Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:10:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ngày ở Cánh Đồng Chum  (Đọc 49630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:11:51 pm »

Vốn đã sống với nhau và hiểu nhau từ lâu nên anh em nhanh chóng xác định trách nhiệm của đoàn trong lúc khó khăn này. Việc hoạt động chuẩn bị mọi mặt cho cuộc hành quân quay lại chiến trường lại sôi nổi.

Lúc này địch đang cho gián điệp và bọn phản động đi lại kéo vét dân Bản Ban, trong khi quân ta đang khẩn trương chuẩn bị chiến dịch phản công giải phóng lại Cánh Đồng Chum.

Tình hình rất gấp nhưng nhà văn Bùi Đình Thi đến gặp tôi nói ý định đang muốn viết tập ký sự “Đường vào Cánh Đồng Chum”. Anh đề nghị tôi kể để anh có tư liệu viết. Thật là gay go! Chuyện thì không thiếu nhưng tình hình khẩn trương, tôi hẹn anh để lúc khác. Anh bảo, gấp thì kể tạm cho một chuyện nào lý thú nhất. Không từ chối được, tôi đành kể chuyện cúng ma H’mông trên Phu Sao mà chuyên gia rất cảm động, một chuyện tâm tình mà tiểu đoàn trường Khăm-òn đã nói lại với tôi:

“Giữa lúc phong trào gây dựng cơ sở, phát triển khu du kích đang tiến triển tốt, dân và bộ đội vừa làm lễ kết nghĩa ăn thề xong thì xảy ra chuyện nổ mìn chết một cụ già cơ sở tốt khi đi làm rẫy trên bản Phu Sao (Phu Sao cao 2.305 mét). Bọn phản động tung tin “Bộ đội giết dân”. Dân không tin nhưng cũng có người hoang mang. Chúng tôi bàn nhau phải cùng dân tổ chức làm ma chu đáo để đánh tan luận điệu chia rẽ của địch. Làm ma thì ai cũng tán thành nhưng cái khó nhất của người H’mông là viếng người chết phải có tục lệ “ăn cơm cùng với người chết”. Cán bộ chúng tôi chưa anh nào dám xung phong làm việc ấy. Thấy bọn tôi do dự, anh Ngô chuyên gia Tiểu đoàn 24 nhận ăn cơm cúng ma.

Trong khi hội ý thực hiện ý định trên, anh em chúng tôi tự thấy áy náy, xấu hổ vì cái gì khó cũng lại đến phần anh Ngô. Nghĩ thế nhưng cuối cùng vẫn nhờ anh Ngô dẫn đoàn cán bộ đi cũng người chết. Hương đèn, rượu chè, bánh kẹo, pin đèn đủ cả. Đoàn đại biểu chúng tôi leo dốc đến bản Phu Sao. Lúc này đã có mặt đông đủ bà con, họ hàng trong vùng. Nhiều người biểu lộ sự thông cảm, nhưng cũng có kẻ nhìn chúng tôi như có vẻ thách thức. Vào trong sân, chúng tôi đứng thành hàng ngang ngoài cửa, chỉ một mình anh Ngô vào nhà. Đến trước xác người chết đang dựng đứng cạnh cây cột cái giữa nhà. Ngô ôm mặt khóc hu hu:

- Ma ơi, mới hôm này ma hữa hẹn cùng chúng tôi bảo vệ làng bản. Nay bọn xấu đã giết ma. Ma bỏ chúng tôi đi! – Nước mắt giàn giụa, anh nói tiếp: biết đứa nào hại ma xin ma hãy bắt chết nó và cả nhà, cả họ nó đi! Bây giờ mời ma ăn với tôi bát cơm! Vừa nói anh vừa lấy bát cơm cúng rồi cầm thìa cứ đút cho ma một thìa thì mình cũng nuốt một thìa. Trước mặt bà con, anh làm gọn hết bát cơm. Nước mắt chưa ráo, anh lui ra trước sự mến phục và xúc động của bà con dân bản.

Trước hành động đó, nghĩa tình Tiểu đoàn 24 với dân bản Phu Sao càng củng cố. Cơ sở Phu Sao ngày càng mạnh lên. Tình nghĩa giữa đoàn 5 chuyên gia với bộ đội và nhân dân Lào càng thắm thiết.

Tôi dừng lại nói với nhà văn: “Thôi nhé, anh để cho lần sau sẽ kết tiếp…”.

Một buổi sáng, khi tôi vừa ra khỏi hang thì Thoong-láy, phái viên chính trị của Bộ chỉ huy tối cao Lào, trợ lý mặt trận của anh Khăm-tày đến tìm tôi và nói: Anh Tám (Khăm-tày Xi-phăn-đon) muốn gặp tôi.

Vừa vào hang, anh Khăm-tày kéo tôi lại bàn và nói ngay:

- Tối hôm qua tôi được điện của Mường Khăm xin ý kiến. Bọn sấu đang định kéo một nghìn dân Nhọt Cưa chạy theo địch. Tôi muốn bàn với anh một số công việc để anh ở nhà giúp hướng dẫn cơ quan theo dõi hiệp đồng. Tôi phải đi Bản Ban giải quyết chuyến này. Không thể địch vét dân mãi được. Cái khó nhất hiện nay là đói, dân chỉ sống nhờ đào củ mài.

Tôi thưa ngay không cần chần chừ:

- Chuẩn bị chiến dịch đang đi vào giai đoạn nước rút. Chỉ huy và bộ đội tình nguyện đã đến. Anh cần thường trực ở nhà vì không thể có ai thay anh làm trung tâm hiệp đồng ở đây cả. Hơn nữa đường đi đến huyện rồi lên Nhọt Cưa phải qua năm chặng bom tọa độ. Anh đi là không bảo đảm.

Anh Khăm-tày xua tay và nói:

- Tôi chỉ đi nhanh, giải quyết xong công việc là về ngay thôi mà!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:12:44 pm »

Tôi báo cáo anh Khăm-tày: công việc thì tôi nghĩ mình sẽ khẳng định với huyện là phải tìm mọi cách giữ dân lại. Ngoài ra làm sao có vài tấn gạo chi cho trẻ em và du kích. Tôi đề nghị anh cứ viết thư dặn dò huyện. Tôi sẽ cầm xuống và giúp huyện cùng chuyên gia cơ sở giải quyết việc này. Vùng này tôi đã thạo đường. Hơn nữa nếu tôi có gặp tai nạn thì Hà Nội sẽ chọn người thay tội; còn để anh đi lỡ có mệnh hệ gì thì biết đến bao giờ mới bổ sung được mất mát. Cách mạng Lào còn rất thiếu cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp. Vì trách nhiệm bảo vệ anh, xin phép cho tôi được giải quyết việc này. Trưa nay tôi lên đường, ngày mai mọi việc sẽ được giải quyết. Đề nghị anh viết thư đi! Xin anh cho tôi về chuẩn bị.

Nói xong, tôi đứng lên. Thấy đề nghị của tôi có lý có tình, anh buộc phải đồng ý.

Trưa hôm đó một du kích, hai bảo vệ (một Lào, một Việt) cùng tôi theo đường tắt lần ra đường số 7, đến khoảng 5 giờ chiều, đồng chí du kích dừng lại phổ biến: còn một ki-lô-mét nữa, đến chỗ đường quang kia là phải chạy vượt đường số 7. Đè nghị chúng ta nghỉ ăn cơm uống nước để lấy sức.

Mười lăm phút sau, chúng tôi chạy qua điểm tọa độ thứ nhất. Chạy qua vạt rừng hơn một ki-lô-mét đến đường cái, lại xuống những thửa ruộng bậc thang cũng non ki-lô-mét, cả đoàn vừa vào rừng tre thì một chiếc C.130 cũng vừa tới. Pháo sáng bắt đầu thả xuống dọc đường. Dù pháo sáng bay lơ lứng trên đầu soi đường cho chúng tôi vượt qua rừng tre. Cũng lúc đó hai chiếc F.105 vút qua, hai chầu bom tọa độ nổ ngay trên đường số 7 phía sau lưng. Sắp qua sông Nậm Mặt lại một cuộc chạy tránh bom tọa độ thứ hai. Hết ruộng lại qua sông, hết lội sông lại lội ruộng rồi chạy tiếp. Cứ lần mò như vậy, đến 3 giờ sáng hôm sau chúng tôi lần được đến chỗ ở của cơ quan huyện. Chúng tôi yêu cầu tìm anh U-đôm, bí thư huyện ủy, anh Ngân, anh Long chuyên gia huyện, chuẩn bị cho một người dẫn qua kho quân lương, xuống xã Nhọt Cưa. Trong khi chờ, chúng tôi tranh thủ lăn ra bãi cỏ chợp mắt.

Gàn 6 giờ sáng đoàn lên đường ngay. Nói cho đúng là phải chạy vì qua thị trấn, qua đường số 6, qua đường vào hang kho đều là những trọng điểm tọa độ của máy bay Mỹ. Vào kho anh Trọng rồi lên hang Thẳn Chậu, xuống xã Nhọt Cưa, vừa đi vừa bàn bạc, đói bụng thì lương khô nước lã, đến 11 giờ trưa chúng tôi đã giải quyết xong công việc.

Anh Trọng, binh trạm trưởng đồng ý cấp cho Nhọt Cưa hai tấn gạo. Tôi thay mặt Bộ chỉ huy chiến dịch ký nhận. Phiếu được giao ngay cho huyện. Tính ra một trăm du kích mỗi người được 3 ki-lô-gam để đi hoạt động. Ba trăm trẻ nhỏ và người già mỗi người được 2 ki-lô-gam, còn lại bình quân mỗi người dân được 1 ki-lô-gam để nấu cháo. Nhân dân được động viên tiếp tục ẩn tránh địch, đào củ mài, củ cọc để vượt qua khó khăn này. Vấn đề được bàn bạc kỹ là gạo lúc này phải tranh chấp bằng xương máu. Xe theo đường số 6 từ Sầm Nưa sang và xe theo đường số 7 có đêm mười chiếc chỉ lọt được năm, sáu chiếc là giỏi. Bimh trạm yêu cầu huyện phải cử đội tiếp tế đến đào hầm gần kho. Gạo đến là lao ra bốc ngay đưa về xã. Đây là vấn đề sinh tử, yêu cầu lãnh đạo cùng chuyên gia huyện phải thực hiện nghiêm chỉnh. Xong việc, đoàn chúng tôi lại trở về mặt trận ngay chiều hôm đó.

Đến mặt trận thì nhận được tin vui: Tiểu đoàn 701 của Bun-thon, Xổm-phắt, Bun-phêng do Hải, Duynh làm chuyên gia sau khi rút khỏi Cánh Đồng Chum về Bản Ban củng cố, đã tập kích tiêu diệt một tiểu đoàn địch, giải phóng Xen Chồ. Chiến công này đã mở dường cho chủ lực quân tình nguyện vào giải phóng Cánh Đồng Chum. Song đường ở Cò Luông vẫn bị quân đặc biệt canh gác đêm ngày, bị máy bay thả bom bi, bom vương nổ. Riêng chỉ huy tiểu đoàn đặc công của Định vào trinh sát điểm cao Cò Luông (đèo Phỉ) bị thương vong mất bốn đồng chí, nay chỉ huy tiểu đoàn chỉ còn Định. Quân đặc biệt thay nhau canh giữ ngặt nghèo. Năm, bảy mét một hố bắn, ba bốn phút lại một băng M16 và lựu đạn ném ra…

Thời điểm tập trung cho chiếc dịch phản công mở màn là căng thẳng nhất. Nhiều cuộc bàn cãi diễn ra trong sở chỉ huy chiến dịch. Sư đoàn trưởng sư đoàn 312 quân tình nguyện nhất quyết dùng chiến thuật đặc công để giải phóng Cánh Đồng Chum, nhưng Tư lệnh Vũ Lập chưa nhất trí. Riêng việc đánh Cò Luông bằng đặc công thì Tư lệnh đồng tình. Thế Hùng và tôi rất lo vì đơn vị đã đi trinh sát ba lần thì cả ba lần đều có thương vong cao nên đề nghị mặt trận tìm biện pháp khác, nhưng Tư lệnh vẫn giữ ý kiến, bảo phải đi trinh sát lại. Vừa lúc đó, đồng chí Thi tác chiến vào đưa bức điện của Bộ. Điện viết: “địch đã đề phòng. Cò Luông phải thay đổi cách đánh. Nhớ lại kinh nghiệm Điện Biên dùng vây, tấn, diệt… Sẽ có phái viên đưa sơ đồ cùng ý kiến hướng dẫn của tôi đến làm việc với mặt trận.

Văn”

Trưa hôm sau, xe Hà Nội đến. Đồng chí Ngọc Đạo phái viên tác chiến của Bộ mang sơ đồ và bản ghi những ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trình bày với Bộ Tư lệnh chiến dịch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:13:44 pm »

Đúng như ý kiến của Đại tướng, sau khi bộ binh và súng phòng không áp sát, đào công sự, tiểu đoàn địch bị vây chặt; lựu đạn và tiểu liên địch khó phát huy và bị ta bắn tỉa đè đầu chúng xuống. Đến khi pháo binh, súng cối ta bắn chuẩn bị dồn dập cho bộ binh xung phong thì quân địch chạy tán loạn. Số bị diệt, số ra hàng.

Ta tiến công từ 18 giờ, nên máy bay địch khó ứng viện. Từ đó cuộc phản công đánh bại cuộc hành quân “Cù Kiệt” cứ đà này mà phát triển.

Tôi lại nhớ trong hiệp đồng đánh địch phản kích ở chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum năm 1962 và báo cáo kế hoạch của cánh quân bạn tiến công vào binh đoàn 17, binh đoàn 16 Vàng Pao ở ngã ba Phiên Luông. Sau đó được điện trả lời của đồng chí Trần Quý Hai như sau: “Anh Văn hoan nghênh quyết tâm của đồng chí định tổ chức giúp xe tăng bạn tham gia cuộc phản kích, nhưng anh nhắc phải có tổ súng máy và B40 săn M79 vá súng bắn tỉa xe tăng của địch. Phải xuất kích bất ngờ, tiến công kiên quyết, rút lui nhanh, che giấu và phòng tránh máy bay”. Thế là tôi biết ngày hôm qua Đại tướng có đến chủ trì giao ban của Bộ. Nghe điện của tôi Đại tướng nhắc nhở luôn và giao Bộ Tổng Tham mưu điện hướng dẫn. Bộ rất sát Cánh Đồng Chum. Điều đó làm cho chúng tôi vững tin vào chiến thắng.

Sáng hôm sau, hai binh đoàn địch bị Trung đoàn 335 quân tình nguyện, rồi Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 15 cùng xe tăng của Pa-thét Lào tiến công. Lính địch tan tác đạp nhau chạy về hướng Nậm Ngừm. Nước to, thác đổ ầm ầm; bên kia sông Tiểu đoàn 701 bí mật phục sẵn. Địch dùng dây lôi nhau bơi qua sông, dây đứt, 270 tên trôi lăn lóc chết chìm giữa thác đá, 32 tên đi đầu lọt vào bờ không súng ống được vớt lên làm tù binh của Tiểu đoàn 701. Đúng 11 giờ, tôi phấn khởi điện cho đồng chí Trần Quý Hai: “Cuộc phản kích diễn ra tốt đẹp. Bộ binh và xe tăng ta dồn địch xuống Nậm Ngừm, cả chết cả bị bắt hơn ba trăm tên. Xe tăng đã rút về nơi trú ẩn an toàn”. Gửi điện đi rồi tôi vẫn suy nghĩ: Phải là một nhà quân sự uyên bác về lý luận, dày dạn về kinh nghiệm thực tiễn mới có thể chỉ đạo cụ thể và chính xác thế này! Bộ trưởng không chỉ giỏi về chiến lược mà về chiến dịch, chiến thuật cũng rất sắc sảo.

Trước ngày nổ súng mở đầu chiến dịch năm hôm, tôi dẫn cơ quan vào trước với nhiệm vụ mang kế hoạch chiến dịch và chỉ thị của đồng chí Khăm-tày vào vùng sau lưng địch làm việc với Xi-pon, chuẩn bị giúp bạn nổi dậy đánh phá bên trong (Mường Xủi, Phu Cút, Mường Phàn, Lạt Buộc) phối hợp với cánh chính của lực lượng chủ lực từ ngoài đánh vào, giữ dân, tạo thế nhanh chóng đán tan đội hình địch, chuẩn bị cho bước phát triển vào Xảm Thông, Long Chẹng, Xa La Phu Khum.

Tôi đi theo tuyến đường trung đoàn tình nguyện 174 của Hùng Tân. Chia tay nhau từ hôm giải phóng Mường Xủi (tháng 6) đến nay đã bốn tháng. Hùng Tân kể chuyện đánh nhau bên trong từ khi địch bắt đầu cuộc hành quân “Cù Kiệt”. Tôi nghe để có sự thu hoạch hướng dẫn cho hướng sắp vào., Tôi kể lại cảnh Hà Nội đau đớn khi Bác Hồ mất, quang cảnh lễ tang. Hùng Tân tranh thủ hỏi về quyết tâm của mặt trận với chiến dịch phản công sắp tới và ý đồ đánh phối hợp từ trong ra của bạn. Chúng tôi còn dự kiến thêm thời gian và một số địa điểm có thể gặp nhau để hiệp đồng, nhất là cánh quân của trung đoàn do trung đoàn phó Nhân đang chốt ở Lạt Buộc. Đêm đó đã 30 Tết. Hùng Tân gọi điện cho đại đội trinh sát phía trước chuẩn bị người để dẫn tôi vượt đường số 7 vào gặp Nhân. Sáng hôm sau chúng tôi lên đường. Tôi vừa bước vào hầm của Phước, đại đội trưởng thông tin thì một loạt bom tọa độ của F.111 chặn đứng nam – bắc bờ suối suốt từ nhà ở của trinh sát sang đại đội thông tin. Ba lô của chúng tôi chưa kịp kéo xuống hầm đều bị bom đánh thủng hết.

Tất cả đường sá, núi non vùng này nhờ qua lại nhiều lần nên tôi thuộc như lòng bàn tay, thế mà lúc này bom đạn Mỹ đã cày xới ngang dọc, không còn biết đâu mà lần. Đường qua thung lũng cứ phải vừa đi vừa dò mìn và phòng bom vướng. Ngán nhất là phải vượt qua xác chết trâu, bò, ngựa, lợn.

Trú quân giữa sườn Phu Phụng, Phu Kúp, cơ quan Nhân đào hầm ở chính nơi cây cối đỏ ngang đổ dọc. Các anh giấu quân như vậy để đón đánh trực thăng và cánh quân đi vét dân. Nhận thuật lại việc hiệp đồng giữa đơn vị của anh với đơn vị của đồng chí Xi-mán, Xi-phon. Theo hiệp định, đơn vị Nhân đã phục kích đập tan ba, bốn đơn vị quân địch định đánh chiếm Lạt Buộc, Phu Xán, hòng cắt đường đi lại của bộ đội và nhân dân. Đặc biệt là việc tổ chức bảo vệ và hướng dẫn của các Tiểu đoàn 705, 701, 601, 602 giúp dân bế con, dẫn vợ vượt qua vô vàn gian khổ, chui vào rừng già, bò lách qua đồi tranh, có đoạn phải xẻ đường mới sơ tán ra Bản Ban, Noỏng Hét và đi về phía Nghệ An. Có thể nói chuyển được hơn một vạn dân ra vùng an toàn dưới điều kiện phi pháo địch đánh phá ác liệt là một kỳ tích. Trong thời gian di chuyển này tất cả đề trông vào “anh bộ đội quân khu”. Điều đáng mừng là du kích không bỏ súng; trăm người như một, chào nhau dọc đường một câu và tất cả đều nói: “Em đưa gia đình ra hậu phương xong là về ngay”. Họ nói như một lời thề và họ trở về thật. Hai ba tuần đầu, nhiều tổ du kích vắng mặt, nhưng chỉ một tháng, hai tháng sau đội ngũ của họ lại đông đúc, chặt chẽ như trước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:14:01 pm »

Xa-mán và Lê Văn ở lại với đồng chí Khăm-tày tại Bản Ban. Xi-phon mới đi nghỉ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên về. Ngồi ở Mường Khừng, vùng sau lưng địch, trong khi đạn cối ở Phu Cút, Phu Xán, Phu Tinh vẫn nổ ình oàng, tôi và Xi-phon kể lại cho nhau nghe về những ngày chúng tôi xa nhau. Xi-phon cao giọng:

- Cú đầu tiên là tôi phải lên gân. Ở cạnh ông Nhân, tôi cho đào nhà hầm đặt bệnh xá, cùng hầm thuốc, hầm mổ. Một số người không tin Quân khu vẫn bám dân nên cho lính đến dò xét. Lính về bàn với nhau: “Quân khu không bỏ Cánh Đồng Chum”. Thế là đòn tâm lý thứ nhất đã thắng.

Xi-phon say sưa kể về đơn vị tự vệ cơ quan Xốm-nức, Phăn-tha-nít, Khăm-ai và thiếu tá Doanh chuyên gia quân báo. Tất cả có 130 tay súng cả nam lẫn nữ, gồm lính trinh sát, lính cơ quan, lính thông tin, lính hóa học, lính vận tải. Tất cả đã trụ lại ở vùng núi Phu Leng, trung tâm của Khăng Khay hơn bảy tháng trời giữa mùa mưa. Họ đã bảo vệ được hơn 7.000 dân rồi giao cho Tiểu đoàn 705 đưa dân về Con Cuông (Nghệ An). Địch chiếm điểm cao đóng đồn, họ tập kích. Có lần quần nhau, địch trên cao, họ dưới hầm ngầm xuyên núi, địch lùng xuống hầm, họ lại luồn lên trên đánh xuống. Tổng cộng họ đã đánh hơn năm mươi trận, bắn rơi hai trực thăng, một ca-ri-bi, diệt hơn 300 tên địch,bắt sống 3 tên, thu 32 súng. Họ là lực lượng ngầm lợi hại đã dẫn đường cho gần hai mươi lượt cán bộ tình nguyện vào điều tra trinh sát các vị trí của địch tại Cánh Đồng Chum. Đồng chí Un-khăm đưa xe tăng vào đánh chiếm Cánh Đồng Chum cũng là người của đơn vị này. Còn đơn vị 133B, mà anh gọi là quân du kích và lính binh vận, sau khi kéo ra đứng chân ở Xai Khăm – Song Hạc đánh cũng rất cừ. Lần đầu quân báo ta đi theo các nhà sư lọt vào cánh đồng cỏ Mường Phàn, nơi này dân Mường Pẹch đang bị địch gom tập trung. Nhờ khéo thuyết phục và nhờ gia đình vận động, gần 300 du kích của ta với 60 súng kéo thêm 2 trung đội lính Coong-le đem theo 45 súng nữa đã trốn về với Pa-thét Lào. Chính lực lượng này đã hình thành đơn vị bao vây Phu Cút, Na Thầu, Song Hạc, giải phóng Mường Xủi khi đại quân mở đợt tiến công lớn vào Cánh Đồng Chum.

Đêm đã khuya, Xi-phon như muốn kết thúc tâm sự để nói về Tiểu đoàn 2 anh hùng.

Ngày 8 tháng 9 trời đang mưa to, bộ đội quần áo rách bươm, một số chiến sĩ chân không giày dép thế mà khi được lệnh chỉ năm ngày đêm đã từ Xa La Phu Khum hành quân cấp tốc về Phu Cút. Đến nơi thì ba tiểu đoàn địch BV24, BV27, BS2D8 đang chiếm Phu Xán vét dân. Tiểu đoàn pháo binh và đại đội vận tải nữ 968 đang trụ ở đó. Được sự chi viện, hỗ trợ của pháo binh và vận tải nữ, Tiểu đoàn 2 đã bổ sung đạn dược, thu dọn lương thực. Dựa vào nhau, cụm quân này trong 25 ngày đêm đã liên tục đánh 36 trận, giành đi giật lại Phu Xán 5 lần, diệt 162 tên địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao.

Tiểu đoàn 2 thật đáng khâm phục, đúng là ngọn cờ đầu của Quân khu Cánh Đồng Chum mà đại đội vận tải nữ cũng là hạt giống quý, đáng trân trọng. Chiến đấu trong lòng địch, thiếu thốn, gian khổ, qua nhiều lần đi vận tải bị địch đuổi, chúng nó hò hét nhau truy lùng đám lính “quần một ống”, dần dần chị em rút kinh nghiệm mặc váy chui vào rừng khó chạy thế là họ đổi ra mặc quân phục nam để ra trận.

Mới 5 giờ sáng, Xi-phon và tôi đã dậy và nhập vào đoàn quân đi nhặt lúa rơi. Gạo dự trữ chiến dịch của mặt trận còn không đầy một tấn chỉ để san sẻ từng chút một cho thương binh. Gạo ăn hàng ngày là phải đi hót lúa rơi về giã rồi sàng đãi… Lúa ở đây đều rất tốt. Nhưng tháng 9 là tháng gặt rộ, dân các tỉnh chưa kịp gặt thì địch tràn đến. Mưa nắng, bom đạn, trâu bò phá phách, lúa rã rục ngoài đồng. Bây giờ phải bỏ công đi tuốt, đi hót về. Lúa bị ẩm mục, chỉ còn được một phần ba hạt gạo. Số thóc thu được đem về ăn một phần, còn lại phải phơi khô cất dự trữ vì giải phóng xong còn nhanh cũng phải một tháng sau, xe mới chở gạo từ ngoài kho vào được. Đó là sinh hoạt và chiến đấu trên chiến trường sau lưng địch mà từ người lính đến người sĩ quan đều phải tự giác thực hiện.

Gặp nhau sau chiến dịch này, ban lãnh đạo huyện gồm bí thư Thít Khăn-ty, Chăn-bô-pha là chủ tịch huyện, chủ tịch mặt trận huyện Phò Bun-thăn, và Khăm-xin, huyện đội trưởng. Anh Xi-phon còn quan tâm đến một thanh niên trẻ là Phu-mi, hiệu trưởng trường cấp II Mường Pẹch con trai của Phò Bun-thăn. Ngoài ra còn đội công tác cơ sở của huyện Phu Khum do Phù Khăm-bùng, người bị thương một mắt đã lăn lộn với bốn năm nghìn dân, quần nhau quyệt liệt với địch trên địa bàn đất mượn từ Mường Xủi về Xa La Phu Khun. Hạt gạo, củ sắn, bắp ngô, viên đạn, cái gì cũng thiếu, cái gì cũng cần, cũng tìm, cũng đào bới để nuôi nhau bám đất giữ vững địa bànư đánh địch, giữ phong trào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:14:26 pm »

Lần này Xi-phon hết sức quan tâm và hướng dẫn cho cán bộ các xã nghiên cứu hai kiểu hầm khoét vào lòng ụ mối cho tổ chiến đấu ẩn nấp tránh bom và hầm trú ẩn cho một gia đình. Ngoài ra còn kiểu hầm ngủ cho trâu bò phòng bom tọa độ. Mỗi kiểu hầm đều được Cừ và Long, chuyên gia quân sự huyện dùng tre và thân cây lắp vào khung bên trong rồi dùng đất sét đắp bên ngoài làm mẫu cho dân và bộ đội làm theo. Đất rừng thì ụ mối không thiếu, thậm chí có những ụ mối to như hòn núi con, đào được tới hai ba ngách hầm chui với độ dày ba bốn mét. Hầm có gỗ chống thì pháo và bom nhẹ không đánh sập được. Sau hội nghỉ chỉ một vài tuần, hàng trăm nghìn hầm cho người, hầm trâu bò đã được đào đắp cẩn thận.

Khai mạc hội nghị, đồng chí Thít Khăn-ty báo cáo: diện tích huyện Mường Pẹch rộng tới một phần ba đất rừng của tỉnh. Huyện có 30 nghìn dân nhưng bị địch vét trong cuộc hành quân “Cù Kiệt”, nay chỉ còn 12 nghìn người.

Mường Pẹch là nơi tiếp nối ngã ba đường số 4, đường số 7, lại có sân bay lớn Bản Áng, là một huyện trọng điểm của Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng nên địch đã tập trung đánh phá giành giật. Tuyến phòng ngự Phu Cút cũng mọc lên ở đây.

Sau một năm tạm rút tại Con Cuông, Tương Dương, Nghệ An nhờ nhân dân Việt Nam san sẻ, rồi học kinh nghiệm làm ăn của bạn bây giờ bản mường được giải phóng, người dân Mường Pẹch lại bồng bế nhau trở về xây dựng lại cuộc sống. Họ tự nguyện lập ra đội sản xuất, hợp tác xã thời chiến. Mường Pẹch đã lập ra hơn hai chục hợp tác xã, khôi phục lại bảy đơn vị du kích cơ động, sáu trung đội súng 12,8 tám trung đội súng cối, ĐKZ của xã.

Được bộ đội Quân khu và chủ lực tình nguyện Việt Nam dìu dắt, bộ đội mường và du kích xã đã đánh địch hơn 50 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 350 tên, bắn rơi 2 máy bay, bao vây đánh chiến 4 đồn địch, bức rút 5 đồn khác. Lực lượng chiến đấu có cả trai và gái. Trong số gần một nghìn du kích thì hơn một trăm anh chị em có bố mẹ, chị em bị địch càn vét về Viên Chăn. Họ cùng sống tập thể và cùng nhau chiến đấu. Mường Mẹch còn góp 72 thanh niên, trong đó một nửa là gái vào quân chủ lực. Bộ đội mường cũng được bổ sung thêm 30 chiến sĩ mới.

Bản báo cáo nhấn mạnh:

Mường Pẹch còn tự hào với phong trào học văn hóa. Trường cấp II của huyện với 5 giáo viên (3 nam, 2 nữ) và gần 100 học sinh chia làm 3 lớp. Đây là trường mẫu mực vừa học vừa làm, vừa sản xuất tự túc, là cơ sở đào tạo lớp can bộ trẻ có văn hóa cho huyện. Năm nay tốt nghiệp xong cấp II, trường đã chọn 5 em giỏi, bổ sung làm thư ký huyện ủy, ủy ban huyện, làm cán bộ huyện đoàn thanh niên và chấp hành phụ nữ huyện. 60 em được gửi đi tỉnh học tiếp cấp III và các trường trung cấp lâm nghiệp, nông nghiệp, tài chính của tỉnh. Tương lai số này sẽ là những cán bộ góp phần xây dựng đất nước.

Hội nghị vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Ngày thứ hai, thứ ba của hội nghị là các báo cáo điển hình. Báo cáo của huyện biểu dương nhiều cá nhân xuất sắc như Phò Phênh (tà xẻng Xếnh), Xiêng Năm-tha (Bản Nháp), Cò Pha-ỉ (Bản My, pháo thủ cao xạ), Chăn Đuông-đi (tà xẻng Piàng), mẹ Lý bản Kang Viên…

Khăn-xin, huyện đội trưởng báo cáo công tác củng cố và hoạt động chiến đấu của du kích xã và bộ đội Mường. Thông-phắt đội trưởng đội công tác mường báo cáo quá trình cuộc vây ép địch, kết hợp với binh vận, kết quả đã kéo được hơn hai nghìn dân ở Phu Viêng, làm tan rã ba đại đội chủ lực và giác ngộ được một đại đội ma ky.

Sau đó lần lượt Chăn Đuông-xi chủ tịch xã Khăng, Chăn-xuốn xã Phạt, Thao-khăm chủ tịch xã Thại, Thít Ăm-kha bản Mon xã Cắt, Chăn-xi-đa xã Piàng nói về kinh nghiệm củng cố cơ sở, đưa dân trở lại quê hương, khôi phục lại bản làng chiến đấu và sản xuất với kinh nghiệm rút ra từ trận chiến đấu chống lại cuộc hành quân “Cù Kiệt”. Đội hình làng xã đều bố trí thành ba tuyến. Tuyến một, lực lượng thường trực chiến đấu. Tuyến ba, người già, trẻ em, kho dự trữ. Với phương châm tạo thế trận vững chắc để sản xuất giữ làng và chiến đấu, các xã, các bản đều được bảo vệ và không bị động, rối loạn.

Sau xã, bản đến các gia đình cách mạng điển hình được lựa chọn báo cáo.

Gia đình bố Bun-mi-vông và mẹ Khẳm-beng ở Bản Đông với bốn trai, ba gái. Gia đình đã góp được bốn người cho bộ độ chủ lực, hai chiến sĩ súng máy cao xạ 12,8, một giáo viên. Ông và thì sản xuất và đặc trách một khu kho cho Quân khu, vừa bảo vệ vừa cấp phát. Gạo súng và quân trang hàng trăm tấn cạnh một vùng bom tọa độ gần thị xã Khăng Khay mà không bị mất mát. Trước Cù Kiệt, gia đình bố Bun-mi-vông còn ủng hộ xã 1.570 ki-lô-gam thóc, đào cho xã hai hầm xuyên núi, làm sáu nhà kho, ủng hộ bội đội một con lợn, mười con gà. Ngoài ra cụ còn đem nồi niêu, bát đĩa, gạo, cơm ủng hộ gia đình liệt sĩ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:14:51 pm »

Gia đình Chăn Đuông-xi ở bản Xi Phun xã Khăng lại là một gia đình khác. Bố và một em là liệt sĩ, có bốn em thoát ly. Chăn Đuông-xi hoạt động cán bộ Mường. Ở nhà còn mẹ già, vợ và bốn con nhỏ.

Chị Xin-phăn làm tổ trưởng sản xuất và chiến đấu. Trước Cù Kiệt, chỉ ủng hộ 1.590 ki-lô-gam thóc. Chị sắp xếp việc nhà cho mẹ chồng và con gọn gàng. Các cháu giúp bà vừa học vừa lo việc nhà để chị rảnh tay tham gia hướng dẫn phong trào tiếp tế vận tải, sửa đường, đào hầm, sản xuất. Lúc máy bay địch ném bom ác liệt, nhiều khoảng ruộng không thu hoạch nổi, chị vận động bà con cúng ma xin quẻ, ma chia cho dân một rừng cấm để mở thêm hơn hai héc-ta vườn ngô và sắn, bù đủ lương thực cho địa phương. Lý lẽ cúng của chị cũng đơn giản: không có ma người sống không yên lòng. Nhưng người đói người bỏ đi thì “ma” cũng không biết ở với ai. Cho nên người và “ma” nên dựa vào nhau, chia đất cùng ở, cùng sản xuất và chiến đấu. Chị gieo quẻ và được “ma” tán thành. Lý tình đều thông suốt; dân làng hồ hởi ra tay đào gốc, gieo trồng được một vụ mùa bội thu. Mê tín cũng lùi dần.

Buổi chiều ngày thứ ba, đại diện của đoàn 5 chuyên gia, đơn vị gắn bó nhiều nhiều với huyện Mường Pẹch trong chiến đấu, sản xuất và đời sống, lên chào mừng đại hội.

Thay mặt đoàn chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam tại Quân khu Cánh Đồng Chum, tôi phát biểu:

- Mới hơn 5 năm, từ năm 1964, Mường Pẹch từ trong gian khổ, ác liệt đã vươn lên mạnh mẽ. Phong trào toàn dân đoàn kết, toàn dân sản xuất và chiến đấu, đánh giặc giữ làng, thanh toán nạn mù chữ, bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, nữ cày ruộng, nữ đi dân công hỏa tuyến, đại đội pháo nữ, trung đội súng máy cao xạ 12,8 nữ đều là những ngọn cờ đầu được biểu dương trong toàn quân. Trong phong trào đó đã nổi lên một đội ngũ cán bộ nam nữ trẻ trung đầy sức sống. Chào mừng phong trào chiến tranh nhân dân Mường Pẹch, chúng tôi xin chào mừng những người con ưu tú của phong trào tham dự hội nghị.

Chúng tôi xin cùng chia sẽ nỗi đau đớn với gia đình có người thân hy sinh trong chiến đấu. Chúng tôi nguyện đem hết sức mình đánh địch để trả thù cho gia đình và làm thỏa lòng người đã mất…

Sau khi ca ngợi những tấm gương đoàn kết gắn bó Việt – Lào, tôi nghiêm túc nhận những thiếu sót của một số anh em, nhất là về kỹ luật dân vận…

Trong không khí phấn chấn của hội nghị, về đơn vị, tôi gặp gỡ anh em chuyên gia truyền đạt lại kết quả của hội nghị, mọi người đều phấn khởi, tin tưởng. Anh em khẳng định: nhân dân thật là tốt, phong trào đào luyện thực sự có chiều sâu. Vấp váp là tạm thời song phong trào nhất định sẽ khôi phục. Địch có vét được dân nhưng lòng dân chắc chắn không mất. Có thể khẳng định vét dân Mường Pẹch vào Viên Chăn là đưa kiến lửa đổ vào ruột nó. Có ngày nó sẽ sống dở chết dở với khối dân này (cuộc nổi dậy của nhân dân Viên Chăn năm 1975 đã chứng minh điều đó).

Anh em chuyên gia tự hào đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của phong trào chiến tranh nhân dân của bạn. Trong khó khăn, gian khổ họ đã lăn lộn với dân, với bộ đội bạn, sống chết với phong trào.

Khi hai Bộ quốc phòng đã có chủ trương hiệp đồng mở chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân “Cù Kiệt” của Mỹ và tay sai thì từ tháng 10 năm 1969, Tổng Tư lệnh Khăm-tày đã bám sát Quân khu Cánh Đồng Chum, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động hiệp đồng giữa lực lượng Quân khu với chủ lực cơ động của bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Có lẽ đây là một trong những thời kỳ trăn trở nhất mà Tổng Tư lệnh đã phải đắn đo, cân nhắc đánh giá để tìm cách giải đáp nhiều câu hỏi hắc búa của thực tế đã đặt ra cho cuộc đấu tranh một mất một còn giữa ta và địch.

Củng cố lực lượng, chuẩn bị thế trận để giành lại Cánh Đồng Chum đã khó; việc phân tích, đánh giá vấn đề, hướng giải quyết cả về tư tưởng, về tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, củng cố và khôi phục phong trào, khôi phục thế trận chiến tranh nhân dân để tiếp tục đánh bại các bước leo thang mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành thắng lợi cuối cùng cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lại còn gay go hơn. Qua trao đổi thăm dò với cán bộ, Tổng Tư lệnh thấy những thiệt hại cuộc cuộc hành quân “Cù Kiệt” của địch gây ra đang ám ảnh nặng nề tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Cánh Đồng Chum ta đã giải phóng, trong cán bộ chưa coi đó là thắng lợi thực sự vì sự thiệt hại đã để lại những dấu tích quá nặng nề về người, về của… Lý thì chiu, nhưng tình thì cắn rứt đớn đau. Nói sao cho thỏa đáng lòng người? Nói sao để an ủi được cán bộ, động viên được sự nỗ lực mới, để hàn gắn lại vết thương chiến tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:15:16 pm »

Lĩnh hội những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Khăm-tày, đoàn chuyên gia tập trung giúp đỡ cơ quan Quân khu triển khai chuẩn bị đề cương báo cáo tại hội nghị tổng kết của Quân khu. Theo ước lệ thống nhất giữa Xi-phon với chuyên gia là thời kỳ chuyên gia trực tiếp viết cho cán bộ Lào dịch (1963 đến 1965) đã qua, giữ 1966 đến nay (1970) là thời kỳ chuyên gia chỉ viết bản thảo đề cương rồi bồi dưỡng cho cán bộ Lào tự viết. Đó là kinh nghiệm của Xi-phon đã truyển lại cho Chăn-đi, rồi Chum, rồi Bun-niên cùng thế hệ trẻ kế tiếp.

Sau khi Xi-phon và tôi lên báo cáo để anh Khăm-tày thông qua nội dung, phương pháp chuẩn bị đề cương hội nghị, các bộ phận Lào, Việt được hình thành phối hợp giúp nhau chuẩn bị. Mặc dù Lưu Đức Tài ốm phải điều trị tại bệnh viện, nhưng cái hay của tổ tác chiến là Đạm, con người giỏi thu thập tổng hợp lưu trữ, Xảo và Bá thì bám chắc ý kiến hướng dẫn rồi tổng hợp soạn thảo lại từng đoạn, từng vấn đề chính để khêu gợi cho người viết. Còn cái hay của Chu, người chủ biên và trình bày báo cáo ở hội nghị, được chuyên gia giúp đã tự mình viết xong bản báo cáo tổng hợp về chiến dịch phản công cùng với quân tình nguyện Việt Nam đánh bại cuộc hành quân “Cù Kiệt” của địch.

Vào hội nghị, sau khi nghe bản tổng hợp phân tích về địch của Khăm-phin, khi nhìn lại công tác chuẩn bị của địch, bản báo cáo của anh Chum đã giúp cho hội nghị nhìn rõ địch – ta, tìm rõ nguyên nhân thiệt hại và khó khăn vấp váp của ta lúc đầu, cả phía Lào cũng như quân tình nguyện. Bản báo cáo đã chỉ ra được những chỗ yếu căn bản của Mỹ do tính chất phi nghĩa và mất lòng người cộng với mâu thuẫn nội tại của thầy và tớ. Kế hoạch và phương tiện Mỹ, song áp đặt cho lực lượng quân ngụy suy yếu thực hiện thì thất bại là tất yếu.

Về phía ta, bản báo cũng vạch ra được những chỗ yếu của ta về chuẩn bị kế hoạch phòng thủ, về bố trí hiệp đồng lực lượng, chưa dự kiến đến việc Mỹ có thể tập trung một khối lượng lớn phương tiện về không quân và bom đạn đánh hủy diệt Cánh Đồng Chum, gây cho ta những thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần và tâm lý lúc đầu. Mặc khác, từ phân tích khách quan, cụ thể tình hình địch, ta đã tổng kết rút ra những biện pháp sửa chữa, những cách đánh sáng tạo có hiệu lực của lực lượng vũ trang và bán vũ trang Quân khu trong suốt chiến dịch.

Tất cả những diễn biến về địch và ta được thể hiện cụ thể trên một sa bàn lớn có diện tích hơn một trăm mét vuông trong hang Khốc Mú đã giúp hội nghị nắm vững những vấn đề về chiến dịch, chiến thuật của hai bên đối địch một cách toàn diện. Từ đó hội nghị đã rút ra những biện pháp, những yêu cầu mới về chuẩn bị chiến trường, xây dựng thế trận, xây dựng lực lượng; xây dựng, chuẩn bị hậu cần tại chỗ. Hội nghị cũng phân tích, bổ sung những cách đánh chống địch lấn chiếm, đánh địch co cụm và thủ đoạn trụ bám của địch; đánh nhỏ, tao thế, kết hợp đánh địch lấn chiếm khu vực với đánh phản kích, phản công, phát huy thắng lợi chiến dịch.

Ngoài ra, hội nghị còn đi sâu về công tác chính trị - tư tưởng, bảo vệ nội bộ nhân dân và bội đội, vấn đề rèn luyện kỷ luật cho bộ đội và du kích trong quá trình chiến đấu, trong nhiệm vụ bảo vệ dân, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân. Hội nghị nghiêm khắc phê phán hiện tượng vô kỷ luật dẫn đến tình trạng địch phá ít, quân ta phá nhiều, làm cho thiệt hại nhân lên gấp bội.

Kết thúc hội nghị, Tổng Tư lệnh Khăm-tày Xi-phăn-đon kết luận: Tôi thật sự phán khởi khi thấy hội nghị tiến triển tốt. Các đồng chí Chum, Khăm-phim… đều tự viết, tự trình bày báo cáo ngắn gọn, súc tích và hướng hội nghị thảo luận đúng trọng tâm, rút ra được nhiều bài học sâu sắc. Cảm ơn các đồng chí chuyên gia đã có phương pháp giúp đạt hiệu quả. Chuyên gia biết phát huy khả năng làm chủ của anh em Lào.

“Cù Kiệt” nghĩa là “Gỡ danh dự”, Mỹ đã chọn Cánh Đồng Chum làm chiến trường thí điểm học thuyết Ních-xơn của chúng. Hơn năm mươi tiểu đoàn quân đặc biệt Vàng Pao cùng phái Hữu Lào, thêm một trung đoàn Thái Lan, trên ba vạn lượt máy bay đánh phá với trên trăm vạn tấm bom đạn đổ xuống Xiêng Khoảng. Tuy vậy, chúng đã thất bại. Được sự hỗ trợ của chủ lực cơ động quân tình nguyện Việt Nam đất Xiêng Khoảng lại trở về với dân Xiêng Khoảng.

Tháy mặt Trung ương và Bộ chỉ huy tối cao, tôi vui mừng nhận thấy qua nhiều năm liên tục chiến đấu, đặc biệt là được rèn luyện qua “Cù Kiệt”, lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Quân khu đã tiến bộ nhiều mặt, vững vàng hơn trước. Đoàn kết quân dân, đoàn kết Lào – Việt gắn bó hơn. Đoàn kết liên minh với lực lượng trung lập yêu nước chặt chẽ hơn. Vùng giải phóng nối liền Sầm Nưa – Xiêng Khoảng, Bô Ri Khăn – Viên Chăn có điều kiện củng cố tốt hơn.

Đồng chí biểu dương các tiểu đoàn 1, 2, 701, tiểu đoàn Pa Chay, Tiểu đoàn 24, các tiểu đoàn 13, 15, 16, 46, 48, đại đội nữ, các đơn vị pháo binh, xe tăng, tự vệ cơ quan, các trung đội, đại đội huyện, du kích xã và nhân dân đã không ngại hy sinh, gian khổ, khắc phục khó khăn, lập nhiều thành tích, chiến công trong chiến dịch.

Cuối cùng, đồng chí nói:

- Các đồng chí thân mến, chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ sự ky sinh chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam, trong đó có các đồng chí chuyên gia đó với phong trào cách mạng Lào, đối với việc bảo vệ và giải phóng Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng là vô cùng lớn lao. Chúng ta phải luôn luôn gìn giữ mối tình ruột thịt Lào – Việt và đời đời ghi nhớ công ơn Bác Hồ như Bác đã nói:

Việt Lào hai nước chúng ta
Tình sâu như nước Hồng Hà, Cứu Long
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:15:44 pm »

*
*   *

Sau hội nghị, tôi nhớ lại vào cuối năm 1963, khi phân tích về tình hình kinh tế địa phương Xiêng Khoảng, đồng chí Nu-hắc Phôn-xa-vẳn lúc đó chủ trì phân cục Trung ương ở Khăng Khay đã nói: “Xiêng Khoảng, nhất là Mường Pẹch, có một thế mạnh là nhiều chợ, đâu cũng có “Lạt” (Lạt Buộc, Lạt Thẳm, Lạt Thơm, Lạt Xén, Lạt Ngôn…). Gần như một bản lớn, một tà xẻng là có một chợ. Nó biểu hiện nền kinh tế địa phương đã vượt qua thòi kỳ hàng đổi hàng để đi vào thời kỳ mua bán. Vai trò của đồng tiền đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội”.

Vì vậy, trên đường trở lại Cánh Đồng Chum, năm – sáu lần bom tọa độ úp nơm không làm anh em lo nghĩ mà cái lo nghĩ chính là cuộc sống u tịch mấy ngày đường không một tiếng gà gáy, không có tiếng chó sủa, bản làng xác xơ, tiêu điều. Bao giờ thì nhân dân Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng được sống trở lại trong cuộc sống hội hè, chợ búa vui tươi? Tôi cùng Xin-phon đặt câu hỏi và thống nhất với nhau phải chuẩn bị điều kiện để sớm khôi phục hệ thống chợ khi dân trở về. Chợ phục vụ đời sống của dân và bộ đội. Chợ kích thích sản xuất. Chợ tạo điều kiện cho dân thu nhập đồng tiền, nhanh chóng đi vào sản xuất tự túc.

Để thực hiện ý định trên, chúng tôi đề nghị họp cán bội và chuyên gia Quân khu cùng thường vụ huyện ủy Mường Pẹch.

Tại cuộc họp hiệp đồng có Thít Khăn-ty, Chăn Bun-pha huyện ủy cùng Bun-niên và Xi-thôn chủ nhiệm và chỉ ủy hậu cần Quân khu. Chủ trì cuộc họp, Xi-phon bàn lấy chợ Lạt Thơm của xã Khai họp thử. Theo mô hình chợ kháng chiến nên phải họp kín trong rừng thông Bản Mắn. Cán bộ vận động nhân dân các bản lân cận trồng rau, nuôi gà vịt, đánh cá ở suối Nậm Ngừm tạo nguồn vật phẩm đưa ra chợ. Ai có khả năng gói bánh trái bán càng tốt.

Khách mua, ngoài dân (ít vì chưa có tiền) chủ yếu là cơ quan và bộ đội. Lính thì có ít nhiều phụ cấp, nhưng quan trọng là hậu cần Quân khu phát tiền cấp dưỡng cho các đơn vị bộ đội. Chuyên gia và đơn vị tình nguyện cũng được Quân khu đổi cho một số tiền để mua rau, mua thực phẩm tươi…

Để tránh máy bay địch, chợ được họp sớm, từ bốn giờ rưỡi đến sáu giờ sáng, người ở xa chưa đến được. Buổi họp chợ đầu tiên thật cảm động. Xi-phon, Khăm-phon, Chum, Bun-niên, Xi-thôn rồi Thít Khăn-ty cùng tôi, Ngân đều ra sớm. Chỉ mấy phút sau, người bán lần lượt bưng rau, bưng trứng cứ như người ra trình diễn sân khấu. Điểm lại cũng được hơn ba chục người bán. Người mươi bó rau muống, năm bảy bó rau cải hoặc rau rừng phắc ván, phắt lót, ớt xanh đầu mùa, ớt bột dự trữ từ Nghệ An lên. Lác đác có năm ba qua trứng, hai con cá trê, cá chuối, cá trạch câu ở suối Nậm Ngừm. Đặc biệt có một bà có bán một thúng bánh nếp gói lá đót như hình cái kèn trẻ con chơi. Đây là kiểu bánh các bà hay gói đi lễ chùa. Ngoài lá nếp, trong có nhân pha ít hạt đậu đen, ít hạt lạc. Khách mua ít, khách thăm chợ đông hơn, chủ yếu là bộ đội. Buổi họp chợ mang tính chất chào hỏi, thăm nhau qua một cơn hoạn nạn thật ấm áp tình người, tình quân dân. Nó có tính chất như mua phúc nhà Phật vậy.

Rút kinh nghiệm chợ xã Khai, huyện chỉ đạo các xã lần lượt rao chợ. Chỉ cần các chủ tịch xã gửi một thông báo đi các nơi nói rõ ngày họp, giờ họp, địa điểm họp thế là chỉ trong mấy tháng, hàng mậu dịch triển khai, hàng hậu cần Quân khu bổ sung, hàng bà con mua từ Việt Nam đưa về chợ ngày càng phong phú. Những buổi chợ cuối năm 1970 ở các xã bắt đầu gây được cảnh quan trù phú, vui tươi rộn rã ở bản làng, xua đi cái không khí lạnh lẽo, tẻ nhạt. Các xã lại bắt đầu đón sư về và dân làng lại có dịp đi lễ chùa trong cảnh yên bình. Bằng sức lực của bản thân và được sự hỗ trợ của bội đội, Xiêng Khoảng dần dần khôi phục lại phong trào, đưa công cuộc kháng chiến chống Mỹ của tỉnh anh hùng đến thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:16:20 pm »

*
*   *

Trong hoàn cảnh chiến tranh chưa phải đã chấm dứt, hàng ngày máy bay Mỹ còn bay lượn, dò la, nhân dân Xiêng Khoảng đã nô nức đón chào đồng chí Tổng bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản nay trong các khu lán trại sơ tán.

Đồng chí Thao-mừn, đại diện Bộ chỉ huy tối cao cùng Tư lệnh Quân khu Xi-phon, Bí thư Tỉnh ủy Thao-đa, Phó bí thư, Chủ tịch mặt rận tỉnh Như-vư và Tỉnh trưởng Xôm-vẳng đã trực tiếp hướng dẫn đồng chí Cay-xỏn thăm nơi dân sơ tán ở Tương Dương, Con Cuông. Cùng đi còn có đồng chí Võ Thúc Đồng – Bí thư Tỉnh ủy Nghệ an.

Đồng chí Cay-xỏn hết sức cảm động trước sự săn sóc đùm bọc của Tỉnh ủy và nhân dân Nghệ An, khi thấy địa phương đã giúp đỡ lán trại, đất đai vườn tược bảo đảm tốt cho cuộc sống sơ tán của nhân dân Xiêng Khoảng. Đồng chí thăm hỏi, biểu dương đồng bào sơ tán đã phát huy ý chí cách mạng, cần cù chịu khó giữ vững nếp sống, bảo đảm được cả trường trại cho con em Xiêng Khoảng học tập, không vì chiến tranh mà để con em bị gián đoạn học hành. Đồng chí rất cảm động khi thấy các gia đình sơ tán chỉ có đàn bà, người già, trẻ em mà vẫn trồng rau, chăn nuôi để sinh sống (vì nam nữ thanh niên Xiêng Khoảng vẫn ở lại mặt trận, bám bản, đánh địch).

Về mua bán, ngoài cửa hàng sơ tán của Xiêng Khoảng, nhân dân ở đây còn được đi lại mua bán ở các chợ, các cửa hàng của địa phương Nghệ An. Tổng bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã nói một câu xúc động sau ba ngày đi thăm dân về: “Có sống qua hoạn nạn chiến tranh mới hiểu hết tình nghĩa Lào – Việt”.

Khi gặp cán bộ dân chính của tỉnh Xiêng Khoảng, đồng chí Cay-xỏn đã ân cần thăm hỏi đến từng đại biểu của bộ tộc Lào – Thái, H’mông, Khạ Mú… Cuộc gặp cán bộ của đồng chí Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào như một cuộc hội thảo dân chủ, có thăm hỏi, có tọa đàm, chất vấn, rồi thảo luận giải đáp. Khi nghe đại diện Tỉnh ủy báo cáo những chủ trương về lãnh đạo chiến tranh, về phương hướng giải quyết đời sống kinh tế, văn hóa, đồng chí đặt một câu hỏi khá bất ngờ:

- Các đồng chí nói: “bình đẳng nam nữ”, “giải phóng phụ nữ”, vậy xin hỏi cán bộ ở đây có những ai đã giúp vợ vác nước và giã gạo, nấu cơm buổi sáng chưa?

Thấy hội nghị im lặng hơi lâu, chị Chủ tịch phụ nữ tỉnh đã đỡ lời rất tế nhị:

- Điều mà Bác hỏi thì thay mặt giới phụ nữ tôi xin nói là đã có nhiều đồng chí làm nhưng nói tiến bộ thì cũng xin Bác cho từ từ. – Cả hội trưởng cười ầm lên.

Đồng chí Cay-xỏn thân tình nói:

- Từ từ nhưng phải sửa! Nói nhỏ mà nghe, đã có nhiều chị em phụ nữ phàn nàn đàn ông ta đêm thì quấy phá không cho người ta ngủ, đến sáng lại nằm kềnh ra ngủ không biết nỗi vất vả của người phụ nữ trong gia đình.

Những điều bàn bạc như vậy làm cho cán bộ thấy thấm thía, vui và nhớ lâu.

Dự hội nghị thi đua lập công của Quân khu, đồng chí biểu lộ sự phấn khởi trước đội ngũ dân quân và bộ đội rất trẻ, rất tươi vui và năng động. Đồng chí càng vui khi gặp hai cha con người Lào Xủng ở Mường Mộc, nơi phỉ Vàng Pao đang hoạt động mạnh cùng về dự hội nghị thi đua. Cha là xã đội trưởng, con là trung đội trưởng bộ đội tỉnh đều được bầu là chiến sĩ thi đua. Trong hội nghị có Thu-mi, nữ chính trị viên đại đội pháo binh Xi-núc, dáng người chắc, khỏe, khuôn mặt trái xoan tươi tỉnh, cặp mắt to và sáng. Trong bộ quân phục nghiêm trang, cô đã báo cáo và trả lời các câu hỏi của đồng chí Cay-xỏn rõ ràng, dứt khoát với tác phong, tư thế nghiêm chỉnh, thuần thục. Chị em trong hội nghị rất tự hào về cô, còn nam thanh niên thì kính nể.

Biểu dương phong trào phụ nữ, đồng chí Cay-xỏn nói:

- Chiến tranh nhân dân Xiêng Khoảng là nơi phát triển sau nhưng tiến nhanh và vững chắc. Những ngọn cờ du kích bắn rơi phản lực Mỹ bằng súng bộ binh, như trung đội nữ súng máy cao xạ 12,8 bắn rơi máy bay tại chỗ đầu tiên của xã Khai, trung đội 12,8 của xã Xiêng, trung đội 12,8 của xã Khừng đã nổi tiếng trong toàn quốc. Đại đội dân công hỏa tuyến của nữ đồng chí Bông ở Mường Ngân, đại đội vận tải nữ của Quân khu bám trụ vùng Sông Hạc, đại đội pháo binh nữ đều là niềm tự hào của nhân dân và phụ nữ Xiêng Khoảng.

Tiếp đó, đồng chí ca ngợi chí khí anh hùng của các chiến sĩ Phu Cút, nơi Trung ương Đảng đã tặng danh hiệu “Núi thép, núi kim cương”. Tiểu đoàn 13 đơn vị anh ùng luôn giữ vững ngọn cờ phòng ngự kiên cường. Tiểu đoàn 2 đơn vị cơ động của Trung ương đánh tốt. Đại đội 15, Đại đội 16 giỏi đánh tiêu diệt. Tiểu đoàn 1, đơn vị vừa giỏi tiến công lại giỏi cả phòng ngự và đánh nhỏ, trụ vững, hỗ trợ phong trào du kích. Tiểu đoàn 701, những chiến sĩ đã được chọn lọc từ các tỉnh Bắc Lào, xứng đáng là lực lượng cơ động của Quân khu. Tiểu đoàn Pa Chay (H’mông) tuy quân số ít, nhưng sở trường cơ động luồn lách dùng ít đánh nhiều, bất ngờ tiến công, đánh nhanh đuổi khỏe, làm cho quân Vàng Pao và phái Hữu lắm phen hoảng loạn. Đặc biệt, đồng chí khen ngợi Tiểu đoàn 24, đơn vị chủ lực hoạt động sâu, bám dân xây dựng cơ sở từ Mường Khun, Mường Mộc và Bô Ri Khăn, phòng ngự tiến công đều linh hoạt, đã tiến công là thắng lợi.

Đồng chí khen ngợi tiểu đoàn pháo trực thuộc Quân khu đã học tập sử dụng thêm nhiều pháo mới, thích hợp với cơ động trên địa bàn rừng núi, tập trung được sức mạnh của pháo binh trong những chiến dịch đánh tập trung. Tiểu đoàn 15 được khen là ngọn cờ đầu đã làm gương cho các đơn vị Trung lập, mạnh về chính trị, đánh giỏi trong các trận tập kích, tiến công có hiệu suất. Các tiểu đoàn 1, 16, 46, 48 đều được biểu dương.

Các đơn vị cao xạ, công binh, trinh sát, thông tin, hóa học Quân khu đều được khen là hoạt động chuyên môn giỏi, lại đào tạo thêm được lực lượng cao xạ, công binh, trinh sát, thông tin, hóa học không chuyên cho địa phương. Đặc biệt đồng chí Cay-xỏn hết sức khen ngợi các đơn vị tự vệ của cơ quan và đơn vị trực thuộc Quân khu đã bám trụ đánh địch trong suốt mùa mưa trong lòng Cánh Đồng Chum, kiềm chế địch và làm tai mắt giữ bàn đạp cho chủ lực vào mở chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân “Cù Kiệt” của địch.

Cuối cùng đồng chí Tổng bí thư nhìn về dãy ghế trường phổ thông Mường Pẹch do Phu-mi làm hiệu trưởng, đồng chí nói: “Thật đáng khen thưởng một tập thể anh hùng vừa học giỏi, vừa chiến đâu giỏi, có nhiều công lao phục vụ chiến dịch vận tải đường dài, lại lao động sản xuất tự túc được nhiều mặt. Thật xứng đáng là một mái trường đang rèn luyện thế hệ thanh thiếu niên đấy triển vọng cho tương lai đất nước”.

Kết thúc lời căn dặn các đại biểu dự đại hội, đồng chí nói: “Cuối cùng thì chúng ta phải là người chiến thắng, nhưng đế quốc Mỹ còn nhiều tiềm lực, chúng còn ngoan cố, những trận cuối cùng sẽ còn ác liệt, gay go gian khổ. Phải đoàn kết để chiến thắng. Nhất định chúng ta phải thắng”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2016, 05:17:02 pm »

ĐOẠN KẾT

Để kết thúc tập hồi ức của mình, tôi xin lược ghi những ý kiến của đồng chí Xi-phon, Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum phát biểu đánh giá tổng quát về công tác chuyên gia của đoàn trong hội nghị chuyên gia Quân khu năm 1971:

- Từ năm 1969, Xiêng Khoảng mới thực sự được giải phóng. Nhưng cũng từ đó, đế quốc Mỹ liều lĩnh nhảy vào, biến đất Xiêng Khoảng thành đất phỉ, buộc quân ta phải liên tục chiến đấu. Từ năm 1964 đến 1969, ta đã giải phóng nhiều vùng, xây dựng được cơ sở chính trị khá vững chắc. Nhưng đến cuộc hành quân “Cù Kiệt”, chúng đã vét mất của ta một vạn dân; hàng nghìn du kích bị vỡ. Tuy vậy, với sự cố gắng cao của quân và dân Xiêng Khoảng, trong đó có sự đóng góp ý kiến đúng đắn, sắc sảo của các đồng chí chuyên gia Việt Nam, một bộ phận quan trọng của địch bị tiêu diệt như GM13, GM17, GM24, lực lượng phản động Coong-le. Chủ lực địch bị quét khỏi Cánh Đồng Chum, nhiều ổ phỉ bị tiêu diệt, tan rã. Đất đai được giải phóng. Cơ sở cách mạng từ Sầm Nưa, Xiêng Khoảng nối liền với Bô Ri Khăn, Viên Chăn.

Đi vào cụ thể, Mường Khăn xưa làm không sâu nên gặp khó khăn, thiệt hại, Mường Pẹch nhờ có cán bộ gương mẫu và quyết tâm chỉ đạo nên phong tráo vừa lên nhanh, vừa vững chắc. Được như vậy chính là nhờ chuyên gia Quân khu đã cùng chúng tôi phát động phong trào xây dựng cơ sở.

Một điều đóng góp xuất sắc của chuyên gia là đã cùng Quân khu xây dựng mặt rận liên minh Trung lập, từ trong hàng ngũ kẻ thù tách xa, đoàn kết chiến đấu, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Đoàn kết với anh em Lào Xủng được quan tâm; nhờ đó bộ đội Pha Chay và du kích Lào Xủng lập được nhiều chiến công. Chính sách dân tộc trong sáng, thủy chung đã thu phục phỉ vùng Phu Phạ, Mường Chim, Long Pốt. Công tác hậu địch có kết quả trong việc xây dựng hành lang chi viện cho Phu Khun, Ca xỉ, Mường Ngàn, Kiều Ca Chăn, Bô Ri Khăn, Nhọt Ngừm. Tóm lại, không có thành tích nào, chiến công nào của quân dân Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng mà không có sự đóng góp của các đồng chí chuyên gia.

Quân khu Cánh Đồng Chum đứng trên địa bàn Xiêng Khoảng – một trung tâm đánh phá, giành giật quyết liệt của địch nhiều năm qua. Tỉnh không đủ sức độc lập giải quyết mọi vấn đề mà nhiều việc phải có Trung ương, có Quân khu mới đủ lực lượng và điều kiện để giải quyết. Quân khu đã tham gia thì chuyên gia Quân khu phải xắn tay áo cùng lo, chẳng những về quân sự mà cả chính trị, kinh tế, xã hội, dân vận, tiền phương, hậu phương… Chiến tranh cách mạng đã cột chặt bộ đội Quân khu với nhân dân các dân tộc Xiêng Khoảng. Chiến tranh cách mạng cũng cột chặt chuyên gia với Quân khu, chuyên gia với nhân dân Xiêng Khoảng.

 Những năm qua, cách giúp của chuyên gia là đúng, là tốt, giúp cho Quân khu Cánh Đồng Chum đanh tốt và xây dựng mọi mặt đều tốt.

Tình cảm đoàn kết chiến đấu Lào – Việt là tình cảm tích lũy từ nhiều năm mà có. Nói đến sự giúp dỡ của chuyên gia là nói đến quá trình tích lũy trên nhiều mặt, từ sự tìm hiểu về đặc tính dân tộc của các bộ tộc Lào, phong tục và tập quán, những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc điểm của địch trên chiến trường, trình độ tổ chức và hoạt động, chiến đấu của các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong Quân khu mới có thể giúp cho bộ đội, nhân dân Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu quyết liệt, lâu dài và gian khổ, làm tròn nhiệm vụ của mình trên một hướng chiến lược quan trọng của Tổ quốc Lào.

Cán bộ trong Quân khu Cánh Đồng Chum rất thích cách giúp đỡ của chuyên gia Quân khu. Đó là cách giúp “Đổ nước vào miệng chum”. Giúp đỡ theo hình tượng đó đã mang lại hiệu quả thiết thực. Về đoàn kết thì ở đâu mà không có người, có việc va vấp, nhất là anh em mới. Nhưng ở đây có cái hay là “chuyên gia không để cho răng cắn phải môi”. Có vấn đề là bàn bạc chủ động giải quyết đúng đắn giúp đỡ Lào hiểu Việt, Việt hiểu Lào, bộ đội hiểu dân, dân thương yêu đùm bọc bộ đội như con em trong nhà.

Sức khỏe của chuyên gia không phải ai cũng khỏe mạnh. Nhiều đồng chí mắc bệnh kinh niên, mãn tính, nhưng rừng núi nào, sông suối nào có chiến sĩ Lào là có mặt chuyên gia. Cán bộ trong Quân khu học tập được ở các đồng chí chuyên gia tác phong sâu sát, chịu khó, chịu khổ đi tận nơi, xem tại chỗ để nghiên cứu, phát hiện, đề xuất ý kiến. Không ngồi nghiên cứu ở văn phòng mà các đồng chí xông tới nơi, nhìn tận chỗ, xem xét tại chỗ nên rút được kết luận chính xác, đặt kế hoạch chính xác trong từng trận, từng sự việc. Nhiều đồng chí đã bám bộ đội vào tận chiến hào và đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng Cánh Đồng Chum như đồng chí Phúc, Uyển, Danh, Lộc… Điều quan trọng là chuyên gia không làm thay mà xây dựng cho anh em lòng tự tin, để anh em Lào tự làm và dần dần đã làm tốt. Anh em Lào đã tự viết được tài liệu, biết phát hiện, phân tích vấn đề, tự làm kế hoạch rồi chủ động bàn bạc, tranh thủ ý kiến của chuyên gia.

Về điều kiện của chuyên gia, muốn giúp Quân khu đạt được thắng lợi chuyên gia phải dựa vào hậu phương lớn, dựa vào sự chỉ đạo chiến lược của hai Bộ Thống soái tối cao (Bộ Chính trị) của Việt Nam và Lào, dựa vào sự chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Pa-thét Lào. Sự đóng góp lớn lao, liên tục, nhất là hoạt động của bộ đội tình nguyện Việt Nam, đúng như Tổng tư lệnh Khăm-tày đã nói: “Sự hy sinh chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam là vô cùng to lớn”, trong đó các đơn vị Quân khu Tây Bắc là lực lượng gắn bó với chiến trường Bắc Lào nhiều nhất.

Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ tình nguyện và dân công hỏa tuyến tình nguyện đã lăn lộn cùng nhân dân các tỉnh từ Bắc Lào đến Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, đã trèo đèo lội suối đánh địch, thu phục phỉ, nhường áo sẻ cơm, ra sức xây dựng bản làng, chăm lo cuộc sống thanh bình của các bộ tộc Lào. Trong đó, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong tình nguyện đã ngã xuống vì tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc. Phát huy được sức mạnh đoàn kết chiến đấu đó, chính là vai trò của các đồng chí chuyên gia đã tận tụy phục vụ, tạo mọi điều kiện xây dựng sự hiệp đồng chiến đấu giữa lực lượng quân tình nguyện và lực lượng của Quân khu. Sự hy sinh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hai nước ở Bắc Lào, trong đó có các đồng chí chuyên gia là vô cùng to lớn.

Cuối cùng, đồng chí Xi-phon khẳng định:

“Đoàn chuyên gia Quân khu Cánh Đồng Chum đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã làm đúng chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi giao nhiệm vụ là “ Trọn đời, trọn nghĩa, trọn tình với cách mạng Lào”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM