macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #80 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:02:51 am » |
|
VI. CUỘC NỔI DẬY Ở VĨNH LONG
Vĩnh Long(1) một tỉnh đồng bằng nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, hai nhánh chính của sông Cửu Long. Nhân dân Vĩnh Long có truyền thống yêu nước lâu đời.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã có cơ sở ở Vĩnh Long và trong cao trào cách mạng năm 1930-1931, Đảng bộ đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh, trong đó có cuộc xuống đường của hơn một nghìn nông dân của 3 quận Châu Thành, Vũng Liêm, Tam Bình tại Long Hồ.
Sang thời kỳ 1936-1939, Đảng bộ Vĩnh Long được củng cố, phát triển mạnh hơn và được rèn luyện trong cuộc đấu tranh kết hợp công khai với bí mật, nửa hợp pháp, trong phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, chống phát xít, chống chiến tranh xâm lược…
Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, tuy Đảng bộ bị khủng bố, nhưng các đồng chí phấn khởi đón nhận chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ.
(1) Vào lúc cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, tỉnh Vĩnh Long có 1 tỉnh lỵ, 4 quận là Châu Thành, Tam Bình, (quận trưởng, tri phủ Nguyễn Phước Lộc), Vũng Liêm (quận trưởng Phủ Hải) Chợ Lách với 47 làng và 6 thị trấn: Ngã Tư, Cái Nhum, Ba Kè, Cái Ngang, Ba Càng, Ngã Trung ương Nhà Đài. Diện tích khoảng 1.200 kilômét vuông. Dân số khoảng 220.000 người.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:05:44 am » |
|
1. Vĩnh Long khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa
Trước khi khởi nghĩa nổ ra, Đảng bộ Vĩnh Long nằm trong Liên tỉnh ủy Vĩnh Long gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc. Vì vậy, về mặt tổ chức, nhất là cán bộ các tỉnh có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, có cán bộ lúc thấy phụ trách ở Trà Vinh, rồi lại thấy xuất hiện ở Vĩnh Long. Đồng thời, Đảng bộ Vĩnh Long cũng có quan hệ với Tỉnh ủy Cần Thơ, sau khi khởi nghĩa Vĩnh Long nằm trong liên tỉnh ủy Hậu Giang.
Đồng chí Tạ Uyên, sau khi vượt ngục Côn Đảo về, đã hoạt động nhiều năm ở các tỉnh miền Tây, sau Hội nghị Tân Hương (Mỹ Tho) cuối tháng 7-1940, đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy thay đồng chí Võ Văn Tần, thì đồng chí đã về trực tiếp phổ biến nghị quyết của Xứ ủy về việc chuẩn bị khởi nghĩa cho Liên tỉnh ủy Cần Thơ và Vĩnh Long(1).
Lúc đó, đồng chí Trần Văn Bảy làm bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long. Trước đó đồng chí Bảy làm bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, được điều về Vĩnh Long từ cuối năm 1939 đầu năm 1940.
Tỉnh ủy gồm các đồng chí Trần Văn Bảy (Bảy Xệ), Ngô Thị Huệ, Mai Văn Tám (Tám Lùn), Lê Quang Phòng, Sáu Thông, sau bổ sung đồng chí Lưu Văn Tài.
Bàn triển khai việc thực hiện nghị quyết của Xứ ủy, Tỉnh ủy đề ra trước hết củng cố các chi bộ đảng các làng, nhất là các làng Long Mỹ, Long Hồ (nơi có cơ quan của Tỉnh ủy, thuộc quận Châu Thành) và Phú Lộc Cựu thuộc Tam Bình, giao cho các chi bộ (nơi nào chưa có chi bộ thì giao cho cốt cán, cảm tình của cách mạng) tiến hành vận động quần chúng tham gia các hội phản đế, tổ chức mít tinh (tùy nơi tập họp nhiều hay ít) để nghe nói chuyện vạch âm mưu lấy lính của đế quốc Pháp, các chính sách động viên, tăng thuế của Pháp, âm mưu xâm lược phát xít Nhật, kêu gọi nhân dân đánh đổ đế quốc thống trị giành độc lập cho dân tộc.
Theo báo cáo của địch, đêm ngày 6 rạng ngày 7-7-1940, tại ruộng làng Phú Trường Yên (Tam Bình) trên 50 người đã tham dự cuộc mít tinh để nghe nhiều người lên nói chuyện, trong đó có Hoàng Văn Đạt kêu gọi mọi người chống mọi bắt bớ của địch, không thừa nhận quyền của bọn tề làng, đó là bọn tay sai của đế quốc cai trị dân ta. Sau đó, quận trưởng Tam Bình đưa lính về bắt một số người, những người bị bắt thừa nhận ở Phú Trường Yên có một chi bộ cộng sản(2).
Mười ngày sau, đêm 17 rạng ngày 18-7, tại làng Phú Lộc (Tam Bình) hơn một trăm người do Phạm Minh Khiết và Nguyễn Văn Nhu (Sáu Bôn) tổ chức, nghe nói chuyện tình hình, sau đó kêu gọi ủng hộ và tham gia Đảng cộng sản. Cuộc nói chuyện kết thúc bằng khẩu hiệu Liên Xô muôn năm và hát quốc tế ca. Được tin bọn tề báo cáo, chủ tỉnh Vĩnh Long đã huy động bọn cảnh sát lưu động Vĩnh Long cùng với bọn cảnh sát đặc biệt Cần Thơ về lùng bắt hai người nói trên và 22 người đã dự nghe(3).
Cùng thời gian đó, tại xóm Hiệp Phú (Càng Long) hơn 30 người tập trung nghe Phan Văn Phan và My nói về tội ác của đế quốc Pháp đối với nhân dân Việt Nam, kêu gọi mọi người đấu tranh chặn sự xâm lược của phát xít Nhật, đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để đòi độc lập cho đồng bào. Sau đó bọn địch lùng bắt Phan và My, không thấy, chúng liền bắt người anh của Phan(4)…
Trong các tháng 7, 8, 9 truyền đơn, băng cờ biểu ngữ rải và treo khắp nơi, như ở Rạch Trung Lương, Quới Hiệp, Hiếu Ân (Vũng Liêm), ở nhiều xã thuộc Càng Long, Tam Bình, Tỉnh lỵ…
Ngoài những cuộc mít tinh nói trên còn rất nhiều cuộc nữa được tổ chức ở đám Trâm Bầu làng Mỹ Lộc (Tam Bình), Đìa Chảo thuộc làng Trung Hiếu, đồng Ca Dặm làng Hiếu Thành (Vũng Liêm), Rừng Dơi làng Phước Hậu (Châu Thành)… Cuộc mít tinh ở Đìa Chảo do nữ đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư quận ủy Vũng Liêm, làm diễn giả chính, quần chúng tham gia đứng chặt mấy mươi công đất cỏ lác, làm cho bọn tề hoảng sợ.
Về lực lượng vũ trang, các quận (trừ quận Chợ Lách mói gây được cơ sở Đảng) đều tổ chức các đội du kích ở các làng. Mỗi đội từ 10 đến 15 người chọn trong số quần chúng khỏe mạnh, dũng cảm, nhanh nhẹn trong các Hội phản đế.
Hàng ngày du kích luyện tập võ nghệ và động tác quân sự cơ bản. Để có cán bộ về làng hướng dẫn, tỉnh mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ quân sự do đồng chí Phan Văn Bảy (Bảy Cùi), thường vụ Xứ ủy, về trực tiếp hướng dẫn.
Để có vũ khí trang bị cho du kích, Tỉnh ủy chủ trương vận động các lò rèn trong tỉnh bí mật rèn vũ khí thô sơ như kiếm, dao găm, mã tấu… Có tổ chức chỗ làm bom, vỏ bom bằng hủ cải bắc thảo, lon sữa bò hoặc xi măng, trong có thuốc nổ trộn thủ công. Việc rèn vũ khí thô sơ cho chi bộ và bản thân mỗi du kích cũng tự kiếm…
(1) Sau khi vượt ngục Công Đảo về hoạt động ở miền Tây, đồng chí Tạ Uyên được đoàn thể giới thiệu lấy vợ ở Tam Bình. Gia đình nhà vợ, nhiều người tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1930 và trước khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, nơi đây là một cơ quan của Liên tỉnh ủy. (2) Xem trong Báo cáo chính trị tháng 7-1940, số 1632/API ngày 21-8-1940 của Thống đốc Nam Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương. H.S. IIA.4/204 (2) TT.LT2. TP.HCM. (3), (4) Xem trong Báo cáo chính trị tháng 7-1940, đã dẫn trên.
|
|
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:29:16 am gửi bởi macbupda »
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:07:32 am » |
|
2. Địch đối phó
Giống như các nơi khác, cách đối phó của địch ở Vĩnh Long chủ yếu là huy động lực lượng đàn áp cùng với hệ thống tề làng đi lùng xục bắt cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán của Đảng.
Ngày 13-7, địch bắt được đồng chí Trần Văn Kiệt, (tức Rémy) một đồng chí được đào tạo ở Nga về. Nằm trong danh sách những người bị ném vào trại lao động đặc biệt theo sắc lệnh ngày 20-1-1941 của địch, nhưng đồng chí Kiệt vẫn lẩn trốn và đến nay mới bị địch bắt được ở Vĩnh Long. Cùng ngày lính đồn Mỹ Trường (Càng Long) bắt được hai người đang cắm sào treo lời kêu gọi của Đảng cộng sản ở Bờ Rạch Lời.
Tuy nhiên, những cuộc bắt địch trong tháng 9-1940 đã gây tổn thất nặng cho tỉnh ủy Vĩnh Long.
Theo báo cáo của địch, ngày 14-9 quận trưởng Tam Bình, tri phủ Nguyễn Phước Lộc được bọn chỉ điểm báo cho biết ở Mỹ Hưng, nhà cựu lính tập (khố đỏ) Lê Văn Chức có cộng sản đang họp bàn. Chúng tổ chức bao vây, bắt được Mai Văn Tám (Tám Lùn, tỉnh ủy viên trực tiếp làm bí thư quận ủy Tam Bình). Còn Phan Thị Tốt chạy thoát theo dụng cụ in và nhuiều truyền đơn vừa in xong. Qua khai thác, chúng bắt tiếp cùng ngày Phạm Văn Quơn ở Phú Lộc Đông với nhiều báo Tiến lên, rồi tiếp đến ngày 26-9, khám xét trụ sở tỉnh ủy ở Long Hồ chúng bắt được đồng chí Trần Băn Bảy (Bảy Xệ), bí thư tỉnh ủy, Trần Văn Minh, Lưu Văn Tài, Nhan Thai, Nguyễn Thị Hai. Đồng chí Lưu Văn Tài là tỉnh ủy viên kiêm bí thư quận ủy Châu Thành. Khám một nhà ở bên kia rạch, gần nơi ở của Trần Văn Bảy, là cơ quan ấn loát của Liên tỉnh ủy, địch tìm thấy:
- 11 gờ báo Tiến lên số 7 ra ngày 15-9-1940, (số mới ra).
- 30 bản công tác bí mật.
- 6 bản Thông cáo của Liên tỉnh ủy Cần Thơ các ngày 5, 6 và 7-9-1940.
- 2 truyền đơn tiếng Hoa. Điều lệ Liên đoàn chống Nhật Đông Dương.
- 3 sổ tay ghi chữ quốc ngữ.
- 1 bản về tổ chức Đảng cộng sản Đông Dương (đang thảo).
- 1 truyền đơn tiếng Pháp, nhắc nhở người Pháp hãy tỏ ra xứng đáng với tổ tiên đã làm cuộc cách mạng 1789, hãy đánh đổ chính phủ đầu hàng và phản cách mạng, kiên quyết chống sự xâm lược của Nhật bổn.
- Nhiều tài liệu tiếng Hoa đang thảo.
- Dự thảo nghị quyết đại biểu Xứ ủy Nam Kỳ ngày 21, 22 và 23 tháng 9 năm 1940 (tức là nghị quyết của Xứ ủy Nam Kỳ vừa họp ở Tân Xuân, cách đó 3 ngày).
Tiếp đó, địch còn bắt được đồng chí Lê Quang Phòng, tỉnh ủy viên kiêm bí thư quận ủy Vũng Liêm.
Như thế trong đợt này, địch bắt được hầu hết các đồng chí chủ chốt của cơ quan lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long. Có thể nói do mất cảnh giác, đây là một tổn thất nặng cho Vĩnh Long trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra và có ảnh hưởng nhất định tới cuộc khởi nghĩa của Vĩnh Long(1).
Cũng cần nới thêm, vào ngày 30-7-1940, địch bắt được đồng chí Quảng Trọng Hoàng, Xứ ủy viên vừa được bầu ở Hội nghị Tân Hương (Mỹ Tho), tại Vĩnh Long, nhưng địch đưa về Cần Thơ tạm giam, thì đồng chí Hoàng trốn thoát.
Sau cuộc đổ bể này, để Vĩnh Long có thể khẩn trương chuẩn bị nổi dậy, Xứ ủy củng cố lại cơ quan lãnh đạo tỉnh. Đồng chí Thái Văn Đẩu, Xứ ủy viên được cử về làm bí thư tỉnh ủy, đồng chí Ngô Thị Huệ phó bí thư phụ trách quận Châu Thành, đồng chí Hiểu Tự tỉnh ủy viên kiêm bí thư quận ủy Tam Bình, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, tỉnh ủy viên kiêm bí thư quận ủy Vũng Liêm.
Cơ quan tỉnh ủy mới khẩn trương đôn đốc những công việc đã đề ra để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
Tháng 10, Tỉnh ủy họp ở Gò Ân Nước Xoáy để nghe phổ biến nghị quyết Xứ ủy Nam Kỳ vừa họp tháng 9 ở Tân Xuân. Tỉnh ủy nhất trí những nhận định và những công việc do Xứ ủy đề ra. Kiểm điểm phong trào địa phương, Tỉnh ủy nhận thấy địch khủng bố, ta có bị thiệt hại, nhưng các chi bộ vẫn được duy trì, quần chúng căm ghét địch, hăng hái tham gia các cuộc mít tinh, ủng hộ và phấn khởi thấy các đội du kích luyện tập.
Tỉnh ủy quyết định đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, theo hướng nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết của Xứ ủy đã đề ra.
Hội nghị thàn lập Ban khởi nghĩa toàn tỉnh gồm các đồng chí:
- Thái Văn Đẩu trưởng ban.
- Ngô Thị Huệ lãnh đạo cuộc nổi dậy ở tỉnh lỵ và quận Châu Thành.
- Hiếu Tự lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Tam Bình.
- Nguyễn Thị Hồng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Vũng Liêm.
Ngoài ra đồng chí Quảng Trọng Hoàng, Xứ ủy viên kiêm bí thư liên tỉnh ủy đang có mặt tại Vĩnh Long, trực tiếp phụ trách Ban chỉ huy quân sự tỉnh có đồng chí Nguyễn Hoàng Phước hỗ trợ.
Các quận cũng thành lập Ban khởi nghĩa để đề ra kế hoạch lãnh đạo nhân dân nổi dậy tại địa phương.
Kế hoạch khởi nghĩa toàn tỉnh đại thể như sau;
Du kích tiến vào chiếm những nơi yếu hầu của địch, riêng trại lính tập ta đã có phân phối, khi nghĩa quân tiến đến, sẽ làm nội ứng chiếm trại lấy súng, phân phát cho nghĩa quân, phá nhà tù là một mũi quan trọng để cứu các đồng chí đang bị giam giữ trong đó, tăng cường cán bộ của tỉnh trong cuộc nổi dậy. Trong khi du kích tiến vào thành phố, tihì các chi bộ công nhân, đường phố huy động quần chúng xuống đường hỗ trợ làm áp lực chính trị gây cho địch hoang mang hỗn loạn.
Các quận nổi dậy đánh chiếm quận lỵ, các đồn bốt thị trấn, phs các Nhà việc, trấn phá tề làng, cưa cây cản bộ, phá cột diện, cắt giây điện tín, đinệ thoái, phá cầu, phà…
Sau khi giành được chính quyền thì trương cờ đỏ sao vàng thành lập chính quyền cách mạng, ban bố quyền dân chủ cho nhân dân và trấn áp bọn chống đối cách mạng…
Trường hợp gặp khó khăn không thành công thì nghĩa quân rút về Rừng Dơi, làng Phước Hậu (Châu Thành), để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu.
(1) Theo đồng chí Ngô Thị Huệ, phó bí thư Tỉnh ủy lúc đó, kể lại: có một đồng chí trong cơ quan Tỉnh ủy bị bắt. Tỉnh ủy đã dời đi nơi khác; nhưng khoảng một tháng sau, đồng chí Trần Văn Bảy thấy yên yên, cho nên lại về đóng cơ quan Tỉnh ủy ở đó và vì thế đồng chí Bảy cùng một số đồng chí khác, bị địch bắt.
|
|
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:43 am gửi bởi macbupda »
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:08:26 am » |
|
3. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ
10 giờ sáng ngày 22-11, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủyđã tới trụ sở Ban khởi nghĩa tỉnh Vĩnh Long. Lệnh nói rõ, tất cả cùng nổi dậy vào lúc 12 giờ đêm ngày 22-11. Nhưng phải đợi tin cuối cùng của Xứ ủy mới được hành động. Ban khởi nghĩa tỉnh hội ý và thông báo ngay cho các Ban khởi nghĩa quận. Lệnh này do nữ liên lạc viên Mão đem về.
Đến sáu giờ chiều cùng ngày thì đồng chí Nguyễn Thị Liên (Hai Văn Bê) đem lệnh cuối cùng của Xứ ủy cho Ban khởi nghĩa. Tức tốc lệnh được chuyển đi khắp nơi.
Nhưng cũng chính vào chiều hôm đó, chủ tỉnh Vĩnh Long Elie Pommz, đã nhận được chỉ thị của Thống đốc Nam kỳ phải thực hiện mọi biện phá để chặn cuộc nổi dậy có thể nổ ra vào đem nay. Do đó, địch đã cấm trại không cho lính ra ngoài, khóa các kho súng, tăng cường canh gác các nơi; quan trọng nhất là nhà tù, cho lính thường xuyên tuần tra canh gác các ngả đường trong tỉnh lỵ… trong khi đó, ta đã có liên lạc thông báo cho các đồng chí trong nhà tù, sẵn sàng nổi dậy.
Nổi dậy ở tỉnh lỵ Vĩnh Long và quận Châu Thành
Thực hiện chủ trương của Ban khởi nghĩa, các đồng chí Nguyễn Hùng Phước, Nguyễn Hùng Minh, thợ máy, đã chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng khoảng 50 nghĩa quân, để tiến đánh tỉnh lỵ và phát động nhân dân nổi dậy. Nhưng do địch đề phòng, kế hoạch đó không thực hiện được. Các đồng chí liền thuê xe ôtô, đưa nghĩa quân đi phá phà Mỹ Thuận, chặn đường của địch từ Sài Gòn xuống Miền Tây.
Đường đi bị địch kiểm soát, tài xế sợ, bỏ trốn, cho nên sáng ra, các đồng chí kéo anh em về Rừng Dơi. Ngay tối hôm đó, ngày 23-11, các đồng chí lãnh đạo nghĩa quân đi phá cầu Cây Me…
Đồng chí Quảng Trọng Hoàng, Xứ ủy viên, Bí thư liên tỉnh ủy, lúc đó đang có mặt tại Vĩnh Long, ngay đêm 22-11, đã lãnh đạo một lực lượng du kích đi đánh đồn và phá phà Nước Xoáy. Nghĩa quân đánh chiếm đồn rất nhanh chóng, tức được 3 cây súng (2 súng trường và 1 cây hai lòng), sau đó cùng quần chúng tích cực hò reo, phá hai phà, nhằm chặn đường liên lạc của địch giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Trời sáng, đồng chí Quảng Trọng Hoàng cùng nghĩa quân kéo về Rừng Dơi.
Cũng ngay đêm 22-11, đồng chí Ngô Thị Huệ dẫn khoảng 50 nghĩa quân đến Long Hồ đốt sách giấy tờ Nhà việc của địch, cắt giây thép, cưa cây cản lộ… Sáng 23, nghĩa quân rút vào Rừng Dơi, làng Phước Hậu (Châu Thành), như dự kiến lúc đầu.
Lực lượng nghĩa quân kéo vào đây khá đông, đêm ngày 23-11, các đồng chí lãnh đạo nghĩa quân vượt phá Nước Xoáy, đánh chiếm đồn Long Khương (Hòa Hiệp) và đồn Chánh Hội (Tân Long Hội, Cái Nhum). Mấy đêm sau liên tục, nghĩa quân cùng quần chúng chặt cây cản lộ, cắt giây điện thoại, điện tín…
Đêm 29-11 nghĩa quân vẫn còn đánh chiếm Nhà việc chánh Hội (thị trấn Cái Nhum), đốt sổ sách thu 2 súng của tề làng…
Quận Tam Bình
Nhận được lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy do tỉnh ủy chuyển tới, Ban khởi nghĩa liền họp bàn và đề ra kế hoạch như sau:
Nghĩa quân xã Tường Lộc khoảng gần 100 người, do đồng chí Hiệu Tự, bí thư quận trực tiếp chỉ huy, đánh trại lính và dinh quận.
Nghĩa quân xã Mỹ Thạnh Trung, do các đồng chí Ngôn, Tịnh, Cư chỉ huy, đánh chiếm Nhà việc, phá cầu trên lộ 33 chặn địch ở tỉnh Vĩnh Long xuống.
Nghĩa quân xã Loan Tân do đồng chí Phạm Văn Đính chỉ huy, đánh chiếm đồn Trà Luộc.
Nghĩa quân Phú Lộc Đông, Phú Hưng, Phú Lộc Cựu khu vực Cái Ngang, khoảng 100 người do đồng chí Bôi, Gia lãnh đạo, đánh chiếm đồn Phú Trường Tây, giải tán các tề làng, nắm lấy chính quyền cách mạng.
Đúng 12 giờ đêm, tiếng pháo lệnh, trống mõ nổi lên trấn động khắp vùng, lẫn tiếng hò reo của quần chúng, các mũi nghĩa quân giương cao cờ đỏ, rầm rập tiến đến các nơi đã định. Nghĩa quân đã nhanh chóng chiếm Nhà việc Mỹ Thạnh Trung, đồn Trà Luộc, đốt cầu Ba kè, Cái Sơn, Bằng Tăng…
Riêng cánh nghĩa quân do đồng chí Hiếu Tự chỉ huy, chỉ chiếm được trại lính, không chiếm được dinh quận, vì địch dựa vào công sự, cố thủ, còn nghĩa quân khí thế và dũng cảm có thừa tuy nhiên chỉ có vũ khí thô sơ, không thể tiến vào dinh. Đến gần 4 giờ sáng ngày 23, lính địch từ Vĩnh Long kéo xuống ứng cứu, nghĩa quân mới rút.
10 giờ sáng, các lực lượng nghia quân nói trên, về tập trung tại Gò Cỏ ống thuộc làng Mỹ thạnh Trung (Tam Bình), để củng cố lực lượng. Nghĩa quân được nhân dân tiếp tế, úy lạo.
Riêng nghĩa quân các xã chung quanh vùng cái Ngang, đúng giờ đã định, nổi dậy đột nhập thị trấn Cái Ngang, có dân tại chỗ nội ứng, đánh chiếm đồn, giết đồn trưởng, bắt một số lính, thu 2 súng trường và 3 súng lửa. Nhân dân thị trấn cùng hàng trăm thuyền xuống đậu dọc sông, với hàng nghìn quần chúng vui mừng chào đón thắng lợi của nghĩa quân. Những người có thẻ thân xé bỏ trắng trên sông… Nghĩa quân làm chủ thị trấn 17 giờ, cho đến khi thấy hàng đại đội lính địch, mang theo vũ khí hiện đại kéo tới, mới rút vào Cây Điều, Phú Lộc Cựu, chuẩn bị đối phó với địch.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:09:23 am » |
|
Quận Vũng Liêm
5 giờ chiều ngày 22, Ban khởi nghĩa quận nhận được lệnh khởi nghĩa của cấp trên gửi tới. Các đồng chí liền triệu tập họp tại Trà Khang (nay thuộc xã Trung Thành), gồm Nguyễn Thị Hồng, tỉnh ủy viên kiêm bí thư quận ủy, các quận ủy viên Phạm Văn Ba, Nguyễn Văn Nhung, Trần Ngọc Đảnh, Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) và các cán bộ Hồ Chí Thiện (Năm Tép), Huỳnh Văn Đắc, Nguyễn Ngọc Yến, Trần Văn Nghị (Trần Kim Giảo).
Hội nghị nhất trí kế hoạch:
Mũi thứ nhất: khoảng 80 nghĩa quân thuộc các xã Trung Thành, Trung Hiếu do các đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Phạm Văn Ba Út, Tạo chỉ huy, có nhiệm vụ đánh chiếm quận lỵ, đồn lính mã tà, nhà bưu điện… Sau khi làm xong nhiệm vụ, đưa anh em đi chiếm đồn lính làng Trung Ngãi, hỗ trợ cho mũi thứ ba.
Mũi thứ hai: Nghĩa quân do anh Năm Lục Lạc (đồng chí Võ Văn Kiệt) chỉ huy có nhiệm vụ đánh bắc Nước Xoáy (Hồi Luông nay là Tân An luông thuộc đất Vũng Liêm) chặn giao thông của địch từ Vĩnh Long xuống Trà Vinh.
Mũi thứ ba: Khoảng 30 nghĩa quân làng Trung Ngãi do đồng chí Nguyễn Văn Nhung (Ba Sa) chỉ huy, có nhiệm vụ phá cầu Mê Tức, cầu Giồng ké cắt giao thông của địch từ Trà Vinh lên Vũng Liêm.
Đây là ba mũi chính do Ban khởi nghĩa quận trực tiếp tiến hành, còn các chi bộ, các làng có nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng nổi dậy chiếm Nhà việc, phá tề, chặt cây chặn lộ, cắt giây điện thoại, điện tín…
Đúng 12 giờ đêm, đồng chí Nguyễn Thị Hồng phát loa kêu gọi nhân dân nổi dậy. Khắp nơi hưởng ứng, các mũi đồng loạt tiến công
Mũi thứ nhất, nghĩa quân nhanh chóng tiến vào, bắt sống hai tên gác, chiếm được dinh quận, trại lính, nhà bưu điện. Thấy nghĩa quân hò reo, ào ào tiến đến, quận Hải hoảng sợ bỏ chạy. Nghĩa quân nổi lửa đốt quận, lửa bốc cao, ngày càng cháy mạnh. Chung quanh biết rằng cách mạng đã làm chủ quận lỵ, vô cùng phấn khởi. Còn bọn tay sai thì hoang man mất tinh thần.
Quân khởi nghĩa phá trại giam giải thoát 45 cán bộ và đồng bào đang bị địch giam giữ.
Lá cờ đỏ sao vàng được đồng chí Phạm Văn Ba, Nguyễn Ngọc Yến treo trên nóc trại lính, phấp phới bay trong tiếng hò reo trống mõ của quần chúng…
Đây là quận lỵ duy nhất nghĩa quân hoàn toàn nằm quyền làm chủ 8 giờ và do một nữ đảng viên mới 25 tuổi, lãnh đạo.
Cùng lúc đó, khoảng 100 nghĩa quân, phần lớn là thanh niên thuộc hai xã, do anh Năm Luc Lạc (đồng chí Võ Văn Kiệt) chỉ huy đi đánh bắc Nước Xoáy, trên sông Măng Thít. Nghĩa quân vượt sông san đất Tam Bình, gặp anh em do đồng chí Quảng Trọng Hoàng lãnh đạo, đã cùng nhau phối hợp phá cầu lấy súng, hoàn thành nhiệm vụ của mũi thứ hai.
Mũi thứ ba, nghĩa quân cũng nhanh chóng chiếm được đồn Trung Ngãi, làm chủ tình hình tại đây.
Nghĩa quân làng Tân An Luông có 17 người, do các đồng chí Nguyễn Văn Đốc và Lê Văn Tu chỉ huy, chiếm Nhà viêc Gò Ân, đốt hết sổ sách. Lũ tề đều bỏ chạy. Sáng ra, khảu hiệu, biểu ngữ Hoan nghênh Đảng cộng sản, Mặt trận phản đế dán khắp nơi. Hai lá cờ đỏ Búa Liềm treo trên một giây thép cao 30 mét ngay tại Bến đò ấp 8 và một lá cờ lớn được nghĩa quân căng giữa giòng sông Măng Thít…
Ở Hiếu Thành gần 100 nghĩa quân chiếm công sở Nhà Đài bắt hai tên, thu 3 súng lửa. Sau đó nghĩa quân vào các ấp, giải tán tề, đốt sổ sách…
Trên Cù Lao Dài (nay là Thanh Bình và Quới Thiện) đồng chí Trần Ngọc Đảnh chỉ huy nghĩa quân chiếm bốt canh Nhà việc làng Thanh Bình, thiêu hủy giấy tờ, thu 1 súng và làm chủ 3 ngày. Trong những ngày đó, nghĩa quân đến các làng Thạnh Phú, Thanh Lương, Rạch Vọp giải tán tề, lấy lúa của địa chủ chia cho dân làng. Ngày 26-11, Pháp cho máy bay, tàu chiến dưa quân đến chiếm lại, nghĩa quân mới rút đi.
Chủ tỉnh Trà Vinh Bohn bị thương trên đất Vĩnh Long
Khi nghĩa quân nổi dậy chiếm đóng quận lỵ Vũng Liêm, thì xã Tôn và Hào Mẫn vôi đi báo cho chủ tỉnh Trà Vinh. Trong khi đó, Ban khởi nghĩa được biết lộ Vũng Liêm - Trà Vinh chưa phá được, nhằm chặn đường tiếp viện của Trà Vinh cho Vũng Liêm, Ban khởi nghĩa liền phái các đồng chí Yến và Viên lấy xe ôtô mang một số du kích đi phá cầu Mê Tức. Xe đến cầu Trung Ngãi (Giồng Ké), cây số 27 cách Trà Vinh, thì trời đã sáng. Không thể tới cầu Mê Tức kịp, nghĩa quân liền nổi lửa đốt cầu Giồng Ké và bắt được xã Tôn và Hào Mẫn vừa từ Trà Vinh về tới đó. Nghĩa quân thấy có tiếng xe ôtô, liền tỏa ra ẩn núp, chờ đợi.
Được tin báo Vũng Liêm bị cộng sản nổi dậy chiếm đóng, Bohn liền mang theo Borel của Sở mật thám Cần Thơ, sen đầm Richard chỉ huy cơ liính mã tà và bác sĩ Abadie cùng mấy xe lính xuất phát từ 5 giờ sáng, đi cứu đồn Vũng Liêm. Đến cầu Giồng ké, xe của chúng phải dừng lại, vì ngọn lửa đang bốc cao. Chúng vừa ra khỏi xe thì nghĩa quân nổ súng, đồng thời xung phong nhảy vào đánh, chém. Chủ tỉnh Trà Vinh bị trúng ngay phát đạn đầu tiên, một tên cai bị thương nặng ở chân, ngay cạnh Bohn. Viên bác sĩ Abadie bị đánh mạnh vào vai, tên lái xe cũng bị đánh vào trán chỗ trên mắt phải.
Bọn địch nhảy khỏi xe, sả súng bắn lại liên hồi. Đồng chí Viên hy sinh tại chỗ. Còn đồng chí Phòng vác kiếm lội qua sông, nhảy vào chém địch, thì bị chúng bắt.
Về phía nghĩa quân ít súng, ít đạn, lính địch vừa nhiều vừa mạnh hơn cho nên nghĩa quân phải rút lui.
Cùng với việc xin máy bay bắn phá chống lại cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, địch phải xin ngay thủy phi cơ y tế đến Vàm Trà Vinh, chuyển Bohn về nhà thương Grail Sài Gòn, vì đường bộ đã bị những người nổi dậy, cắt…
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:11:34 am » |
|
4. Đế quốc Pháp đàn áp
Thấy nhiều nơi của Vĩnh Long có nhân dân nổi dây, nhất là bị mất quận lỵ Vũng Liêm, bọn cai trị Pháp liền vội trả đũa. Ngay từ sáng sớm ngày 23, chúng đã ra lệnh cho máy bay chở đầy xăng, súng đạn đi ứng cứu Vĩnh Long.
Bên dưới, chúng huy động toàn bộ máy cảnh sát, mã tà của Vĩnh Long có sự hỗ trợ của Bạc Liêu và Sa Đéc. Ngay ngày đầu, chúng huy động một đại đội lính tập, mấy ngày sau chúng tăng thêm cho một đại đội lục quân người Miên, một đại đội lê dương dưới sự chỉ huy tên đại úy Hallery, các trung úy Poulet, Rougerie, về sau bổ sung thêm trung úy Cazenave, điều từ Chợ Lớn về. Một đơn vị nhiều tàu chiến được dùng vừa đi càn, vừa tuần tra canh gác.
Ngay trong ngày 23-11, Pháp cho một trung đoàn lính Miên đến Càng Long và một trung đội lính lê dương đi giành lại những nơi đã mất. Bên trên có máy bay quan sát và bắn phá dữ dội.
Liên tục trong nhiều ngày đế quốc Pháp xua lính, có bọn tay sai đắc lực chỉ đường và thực hiện việc bắt bớ. Chúng bắn phá làm chết nhiều người dân vô tội, đốt nhà cửa của dân, có nơi bị cháy trụi cả xóm. Bọn tay sai theo địch gây nhiều tội ác với nhân dân như ở Tam Bình có quản Sửu, linh Bê, lính Sơn, cai tổng Triêm, cả Tần… Vũng Liêm có xã Tôn, Hào Mẫn, ban biện Giáo… thị xã có xếp Kỳ, cai Phát…
Tại Cù Lao Dài, binh lính địch đốt trên 40 ngôi nhà, bắt trên 70 người.
Ở Hiếu thành (Vũng Liêm), lính địch xua dân đi trước, khắp các cánh đồng, truy bắt nghĩa quân mấy ngày liền, bắt hơn 80 người, trong đó có 10 cán bộ đảng viên, giết hai người, đốt hàng 100 ngôi nhà, bắt nhiêu heo, gà vịt của dân làng.
Riêng làng Phú Hậu một trung tâm nhỏ ở chỗ gặp nhau giữa cầu Rạch Ba kè, Cái Ngang và Ba Càng, thuộc Tam Bình, cách quận lỵ 4 giờ di chuyển, bị nằm dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân gần 12 ngày (từ 23 đến 4-12-40)(1) đế quốc Pháp đã tiến hành 3 lần càn quét ngày 23, 25/11 và 4/12/40.
Lần một, một trung đội lính tập do 1 viên đội chỉ huy dùng thuyền đi vào, định đổ bộ lên làng, thì bị nghĩa quân dùng súng mới cướp được của đồn Phú Hậu đêm trước bắn, đồng thời dân làng nổi trống mõ, hò reo uy hiếp tinh thần lính địch. Thấy ở thế bất lợi, viên đội vội ra lệnh cho lính rút lui.
Lần hai, ngày 25-11 địch điều hơn 70 lính, do viên trung úy Rougerie chỉ huy, có viên sen đầm Berbouet mang theo 15 lính làng phối hợp. Chúng ỷ thế mạnh, bắn phá loạn xị, đốt phá tất cả các nhà kể cả của người Hoa, chỉ còn sót lại nhà việc, trường và chợ. Nghĩa quân và dân làng tản ra, rút vào vùng sâu. Sau khi lính địch rút đi, thì nghĩa quân và dân làng trở về và nắm quyền làm chủ, tự giữ gìn trật tự trị an, tề ngả theo cách mạng thì ở lại, còn những tên phản động phải chạy trốn nơi khác.
Bị mất quyền kiểm soát vùng Cái Ngang, lần thứ ba ngày 4-12-40, địch huy động một lực lượng mạnh hơn nữa đàn áp nghĩa quân để nắm lại quyền cai trị. Ngoài lực lượng lần trước, chúng tăng thêm một trung đội lính Miên, tất cả chia làm hai cánh, một xuất phát từ tỉnh lỵ qua Ba Càng và một từ Tam Bình, hai cánh gặp nhau ở Phú Lộc, từ đấy chúng cho quân càn tất cả xóm làng trongvùng mà chúng cho rằng những người nổi dậy ẩn nấp. Binh lính của chúng được lệnh thẳng tay bắn giết đốt phá, chúng đốt hàng nghìn ngôi nhà, giẫm nát hoa màu, thả cửa cướp gà vịt, heo của dân.
Để trả thù cho tên chủ tỉnh Trà Vinh bị thương, 1 mã tà bị chết, 4 lính và 6 cảnh sát bị thương, mất 23 súng và nhất là mất quyền kiểm soát quận lỵ Vũng Liêm và nhiều nơi khác, đế quốc Pháp đã tàn sát dã man dân làng của Vĩnh Long, bắt hơn 600 người dùng cực hình tra tấn, bỏ tù và đưa đi đày hàng trăm những người cách mạng(2).
Khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12-1940, địch bao vây khám xét nhà đồng chí Chín Hòa ở Rạch Kỳ Hà (Đất Méo), chúng bắt được một cây súng dấu trong ruột cây chuối, chúng liền bắn chết đồng chí chín Hòa tại chỗ. Thấy địch đến, đồng chí Quảng Trọng Hoàng đã trườn theo cây lúa để trốn, nhưng không thoát. Trong người đồng chí Hoàng, địch bắt được một sơ đồ bố trí cuộc nổi dậy đánh chiếm tỉnh lỵ Vĩnh Long. Chúng đưa đồng chí Trọng Hoàng ra tòa và xử tử hình vào ngày 22-7-1942.
Đồng chí Thái Văn Đẩu, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long, khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, đã chạy dạt về Mỹ Tho là quê của đồng chí và bị địch bắt tại đó.
Riêng đồng chí Ngô Thị Huệ, Phó bí thư tỉnh ủy lẩn tránh được. Năm 1942, đồng chí Huệ được Xứ ủy triệu tập, thay mặt cho tỉnh ủy Vĩnh Long, lên thành phố Sài Gòn đẻ nghe phổ biến kế hoạch công tác. Khi vừa tới địa điểm hẹn ở Cây Gõ (Chợ Lớn), thì rơi ngay vào ổ bẫy của địch. Thế là đồng chí Huệ và Dương Công Nữ, xứ ủy viên bị bắt. Lúc đưa ra tòa, vì không có một chứng cứ gì, cho nên địch phải thả đồng chí Huệ, còn đồng chí Dương Công Nữ, địch kết án tù 5 năm.
(1) Báo cáo của Chủ tỉnh Vĩnh Long số 225-CG ngày 12-12-40 cho Thống đốc Nam Kỳ. HS. IIA. 45/222 (2a) TT.LT2.TP.HCM. (2) Viết phần này, chúng tôi có lấy một số sự kiện và tư liệu trong cuốn Khởi nghĩa Nam kỳ ở Vĩnh Long, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long xuất bản, năm 1995.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:12:11 am » |
|
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:14:28 am » |
|
VII. - CUỘC NỔI DẬY Ở TRÀ VINH
Trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Trà Vinh là tỉnh có lực lượng cách mạng khá mạnh.
Theo báo cáo của chủ tỉnh Trà Vinh Desardin (thay Bohn bị thương khá nặng ở câu Giồng Ké phải đưa về Sài Gòn) thì quận Càng Long nằm trong “Khu Đỏ” có liên hệ chặt chẽ với Cầu Kè - Tam Bình - Vũng Liêm. Theo điều tra và khai thác những người bị bắt của địch, quận Càng Long có 12 chi bộ cộng sản. Những làng bị ảnh hưởng cộng sản và hoạt động chống Pháp mạnh là các xã An Trường, Mỹ Cẩm sát ngay gần quận lỵ và Long Đức, Hòa Đa Lộc, chung quanh tỉnh lỵ Trà Vinh. Còn các làng có phong trào, có cơ sở nhưng không mạnh bằng là Đức Mỹ, Nhị Lang, Bình Phú, Đa Phước, Phương Thạnh, Huyện Hội, Xong Lộc (thuộc Càng Long), và Mỹ Long, Hiệp Mỹ (thuộc quận Cầu Ngang). Các quận khác như Tiểu Cần, Trà Cú chưa có cơ sở Đảng và phong trào yếu(1).
Đồng chí Phan Văn Bảy (Bảy Cùi), Xứ ủy viên trực tiếp làm bí thư tỉnh ủy Trà Vinh. Trong Hội nghị Xứ ủy ở Tân Hương (Mỹ Tho), tháng 7-1940, đồng chí Phan Văn Bảy là một trong những đồng chí chưa tán thành phát động khởi nghĩa. Tuy nhiên, sau các nghị quyết của Xứ ủy, đồng chí đều phổ biết trong tỉnh ủy và bàn kế hoạch thực hiện.
Khoảng tháng 8-1940, lúc đồng chí Trần Băn Bảy, bí thư tỉnh ủy Vinh Long chưa bị bắt, đồng chí Ngô Thị Huệ còn công tác ở Trà Vinh, đồng chí Huệ đã cùng với nữ đồng chí Bảy Lê, theo kế hoạch của tỉnh ủy, về tổ chức cuộc họp quận ủy mở rộng tại ấp Nhì. Tham dự có các đồng chí quận ủy và bí thư chi bộ các xã Hiệp Mỹ, Long Mỹ, Long Hậu (Hựu), Mỹ Thập, Vĩnh Kim, Mỹ Hòa, để bàn những công việc cần làm, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Cuộc họp đang bàn dở dang thì bị lọ, lính địch bao vây, bắt hai đồng chí Huệ và Bảy Lê và một số đồng chí nữa. trên đường vê quận, do đồng bào vận động, chúng thả hai nữ đồng chí Huệ và Bảy Lê.
Sau cuộc nọp này, các đồng chí ở quận Cầu Ngang vẫn xúc tiến thành công du kích luyện võ, mua sắm vũ khí, sôi nổi là ở Mỹ Thập, Long Hậu.
Ở quận Càng Long, cuộc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa cũng được xúc tiến như ở Bình Phú đã lập lò rèn ở Bạch Dừa, mời thày dạy võ cho khoảng 15 du kích, tổ chức các cuộc mít tinh động viên quần chúng.
Cũng theo báo cáo của địch gần đến ngày khởi nghĩa, những hoạt động của ta làm chúng phải lo ngại là:
Khu vực một Càng Long, các làng An Trường, Mỹ Cẩm có liên hệ trực tiếp với Vũng Liêm (Vĩnh Long).
Khu vực hai, các làng Phương Thanh, Đại Phước gần tỉnh lỵ.
Khu vực ba, Cầu Ngang, so với hai nơi trên mới bắt đầu.
Vào lúc này quận trưởng quận Càng Long, phủ Truyền tỏ ra không sốt sắng trong việc đi ngăn chặn, bắt bớ, chủ tỉnh Bohn cho thay bằng Phủ Cang.
Hôm trước ngày nổ ra khởi nghĩa, đội Can (người ta đã bắt mối, làm nội ứng cho cuộc nổi dậy), phản bội, báo cho Đốc phủ Hoài biết, ta đang chuẩn bị đánh tỉnh. Hoài báo cáo ngay cho Bohn.
Lập tức, ngày 21-11, chủ tỉnh huy động lực lượng cho đi lùng sục các làng Bình Phú, Phương Thanh, Đại Phước bắt 14 người, mà chúng cho là những người cầm đầu phong trào. Như vậy, địch chặn trước được những cuộc nổi dậy ở các xã chung quanh quận lỵ và tỉnh lỵ Trà Vinh.
Ở Càng Long, tên sen đầm Richard mang một trung đội lính tập và lính mã tà cùng phủ Cang, tuần tiễu liên tục và bắt những người tình nghi ở các làng An Trường, Đức Mỹ… Do đó đêm ngày 22-11 rạng ngày 23-11, chỉ có một cuộc nhân dân nổi dậy phá nhà việc An Trường, một vụ nhân dân đốt và phá nhà của tề làng Phương Thanh…
Tuy nhiên, do hoảng sợ cuộc nổi dậy ở các nơi, chủ tỉnh Trà Vinh phải ra lệnh cho tất cả các đồn lẻ đều rút quân mang vũ khí về quận lỵ, trừ đồn 9 lính làm nhiệm vụ canh giữ bắc Cổ Chiên(2) ở Trà Vinh địch bắt tất cả 120 người, bỏ tù nhiều nghĩa quân.
Ở Trà Vinh, không có cuộc khởi nghĩa như các tỉnh, nhưng đau nhất cho địch là tên Bohn, chủ tỉnh đã bị nghĩa quân bắn trọng thương ở cầu Giồng Ké, khi y mang quân đi ứng cứu quận Vũng Liêm, như đã nói ở phần cuộc nổi dậy Vĩnh Long.
(1) Xem Báo cáo của chủ tỉnh Trà Vinh gửi Thống đốc Nam Kỳ 23c ngày 16-1-12941. HS. IIA.4/326(1) Xem bản đồ phong trào cách mạng Trà Vinh do địch vẽ kèm theo HS. như trên. (2) Xem Báo cáo đã dẫn trên.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:14:57 am » |
|
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
macbupda
Trung tá

Bài viết: 11970
Lính của PTL
|
 |
« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 06:22:46 am » |
|
VIII. CUỘC NỔI DẬY Ở SÓC TRĂNG
Tỉnh Sóc Trăng, khi cuộc nổi dậy của quần chúng nổ ra, có 4 quận: Châu Thành, Lế Sách, Long Phú, Phú Lộc và tỉnh lỵ. Quận Phú Lộc sau đổi là huyện Thạnh Trị. Dân số khoảng hơn 200.000 người, ngoài người Kinh, còn đồng bào Khmer, Hoa…
Vào năm 1940, Đảng bộ Sóc Trăng còn nằm trong Liên tỉnh ủy Cần Thơ gồm 4 tỉnh ủy: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đảng bộ Sóc Trăng có cơ sỏ đảng từ năm 1930 và phát triển khá trong thời kỳ 1936-1939.
1. Chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa
Khi nghị quyết chuẩn bị khởi nghĩa của Xứ ủy được Liên tỉnh ủy Cần Thơ phổ biến tới Sóc Trăng, địa phương mới có Ban cán sự tỉnh do đồng chí Dương Minh Quân làm trưởng ban, chưa có tỉnh ủy chính thức. Ban cán sự đã tích cực tuyên truyền vận động quần chúng tham gia các Hội phản đế, rải truyền đơn vạch trần những chính sách phản động của đế quốc Pháp như bắt thăm lấy lính, chính sách trưng thu, trưng dụng, tăng thuế…. Kêu gọi nhân dân chống thu thuế, chống bắt lính, đòi tăng cường phòng thủ Đông Dương, chống sự xâm lược của phát xít Nhật.
Theo báo cáo của mật thám và cảnh sát địch, các ngày 10-5, 11-6, 16-6, 26-6, 9-7, 22-8-1948 ở tỉnh lỵ Sóc Trăng và nhiều địa phương trong tỉnh xuất hiện nhiều truyền đơn, băng cờ khẩu hiệu, cờ… Riêng ngày 9-7, chúng thu lượm được hàng nghìn truyền đơn.
Một thiệt thòi cho phong trào ở Sóc Trăng lúc đó là, ngày 11-7-1940, Pháp bắt được đồng chí Dương Minh Quan bí thư Ban cán sự tỉnh và một số đồng chí khác. Chỉ hơn 10 ngày sau, ngay 25-7, chúng đưa ra toàn án Vĩnh Long xử đồng chí Quan một năm tù, Nguyễn Văn Bách, Trần Sơm mỗi người 8 tháng tù với lý do tải và giữ truyền đơn. Đồng chí Quan bị đưa đi Côn Đảo và hy sinh tại đó.
Ban cán sự tỉnh được củng cố gồm 3 đồng chí Phạm Hồng Thám, Nguyễn Tấn Khương và Bùi Thị Trường; đồng chí Thám làm Bí thư(1). Trong Hội nghị Tân Hương (Mỹ Tho), đồng chí được cử vào Xứ ủy và tại hội nghị này đồng chí Thám là một trong những đồng chí phát biểu chưa nên tiến hành khởi nghĩa. Cũng nên nói thêm, sau cuộc khởi nghĩa thất bại chỉ duy nhất đồng chí Thám trong Xứ ủy, không bị địch bắt, vì đồng chí rút về Bạc Liêu, Rạch Giá ẩn náu, cho đến Cách mạng Tháng Tám.
Gần khởi nghĩa thì Xứ ủy rút các đồng chí Phạm Hồng Thám và Bùi Thị Trường về Ban Binh vận Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Tấn Đạt, bí thư chi bộ Hòa Tú (quận Phú Lộc) lên thay làm thường trực Ban cán sự tỉnh ủy.
Để thiết thực chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, về công tác Đảng, Ban cán sự đã khôi phục, chấn chỉnh và phong trào các chi bộ Trường Khánh, Châu Khánh (quận Châu Thành), chi bộ Cù Lao Dung (quận Long Phú), chi bộ An Lạc Thôn (quân Kế Sách) thành lập chi bộ đồn điền La Bách (Kế Sách).
Riêng chi bộ Hòa Tú (quận Phú Lộc), tỉnh đã rút đi 2, nhưng lại phát triển thêm, thành 8 đảng viên trước lúc bùng nổ khởi nghĩa. Đồng chí Văn Ngọc Chính được cử làm bí thư chi bộ thay đồng chí Nuyễn Tấn Đạt, đã lên tỉnh làm Thường trực Ban cán sự tỉnh ủy.
Các chi bộ đã tiến hành vận động giáo dục quần chúng tham gia các hội phản đế. Các hội quần chúng cách mạng đã phát triển ở Bàng Long, Giếng Nước, Thân Thạnh, Phú Hữu (quận Long Phs), Xuân Hòa, đồn điền La Bách (Kế Sách)… Từ hội viên phản đế các chi bộ lựa chọn những thanh niên hăng hái, khỏe mạnh, tổ chức thành các đội vũ trang luyện tập võ, đánh côn quyền động tác quân sự…
Chi bộ Hòa Tú là chi bộ mạnh, các đồng chí đã thành công thành các đội mít tinh, có cuộc ở gò Ba Thu, ấp Rạch Rò tới 200 người tham dự. Hàng trăm người đã gia nhập các Hội phản đế trong đó có cả một số tín đồ đạo Hòa Hảo; đội thanh niên vũ trang có tới 60 người, trang bị vũ khí thô sơ thường xuyên luyện tập.
Trong lúc chuẩn bị, riêng chi bộ Mỹ Quới (Phú Lộc) có liên lạc với quận ủy Phước Long (tỉnh Rạch Giá), các đồng chí đã tiến hành công tác chuẩn bị dưới sự chỉ đạo của quận ủy Phước Long.
Một khó khăn trong công tác chuẩn bị của tỉnh Sóc Trăng là tỉnh mới có Ban cán sự Tỉnh ủy, còn tất cả các quận đều chưa có tổ chức cấp ủy, mọi việc do Ban cán sự tỉnh chỉ đạo trực tiếp tới các chi bộ. Vào lúc nổ ra khởi nghĩa, tỉnh cũng như các quận đều không có Ban khởi nghĩa. Dó đó, cả quá trình từ lúc chuẩn bị, khi phát động và lãnh đạo cuộc nổi dậy đã nổ ra rồi, gặp nhiều khó khăn.
(1) Phạm Hồng Thám, người Vũ Thư, Thái Bình. Năm 1927 tham gia V.N.T.N.C.M.Đ.C.H 1930 là Đảng viên cộng sản, bị Pháp bắt và xử 20 năm tù, đày đi Côn Đảo. Ngày 30-4-1935 đ/c Thám cùng các đ/c Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Trọng… vượt ngục Côn Đảo về đất liền hoạt động cách mạng.
|
|
|
Logged
|
Tự hào thay, mác búp đa Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng. Thô sơ, gian khổ đã từng Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
|
|
|
|