Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:04:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 694722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #440 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2017, 01:58:53 am »

Chào bác Giang, rất cảm ơn bác vì luôn quan tâm theo dõi bài viết của em! Vừa qua em về Vn có ý tìm gặp bác nhưng do điều kiện cv nên ko kịp, qua lãnh đạo trang nhà em biết bác là lính chống Mỹ. Em là lớp lính đàn em của bác thôi, thực sự lúc trước em cứ nghĩ  bác cùng lớp với lính bọn em, thành thật xin lỗi bác!

Thưa bác Giang, bạn Duy Tùng cùng các bạn, nếu có nhã hứng ta tạm dừng lại để bàn 1 chi tiết nhỏ. Tại sao Nga phát triển đạn thanh xuyên tiếp nối bố trí liền sát nhau? Tác dụng thế nào? Mời các bác và các bạn đưa ra ý kiến trước. Luật chơi là trả lời ngắn gọn xúc tích dựa trên nền tảng khoa học.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2017, 11:38:09 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #441 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 09:30:02 pm »

Chào tất cả các bác cùng các bạn, thời gian qua do công việc bận quá tôi không thể viết bài, xin thành thành nhận lỗi.

Cũng đã lâu câu hỏi trên của tôi để ngỏ nhưng có thể dễ quá các bác cho qua chẳng ai buồn trả lời nên thôi tôi hỏi và tự trả lời vậy Grin Grin Grin. Mục đích Nga thiết kế đạn thanh xuyên  nối tiếp gần giống với đạn chống tăng RPG29, RPG 30 là đánh lừa hệ thống phòng vệ chủ động. Trường hợp đạn bị đánh chúng thường sẽ bị  bẻ cong 1 phần nhưng do cơ cấu không liền nhau nên kể cả bị đánh trúng thì phần còn lại vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống phòng vệ chủ động chắc chắn sẽ không kịp phản ứng với phần còn lại của đạn.Trong trường hợp đối với giáp phản ứng nổ thì cũng như đạn nổ lõm  nối tiếp, phần đầu đạn sẽ phá hủy giáp phẩn ứng nổ và chắc chắn sẽ bị vụ nổ bẻ cong tác động lên hướng xuyên của đạn. nhưng phần tiếp nối sẽ không bị ảnh hưởng và  tiếp tục công phá giáp đồng nhất của xe .
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2017, 09:35:07 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #442 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 07:55:31 pm »

Chào tất cả các bác cựu cùng các bạn.

Gần đây 1 số trang mạng liên tiếp đưa nhưng thông tin giật gân rằng Vn đang sx vũ khí thủy âm trong đó có thể có ngư lôi shkval 111. Những người muốn câu view đang đánh vào mong muốn khát khao của mỗi người dân Việt là mong cho đất nước hùng cường. Nếu là sự thật thì niềm vui chẳng kể siết, nhưng chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế.Tôi không muốn cho các bạn yêu kỹ thuật quân sự ngộ độc thông tin như thủa tên lửa Sam 3 nối tầm bắn B52. Tôi thấy nhất thiết tổng hợp lại các bài viết của tôi trước đây và bổ xung thêm nhiều thông tin hữu ích về loại tên lửa này. Tôi còn nhớ ông giáo già của tôi thường nói" Muốn cho người ta nhận biết đồ giả thì hãy dạy cho người ta biết thế nào là đồ thật".

Loạt bài của tôi tới đây sẽ chuyên về tên lửa độc nhất vô nhị của Nga trên thế giới hơn 40 năm qua chưa hề có đối thủ. Chỉ có Đức và Mỹ ra được phiên bản phòng thí nhiệm mà thôi. Tôi viết loạt bài tên lửa ngư lôi vào topic này kể ra không đúng. Tôi sẽ đề nghị BQT chuyển nó về đúng chỗ khi hoàn thành.

TỔ HỢP TÊN LỬA-NGƯ LÔI CHỐNG NGẦM " TRẬN GIÓ GIẬT/ШКВАЛ " VA-111/ВА-111



Tôi muốn nói với các bạn về 1 thiết kế độc đáo có 1 không 2 của các nhà khoa học Xô Viết, không lâu trước đây gây rất nhiều ồn ào do các hoạt động tình báo liên quan. Đúng là cuối cùng thông tin đã đến tai công chúng-Tên lửa ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" VA-111/BA-111. Edmund Pop  đã "Giải mã" cho chúng ta về 1 loại Super Ngư  lôi " Trận gió giật/Шквал" , ông đã bị kết án 20 năm tù giam , sau đó ông được TT Putin ân xá. Sự kiện siêu Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" nhận được sự quan tâm đặc biệt trên toàn thế giới......

Điều lạ lùng là công việc nghiên cứu phát triển siêu Ngư lôi kéo dài tới 40 năm  tại Trung tâm nghiêm cứu mang tên giáo sư "Zhukov" (ЦАГИ- Центральный аэрогидродинамический институт имени профессора Н. Е. Жуковского). Siêu đề án này nằm dưới sự lãnh đạo của  viện sĩ Л.И. Седова. Dự án đã trở thành 1 nguyên tắc vũ khí mới-Tên lửa di chuyển trong nước tạo ra 1 túi khí bao quanh. Sự thực là tên lửa-Ngư lôi khi chuyển động trong nước được bao bọc bởi 1 túi khí (кавитации).




 Năm 1960 hướng đi của Chính phủ nhằm bảo vệ Tổ quốc Xô Viết vĩ đại bằng việc phát triển đa dạng tất cả các vũ khí nhưng chủ lực là vũ khí tên lửa.
Việc phóng thử nghiệm tên lửa-Ngư lôi bắt đầu năm 1964 tại hồ ISSYK-KUL. Tháng 5/1966 mô hình tên lửa-Ngư lôi đã được đưa lên tầu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina). Mẫu thử nghiệm tên lửa-Ngư  lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu  thiết kế M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị đình trệ trong năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và tỏ dõ nhiều tính năng vượt trội. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX đưa tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал"   với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân LX, tổ hợp nhận được mã số VA-111.

Việc tạo ra tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai, về giải pháp thiết kế cho tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu xuất cao sử dụng năng lượng an toàn. Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Николай Силин, Евгений Шахиджанов và Владимир Ивашков.
Trọng lượng hỗn hợp của tên lửa-Ngư lôi đã không hề dễ dàng  chuyển động trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/h. Hơn thế nữa tên lửa-Ngư lôi phải tải thủy động lực (гидродинамические нагрузки ) phát sinh trên thân vỏ. Những thiết bị này lần lượt được gọi bằng các tên : " Tải rung trên bộ phận thiết kế thân vỏ/вибрационные нагрузки на элементы конструкции корпуса " và " Thiết bị điều khiển/аппаратурa управления". Giám đốc thiết kế Е.Д. Ракова đã nghiêm cứu các yếu tố , phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.
Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học cho phép tạo ra 1 loại tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi khí. Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và giới Khoa học  :  Đô đốc-Tư lệnh Hải quân Liên Xô С.Г. Горшков,  viện sĩ А.П. Александров,  viện sĩ В.Н. Трапезников và phó đô đốc  Б.Д. Костыгов.

Những tầu ngầm đầu tiên được trang bị tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" là: 945 Barrakuda/Барракуда,  671RTM Shouka/671РТМ Шука, 885Yashen/ 885 Ясень.

Đến năm 2005  trên thế giới vẫn không có loại tương tự tổ hợp tên lửa-Ngư lôi chống ngầm " Trận gió giật/Шквал", thậm trí ngay cả những mẫu chỉ cần có tốc độ gần bằng thôi cũng không có. Giữa năm 2005 theo yêu cầu của Chính phủ Đức, Nga đã  giúp sản xuất 1 loại tên lửa-Ngư lôi  " Baracuda" tương tự như " Trận gió giật/Шквал" với nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi túi khí nhưng có Avtopilot.
 " Trận gió giật/Шквал" đã kết nối rất nhiều sự kiện Chính trị, sau đó là thảm họa tầu ngầm nguyên tử Kurs mà cả thế giới đều hướng chú ý theo dõi.
 Tổ hợp tên lửa-Ngư lôi chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" một lần nữa lại lôi kéo sự chú ý của thế giới . Đó là cuộc tập trận của Hải quân Nga-Ấn trên biển Baren, binh sĩ Nga đã phô diễn " Trận gió giật/Шквал".
 Lần thứ 3 công trình khoa học có 1 không hai của các nhà Bác học Xô Viết lại được nhắc tới đó là cuộc thử nghiệm tên lửa-Ngư lôi của Iran rất giống với " Trận gió giật/Шквал".

" Trận gió giật-E/Шквал -Э" là phiên bản xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT.
Phiên bản nâng cấp của " Trận gió giật/Шквал" là " Trận gió giật-15/Шквал-15" và " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б".

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2017, 01:44:39 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #443 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2017, 08:23:15 pm »

Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" sử dụng động cơ phản lực ngầm làm việc trên phản ứng thủy lực nhiên liệu rắn , cung cấp 1 lực đẩy  vô cùng lớn. tên lửa chuyển động trong 1 túi khí bao quanh ( Như bong bóng không khí) có tác dụng làm giảm lực cản của nước.
 
 Ban đầu tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" được trang bị 1 đầu đạn hạt nhân  đương lượng nổ 15KT, sau này mới là đầu đạn với vật liệu nổ thông thường.
 Năm 1992 phiên bản xuất khẩu của tên lửa-Ngư lôi là: " Trận gió giật-E/Шквал-Э". Đây là phiên bản với tên lửa-Ngư lôi chỉ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu là tầu nổi với đầu đạn chứa vật liệu nổ thông thường (TNT), trọng lượng đầu đạn 210kg.

Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" đã được đưa ra chưng bày tại triển lãm vũ khí Abu-Dabi.

Phiên bản cải tiến là : " Trận gió giật-15/Шквал-15" và  " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б" .

 Đây là 2 phiên bản cải tiến mới nhất, mọi thông tin về nó gần như không được tiết lộ . Chẳng những chỉ chúng ta muốn biết để tỏ lòng thám phục công trình khoa học QS của các nhà Bác học Xô Viết , nhưng nhiều cơ quan tình báo Qs nước ngoài cũng rất nóng lòng muốn biết.
 Được biết phiên bản tên lửa-Ngư lôi cải tiến có tầm bắn gần 50km, mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn nổ thông thường với lượng thuốc nổ 350kg. Phiên bản cải tiến có đầu dẫn đường chủ động và bán chủ động , có tốc độ cận âm trong nước, cũng với nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi 1 túi khí.

Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" trong nhiều thập kỷ kể từ khi được trang bị cho Hải quân Xô Viết (29/11/1977) được giữ trong vòng tuyệt mật. Mãi tới Scandal gián điệp năm 2000 giữa Nga-Mỹ thì cả thế giới mới biết tới " Trận gió giật/Шквал". Công dân Mỹ Edmund Pop năm 1969 ra nhập Hải quân Mỹ, sau 25 năm phục vụ ông nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ. Năm 2000 ông bị bắt tại Tp: Niznovgrog vì cố gắng lấy cắp công nghệ sản xuất tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал". Cùng năm ông bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù, sau này TT Putin đã ân xá cho ông.
 Một vài năm trước trong 1 Scandal tình báo , gián điệp Anh dưới vỏ bọc Ngoại giao đã bị cơ quan An ninh LBN ( ФСБ) bắt vì tội cố tình thu thập thông tin về công nghệ sản xuất " Trận gió giật/Шквал". Họ bị trục xuất ngay sau đó , sự kiện này đã gây sóng gió Ngoại giao Nga-Anh một thời gian dài. Cũng thời gian này cơ quan An ninh LBN đã trục xuất 1 số nhà ngoại giao Canada tại
Kipgizya/ Киргизии, nơi đặt một nhà máy sản xuất " Trận gió giật/Шквал". Những người Canada đã cố tình sâm nhập hòng mua công nghệ sản xuất " Trận gió giật/Шквал" nhưng bất thành. Những Scandal gián điệp có lẽ còn nhiều nhưng vì 1 lý do nào đó mà nó không đến tai công chúng.
Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" đã có mặt tại TQ , được biết những người TQ đã mua tại  Казахстана/Kazakhstan 40 đơn vị vũ khí dưới nước (?). Tại sao TQ lại có thể mua được 1 lượng lớn " Trận gió giật/Шквал" đến như vậy? Mà sao họ có thể mua được đến "40 đơn vị vũ khí dưới nước" tại Kazakhstan ? Còn tại đâu khác không? Câu hỏi được hướng tới Ukraina nơi có Viện Nghiêm Cứu chuyên giải quyết các vấn đề vật lý cho " Trận gió giật/Шквал" trước đây.
 Mới năm trước đây Iran đã tiến hành thử loại tên lửa-Ngư lôi với tính năng hoạt động như " Trận gió giật/Шквал", do đâu họ có công nghệ sản xuất? Giới chuyên gia QS Mỹ nghi ngờ Nga bán công nghệ sx cho Iran.

Vậy thì những nước nào trên thế giới hiện có " Trận gió giật/Шквал" ?

Năm 1988 Đức đã có kế hoặch phát triển 1 lọai tên lửa-Ngư lôi chống ngầm siêu tốc,nhưng do sự kiện bức tường Berlin sụp đổ chương trình đã bị giám đoạn.

 Năm 2005, Nga đã giúp phía Đức giải quyết 1 số vấn đề công nghệ liên quan tới sản xuất tên lửa-Ngư lôi , có nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi 1 túi khí.
Siêu tên lửa-Ngư lôi "Barracuda" tên đầy đủ tiếng Đức là :"superkavitierender Unterwasserlaufkörper" do Cty " Diehl BGT Defence " phát triển với nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu là tầu nổi và tầu ngầm. Nguyên lý hoạt động của "Barracuda" không có gì khác với " Trận gió giật/Шквал" . Chỉ duy nhất có 1 điều khác biệt giữa " Trận gió giật/Шквал"  và "Barracuda"  là "Barracuda" có đầu điều khiển (Tự động lái). Siêu tên lửa-Ngư lôi "Barracuda" có tốc độ 400km/h, nhưng tốc độ phụ thuộc vào tỉ trọng nước ( Hành trình của "Barracuda"  không sâu như " Trận gió giật/Шквал" sâu 6m).

Cấu trúc Tên lửa-Thủy lôi  "Barracuda" gồm các phần sau:

-Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn.
-Dụng cụ đo lường quán tính.
-Tự động lái.
-Mũi tên lửa được bịt kim loại hình nón.
Dụng cụ đo quán tính và thiết bị lái được bố trí để ổn định quỹ đạo cho tên lửa-Ngư lôi " "Barracuda". Hiện nay Đức có khoảng 10 mẫu tên lửa-Ngư lôi loại này , chúng đã được thử nhiệm trên tầu nổi cùng tầu ngầm. Thực sự cho đến nay Đức chưa quyết định sản xuất hàng loạt tên lửa ngư lôi "Barracuda" bởi vì nó còn tồn tại rất nhiều những thách thức kỹ thuật cần giải.

Nước Mỹ với chương trình 10 năm để phát triển 1 lọai tên lửa-Ngư lôi có tốc độ mong muốn hơn 200 hải lý/h với nhiệm vụ đánh bại các lọai tên lửa-Ngư lôi chủng " Trận gió giật/Шквал" để bảo vệ các con tầu của mình. Người Mỹ đã tạo ra 1 lọai Ngư lôi ATT làm việc với đầu dẫn đường, chuyển động trong nước được bao trong túi khí (Nguyên lý giống " Trận gió giật/Шквал"). Ngư lôi dùng khí động lực (sử dụng vòi phun) và thủy động lực để bật bộ phận lái ở giữa thân . Ngư lôi ATT sử dụng nhiên liệu rắn , nhưng tốc độ còn thực tế ở các phiên bản thử nhiệm còn thua xa  so với phiên bản " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б" mới nhất hiện nay.


Trong những bài tiếp sau tôi sẽ đi sâu về các phiên bản cải tiến " Trận gió giật-15B", như động cơ đẩy, cải tiến cánh mũi tạo hình cải tiến bóng khí, rồi cách người Nga tận dụng lượng khí thải của động cơ nhiên liệu rắn để duy trì túi khí. và quan trọng hơn là phương pháp dẫn đường....



Kính đề nghị các bạn "phóng viên" khi copy bài của tôi phải đề dõ nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2017, 01:54:19 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #444 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2017, 10:52:27 pm »

Một sự kiện đáng chú ý là vào ngày  17 tháng 6 năm 2013, RIA Novosti cho phát một cuộc phỏng vấn tổng công trình sư  Aliyev , chủ tịch đầu tiên của hội đồng khoa học Nga về về dự án tên lửa ngư lôi Shkval-111 thuộc nhà máy Dagdizel. Cuộc phỏng vấn hé lộ nhiều điều, rất nhiều điều khó hiểu nhưng càng xem clip phỏng vấn chúng ta càng thám phục sức sáng tạo của các nhà khoa học Nga mà điển hình là các cán bộ phòng thiết kế nhà máy Dagdizel.




Vấn đề gai góc nhất của đề án cải tạo nâng cấp cho tên lửa Shkval sau hơn 40 năm làm việc là tạo ra 1 tên lửa ngư lôi thế hệ mới trên nền tảng Shkval 111. Đề án cải tạo mang tên Шквал-15/15Б cần giải quyết mấy vấn đề cơ bản:
-Gia tăng tốc độ cho tên lửa-ngư lôi
-Trang bị cho tên lửa ra da dẫn đường thế hệ mới.
-Cải tạo động cơ.

Gia tăng tốc độ cho tên lửa ngư lôi, cải tạo độ sâu cho ngư lôi hoạt động là nhiệm vụ hàng đầu. Tên lửa ngư lôi Shkval-111 hiện tại độ sâu khi phóng tối đa đạt 30m, độ sâu hành trình 10m (8-12),độ sâu vụ nổ tối đa 20m. tên lửa ngư lôi Skvall-111  khi hoạt động nó gây ra tiếng ồn lớn, tạo ra luồng bọt khí đi theo sau nó. Đây là nguyên nhân nó dễ bị phát hiện. Cần tạo ra tên lửa ngư lôi thế hệ mới sao cho khi hoạt động giảm thiểu tiếng ồn nhất, luồng bọt khí phải xuất hiền mờ nhạt và sóng biển khỏa lấp ngay sau đó. Tên lửa ngư lôi thế hệ mới cần cải tiến gia tăng độ sâu hoạt động lên hàng chục lần nếu không nó không là ngư lôi đa nhiệm, mà nó chỉ là ngư lôi chống tầu mặt nước.Tên lửa ngư lôi Шквал-15/15Б thế hệ mới cần mang đầu đạn nổ mạnh nặng 350kg và cần đạt được tầm bắn 50km, như vậy nó mới tiếp tục vô đối. nên nhớ rằng tầm bắn này cũng chỉ tương đương ngư lôi hiện đại Fizik-2 đang được trang bị trên hai lớp tàu ngầm Borei và  Yasen .Các nhà khoa học Nga cần xác định gianh giới túi khí tạo ra khi tên lửa ngư lôi chuyển động trong nước. Thực tế không có đường thẳng rõ ràng phân chia không khí và nước, làm cho sự phát triển của phần thủy động lực của dự án trở nên đặc biệt khó khăn. Chính trong khoang túi khí cũng không hoàn toàn là khoảng "chân không" mà nó còn rất nhiều túi khí nhỏ. Đây chính là tác nhân cơ bản làm giảm tốc độ trượt chân không của tên lửa ngư lôi. Cuối cùng thì các nhà khoa học Nga đã tìm ra chìa khóa. Cải tạo cánh mũi để có hình "khí động học" hữu ích nhất .Cấp khí nóng cho túi khí thường xuyên, đều đặn trong quá trình hoạt động. Việc cải tạo họng xả, van điều tiết được điều áp bởi các cảm biến đo, cùng sự hỗ chợ từ các thuật toán và máy tính v.v.... Với ống dẫn lên cánh mũi từ động cơ tên lửa nguyên liệu rắn đã giải quyết được vấn đề tạo ra túi khí "chân không" với lằn danh rõ ràng với nước. Giống như tên lửa ngư lôi của Mỹ ATT, tên lửa Shkbal 15B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, động cơ  khí động lực (sử dụng vòi phun) để cấp khí nóng cho cửa xả khí và thủy động lực để bật bộ phận lái ở giữa thân .



Vấn đề tiếp đến là việc dẫn đường cho tên lửa ngư lôi? Hi hi tôi tìm thêm tài liệu và đọc đã nhé Grin
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2018, 11:54:18 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #445 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2018, 07:57:31 pm »

Chào các bạn, chào các CCB, cho longtrec được tiếp nhé!

Tên lửa ngư lôi "Skval" phiên bản cũ được dẫn đường bằng quán tính vì nó chỉ có tầm bắn tối đa hơn chục km.

Nhưng với loại tên lửa ngư lôi thế hệ mới với tầm bắn trên năm chục km thì dẫn bắn quán tính không phù hợp. Ý tưởng dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi thế hệ mới ban đầu các kỹ sư Dagdizel định học hỏi từ một mẫu tên lửa ngư lôi tốc độ cao của Mỹ. Người Mỹ đã gắn một loạt cảm biến vào tên lửa ngư lôi tốc độ cao. Các cảm biến này liên tục truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để hiệu chỉnh quỹ đạo tên lửa ngư lôi. Nghe đến đây các bạn sẽ thắc mắc thế này thì bệ luôn hệ thống điều khiển tên lửa hành trình vào cho xong?Huh Không thưa các quý vị, Skval chỉ mang đặc tính tên lửa nhưng nó đích thực là ngư lôi. Ở chế độ hành trình, các kỹ sư Dagdizel muốn nó ở độ sâu 30m. Vấn đề hóa ra đã được lý giải 1 phần ở bằng sáng chế dẫn đường cho đạn pháo binh có từ 1999  các bạn ạ. Đến đây tôi nhớ lại, thuốc cường dương người ta chỉ vô tình phát hiện ra khi nghiên cứu thuốc cho các bệnh nhân tim mạch ( viagra là tên hiệu của thuốc sildenafil  .Các nhà khoa học Pfizer Andrew Bell, David Brown, và Nicholas Terrett ban đầu đã phát hiện ra sildenafil như một phương pháp điều trị các chứng rối loạn tim mạch khác nhau)

Bằng sáng chế dẫn bắn cho đạn pháo binh cỡ lớn là RU 2135947, F42В 15/01, 1999. Để tôi nói qua về bằng sáng chế này, vì nó chính là cảm hứng sáng tạo ra hệ thống dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi SKval-15B.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2018, 12:43:21 pm gửi bởi longtrec » Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #446 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2018, 09:56:11 am »

Chào bác Chuyên gia Súng Ống . Lâu rồi mới gặp , bác vẫn mạnh khỏe chứ ?
Bên Nga thế nào bác ? Có gì đột biến không bác Long ?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #447 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2018, 01:58:09 pm »

Chào bác nguyenhongduc@ cùng các bạn!

Thật vui và rất cản ơn bác đã ghé thăm! Nhân đây cũng xin được qua bác gửi lời chào thăm hỏi đến anh em đồng đội phía bắc của tôi, những anh em Hà Giang yêu dấu!

Tôi vẫn thỉnh thoảng ghé trang HG và KTQP này, nhưng nói thật với bác đúng là tôi rất bận, hay phải di chuyển nhiều nơi do đặc thù cv nhưng lý do lớn nhất lại là mất lửa. Cũng như nhiều anh em trong trang này, đã từ lâu không viết, không phải cạn nguồn, rất nhiều đằng khác. Cá nhân tôi từ lâu " độc diễn" ở đây, cũng chẳng biết đúng sai thế nào, tự diễn rồi tự xem. Không phản biện cũng chẳng ai động viên. Để viết được một bài chất lượng tôi phải bỏ thời gian ra đọc rất nhiều trang bài, tài liệu từ nhiều nguồn rồi sàng lọc ..... Nhưng chỉ nhận lại sự im lặng...

Thiết nghĩ nếu muốn trang nhà trở lại thời hoàng kim xưa thì BQT cần thổi lửa vào, tất nhiêu thổi ra sao các bác QT biết rõ hơn tôi.

Đâu rồi các bác như huyphongsy, qtdc, panphilov và rất nhiều cây viết xuất sắc khác?

Rất mong trang KTQP và trang VNML của mình sớm trở lại thời hoàng kim!
Logged
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #448 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2018, 10:30:31 am »

Tất cả chỉ còn là hoài niệm, là thời xa vắng thôi các bác ạ. Dù sao em cũng mong trang nhà có thể ohát triển trở lại như trước. Chúc các bác luôn nhiều sức khỏe😊😊😊
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #449 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2018, 11:04:53 am »

Bằng sáng chế dẫn bắn cho đạn pháo binh cỡ lớn là RU 2135947, F42В 15/01, 1999. Để tôi nói qua về bằng sáng chế này, vì nó chính là cảm hứng sáng tạo ra hệ thống dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi SKval-15B.

Vẫn đợi bài của bác longtrec mà.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM