Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:05:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693828 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #400 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2015, 09:32:04 pm »

Mong hóng bác Longtrec tiếp tục viết về các loại vũ khí Nga.
Đặc biệt là các loại vũ khí có trong lễ diễu binh ở Quảng trường Đỏ năm nay. Từ các loại thiết giáp như T14,T15 đến các loại vũ khí cá nhân như AK74M loại mới.
Cám ơn bác
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #401 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2015, 12:55:14 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=fuwg4ZVMjC0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=fuwg4ZVMjC0</a>
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #402 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2015, 12:22:54 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=EThLpRIrjNg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=EThLpRIrjNg</a>
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #403 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 01:57:18 am »

Xin chào tất cả các đồng chí cùng các bạn, cho phép longtrec tôi trở lại với loạt bài về  xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata.



Trước tiên tôi xin được bắt đầu bài viết về ;

HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG"AFGANIT" .





Hệ thống bảo vệ chủ động trang bị trên xe  tăng, xe chiến đấu chủ lực bao gồm đạn đánh chặn đặc biệt kết hợp với rada cục bộ ( отстрела специальных снарядов, c совмещённые с радиолокационной системой локального ). Khi phát hiện đầu đạn chống tăng , có thể là đạn chống tăng cá nhân, tên lửa chống tăng, đạn pháo chống tăng....Hệ thống bảo vệ chủ động lập tức phát lệnh đồng thời kích hoạt đạn đánh chặn phóng phóng thẳng vào đạn chống tăng.Đạn đánh chặn thường có 2 dạng nổ tiếp xúc và không tiếp xúc. Đối với kiểu đánh chặn nổ tiếp xúc ưu điểm là vụ nổ không làm hại đến vỏ xe nhưng lại làm hại BB đi cùng xe. Đối với dạng đánh chặn không tiếp xúc thì mỗi nước sử lý mỗi cách, nhưng thông thường là tạo ra vụ nổ không tiếp xúc với đạn chống tăng. Phương pháp phóng khối thuốc nổ đánh chặn được phóng lên cao khi đạn chống tăng tiếp cận khu vực bảo vệ( khoảng 25m ), khối thuốc nổ đánh chặn nổ theo nguyên tắc định hướng nổ. Lợi dụng sóng nổ kết hợp với luồng mảnh văng tác động lên đầu đạn chống tăng làm thay đổi quỹ đạo đạn, tức là làm chệch hướng đạn khỏi phương tiện được bảo vệ.

Đi tiên phong trong việc nghiêm cứu phát triển hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng là các kỹ sư Liên Xô, cụ thể là tập thể các nhà khoa học phòng thiết kế TU LA. Công việc được các kỹ sư TuLa bắt tay nghiêm cứu phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước.



Hệ thống phòng vệ chủ động  «Дождь»



 Hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng đầu tiên trên thế giới có tên «Дождь» được phát triển ở Leningrad do Viện nghiên cứu khoa học về phương tiện cơ giới toàn Nga( Всероссийский научно-исследовательский институт транспортного машиностроения) thực hiện vào năm 1970.Hệ thống «Дождь» gồm các Modul giêng biệt, mỗi Modul gồm 2 ống dẫn hướng chứa các vật liệu nổ để phá hủy đạn chống tăng,rada cảm biến mục tiêu nằm giữa . Hệ thống nạp đạn được thực hiện bằng điện tử hoặc cơ khí. Các Modul được bố trí đằng trước 1, đằng sau 1 hai bên sườn xe mỗi bên 2 Modul. Rada cảm biến mục tiêu kích hoạt đạn đánh chặn được thiết lập bán kính cách xe 2,2m. Tốc độ mảnh văng đánh chặn đạt 1200m/s, thời gian phản ứng sau khi rada kích hoạt là 0,001s. Xác suất lệch đạn/tiêu diệt mục tiêu phụ thuộc rất lớn vào hướng đạn chống tăng tiếp xúc . Hệ thống phòng vệ chủ động «Дождь» về lý thuyết có thể bảo vệ xe ở góc 360o, cùng lúc có thể đánh chặn 2 mục tiêu ở phía trước, 2 mục tiêu phía sau và 4 mục tiêu ở mỗi bên sườn. Hệ thống «Дождь» được cho là bất lực trước đạn pháo chống tăng có sơ tốc từ 900m/s trở lên.




hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд»


Sau này  TW thiết kế Tula (ЦКБСОО) phát triển hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд» trang bị trên tăng T-55AD.
Vào cuối những năm của thập niên 80, hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд» được nâng cấp và nhận mã hiệu «Дрозд-2». Hệ thống «Дрозд» được chính thức tiếp nhận trang bị năm 1983, hệ thống không áp đặt giới hạn hay điều kiện sử dụng. Cũng trong thời gian này LX còn phát triển 1 hệ thống phòng vệ chủ động khác đó là hệ thống "Arena" và phiên bản nâng cấp là  "Arena-E" , tuy nhiên phiên bảng nâng cấp không được tiếp nhận trang bị. Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống «Дождь»  trước đó như khi đánh chặn, vụ nổ đã tạo ra 1 đám mây mảnh nổ làm sát thương BB đi gần xe cũng như làm hư hại đến vỏ xe. Phương pháp này cũng bộc nộ nhược điểm là đạn đánh chặn có thể không đánh trúng mục tiêu( đạn chống tăng). Xác suất trúng/trượt mục tiêu tỉ lệ thuận với cự ly giữa trục đạn đánh chặn và đạn chống tăng(Đạn đánh chặn được phóng ra bởi ống phóng).



Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena"





 Hệ thống phòng vệ chủ động nâng cấp "Arena-E".

Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" được thiết kế giống như hộp bút chì với 26 ống phóng bố trí xung quanh tháp pháo với với trục góc thẳng đứng. Còn hệ thống phòng vệ chủ động "Arena-E" được bố trí 3 đạn trong 1 khối chiến đấu. Rada cảm biến mục tiêu được thiết lập ở trung tâm tháp pháo. Khi phát hiện đối tượng tấn công, khối đánh chặn được kích hoạt, khối nổ đánh chặn  sẽ được phóng lên cao 2m cách tháp pháo với quỹ đạo nghiêng và thực hiện vụ nổ tạo ra chùm mảnh văng có định hướng để phá hủy mục tiêu, mục đích là giảm thiểu tối đa mảnh văng tác động ngoài ý muốn. Về lý thuyết, hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" có thể bảo vệ xe ở góc 270o( trục X) và 45o( trục Y).Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 50m và đánh chặn  ở cự ly 25m cách xe,Phản ứng sau 0,07s, khoảng cách giữa 2 loạt phóng 0,2s. Điều kiện đánh chặn thành công phụ thuộc rất lớn vào sơ tốc đạn chống tăng, nhưng tối đa không quá 700m/s. Với điều kiện sơ tốc đạn bị giới hạn nên khả năng của hệ thống "Arena" chỉ có thể đánh chặn đạn của súng phóng lựu  hoặc tên lửa chống tăng. Với các loại đạn chống tăng được bắn từ nòng pháo như đạn thanh xuyên động năng thì hệ thống "Arena" bất lực.  Tuy đã cải tiến nhưng thực sự "Arena" chưa phải hoàn chỉnh bởi nhan đề mảnh văng , phản ứng chậm với đạn có sơ tốc trên 2M v.v...

Trong chiến tranh hiện đại đã có những lúc người ta cho rằng với việc ra đời của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển thì xe tăng sẽ chẳng khác gã khổng lồ chậm chạp, rất dễ bị loại bỏ khỏi chiến trường. Người ta còn tưởng tượng 1 ngày không xa, vai trò của tăng sẽ bị loại bỏ khỏi chiến tranh hiện đại. Ai muốn tưởng tượng ra sao thì tùy, người Nga không cho là như vậy và thực tế còn đúng như vậy, tăng vẫn là vũ khí xương sống cho Lục Quân. Người Nga không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống phòng vệ chủ động, thụ động cho tăng và xe thiết giáp tương lai. Theo lời 1 chuyên gia QS hàng đầu mới đây phát biểu với báo giới :"Trong thực tế, Nga là một nước tiên phong. Việc sản xuất được siêu xe tăng hiện đại Armata đã khiến thế giới phải có cái nhìn khác về Nga.  Bởi vì, xe tăng Armata có cả hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao giúp kíp lái tập trung vào nhiệm vụ tác chiến chính". Hệ thống phòng vệ chủ động có tên "Afganit" và hệ thống phòng vệ thụ động chính là hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) "Malakhit" .









Còn tiếp!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2015, 01:44:37 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #404 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 02:34:23 pm »

Tiếp.

Tôi sẽ không đi sâu phân tích các hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng của các nước như Mỹ, Anh, Pháp và Israel. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu như hoàn toàn bỏ qua chúng, vì nếu muốn biết 1 vật là tốt nhất thì nó phải có nhiều vật tốt để so sánh.

Ukraina được thừa hưởng nhiều nền tảng khoa học cũng như cơ sở vật chất từ thời LX . Chính LX/Nga đã chuyển giao tài liệu về hệ thống phòng vệ chủ động «Дождь» cho phòng thiết kế, chế tạo máy Kharkov mang tên Morozov(Харьковское конструкторское бьюро по машиностроению имени А. А. Морозова). Mục đích của LX lúc đó là trang bị cho dòng tăng chủ lực tương lai «Боксер/Молот» một hệ thống phòng vệ chủ động hiệu quả . Năm 1990 trên cơ sở tài liệu chuyển giao, Ukraina đã hoàn thiện hệ thống phòng vệ chủ động mang tên  «Заслон». Nhưng mãi tới tận tháng 4/2010 hệ thống này chưa vượt qua kỳ thử nhiệm Quốc gia nên nó chưa được chính thức trang bị , mặc dù vậy nó đã được quảng cáo rất tích cực nhằm xuất khẩu.

Hệ thống phòng vệ chủ động  «Заслон» do «МИКРОТЕК»-Ukraina hoàn thiện sở hữu nhiều tính năng ưu việt, hệ thống không phá hủy đạn chống tăng mà chỉ tạo ra vụ nổ không tiếp xúc để làm chệch quỹ đạo đạn. Hệ thống «Заслон» bao gồm tối thiểu 6 modul, mỗi modul 130kg được bố trí xung quanh xe bảo vệ xe theo phương nằm ngang . Ngoài những đạn chống tăng hay tên lửa chống tăng có điều khiển,hệ thống «Заслон» còn rất hiệu quả với các loại mìn chống tăng đánh vào sườn xe mà thông thường được kích nổ bằng xung động âm thanh.

Cuộc chiến trong năm 2006, quân đội Israel bị mất rất nhiều tăng ở Lebanon bởi súng chống tăng RPG7( B41) và RPG 29... , sau cuộc chiến, Israel đã tích cực nghiên cứu phát triển Hệ thống bảo vệ chủ động cho tăng. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 hàng loạt tăng "Merkava 4" đã được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động "Trophy""Iron Fist". Điểm đặc biệt của 2 hệ thống phòng vệ chủ động này là cùng lúc có thể đánh chặn nhiều mục tiêu và nạp đạn đánh chặn tự động.





Nhìn chung, các hệ thống phòng vệ chủ động như:Заслон/ Zaslon( Ukraina), Quick Kill( Mỹ) hay Trophy và Iron Fist( Israel) ngoài những ưu điểm nổi trội, chúng đều mắc chung 1 nhược điểm đó là: Đánh chặn kém hiệu quả khi xe bị rung lắc mạnh, xe đang hành tiến. Bảo vệ kém ở phần nóc. Tốc độ của đạn đánh chặn bị giới hạn, không cao, không có một nước nào kể trên có hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng với đạn đánh chặn tốc độ siêu vượt âm.Đối với đạn  bố trí nối tiếp, hoặc những đạn nối tiếp nhưng lại bổ xung thêm tên lửa chống tăng như RPG 30 thì những hệ thống bảo vệ chủ động trên tỏ ra kém hiệu quả(Trophy và Iron Fist phản ứng chậm với những loại đạn Tandem) hay Zaslon và Quick Kil rất vô dụng với loại đạn chống tăng trên. Đặc biệt chúng hoàn toàn bó tay với các loại đạn chống tăng thanh xuyên dưới cỡ thường có tốc độ siêu vượt âm( đạn DM 63 có tốc độ 1750m/s) . Khi tốc độ đạn đánh chặn không bằng tốc độ đạn chống tăng thì không cần phải tranh luận thêm nữa.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2017, 02:31:05 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #405 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 05:44:46 pm »

Tôi không thể đưa hình ảnh lên vì nhiều khả năng photobucket đã bị chặn tại Nga, các bạn thông cảm nhé!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #406 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 10:29:43 pm »

Bác longtrec làm thêm tài khoản up ảnh trên server up ảnh tại Nga chắc sẽ ổn thôi.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #407 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2015, 12:30:38 am »

HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG"AFGANIT" .


Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" được phát triển tại Nga năm 2010, được thiết  để bảo vệ các loại xe tăng,xe chiến đấu chủ lực T-14, T-15 trên khung gầm Armata chống lại hầu hết các loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng , mìn chống tăng kích nổ bằng xung động âm thanh.

Hệ thống bao gồm 2 phần chính radar chủ động mảng FA gọi tắt là AFAR (радара с активной фазированной антенной решеткой (АФАР) do  KRET phát triển.) và hệ thống đạn đánh chặn. Rada AFAR bao gồm hệ thống cảm biến quang-điện tử,  dẫn đường bằng laser, máy tính, điều khiển từ xa, 2 khối biến nguồn.....Ngoài ra, hệ thống Afganit còn được hỗ chợ  bởi hệ thống gây nhiễu Shtora "xxx", súng máy hạng lặng 12,7mm hoặc 30mm ,đạn khói....giúp bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa chống tăng dẫn đường.

Rada AFAR bố trí trên tháp T-15 hoặc tăng T-14 Armata gồm 2 khối cảm biến, mỗi khối quét 1 góc phương vị ±180° trước và sau xe và góc tầm 90o/cảm biến. Nói đơn giản hơn là 2 khối cảm biến quét bao trùm nửa bán cầu trên với góc xung quanh 360o, không cần xoay cơ học.

Rada AFAR trang bị cho tăng T-14 Armata tương tự như rada trang bị trên trục thăng K50 hay tiêm kích 4++ Su 35,tiêm kích thế hệ 5 T50.
Dạng rada AFAR này trước đây ( 2012) Pháp cũng đã trang bị trên tiêm kích Rafale . Radar AFAR trên tăng T-14 sử dụng dải tần Ka (26,5– 40 GHz) được chế tạo theo công nghệ gốm- nhiệt độ thấp.
Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" được bố trí dưới tháp pháo càng làm cho nó rất khó bị tổn thương khi tác chiến.

Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit"  nhận được bằng sáng chế :RU 2263268 . Nguyên lý đánh chặn trong hệ thống "Afganit"  là " cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" để phá hủy , làm chệch hướng mọi chủng đạn, tên lửa chống tăng...Ở giai đoạn đầu, đạn đánh chặn được thiết kế có tốc độ tối đa là 1700m/s, trong tương lai đạn đánh chặn sẽ có tốc độ lên tới 3000 m/s.





Rada AFAR trang bị cho tăng T-14 Armata tương tự như rada trang bị trên tiêm kích thế hệ 5( trong ảnh là radar tên tiêm kích thế hệ 5).




Tôi sẽ giải thích kỹ thuật ngữ "cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" ở phần sau !
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 11:25:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #408 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2015, 10:12:29 pm »

Trước khi vào phần chính , tôi xin được nhắc lại nguyên lý nổ lõm:

Ngòi đáy sẽ kích nổ khối thuốc nổ  nằm trong thân đạn , bao trọn phễu tích năng lượng. Sóng nổ truyền từ xung quanh sườn của phễu tích năng lượng hình nón, làm sụt nở thành phễu dồn chúng vào tâm phễu. Thông thường phễu tích năng lượng được làm từ đồng hoặc hợp kim nhẹ. Tốc độ  và khả năng xuyên thép của luồng xuyên phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ kích nổ khối thuốc nổ và hình học phễu tích năng lượng.








Áp suất nổ đạt khoảng 10^10pa[/font](10^5kgf / cm²), lớn hơn nhiều với giới hạn tan chảy của kim loại( Xin lưu ý, ở đây không phải nói về sự nóng chảy của kim loại /значительно превосходит предел текучести металла, поэтому движение металлической облицовки под действием продуктов взрыва подобно течению жидкости, однако обусловлено не плавлением, а пластической деформацией. Do tác động của sóng nổ, phễu kim loại bị biến thành dòng "chất lỏng", nhưng không phải do nóng chảy mà là biến dạng dẻo.Đối với phễu tích năng lượng, có đỉnh góc nhỏ thì luồng xuyên có tốc độ cao hơn nhưng đòi hỏi thành phễu cũng phải gia tăng độ dày điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm đứt đoạn luồng xuyên.

" Đạn sốc lõi/Ударное ядро"-Đây là thuật ngữ mà tôi thật khó Việt hóa. Sở dĩ tôi nhắc lại nguyên lý nổ lõm là vì rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hiệu ứng của " Đạn sốc lõi"( dưới đây tôi gọi là "đạn sốc lõi") với hiệu ứng xuyên lõm.

Giống như nguyên lý nổ lõm, " Đạn sốc lõi" được hình thành từ sự sụp đổ vách ngăn của phễu tích năng lượng. Trọng lượng và động năng của "đạn sốc lõi" PHỤ THUỘC VÀO ĐỘ DÀY PHỄU VÀ GÓC MỞ CỦA PHỄU.Ở đạn xuyên lõm, tốc độ luồng xuyên phụ thuộc vào góc đáy phễu, góc phễu càng nhỏ thì tốc độ luồng xuyên càng lớn( thông thường 30o-60o).Nhưng ở "đạn sốc lõi", góc phễu phải có độ mở>100o , hoặc có hình bán cầu.

Thông thường với đạn nổ lõm, trọng lượng luồng xuyên được lấy khoảng 75% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Còn ở "đạn sốc lõi" thì trọng lượng khoảng 95% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Khả năng xuyên của luồng xuyên trong đạn xuyên lõm có chiều dài gấp 10 lần đường kính ban đầu của phễu tích năng lượng( lý thuyết). VD phễu tích năng lượng có đường kính 100mm thì khả năng xuyên vào khoảng 1000mm.
Nói như vậy để hiểu rằng, đạn xuyên lõm cần nhất là khả năng xuyên thép, còn đạn "đạn sốc lõi" thì lại cần duy trì tốc độ ở khoảng cách bằng 1000 lần đường kính phễu tích năng lượng lúc ban đầu. Nói cách khác là tốc độ cần duy trì ở cự ly 100m nếu đường kính phễu 100mm. Một nhược điểm của "đạn xuyên tâm" là sự suy giảm tốc độ rất nhanh.

"Đạn xuyên tâm" có hình dạng giống như cái "chày". Sau khi phễu tích năng lượng sụp đổ( bị kích nổ), đường kính "chày" bằng khoảng 1/4 đường kính phễu lúc ban đầu, với chiều dài tương đương đường kính phễu. Có nghĩa là , nếu d (phễu)=100mm thì , d'(đường kính đạn sốc lõi)=25mm x L (chiều dài)=100mm.






"Đạn sốc lõi" có tốc độ thiết kế đạt 5000m/s.Thực tế , trong ở giai đoạn đầu của hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" chỉ đạt tốc độ 1700m/s(5M), trong tương lai sẽ lâng lên 3000 m/s(gần9M). Đây được coi là tốc độ siêu vượt âm, nó vượt xa tốc độ của đạn động năng( đạn chống tăng có tốc độ cao nhất mà người ta biết tới).

Thiết kế "Đạn sốc lõi" đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Đức trong thế chiến thứ 2, dưới sự lãnh đạo của kỹ sư đạn đạo Hubert Shardin. Nhóm nghiêm cứu thuộc Viện kỹ thuật đạn đạo Air Force Academy (Technischen Akademie der Luftwaffe) từ năm 1939 đã nghiêm cứu quy trình kích nổ đạn xuyên lõm bằng cách cài đặt thêm xung động tia rengen( tia X). Đã xuất hiện sự khác nhau trong quá trình sụp đổ phễu tích năng lượng có cấu hình bán cầu và hình nón. Phễu tích năng lượng hình bán cầu không hình thành luồng xuyên, nhưng vách phễu hình thành cái "chày" và duy trì tính toàn vẹn của nó, đây chính là cốt lõi của vấn đề. Tốc độ của cái "chày" đạt khoảng 5000m/s. Kết quả vụ nổ thu được từ tác động của rengen( tia X) mở ra một chương mới cho rất nhiều ứng dụng trong khoa học đạn đạo sau này, nhưng lúc ban đầu cái người ta mong muốn là tìm ra khả năng xuyên lõm cao nhất cho đạn chống tăng. Phát hiện trên gọi là : Hiệu ứng Mizhney-Shardin .


Sự bại trận của nước Đức quốc xã đã dẫn đến nhiều mất mát thiệt thòi cho nước bại trận. Những thành quả khoa học mà nước Đức dày công nghiên cứu đều bị ép dâng cho nước thắng trận Là LX hoặc Mỹ.

Hiệu ứng Mizhney-Shardin được ứng dụng tại Mỹ từ những năm 1970. "Đạn sốc lõi" được chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1: Hiệu quả tầm ngắn, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng 10m(«самоформирующийся осколок» (self-forming fragment, SFF).

Nhóm 2: Hiệu quả tầm xa, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng tới 200m «снаряд, формирующийся при взрыве заряда» (explosively formed projectile, EFP). Cái "chày" hình thành dưới tác động của liều nổ.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 11:33:33 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #409 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2015, 01:46:05 pm »

Chào tất cả các đồng chí và các bạn!




1.Cửa nóc dành cho trưởng xe.

2. Hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT" bao gồm rada và 5 ống phóng đạn đánh chặn " Sốc lõi/Ударное ядро" mỗi bên.

3- Các thành phần trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT" bao gồm:
-Phần trên-Ăngten bức xạ.
-Phần dưới-Ăng ten thu và khối phóng đạn .

4- Máy ngắm quang học toàn cảnh.

5-Camera giám sát.

6. Hộc đuôi.



1- Camera giám sát.

2-Ăngten trong phức hợp bảo vệ phần bán cầu trên.

3-Rada trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT".

4-Khối phóng đạn, bảo vệ chủ động phần trên xe.

5-Khối ống phóng đạn trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT".

6-Khe ngắm xạ kích mục tiêu, có thể tự động quay góc 360o bám bắt mục điêu chỉ định đạn đánh chặn. Trong muỗi ống phóng đạn đánh chặn chứa số lượng đạn không xác định nhưng được cho rằng hàng chục đạn /mỗi ống phóng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 11:26:55 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM