Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:09:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ngày ở Cánh Đồng Chum  (Đọc 49733 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:36:52 pm »

Đầu tiên, Coong-le cho một tiểu đoàn và hai xe tăng đánh vào hướng Bản Len. Tiểu đoàn Bun-xu bắt đứt xích một xe tăng. Bộ binh địch không dám tiến, cứ nằm gọi pháo bắn lên đồi cao rồi nhì nhằng đến tối cũng rút.

Ngày hôm sau, pháo binh Coong-le bắn sớm và bắn mạnh vào trận địa Tiểu đoàn 1, Ban Gion. Đến 9 giờ, cuộc “thao diễn” của một tiểu đoàn bộ binh và hai xe tăng khác lại cũng thực thi tiết mục tiến công hệt như ngày hôm trước. Tướng Phum, Quân khu trưởng trực tiếp theo dõi, lệnh cho pháo 85 ở Bản Gion diệt xe tăng. Một loạt pháo 85 bắn cháy một xe tăng. Chiếc còn lại cùng bộ binh lùi xa tới ba ki-lô-mét nằm trơ giữa bãi cỏ và đến tối cũng rút nốt về sân bay.

Xem ra đây cũng chỉ là một cảnh bị bắt buộc chứ lính Coong-le chưa dám đánh. Dù sao đây lại là những đợt tập dượt cần thiết cho lực lượng ta làm nhiệm vụ phòng ngự. Giữa sân bay Mường Phàn, quân phái Hữu từ Trung Lào đã đưa lên các binh đoàn cơ động 12, 14, 16., Binh đoàn dù số 15 đang chờ máy bay.

Tin của Bộ Tổng tham mưu Việt Nam cho biết: “Dù 2 Coong-le từ Phu Phụng sẽ mở đợt tiến công ra Noỏng Pết, chiếm bàn đạp dọn đường đưa quân phái Hữu từ đó đánh ra Bản Ban, cắt ngã ba đường số 6 và đường số 7 giúp cho phỉ đánh chiếm đường số 7, Noỏng Hét”. Cuối bức thông báo này, Hà Nội thấy: “Nên giúp bạn chủ động đánh chiếm Lạt Buộc để củng cố tuyến phòng ngự cho chắc chắn, trước khi dù 2 tiến công”.

Chân-niên được Quân khu phân công lên chỉ đạo Tiểu đoàn 13 đánh chiếm Lạt Buộc. Kế hoạch là tăng cường cho đơn vị hai khẩu pháo 105, hai khẩu cối 120, dùng chiến thuật bằng sức mạnh. Tôi có nói riêng với anh Phum về chiến thuật bí mật tập kích, anh đồng tình, nhưng vì thấy Châm-niên mới ra trường có vẻ hăng hái và tin tưởng nên cứ để đánh thử. Kết quả pháo bắn trúng nhưng lượng đạn quá ít, bộ binh không dám lên. Sau khi nghe Châm-niên từ mặt trận về báo cáo, anh Phum quyết định: tăng cường Đại đội 16 Tiểu đoàn 2, dùng chiến thuật “bí mật tập kích” diệt điểm cao Phu Phụng tạo thế cho Tiểu đoàn 13 đánh chiếm Lạt Buộc và đề nghị tôi đi giúp tổ chức trận này.

Chiếc xe tải chở một tiểu đội công binh đi hộ tống chiếc xe Jép đưa tôi lên mặt trận Lạt Buộc. Đường đi Noỏng Pét qua Lạt Thơn chỉ hơn hai ki-lô-mét mà trong tuần qua phỉ đã “xơi” của Quân khu mất ba xe chở hàng. Tiểu đội công binh làm việc rất vất vả. Trước khi vào ngã ba, xe đi chậm. Công binh xuống đi bộ. Họ rải theo dọc đường, súng khoác vai, tay cầm xẻng, tay cầm thuốn sắt, vừa đi vừa xăm; cứ thế cuốn chiếu qua đoạn này, rất tốn thời gian. Xe đến chùa Bản Khai an toàn. 16 giờ, chúng tôi vào trạm hậu phương Tiểu đoàn 13, nơi đặt kho và trạm phẫu thuật thì biết đồng chí Khăm-phim, Phó tham trưởng Quân khu và sở chỉ huy Tiểu đoàn 13 đều ở Kang Viên. Xe lội qua suối lớn và lên tới đồn phòng thủ tiểu đoàn. Trời đã chập choạng tối, mưa phùn và rét, khí hậu Cánh Đồng Chum là thế. Trong đồn chỉ còn hai chiến sĩ, vì ăn tối xong có tập quán cũ anh em đều ra bản chơi. Hỏi về địch, đồng chí gác cổng chỉ vào bản Na Ban. Tôi hiểu ra là địch có tới bản này. Hỏi chỉ huy thì anh chỉ vào bản Kang Viên.

Không thể ngồi chờ ở đây, tôi nhờ chiến sĩ gác cổng tìm người dẫn đến bản Kang Viên tìm anh Khăm-phim.

Người dẫn đường đưa tôi xuống trường học, nhưng chẳng có ai. Đi bộ 300 mét, chúng tôi bắt gặp mấy ánh lửa mờ chiếu qua vách ván, đoán là trụ sở xã. Chẳng có ai canh gác hỏi han gì. Hai người cứ đi thẳng vào nhà, tới chỗ bếp lửa đang tàn. Mùi rượu, mùi thốc lá bốc lên. Anh Khăm-phim cũng uống rượu nhưng rất tỉnh, nghe gọi là dậy ngay. Anh thổi cho lửa đỏ lên và nhận ra tôi. Anh mừng quá, nhảy ôm lấy tôi, không biết nói gì cứ “ôi, ôi!”.

Qua Khăm-phim tôi được biết địch ở bản Na Ban đã rút lên đồn. Cán bộ Tiểu đoàn 13 họp rút kinh nghiệm xong đã về đơn vị. Thấy Khăm-phim cũng mệt mỏi, tôi đề nghị anh cứ yên tâm ngủ, sáng mai ta lại bàn, nhưng còn xôi cho một nắm. Tôi tự nhủ tốt nhất là mình cứ tìm lấy ăn để giữ sức ngày mai. Tôi ăn một nắm xôi chấm muối ớt với vài cọng rau cải sống, vài lá phắc lót. Xem đồng hồ đã hơn 22 giờ, tôi nhẹ nhàng lẻn ra ngoài cầm súng đi quanh hiên nhà, gọi là thức gác thay cho anh em, đồng thời cũng hy vọng phát hiện được một cái gì giữa cảnh đêm im ắng của[40] chiến trường. Nói thật, cũng chẳng còn bụng dạ nào mà nghĩ đến chuyện ngủ. Đêm đầu tiên trở lại chiến trường là như vậy.

Tôi nhẩm tính, phải nắm lại địch, bí lắm thì dùng vũ trang trinh sát. Trong đêm, tôi cố gián mắt nhìn lướt qua địa hình. Trăng đã hơi mờ. Tỉnh thoảng lại dậy lên một tiếng gà gáy. Tôi lo Tiểu đoàn 13, không hiểu sau trận đánh vừa rồi khí thế ra sao? Ăn uống thế nào? Và họ sẽ tiếp thu kế hoạch mới thế nào? Tiểu đoàn 2 bao giờ tới? Liệu ta chuẩn bị kịp không? Và Tiểu đoàn 2 chỉ có một đại đội mật tập, anh em dám đánh không? Nếu địch đánh trước thì Tiểu đoàn 13 giữ thế nào để tạo thế cho Đại đội 16 Tiểu đoàn 2 chủ động phản công đánh chiếm được Lạt Buộc?
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:24:51 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:37:06 pm »

Trong nhà anh em vẫn ngủ yên. Sáng sớm, dân làng đã đỏ lửa nấu xôi nhưng vì có địch nên chưa ai dám ra đồng. Tôi chợt thấy một người từ hướng Bản Khai đi tới. Đúng là Xi-phon. Tôi vội vàng đánh thức Khăm-phim dậy. Vừa bước ra khỏi nhà đã nghe thấy tiếng Xi-phon oang oang:

- Thế là đã bắt được các tướng đây rồi. Anh ôm chầm lấy tôi, véo vào lưng và phấn khởi nói:

- Chiếm được Khăng Hồng, tôi về Khăng Khay thì được biết anh đã lên đây. Thế là sẵn hai xe của công binh và bảo vệ đang nghỉ ở sân tham mưu, tôi xin đổi cho Châm-niên đi Tiểu đoàn 1 nhường cho tôi lên đây gặp anh.

Tôi nói lại tình hình qua tin anh Khăm-phim và đề nghị: thời gian gấp, chờ bộ binh đi trinh sát quay ra quay vào sẽ rất chậm. Tiểu đoàn dù 2 của địch, ta biết rồi. Chúng ta sẽ dùng cách vũ trang trinh sát, cho hai khẩu pháo và một tiểu đội bộ binh chọc cho địch đối phó để biết cách chúng bố trí. Còn Đại đội 16 Tiểu đoàn 2, ta cho công binh đi trước điều tra, bộ đội theo sau chờ… Chỉ cần một ngày một đêm, cán bộ nắm được địch là đưa bộ đội vào đánh luôn.

Vốn là người rất nhạy cảm nên tuy đi suốt đêm không ngủ nhưng khi nghe nói thế, Xi-phon tán thành ngay, chứng tỏ anh cũng đã chủ động suy tính.

Anh Khăm-phim cho mời đồng chí Ẳng, tiểu đoàn trưởng 13 và hai đại đội trưởng pháo binh cùng đồng chí Nghĩa chuyên gia. Sau 30 phút, anh em đã có mặt. trên đường ra trận địa pháo, chúng tôi lại gặp tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 và đồng chí Van-na, đại đội trưởng Đại đội 16 cùng đại đội phó trợ chiến tiểu đoàn. Xi-phon vui mừng reo lên:

- Thế là hiệp đồng động tác cho cán bộ ta quá tốt rồi.

Pháo binh được giao nhiệm vụ dùng một khẩu 105 bắn lên đỉnh Phu Phụng, chọc cho pháo binh địch làm lộ mục tiêu. Còn cối 120 dùng một khẩu pháo bắn vào đột Lạt Buộc. Ẳng dùng hai tiểu đội bộ binh áp sát xóm Chợ, khi súng cối bắn vào đồn Lạt Buộc thì nổ súng làm như tiến công thật. Giao xong nhiệm vụ cho pháo binh và Tiểu đoàn 13, chúng tôi dẫn cán bộ tiểu đoàn đi lên dãy Phu Na Phai nơi đặt đồn tiền tiêu của Tiểu đoàn 13.

Đến đồn tiền tiêu, tưởng lính 13 đang mệt mỏi lo âu nhưng trái lại anh em rất tươi tỉnh, thoải mái. Anh em mang ra một gùi xôi, thức ăn dự trữ và cho biết đây là cơm ủng hộ hàng ngày của tà xẻng Piàng.

Cứ ngỡ anh em gặp khó khăn, không đủ cơm, không ngờ đơn vị lại được dân đùm bọc chu đáo. Trước mũi súng của quân Coong-le ở đồn Lạt Buộc, dân của tà xẻng Piàng vẫn tự động tiếp tế nuôi lính Pa-thét Lào. Ai dám bảo dân ở đây theo phỉ!

Xôi được xếp vào từng típ, nhiều loại: một người ăn, hai người ăn, ba người ăn. Thức ăn được gói kỹ trong lá chuối tươi được rửa sạch; nào dưa muối, chẻo thập cẩm, vài quả trứng vịt luộc và một gói kha to cá kho với rau... Tất cả đều rất hấp dẫn.

Nhân dân thật vĩ đại! Ngồi ở Khăng Khay không ai có thể thấy được. Phải xuống đây, xuống với dân, vừa nhấm nháp thức ăn vừa suy ngẫm, thật là ấm áp tình dân... quân đội nhân dân... chiến đấu vì dân... sống trong lòng dân... Thật là hạnh phúc cho Tiểu đoàn 13. Năm 1962, tôi xuống thăm tiểu đoàn, lúc đó Chăn-đi đang làm tiểu đoàn trưởng. Đơn vị gắn bó với tà xẻng Tha Thơm chặn đánh cánh cánh quân của binh đoàn 13 từ Pắc Xan lên. Năm nay, 1963, tôi lại đến Tiểu đoàn 13 khi đơn vị đang quần nhau với địch ở vùng Lạt Buộc. Điều khẳng định đầu tiên là sống trong lòng dân, Tiểu đoàn 13 sẽ làm tròn nhiệm vụ.

Hơn 9 giờ sáng, cuộc trinh sát vũ trang bắt đầu. Khẩu cối 120 bắn ba phát vào đồn Lạt Buộc. Sau vài phút địch dùng một khẩu cối 81 và một khẩu ĐKZ57 bắn trả. Khẩu pháo 105 đặt ở bắc Kang Viên bắn ba phát lên đỉnh cao Phu Phụng, nơi dự đoán tiểu đoàn dù 2 đặt đài quan sát. Địch trả lời bằng khẩu 75 ly đặt sau sườn thấp Phu Phụng. Từng phát một đạn sơn pháo rơi xuống phía bắc đồi sang hướng đông bản Kang Viên.

Khi bộ binh ta lấp ló ở trước đồng ruộng Lạt Buộc thì tiếng súng bộ binh địch nổ cả trên đồi và sau chùa Lạt Buộc. Trên đỉnh núi Phu Phụng cũng rộ lên mấy loạt trung liên. Bất ngờ thấy bảy, tám tên địch từ rừng Na Ban chui ra chạy thục mạng về chùa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:37:25 pm »

Xác định rõ về địch, nhiệm vụ được giao cụ thể cho các đơn vị như sau:

Đại đội 16 Tiểu đoàn 2 do trinh sát Tiểu đoàn 13 dẫn sẽ đi vòng ra sau lưng Phu Phụng. Bộ đội dừng lại chỗ đồng trũng giữa Phu Cúp và Phu Phụng. Cán bộ lên trinh sát xong quay lại đón bộ đội, phổ biến kế hoạch và tiến vào mật tập luôn. Mục tiêu chính là sở chỉ huy dù 2 Coong-le.

Tiểu đoàn 13, đúng ngày “N”, bí mật tiếp cận. Khi Tiểu đoàn 2 nổ súng chiếm Phu Phụng thì Tiểu đoàn 13 được pháo cối chi viện, xung phong chiếm đồn Lạt Buộc. Đánh xong, Tiểu đoàn 2 rút, Tiểu đoàn 13 nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Lạt Buộc và trong vòng ba ngày đêm phải xây xong trận địa phòng ngự trên đỉnh Phu Phụng và Phu Coong. Sẵn sàng đánh bại quân phái Hữu.

Đúng như kế hoạch, đêm 20 tháng 5 năm 1963, Đại đội 16 đã mật tập diệt gọn hai điểm cao Phu Phụng. Địch chết 16 tên, bỏ lại một ĐKZ, gần như toàn bộ trang bị và tấm bản đồ chỉ huy của tiểu đoàn dù 2. Thắng lợi trận đầu do Đại đội 16 Tiểu đoàn 2 bằng mật tập cũng tăng thêm phấn khởi cho cán bộ, chiến sĩ mặt trận. Xong Lạt Buộc, tôi xuống cùng anh Châm-niên giúp Tiểu đoàn 1. Đồng chí Tình cho biết hầm hố đã tạm xong, bộ đội đang đi xin cành tre gai và chặt cây làm rào.

Máy bay Mỹ tiếp tục đổ quân phái Hữu xuống sân bay Mường Phàn. Chiếc máy bay con AD6 của E-tam và chiếc Li9 của Coong-le bay lượn trên bầu trời Cánh Đồng Chum. Chắc là chúng đang trinh sát chuẩn bị kế hoạch tiến công chúng ta. Vậy E-tam là ai mà được đưa đến đây phối hợp và làm thầy cho Coong-le.

E-tam là một tướng phái Hữu, bắt đầu được nhiều người biết đến từ năm 1959 khi y dẫn đầu binh đoàn từ bỏ kế hoạch bao vây tiến công tỉnh tập kết Sầm Nưa của Pa-thét Lào, chạy thoát chết một mạch về Cánh Đồng Chum rồi Viên Chăn. Đào tẩu giỏi cũng là một cái tài, y lại được gửi đi học tiếp nhiều trường bên Mỹ và một số nước Đông Nam Á để rồi lại trở vê đây. Lúc này chưa biết sẽ là chỉ huy quân phái Hữu hay là cố vấn cho Coong-le, cũng có thể chỉ là tài mắt của CIA giám sát Coong-le và bố thí vện trợ cho “Trung lập”.

Quân Pa-thét Lào và cả quân Trung lập đều chưa tổ chức binh đoàn cơ động mà chỉ gồm một đội pháo binh có khi cả cơ giới và thường là ba tiểu đoàn bộ binh, một số tổ chức với kiểu tác chiến ở địa bàn rừng núi. Trong khi đó, Coong-le có đến sáu bảy binh đoàn. Mỗi binh đoàn xấp xỉ hai nghìn quân chứ đâu chỉ vài ba trăm như các tiểu đoàn của Trung lập. Quân đổ xuống đầy rừng, đầy bãi, đồ tiếp tế (riêng đồ an đã đầy bờ, đầy sân), chưa nói gì súng đạn. Coong-le cho máy bay bay đi bay lại xem chiếm được Cánh Đồng Chum rồi lần này phải xây sở chỉ huy đâu cho đẹp, cho thỏa chí ăn chơi (?).

Đài phát thanh Khăng Khay liên tục phát đi các bài giải thích các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, phê phán sự phá hoại của đế quốc Mỹ hiếu chiến, vạch mặt phản bội của Coong-le cùng đồng bọn, kêu gọi binh lính Coong-le chống lại bọn chỉ huy phản động, đấu tranh bảo vệ sự hợp tác với Neo Lào Hắc Xạt, không đánh nhau mà chạy về với lực lượng yêu nước của đại tá Đươn, trung tá Thiệp. Đài kêu gọi nhân dân Xiêng Khoảng cùng cả nước tìm mọi biện pháp ủng hộ cách mạng ở chiến trường Cánh Đồng Chum. Nhiều thư tay được phát đi, nhiều cuộc liên hệ vận động binh lính Coong-le được bí mật tổ chức. Đơn vị lính dù 4, lính dù 6 của trung đoàn ông Chẹng mà đại úy Khảo trung đoàn phó kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 là hạt nhân, kiên quyết chống bọn phái Hữu phản động mạnh nhất, được chọn làm điểm cho chiến dịch binh vận.

Vốn chán ghét chiến tranh, mến mộ Pa-thét Lào, vì Pa-thét Lào chính nghĩa, binh lính Coong-le đã tạo được nhiều mối liên hệ, nhiều biện pháp đấu tranh để cô lập, bịt mắt bọn phòng nhì và bọn chỉ huy phản động.

Tuy nhiên, tình hình chiến trường giữa tháng 5 và tháng 6 vẫn rất căng thẳng. Trời vẫn rỉ rả đổ mưa. Phía nam, binh đoàn 13 thập thò chuẩn bị đánh vào thị xã Xiêng Khoảng. Phía bắc, sáu binh đoàn phái Hữu đổ xuống dang muốn nuốt chửng Cánh Đồng Chum. Không khí chuẩn bị trận địa để đánh bại chiến dịch tiến công của quân phái Hữu vá Coong-le đang diễn ra khẩn trương khắp các hướng.

Tiểu đoàn 24 của đồng chí Ký và chuyên gia Thường đã đánh chiếm trận địa sơn pháo ở mỏm 1 Phu Ca Bó và xây dựng ở đây một chốt phòng ngự, một mũi nhọn sắc bén uy hiếp trận địa Phu Huột của địch. Binh đoàn 12 và một bộ phận binh đoàn 14 địch khởi đầu đánh vào Lạt Buộc. Ở đây tổ chuyên gia do đại úy Đàm (quân sự), đại úy Bồng (chính trị) cùng tổ kỹ thuật của hai sĩ quan Đài và Tọa đã ra trận trực tiếp giúp bộ đội của tiểu đoàn trưởng Ẳng và chính trị viên Xa-nằm đào công sự, diễn tập phòng ngự. chỉ trong hai ngày, cuộc tiến công của quân phái Hữu đánh vào Phu Phụng đã bị đẩy lùi. Đạn pháo 105 của địch không phá nổi công sự. Những người lính gốc gác dân La Ve cùng tiểu đoàn trưởng Ẳng đã phát huy truyền thống gan lỳ của Tiểu đoàn 13 trạm bám vững vàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:37:46 pm »

Truyền thống “phòng ngự gạn lỳ dũng cảm” của Tiểu đoàn 13 nổi tiếng từ khi mới tập trung do tiểu đoàn trưởng đầu tiên là Xổm-xắc (sau đó Xổm-xắc về làm Tổng tham mưu phó), người kế tục là Chăn-đi rồi mới đến Ẳng. Thêm một trận thắng vẻ vang, Tiểu đoàn 13 đã củng cố chỗ đứng vững chắc, trở thành một tiểu đoàn phòng ngự giỏi.

Sau trận Phu Phụng, binh đoàn 14 lại cùng binh đoàn 16 ngoan cố xông ra làm bia đỡ đạn lần thứ hai. Hai đơn vị này được xe tăng Coong-le dẫn lên định xung phong đánh vào hướng Nậm Khao, Phôn Xa Vẳn, nhưng lính Trung Lào cứ nấp ở sườn đồi không lên, mặc cho xe tăng phơi xác giữa bãi trống cho pháo binh Pa-thét Lào nã đạn. Cháy chiếc thứ nhất, hai chiếc còn lại tháo chạy; xe tăng chạy tất nhiên bộ binh rút phải rút theo.

Thế là nguồn hy vọng của E-tam và Coong-le chỉ còn binh đoàn dù 15, binh đoàn “Anh cả đỏ” của quân đội Hoàng gia Lào. Binh đoàn này được xây dựng từ thời Pháp, sau được Mỹ trang bị lại, huấn luyện, sử dụng theo kiểu Mỹ. Nó được nuôi dưỡng theo một chế độ hơn hẳn các binh đoàn khác. Lần này binh đoàn 15 rra quân trên đất Xiêng Khoảng, bọn chỉ huy cũng tưởng dễ ăn vì đã có từ ba tới bón binh đoàn đàn em dọn đường. Trong các buổi bắt quẻ bói, một số thầy mo “nói nghe không hay cái lỗ tai lắm”, song họ đã khấn vái kỹ ở các chùa lớn, đã được các sư cụ buộc chỉ cố tay cầm phúc rồi. Coong-le cũng đã mời thầy chùa cúng quẻ cho họ nữa.

Vào thời điểm này, Bộ Tư lệnh Quân khu nhận được một tin giật gân: “Đại đội 1 dù 1 sẽ luồn vào Tà Khẹt tập kích trận địa pháo và sở chỉ huy của Tiểu đoàn 1, tạo thế cho binh đoàn dù 15 tiến công chính diện”.

Thế là Coong-le đã cố tạo thế lợi nhất cho “Anh cả đỏ” lập công. Quân lính của “Anh cả đỏ” phấn khởi chờ đợi. Trong khi đó, về phía ta, trinh sát và bảo vệ được phái đi chặn, lùng các nẻo đường có thể dẫn vào Khăng Khay. Vùng Tà Khẹt được pháo binh và Tiểu đoàn 1 sục sạo suốt hay ngày đêm. Vùng này lắm hang hốc. Tập kích bổ sung mật phía sau là sở trường của ta, là ngón võ hiểm hóc đã làm địch đảo điên. Nay nghe kế hoạch luồn đánh tập kích của địch thì ai cũng lo vì sợ Tiểu đoàn 1 không đủ bình tĩnh đối phó. Nhưng đến ngày thứ ba đã có tin cải chính: “Đại đội 1 dù 1 không dám vào đánh Tà Khẹt”. Mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Kế hoạch của Mỹ, của E-tam hiểm độc, nhưng lính ngụy không dám thực hiện. Bộ binh không phối hợp. Coong-le đành cho pháo bắn mạnh để chi viện. Lính dù gọi đâu là pháo bắn đó. Gọi một bắn hai, “bắn cầu may”. Ngày thứ nhất, không được gì. Ngày thứ hai, cũng không được gì! Ngày thứ ba, vớt vát cuối cùng cũng không được nốt! Cả ba ngày đều bị mưa, có khi mưa rất to, lính dù rét mưới, bấn thỉu. “Cái đất Cánh Đồng Chum không ngờ lại ác quá!” - lính dù than vãn. E-tam buồn và xấu hổ.

Coong-le thất vọng tự hỏi: “Cái chiến dịch tiến công chớp nhoáng chiếm Cánh Đồng Chum trước mùa mưa đến đây đã kết thúc rồi sao?”. Coong-le ấm ức với E-tam, nhưng chưa dám mở miệng chất vấn.

Cơ quan viện trợ Mỹ và Bộ Quốc phòng phái Hữu gửi từ Viên Chăn ra bao nhiêu quà và tiền úy lạo binh lính. Nhưng Coong-le không phấn khởi tí nào, lại còn ấm ức khi được lệnh rút các đơn vị phái Hữu về địa phương cũ để chống lại phong trào du kích.

Thế là lần lượt các binh đoàn 12, 14, 15, 16 nối đuôi nhau lên máy bay rút hết. May mà Coong-le còn được binh đoàn 17 ở lại giúp việc cơ động chung.

Mặt trận phòng ngự phía trước tạm ổn. Thời cơ đẩy mạnh binh vận đã đến. Ta có điều kiện củng cố bộ đội, học tập quân sự, chính trị và tích cực tham gia sản xuất để dự trữ lương thực, thực phẩm tại chỗ cho cuộc chiến đấu kế tiếp.

Trên mặt trận binh vận đã có nhiều hoạt động lý thú dưới sự chỉ đạo sáng tạo của Chính ủy Xa-mán và chuyên gia Lê Văn. Để “bịt mắt” bọn chỉ huy trung lập Coong-le phản động, giấu kín những hoạt động qua lại của hai bên, ở các phân đội, bộ đội Pa-thét Lào bàn với lính dù 4, dù 6 tạo ra các trận đánh giả. Đêm nào cũng thế, liền hai ba tối, ăn cơm xong bên ta lại nổ vài băng tiểu liên. Thế là bên trận địa địch, lính tráng lập tức la lối, lựu đạn, súng cối, các loại súng nã liên hồi. Sau vài giờ, địch lại gọi điện thoái báo cáo, xin pháo chi viện, không cho bọn chỉ huy ngủ. Có đêm lính địch vơ rơm cỏ về đốt rồi kêu cháy lán, cháy bếp. Thế là đêm nào tham mưu E-tam và Coong-le cũng báo cáo về Viên Chăn “những trận đánh ác liệt” mà kết thúc thì đều “đánh bại cuộc tập kích của Pa-thét” và xin thêm đạn dược, tiền nong… Phòng ngự kiểu này tổn thất mà cũng lý thú nhất đối với binh lính hai bên. Lính địch thích nhất là khoảng 22 giờ hàng ngày vừa chơi bài vừa giật pháo sáng. Sáu bảy giờ sáng hôm sau họ lại đua nhau đi nhặt dù pháo sáng làm quà cho các em gái trong bản. Chủ trương của Quân khu là phía trước đẩy mạnh binh vận, ra sức học tập chính trị, quân sự, củng cố các chi bộ. Phía sau tranh thủ quét các ổ phỉ lần ra sát đường số 7, củng cố thế ổn định cho tuyến hậu phương.

Lực lượng Trung lập của đại tá Đươn, trung tá Thiệp cũng học quân sự như bộ đội Neo Lào Hắc Xạt, nhưng về chính trị trọng tâm là xác lập cho được trách nhiệm tự xây dựng mình thành bộ đội cách mạng, đoàn kết lâu dài với Neo Lào Hắc Xạt, chiến đấu cho độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc của dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:38:04 pm »

Trong huấn luyện quân sự, ngoài việc huấn luyện phòng ngự và bắn súng tại trận địa, bộ đội còn phải học tiến công cho thành thục, củng cố lòng tin vào chiến thuật bí mật tập kích. Chiến sĩ sợ không tiếp cận được địch, sợ địch nổ súng trước, không kịp xung phong. Tổ chuyên gia Tiểu đoàn 13 do đồng chí Đàm chủ trì có sáng kiến cho các tiểu dội thay nhau tập, một bên làm địch, một bên làm ta. Phòng ngự rồi tiến công, tiến công rồi phòng ngự; hai bên thay nhau tập đi tập lại nhiều lần, cuối cùng mọi người đều tin giữ được bí mật thì chắc thắng. Kinh nghiệm huấn luyện của Tiểu đoàn 13 được phổ biến vận dụng trong toàn Quân khu. Công tác binh vận và huấn luyện đang thuận lợi thì trời đổ mưa to.

Sau cuộc diễn tập của Tiểu đoàn 2, anh Phun và chuyên gia vừa góp ý rút kinh nghiệm với đồng chí Chum tiểu đoàn trưởng xong, chưa kịp ra xe thì trời nổ sấm sét, mưa ập xuống. Mưa rất to. Chỉ từ 15 giờ đến 18 giờ mà nước suối đã dâng lên sáu, bảy mét. Tới 21 giờ nước đã dâng lên 10 mét. Nước ngập tràn hết cả đồng ruộng; nước ngập trắng xóa ra tận trung tâm Cánh Đồng Chum. Lính Coong-le ở các trận địa thấp bỏ sân bay chạy lên núi. Ruộng lúa bị nước xói lở từng đoạn. Kho tàng đặt sát bờ suối ngập, đổ. Hàng hóa, đồ đạc trôi ra Cánh Đồng Chum. Kho gạo ngập sũng, chỉ có kho đạn nặng là còn. Phải cứu gạo và quân trang, gạo đã chia xuống các đơn vị mỗi nơi không đủ một tháng lại ướt nữa thì vô cùng khó khăn.

Phỉ Vàng Pao lợi dụng lũ lụt, xông ra phá đường số 7. Các đồng chí Phun-xi-pa-xớt và Khăm-phăn cùng các chuyên gia Hoàng Trà, Tăng Ngoạn vất vả hướng dẫn tiểu đoàn Pa Chay và Tiểu đoàn 500 quần nhau với phỉ và trực thăng từ Nậm Tiền về đến Khăng Pha Niên. Địch thả phỉ và bộc phá khối to như cột nhà để phá đường. Ta bắn, nó lại chạy.

Những ngày cuối tháng 8, sau khi đã nhường mấy bao gạo cuối cùng cho cơ quan bạn, cơ quan chuyên gia chỉ còn nửa bao dự trữ không dám ăn, phải đi vác gạo bị ngập nước về xay làm bún xáo cua, ốc. Nhà tôi ở gần nhà hầm của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông, chỉ cách nhau một con suối. Một hôm đi làm việc từ Quan khu về tôi ghé thăm. Thấy bữa cơm của đồng chí vẻn vẹn một bát nhỏ, một tý thịt và ba bốn cọng rau rừng, tôi ái ngại thưa: bên chuyên gia, anh em nhà bếp có lấy gạo chua về làm bún, không ngon nhưng xin đưa sang Bác ăn thử cho đỡ đói. Anh em bưng sang một đĩa bún, một bát canh cua nấu khế thoang thoảng. Đồng chí ăn ngon lành và chân thành khen: đã chớm có mùi, nhưng vẫn ngon. Anh em chuyên gia tháo vát thật! Được biết chuyên gia đã ăn thế này gần một tuần, đồng chí khen ngợi tinh thần nhường áo sẻ cơm của chuyên gia với anh em Lào. Vừa lúc đó, đồng chí liên lạc của anh Xing-ka-pô từ Noỏng Hét đội mưa to về báo cáo: xe tiếp tế đã lên đến Noỏng Hét một tuần rồi, nhưng mưa to, đường ngập không đi được.

Thư anh Pô gửi có đoạn: “Đoàn Noỏng hét - Khăng Pha Niên ngập hơn một mét. Chúng tôi đang tìm đá lấp các rãnh sâu để kéo xe lên, nhưng về Khăng Khay có hai ngọn núi ở Phu Nốc Cốc đổ xuống lấp hết mặt đường. Chúng tôi chỉ đủ sức kéo xe về đến Bản Ban, còn từ Bản Ban về, Quân khu phải cho lực lượng xuống mở đường”.

Được thư, Quân khu bàn bạc và quyết định đưa một đại đội của Tiểu đoàn 2 xuống chốt bảo vệ đoạn đèo Phỉ. Lực lượng còn lại, cả trường y tá, tất cả nam nữ của cơ quan Quân khu, các đơn vị pháo binh, cao xạ, tiểu đoàn công binh phải ra làm đường. Thấy lực lượng còn thiếu, tôi đề nghị cho vét cả lực lượng chuyên gia cùng tham gia. Bạn hoan nghênh. Anh Phun ở nhà trực chỉ huy hoạt động phía trước. Anh Xa-mán chỉ huy mặt trận mở đường.

Các đơn vị đua nhau đi đẽo gỗ thông, chuẩn bị đuốc nứa làm đêm. Dự kiến phải hai đến ba ngày đêm mới thông đường. Phải quyết thông đường nhanh để chuẩn bị những đợt mưa kế tiếp phá. Về cơ quan, tôi tập họp các tổ trưởng công tác lại phổ biến kế hoạch cứu đường và nhấn mạnh: phải thông đường, đón cho được 200 xe gạo, đạn lên để cứu mặt trận. Đây là việc mà hai Bộ Tổng tham mưu đã bàn và chuẩn bị gần hai tháng. Anh Xing-ka-pô, Lê Văn và Tả Đảo đã về Hà Nội tiếp nhận, sau đó trực tiếp hướng dẫn đoàn xe lên Cánh Đồng Chụ. Lệnh quy định: 20 giờ mọi người phải ngủ, sáu giờ sáng ngày mai thức dậy nhận cơm nắm vá xuất phát.

Quay về phòng trực ban, tôi gặp đồng chí chuyên gia Phó chủ nhiệm hậu cần Quân khu nhân danh bí thư chi bộ đề nghị đoàn trưởng xét lại quyết định đưa chuyên gia đi làm đường, vì nó không nằm trong nhiệm vụ chuyên gia. Như bị dội một gáo nước lạnh, tôi hỏi: đồng chí là Bí thư chi bộ lại là chuyên gia Phó chủ nhiệm hậu cần Quân khu, vậy đồng chí có biết quân khu chỉ còn hai ngày gạo ăn không? Đồng chí ấy im lặng.

Tôi cố ghìm mình, để khỏi nổi nóng và nói tiếp: mặt trận đang nguy cấp. Chi bộ cơ quan chỉ nên bàn biện pháp tốt nhất để ủng hộ quyết định của thủ trưởng. Là bí thư chi bộ, lại là chuyên gia hậu cần mà còn ngăn trở quyết định này thì đồng chí không những không sâu sát với tình hình mà còn không nắm nguyên tắc nữa. Đồng chí cứ ở nhà. Lệnh không thay đổi!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:38:19 pm »

Một năm sau, khi đồng chí này được điều về Sầm Nưa làm nhiệm vụ hậu cần đơn vị 766, câu chuyện “Bộ binh là lính đi bộ” được anh em truyền nhau đã nói rõ của con người của anh. Câu chuyện xảy ra khi một chiến sĩ tình nguyện bị thương mới điều trị ở bệnh viện mặt trận ra bến đón xe hậu cần đang trong đợt chở gạo tiếp tế cho tiểu đoàn của họ. Chiến sĩ xin chủ nhiệm hậu cần đi nhờ xe của hậu cần để về đơn vị. Chủ nhiệm hậu cần thuyết giáo rằng đã là lính bộ binh thì phải đi bộ, không được đi đi xe.

Không cãi lại thủ trưởng, chiến sĩ đó lặng lẽ tránh sang lối khác và đón xe về đơn vị…

Công trường sửa đường sôi nổi kỳ lạ. Liền hai ngày ba đêm, mặc cho quần áo ướt, mặc trời mưa rả rích, tiếng đào, cuốc, tiếng đất đá lăn rào rào, tiếng ca hát, tiếng lăm phuôn… luôn âm vang, chẳng ai rời vị trí. Sôi nổi nhất là khu vực trường nữ y tá, dẫn đầu là cô Văn-khăm chiến sĩ thi đua. Vóc người tầm thước, duyên dáng lại có giọng hò hay, cô càng lao động càng đẹp ra. Đêm, lửa đuốc hòa với ánh sáng hai đèn pha ô tô. Đói thì cơm nắm, xoa sạch tay, ăn tại chỗ, ngủ cũng ngồi tại chỗ, say giấc 15 phút lại đứng lên làm. Chiều ngày thứ nhất đã đẩy được nửa hòn núi, mặt đường đã mở ra được một nửa. Trưa ngày thứ hai, thì biết xe đã đến Bản Ban thì túi gạo của các bếp chỉ còn gọn ghẽ một bữa không hơn không kém. Tôi đề nghị động viên công trường đêm nay phải thông xe và lệnh cho mỗi đơn vị cử một người xuống Bản Ban lấy một ngày gạo để nấu cơm, sáng ngày thứ ba, đề phòng đường chưa thông.

Ba giờ sáng ngày thứ ba, đoàn xe tiếp cận đèo phỉ. Lái xe bấm còi và bật đèn pha để chiếu sáng,đồng thời kích thích quân làm đường mở đợt nước rút.

Năm giờ rưỡi sáng ngày thứ ba, những chiếc xe đầu đã qua đèo phỉ. Những tảng đá lớn cuối cùng được trục ra khỏi mặt đường. Bộ đội làm đường đi trước dẫn đoàn xe và kiểm tra mặt đường. Đến gần đoạn suối, anh em thấy còn một tảng đá to chắn ngang một bên đường. Lính ta như đã hết hơi, nhìn hòn đá anh nào cũng lắc dầu; xe tạm dừng. Rất mệt nhưng tôi cố dốc hết sức bình sinh đẩy hòn đá ra khỏi đường. Lúc hòn đá lăn xuống vực cũng là lúc tôi bị ngã gục, chỉ kịp nằm ngửa cho chân lại cho đoàn xe chạy qua. Khi một chiến sĩ bạn trao cho nắm cơm nóng, tôi cứ nằm ngửa, mắt lim dim nhai liền mấy miếng, một lát mới thấy dễ chịu dần. Chẳng qua vì đói và mệt quá sức. Có hạt cơm vào là hồi phục ngay. Thế là đã thông xe rồi! Gạo, đạn đã đến Quân khu! Thiên tai cũng lùi bước.

Thời gian này, biết là có muộn, Quân khu vẫn động viên tỉnh và huyện cố cấy hết diện tích. Còn bộ đội, ngoài các rẫy lúa, ngô đã trổ bông cũng cuốc đất trồng thêm khoai và cấy thêm lúa nước. Nhiều đo pháo và xao xạ dựa vào thế ổn định của chiến đấu phòng ngự, quyết tâm cày cấy đủ lương thực ăn trong sáu tháng. Từng đại đội, tiểu đoàn vừa cò lực lượng chiến đấu vừa có trại sản xuất, chăn nuôi phục vụ thương bệnh binh và khu gia đình.

Trong buổi họp hậu cần toàn Quân khu, đồng chí Bun-niên báo tin vui, làm mọi người phân chấn: phòng Hậu cần Quân khu đã gây được hai đàn bò, một đàn ở Noỏng Hét 90 con, một đàn ở Khăng Khay 124 con. Từ nay Quân khu đã có thể dùng thịt để thưởng cho những trận đánh hay. Mỗi tiểu đoàn cũng sẽ được cấp bốn để gây một đàn bò của tiểu đoàn từ 15 đến 20 con. Hội nghị hoan nghênh nhiệt liệt.

Có gạo, có đạn và trời tháng 9 cũng giảm mưa, Quân khu bắt đầu một số trận đánh một tập để rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho mùa nắng. Mở đầu là Tiểu đoàn 1 đánh đồn Phu Khe. Quân ta tiếp cận nổ súng xung phong thuận lợi và chiếm được đầu cầu, trung đội phòng ngự của địch hò nhau “thói” (tiếng Lào thói là rút). Địch bỏ đồn chạy. Lính ta nghe khẩu lệnh “thói” tưởng lệnh của ta cũng lục tục rút. Thiếu úy Phúc chuyên gia tiểu đoàn đã hy sinh trong trận này. Anh là người chuyên gia đầu tiên của đoàn 463 hy sinh trong chiến đấu.

Tiếp đến, Tiểu đoàn 13 báo tin vui: đơn vị đã tập kích kho Bản Khổng, diệt và bắt chín tên, thu súng đạn và toàn bộ quân dụng.

Đánh mỏm cách giới Ta Lin Nọi, Tiểu đoàn 2 lập lại sai lầm của Tiểu đoàn 1: khi đội hình tiến công tiến cận thuận lợi xung phong chiếm lô cốt đầu cầu, giật được trung liên thì địch lại “thói”, ta lại rút. Thế là đầu thì vào nhưng đuôi lại ra. Địch cũng hoảng hốt bỏ chạy, sáng hôm sau mới dám chiếm lại. Quân khu phải tổ chức đắp sa bàn ba trận đánh, hướng dẫn cho các đơn vị rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho đợt mới.

Để chuẩn bị cho kế hoạch mùa nắng tới, Trung ương bạn điều động Tiểu đoàn 701 chủ lực của Bắc Lào do các đồng chí Bun-thon và Bun-chăn chỉ huy. Tiểu đoàn có một tổ chuyên gia gồm: Dương Uyển quân sự, Trần Vinh chính trị và Tuân chuyên gia kỹ thuật. Tiểu đoàn được tăng cường bảo vệ vùng Bản Ban, đường số 7. Cũng lúc này đoàn cán bộ quân tình nguyện Quân khu Tây Bắc do anh Nguyễn Hữu An - Tham mưu trưởng quân khu và anh Vinh - Chủ nhiệm chính trị quân khu chỉ huy vừa sang. Đoàn được tổ chức hoàn chỉnh, có tham mưu, chính trị, hậu cần, lại có cả ban quản trị do dại úy Thịnh phụ trách. Đoàn có trách nhiệm giúp đoàn 5 một số việc trong chiến đấu và chuẩn bị chiến trường để khi có đánh lớn thì tăng cường cho bạn, hoặc lúc thời cơ đến cùng bạn giải phóng Cánh Đồng Chum. Trong số cán bộ chuyên gia mới có các đồng chí Đăng là thiếu tá pháo binh, có kinh nghiệm sử dụng pháo binh ở rừng núi. Anh Vinh là một chính ủy quen chiến trường Tây Bắc và Bắc Lào, rất khoái đánh trận và rất đích đi cơ sở. Anh An là một cán bộ giàu kinh nghiệm về công tác tổ chức chiến đấu và chỉ huy đánh tập trung. Còn tôi mới chỉ đánh nhiều ở chiến trường hậu Bình - Trị - Thiên và Hạ Lào, quen công tác cơ sở, đại đội độc lập, quân sự địa phương, chưa được học một lớp tham mưu cơ bản. Làm việc với anh An, tôi học được ở anh nhiều vấn đề. Lúc làm kế hoạch, trình bảy bản đồ, lên kế hoạch hiệp đồng, anh An khiêm tốn nói: đây là những nội dung tôi học được ở trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, khi làm tiểu đoàn trưởng trung đoàn đoàn anh Việt ở đường số 4.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:24:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:38:49 pm »

Anh An phụ trách chủ trì chung: vừa chuẩn bị chiến trường vừa trực tiếp giúp mặt trận phòng ngự thị xã Xiêng Khoảng. Tôi được phân công làm phó, bao quát toàn bộ kế hoạch phòng ngự vùng Cánh Đồng Chum và đặc trách công tác chuyên gia, làm việc với ông Đươn. Anh toàn tham gia phần tham mưu. Anh Vinh, Lê Văn chia nhau đi sâu vào công tác Đảng - công tác chính trị binh vận.

Trước khi anh An xuống thị xã Xiêng Khoảng, tôi nói với anh về một số đặc điểm của binh đoàn 13. Lính bộ đội này toàn là người Xiêng Khoảng nên thạo đi hình, tiến công thì thoe đội hình phân đội luồn lách vu hồi, thọc sâu. Rút lui thì từng tổ, từng người, miễn là tháo thân chạy về được còn trả lương, lại khen thưởng, thăng cấp. Đây là một kiểu bảo vệ thực lực mà Mỹ vận dụng rất hợp với quân ngụy Lào. Trên đường vào thị xã, đoàn anh An bị phục kích, một đồng chí Lào bị thương; anh An thoát nạn. Chúng tôi đùa: “anh còn cao số!”.

Kế hoạch xây dựng cơ sở điều kiện hai anh em làm rất công phu, được Quân khu hoan nghênh và đặt nhiều hy vọng. Nhưng khi phổ biến cho cán bộ, các anh không ngờ lại bị phản ứng dữ dội. Nguyên do là chỉ trong hai tháng mà trên đường số 7 qua các đoạn Khăng Pha Niên - Huội Xuồng - Nậm Tiền - Nhọt Cưa, mỗi nơi phỉ đã xơi ta hai - ba chiếc xe. Riêng đoạn Noỏng Pết mất đến sáu xe. Thử hỏi dân không tham gia thì ai đánh mà nhiều thế? Đề nghị Quân khu xét lại kế hoạch phát động phong trào chiến tranh nhân dân, phát triển du kích ở đất Xiêng Khoảng này. Có đồng chí còn nói: “Đây là đất phỉ, dân phỉ. Đánh nhau có chết tôi cũng hóa thành con chim bay về quê cũ. Không bao giờ chịu sống ở đất này”. Hoặc “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở đâu cũng đúng nhưng đưa vào đất Xiêng Khoảng thì khó ăn!”. Đây là những lời tuyên bố quyết liệt, có điểm xuất phát cụ thể mà kẻ địch đã gây ra cho bà con, gia đình các đồng chí. Lúc này chưa tạo ra kết quả thực tế để chứng minh thì không dễ thuyết phục họ.

Anh Phun, anh Xa-mán ngồi tâm sự với tôi và Lê Văn. Bốn người như bị choáng, ngồi ngây ra hàng giờ. Có uống thêm nước chè vào thì chè thơm cũng không kích thích, gợi ý gì hơn. Chỉ có “sáng kiến làm” chứ “sáng kiến giải thích” lúc này không hiệu quả. Lê Văn đã từng có kinh nghiệm xây dựng cơ sở vùng thiểu số ở Tây Bắc. Anh Phum, anh Xa-mán đều đã trực tiếp tổ chức cơ sở chiến tranh du kích từ Hạ Lào lên. Tôi cũng đã qua hoạt động du kích, đại đội độc lập ở Bình - Trị - Thiên. Ai cũng sẵn sàng đi xuống cơ sở thực tế. Cái nặng nề ở đây là phỉ phá, cơ sở dân quanh Cánh Đồng Chum, đường số 7 tổ chức lại yếu.

Bốn chữ “đất phỉ, dân phỉ” đang ám ảnh bộ đội. Phải phá tan định kiến đó. Bộ đội với dân Xiêng Khoảng phải gắn làm một thì mới có nền tảng vững chắc để chiến thắng. Phải giải cho được bài toán hóc búa này!

Lê Văn và tôi thuộc lớp người đi sau so với lớp người xây dựng cơ sở trước Cách mạng tháng Tám, là lớp người được ăn sẵn thành quả của phong trào tiền khởi nghĩa. Ở đây cơ sở lại bị địch phá. Nhiều việc gần như phải làm lại từ đầu: xây dựng cơ sở chính trị, cốt cán phong trào, tổ chức du kích, tổ chức quần chúng cho đến tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền… cái gì nên làm trước, cái gì làm sau? Phải vắt óc suy nghĩ, vận dụng.

Vấn đề tập trung giải quyết lúc này là phải đánh giặc. Cái gì dân cần, dân muốn làm làm trước, giúp trước. Cái dân chưa muốn, ta chưa làm. Tốt nhất cứ chia xuống cơ sở, sát dân, hiểu rõ lòng dân. Dân tin sẽ nói. Anh Phun lên báo cáo tình hình hội nghị cán bộ, nhấn mạnh tình trạng phản ứng về việc tổ chức du kích. Sau một hồi đắn đo cân nhắc, đồng chí Nu-hắc khẳng định:

- Không có biện pháp nào khác. Địch tiến hành chiến tranh đặc biệt, ta phải thực hiện chiến tranh nhân dân mới dựa vào dân, giác ngộ và đoàn kết mọi bộ tộc, trang bị cho họ đánh giặc. Việc làm công tác quần chúng, tổ chức du kích anh em ta chưa quen thì tổ chức từng nhóm vài ba anh em Lào, có một chuyên gia Việt đi cùng. Xuống bản, anh em Lào tổ chức và bảo vệ cho chuyên gia tuyên truyền và hướng dẫn tổ chức. Bồi dưỡng được cốt cán, xây dựng được du kích, cán bộ Lào đứng ra công nhận. Một hai lần như vậy anh em Lào sẽ củng cố được lòng tin và nhận thức rồi tự mình làm được.

Đồng chí Nu-hắc giao nhiệm vụ cho Quân khu một cách dứt khoát: chỉ có bộ đội mới đủ người đi xuống từng cơ sở, mới làm nhanh được. Đồng chí Nguyễn Khoa Tân (một chuyên gia chính trị, một Việt kiều - gia đình ở Quảng Bình, còn trẻ và xông xáo đang thường trực giúp đồng chí Bun-thăn ở huyện Mường Pẹch) được đồng chí Nu-hắc mời lên động viên giao nhiệm vụ cùng chuyên gia quân sự giúp đỡ tổ chức du kích.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2016, 08:25:16 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:39:15 pm »

Đồng chí Nguyễn Khoa Tân với biệt danh Khăm-tằn được dự cuộc họp bàn với chuyên gia quân sự. Anh là chuyên gia chính trị đầu tiên đã xuống xã cùng chuyên gia quân sự giúp bạn xây dựng du kích trong đợt này tại huyện Mường Pẹch. Khăm-tằn lần lượt xuống Tiểu đoàn 1 cùng chuyên gia quân sự giúp tuyên truyền tổ chức du kích vùng Bản Gion. Tiểu đoàn 15 ở Ban Len, tiểu đoàn pháo mặt đất ở Ban Bi, Tiểu đoàn 16 ở Bản Phạt, Tiểu đoàn 13 ở tà xẻng Piàng, Tiểu đoàn 2 ở Bản Son.

Nội dung quyết tâm giao cho các tổ chuyên gia quân sự và Khăn-tằn là phải giúp các tiểu đoàn bồi dưỡng xây dựng một tổ du kích đánh được địch để xây dựng lòng tin vào chiến tranh nhân dân, tin vào nhân dân Xiêng Khoảng, đánh tan định kiến “đất phỉ, dân phỉ”, xây dựng Xiêng Khoảng thành “đất cách mạng, dân cách mạng”. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ của các tiểu đoàn chủ lực Cánh Đồng Chum lúc này đều là con em vùng Trung, Hạ Lào và Bắc Lào. Đến Xiêng Khoảng bị phỉ đánh một hai lần là họ ấm ức với địa phương. Ấm ức thì họ nghĩ “bị dân địa phương đánh trong khi ở địa phương họ cái gì cũng được dân giúp. Càng tự hào về địa phương mình bao nhiêu thì họ càng nặng ấn tượng xấu đối với dân Xiêng Khoảng bấy nhiêu. Các anh em đặt hy vọng vào Tiểu đoàn 13. Ở đó tà xẻng Piàng thường bị phỉ Buôm Lọng xuống cướp phá; khi thì bắt trâu bò, lợn gà; lúc thì thanh niên nam nữ bị bắt. Một tháng rồi hai tháng. Tiểu đoàn 13 đã cử một tiểu đội xuống vùng Xiêng Ai kèm cặp du kích và phục kích đánh bọn này. Đến cuối tháng thứ hai, tiểu đội này đã đánh được một trận, đuổi phỉ chạy dài. Lập tức sau đó 12 thanh niên đến tiểu đoàn xin súng.

Quân khu tin tà xẻng Piàng nên chuẩn y cấp cho 12 súng, trong đó có một ga-răng và một tôm-xơn. Tiểu đoàn 13 hướng dẫn dùng súng và huấn luyện cách đánh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Buôm Lọng định làm lại một cuộc tập kích vào Xiêng Ai, nhưng lần này du kích và tiểu đội chủ lực đã đánh một trận tốt, diệt 4 tên, thu 3 súng và một số lựu đạn. “Tiếng lành đồn xa”, có cán bộ đã nói: “Nợ máu đã được trả bằng máu”. Xiêng Ai chỉ cách đồn tiền tiêu của Buôm Lọng có một dãy đồi, nhưng từ đấy bộ binh địch không dám ra, chỉ trả thù bằng bắn pháo cối. Như vậy là ta đã có chìa khóa để mở cửa.

Tiếp đó là cuộc họp cán bộ về thực hiện chủ trương “thu thóc cứu nước” để bộ đội tự giải quyết một phần gạo ăn tại chỗ. Một số cán bộ đến họp đã thẳng thắn đặt ra cho Quân khu mấy câu hỏi:

- Ai dám tin dân Xiêng Khoảng có thể nộp thóc?

- Thu được thóc nhưng ai đi lấy? Ai xay giã? Ai tiếp tế lên trận địa?

- Nếu lấy bộ đội đi xay giã thì lấy ai chiến đấu?

Số cán bộ này còn nêu:

- Trước đây xe hậu cần chở đến kho tiểu đoàn, đại đội mà bộ đội còn vất vả. Bây giờ làm ăn kiểu này là một bước lùi kinh khủng! Đánh với chả đấm!

Nhiều thành viên hội nghị nghe thế cũng dao động. Thế nhưng dưới sự hướng dẫn kiên trì của Tư lệnh Phum và đồng chí Xa-mán, kết luận cuối cùng của hội nghị rất có lý có tình: nộp thóc nuôi quân chính là một thử thách, là thước đo lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của dân Xiêng Khoảng.

- Có thóc mà ăn tại chỗ còn quý hóa gáp mấy lần ngồi chợ viện trợ gạo từ xa đến. Đó là bước tiến.

- Bộ đội biết tổ chức thay nhau nhận thóc tự xay giã để ăn. Đó là cuộc rèn luyện thực tế bản chất bộ đội cách mạng. Đây là một bước tiến nữa!

Bộ đội ăn gạo của dân Xiêng Khoảng, chiến đấu bảo vệ dân Xiêng Khoảng. Dân Xiêng Khoảng sẽ biết ơn và gắn bó điều kiện quân dân. Rõ ràng ta sẽ tạo được một bước tiến hoàn chỉnh để từng bước xóa bỏ các định kiến nguy hiểm. Xiêng Khoảng sẽ là “đất cách mạng, dân cách mạng”.

Các đồng chí chuyên gia hết sức cảm mến những con người dũng cảm và chân thành, mộc mạc từ việc làm đến lời nói trong hội nghị.

Sau một tháng vận động, tổ chức, 11 xã của Mường Pẹch nộp cho Quân khu 550 tấn thóc nếp. Có những người ủng hộ nhiều quá, Quân khu trả bớt cho gia đình. Bản Ban nộp được 350 tấn. Dân Bản Ban, nhất là nhóm người Thái buôn bán giầu sụ và khôn ranh, đã giữ thóc lại làm vốn đổi hàng mậu dịch (gia đình nào mà nộp đủ thóc đổi được vài chục cuộn vải láng đen Trung Quốc, bí mật đưa vào Long Chẹng sẽ tha hồ hốt bạc).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:39:36 pm »

Từ các bản, các trận địa pháo, trân địa dự bị phía nam, ở tiểu đoàn bộ, quân khu bộ, tiếng chày giã gạo thùm thụp xen lẫn tiếng hát ca… Trong bản, trên trận địa, đâu đâu cũng thấy hình ảnh bộ đội cùng các bạn gái, trai dân bản giã gạo. Các bà mẹ thì sàng sảy, nâng niu hạt gạo. Gạo chuyển lên trận địa nuôi con của các mẹ mà! Các bà mẹ Mường Pẹch thấy mát lòng, mát dạ khi nghe được từ “mẹ chiến sĩ”. Như chả thèm e ngại gì đến việc quân Coong-le ở bên kia suối, các cô gái mặc áo váy sặc sỡ, che ô giấy cũng sặc sỡ, vai mang ba lô to hoặc ruột tượng, tay sách giỏ rau tươi, giỏ trứng hoặc ống chẻo boong (một lại thức ăn không tổng hợp cổ truyền của người Lào chế biến đủ các chất: pa xin (cá tép xúc ở suối), hoặc pa dẹc (mắm chua) da trâu hầm nhừ thái nhỏ cùng rau thơm giã nhỏ, đường, mạc khèn) hàng ngày mang đến cho bộ đội. Chẻo boong chấm xôi ngôn tuyệt. Ăn vào, chiến sĩ vừa thơm miệng lại vừa ấm lòng. Lịch sử anh hùng của quân dân Xiêng Khoảng đoàn kết chiến đấu lại thêm trang mới.

Về xây dựng hậu phương, Tiểu đoàn 701 sau khi ổn định chỗ đứng chân ở Ban Ban đã mở một đợt hoạt động diệt và đánh tan 2 đại đội phỉ định vây cắt nam - bắc đường số 7, đuổi chúng lui về Phu Noọng và Bản Thà. Tiểu đoàn Pa Chay và Tiểu đoàn 500 quét 2 đại đội phỉ ra khỏi Phu Xa Bốt Jẹo Bon. Chính trong đợt này, Quân khu đã phát hiện ra sự dũng cảm và tài năng chỉ huy của đồng chí Pho-tho, đại đội trưởng Pa Chay và đề bạt lên tiểu đoàn phó. Đồng chí Pho-tho thuộc bộ tộc Mẹo lai, một trong những người lính cũ của anh hùng Tha-tu dũng cảm và thông minh, tháo vát. Sau này bị thương trong chiến đấu cụt một chân, anh được điều về làm cán bộ trong Ủy ban dân tộc trung ương.

Việc gay go nhất trong màu mưa này là địch bao vây thị xã Xiêng Khoảng. Trước tiên chúng tạo ra hai trận địa pháo. Một từ Phu Phi Năng, đông bắc thị xã gồm 2 pháo 105 ly, 2 pháo 85 ly và một khẩu cối 106,7. Trân địa thứ hai từ đỉnh Phu Khe, đông nam thị xã gồm một khẩu 105 ly, một khẩu 85 ly, một khẩu sơn pháo 75 và một khẩu cối 106,7. Mọi hoạt động đi lại, sản xuất hàng ngày giữa lòng chảo thị xã Xiêng Khoảng đều nằm dưới tầm khống chế của hai trận địa này. Ba tiểu đoàn phỉ Phu Xao, Phu Hột, Khăng Hồng cùng binh đoàn cơ động 13 tiến công từ phía đông, đông bắc xuống. Tiểu đoàn phỉ Phu Khe cùng binh đoàn 18, hai tiểu đoàn 23 và 4 cùng quân Coong-le tiến công uy hiếp hướng tây, tây nam và đường số 4A, số 4B. Ngôi nhà gạch công sự cũ của Pháp nay là sở chỉ huy của Tỉnh trưởng Xôm-vẳng và hang Thẩm Mạt, sở chỉ huy quân khu tiền phương là hai mục tiêu thường xuyên bị pháo binh địch “giã gạo” hàng ngày. Trận địa phòng ngự lòng chảo Xiêng Khoảng của ta được xây dựng thành hình ngôi sao ba cánh Phu Ca Bó (2099), Khăng Hồng (1877), mỏm Phu Khe (1805) bảo đảm giữ được mũi nhọn từ trên cao khống chế và uy hiếp lại địch. Ta kiên quyết không để rơi vào thế bị động đối phó. Lúc này, cả ban chỉ huy của bạn và chuyên gia chúng tôi đều chưa quá tuổi 35 nên lăn lộn trên núi xuống khe còn dễ dàng, còn vận dụng được cả trí, tai, mắt và đôi chân để giải quyết những yêu cầu của thực tế chiến trường cả trong hoạt động và tác chiến. Vợ chồng cụ Xom-vẳng lúc đó đã xấp xỉ tuổi sáu mươi, cùng bà Hoét cấp dưỡng cũng đã già và tiểu đội bảo vệ cứ phải trụ lại trong tầng hầm của ngôi nhà, làm trung tâm liên hệ với cán bộ chính quyền, bám sát các bản Lào, bản Việt kiều, Hoa kiều hàng ngày để tổ chức các đoàn dân công tiếp tế, tải thương, phục vụ các trận địa phòng ngự. Chính với cặp mắt sáng và lanh lợi của ông già cùng đôi môi tươi nhưng khi mỉm cười chặt lại thì toát lên một sự dứt khoát quyết đoán đã gây được lòng tin cho cán bộ cấp dưới của ông. Ông là chỗ dựa vững chắc giúp cho ban chỉ huy mặt trận nắm được lòng dân. Thành viên của ban chỉ huy mặt trận thường đi lại, gắn bó, thông báo tin tức, trao đổi tình hình truyền quyết tâm của mặt trận đến Tỉnh trưởng là trung tá Thiệp. Ông Thiếp gốc người lao động ở Hạ Lào đã từng làm giáo viên nhảy dù từ thời Pháp. Ông thường được anh em tặng biệt hiệu là “xe tăng” để nói về sức khỏe của ông. Qua hàng trăm lầ nhảy dù từ độ cao nhất đến thấp nhất ông đều làm cho khán giả hồi hộp và khâm phục vì kỹ thuật chọn mục tiêu chính xác. Ra mặt trận, ông xông xáo, dũng cảm, luôn ngồi trong chiếc xe bọc thép (có súng 14,5 ly hai nòng) đến động viên khắp hang hốc. Nhiều lúc bị địch bắn cũng có khi bị quân ta bắn nhầm, nhưng ông đều thoát nạn, đến nỗi dân Xiêng Khoảng đều tin là ông có “ngải”, có “bùa” để tránh đạn. Về với Neo Lào Hắc Xạt trong đội hình Trung lập yêu nước, ông đã có nhiều hành động tỏ rõ là một con người có lòng tin vào cách mạng Lào và đấu tranh không khoan nhượng với nhiều kẻ phản bội, cơ hội trong lực lượng Trung lập. Đối với Trung ương và chỉ huy Quân khu, ông tôn trọng và ủng hộ vô điều kiện. Tính từ đàu năm 1962, khi đồng chí Lê Chưởng giao cho tôi nhiệm vụ kết bạn và giúp ông Thiệp trờ thành “người chiến sĩ trung thành chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Neo Lào Hắc Xạt” cho đến lúc này, mặc dầu cuộc chiến đấu ở Cánh Đồng Chum đã trải qua nhiều sóng gió, có người vấp ngã, nhưng ông Thiệp vẫn vững vàng.

Mặt trận Xiêng Khoảng diễn ra ác liệt, ta quyết giành giật Phu Xiết và bản Na Bầu, hơi có thể uy hiếp và có thể vu hồi nhanh vào trung tâm thị xã. Hai bên đánh giằng co, cuối cùng chiến hào hai bên cách nhau không quá 30 mét, đỉnh Phu Xiết chia ra làm đôi. Một cánh quân của địch giữ phần cao, ta giữ phần thấp. Cuối cùng cánh quân này của binh đoàn 13 định luồn qua sân bay Na Bầu đánh vào sau lưng Phu Xiết của ta. Đoán được ý định đó, ta để cho địch vượt ra gần hết sân bay, lọt vào tuyến lửa phục kích. Bất ngờ hai xe bọc thép có súng 14,7 ly hai nòng, ba khẩu 12,8 ly, trung đội cao xạ 37 ly của ta trút đạn vang rền. Hơn ba mươi tên địch tan xác. Trân đánh đã tạo nên sự ổn định trên hướng này cho đến lúc ta chuyển sang phản công.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2016, 06:40:19 pm »

*
*   *

Bước vào mùa khô 1963-1964, quân Coong-le và phái Hữu lại tổ chức một đợt tiến công mới.

Hướng Lạt Buộc - Phu Xán, Coong-le dùng đơn vị lính dù 5 và tiểu đoàn 4BI từ Trung Lào lên tiến công không đạt kết quả gì mà chỉ thúc đẩy thêm sự đào ngũ và tan rã của hai đơn vị này. Coong-le lại dùng thêm tiểu đoàn dù 3 của thiếu tá Thẵu hung hăng đánh trận quyết định để chiến Đông Đản. Đồng chí Chum, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 đã củng cố tuyến phòng ngự này và tổ chức những trận tiến công dai dẳng do Đại đội 15 chủ công và đại đội trưởng Bun-cơn chỉ huy đã giành toàn bộ Đông Đản, uy hiếp sâu vào Na Ngua rồi giao lại cho Tiểu đoàn 1 giữ. Đợt này, tiểu đoàn dù 3 của địch đã tổ chức đánh vào trận địa phòng ngự của Đại đội 1 Tiểu đoàn 1. Giành giật suốt ba ngày đêm. Tiểu đoàn 1 điều thêm Đại đội 3 dưới sự chỉ huy của chính trị viên tiểu đoàn mới là Khăm-òn (có biệt danh là “Òn-pơ-lui”, vì có sẹo lớn ở quai hàm) và tiểu đoàn phó Bô-khăm. Tiểu đoàn dù 3 chiếm được chiến hào thứ nhất, Tiểu đoàn 1 từ chiến hào thứ hai đánh xuống. Lựu đạn, tiểu liên là vũ khí chính. Có chiến sĩ ta bắn pháo B40 tới phát thứ ba mươi. Đánh xong, đồng chí đó bị điếc mất mấy tháng. Đây là cuộc chiến đấu mặt đối mặt, thậm chí còn gọi tên nhau mà xỉ mắng. Kết thúc trận đánh, tiểu đoàn dù 3 bị thất bại, 150 tên cả chết và bị thương. Viên thiếu tá Thẵn than thở: “Trận này chấm dứt ý chí đánh Pa-thét Lào của tôi!”. Cũng từ đó, tiểu đoàn của anh ta chỉ có mặt ở những hướng phụ.

Thế là trên hướng Cánh Đồng Chum, quân Coong-le chuẩn bị cho mùa thắng lợi với cái thế ngày càng đi xuống. Thừa thắng, mặt trận binh vận của ta phát triển mạnh ra toàn tuyến. Trái lại ở hướng Xiêng Khoảng, quân địch đánh dai dẳng và gây cho ta nhiều khó khăn.

Binh đoàn 13 địch phát huy lối đánh sở trường dùng phân đội nhỏ luồn lách vu hồi gây cho ta nhiều khó khăn. Binh đoàn 18 từ Hạ Lào lên tổ chức đánh từ đỉnh Phu Khe xuống đường số 4. Lo cho thị xã Xiêng Khoảng, Quân khu điều một đại đội pháo xuống Đông Đản chi viện cho bộ đội ở hai mỏm Bản Kinh và Bản Nhuôn. Ngày thứ nhất, ta đánh lui địch, nhưng ngày thứ hai địch tập trung súng cối 106,7 và pháo ở Phu Khe đánh trúng chiến hào làm trung đội phòng ngự của ta thiệt hại nặng, chỉ còn hai chiến sĩ. Ai cũng tưởng trận địa Bản Kinh đã mất. Nhưng hai dũng sĩ vẫn xông xáo, hết dùng súng này đến súng kia nhả đạn làm cho địch tưởng đội hình ta vẫn còn nguyên, chúng đánh bỏ. Sáng hôm sau, trung đội tiếp viện đến vẫn thấy hai đồng chí đang ngủ mê man.

Trần Vinh trong bài thơ ca ngợi dũng sĩ Bản Kinh đã viết:

“… Một Pa-thét, một Trung lập,
Đồi Bản Kinh chỉ còn hai dũng sĩ.
Hai dũng sĩ mà đánh tan đại đội địch,
Hai dũng sĩ do a trưởng Xiêng-chăn,
Nhanh như sóc, mạnh như sư tử.
Đuổi hướng này lại chặn đánh mặt kia.
Trung liên, AK, B40, thủ pháo,
Đồng đội ngủ yên, giao hai anh tất cả.
Hai dũng sĩ làm địch tưởng toàn đội còn nguyên”.


Sau trận này, binh đoàn 18 của địch mất tinh thần trong chiến đấu, lại bị cái rét Phu Khe hành hạ nên rủ nhau tố năm, tốp mười trốn về Hạ Lào hết.

Đầu tháng 11 năm 1963, tôi mang điện của Bộ xuống mặt trận Xiêng Khoảng giúp bạn, thay cho anh Nguyễn Hữu An về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.

Tại hang Thẩm Mạt, nơi đặt sở chỉ huy mặt trận, đồng chí Xa-mán và anh Nguyễn Hữu An đón tôi vui vẻ nhưng không giấu được nỗi lo.

Đồng chí Xa-mán nói tóm tắt: hai hôm nay khi được tin Tiểu đoàn 21BI cho quân đi tắt qua Xê Pha để luồn vào bắt cóc tỉnh trưởng Xôm-vẳng, dân thì hoảng hốt, cán bộ địa phương vốn đã dao động lúc này càng hoang mang. Có người đã xin rút ra khỏi thị xã. Tiểu đoàn 701 lùng sục hai ngày đêm, đón đường ở vùng Xé Pha. Tối vừa rồi mới phát hiện được dấu vết địch. Nếu sáng mai không đánh được thì tình hình càng rối và lối đánh của binh đoàn 13.

Chúng tôi bàn và thống nhất có hai vấn đề cấp thiết phải giải quyết. Đó là: triệt để phá lối đánh của binh đoàn 13 và đánh tan những tâm lý hoang mang, coi thị xã như đang trong giờ thoi thóp của nhân dân và cán bộ. Qua suy tính, tôi đề nghị dùng phép “địch vu hồi ta, ta vu hồi địch”. Ai thông minh dũng cảm, gan lỳ người đó thắng. Sáng hôm sau, trước hội nghị cán bộ toàn mặt trận, đồng chí Xa-mán vạch ra cách đánh với binh đoàn 13 và tuyên bố:

- Quân khu kiên quyết không để địch vào được thị xã.Các đồng chí phổ biến cho bộ đội và nhân dân biết điều đó!

Đồng chí nhiệt liệt biểu dương cán bộ, bộ đội và nhân dân thị xã kể cả Lào, Việt và Hoa đã có thành tích đóng góp công, của cho những ngày chiến đấu vừa qua.

Khoảng 9 giờ sáng, cuộc họp sắp kết thúc, chúng tôi nghe ở hướng Xé Pha, ba bốn chớp nổ liền của B40 rồi tiểu liên nổ giòn như pháo tết.

“Đúng là Xé Pha!” - Có người kêu lên phấn khởi. Hai phát pháo hiệu đỏ vút lên. Trong điện thoại tiếng Xổm-phắt, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 701 báo cáo “Đơn vị tập kích vào đại đội địch và đang đuổi đánh”.

- Hoan hô 701! Đồng chí Xa-mán nói như trút gánh nặng. Thái độ anh vui vẻ cởi mở càng động viên các đại biểu phấn khởi chia về các hướng quyết tâm đánh bại binh đoàn 13.

Anh Nguyễn Hữu An hài lòng vì mấy tháng vất vả, đặc biệt những ngày cuối chật vật, ta đã có được trận thắng này động viên trước khi rời mặt trận thị xã Xiêng Khoảng. Cái vất vả của người lính phòng ngự chính là ở những phút giằng co quyết liệt đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM