yến (tức Năm Hổ) hoạt động từ những năm 1936, Bí thư Quận ủy Đức Hòa, Lê Văn Lao 23 tuổi, Phó bí thư Quận ủy và cả người chưa tham gia Đảng, nhưng hoạt động rất hăng hái kiên cường như Huỳnh Văn Một (tức Ỷ), đã từng đi lính tập, nhiều kinh nghiệm quân sự. cả ba người Đức Hòa…

Về việc đối phó với địch, hầu như tất cả đều nhận thấy, đế quốc đã huy động lính chính quy, lính lê dương, lính Miên, xe cơ giới, thiết giáp, súng máy kể cả máy bay, đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân. Nghĩa quân không thể đủ sức chống lại chúng, cho nên cần rút lên Truông Mít (Tây Ninh, từ đó tìm đường ra phía Bắc, theo đường dẫy Trường Sơn.

Trong khi bàn, anh Huỳnh Văn Trí, người Bà Quẹo (Gò Vấp) cho rằng việc rút ra phía Bắc nguy hiểm và khó thực hiện. bởi vì, đường xá ta chưa biết, nhân dân ta chưa hiểu, không có dân thì không có người cho lương ăn, chỉ đường và bảo vệ. Huỳnh Văn Trí(1) và một số anh em Gò Vấp tỏ ý muốn ở lại và dựa vào vùng Đồng Tháp Mười để duy trì lực lượng và chiến đấu.

Đại bộ phận rút lên Truông Mít, dựa vào nhân dân địa phương tiếp tế lương thực. Địch cài chỉ điểm vào trong hàng ngũ nghĩa quân, biết được đường đi, cùng nơi ăn, ở sinh hoạt của nghĩa quân. Chúng tổ chức nhiều cuộc bao vây phục kích. Nghĩa quân ở trong tình trạng luôn luôn phải đối phó với những cuộc càn quét của địch, cộng thêm Pháp tìm mọi cách ngăn dân tiếp tế cho nghĩa quân, cho nên nghĩa quân lại phải quay về địa phương. Một số trở về nhà, còn một số người Gia Định theo anh em Đức Hòa về Đồng Tháp Mười(2).


(1) Huỳnh Văn Trí là dân anh chị ở Gò Vấp, năm 1931 bị tù khám lớn, gặp đồng chí Phạm Hùng, Trí đã phục người cộng sản. Mấy lần ở tù Côn Đảo, Trí lại càng hiểu về cộng sản hơn. Năm 1940, Trí tham gia khởi nghĩa. Sau đó lại bị đưa đi tù Côn Đảo. Kháng chiến chống Pháp Trí là người chỉ huy dũng cảm một đơn vị. Được Huỳnh Phú Sổ phong Sư Thúc, Trí trở thành người lãnh đạo Hòa Hảo. Trí đã tham gia đảng cộng sản.
(2) Một số sự kiện, nhân vật viết ở đoạn này, chúng tôi dựa vào bản: Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ của Gia Định (năm 1940). Hệ thống sự kiện (1859-1940) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Gia Định. Lưu trư BNCLSĐ. TP.HCM. Bản đánh máy 34 trang ký hiêu: B40-3/217.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM