Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:56:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng Mười Một năm 1940  (Đọc 94767 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 08:23:52 am »

Nữ nghĩa quân Trần Thị Tơ (em đồng chí Nguyễn Văn Yến và người yêu đồng chí Lê Văn Lao) được cử đi trinh sát cho biết: đồn Đức Hòa có 13 lính, súng 23 đã bị hết và bị thương 4, 2 lính được cử đi giúp cai tổng Cầu An Hạ, như vậy đồn chỉ còn 7 người phải chưa ra chốt giữ 3 nơi là bàn giấy quận lỵ; trường tiểu học Đức Hòa và chòi canh đóng ở nhà giáo Kiệt.

Ban khởi nghĩa đã quyết định huy động lực lượng đánh chiếm quận lỵ vào đêm 23-11, vì thấy lực lượng của địch quá mỏng; xe thiết giáp, mô tô, xe súng máy đầy lính lê dương, lính tập quần thảo tên các đường 8, 9 và 10, đã rút hết về thành phố vào lúc 6 giờ chiều rồi.

Nhưng khoảng 11 giờ đêm, vào quận lỵ lấy tin cuối cùng, nữ nghĩa quân Tơ thấy Pháp đã tăng cường một trung đội lính tập cùng 4 súng máy, để bảo vệ đồn Đức Hòa và quận lỵ. Tức tốc chị chạy về Giồng Lốt, Giồng Ông Tướng báo cáo cho Ban khởi nghĩa. Nghĩa quân quyết định hoãn cuộc tiến công vào quận lỵ.

Sáng ngày 24-11, Pháp rút trung đội lính tập đêm trước tăng cường cho Đưc Hòa về Sài Gòn lúc 6 giờ sáng. Hai giờ sau, một trung đội Lê dương do trung úy Peronard chỉ huy cùng hai tên sen đầm Jacquot và Martineau mang theo lính thủ hộ thuộc cơ lính lưu động Gia Định và Chợ Lớn (Brigade mobile) được điều về Đức Hòa, thực hiện càn quét Giồng Cám, Bình Thủy và Đức Lập. Trong lúc đó máy bay và lượn bên trên thám thính, vừa bắn phá, bỏ bom vùng chúng càn quét bên dưới, vào lúc 3 giờ chiều.

Sau một ngày hành quân càn quét, trung đội lê dương do Trung úy Peronard chỉ huy, chuyển về Hiệp Hòa và tên sen đầm Madou cùng 15 lính thủ hộ đến thay thế cho Martineau.

Ngày 25, nghĩa quân đánh đồn điền mía Roly ở Hòa Khánh của một người Pháp gốc Ba Lan, Bá tước Seibor Rylski. Nghĩa quân bắn mấy phát súng săn, Y bị thương nặng, tới 280 viên chì vào người trong đó một viên chì chỉ cách tim một xăng-ti-mét, phải cấp cứu đưa về bệnh viện Sài Gòn.

Thấy nhân dân nổi dậy ngày càng mạnh, vừa bị mất người, mất súng, Pháp huy động một lực lượng lớn để trả đũa.

Chúng đã điều: 1 đại đội khố đỏ do đại úy Dinabot chỉ huy, 2 đại đội người Rađê do 1 đại úy và thiếu úy Agostini chỉ huy, 80 lính tập (khố đỏ) do thiếu úy Cazenave chỉ huy, một đại đội thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11e.R.I.C.) do 1 trung úy chỉ huy, có cả xe tăng, xe thiết giáp, ô tô súng máy, môtô và máy bay yểm rợ càn quét lại suốt tháng 12-1940 sang đầu năm 1941.

Nghĩa quân ngày càng khó khăn. Một số do các đồng chí Nguyễn Văn Yến, Huỳnh Văn Một và Lê Văn Lao lãnh đạo rút sang đất Gia Định, cùng nghĩa quân Hóc Môn, Gò Vấp thống nhất rút lên Truông Mít, rồi lại quay về, như phần nói về cuộc khởi nghĩa ở Gia Định đã trình bày.

Một lực lượng khác của Đức Hòa cùng với nghĩa quân Trung Quận thì rút về Hòa Khánh (Chợ Lớn), Thạnh Lợi, Bình Hòa (Thủ Thừa, Tân An) thống nhất với nghĩa quân Tân An, dựa vào vùng Đồng Tháp Mười này, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa, dưới sự chỉ huy của đồng chí Lưu Dự Châu (Giao Châu) (Năm 1931 đã làm bí thư tỉnh ủy Gia Định), có nhiệm vụ củng cố và duy trì nghĩa quân còn lại, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần thứ hai. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân tại đây, chúng tôi sẽ trình bày ở phần khởi nghĩa của tỉnh Tân An.

Đế quốc Pháp đã tàn sát cuộc nổi dậy của nhân dân Chợ Lớn rất dã man. Chúng ném bom, đốt phá nhà cửa làng mạc của dân chúng, hãm hiếp đàn bà con gái, bắn giết bừa bãi…

Ngoài việc tử hình các đồng chí Nguyễn Thị Bảy và một số khác như phần trên đã nói, tháng 4-1941, địch đóng cọc rồi trói đồng chí Lê Công Thép tại ngã ba Lương Bèo (làng Tân Tạo, Trung quận), xử bắn…

Ngày 9-1941, tại trường bắn Đức Hòa, Pháp xử bắn đồng chí Nguyễn Văn Dương (tức Dường). Trước khi chết, đồng chí Dương hô to: “Tôi sắp chết, chúc bà con ở lại mạnh giỏi. Trong 4 năm gần đây, tôi làm bổn phận của tôi…”. Đồng chí chưa nói hết câu thì địch hô: bắn! Đồng chí Dương guc xuống(1).

Pháp cũng bắn chết đồng chí Lê Văn Lao, Phó bí thư quận ủy, tron Ban khởi nghĩa quận Đức Hòa…

Đọc các biên bản hỏi cung các nghĩa quân bị địch bắt còn lại trong hồ sơ của địch, một ấn tượng mạnh, sâu sắc, xúc động khi đọc bản trả lời của đồng chí Lê Văn Lao, 23 tuổi, con ông Lê Văn Thưa và bà Nguyễn Thị Lan ở Giồng Cám (Đức Hòa) ngày 24-12-1940 với quận Hậu và bọn mật thám, cảnh sát:

“Tôi nói với các ông điều tôi suy nghĩ. Mặc dù tôi làm quần quật từ sáng đến tối, tôi vẫn không thể kiếm đủ ngày hai bữa ăn. Tuy sống, nhưng tôi coi như đã chết rồi. Không phải chỉ một mình tôi như vậy. Tôi quyết định cùng với bạn bè tôi phải giành lại độc lập cho nước Việt Nam, cứu vớt đồng bào tôi khỏi ách nô lệ và làm cho đồng bào tôi có đời sống sung sướng hơn.

Chừng nào chủ nghĩa đế quốc Pháp còn thống trị ở đây, chúng tôi còn sống trong nghèo khổ. Chúng tôi không có ý định giết những người Việt là đồng bào của chúng tôi. Chúng tôi trù định giết tất cả người Pháp xâm lược. Để làm việc đó, chúng tôi phải có súng và chúng tôi đã tước súng của những người nắm giữ nó. Tôi thà chết còn hơn sống nô lệ.

Tôi có phần trách nhiệm trong việc giết quản Nên và bếp Nhung. Chính tôi với con dao trong tay đã kêu lên để làm cho bọn lính đi vào chỗ phục kích của chúng tôi, nhằm tước súng của chúng.

Sau vụ giết đó, tôi đưa cho Tam khẩu súng trường, hai ổ và 6 viên đạn. Những người tước những khẩu súng khác tôi không biết.

Tôi đi theo Tam và ẩn trong rừng tràm gọi là rừng U Du. Ngày hôm nay tô ibị bắt đúng chỗ của Lê Văn Dâu. Có thể Tam đang ở trong đầm lầy những cỗ gọi là U Du hay làng Cát.

Đức Hòa, ngày 24 tháng 12 năm 1940(2)


(1) Tháng 7-1941, Pháp xử tử 29 nghĩa quân trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Dương. Những lời nói của đ/c Dương ghi đúng theo báo cáo của địch. Xem trong HS IIA.45/326(1/5). TT.LT2.TP.HCM.
(2) Rapport sur le mouvement insurrentionnel du mois de Novembre à Đức Hòa số 31-c ngày 10-3-1941 của Tri Phủ Nguyễn Hữu Hậu, Quận trưởng Đức Hòa gửi chủ tỉnh Chợ Lớn và chủ tỉnh chuyển lên Thống đốc Nam Kỳ. Hồ sơ: Như trên.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:52:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:26:37 pm »

IV.- CUỘC NỔI DẬY Ở TÂN AN(1)

Tân An nổi dậy cùng một lúc với hầu hết các tỉnh, theo lệnh của Xứ ủy Nam Kỳ. Nghĩa quân Tân An vùng dậy ngắn ngày, nhưng mạnh, đó là nhận định của tên chủ tỉnh Edouard Vilmont. Tuy nhiên Tân An lại là nơi nghĩa quân các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho và tại chỗ kéo vào, dựa vào địa thế Đồng tháp Mười để bảo vệ lực lượng còn lại, chiến đấu dài ngày.

Nhân dân Tân An thừa hưởng truyền thống yêu nước lâu đời của ông cha và có tinh thần cách mạng cao. Ngay sau Hội nghị họp nhất Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, các chi bộ đảng đã được thành lập ở các quận Châu Thành, Thủ Thừa và thị xã Tân An, để tuyên truyền vận động tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh theo đường lối của Đảng.

Những năm 1936-1939, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dựa vào thế công khai hợp pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã diễn ra khá mạnh ở Tân An.

Trên cơ sở đó, khi chiến tranh thế giới nổi ra tuy Pháp khủng bố mạnh, nhưng Tỉnh ủy lâm thời Tân An vẫn tích cực thực hiện chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa.

Những nghị quyết tháng 7, tháng 9-1940 của Xứ ủy Nam Kỳ về việc cán bộ khởi nghĩa, đều được phổ biến đến các cơ sở Đảng.

Tháng 9-1940, Ban khởi nghĩa tỉnh đã được thành lập do đồng chí Trần Trung Tam làm trưởng ban. Sang tháng 10, thành lập Ban khởi nghĩa các quận: quận Thủ Thừa đồng chí Nguyễn Văn Ban trưởng ban; quận Châu Thành và tỉnh lỵ do đồng chí Ba Tam và Nguyễn Văn Hoằng…

Các ban khởi nghĩa tổ chức và đôn đốc các đội du kích luyện tập, tổ chức việc mua sắm vũ khí, chủ yếu vũ khí thô sơ; tổ chức các bộ phận giúp việc như giao thông, tuyên truyền, binh vận… Các đồng chí đã vận động và có nhân mối trong lính gác quận thủa Thừa. Công tác được đặc biệt chú trọng là vận động quần chúng tham gia các hội trong Mặt trận phản đế, vận động tề làng, kêu gọi nhân dân ủng hộ phương tiện làm vũ khí.


(1) Tình hình Tân An vào năm 1940.
Tân An có diện tích 366.000 ha, chia làm hai vùng khác nhau rõ rệt. Vùng 1 gồm quận Châu Thành, tỉnh lỵ và nam quận Thủ Thừa là vùng hào toàn trồng lúa, có giá trị lớn, rộng khoảng 60.000 ha. Chỉ riêng lúa trồng tại đây đã đủ nuôi sống toàn tỉnh.
Vùng 2 nằm giữa hai sông Vàm Cỏ gồm Bắc Thủ Thừa và quận Mộc Hóa, phần lớn nằm trong lòng chảo, chưa được khai phá gọi là Đồng Tháp Mười khoảng 300.000 ha được trồng mía dọc sông Vàm Cỏ, vài khoảng rộng và cây trồng khác. Đầu thế kỷ một vài tên thực dân đã định khai thác, nhưng thất bại. Dân ở đây nghèo sống thưa.
Dân số toàn tỉnh: 1837: 135.000 ng, 1942: 160.000 ng.
Tỉnh có 1 tỉnh lỵ, 3 quận với 10 tổng, 62 làng.
Q. Châu Thành 4 tổng, 19 làng; Q. trưởng Nguyễn Văn Hoài
Q. Thủ Thừa 4 tổng, 26 làng; Q. trưởng Huỳnh Văn Sang
Q. Mộc Hóa 2 tổng, 17 làng; Q. trưởng Trần Văn Tân
Để đàn áp cuộc nổi dậy Pháp cho lập đại lý Bình Hòa và cử tri phủ Nguyễn Văn Hoài nắm.
Pháp còn lập thêm bốt lính mã tà ở bình Hòa, bốt lưu động cảnh sát làng Thạnh Lợi. cởn Mỹ Quí có một viên hội đồng cai trị hành chính.
Chủ tỉnh là Edouard Vilmont. Từ 31-12-1941 là Sylvestre.
(Theo báo cáo của Thanh tra chính trị - Hành chính Esquivillon gửi Thống đốc Nam Kỳ - HS.IIA4/303(4). TT.LT2.TP.HCM).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:28:49 pm »

1. Quận Thủ Thừa

Ngay từ sáng ngày 22, tỉnh ủy lâm thời Tân An đã nhận được mệnh lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ. Như vậy so với các tỉnh khác là khá sớm.

Ban khởi nghĩa tỉnh đã quyết định quận Thủ Thừa lựa chọn một bộ phận cử đi thành phố tham gia khởi nghĩa. Bộ phận này có trên 10 chiến sĩ cốt cán, do đồng chí Lê Văn Tạo chỉ huy. Vũ khí do đồng chí Nguyễn Văn Siêu dùng thuyền chở đến làng Bình Nhật, trang bị cho nghĩa quân, xong hai đồng chí Bảy Siêu và Hai Tạo giao cho đồng chí khác phụ trách, rồi quay lại địa phương chiến đấu. Bộ phận này không bắt được liên lạc, do đó cũng không lên được thành phố, đành quay về tham gia khởi nghĩa tại địa phương.

Ban khởi nghĩa đã đặt kế hoạch chia làm hai vùng và cử cán bộ lãnh đạo nhân dân nổi dậy, lậy lộ Đông Dương số 1 (lộ số 16 cũ) làm ranh giới gọi là vùng Nam và Bắc.

Vùng Bắc lộ Đông Dương, do đồng chí Lưu Dự Châu (Bùi Văn Châu, Giáo Châu) phụ trách, có các đồng chí Quang và Lê Văn Tương (phụ trách quân sự).

Trước giờ hành động, sáng ngày 22, đồng chí Phẩm Văn Giáo phó bí thư quận ủy Thửa Thừa được cử đi kiểm tra việc chuẩn bị của các nơi, đến Nhị Bình thì đồng chí Giáo bị địch bắt, nhưng chúng, không biết đồng chí Giáo là thành viên của Ban khởi nghĩa quận Thủ Thừa.

Từ 5 giờ sáng ngày 22, nghĩa quân hai làng Thạnh Lợi và Bình Hòa ở Vàm Cỏ Đông kéo đến nhà quán Hữu và cả Bộ làng Thạnh Lợi tước hai khẩu súng, khống chế bọn tề làng(1).

Sau đó nghĩa quân rút vô ngọn Rạch Sắt chờ lệnh. Nếu đúng sự việc diễn ra từ sáng 22-11 thì có thể nói, đây là cuộc nổi dậy sớm nhất trong toàn bộ khởi nghĩa Nam Kỳ.

Đêm ngày 23, nghĩa quân với hai khẩu súng vừa tước được uy hiếp đồn Thạnh Lợi, kêu gọi lính đồn đầu hàng. Chúng cố thủ bên trong, không bắn ra và ta cũng không bắn vào. Sau đó nhĩa quân kéo đến vây Nhà việc Thạnh Lợi và nổi dậy đốt Nhà việc.

Nghĩa quân do chi bộ làng Bình Thành lãnh đạo tước 2 khẩu súng của tên Một Thượng, rồi nhập cùng nghĩa quân Thạnh Lợi, Bình Hòa.

Cùng lúc đó, nghĩa quân phía Vàm Cỏ Tây, do đồng chí Lưu Dự Châu lãnh đạo phối hợp với nghĩa quân do đồng chí Lê Văn Của (Mười Râu) và đồng chí Lê Văn Nhỏ chỉ huy, bàn kế hoạch tiến công đồn Trà Cú (Long Ngãi Thuận giáp Thuận Nghĩa Hòa).

Theo kế hoạch đã bàn, sáng ngày 23-11, nghĩa quân bí mật cho một số vào ẩn trong nhà dân sát đồn, còn lại chia làm 3 cánh giả giạng người đi bắt chuột, bắt rắn. Tất cả hơn 30 người.

Tám giờ sáng, đồng chí Đặng Văn Truyện, cựu lý trưởng làng Long Ngãi Thuận, thường hay lui tới chơi với bọn cai lính đồn, cùng với đồng chí Đặng Văn Vị, Đăng Văn Yến cho thuyền cặp đồn, rủ bọn cai, lính đánh bài.

Sòng bài vừa bày ra, hai đồng chí Vị và Yến lại gần giá súng, giả vờ xem. Cai Sửu vội đứng dậy không cho hai người tới gần giá súng. Bất thần đồng chí Truyện đá cai Sửu ngã lộn ngoài. Y lao ngay xuống rạch Trà Cú, trốn luôn.

Từ bên noài nghĩa quân tràn vào đồn, sẵn súng trong tay, nghĩa quân uy hiếp và bắt gọn tất cả, cai Sam và 6 lính, thu 6 súng. Đồn Trà Cú bị chiếm, nghĩa quân treo cờ đỏ búa liềm. Nhân dân hai bên sông Vàm Cỏ Tây nổi trống mõ hò reo, hô khẩu hiệu và hoan nghênh đoàn thuyền của nghĩa quân tiến về hướng quận lỵ Thủ Thừa. Nhân dân các làng Thuận Nghĩa Hòa, Thủy Đông, Long Ngãi Thuận, Tân Đông… đổ ra hai ven sông ngày càng đông, vừa reo mừng, vừa động viên nghĩa quân.

Đoàn thuyền nghĩa quân tới Vàm Rạch Đình, một toán nhảy lên chiếm Nhà việc làng Long Ngãi Thuận, lùng bắt Hương cả Bùi Công Đình. Nhưng y và lũ tề đã chạy trốn.

Đồng chí Đặng Văn Truyện và Lê Văn Nhỏ (Hai Lâm) hướng dẫn nghĩa quân chiếm đồn, diệt hương sự Nhiều. Sau đó, đồng chí Truyện được Ban khởi nghĩa phân công ở lại lãnh đạo làng Long Ngãi Thuận.

Một bộ phận nghĩa quân khác cùng nhân dân chiếm Nhà việc làng Tân Đông, lùng bắt Hương cả Tôi, Nhưng y cùng bọn tề làng đã bỏ trốn. Nghĩa quân tiếp tục chiếm Nhà việc Mỹ Lạc Thạnh. Ngày 24-11, nghĩa quân qua Phú Mỹ, bắt xã trưởng Hai, thu 1 súng.

Ban khởi nghĩa đã bàn kế hoạch đánh chiếm huyện Thủ Thừa, nhưng việc phối hợp không ăn khớp, cộng thêm không có tín hiệu khởi nghĩa ở Sài Gòn, cho nên đã không thực hiện được kế hoạch.


(1) Theo tài liệu Lịch sử Chợ Lớn - Tân An trong Khởi nghĩa Nam Kỳ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An xuất bản năm 1995. Đọc các bức điện mật khẩn của mật thám và báo cáo của Pháp lưu trữ trong kho, thì cuộc nổi dậy nhiều nơi chỉ thấy ghi từ đêm 22 rạng ngày 23-11, không thấy chỗ nào báo cáo từ sáng 22 đã có nổi dậy, tước súng v.v… (T.G.).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:30:15 pm »

2. Quận Châu Thành

Quận Châu Thành và tỉnh lỵ Tân An do Ban khởi nghĩa vùng Nam lộ Đông Dương phụ trách.

Đồng chí Trần Trung Tam, bí thư tỉnh ủy lâm thời làm trưởng ban, phụ trách chung. Đồng chí Nguyễn Văn Hoàng chỉ huy trực tiếp, có các đồng chí Võ Văn Lừa, Bùi Văn Khánh, Trần Văn Đước là ủy viên.

Nhiệm vụ quan trọng của ban khởi nghĩa ở đây là tổ chức và lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền tỉnh lỵ Tân An. Nhưng chủ tỉnh Tân An đã được thống đốc Nam Kỳ báo trước, chúng tăng thêm quân lính, cấm trại, tổ chức canh gác các nơi quan trọng một cách chặt chẽ, cộng thêm các nơi chungquanh nhân dân đã chặt cây, phá đường… Cho nên địch lại càng canh phòng cẩn mật. Vì vậy, đối sánh lực lượng, địch mạnh hơn ta và lợi thế hơn ta rất nhiiều, nghĩa quân không đủ sức đánh chiếm tỉnh lỵ, như kế hoạch đã định.

Tuy nhiên ở bên ngoài tỉnh, đồng chí Khánh vẫn cho phá cầu Bà Tàu, đốn cây, cắt dây điện thoại, điện tín.

Quần chúng các làng Thạch Phú Long, An Lục Long, Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ (quận Châu Thành) dưới sự chỉ huy của các đồng chí Mai Văn Phát, Nguyễn Văn Thanh (Cá Canh), Lương Văn Biện (thày chùa Lửa), Mười Mươi, Ba Tân, Bày Gia… kêu gọi quần chúng xuống đường, biểu tình thị uy chiếm Nhà việc, bắt Biện Cương, tước 1 súng.

Tại các làng An Vĩnh Ngãi, Hòa Phú, Dương Xuân Hội, Long Trì, Vĩnh Công… (thuộc quận Châu Thành) và một số làng bên Mỹ Tho, các đồng chí Ba Phước, Năm Điếc, Ba Khánh, Tư Lo, Ba Lửa, Hai Hoành, Sáu Khai huy động nhân dân chiếm Nhà việc, làm chủ một số này, trừng trị Lý Đang và giáo dục các tề khác.

Các đồng chí Năm Thắm, Tư Lùng, Hai Trầu chỉ huy cuộc nổi dậy của Tân Lý, Tân Hương (thuộc Mỹ Tho) tạo khí thế sục sôi cách mạng ở nông thôn.

Một cánh nghĩa quân do đồng chí Giáo Khương, Ba Bòng lãnh đạo, nổi dậy ở Quê Mỹ, đập phá Nhà việc, bắt Hương sự Đáng, Hương quản Xuyến ra nhận tội trước nhân dân.

Ở quận Mộc Hóa, ngoài lực lượng nghĩa quân Thuận Nghĩa Hòa do đồng chí Mười Râu, Hai Nhỏ chỉ huy, phối hợp với nghĩa quân Thủ Thừa đánh đồn Trà Cú (Thuận Nghĩa Hòa), chiếm Nhà việc Tân Đông, rồi định kéo xuống đánh chiếm quận lỵ Thủ Thừa như trên đã nói. Ở Tân Hòa, Nhơn Ninh quần chúng nổi dậy chiếm trụ sở, sau đó trở thành nơi rút và tiếp tục hoạt động của nghĩa quân Mỹ Tho khá lâu, do Phạm Văn Kỳ chỉ huy, phần kéo dài cuộc chiến đấu của Mỹ Tho sẽ trình bày ở phần cuội nổi dậy ở Mỹ Tho.

Ở phía giáp tỉnh Sa Đức, các làng Vĩnh Thạnh, Hưng điền quần chúng có các đảng viên cộng sản lãnh đạo, cũng nổi dậy phá Nhà việc, trừng trị bọn tề gian ác….

Cuộc nổi dậy ở vùng nông thôn tỉnh Tân An chỉ rầm rộ vài ngày, diệt một số tề ác ôn, phá nhiều tề làng, tổng, thu tất cả 22 súng. Nhưng, ngya tối ngày 23-11, Tỉnh ủy lâm thời đã nhận được thông tin cuộc khởi nghĩa của thành phố Sài Gòn không thành. Tỉnh ủy chủ trương cho các nơi ngưng nổi dậy, nghĩa quân lộ mặt tạm lánh đi nơi khác, còn dân trở lại sống hợp pháp. Do đó cuộc nổi dậy của Tân An không kéo dài, thêm nữa Pháp điều lính tăng cường cho Tân An để đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân.

Pháp đã dùng thủy, lục, không quân đánh phá các làng nổi dậy dọc hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Lính lê dương, cảnh sát ác ôn cùng bọn tề phản động đi đến đâu ruồng bố, bắn giết, đốt phá làng mạc đến đấy. Trong đợt càn quét đầu tiên của địch, các làng ven sông Vàm Cỏ Tây thuộc quận Thủ Thừa bị thiệt hại nhiều nhất. Làng Long Ngãi Thuận có 60 nhà bị đốt, 80 người bị bắt, hàng ngàn dạ lúa bị cháy, trên 50 trâu bò bị bắn chết. Nhà ông Bùi Văn Lầu cả 6 cha con đều bị bắt. Gia đình ông Đặng Văn Phiên có 3 người con bị bắt, 2 người con ông Dặng Văn Phái bị Pháp bắt đưa lên kinh Xáng Mù (làng Lương Hòa) xử bắn. Chúng đã bắt hàng trăm người ở làng Thạnh Lợi, Bình Thành, Thủy Đông, Thuận Nghĩa Hòa thuộc Thủ Thừa và Mộc Hóa. Theo con số của Thống đốc Nam Kỳ báo cáo cho Toàn quyền Đông Dương thì từ ngày 23-11 đến hết tháng 12-1940, chúng đã bắt của Tân An 261 người, không kể số người chúng đã bắn chết tại chỗ, bắt rồi thả ngay. Chắc chắn con số báo cáo này còn xa mới đúng sự thật.

Pháp đã bắt đồng chí Bùi Văn Khánh, thành viên Ban khởi nghĩa làn An Vĩnh Ngãi, đưa về Nhà việc làng Trung Hòa (Mỹ Tho) dùng gươm đâm. Trước hàng trăm dân làng bao quanh, đồng chí Khánh tỏ thái độ dũng cảm không hề sợ địch. Về sau, chúng đày đi đi Côn Đảo…(1)


(1) Một số sự kiện trên đây chúng tôi dựa vào cuốn Lịch sử Chợ Lớn - Tân An trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), Ban Thường vụ tỉnh ủy Long An xuất bản 1995.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:31:31 pm »

3. Căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo

Nghĩa quân cố gắng duy trì cuộc chiến đấu

Trước tình hình khó khăn do địch khủng bố và tỉnh ủy đã có lệnh ngưng cuộc nổi dậy, các đồng chí chỉ huy rút nghĩa quân về các làng có cơ sở và phong trào mạnh, phần lớn tề đã ngả về phái cách mạng. dó là các làng Bình Hòa, Bình Thành, Thạnh Lợi.

Nghĩa quân của các quận Châu Thành, Cai Lậy (Mỹ Tho), các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, kể cả bộ phận rút lên Truông Mít (Tây Ninh), cũng lân lượt kéo về Mớp Xanh, Trấp (đầm lầy) Rùng Rình, Kinh Bo Bo xây dựng thành căn cứ Mớp Xanh, còn gọi là căn cứ Bo Bo, duy trì củng cố lực lượng, tiếp tục đánh du kích.

Việc nghĩa quân của Tân An cũng như của các tỉnh chung quanh rút vào đây như một nhu cầu từ đấu tranh thực tiễn, nhưng theo chúng tôi cũng có tác động nhất định của Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 1-1941, Xứ ủy đã kiểm điểm việc thất bại của cuộc khởi nghĩa tìm ra những nguyên nhân, bàn việc củng cố lại Xứ ủy mới và chủ trương chuẩn bị lực lượng tiến hành khởi nghĩa lần thứ hai. Chính Xứ ủy đã dựa vào đây cũng như dựa vào các tỉnh miền Tây để chuẩn bị khởi nghĩa.

Đây là vùng nằm giữa hai sông: Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Đông chia ranh giới hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn, phía Chợ Lớn là đất Đức Hòa. Toàn vùng rộng khoảng 35 kilômét, dài 70 kilômét, phía Bắc giáp Đồng Tháp Mười, có 11 làng, hạt nhân là 3 làng mạnh nhất: Bình Hòa, Bình Thành, Thạnh Lợi, kênh rạch chằng chịt, phần lớn là Trấp, đầy lau, sậy, tràm, sáo và cỏ cây hoang dại. Có một đồn điền Bình Hòa rộng 160 ha, nhiều Gồng như Giồng Mật Cật (40 ha), Giồng Cù Lao Dài (20 ha), Cây Xoài (40 ha), Giồng Thủ Tỉnh (60ha), Tầm Ba Làng (60ha)… (Xem bản đồ vùng này do địch vẽ).



Theo báo cáo của địch, nghĩa quân tập hợp ở căn cứ này khoảng 150 người(1).

Để đối phó, tháng 1-1941, Pháp cho lập quận đặc biệt Bình Hòa cở quận trưởng Châu Thành, tri phủ Nguyễn Văn Hòa phụ trách, làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với quận trưởng Mộc Hóa Trần Văn Tân và các thanh tra cảnh sát Pháp, càn quét vùng này.

Đêm 25 rạng 26-12-140, nghĩa quân được trang bị súng, đèn pin lại tiến công đồn Trà Cú, các bốt cảnh sát Thị Đông và Ong Sung Hiếu. Đồn Trà Cú (thuộc làng Thuận Nghĩa Hòa) cố thủ. Nghĩa quân bắt và mang theo Hương sự Nhiều; bắt rồi tha ngay vợ Hương Kiểm Nhân làng Thị Đông và rút về căn cứ. Theo báo cáo của quận trưởng Mộc Hóa Trần Văn Tân (số 136c ngày 27-12-1940) gửi chủ tỉnh Tân An, trong số nghĩa quân đánh đồn Trà Cú có cựu lý trưởng Truyện (tức đ/c Đặng Văn Truyện) làng Long Nghĩa Thuận, đã theo cộng sản. Chúng đề nghị cho máy bắn phá can thiệp.


(1) Báo cáo số 177c ngày 31-1-1941 của Rivoal thống đốc Nam Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương. HS. IIA. 45/222 (2b). TT.LT2.TP.HCM. Một báo cáo khác của địch nói có tới 250 nghĩa quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:33:13 pm »

4. Trận phục kích địch đi càn ngày 29-12-40

Ngày 29-12-40, quận trưởng Mộc Hóa Trần Văn Tân tới Thị Đông từ chiều hôm trước, để chuẩn bị hôm sau càn quét vùng ba làng Thạnh Lợi, Bình Thành, Bình Hòa.

Viên quận trưởng chia lực lượng ra làm hai mũi: một mũi vượt sông Vàm Cỏ Tây theo rạch Cả Sơn và một theo Rạch Trà Cú, rồi gặp nhau ở Kênh Bo Bo. Chúng đến làng từ đêm, đến 5 giờ sáng hôm sau có thể xuất phát và phải chuẩn bị bữa ăn trưa, làm thế nào quay lại địa điểm xuất phát, trước 16 giờ.

Lực lượng của quận trưởng gồm 11 lính làng (trong đó có một lái thuyền), cai tổng cùng 4 vệ sĩ tin cẩn chuyên bắt người. Tất cả đều được trang bị vũ khí.

22 giờ khuya, quận trưởng đến Nhà việc Thị Đông, thì gặp đúng lúc nghĩa quân vừa đốt Nhà việc và đã rút đi.

Lúc đó, không có lực lượng bảo vệ Nhà việc, vì 20 lính giữ đồn Trà Cú, sau cuộc tiến công và đốt đồn đêm 25 rạng 26 của nghĩa quân, chủ tỉnh đã cho lệnh rút hết lính về quận lỵ, vì y sợ bị nghĩa quân tiếp tục đánh úp.

Quận trưởng giao cho cai tổng dẫn 5 lính, con trai cai tổng, 4 vệ sĩ của cai tổng cùng mấy tề làng, tất cả 15 người đi trên5 thuyền, trang bị đầy đủ vũ khí.

Đoàn thuyền vừa từ đất Thuận Nghĩa Hòa vượt sông Vàm Cỏ Tây, thì trinh sát của nghĩa quân đã phát hiện chúng. Nghĩa quân náu trong bụi lau sậy chờ đợi.

Thuyền đi đầu có Hương chánh Phạm Văn Liêng, bếp mã tà Tạ Văn Mao, vừa vào tầm phục kích của nghĩa quân thì tên lái thuyền thấy thoáng có bóng người, liền hỏi: - Ai đó?

- Lập tức có tiếp hô: - Bắn!

Một loạt đạn nổ. Nhiều tên bị trúng đạn, thuyền lật đổ. Bị đánh bất ngờ, đoàn thuyền địch chỉ bắn vu vơ lại được 2 phát.

Nghe thấy tiếng súng, nhưng quận trưởng không dám đến ứng cứu, vì sợ lại rơi tiếp vào ổ phục kích.

Nghĩa quân nhảy lên bờ và rút vào rừng. Lúc đó trời mới tờ mờ sáng.

Quận trưởng cho kiểm điểm lại thì không thấy bếp Tạ Văn Mao; hương chánh Thị Đông Phạm Văn Liềng bị đạn chì vào tay trái, con trai cai tổng Nguyễn Văn Hiệu bị đạn súng săn vào phầm mềm bắp chân, cựu Hương bổ Nguyễn Văn Khuyên bị một nắm đạn chì vào cùi tay trái, lái thuyền Nguyễn Văn Ngữ và Nguyễn Văn Tân bị đạn vào đùi và tay, lái thuyền Nguyễn Văn Lũy bị viên đạn sượt qua trán, cai tổng Hiệu bị mấy viên chì vào đùi.

Mãi hai ngày sau chún mới tìm thấy xác Bếp Mao, 1 viên đạn xuyên qua cổ.

Nghĩa quân thu 2 súng, bỏ lại 4 xuồng nốp, trong đó có 2 ký iệu: 9AE làng Thạnh Lợi và AL.290 làng Bình Nhựt…(1)

Trong khi nghĩa quân ở đây hoạt động, thì trên đất Mộc Hóa, Mỹ Tho và vùng giáp ranh Campuchia, nghĩa quân do Phạm Văn Kỳ vẫn hoạt động nay đây mai đó, không liên hệ được với Ban chỉ huy ở căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo.

Có điều đáng lưu ý, trong vùng dội du kích do Phạm Văn Kỳ chỉ huy, đôi khi xảy ra một vài vụ lấy của dân ở chợ, còn ở đây có sự lãnh đạo chặt chẽ của đảng, kỷ luật nghiêm minh, cho nên không thấy địch nói đến một vụ nào nghĩa quân lấy của cải của dân làng.


(1) Báo cáo số 1c ngày 3-1-1941 của quận trưởng Mộc Hóa gửi Chủ tỉnh Tân An. Địch mất 5 súng, nhưng 3 súng rơi xuống sông, sau địch lấy lại được. HS. II.A45/222 (2c) TT.LT2.TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:34:52 pm »

5. Thống nhất lực lượng

Sang tháng 1-1941, nghĩa quân các nơi đã tụ họp thống nhất tại đây. Một Ban chỉ huy chung do đồng chí Lưu Dự Châu làm trưởng đã được thành lập. Có nhiều tiểu ban như tiểu ban quân sự và tác chiến do các đồng chí Lê Minh Quang, Lê Văn Tưởng; tiểu ban tạo tác do các đồng chí Trần Văn Trừ, Huỳnh Văn Xá, tiểu ban quân khu do đồng chí Phèn, Giống, tiểu ban tuyên truyền báo chí do đồng chí Nguyễn Văn Hưng, tiểu ban Y tế do đồng chí Hoài phụ trách… Có cả bộ phận tòa án do đồng chí Đấu phụ trách để duy trì kỷ luật.

Các đồng chí dã củng cố Đảng bộ, thành lập các chi bộ ở các đơn vị chiến đấu, xuất bản báo, thực hiện việc thông báo tin tức thời sự.

Địch tung nhiều mật thám và mỗi tên quận trưởng Bình Hòa, và Mộc Hóa đã có hàng chục chỉ điểm, được tung vào theo sõi sự hoạt động của nghĩa quân, như trường hợp tên Cmà nói ở phần khởi nghĩa ở Gia Định.

Qua tất cả những tin tức thu lượm được, địch cho rằng nghĩa quân ở căn ứ Mớp Xanh Bo Bo được chia thành ba đội.

- Một đội ở Trấp Thầy cạnh các làng Thuận Nghĩa Hòa, Bình Thành do Giáo Châu chỉ huy, mạnh nhất có 1 súng trường, 5 súng hai phát, 1 súng Browning cal, 16, 2 súng lửa.

- Một đội ở Kênh Bo Bo và Giồng, do Nguyễn Văn Đang chỉ huy, có 1 súng hai phát, 2 súng lửa. Tất cả địa chủ, tề các làng Mỹ Thạnh Đông, Bình Hòa, Bình Thành đều nể sợ Đang cho Đang là cộng sản nguy hiểm. Đang đã chỉ huy lấy súng của Hương cả Tường, Hương sự Khỏe, Hương quản Long, đã bắt và xử Hương quản Thạch ở Bình Hòa….

- Một đội lưu động trên sông Vàm Cỏ do Võ Văn Lửa chỉ huy (Võ Văn Lửa là thành viên Ban khởi nghĩa tỉnh Tân An, 54 tuổi). Đội này có 1 súng hai phát, 2 súng lục.

Vì địch liên tục khủng bố can quét, cho nên các đội nghĩa quân thường xuyên trong tình trạng di chuyển.

Cũng theo một báo cáo của chủ tỉnh Tân An E.Vilmont gửi cho Thống đốc Nam Kỳ, y dựa vào tài liệu bắt được của nghĩa quân tỏng một cuộc càn vùng Thạnh Lợi, chép lại phần lực lượng ghi trong tài liệu của những người nổi dậy như sau:

Quân phiến loạn ở Tân An chia làm 3 toán:

Toán 1: số lượng 24 người, trong đó có 17 người tin cẩn.

Bình Thành
- 8 đảng viên địa phương
- 5 đảng viên
- 7 dự bị

Mỹ Hạnh Đông
- 1 đảng viên bí mật.
- 1 dự trữ bí mật.

Thạnh Phú
2 đảng viên

vũ khí có 5 súng.

Toán 2: số lượng 23 người, trong đó có 15 người tin cẩn.

Thạnh Lợi
11 đảng viên

Bình Hòa
- 3 đảng viên và
- 4 dự bị

Chi bộ mật
- 3 đảng viên và
- 2 dự bị

Toán được dân chúng ủng hộ
vũ khí có 4 súng

Toán 3: Số lượng 11 người, trong đó có 9 người tin cẩn.

Long Ngãi Thuận
- 3 dự bị

Nhị Bình
- 1 đảng viên
- 2 dự bị

Mỹ Hòa (xóm Mỹ Lạc Thành)
- 1 đảng viên và
- 2 dự bị

Được dân chúng địa phương ủng hộ, tiếp tế. Bị bao vây, nên thiếu lương thực.
vũ khí có 5 súng.

Chuẩn bị quân sự
- Hàng ngày luyện tập
- Chuẩn bị di chuyển gạo khô, bình nước, túi dết (musettess)
- Mua khẩn cấp: cá

Sức khỏe: 1 thày lang tham gia đội.
Mua thuốc bắc, bột và hạt.

Có một ủy ban kinh tài

Tổ chức in truyền đơn, sách cộng sản.

Đạn dược:
- Mua kíp, vỏ đạn rỗng 50$
- Các thứ khác 100$
- Cấp rút làm mìn nổ
- Đạn có khoảng 300 (các cỡ 24, 16, 22) rất ít cỡ 24, nhiều cỡ 16.
Đã mua 500 viên cỡ 24 và 16, 40 viên cỡ 12.

- Mua hai thùng thuốc

Tổ chức mua 600 súng, phần nhiều súng lục. Cứ 7 ngày lại họp một lần”(1)

Qua những báo cáo của địch phần nào chúng ta thấy lực lượng tổ chức đảng, tổ chức đội, các mặt hoạt động của nghĩa quân, kỷ luật của nghĩa quân, mỗi quan hệ với nhân dân của nghĩa quân, đặc biệt việc chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.


(1) Báo cáo của Evilmont, chủ tỉnh Tân An. HS. II.A45/222 (22c). Như trên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:37:50 pm »

Sốt ruột vì sự tồn tại của nghĩa quân, nhất là tình hình nông thôn không ổn định, hệ thống tề ngụy rất hoang mang, Pháp tăng thêm một loạt tên Thanh tra sen đầm như Issot, Jacquot, Giron cả tên Bazin… về hỗ trợ cho các tên quận trưởng Mộc Hóa, Thủ Thừa, Bình Hòa thực hiện việc càn quét, bắt những người nổi dậy. Chúng lập thêm 1 đồn lính mã tà ở chợ học Thơm trên đường làng số 2, ven sông Vàm Cỏ Đông giữa Đức Hòa và Hiệp Hòa để chặn đường ra vào của nghĩa quân ở căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo.

Tuy phải luôn di chuyển, tránh càn quét, của địch, nhưng nghĩa quân vẫn chủ động gây cho địch lúng túng, bối rối.

Ngày 10-2-1941, mượn cớ vào Giồng Đế mua lợn dễ dàng, thực ra là đi lấy tin tức, hồi 17 giờ, phó Hương quản Phạm Ngọc Thạch (làng Bình Hòa) cùng em rể Nguyễn Văn Nhì đi tới ranh giới Bình Hòa và Mỹ Thạnh Đông thì bị nghĩa quân bắt, và dẫn tới Giồng Nho. Nhì được tha còn Thạch bị xử.

Một tuần sau, đêm 16 rạng ngày 17-2-1941, vào 21 giờ một đội du kích khoảng 30 người đột nhập nhà dịa chủ Sầm, phá kho lấy 22 dạ gạo, nổ súng chỉ thiên cảnh cáo rồi rút đi.

Xin lệnh chủ tỉnh, ngày 19-2-1941, quận trưởng Bình Hòa đưa lính đến đóng đồn tại đồn điền Sầm, biến kho lúa thành đồn canh. Sơ đồn đồn canh như sau:


Ban đêm, chúng huy động 24 dân làng chia ra canh giữ 6 chốt A, B, C, E, F, mỗi chốt 24 người, chặn tất cả các đường nghĩa quân có thể thình lình xâm nhập. 4 lính canh 4 góc, giữ mõ. Khi có tiếng mõ, thì các chòi canh phải đánh mõ đáp lại.

Nếu có động, thì bắn pháo để thông báo và liên lạc giữa dồn tại nhà địa chủ Sầm với các đồn Thạnh Lợi và Trà Cú.

Kể từ ngày 20-2-1941, sau khi ổn định việc lập thêm đồn, bọn thanh tra cảnh sát Pháp cùng với 3 quận trưởng Bình Hòa, Thủ Thừa, Mộc Hóa (Tân An), Cai Lậy (quận, Tâm) phối hợp với nhau và chia nhau từng vùng, dùng quân lính các đồn, tề làng liên tục hết ngày này qua ngày khác lùng sục, tìm kiếm nghia quân. Mỗi lần đi càn chúng thường huy động từ vài chục đến 150, 200 dân xục xạo khắp nơi.


Deligué spécial de Bình Hòa accuille son collègue de Đức Hòa
Quận trưởng đặc biệt Bình Hòa đón quận trưởng Đức Hòa, phối hợp đi càn

Chúng đốt nhà của nghĩa quân điều đó dễ hiểu, nhưng chúng đốt cả nhà dân làng, đốt rừng, đốt tất cả những nơi nào chũng cho rằng nghĩa quân có thể ẩn nấp. Chúng đe dọa nhân dân, tìm mọi cách ngăn cả việc tiếp tế lương thực của nhân dân cho nghĩa quân. Nhưng nhân dân vẫn tìm mọi cách giúp đỡ các chiến sĩ. Một chứng cớ.

Ngày 7-3-41, chủ quận Thủ Thừa Huỳnh Văn Sang cho dẫn lên tỉnh 3 người là bà Nguyễn Thị Kha cùng 2 con Phạm Thị Nghi 16 tuổi và Phạm Thị Trang 13 tuổi, là vợ và con của nghĩa quân Phạm Văn Chung (Cựu hương hào Chung làng Long Ngãi Thuận) để tham gia đánh chiếm đồn Trà Cú ngày 23-11. bọn cảnh sát Thủ Thừa đi tuần trên kênh bo Bo đã bắt được đò của Bà Kha đang đi ngược lên phía Bắc (thuộc địa phận làng Bình Thành), trên đó có 3 bao gạo, 30 trái dừa xanh, 20 kilô khoai, 3 bát lớn hạt cau khô, 200 lá trầu, vại dưa cải, lít muối, chục lít bột gạo, một sắc 7 quần và 9 áo. Bà và các con khai tên khác, nhờ tề làng bọn mật thám mới biết tên thật; còn nhất định địch hỏi thế nào bà và các con cũng không chịu khai chỗ ở của Phạm Văn Chung…(1)


(1) Báo cáo số 87 ngày 7-3-41 của chủ quận Thủ Thừa Huỳnh Văn Sang cho chủ tỉnh. Hs. IIA. 45/222 (2c) TT.LT2. TP.HCM.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:39:00 pm »

Chúng chủ trương đẩy nghĩa quân vào vùng đầm lầy nước có mùi thối (eau fétide), nóng không thể chịu được và đầy muỗi, không có gì để ăn…

Nhưng chúng vẫn phải thừa nhận nghĩa quân làm mưa làm gió giữa Rạch Cần xeCần Giè, do Võ Văn Lửa chỉ huy. Ngày 10-3, nghĩa quân bắt người gác Nhà việc Thạnh Lợi, đưa đi 5 kilômét, rồi tha cho về cầm theo một giấy gửi cho tên Ban Biện nói rằng “Cộng sản không chết, xem đây chúng tôi đang chuẩn bị cú thứ hai”.

Cùng ngày 10-3, quận trưởng Bình Hòa mang theo 5 lính đi ngựa lùng xục Giồng A Rạt, lúc 9 giờ trở về thấy cắm ở giữa rừng Tràm một ngọn sào dài trên có treo một mảnh giấy viết như sau:

“Vài lời với ông tri phủ. Chúng tôi thấy ông trong tầm súng, nhưng chúng tôi không bắn ông, vì điều đó trái với chủ trương của chúng tôi đã đề ra, chỉ trừng phạt những viên chức ác. Tuy nhiên, ông hãy cẩn thận và đừng có ác”…

Trung tuần tháng 3-1941, có mấy cuộc càn của địch gây thiệt hại cho ngĩa quân.

Từ đêm 11-3, quận trưởng Bình Hòa có sự phối hợp của các quận trưởng chung quanh, dùng 12 lính đồn Bình Hòa, 8 lính đồn Thạnh Lợi, 8 lính Chợ Lớn, 7 lính đồn Trà Cú bao vây Giồng A Rật.

Sáng sớm ngày 12, dưới sự chỉ huy của quản Sĩ cùng Cai Đơn, Cai Giáp, chia làm 3 mũi tiến thẳng vào nơi ở của nghĩa quân trước rừng tràm. Trong khi đó 8 lính đồn Tạnh Lợi cùng đánh và 8 lính Chợ Lớn rải ra chặn dọc sông Vàm Cỏ Đông, không cho nghĩa quân vượt sông chạy sang đất Hiệp Hòa và Đức Hòa của Chợ Lớn. 7 lính đồn Trà Cú rải ra ở phía đối diện bên này ngăn không cho nghĩa quân chạy vào kênh Trà Cú và Bo Bo. Lính của Quảng Sĩ, Cai Đơn, Cai Giáp dùng thuyền chèo tới.

Nghĩa quân phát hiện thấy địch liền nổ súng. Hai bên bắn nhau hơn một giờ. Nghĩa quân lợi dụng rạch kênh đầy lau sậy rút lui. Lính địch rượt đuổi hơn một kilômét thì mất hút.

Trong lúc lính địch bao vây nghĩa quân bên dưới, thì Pháp cho máy bay quần tháo bên trên quan sát và uy hiếp tinh thần nghĩa quân. Mấy ngày sau liên tiếp Pháp đều cho máy thám sát tìm kiếm nghĩa quân ẩn núp trong vùng này.


Ngày 14-3, trong một cuộc lùng xục Giồng Đế, lính của đồn Thạnh Lợi đã chạm trán nghĩa quân. Hai bên bắn nhau và trận tao ngộ này đồng chí Võ Văn Lửa hy sinh. Đồng chí Võ Văn Lửa là thành viên Ban khởi nghĩa tỉnh tân an, Ban chỉ huy căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo và trực tiếp chỉ huy một đội nghĩa quân. Như vậy, chỉ trong 3 ngày nghĩa quân bị mất hai đồng chí chỉ huy chủ chốt và dũng cảm.

4 ngày sau, ngày 18-3, địch dùng 16 lính của đồn Bình Hòa, 18 lính của đồn Thạnh Lợi càn vùng Đìa Bàu Mốp thuộc làng Thạnh Lợi, giáp ranh Bình Hòa. Chúng bị nghĩa quân bắn lại. Nhưng sau khi nghĩa quân rút đi, chúng vào thấy có cả tăng-xê chiến đấu, lấy được 2 súng cal, 16 và 88 viên đạn, cùng rất niều tài liệu, thì chúng cho đây là một trung tâm chỉ huy phối hợp giữa 3 đội nghĩa quân.

Chúng tôi thấy cần thiết liệt kê dưới đây những thứ địch đã lấy được của nghĩa quân, đặc biệt là những tài liệu, để căn cứ vào đó có thể rút ra những nhận định về vị trí, tính chất, mối quan hệ của hoạt động của nghĩa quân tại đây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 02:40:46 pm »

Những vật dụng địch đã thu được:

1. Một xắc đựng dụng cụ
2. Một cờ đỏ thêu ngôi sao
3. Một gói có nhiều truyền đơn và tài liệu
4. 11 túi dết
5. Một hộp pháo (có thể dùng thay tiếng súng trong hoạt động)
6. Ba lô vải đỏ
7. Một túi gạo khô
8. 4 cái chăn
9. 1 sừng trâu (làm tù và)
10. 19 cái nốp
11. 5 cái giáo
12. 2 liềm và 4 dao
13. 2 súng cỡ 16 (1 súng một phát và 1 súng hai phát)
14. 1 túi dết có 88 viên đạn. Gạo đô nấu bếp cho 20 người.
Bản kê giấy tờ, truyền đơn lấy được
1. Hỡi anh em binh lính đông Dương! (47 bản)
2. Hỡi anh em lính lê dương, thủ hộ, cảnh sát, mã tà! (100 bản)
3. Hỡi các dân tộc bị áp bức Đông Dương! Hỡi anh em, chị em quốc dân đồng bào! (31 bản)
4. Hỡi quốc dân đồng bào! Hỡi các dân tộc phản đế Đ.D (30 bản)
5. Giải phóng số 1 ra ngày 1-1-1941 (6 bản)
Giải phóng số 2 ra ngày 25-1-1941 (12 bản)
Giải phóng tờ phụ (2 bản)
6. Phấn đấu (báo tháng) Số 1, 20-1-1940 (1 bản)
7. Cứu quốc (báo tháng) Số 1, 30-4-1940 (1 bản)
8, Tiến lên (Số 3 và 4) (2 bản)
9. Thông cáo (2 bản)
10. Thông cáo Nghị quyết của toàn Ban Xứ ủy nam Kỳ ngày 6 Févirier 1939 (1 bản)
11. Quyết định nhiệm vụ của Đảng đối với tình hình hiện thời của Trung ủy Đ.C.S Tàu họp 10/11/1939 (2 bản)
12. Điều lệ của M.T.T.N.D.T.P.Đ (2 bản)
13. Chủ nghĩa phát xít (1 bản)
14. Thông cáo của Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ (1 bản)
15. Điều lệ tạm thời của Hội thanh niên Tân Tiến (1 bản)
16. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương (1 bản)
17. Chống chủ nghĩa tự do của Mao Trạch Đông (1 bản)
18. Vấn đề thiếu đồng xu và sinh hoạt đắt đỏ (1 bản)
19. Ủng hộ Liên bang Xô viết chống trận giặc vu khống và âm mưu tấn công của đế quốc chủ nghĩa (1 bản)
20. Hỡi quốc dân đồng bào, Hỡi các dân tộc Đ.D! (1 bản)
21. Chủ nghĩa Lê Nin (2 bản)
22. Nghị quyết của Xứ ủy Nam Kỳ về cuộc bạo động vừa qua và đối với thời cuộc hiện tại (21, 22/1/1941 (13 bản)
23. Nghị quyết của Xứ ủy Nam Kỳ (2 bản)
24. Thư của Trung ương gửi cho X.U.N.K và các đ/c (1 bản)
25. Tuyên ngôn của U.B.P.Đ.Đ.D đối với K.N. 8/3 (1 bản)
26. Nghị quyết của Thường vụ X.U.NK (3-5-1939) 1 bản
27. Tập y học (1 bản)
28. Giải bài: Cách mạng Tư sản dân quyền (1 bản)
29. Thông cáo bí mật của các cán bộ Đảng (20-3-1937) (1 bản)
30. Giả bài Marx Lénin chủ nghĩa (t bản)
31. Đảng viên ta phải tu luyện thế nào (2 bản)
32. Bài Tuyên ngôn của Quốc tế cộng sản (C.S.T.T.) (1 bản)
33. Chủ trương tổ chức mới của dảng CSTT số 13, 26-3-1937 (1 bản)
34. Tuyên ngôn của Q.T.C.S về ngày 1 tháng 5 (2 bản).
35. Tuyên ngôn của ĐCSDD với thời cuộc (16-2-1941) (7 bản)
36. Nghị quyết của Đại biểu Hội nghị của Hội Phụ nữ giải phóng Nam Kỳ (1 bản)
37. Công tác của QTCS. Nghị quyết của thế giới Đại hội thứ 7 QTCS. Về công tác của Ban chấp ủy QTCS (ngày 1-8-1935) (1 bản)
38. Công tác vận động quần chúng (1 bản)
39. Điều lệ phản đế cứu quốc hội (6 bản)
40. Chiến thuật cơ sở (1 bản)
41. Tuyên ngôn của Chánh phủ lâm thời dân chủ công hòa quốc Đông Dương (1 bản)
42. Lịch sử Đảng Cộng sản vận động ở Đông Dương (1 bản)
43. Đối với thời cuộc (3 bản)
44. Những nhiệm vụ căn bản của cách mạng Đ.D (2 bản)
45. Tập ca (4 bản)
46. Những điều yêu cầu (1 bản)
47. Tuyên ngôn của ĐCSĐD đối với thời cuộc hiện tại (1 bản)
48. Kỷ niêm 8 năm thống nhứt ĐCSĐD ( bản)
49. Hỡi quốc dân đồng bào! (B.T.B) rất nhiều bản
51. Kỷ niệm 11 năm thành lập ĐCSĐD (1 bản)
52. Hỡi quốc dân đồng bào! Hỡi dân tộc bị áp bức Đ.D! (1 bản)
53. Kỷ luật tạm thời của du kích (2 bản)
54. Thông cáo Ban quân sự (Ủy ban tham mưu quân sự) (2 bản)
55. Lịnh giới nghiêm. Cùng quốc dân đồng bào! (1 bản)
56. Thiết lập trật tự (1 bản)
57. Luật thi hành của Chánh phủ (1 bản)
58. Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (2 bản)
59. Điều lệ công hội (2 bản)
60. Điều lệ hội phản chiến (2 bản)
61. Điều lệ nông hội (2 bản)
62. In
a) Ban y tế (2 bản)
b) Ban Quân sự bộ (Giấy xin phép vắng mặt) (demande d’autoristion d’absence)
c) Ch. Tr. B. tr.
d) Ban kinh tế
f) Quân sự Bộ
g) Q.S.B.
63. Bảng về tổ chức đội (nghĩa quân) (1 bản)
64. Muốn hiểu rõ tình hình quân sự Tàu (1 bản)
65. Gương chí sĩ Phan Tây Hồ lịch sử toàn biên (1 bản)
66. Đường hạnh phúc. Thợ thuyền Nga (1 bản)
67. Vượt ngục (Phóng sự tiểu thuyết) (2 bản)
68. Đông Dương Tạp chí (1 bản)
69. Dân chúng (1 bản)
70. Cuộc chiến tranh năm 1914-1918 (1 bản)
71. Bản đồ Trung Quốc - Đông Dương - Mã Lai (3 bản)
72. Ngày 1 tháng 5 (1 bản)
73. Bản án những lãnh tụ cộng sản (1 bản)
74. Công tác phá hoại (1 bản)
75. Điều lệ của tổng công hội Thống nhứt Đ.D (1 bản0
76. Bì thư đựng tài liệu của tổ chức băng Tân An (tức đội nghĩa quân Tân An) (1 bản)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:30:29 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM