Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 03:54:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng Mười Một năm 1940  (Đọc 94779 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:44:52 pm »

Qua bản thống kê những tài liệu địch bắt được trong cuộc càn quét ở Địa Bàu Mốp, làng Thạnh Lợi, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét sau đây:

1. Chắc chắn nghĩa quân hoạt động ở căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo có liên hệ với Xứ ủy Nam Kỳ mới được củng cố lại, sau khi cộc khởi nghĩa thất bại. Trong một số hồi ký, sách báo thường viết về Hội nghị Xứ ủy mở rộng ở làng Đa Phước, huyện Cần Guộc(1).

Nay thì có thể khẳng định, Hội nghị có được tiến hành vào các ngày 21, 22 tháng 1 năm 1941 (số 22 trong bản kê khai)

Hội nghị này có kiểm điểm rút khởi nghĩa về những nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa, chúng tôi sẽ nhắc tới ở phần chủ trương của Xứ ủy sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Đồng chí Lưu Dự Châu (năm 1931 đã làm bí thư tỉn Gia Định, trong Ban khởi nghĩa tỉnh Tân An, được cử lãnh đạo căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo, làm chỉ huy trưởng các lực lượng nghĩa quân của nhiều tỉnh tập trung về đây, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần hai, do Xứ ủy chủ trương. Số lượng Nghị quyết của hội nghị Xứ ủy tháng 1-1941 có tới 13 bản, chứng tỏ rất mới và rất quan trọng.

Việc Xứ ủy chủ trương ra báo Giải Phóng, sau cuộc nổi dậy thất bại chứng minh đúng, vì đã được gửi tới căn cứ số 1. 2 và tờ phụ, và lại nhiều bản. Những cuộc càn quét sau, địch còn bắt được báo Giải Phóng số 9 và 10.

Rất tiếc bản nói về tổ chức nghĩa quân (mục 63) và bì thư đựng tài liệu về tổ chức nghĩa quân Tân An (mục 7), địch chỉ kê mục, không còn nội dung.

2. Một số tài liệu cho thấy, Xứ ủy đã dự iến những công việc sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, như Tuyên ngôn của Chánh phủ lâm thời dân chủ cộng hòa quốc Đông Dương (mục 41). Hỡi quốc dân đồng bào! (rất nhiều bản, mục 49), Lịnh giới nghiêm, Cùng Quốc dân đồng bào! (mục 55), Thiết lập trật tự (mục 56), Luật thi hành của Chính phủ (mục 57)… Có thể đây là những tài liệu được chuẩn bị từ cuộc khởi nghĩa ngày 23-11 còn lại.

3. Những tài liệu kỷ luật tạm thời của du kích (mục 53), tài liệu in cho 7 ban (mục 62), cho thấy tổ chức của nghĩa quân khá chặt chẽ và có quy mô nhất định.

4. Sau khởi nghĩa Trung ương Đảng đác có liên lạc với Xứ ủy nam Kỳ và đã đến được căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc (16-2-1941) (mục 5), Thư của Trung ương gửi cho Xứ ủy Nam Kỳ và các đồng chí (Không có ngày, có thể thư cũ (muc 24). Như vậy ý kiến cho rằng khoảng 6 tháng 2, tháng 3-1941, Trung ương Đảng rất lo cho Nam Kỳ, đã cử một đoàn cán bộ gồm 3 người gồm các đồng chí Nguyễn Hữu Ngoạn, Nguyễn Hữu Xuyến và nữ đồng chí Nam vào tiếp xúc với đồng chí Phan Văn Khỏe, Bí thư Xứ ủy mới được bầu lại thay đồng chí Tạ Uyên, là có khả năng hiện thực(2). Đó là chưa kể những vấn đề lý thú khác thuộc sinh hoạt của nghĩa quân như tập ca, tập y học…

Sau cuộc càn quét của địch đánh trúng trung tâm căn cứ ở Thạnh Lợi của nghĩa quân, theo tài liệu của Ban Thường vụ tỉnh Long An và Lịch sử Chợ Lớn - Tân An trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, thì Xứ ủy cử đồng chí Nguyễn Văn Tiếp Xứ ủy viên cùng hai cán bộ của Tỉnh ủy Tân An Trần Trung Tam, Võ Ngọc Đại đến căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo truyền đạt chủ trương giải thể căn cứ của Xứ ủy. Đồng chí Lưu Dự Châu và một số nghĩa quân rời căn cứ. Đến ngày 28-7-1941, Pháp bắt được đồng chí Châu ở Hóc Môn (Gia Định) và cả đồng chí Tiếp, Xứ ủy viên)(3).

Đồng chí Châu rời căn cứ, nhưng đồng chí Lê Văn Của (Mười Râu) phụ trách bộ phận còn lại và tiếp tục chiến đấu.


(1) Ban nghiên cứu LSĐ. TP.HCM: Nam Kỳ khởi nghĩa (1940). NXB. TP.HCM 1980, tr.118
(2) Như trên, tr.110. 120.
(3) Như trên đã nói, Tỉnh ủy Tân An do đồng chí Trần Trung Tam làm bí thư đã có chủ trương định khởi nghĩa, cho nghĩa quân rút vào bí mật cho nên việc đồng chí Tam cùng đi với đ/c Tiếp vào truyền đạt ctr giải thể căn cứ là dễ hiểu.
Sự thật, Xứ ủy chưa bao giờ họp bàn đình hoãn khởi nghĩa và giải thể căn cứ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:47:00 pm »

Ngày 2-4-1941, trong đợt lùng xục vùng Ba Thu (Mộc Hóa giáp Campuchia) mang theo 26 lính và 30 dân binh, địch bắt được nghĩa quân Lê Văn Dâu, người tham gia cuộc phục kích diệt quản Nên và bếp Nhung.

Ngày 20-4-1941, đơn vị lính do phó quản Huỳnh Văn Sĩ chỉ huy càn Bàu Voi, vùng giã Thuận Nghĩa Hòa và Bình Thành, chúng bắn bị thương nghĩa quân Trịnh Văn Biệt, người đã dự cuộc đánh chiếm đồn Trà Cú và bắn chết nghĩa quân Lê Văn Tiêng, đã tham gia cuộc phục kích Cai tổng Thanh Hoa Hạ ngày 29-12-1940, bắn chết bếp Tạ Văn Mao… Cả hai đồng chí đều trong đội do các đồng chí Giáo Châu và Giáo Hích (làng Thuận Nghĩa Hòa và Bình Thành) chỉ huy.

Chúng tổ chức khen thưởng cho các tên tay sai đắc lực phỏ quản Sĩ, cai Giáp, cai Đơn và một số tề trung thành với chúng trong cuộc biểu dương lực lượng ở đại lý Bình Hòa.

Được chỉ điểm báo cáo có nghĩa quân đang ở xóm Thạnh Hưng (Thạnh Lợi), nửa đêm ngày 9 rạng ngày 10-11-1941, trưởng đồn cảnh sát Thạnh Lợi, cai mã tà Nguyễn Văn Nghĩa mang theo 5 lính, 3 tay hân, trang bị đầy đủ vũ khí tới Rạch Bà Hạt để truy lùng. Khoảng 4g30, cách rừng Dung 200 mét, thì chúng trạm chán khoảng 15 nghĩa quân. Bị nghĩa quân bắn lại, bọn lính ẩn náu, chờ trời sáng. Nhưng lợi dụng trời tối, rừng rậm, nghĩa quân dễ dàng rút đi, để lại 4 xuống ba lá không số, trong đó có chăn màn, quần áo cũ, đồ dùng nhà bếp, 1 hộp thuốc súng, bản tuyên bố của Đảng Cộng sản và hai bài vọng cổ. Nội dung 2 bài vọng cổ có nói tới nguyên hân thất bại của cuộc khởi nghĩa, việc tiếp tục chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần hai(1).

Từ đây, dưới sự chỉ huy của chủ tỉnh Tân An, lính địch ở Bình Hòa chuyển sang hỗ trợ và phối hợp với bọn cai trị Mộc Hóa tổ chức lùng xục, càn quét lực lượng nghĩa quân Phạm Văn Kỳ, sẽ trình bày ở cuộc nổi dậy ở Mỹ Tho.

Chúng tôi thấy cần thiết ghi lại một đoạn trong báo cáo của chủ tỉnh Tân An E. Vilmont, nhận định về tính chất và ý nghĩa của cuộc nổi dậy của nghĩa quân tỉnh Tân An, gửi Thống đốc Nam Kỳ:

“Với sự lùi lại của thời gian, những thông tin thu lượm được, người ta có thể nhận định rằng Đảng Cộng sản Đông Dương phát động vào giờ đã định, cuộc khởi nghĩa trên lãnh thổ Tân An, nhằm góp phần tổ chức (cấu tạo) một mặt trận đỏ liên hoàn, từ phía Bắc lộ lớn, thâm nhập về phía Tây, Sài Gòn - Mỹ Tho - Vĩnh Long, chúng chọn khu vực hành động này, vì dễ dàng di chuyển, nhanh chóng trong tiến công, nhưng nhờ đường sông, kênh rạch, chúng lại bảo vệ an toàn cho lực lượng của chúng, bởi vì chúng làm chủ một hệ thống, mà ở đó những phương tiện can thiệp của bản thân chúng ta,về an ninh và phòng vệ, không có.

Sự lưu thông đường sống từ Sài Gòn đến các sông Vàm Cỏ - các kênh phía Bắc Mỹ Tho; kênh Xáng (Arroyo commercial); kênh Tổng đốc Lộc cho tới tận Châu Đốc, giúp cho bọn nổi loạn một vùng di chuyển không chút rủi ro bất trắc, mà chúng biết tận dụng những thuận lợi ấy.

Vùng đỏ này được tạo ra, rõ ràng Đảng Cộng sản Đông dương có một kế hoạch to vào những thành tựu cai trị, xã hội và công nghiệp của chúng ta.

Những hoạt động liên tục của bọn phiến loạn, với mục đích chiếm quận lỵ Thủ Thừa, để nối tiếp với Chợ Lớn, vượt qua đương sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, hướng tới trung tâm đô thị Tân An, để phối hợp với các cuộc nổi loạn các làng giáp ranh của Mỹ Tho (như Chợ Gạo và Bến Tranh). Trong khi dó, vùng trải dài từ Bến Lức đến Đức Hòa là miếng mồi của bọn cộng sản hung dữ làng Thạnh Lợi…

… Việc chiếm đóng Mỹ An Phú hồi 19 giờ ngày 24-11-1940 của Hải quân, đã ngăn cản cuộc tiến công của bọn cộng sản vào quận lỵ Thủ Thừa, mà bọn chúng đã dự định tiến vào sông Vàm Cỏ xuống, lúc nửa đêm. Ôtô súng máy, đội cơ động đặc biệt, đã cứu Bến Lức (Chợ Lớn), chặn bọn thâm nhập từ phía Mỹ Tho. Và đẩy bọn du kích vào Đồng Tháp Mười, như vào vùng Viễn Tây (un Farwest) vào một vùng đất không người (un No-man’s land) hoặc vào rừng. Vì vậy, cuối tháng 1-1941, bọn phiến loại phải tập hợp trong phía Bắc vùng giữa hai sông Vàm Cỏ”…(2)


(1) Báo cáo số 1162/AG ngày 13-11-1941 của chủ tỉnh Tân An Vilmont do Thống đốc Nam Kỳ. HS. IIA.e/222 (2c) TT.LT 2 Xem bài vọng cổ ở phần phụ lục.
(2) Báo cáo số 42c ngày 11-4-1941 của chủ tỉnh Tân An gửi Thống đốc Nam Kỳ. HS. IIA45/222(2c) TT.LT2. TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:10:10 am »

V. CUỘC NỔI DẬY Ở MỸ THO(1)

Sau những cuộc họp của Xứ ủy (tháng 7, 9 và 10-1940), Tỉnh ủy Mỹ Tho đã có ba cuộc họp, cũng ngay vào cuối tháng đó, đều ở vùng Xoài Hột (xã Thạnh Phú, huyện Châu thành) để bàn kế hoạch triển khai thực hiện theo hướng khẩn trương chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, khắp nơi quần chúng náo nức hưởng ứng chuẩn bị nổi dậy.

Ở tất cả các quận ChâuThành, Cai Lậy, Chợ Gạo, An Hóa, Cái Bè công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Rất nhiều xã tổ chức mít tinh diễn thuyết, kêu gọi quần chúng đấu tranh chống khủng bố, chống bắt lính, chống sưu cao thuế nặng… Ban đầu, các cuộc mít tinh thường tổ chức vào ban đêm, có nơi chuyển thành biểu tình thị uy, dần dần mít tinh và biểu tình cả ban ngày.

Ở một số quận các chi bộ thành lập những đội tuyên truyền xung phong trương băng cờ và nói chuyện ở những nơi đông người, gây không khí náo động, háo hức muốn vùng lên đấu tranh sống chết với bọn đế quốc phát xít.

Công tác vận động kêu gọi binh lính người Việt, mã tà, cảnh sát… được Tỉnh ủy rất chú trọng. Nhiều địa phương đưa cán bộ, đảng viên của ta vào hàng ngũ lính địch, một đồng chí tỉnh ủy viên bị động viên đi lính, đã hoạt động gây được nhiều nhân mối trong các trại lính và hăng hái trong việc chuẩn bị khởi nghĩa (Cai Tốt).

Do sự vận động của ta, một lính da màu (den) trong quân đội địch đã ủng hộ cách mạng 4 khẩu súng gồm 3 súng săn, một súng lục (Saint Etienne). Những khẩu súng này đã được đem dùng ngay trong cuộc nổi dậy đầu tiên của nghĩa quân xã Long Trung (quận Cai Lậy)(2).

Nhiều bài ca kêu gọi các tầng lớp quần chúng đứng lên khởi nghĩa và kêu gọi binh lính địh cầm súng quay về với cách mạng được lan truyền rộng rãi.

Dưới đây là một bài ca kêu gọi binh lính người Việt trong quân đội Pháp còn lưu lại:

“Hỡi anh em binh lính!

Bước ra đấu tranh với lũ quân binh,

Lợi quyền chia nhau chung hưởng cùng nhau,

Màng chi lon dỏ, lon trắng, lon vàng (chỉ cấp bậc trong quân đội Pháp)

Ham chi quan tước với tấm mề đay (médaille, huân chương)

Quân nó khinh mình, quân nó gạt mình.

Chúng nó nói: phải ái quốc, phải ái quốc, nên yêu dân, nên yêu dân,

Phải cứu dân cùng chung mẫu quốc, mẫu quốc,

Nhưng nào có thấy nó cứu dân,

Ta thấy dân cơ hàn, có ai thèm lo, nỡ nào làm ngơ,

Hỡi này anh em binh lính!

Cùng với công nông cướp lấy chính quyền về tay ta.

Theo bóng ngọn cờ hồng. Theo bóng ngọn cờ hồng!

Việt Nam cộng sản muôn năm!”

Tài liệu tuyên truyền, huấn luyện, truyền đơn, báo chí(3) cờ, băng, chuẩn bị cho khởi nghĩa do Tỉnh ủy phụ trách, đặt làm ngay tại căn cứ rừng Lầu Thày Kiện, ấp Tân Lập thuộc xã Tân Lý Đông, quận Châu Thành. Đó là trụ sở của Ban lãnh đạo khởi nghĩa. Ngoài ra còn mấy địa điểm in ấn nữa đóng ở nhà đồng chí Nguyễn Văn Dẹm (xã Tân Hương), nhà ông Hội đồng Nhiều (xã Kim Sơn) quận Châu Thành, nhà ông Trần Vĩnh Hoài (xã Tân Thuận Bình, quận Chợ Gạo)… Các quận cũng có cơ quan in của mình như quận ủy Châu Thành đặt ở nhà ông Đăng ấp Đông, xã Kim Sơn, quận ủy Cai Lậy đặt ở xã Mỹ Hạnh Đông, sau rời về Nhị Quý


(1) Vào 1940-1941, tình hình địa lý, dân số. lính địch ở Mỹ Tho như sau :
Tỉnh trải dài 115 ki-lô-mét theo sông Tiền, một nhánh lớn của sông Mê Kông, rộng 30 ki-lô-mét, diện tích 223.660 ha.
Sông có hai cửa đổ ra bể là cửa Đại và cửa Ba Lai, cách ngoài đảo An Hóa. Sản xuất chủ yếu ruộng lúa chiếm 132.660 ha.
Về hành chính, ngoài tỉnh lỵ là cấp thành phố, có quận:
1. Quận Châu Thành 3 tổng, 42 làng; Quận trưởng. Ng. Văn Quí
2. Quận An Hóa 2 tổng, 19 làng; Quận trưởng Trương Công Thiện
3. Quận Cái Bè 2 tổng 18 làng; Quận trưởng Ngô Ngọc Biêu
4. Quận Cai Lậy 3 tổng 23 làng; Quận trưởng Nguyễn Văn Tâm
5. Quận Chợ Gạo 3 tổng 20 làng; Quận trưởng Nguyễn Văn Năm
Dân số khoảng 400.000 người.
Thường xuyên đóng tại Mỹ Tho có 2 đại đội lính tập (khố đỏ, Tiralleurs); 17 lính mã tà (garde civile)
Lúc khởi nghĩa thường xuyên có mặt tại Tỉnh 1 tiểu đoàn lính tập; không kể tiểu đoàn lê dương được điều đến để đàn áp.
Chủ Tỉnh là GAUTHIER. Từ 1-12-1940 thì DUFOUR về thay.
(2) Người lính da màu này có vợ người Việt là bà Nguyễn Thị Son ở thành phố Mỹ Tho. Khi chúng tôi đi tìm hiểu thực tế ở Mỹ Tho năm 1984 thi bà còn sống.
(3) Như tờ TIẾN LÊN! Cơ quan tranh đấu của Mặt trận thống nhất phản đế Đông dương, số 5 ra vào tháng 8-1940 được xuất bản ngay tại Mỹ Tho và phát hành đi các nơi. Vì ngày 30-7-1940, cơ quan in báo Tiến lên đóng ở Chợ Lớn bị vỡ, các đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Hữu Tiến bị bắt. Điều đó cũng chứng tỏ Mỹ Tho mà một cơ sở mạnh của Xứ ủy lúc đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:14:05 am »

1. Về công tác tổ chức xây dựng lực lượng

Tỉnh ủy Mỹ Tho được củng cố, đồng chí Phan Văn Khỏe, Xứ ủy viên trực tiếp làm bí thư tỉnh ủy. Các quận đều có quận ủy, riêng quận Chợ Gạo, mới có quận ủy lâm thời.

Lúc đó ở Mỹ Tho có 112 xã mà đã có tới 60 chi bộ xã, xí nghiệp, đường phố, tức là gần 50% tổ chức cơ sở có lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Tỉnh ủy phổ biến chủ trương khởi nghĩa đến từng chi bộ, đảng viên, trao nhiệm vụ lãnh đạo cho từng cán bộ, đồng thời giáo dục vai trò tiên phong gương mẫu, tinh thần kiên cường bất khuất của người cộng sản trong cuộc đấu tranh sống còn với quân thù.

Theo chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ ủy, Tỉnh ủy Mỹ Tho đã tập hợp quần chúng trong Mặt trận phản đế Đông Dương dưới nhiều hình thức: Thanh niên phản đế, Phụ nữ phản đế, Nông hội phản đế, Binh sĩ phản chiến, Nhi đồng cứu vong. Riêng tổ chức Thanh niên phản đế được thành lập ở nhiều xã quận Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo. Các xã có tổ chức Thanh niên phản đế mạnh là Thạnh Phú, Long Hưng Vĩnh Kim (Quận Châu Thành), Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Phước Tây (quận Cai Lậy), Quơn Long (quận Chợ Gạo).

Một ủy ban vận động Mặt trận phản đế được thành lập để tuyên truyền phổ biến mục đích, tôn chỉ, cương lĩnh đấu tranh của Mặt trận và tiến hành lập Mặt trận từ làng xã lên quận, tới tỉnh.

Những quần chúng hăng hái, trung kiên có tinh thần yêu nước vào có cảm tình đối với Đản đều chuyển từ từ Mặt trận Dân chủ sang Mặt trận phản đế. Qua thực tiễn đấu tranh, những quần chúng tốt trong Mặt trận phản chiến được giới thiệu vào Đảng.

Mặt trận được tổ chức rộng rãi, ngoài lực lượng công nông làm nòng cốt còn có các tầng lớp nhân dân khác. Đáng chú ý, Mặt trận đã vận động được một số trong các Hội đồng tề thôn, xã, một số người giàu có ở nông thôn, mà sau này trong cuộc nổi dậy họ đã ủng hộ hoặc chiến đấu tích cực. Có cả một số người vốn trước kia là “anh hùng hảo hớn” hay bất bình trước những cảnh không công bằng của xã hội, căm ghét bọn đế quốc thống trị, bọn cường hào hà hiếp nhân dân, nhưng chưa được giác ngộ, đã có hành động lấy của người giàu (địa chủ) giúp người nghèo (như Phạm Văn Kỳ (Mười Kỳ), Hà Tôn Hiến…). Nhờ sự giáo dục của Đảng, của mặt trận, những người này đã đứng vào hàng ngũ nhĩa quân, cùng đấu tranh “sống chết” với nhân dân, trở thành những chiến sĩ chiến đấu rất ngoan cường trong nổi dậy và anh dũng lúc hy sinh.

Thực hiện quyết định của Tỉnh ủy, nhiều chi bộ đã tổ chức các đội cảm tử. Phần lớn các xã trong quận Châu thành và một số xã trong các quận khác đã thành lập một trung đội cảm tử, cá biệt có nơi tới một đại đội. Như ở xã Thạnh Phú đã thành lập nhiều đội vũ trang ở Bờ Xxe, Bờ Đá, Cây Xanh, Miếu Hội, Xóm Chùa, Xóm Vong, Ấp Chợ, Xoài Hột.

Trong các hãng, xưởng ở tỉnh lỵ cũng có đội tự vệ vũ trang, trang bị vũ khí thô sơ như: gươm, giáo, mác, dao găm, gậy, tầm vông… Phong trào mua sắm vũ khí và quyên góp tiền, xu, lập lò rèn làm gươm, dao găm rất hăng hái ở các xã Tân Lý Tây, Long hưng, Kim Sơn, Mỹ Hạnh Đông. Riêng ở xã Vĩnh Kim làm được 12 cây súng tự tạo. Ở một số nơi thực hiện cả việc tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc…

Các đội cảm tử luyện tập thường xuyên và thường tập vào ban đêm. Tỉnh mở lớp đào tạo cán bộ quân sự tại căn cứ, rồi cho tỏa về huấn luyện ở địa phương.

Nội dung học tập quân sự gồm: Kỷ luật tạm thời của du kích. Cách đánh du kích, Công tác phá hoại…

Để thiết thực chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, Tỉnh ủy đã quyết định chọn vùng rừng Lầu Thầy Kiện hay còn gọi là Rừng Ba U, toàn cây tràm, măng, lác rậm rạp, thuộc xã Tân Lý Đông (quận Châu Thành), làm căn cứ cách mạng của tỉnh. Vùng này giáp ranh 3 xã Long Định, Tam Hiệp, Tân Lý Đông, kế cận vùng Đồng Tháp Mười rộng mênh mông, kênh rạch chằng chịt và măng lác um tùm. Tỉnh ủy chia căn cứ này ra làm ba khu, đặt cho mỗi khu một bí danh:

- Khu Marseille (Mác-xây, một cảng miền Nam nước Pháp là nơi sản xuất vũ khí.

- Khu Paris (Pa-ri, thủ độ nước Pháp) là nơi dự trữ lương thực, may cờ, làm khẩu hiệu, in truyền đơn…

- Khu Đà Lạt là nơi tiếp đón cán bộ từ ngoài vào. Căn cứ là nơi cán bộ về báo cáo tình hình và hội họp.

Các quận cũng chọn những nơi có phong trào mạnh làm căn cứ như Bắc Châu Thành, Bắc Cai Lậy, Bắc Cái Bè… Nhìn trên bản đồ thấy những căn cứ này gần căn cứ của tỉnh và đều kề sát vùng Đồng Tháp Mười.

Gần ngày khởi nghĩa, Tỉnh ủy lập ủy ban khởi nghĩa có các Ban như Ban Tham mưu, Ban Tác chiến, Ban Binh vận, Ban Hậu cần, Cứu thương… Riêng về giao thông, Tỉnh ủy lập một mạng lưới nhiều tuyến nhằm bảo đảm cho việc chỉ huy được thông suốt và kịp thời. Trạm giao liên của tỉnh ủy đặt tại cầu đúc Trung Lương (nay thuộc cã Trung An, thành phố Mỹ Tho) chịu trách nhiệm: Liên lạc giữa Tỉnh ủy với Xứ ủy, Tỉnh ủy với Liên tỉnh ủy, Tỉnh ủy với các quận và cơ sở trực tiếp. Trung Lương là ngã ba đường từ thành phố Sài Gòn đi miền Tây và vào thành phố Mỹ Tho; đồng thời cũng là ga đường sắt từ Sài Gòn qua ga Trung Lương đến Mỹ Tho.

Việc giao liên dùng mọi phương tiện: đi bộ, đường thủy, đường sắt, đường ô tô… Riêng lệnh khởi nghĩa thì dùng xe location (lô-ca-xi-ông như xe taxi hiện nay), để nhanh chóng truyền đạt lệnh khởi nghĩa đi các nơi.

Trong công tác lãnh đạo tất cả các quận đều quy vào một khối do Tỉnh ủy chỉ huy. Riêng chi bộ các xã Thanh Bình, Trung Hòa, Mỹ Tịnh An, do sự khủng bố của địch đầu năm 1940, đã bị đứt liên lạc với quận ủy Chợ Gạo, cho nên các đồng chí đã bắt liên lạc với Tỉnh ủy Tân An và đã được Tỉnh ủy Tân An cử cán bộ về tận nơi giúp đỡ.

Nhìn chung, công việc chuẩn bị khởi nghĩa của Mỹ Tho rất sôi nổi, nhất là sau khi Pháp thua trận ở chính quốc, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ở Bắc Kỳ đã nổ ra, quân đội người Việt nằm trong quân đội pháp bị điều sang biên giới Thái - Campu-chia, để chuẩn bị chiến tranh Pháp - Thái. Chỉ còn đợi mệnh lệnh cuối cùng của Xứ ủy quyết định ngày giờ là quần chúng nổi dậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:14:57 am »

2. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ

Mệnh lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy gửi đến trạm giao liên Trung Lương của Tỉnh ủy Mỹ Tho vào hồi 20 giờ ngày 22 tháng 11 năm 1940.

Mệnh lệnh nói rõ: 0 giờ ngày 23-11-1940 sẽ đồng loạt nổi dậy đánh chiếm các đồn, thị trấn, nhà việc, cắt đứt đường giao thông, nhất là lộ 4 Đông Dương (nay là đường số 1), chặn không cho địch kéo về ứng cứu Sài Gòn. Sau khi ta chiếm được Sài Gòn, thì quân khởi nghĩa sẽ kéo về tỉnh phối hợp với lực lượng tại chỗ đánh chiếm tỉnh lỵ.

Lập tức, bằng mọi phương tiện, lệnh khởi nghĩa được gửi đi khắp nơi.

ĐỊCH CỐ GẮNG NGĂN CHẶN

Nhưng, ở Mỹ Tho bọn cai trị lại được thông báo trước. Vào hồi 5 giờ chiều ngày 22-11 (tức là trước khi lệnh khởi nghĩa của Xứ uỷ tới tỉnh), Chủ tỉnh và bọn chỉ huy quân sự đã nhận được bứ điện số 7325 của mật thám Sài Gòn và tiếp sau đó vào lúc 6 giờ 45 tối, lại nhận được điện số 317 của Thống đốc Nam kỳ. Nội dung của hai bức điện này báo cho bọn cầm quyền ở tỉnh biết rằng: Theo nhiều nguuồn tin tình báo, đêm nay (22-11) cộng sản sẽ nổi dậy đánh chiếm nhiều nơi, có lính bản xứ tham gia. Tát cả các nơi phải đề phòng, ra lệnh báo động, không cho lính ra khỏi trại, gác kho súng đạn, huy động cảnh sát, mật thám, mã tà… đi tuần tra, kiểm soát chặt chẽ. Nếu có biến động thì thẳng tay đàn áp.

Nhận được điện, lập tức Gauthier, Chủ tỉnh My Tho truyền đạt cho các cấp dưới của y và ra lệnh cho cảnh sát, mã tà đi tuần tra, canh gác chu đáo.

19 giờ Nguyễn Văn Quí, chủ quận Châu Thành vội vã cùng thanh tra mật thám, mang theo lính đi kiểm tra tất cả các đồn cảnh sát trong quận, cho đến 1 giờ sáng ngày 23 thì quay về tỉnh lỵ. Rồi lại đi tiếp đến vùng Bến TranhTân Thuận Bìnhi, đến 4 giờ sáng mới qauy về quận lỵ.

Chủ quận Cai Lậy Nguyễn Văn Tâm mãi đến 2 giờ đêm mới nhận được tin. Y vội vã lên đường chấp hành mệnh lệnh.

Bọn chỉ huy cảnh sát, mã tà phân công như sau:

Viên Đội xếp pháo binh Antouard cò cảnh sát dùng ô tô đi tuần từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 22-11, tiếp đến 1 giờ sáng ngày 23 tên các đường địa phương số 4 và số 6, đường thuộc địa số 4, 21, 5 đườsng hàng tỉnh 25, kiểm tra tất cả các đồn trên các lộ đó và kề cận.

Viên chánh cò Issot chỉ huy lính mã tà đi tuần từ 21 giờ đến 24 giờ trên các đường địa phương số 4 và số 6, đường hàng tỉnh 25, một số đường làng và thanh tra các đồn.

Riêng viên hiến binh (gendarme) Tolosani, chỉ huy mã tà tỉnh, rời tỉnh lỵ Mỹ Tho bằng ôtô lúc 22 giờ cũng đi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát các đồn nằm trên các con đường nói trên.

Như vậy là địch ở Mỹ Tho đã có chuẩn bị đối phó trước. Nhưng chúng có ngờ đâu, chính vào lúc đó, nghĩa quân đang hồi hộp chờ đợi giờ nổ súng và đã vùng dậy khi được lệnh.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:21:53 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:17:06 am »

3. Tại quân Châu Thành

Gần nửa đêm ngày 22-11, đồng chí Nguyễn Văn Tân phụ trách khu vực từ kênh Long Hưng xuống Mỹ Tho và từ Xoài Một ra Bình Đức, mới nhận được mệnh lệnh khởi nghĩa. Nhờ có chuẩn bị từ trước và đã có tập dượt, đồng chí tập trung đội cảm tử và một số quần chúng trung kiên trang bị vũ khí thô sơ vào hồi 1 giờ sáng ngày 23, rồi kéo nhau ra đánh đồn Thạnh Phú (quận Châu Thành). Cuộc đánh đồn do đồng chí Danh chỉ huy diễn ra rất nhanh, gọn. Một tên cảnh sát đóng lon bếp, chống lại bị đồng chí Danh vung mã tấu diệt ngay tại chỗ. Ta còn bắt hai người nữa, cai trưởng đồn Thạnh Phú Bùi Văn Trí và bếp Lê Văn Khương vừa đi tuần tra về. Một tuần sau (30-11), ta thả cả hai người này, sau khi đã đưa ra giáo dục trước tòa án nhân dân cách mạng mở tại Long Hưng.

Nghĩa quân lấy được 3 súng lửa và nổi lửa đốt đồn. Trong lúc ta đánh chiếm đồn Thạnh Phú thì viên chủ quân Châu Thành và thanh tra mật thám còm đang tuần tra ở Bến Tranh và Tân Thuận Bình.

Khi đồng chí Tân huy động lực lượng đánh đồn Thạnh Phú thì chi bộ xã Tam Hiệp (quận Châu thành) cũng điều du kích và quần chúng cùng ới nhân dân các xã Thôn Cửu nghĩa, Long An, Trung An kéo đến tập trung tại xã Nhơn Huề phối hợp với lực lượng của đồng chí Nguyễn Thị Thập, mang theo cờ, khẩu hiệu, vũ khí thô sơ, từ rừng Ba U, nổi trống mõ, pháo tre, kéo ra đánh đồn Chợ Bưng (xã Tam Hiệp) vào lúc 8 giờ sáng ngày 23-11.

Lính trong đồn thấy quần chúng kéo đến quá đông, khí thế hừng hực tiến công, hốt hoảng bỏ chạy. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm đồn, bắt được 5 lính, thu 6 khẩu súng. Lính mã tà, cảnh sát mật thám đang trên đường tuần tra được tin, chạy đến ứng cứu, giải thoát 5 lính và bắn bị thương 2 nghĩa quân (trong đó có đồng chí Khanh là bí thư chi bộ) Tất cả tề ngụy của các xã trên đây, một số tham gia khởi nghĩa, còn lại khuất phục cách mạng hoặc chạy trốn về tỉnh.

Sau khi phá xong đồn Thạnh Phú, nghĩa quân do đồng chí Tân chỉ huy kéo ra xóm Dựa (Long Hưng) phối hợp với lực lượng của đồng chí Nguyễn Văng Ghè và các đồng chí chỉ huy các xã Nhị Bình, Long Định, Long Hưng nằm hai bên đường thuộc địa 4, kéo đi đánh đồn cầu đúc Long Định.

Đây là chiếc cầu nằm trên lộ 4 từ Sài Gòn đi các tỉnh Miền Tây, qua đất Mỹ Tho. Quần chúng khởi nghĩa đã chạm trán với đơn vị đi tuần bằng ôtô của quân Tâm, chủ quận Cai Lậy.

Sẵn trong tay số súng mới chiếm được, nghĩa quân liền nhả đạn. Lính địch ỷ thế có liên thanh bắn như vãi đạn. Ta và địch bắn nhau khoảng một giờ. Kết quả, nghĩa quân thu được hai súng lửa, nhưng hai chiến sĩ hy sinh (trong đóc đồng chí chín Thạn) và 10 người bị thương.

Sau đó, nghĩa quân chia làm đồi: một cánh rút về bảo vệ Long Hưng, nơi đã thành Sở chỉ huy của Ủy ban khởi nghĩa; một cánh khác rút về Long Định, theo kênh rạch chuyển thương binh về căn cứ rừng Ba U.
Trong lúc khắp nơi quần chúng đang nổi dậy, tại Long Hưng, nơi được Đảng bộ tỉnh chọn làm trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, lá cờ đỏ sao vàn nằm cánh cùng với cờ Đảng (búa liềm) phấp phới bay trước đình Long Hưng, nằm kế cạnh bờ kênh Lacombe (Kênh Nguyễn Tấn Thành).

Cờ đỏ sao vàng còn được treo trước trụ sở các Ủy ban khởi nghĩa các xã Vĩnh Kim, Kim Sơn, Song Thuận, Bình Trung, và Ấp Đông xã Nhị Bình. Còn hầu khắp các nơi khác vẫn treo cờ đỏ búa liềm.

Thế là chính ngay trong cuộc nổi dậy tháng 11 năm 40 của nhân dân Nam kỳ nói chung và của Mỹ Tho nói riêng, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh, sau này tại Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5-1941), đã được cọn làm quốc kỳ của nước ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:19:39 am »

Sáng ngày 23-11, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Tân Lý Tây, Tân hương, Tân Lý Đông mấy trăm quần chúng trang bị cây roi, gươm, giáo, mác kéo đến tập trung tại Gò Ông Lãnh (xã Tân Lý Đông), rồi tiến thắng tới Nhà việc Tân Lý Tây.

Trên đường đi, hàng trăm người gia nhập đội ngũ làm cho đoàn quân khởi nghĩa thêm đông, thêm rầm rộ, khí thế thật mạnh mẽ!

Khi nghĩa quân kéo ra tới đường số 4, thì đồn Tam Hiệp đã được mật báo, chúng vội cho quân lính tới ứng cứu Nhà việc Tân Lý Tây. Cùng lúc đó bọn tề với 8 lính đồn Tây Lý Tây huy động thêm tay sai ra bảo vệ Nhà việc.

Lính đồn Tam Hiệp phục sẵn sát bên lộ 4, nổ súng trước, nhưng vì thấy nghĩa quân quá đông, cho nên chúng hoảng sợ và bỏ chạy. Mặc dù bị bắn, nhưng nghĩa quân vẫn ào ào tiến lên, vượt qua lộ 4 xông vào Nhà việc, diệt 2 tề, một lính mã tà và làm bị thương một số tên khác(1) ttrong đó có một tên địa chủ. Ngoài ra, nghĩa quân còn bắt sống một lính mã tà, thu 4 súng (3 súng trường, 1 súng hơi), đốt hết hồ sơ sổ sách. Trong trận này, về phía ta, đồng chí Thuận bị thương và sau đó hy sinh.

Sau trận phá Nhà việc Tân Lý Tây, nghĩa quân kéo về Tân Lý Đông, cửa ngõ căn cứ Rừng Ba U, hạ cây cản đường, tổ chức canh gác, tịch thu lúa của địa chủ Xập chia cho dân nghèo, lấy súng của Hương Cả Trưng ở xã Hòa Tịnh, giải tán tề các xã chung quanh, vận động nhân dân ủng hộ nghĩa quân.

Trận đánh Nhà việc, Tân Lý Tây diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 23, làm cho địch hốt hoảng. Trong báo cáo gửi lên cấp trên, Chủ tỉnh Mỹ Tho phải thừa nhận rằng quân khởi nghĩa rất dũng cảm, dám chiếm Nhà việc Tân Lý Tây, nằm ngay lộ 4 và đường sắt từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào giữa ban ngày(2).

Vì thế, ngay lập tức, chúng hạ lệnh gọi lính các đồn mang theo súng ống rút về tỉnh lỵ, như các đồn Phú Mỹ, Dưỡng Điềm, Vĩnh Kim, Phú Phong… để đề phòng nhân dân nổi dậy đánh chiếm.

Dù các đồn Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm đã bỏ trống, vẫn bị nghĩa quân đốt vào lúc 20 và 21 giờ ngày 23-11.

Đêm 22 và ngày 23 thật sôi động. Tuy chủ tỉnh liên tục cho các đội đi tuần tra, nhưng vẫn không ngăn cản được quần chúng xuống đường, hạ cột điện, cắt giây thép, ngả cây chặn đường các lộ lớn nói trên.

Gauthier, chủ tỉnh Mỹ Tho đã phải thừa nhận và than thở: “Kể từ lúc này (ngày 23-11) tình hình là như sau, các đội tuần tra của lính mã tà chỉ làm chủ được mảnh đất đang đứng. Bọn phiến loạn đốn cây, hạ cột điện hàng vài trăm mét. Họ phải liên tục dùng súng để giải tỏa, ngay cả trên lộ thuộc địa số 4.

“Các băng cộng sản mạnh từ 200 đến 200 người tỏ ra dũng cảm, mặc dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ, gậy tre, phạng và họa hoằn mới có súng”(3)

Mấy ngày tiếp theo, bọn cai trị Mỹ Tho phải liên tục chống đỡ phong trào nổi dậy của quần chúng ở quận Châu Thành.


(1) Trong số bị thương có lính mã tà Nguyễn Văn Bộ về sau đã bị chết (Theo báo cáo của địch).
(2) và (3) Xem báo cáo số 7s ngày 15-1-1941 của Chủ tỉnh Mỹ tho Dufour gửi thống đốc Nam Kỳ. H.S. Ký hiệu IIA. 45/236 (2) Trung tâm Lưu trữ 2 tại TP Hồ Chí Minh. Nguyên văn: “À partir de ce moment, la situation est telle que les patrouilles de la Garde civlle ne sont maitré que du terrain qu’elles occupent. Les rebelles abattent les arbres et potaux télégraphes à quelques centaines de mètres. Elles doivent sans cesse faire úage de leurs armes pour se dégager, même sur la route coloniale4.
Les bandes communistes sont fortes de 2 à 300 individus qui font preuve de beaucoup de mordant bien, ils soient arrés que coupe coup, de bambou et de rares fusils".
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:21:16 am »

Ngày 24-11. Vào 7 giờ sáng, viên cò Tolossano dẫn lính mã tà và một số nhân công theo lộ 4 và 5 lên Đông Hòa để sửa lại cầu đã bị nghĩa quân đốt. Nhưng gặp một đoàn biểu tình, chúng phải dùng súng để giải tán và phải rút, cầu cũng chẳng sửa được.

Sau đó, đến 9 giờ Tolossano lại gặp một đoàn biểu tình ở Vĩnh Kim và 11 giờ lại chạm trán một đoàn biểu tình ở Thạnh Phú.

Trong lúc đó, các đồng chí Nguyễn Văn Ghè, Nguyễn Hữu Thường, Nguyễn Thị Thập, Lê Văn Giác lãnh đạo nghĩa quân đánh chiếm kho lúa của địa chủ Nguyễn Thành Long ở xã Nhị Bình. Quần chúng đang xúc lúa thì Quận Tâm dẫn một trung đội lính từ Cai Lậy xuống ứng cứu bảo vệ tài sản cho địa chủ Long. Nhưng khi chúng vừa tới bờ tre nhà tên Long thì bị nghĩa quân phục sẵn bắn xả hai bên sườn. Chúng vội rút chạy. Quần chúng tiếp tục chia lúa.

Hồi 20 giờ, đồn Tam Hiệp lại bị nghĩa quân đốt.

Ngày 25-11. Hồi 9 giờ sáng, lính mã tà đi tuần tra trên đường địa phương số 4, thấy nhiều cây bị đốn ngã chặn đường và đường giây thép bị cắt. Khi chúng đến cầu TOURTET (cầu kênh xáng Lacombe) thì gặp nghĩa quân đang nổi lửa đốt cầu. Hai bên chạm trán, nghĩa quân tỏa ra và rút về xã.

Ngày 26-11. Khoảng 10 giờ, cò cảnh sát Antouard cùng thanh tra cảnh sát quân pháp (Police judicaiaire militaire P.J.M.) Lamlo dẫn lính mã tà đến Tây Lý tây, vì được tin báo có cộng sản đang tập hợp và đồn Tân Hiệp đã bị đốt. Nhưng khi chúng tới nơi thì nghĩa quân đã giải tán.

16 giờ một đội mã tà kéo đến Long Định, chúng đã thấy nhiều cột giây thép trên lộ địa phương 4 bị đốn ngã; Nhà việc, đình làng đã bị đốt.

Đến 22 giờ, đồn Phú Mỹ lại bị đốt, nhiều cây cối, cột giây thép bị hạ.

Ngày 27-11. Từ 9 giờ sáng, nhiều đội mã tà được phái đi giải tỏa lộ thuộc địa 4 vùng thuộc xã Long Định.

Thống đốc Nam Kỳ điều bổ sung cho Mỹ tho mấy trung đội lính lê dương.

Ngày 28-11. Từ 8 giờ sáng, phối hợp với lính đi càn dưới đất, địch cho máy bay từ Cát Lái đến rải bom và bắn phá các xã Tam Hiệp, Thân Cửu Nghĩa và Long Hưng. Lính địch tạm ngưng hành quân ở những nơi máy bay địch bắn phá. Lợi dụng lúc đó, quần chúng tiếp tục đốn cây năn lộ, hạ cột điện, cắt giây thép.

Đến 2 giờ chiều, một trung đội lê dương tiến vào Tam Hiệp, nhưng bị nghĩa quân bắn chặn, chúng phải rút lui. Bọn cảnh sát theo gót lính lê dương bắt một cựu khố đỏ, chúng cho rằng người này giúp nghĩa quân sửa chữa các súng nghĩa quân đã lấy được và dạy nghĩa quận học tập kỹ thuật quân sự.

Ngày 29-11. Từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, địch dùng một trung đội lê dương, một trung đội lính tập, không kể mã tà, cảnh sát đi phá cuộc biểu tình và càn quét vùng Thạnh Phú.

Ngay buổi chiều hôm đó, từ 3 giờ đến 7 giờ, địch lại dùng lực lượng này đi càn tiếp Thạnh Phú và Long Hưng.

Toàn bộ lực lượng địch được chở bằng 3 tàu, trong đó có hai chiếc AVALANCHE và BOURDAIS, theo sông Mỹ Tho vào kênh xáng, rồi thả trôi đến Long Hưng và định đổ quân lên bờ. Nhân dân đã tản ra thực hiện “vườn không nhà trống”. Bất thình lình nghĩa quân do đồng chí Đặng và Hà Tôn Hiến chỉ huy, nấp hai bờ kênh nổ súng. Chúng vội cho tàu tháo lui. Trận này nghĩa quân bắn bị thương tên cai lính thủy Gallouet.

Khoảng chập tối (7 giờ), viên đội xếp lê dương PIETRI (lúc gấy giờ dân thường gọi là cò Piétri) mang một đơn vị lên Xoài Hột. Lúc y vượt qua cầu Thành Tùng (xã Long Hưng), một chiếc cầu tạm bắc qua rạch Xoài Hột, thì bị đồng chí Nguyễn Văn Quới cùng anh em phục kích bắn chết, ngã lộn xuống rạch cùng cây súng. Bọn còn lại chạy thục mạng. Ta lấy được cây súng lục và vùi xác Piétri ngay mé sông.

Được tin dữ, Thống đốc Nam Kỳ vội ra lệnh cho chủ tỉnh Mỹ Tho và Belloc Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 5 lê dương đi tìm kiếm Piétri.

Ngày 30-11. Ngay từ sáng sớm tinh mơ, đích thân chủ tỉnh cùng Belloc mang theo 60 lính lê dương đến Long Hưng để kiếm xác Piétri, nhưng không kết quả.

Đến hai giờ chiều thì máy bay địch lồng lộn trên bầu trời Long hưng điên cuồng bắn phá để trả thù.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:24:49 am »

4. Tại quận Cai Lậy

Từ sáng sớm ngày 23-11, hàng nghìn quần chúng xuống đường mang theo vũ khí thô sơ, kéo tới phá Nhà Việc Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, đốt tất cả hồ sơ tài liệu, rồi kéo đến phá đồn Mỹ Phước Tây. Dưới sự chỉ huy của Ủy ban khởi nghĩa quận, đoàn biểu tình vác cờ, biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu:

- Đánh đổ đế quốc pháp, phát xít Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Đả đảo địa chủ phản động! Tịch thu ruộng đất của địa chủ phản động chia cho dân cày! (Khẩu hiệu theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương 11-1939 đề ra).

Đoàn biểu tình thị uy kéo tới Vịnh Bà Thu (xã Tân Bình) gần quận lỵ Cai Lậy thì gặp một toán lính mã tà. Lúc đầu, do ta làm công tác binh vận, cho nên lính ãm tà không bắn vào đoàn biểu tình. Khi tên quận trưởng Nguyễn Văn Tâm đến, hạ lệnh nổ súng. Quần chúng vẫn ào ào tiến lên. Lính địch và quần chúng biểu tình đánh nhau áp lá cà. Địch nhắm bắn chị đang phất cao cây cờ hò reo kêu gọi anh chị em tiến lên. Chị bị ngã, một chị khác nhảy lên thay thế không cho cây cờ rớt xuống… Trong trận này, nghĩa quân bị chết một chiến sĩ, bị thương 7 và sau đó địch lùng bắt 38 người.

Ngay buổi chiều, một đoàn biểu tình khác từ Nhị Bình (quận Châu Thành) và từ Tân Phú (Quận Cai Lậy) hai xã giáp nhau phối hợp hành động, đốt đồn cảnh sát Dưỡng Điềm, rồi cùng nhau tiến về thị trấn Cai Lậy. Đã có đề phòng từ cuộc biểu tình ban sáng, quận Tâm huy động lính ra đàn áp, đoàn biểu tình tản ra và rút về Tân Phú Đông.

Trước khí thế nổi dậy của nghĩa quân, chủ quận vội vàng cho rút lính các đồn Ba Dừa, Cái Chuối (Kênh 12)… về tập trung ở thị trấn.

Ngày 24-11. Nhân dân xuống đường biểu tình bắt đầu từ Long Trung, khi qua cầu Thầy Cai, trên đường hàng tỉnh 20, nghĩa quân nổi lửa đốt cầu. Được tin, chủ quận điều lính tới, nhưng quần chúng đã giải tán.

Buổi tối, nghĩa quân lại ra đốt cầu, bóc 5 mét ván và cưa trụ cầu. Biết tin, nhưng vì đêm tối chủ quận không dám cho quân đến đó.

Đề phòng nghĩa quân kéo đến chiếm quận lỵ, quận Tâm xin chủ tỉnh và được bổ sung thêm cho đồn Cai Lậy 20 lính mã tà.

Ngày 26-11: Quần chúng các xã tiếp tục nổi trống mõ, dự mít tinh. Nghĩa quân ngả cây, cắt giây thép… Tề các xã nằm im.

Nghĩa quân Long Hưng ra Lộ 4, gần Cai Lậy phá cầu. Địch đưa lính ra bắn liên hồi để bảo vệ cầu. Trận này theo báo cáo của chủ quận cho chủ tỉnh, Lưu Hạc Hiến bị thương nhẹ.

Ngày 26-11. Về chiều, hai đoàn biểu tình thị uy của quần chúng ở Thuộc Nhiêu và xã Nhị Quý nổi trống mõ, đốt pháo tre, hô khẩu hiệu là huyên náo một vùng. Chủ quận được tin, nhưng không dám cho lính đến can thiệp, vì trời tối.

Hai ngày 27 và 28-11. Khí thế các xã vẫn sôi động. Nhưng vì lính mã tà, cảnh sát ít, cho nên chúng không dám kéo về thôn xã trấn áp.

Ngày 29-11. Chủ tỉnh cho lính lê dương và lính tập diễu qua các làng Long Tiền, Tân phú Đông, Mỹ Long để uy hiếp tinh thần quần chúng.

Ngày 30-11. Nghĩa quân xã Long Hưng (quận Châu Thành), do Hà Tôn Hiến chỉ huy, phối hợp với nghĩa quân các Xã Cẩm Sơn, Xuân Sơn, Hiệp Đức (quận Cai Lậy) kéo qua Cù lao Nghĩa Hiệp (Cù Lao Năm thôn) thuộc quận Cai Lậy, đánh chiếm Nhà Việc và kho lúa của địa chủ Đốc Phủ Mầu. Số lúa rất nhiều, quần chúng phải chuyển ba ngày mới hết. Ngoài ra còn tịch thu được 50 nghìn đồng (tiền Đông Dương năm 1940)(1).

Khi chủ quận được tin, cho lính xuống cứu thì quần chúng đã hoàn thành việc cho chia lúa.

Sau vụ này, nghĩa quân còn lấy lúa của địa chủ ở Cẩm Sơn, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây (Cai Lậy), Thới Sơn, Bình Đức (Châu Thành), Kho Bảy Căn ở Thiên Hộ xã Mỹ Thuận (Cái Bè), chia cho dân nghèo không phân biệt tôn giáo và dành một phần để nuôi quân.


(1) Số tiền này, Hà Tôn Hiến đã ủng hộ Xứ ủy mới được lập lại tháng 1-41, gần 30 nghìn đồng để sắm vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa lần 2. (Ý kiến của đ/c Ngô Tám trong buổi Tọa đàm về Nam Kỳ khởi nghĩa do BNCLSĐ TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 23-11-1982) H.S. Ký hiệu  Lưu trữ BNCLSĐ. T.P.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2010, 06:26:28 am »

5. Tại quận Chợ Gạo

Sau khi được đại diện Tỉnh ủy phổ biến mệnh lệnh khởi nghĩa, đồng chí Sáu Hòa, bí thư quận ủy liền chỉ đạo Ủy ban khởi nghĩa ngay sáng 23-11 huy động quần chúng các xã Quơn Long, An Thạnh Thủy, Bình Phan, Bình Ninh, Bình Phục Nhất đi biểu tình thị uy đánh trống mõ, đốt pháo tre, rải trryền đơn… gây không khí sục sôi cách mạng.

Chiều ngày 23-11, vào hồi 5 giờ, chi bộ xã Quơn Long lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền xã. Quận Nẫm, chủ quận chợ Gạo điều lính về đàn áp. Nhưng trước khí thế quần chúng dang lên, bọn lính hoảng sợ bỏ chạy.

Mấy hôm sau, chủ tỉnh dùng một lực lượng mạnh đầy đủ vũ khí kéo đến đốt phá nhà cửa của đồng bào xã Quơn Long. Chúng bắt được đồng chí Kiết, giết ngay tại chỗ, rồi chặt đầu mang về bêu ở thị trấn Chợ Gạo nhằm uy hiếp tinh thần nhân dân ta.

Cũng trong ngày 23, Ủy ban khởi nghĩa tổng Thanh Quơn huy động quần chúng các xã Thanh Bình, Trung Hòa và Mỹ Tịnh An biểu tình thị uy phá Nhà việc, đốt hết hồ sơ các xã này, truy lùng bọn tề xã, tổng, kéo ra phá cầu Tịnh Hà (Mỹ Thịnh An). Tề phản động hoảng sợ bỏ chạy ra tỉnh lỵ Mỹ Tho. Nghĩa quân bắt một số, đưa ra giáo dục rồi tha cho về gia đình. Chúng hứa không chống lại cách mạng.

Ngay tối hôm đó, trên một nghìn quần chúng 3 xã biêu tình thị uy rồi kéo đến Miếu Điền (Mỹ Tịnh An) dự mít tinh. Tiếng trống mõ, tù và, pháo tre, chiêng và tiếng hò reo nổi lên liên hồi. Đuốc đốt sáng rực một góc trời.

Cuộc nổi dậy của quần chúng ở các xã do chi bộ đảng lãnh đạo. Tuy nhiên trong cao trào cách mạng, nhiều xã chưa có chi bộ đảng, chưa có cơ sở như Tân Hội Đông, Phú Mỹ, Hưng Thạnh Mỹ ở phía Bắc tỉnh, giáp Đồng Tháp Mười, hoặc Phú Phong, Bàn Long ở phía Nam tỉnh giáp sông Mỹ Tho, hoặc như Tân Hòa Thành mới có quần chúng tích cực, chưa phải đảng viên, quần chúng đã xuống đường biểu tình thị uy phá tề, trấn áp phản động, giữ trật tự thôn xã…

Vào lúc nhân dân nỏi dậy, tại Mỹ Tho địch scó hai đại đội lính tập, 33 lính mã tà không kể cảnh sát, lính làng (miliciens). Sau đó chúng tăng thêm mấy trung đội lê dương, hai tàu hải quân. Tuy địch đã cố gắng tìm mọi cách ngăn chặn và đối phó, nhng vì cao trào đang lên mạnh và rộng, địch vẫn không đủ sức.

Vì vậy, 8 ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy, nghĩa quân Mỹ Tho hầu như làm chủ hoàn toàn một vùng rộng lớn nông thôn. Trong một báo cáo của chủ tỉnh Mỹ Tho đã phải thừa nhận.

“Mặc dù đã có sự phối hợp giữa cảnh sát, hải quân, lục quân và không quân, đã giữ những nơi quan trọng ngày 23-11, đã đàn áp cuộc khởi nghĩa, nhưng vì những người nổi dậy đã được động viên bởi những chiến thắng và đã cướp được một số súng đạn, cho nên chúng vẫn mở rộng cuộc tiến công từ 23 đến 30 tháng 11..”.

Báo cáo của Rivoal, Thống đốc Nam kỳ gửi Toàn quyền Đông dương số 2415c ngày 8 tháng 12 năm 1940 viết:

“… Những người cộng sản hầu như làm chủ tuyệt đối trong một bản kính khoảng 30 ki-lô-mét ở phía Tây và phía Đông tỉnh Mỹ Tho. Trong khu vực này đường xá, cầu ống, đường điện thoại, điện tín đã bị cắt. Trong một số xã, tăng xê và chỗ trú ẩn tránh bom đã được bố phòng”.

Báo cáo của chủ tỉnh Mỹ Tho nói cụ thể hơn:

“Như thế quân phiến loạn làm chủ tuyệt đối trong khu tứ giác được giới hạn:

Phía Đông bởi lộ thuộc địa 4,

Phía tây bởi đường hàng tỉnh 20, trên con lộ này, chúng đã phá cầu Rạch Tân.

Phía Bắc bởi đường địa phương 4

Phía Nam bởi lộ hàng tỉnh 25.

Vùng này gồm các xã Bình Đức, Thạnh Phú, Long hưng, Đông Hòa, Vĩnh Kim, Bình Trung, Bàn Long, Kim Sơn, Phú Phong và Tam Bình…

“Bọn phiến loạn cũng làm chủ tất cả vùng phía bắc lộ thuộc địa 4 (giữa ngã tư Trung Lương và cầu TOURTET) và giới hạn ở phía Đông bởi lộ địa phương 4, từ Trung Lương lên Tân Hiệp, rồi bởi lộ làng, từ Tân Hiệp đi Phú Mỹ.

Vùng này gồm các làng Tam Hiệp (Chợ Bưng), Thân Cửu Nghĩa, Tân Lý Đông, Long Định và Hưng Thạnh Mỹ(1).


(1) Báo cáo số 7 ngày 15-1-1941 của chủ tỉnh Mỹ Tho cho Thống đốc Nam kỳ. HS. IIA 45/236 (2) Trung tâm LT. 2 TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM