Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:46:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 694752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #430 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2017, 03:56:59 pm »

Kính thưa tất cả các bác cùng các bạn, tôi xin được thông báo, trong thời gian tới tôi phải đi công tác ở 1 đất nước đưa trang nhà mình vào diện cấm truy cập nên trong thời gian tới tôi sẽ tạm ngừng viết bài. Có một số trang báo điện tử trong nước gửi tin nhắn cho tôi đề nghị tôi hệ thống các bài viết về vũ khí Nga nói chung và tăng T 14 nói giêng rồi độc quyền đăng trên trang của họ. Họ hứa nhuận bút rất ok, nhưng tôi từ chối. Lý do là tôi không được đào tạo để làm báo, hơn nữa tôi cũng không có ý định kiếm tiền từ viết bài. Tôi từng là người lính, tự học hành phấn đấu để trưởng thành, tôi chỉ mong được làm 1 điều gì đó cho lớp trẻ mà sức tôi nhỏ bé quá . Tôi chỉ tham gia viết bài duy nhất trên trang mạng này, nếu các bạn yêu mến và quan tâm tới bài viết của tôi , chỉ cần vào vnmilitaryhistory.net sẽ gặp tôi.


Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Logged
Duy Tùng
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #431 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2017, 12:44:37 am »

Tiếc quá bác longtrec ơi! Luôn mong chờ bài mới của bác hàng ngày mà giờ bác lại đi công tác rồi Sad Nhưng dù sao cũng chúc bác có một chuyến công tác thành công, thuận buồm xuôi gió, khi công tác về bác nhớ thưởng cho mọi người theo dõi trang một bài viết chất lượng là được rồi!  Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #432 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2017, 01:15:50 pm »

Xin chào tất cả các bác, chào tất cả các bạn, longtrec xin được tiếp tục bài viết.


Cuộc chiến giữa đạn dược chống tăng và giáp bảo vệ có lẽ chẳng bao giờ khốc liệt như hiện nay. Người ta luôn cố gắng tạo ra những khả năng đặc biệt cho đạn hoặc cho giáp( trong đó có giáp bảo vệ và vỏ giáp xe) để khắc chế lẫn nhau.

Đạn thanh xuyên dưới cỡ nòng được coi là sát thủ xe tăng nguy hiểm hơn cả tên lửa bắn qua nòng pháo do sơ tốc của tên lửa chậm hơn đạn pháo dưới cỡ rất nhiều (200 - 280 m/s so với 1.500 - 1.800 m/s) . Đạn thanh xuyên dưới cỡ sử dụng động năng của thanh xuyên để xuyên phá lớp giáp bảo vệ của xe tăng. Khi lõi đạn tiếp xúc vào vỏ giáp sẽ sinh nhiệt lớn (có thể lên tới 3.000oC), đủ để làm nóng chảy, kích hoạt khối đạn trong xe dẫn tới phá hủy xe tăng. Thông thường ngày nay người ta sử dụng Uran nghèo để làm thanh xuyên nhưng ban đầu nó được làm bằng Wolfran.
Đạn chống tăng thanh xuyên dưới cỡ lúc ban đầu thường có đai dẫn hướng gắn liền với thanh xuyên và thường được bắn đi từ pháo lòng xoắn. vỏ bọc của thanh xuyên khi chạm mục tiêu sẽ bị vỏ giáp tăng giữ lại và chỉ có thanh xuyên là tiếp tục xuyên giáp. Thực ra lúc ban đầu khái niệm đạn thanh xuyên dưới cỡ và đạn xuyên giáp không khác nhau là mấy. Tiếp tục phát triển, đạn thanh xuyên dưới cỡ được phát triển có dạng hình mũi tên với cánh đuôi có tác dụng ổn định quỹ đạo đạn, lúc này thanh xuyên vẫn bị bọc trong lớp hợp chất dẻo. Do lực cản chính diện nhỏ, đạn hình mũi tên có đặc tính khí động tốt và có tác dụng xuyên bằng động năng mạnh mẽ hơn.

Kể từ năm 1979 khi Rheinmetall phát triển loại đạn xuyên giáp dưới cỡ cho pháo nòng chơn 120mm -Leopard 2 là DM 13, đến nay đã có thêm DM 23, DM33, DM 43, DM 53 và DM 63.



Đạn DM 13


Người Đức và Pháp đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong nghiêm cứu sx vũ khí nói chung và đạn dược nói giêng. Năm 2005 người Đức đưa vào trang bị đạn thanh xuyên dưới cỡ DM 63 hiện nay đang được sử dụng trên Leopard 2A6 và Leopard 2A7  với sơ tốc thanh xuyên lên đến ~ 1750 m/s khả năng xuyên qua lớp giáp đồng chất dày 745m.





DM 63

Ngoài đạn thanh xuyên dưới cỡ, trên tăng Leopard 2 còn được trang bị đạn đa năng như DM 12 hay DM18A4 hoặc thế hệ đạn thanh xuyên dưới cỡ 120 mm PELE chuyên sử dụng tác chiến đô thị để công phá bê tông tôi sẽ không đi sâu ở đây.




DM 12



Đạn 120 mm PELE


Các công ty Mỹ Orbital ATK đã nhận được giấy phép từ quân đội Mỹ để bắt đầu sản xuất hàng loạt đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ thứ năm M829E4 cho pháo nòng chơn 120 mm tăng M1 Abrams. Hợp đồng trị giá 80 triệu $.

M829E4 là đạn thanh xuyên dưới cỡ với một lõi dài, thanh xuyên được bọc trong vỏ composite cho phép chuyển năng lượng hiệu quả khi chạm mục tiêu.  Thanh xuyên được làm bằng uranium nghèo với mật độ rất cao (19.25 g/cm3 so với 19,1g/cm3 trong phiên bản M829E3) . Theo Orbital ATK, trong đạn M829E4 sử dụng "sự pha trộn độc đáo của bột" làm gia tăng nhiệt độ cho thanh xuyên khi xâm nhập vỏ giáp của xe tăng đối phương.

Đạn M829E4 được tiến hành phát triển tại Mỹ từ năm 2011.  Hình dạng khí động học của đạn được thiết kế cách mạng để giảm thiểu lực cản tác động từ không khí. Đạn M829E4  thích hợp để bắn ở nhiệt độ từ âm 32 đến dương 63 độ C. Theo dự kiến, quân đội Mỹ sẽ đưa M829E4 vào trang bị năm 2016 chúng sẽ dần  thay thế  đạn M829A3 được coi là đã lỗi thời.

Đạn thanh xuyên dưới cỡ M829 được thực hiện trong giai đoạn 1970-1980. Chúng gồm bốn phần có khả năng xâm nhập vào giáp thép lên đến 540 mm . Thế hệ thứ hai - M829A1 - xuất hiện vào năm 1991với khả năng xuyên giáp lên đến 670 mm . Thế hệ thứ ba - M829A2 được tiếp nhận trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 1993. Thanh xuyên bằng uranium nghèo đã được kéo dài so với 2 phiên bản đầu , được thiết kế để đánh bại xe tăng trang bị  giáp phản ứng nổ "Kontakt-5".

Thế hệ thứ tư - M829A3 - Quân đội Mỹ trang bị vào năm 2003 ở phiên bản này, thanh xuyên đã được bọc trong vật liệu composite, được chia thành ba phần. Đạn có khả năng xuyên giáp đến 800 mm .




Như vậy phiên bản nâng cấp  M1A2 SEP V.3 sẽ được trang bị 2 loại đạn ( trước đây gồm 4 loại đạn) đó là đạn thanh xuyên dưới cỡ M829A4 và đạn đa năng ХМ1147. Đạn đa năng ХМ1147 được phát triển để thay thế đạn xuyên lõm M830(кумулятивный М830), đạn dưới cỡ phá mảnh М830А1( подкалиберный кумулятивно-осколочный М830А1) và đạn dưới cỡ công phá bê tông M 908 (подкалиберный бетонобойно-фугасный М908 ). Một số thông tin dò gỉ cho thấy đạn thanh xuyên dưới cỡ M829A4 có khả năng xuyên được 1000mm thép đồng nhất.




Tới đây Mỹ sẽ còn nâng cấp tăng M1 Abrams lên chuẩn M1A2 SEP V.4 và trang bị cho quân đội Mỹ sau năm 2020. Đây sẽ là phiên bản nâng cấp cuối cùng của dòng tăng M1 Abrams. Hiện nay Mỹ đang phát triển 1 dòng tăng tương lai, nhưng tất cả còn nằm trên bản thảo.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2017, 02:41:07 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #433 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2017, 04:09:36 pm »

Định luật III Niu-Tơn: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì ngược lại vật B cũng tác dụng lại vật A một lực  F AB = – F BA  
Nếu FAB là lực thì FBA   là phản lực( Xin lỗi tôi không thể thể hiện được mũi tên chỉ hướng chuyển động  )


Căn cứ định luật III của Niu-Tơn thì để bẻ gẫy hay làm chệch hướng 1 vật có tốc độ siêu vượt âm thì cần phải tạo ra 1 vật có chiều đối nghịch với vật kia và lý tưởng là có tốc độ tương đương. Nhưng điều này là không thể trong trường hợp của giáp phản ứng nổ MALAKHIT. Giáp Malakhit là giáp phản ứng nổ thụ động, dù được trang bị cảm biến siêu nhạy thì cũng chỉ có  tốc độ văng siêu âm.  Bởi vấn đề cự và tiết diện bề mặt tấm văng đã tác động hay nói cách khách là giới hạn gia tốc tấm văng. Bên cạnh đó việc chế tạo mặt giáp với vật liệu là thép cường lực cao( Hợp kim thép) kết hợp với tấm văng phi kim loại  với các " sợi thép" siêu mảnh chịu lực kéo căng tới hơn 1,5 lần so với vật lệu là sợi thép thông thường( tương đương vật liệu là sợi tóc mà người ta đang nghiên cứu đưa vào sx giáp chống đạn). Sử dụng sự kết hợp dự ứng lực ( tiền áp), căng tối đa "sợi thép" , tạo ứng suất trước và với sức chịu nén của composite gốm để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược với khi chịu lực siêu xiên-nén, ở ngay trước khi chịu xiên-nén. Nhờ đó những kết cấu  composite này có khả năng  vượt xa tất cả các loại hợp kim thép tốt nhât .
Rút kinh nhiệm và cải tiến sâu từ vật liệu nổ 4S23 trong giáp phản ứng nổ Malakhit các nhà khoa học viện Thép đã gia tăng hạt vi cầu nhằm mục đích kích nổ sớm. Điều này giải quyết được mấy vấn đề như không cần gia tăng lượng thuốc nổ nhưng vẫn gia tăng sơ tốc cho tấm văng. Việc kích nổ sớm trên giáp phản ứng nổ MALAKHIT đã khắc phục được nhược điểm mà giáp phản ứng nổ của Mỹ và Anh đang gặp phải trong chiến tranh vùng Vịnh, hay gần đây nhất tại IRAC không thiếu những trường hợp xe tăng Mỹ bị phá hủy bởi đạn chống tăng  RPG-7. Do đâu mà xe tăng Mỹ Abram A1 rẽ bị tổn thương như vậy mặc dù nó được trang bị lớp giáp đồng nhất vô cùng mạnh mẽ, nó còn được bổ xung thêm uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp dưới cỡ bằng động năng. Nhưng tăng Abrams A1 có 2 yếu điểm:
- Không có hệ thống đánh chặn chủ động như xe tăng Nga . Mặc dù trong tương lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực Quick-Kill ( chỉ tương tự như hệ thống Arena của Nga) và tôi cũng không đưa ra bình luận ở đây vì chúng chưa được chính thức trang bị. Trong thời gian chờ đợi hệ thống phòng vệ chủ động, tăng Abram M1 được trang bị thiết bị phản ứng chống tên lửa (MCD) AN VLQ-8A của hãng Sander (thuộc công ty Lockheed Martin) với khả năng gây nhiễu hồng ngoại chỉ có tác động với đạn chống tăng có điều khiển.
- Phương pháp kích nổ của giáp phản ứng nổ là phương pháp cảm ứng điện từ, phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng phạm không ít nhược điểm như phụ thuộc quá nhiều vào các cảm biến. Theo ý kiến của 1 số chuyên gia quân sự, các bộ cảm biến cho giáp phản ứng nổ trên Abrams A1 hoạt động kém khi thời tiết quá nóng hay gặp bão cát sa mạc .....
Từ nay đến năm 2020, Abram A1 sẽ tiến hành cải tiến sâu, mẫu cải tiến cuối cùng sẽ là M1A2 SEP V.4.Theo nhà sx, với việc sử dụng loại ERA thế hệ mới không chứa thuốc nổ  có tên NERA trên tăng Abram A1 có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn tandem hai lượng nổ vốn chuyên sử dụng để chống lại các loại giáp ERA thông thường, khả năng chống lại đạn nổ lõm của ERA  là cực kỳ đáng nể, nhưng với đạn  thanh xuyên dưới cỡ với tốc độ siêu vượt âm ( trên 5M) thì sao? Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở bài sau.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2017, 12:25:27 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #434 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 08:25:50 pm »

Tiếp tục bài viết.

Bối cảnh lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, LX tan giã khiến cho cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và phương tây dừng lại. Nhiều đề án vũ khí LX, sau này là Nga không còn kinh phí để tiếp tục. Mỹ và khối NATO bỗng dưng "không còn đối thủ" nên nhiều chương trình phát triển vũ khí của họ giường như không còn cần thiết. Như chúng ta biết rất nhiều vũ khí thuộc hàng khủng của Nga hiện nay đều được nghiên cứu từ cuối thế kỷ trước.....

Nhận thấy thế mạnh rất lớn từ đạn thanh xuyên dưới cỡ nên Mỹ và Đức cùng nhiều quốc gia khác có tiềm lực quốc phòng mạnh đã tiến hành cải tiến sâu đạn thanh xuyên động năng. Người Mỹ dường như đã dẫn 1=0 trước Nga về đạn thanh xuyên. Nhìn vào thông số kỹ chiến thuật của đạn thanh xuyên M829E4 đã vợt trội khả năng xuyên giáp đồng nhất so với đạn thanh xuyên " ông già gân" 125 мм 3БМ48, 3БМ44М (phát triển thập niên 90) đang trang bị trên T90M . Nhưng nói vậy không có nghĩa Nga đã thua kém, đạn thanh xuyên dưới cỡ của Nga nhờ 1 số tính năng ưu việt nên luôn là " Gừng già càng cay". Chúng ta dành chút ít thời gian để nói về các thế hệ đạn thanh xuyên dưới cỡ của LX/Nga .

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lần đầu tiên được quân Đức tiếp nhận trang bị năm 1941, nhưng người Mỹ mới là cha đẻ của phát minh này(1844).


Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s. Đây là sơ tốc của thanh xuyên tính theo số liệu cũ, còn với các chủng đạn tiên tiến ngày nay sơ tốc đạn đã đạt ngưỡng sấp sỉ 1900m/s, và tất nhiên nó  lớn hơn rất nhiều so với sơ tốc đạn xuyên thép thông thường 800-1000m/s. Do lõi đạn(thanh xuyên) có đường kính nhỏ nên nó hầu như ít bị tác động bởi lực cản không khí(сопротивление воздуха) trong quĩ đạo đường đạn.

Để đảm bảo độ chính xác cho thanh xuyên, nó được chế tạo với hình dáng khí động học đặc biệt có cánh đuôi , lõi đạn(thanh xuyên) tự xoay trong quĩ đạo của mình.

Khi lõi đạn(thanh xuyên) chạm mục tiêu tạo ra 1 lỗ không lớn, một phần động năng giúp thanh xuyên chọc thủng vỏ giáp nhưng phần lớn động năng sẽ chuyển thành nhiệt  . Mảnh thanh xuyên bị đốt nóng ở nhiệt độ cao kết hợp với vỏ bọc thanh xuyên( composit) cùng với mảnh vỏ thép(chỗ bị xuyên thủng) tạo thành 1 luồng hình phễu thổi vào khoang xe. Luồng mảnh-nhiệt này sẽ đốt cháy mọi máy móc thiết bị trong khoang xe, hoặc kích nổ đạn dược trong khoang cũng như tiêu diệt kíp lái.....

Vật liệu ưu việt nhất để chế tạo thanh xuyên thép dưới cỡ là Uran nghèo hoặc Volfran cao phân tử làm lên độ cứng với khả năng tự cháy cao.

Ở cự li 1000m đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ với khả năng xuyên giáp tốt hơn nhiều so với đạn xuyên giáp thông thường.


Về cấu tạo quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ hiện nay rất đa dạng về lõi thép(thanh xuyên) , thuốc súng trong quả đạn được xếp dọc, ngang theo nhiều lớp, đã có nhiều cải tiến trong thuật phóng, thuốc phóng với mục đích tăng tầm, tăng sơ tốc đạn - gia tăng động năng cho lõi đạn. Cánh đuôi có thể có kích cỡ gần hoặc bằng quả đạn được làm từ hợp kim nhẹ.




Trọng lượng thanh xuyên dưới cỡ trước đây thường là 3,6kg còn ngày nay thường là 5-6kg. Thanh xuyên thường có kích cỡ 40mm thay cho trước đây là 22mm. Xu hướng các dòng đạn thanh xuyên dưới cỡ ngày này thường kéo dài thanh xuyên và được chế tạo bằng uranium nghèo mật độ rất cao, bên ngoài bọc composit rễ ràng chuyển hóa năng lượng khi thanh xuyên sâm nhập vỏ giáp.

Thế hệ đầu của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được Liên Xô phát triển sau WW2 trang bị cho pháo chính của xe tăng hạng trung là T-62. Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ với kích cỡ 115mm không đủ sức hạ gục các dòng tăng chủ lực của Mỹ và NATO liên tục được cải tiến ra tăng khả năng tự bảo vệ.

Tháng 5/1968 Liên Xô trang bị trên dòng tăng cải tiến T-64A với pháo chính mạnh mẽ 125mm D-81T(2A26) do đó đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lúc này đã có kích cỡ 125mm.

Thế hệ thứ hai của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Xô Viết vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80.

Năm 1977 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến cho các dòng tăng chủ lực của Liên Xô như T-72 để đánh bại các chủng xe tăng hiện đại của Mỹ và NATO như M1"Abrams", "Leopard". Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 của Liên Xô cần có động năng mạnh mẽ, cấu trúc phức tạp với thanh xuyên được làm từ những hợp kim với độ cứng cao, đủ khả năng xuyên thủng lớp giáp với hợp kim nguyên khối. Đạn thế hệ 2 cần mở rộng góc tiếp súc mục tiêu và quan trọng hơn cần đánh bại lớp giáp phản ứng nổ.

Nhiệm vụ tiếp theo là cần cải tiến cấu hình cho loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2. Đạn thế hệ 2 cần có cấu hình khí động học cho thanh xuyên nhằm giảm tối đa tác dụng lực cản không khí tăng tối đa sơ tốc cho lõi đạn.

Một khác biệt nữa giữa đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 so với đạn thế hệ 1 là vỏ quả đạn được làm từ bột nhôm với vật liệu Polymer.

Năm 1990 Liên Xô phát triển 2 loại đạn 3BM39"Anker" và 3BM48"Vines" đây có thể được coi là 2 mẫu đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2+. Trên cơ sở kỹ thuật của 2 lọai đạn này Liên Xô mong muốn phát triển loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3. Rất tiếc sau đó Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp Quốc phòng Nga bị suy yếu công việc nghiêm cứu-chế tạo đạn dược bị ảnh hưởng.

Hiện nay Nga trang bị đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ cho T 72B3 hoặc T90  loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3  hoặc 3+, được phát triển từ cuối thập niên 80 , chiều dài thanh xuyên được tăng lên đáng kể, khả năng của chúng được úp mở khi nói rằng:" Đánh bại được giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3"
Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2017, 02:08:47 pm gửi bởi longtrec » Logged
Duy Tùng
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #435 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 04:05:13 pm »

Rất cảm ơn bác longtrec về bài viết Grin Rất mong chờ các bài viết tiếp theo của bác về đạn xuyên giáp-thanh xuyên dưới cỡ và các loại đạn khác của xe tăng hiện đại! Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #436 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 06:17:48 pm »

Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Nếu như trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/3VBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72 .

 


 




Thì ngày này trong các dòng tăng hiện đại do Nga hợp tác sản xuất với Ukraina như T-80U/T-80UD hoặc Nga sản xuất giêng như T-90  đã sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17/3VBM-17do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Hoặc 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M được viện "Lekalo" cải tiến sau năm 199xxx được trang bị cho tăng Armata 14  . Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M có cấu trúc rất phức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" cao phân tử. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.




Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 hoặc hơn thế .
 Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia. Nhưng thực chất  đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M chỉ có thể là đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3+ .Đạn  OBPC 3BM-32/ ОБПС 3BМ-32/ hoặc 3BM-46,lõi đạn tức thanh xuyên được làm từ Uranium nghèo 238U ( U235 và U238 là 2 thành phần đồng vị chủ yếu của urani,U238 có thành phần cao nhưng không quý bằng U235), vỏ được làm từ hợp kim В-96Ц1 được coi là đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 4 hiện nay. Nó có thiết kế rất ưu việt, với khả năng xuyên giáp đồng nhất tới 1200mm( thông tin còn chưa thống nhất, có thông tin nói chỉ xuyên được 1000mm giáp đồng nhất). Một bước tiến xa trong công nghệ chế tạo đạn là " bột composit" bọc ngoài lõi đạn, đây chính là chất xúc tác( nói nôm na)với chất urani nghèo U238 tạo phản ứng giải phóng nhiệt rất lớn tại tâm điểm vụ nổ.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2017, 02:50:45 am gửi bởi longtrec » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #437 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 10:48:18 pm »

Những ý tưởng thiết kế xuất sắc thật! Nhưng không biết khi góc chạm bề mặt giáp nhỏ thanh xuyên liệu có trượt thia lia đi không?
 
Logged

Duy Tùng
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #438 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2017, 12:46:46 am »

Bác longtrec cho cháu hỏi, hình như loại đạn thanh xuyên chế tạo từ Urani nghèo mật độ cao người Mỹ đã làm từ khá lâu rồi, còn người Nga thì từ trước đến nay vẫn dùng hợp kim Wonfram để chế tạo thanh xuyên vì họ cho rằng đạn dược chế tạo urani nghèo rất độc, khi sử dụng sẽ gây độc hại cho môi trường và chính người sử dụng nữa. Vậy thì tại sao hiện nay những loại đạn xuyên giáp dưới cỡ thế hệ mới của họ lại sử dụng urani nghèo để chế tạo thanh xuyên?  Huh Điều này nghe rất mâu thuẫn  Undecided Mong bác giải đáp giúp cháu  Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #439 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2017, 01:39:18 am »

Bạn Duy Tùng thân mến, rất cảm ơn bạn vì luôn quan tâm , động viên bài viết của tôi. Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

Thực chất từ năm 1982 Nga đã phát triển và đưa vào trang bị loại đạn thanh xuyên dưới cỡ có lõi bằng Urani(DU) 3BM 29 chứ không phải bây giờ Nga mới bắt đầu làm. Bảng thống kê thông số kỹ thuật các chủng đạn thanh xuyên dưới cỡ dưới đây giải đáp những thắc mắc của bạn.

Có một số lưu ý: Các loại đạn có trong trang bị trên các chủng xe tăng Nga hiện nay đều là đạn liều rời, kích cỡ đạn 125mm, bảng thông số kỹ thuật đều  thể hiện 3 phần:
1/Phần lõi đạn, vỏ bọc và cánh đuôi cân bằng đường đạn.
2/ Phần liều phóng(Liều rời)
3/ Phần các tút.

U= Urani
W=Volfran

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2017, 02:03:08 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM