Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:54:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693866 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #390 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 09:13:51 pm »

Chào bác longtrec, tôi rất thích bài viết của bác về cấu tạo, nguyên lý nổ của đạn lõm nói riêng và các TT về PB. Tiện đây bác cho tôi hỏi ngày trước tôi thấy có loại đạn pháo thì người ta gọi là đạn xuyên, trên ống cự li người ta cũng ghi như vậy ( như đạn pháo 76,2mm, 85mm, 100mm) có loại đạn người ta ghi là đạn lõm ( như đạn DK, các loại pháo có cỡ lớn hơn 100mm). Như vậy đạn xuyên và đạn lõm nó có cấu tạo, nguyên lí hoạt động giống và khác nhau ở điểm nào? mong bác chỉ giúp, cảm ơn bác.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #391 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 10:41:30 pm »

Chào bác longtrec, tôi rất thích bài viết của bác về cấu tạo, nguyên lý nổ của đạn lõm nói riêng và các TT về PB. Tiện đây bác cho tôi hỏi ngày trước tôi thấy có loại đạn pháo thì người ta gọi là đạn xuyên, trên ống cự li người ta cũng ghi như vậy ( như đạn pháo 76,2mm, 85mm, 100mm) có loại đạn người ta ghi là đạn lõm ( như đạn DK, các loại pháo có cỡ lớn hơn 100mm). Như vậy đạn xuyên và đạn lõm nó có cấu tạo, nguyên lí hoạt động giống và khác nhau ở điểm nào? mong bác chỉ giúp, cảm ơn bác.


Chào bác Pháo, rất cảm ơn bác về sự quan tâm, động viên!

Đối với đạn pháo bắn thẳng như 76,2mm ,  85mm, 100mm thế mạnh của chúng trước tiên là ngắm bắn trực tiếp các chủng mục tiêu từ BB đến công sự hầm hào kiên cố của đối phương, sau là chống tăng, xin bác quan sát 2 bức ảnh bên dưới!



Đạn xuyên 76,2mm( quả đạn số 3).



Đạn 85mm( thứ tự từ trái qua phải, quả đạn thứ nhất -đạn xuyên).

Đạn xuyên nói chung sử dụng lõi đạn bằng Uran nghèo hoặc Vonfran, đạn sử dụng động năng để xuyên giáp, vỏ bọc lõi đạn thường là hợp kim mềm. Với các chủng đạn như vậy ngày nay không thể làm hại xe tăng, hay thiết giáp nếu được trang bị giáp phản ứng nổ. Còn đạn nổ lõm thì như tôi trình bày ở bài trên.


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2015, 01:53:56 am gửi bởi longtrec » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #392 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 05:01:25 am »


Pháo 85mm nòng dài là nổi kinh hoàng không những đối với cánh bộ binh mà với tăng, thiết giáp cũng phải kiêng kỵ. Tôi đã có dịp chứng kiến uy lực của loại này trong trận đánh của D3, E88 tại Phum Chặp đay, Kra lanh đầu năm 1979. Đây là trận mở màn chiến dịch, giữa đồng trống địch bố trí trận địa phục kích nên D3 hoàn toàn bị bất ngờ. Cánh tăng bị cháy 2 chiếc M113 ngay từ phút đầu, chiếc thứ 3 bị quả DK xuyên qua nhưng không cháy (nếu gặp phải 85mm còn khủng khiếp hơn), D3 hy sinh 30 tay súng. Nhờ E 262 pháo binh hổ trợ kịp thời bằng 105mm...nên địch bỏ xác lại rất nhiều, E 262 tiếp tục dùng 2 khẩu pháo 85mm bắn truy kích. Nhìn qua ống nhòm thật không khác phim Hollywood: xác người, trâu bò,....tung lên cùng khói bụi.....
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #393 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 02:44:46 pm »

Cảm ơn bác longtrec, ngày trước tôi cứ tưởng đạn xuyên có hai loại: loại có thuốc nổ ở trong và loại đạn xuyên vượt tốc có Uran nghèo hoặc Vonfran. Tiện đây bác cho tôi hỏi luôn nhé, ngày bọn tôi ở trên Hg lúc CĐ có một loại ngòi nổ pháo của US mà tôi không dám sử dụng, nghe nói là ngòi VT, hình dáng nó khác ngòi hẹn giờ ( ngòi nổ trên không). Vỏ của nó mầu xanh, không có vạch điều chỉnh thời gian nổ, bác cho tôi hỏi nó là loại nào? nguyên lí hoạt động. Còn ngày đó trận địa của chúng tôi ngoài loại ngòi chạm nổ, có hai loại ngòi mà không ai dám sử dụng, khi tôi lên CĐ trên Hg, khi tôi dùng loại hẹn giờ để bắn mà trận địa không ai dám thao tác khổ thế bác ạ, tôi phải từ trên đài xuống hướng dẫn và đã trị cho bọn xâm lược Tổ Quốc mà tôi đã viết trên trang Hg.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #394 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 08:55:02 pm »

Cảm ơn bác longtrec, ngày trước tôi cứ tưởng đạn xuyên có hai loại: loại có thuốc nổ ở trong và loại đạn xuyên vượt tốc có Uran nghèo hoặc Vonfran. Tiện đây bác cho tôi hỏi luôn nhé, ngày bọn tôi ở trên Hg lúc CĐ có một loại ngòi nổ pháo của US mà tôi không dám sử dụng, nghe nói là ngòi VT, hình dáng nó khác ngòi hẹn giờ ( ngòi nổ trên không). Vỏ của nó mầu xanh, không có vạch điều chỉnh thời gian nổ, bác cho tôi hỏi nó là loại nào? nguyên lí hoạt động. Còn ngày đó trận địa của chúng tôi ngoài loại ngòi chạm nổ, có hai loại ngòi mà không ai dám sử dụng, khi tôi lên CĐ trên Hg, khi tôi dùng loại hẹn giờ để bắn mà trận địa không ai dám thao tác khổ thế bác ạ, tôi phải từ trên đài xuống hướng dẫn và đã trị cho bọn xâm lược Tổ Quốc mà tôi đã viết trên trang Hg.


Chào bác Pháo!

Đạn pháo nói chung được trang bị 4 ngòi nổ chính:

1. Chạm nổ, 2. chạm nổ-giữ chậm, 3. ngòi định cự li hay còn gọi ngòi hẹn giờ, 4. ngòi nổ không tiếp súc đa chức năng( hay còn gọi là ngòi thông minh).

Thưa bác Pháo, trong câu hỏi của bác tôi rất khó trả lời cụ thể, bởi không biết chính xác mã hiệu của ngòi nổ. Tuy nhiên câu hỏi của bác liên quan đến ngòi nổ thứ 3, tức là ngòi nổ định tầm điện tử, Việt hóa là ngòi TV . Ngòi nổ định tầm điện tử khác với ngòi " hẹn giờ"  ở chỗ thiết lập thời gian nổ cơ khí (bằng tay), còn ngòi định tầm điện tử thì phải thiết lập qua dụng cụ cài đặt điện tử( thiết bị cầm tay hoặc lắp đặt ở đầu nòng pháo, dv như pháo cao xạ 2 nòng 35 mm Oerlikon). Ngòi nổ định tầm điện tử thường có  2 chế độ phản ứng - không tiếp xúc và chế độ dự phòng chạm nổ, trong trường không kích nổ ở chế độ không tiếp xúc  . Cài đặt diễn ra thông qua sóng radar trên cơ sở bức xạ liên tục với điều chế tần số (FM) , 1,8 giây trước khi thời gian cài đặt. Thông thường đạn được kích nổ ở độ cao  9-30 m( Tùy vào địa hình và nhiệm vụ tác chiến). Sở dĩ đạn pháo được kích nổ từ trên cao để lợi dụng giao thoa từ sóng nổ bị cưỡng bức nổ, đi ra từ hướng tâm nổ(li tâm),  kết hợp với sóng nổ dội lên từ bề mặt để cộng hưởng hiệu năng nổ, tối đa hóa tiêu diệt mục tiêu.




Thiết bị cài ngòi điện tử ở  pháo cao xạ  35 mm Oerlikon

Vn ta gần đây cũng đã chế tạo được ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn cối. Ngòi có khả năng hẹn giờ từ 1 đến 99 giây, độ chính xác 0,01 giây.

Mời bác Pháo xem video Clip này sẽ thấy thiết bị cài ngòi điện tử.


http://www.youtube.com/watch?v=ox_PO0kMqQk
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2015, 12:29:17 pm gửi bởi longtrec » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #395 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 09:29:25 pm »

Chào bác longtrec, các loại ngòi lắp cho các loại đạn của các loại pháo, cối hiện có trong trang bị thuộc các nước XHCN cung cấp cho ta thì tôi nắm rõ, chỉ mỗi loại ngòi vô tuyến của pháo 105mm thì không nắm được. Nếu nó có tác dụng như các loại ngòi vô tuyến của các loại pháo khác có nghĩa là tự gây nổ cho đạn khi cách mặt đất từ 20m - 30m thì thật phí khi chiến đấu trên Hg bác ạ, ý tôi hỏi loại ngòi vô tuyến này, tại sao nó lại gây nổ cho đạn được khi gần tiếp đất? và nó không phụ thuộc vào cự li bắn.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #396 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 10:23:37 pm »

Trích dẫn
ý tôi hỏi loại ngòi vô tuyến này, tại sao nó lại gây nổ cho đạn được khi gần tiếp đất? và nó không phụ thuộc vào cự li bắn.

Thưa bác Pháo, anh em vẫn biết bác là một người được đào tạo bài bản về Pháo binh, chúng ta chỉ chao đổi bổ khuyết cho nhau thôi bác nhé!

Bác hãy liên tưởng tới máy đo xa. Grin

Dựa trên nguyên lý bức xạ sóng điện từ(laser) lan truyền trong không trung khi gặp vật cản sẽ phản hồi với tốc độ không đổi , người ta có thể xác định được khoảng cách tương đối chính xác trong 1 phạm vi nào đó từ điểm A(nguồn bức xạ) đến điểm B(đối tượng) . Laser được ứng dụng sản xuất máy đo xa laser trang bị rộng rãi trong ngành Hàng không-vũ trụ, Hàng hải, tăng- thiết giáp, pháo binh v.v...


Phương pháp đo khoảng cách bằng laser ứng dụng trong máy đo xa được biểu thị dưới công thức dưới đây:



L=S.T/2

Trong đó( L) là : Khoảng cách tới đối tượng(mục tiêu).
             (S) là : Tốc độ ánh sáng hoặc tốc độ tia laser.
             (T) là : Thời gian sóng laser truyền tới đối tượng(mục tiêu) và quay ngược lại.


Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ đo cự li, tính chính xác trong việc đo thời gian năng lượng sóng xung động(laser) lan truyền đến đối tượng (mục tiêu) và phản hồi ngược lại. Ở đây ta thấy rằng cự li đo càng ngắn thì tính đo chính xác càng cao. Ngoài ra thời tiết như nhiều sương mù, màn khói ảnh hưởng rất lớn tới máy đo xa laser.

Bản chất phương pháp đo bằng sóng xung động lan truyền là gửi tín hiệu(laser) thăm dò tới đối tượng(mục tiêu), máy đếm(счет) trong máy đo xa sẽ sẽ mở và nhận tín hiệu(laser) phản hồi quay lại từ đối tượng(mục tiêu). Tín hiệu sẽ dừng lại và máy đếm(счет) sẽ tính được khỏang cách đến đối tượng bằng thời gian phản xung động từ đối tượng(mục tiêu).Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần tỷ giây (1 Nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.

Microseconds (Micro Giây)=1/ 1.000.000 s
Nanoseconds (Nano Giây)=1/1.000.000.000s

Tuy nhiên ở đạn tên lửa phòng không thì ngòi nổ không tiếp xúc lại làm việc bởi xung động âm thanh, khi tên lửa đến gần mục tiêu thì xung động âm thanh sẽ phá chốt an toàn và tất nhiên tên lửa phòng không không cần cài ngòi định tầm trước khi bắn.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2015, 12:21:16 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #397 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2015, 01:23:37 am »

Tiếp theo về đạn xuyên lõm.





Đạn xuyên lõm 125mm ZBK16 với đầu đạn lõm ZBK18M được thiết kế để đánh bại mục tiêu là xe tăng, xe bọc thép, các công trình kỹ thuật của đối phương. Đạn vẫn sử dụng thuốc phóng năng lượng cao có thể là 4Ж40 hoặc 4Ж52.

Với việc sử dụng thuốc nổ năng nặng cao kết hợp với công nghệ nhồi thuốc nổ mới đã làm gia tăng hiệu quả đạn lên 25%.

Mặc cho Nga ký hiệu thuốc nổ là gì thì thành phần thuốc nổ trong đạn lõm vẫn gồm những thuốc nổ cơ bản.

Chất nổ cho đạn xuyên lõm : HMX (thường gọi octogen hoặc cyclotetramethylene-tetranitramine), nó không bao giờ sử dụng riêng , bởi vì nó quá nhạy. Thông thường nó được trộn lẫn với chất dẻo giảm nhạy ở một tỷ lệ nào đó để tạo thành (PBX) LX-14, hoặc nó được trộn lẫn với loại thuốc nổ có độ nhạy nổ kém hơn như Thuốc nổ TNT để tạo thành Octol.

Octol 70/30: 70% HMX & 30% TNT
Octol 75/25: 75% HMX & 25% TNT.

Tính chất :


Chất rắn không mầu nhiệt độ nóng chảy 276°C đến 286°C, Phân hủy 280°C, phát nổ 337°C mật độ cao nhất 1,91 g/cm³, mật độ tinh thể cao nhất khoảng 1,96.

Có tan nhưng không đáng kể trong nước: 20°C khoảng 5 mg/l.

Chịu nén tại 20°C: 4.4 10-14 mbar.

Năng lượng nổ: 5,7 MJ/kg.

Trị thử khối chì: 48.

Thể tích sinh khí: 0,9085 l/g

Trị tương dương TNT:1,7.

Nhậy nổ do va chạm: 7,4Nm.


Đặc tính nổi bật của HMX là ổn định khi bắn đi, thời điểm nổ chính xác và tốc độ truyền nổ nhanh, đây là đặc tính cần và đủ cho đạn xuyên lõm. Biết được hóa chất nổ cơ bản thôi không đủ, tỉ lệ trộn với hợp chất khác và công nghệ nhồi vào đạn mới quan trọng. Tuy nhiên chất nổ như  TNT, RDX và HMX, ngày nay bị coi là chất nổ truyền thống vì  tính nhạy nổ và  chứa nhiều carbon , sản sinh ra nhiều khí độc khi được kích nổ.

Tốc độ truyền nổ mạnh nhất hiện nay được ghi nhận trên thế giới thuộc về phát minh của Ấn Độ, mạnh gấp 15 lần HMX và 60 lần RDX .


Một yếu tố hết sức quan trọng khác để làm lên khả năng thành công của quả đạn xuyên lõm 125mm ZBK16 là đầu đạn được kéo dài, mục đích là loại bỏ giáp phản ứng nổ trước khi phần nổ lõm tiếp xúc.

Ngòi nổ tiếp xúc áp điện: B 15 (ZV15), bao gồm phần đầu là ngòi áp điện: V15PG và ngòi đáy V15DU, bên ngoài có lắp bịt bảo vệ, thực hiện điểm hỏa khi chạm mục tiêu bằng xung điện áp cao tần, truyền tia lửa đến ngòi đáy.




V 15PG.





V 15DU.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2015, 09:57:00 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #398 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 08:02:46 pm »

ĐẠN NỔ MẠNH-PHÁ MẢNH 125mm ZBOF36 với đầu đạn ZOF26 ( 125-мм выстрел ЗВОФ36 с осколочно-фугасным снарядом ЗОФ26).






Khái quát về đạn nổ mạnh-phá mảnh:

Đạn nổ mạnh-phá mảnh là một trong những chủng đạn chính của Pháo binh nói chung và Pháo chính trên xe tăng nói giêng. Đạn nổ mạnh-phá mảnh hầu như được bố trí khoảng 50% cơ số đạn tiêu chuẩn trên xe tăng chủ lực T 64/72/80U và T 90. Đạn nổ mạnh-phá mảnh được thiết kế để đánh bại các chủng mục tiêu như: Sinh lực đối phương, công sự hầm hào, kho tàng cùng các công trình Kỹ thuật, sân bay, cầu cống, bãi mìn chống BB vv và vv.

Về mặt cấu trúc, đạn nổ mạnh-phá mảnh có hình trụ, có vách thép dày, bên trong chứa thuốc nổ mạnh thông thường là TNT. Bốn chủng đạn trang bị cho tăng T90 đều là đạn liều dời nên bao giờ cũng có mã hiệu quả đạn ( trong đó gồm đầu đạn và  liều phóng) và phần chiến đấu. Đầu đạn được gắn ngòi nổ cơ khí( điều chỉnh chế độ nổ bằng tay) hoặc ngòi nổ định tầm trong hệ thống " Antey" ( thiết lập tự động) cùng với hợp chất mồi nổ. Chất nổ TNT thường được trộn với 1 số phụ gia  như "Parafin" hoặc những phụ gia khác để giảm tính nhạy nổ.

Vỏ đạn thường được đúc bằng thép Carbon cao( Thép Carbon gồm thép pha Carbon nhưng tỉ lệ Carbon không lớn hơn 2,1%, thành phần Carbon từ 0,6-0,99 được phân loại là thép Carbon cao, lượng Carbon càng gần đến 2,1% thì thép càng cứng, khó chế tạo). Ngoài ra vỏ đạn  nổ mạnh phá mảnh còn được đúc bằng Gang( Gang gồm sắt với pha với Carbon tỉ lệ lớn hơn 2,1%), Gang có tính dòn, thích hợp cho chủng nổ phân mảnh( Hầu hết đạn cối các cỡ đều có vỏ Gang).

Thông thường để tạo ra phân mảnh rộng-đều, người ta khía ô vuông hay quả trám lên mặt trong vỏ đạn.





Để ổn định cho quỹ đạo đạn, người ta sử dụng đai đạn(Thông thường bằng đồng, quấn quanh vỏ đạn đối với pháo rãnh xoắn) hoặc cánh đuôi (đối với pháo nòng chơn). Pháo trên tăng T90 là pháo 125mm nòng chơn nên rễ hiểu khi cả 4 chủng đạn đều có cánh đuôi.

Hầu hết cấu tạo ngòi nổ của đạn nổ mảnh-phá mảnh đều có cấu tạo không phức tạp và đáng tin cậy.  Có thể điều khiển chế độ nổ thông qua dụng cụ cầm tay, thông thường có 3 chế độ: chạm nổ, giữ chậm nổ sau 3s và giữ chậm nổ sau 6s. Mục đích để chế độ  chạm nổ là kích nổ tiêu diệt ngay những đối tượng xung quanh điểm chạm nổ, giữ chậm nổ để lợi dụng quán tính đạn để phá hủy tối đa mục tiêu, thông thường là hầm hào công sự được kiên cố.




Ngòi nổ có 1 nhược điểm là nếu trong quá trình vận chuyển hay bảo quản nếu để  dầu nhớt tiếp xúc, hay đúng hơn là để ngòi nổ rơi vào dầu nhớt thì không thể kích nổ quả đạn hay kích nổ rất muộn.






Một trong những bước tiến trong công tác cải tiến đạn dược là trong đó đạn được trang bị ngòi nổ định tầm từ xa. Đáng kể nhất với khả năng tiêu diệt trục thăng từ pháo xe tăng. Ngoài ra nhờ có ngòi nổ đa năng mà 1 quả đạn có thể tích hợp tính năng của 3 đến 4 đạn như: chống BB, xuyên bê tông, chống BB, xuyên lõm...Tuy vậy dòng đạn 4 trong 1 này không được đánh giá cao do không phát huy hết uy lực của từng loại đạn.

Tăng T80U hay T90 được trang bị ngòi nổ định tầm hệ thống " Antey" cung cấp khả năng kích nổ chính xác trên quỹ đạo đạn. Cài đặt ngòi nổ thục hiện tự động thông qua  cơ sở bức xạ liên tục với điều chế tần số (FM). Pháo thủ chỉ cần sử dụng thiết bị đo xa laser đo cự li .Ngòi nổ "Antey" với khả năng chống nhiễu cao, kể cả tác động của ánh sáng gay gắt từ mặt trời với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.


Nhược điểm của đạn nổ mảnh-phá mảnh hiện nay là khó làm hại được xe tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên đạn tiếp xúc ở những khu vực được cho là yếu của xe tăng thì có thể gây hư hại cho các thiết bị giám sát, thông tin .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2015, 08:13:12 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #399 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2015, 03:48:55 pm »

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata do công ty Uralvagonzavod (UVZ) của Nga phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata (Тяжёлая гусеничная унифицированная платформа (ТГУП) «Армата». Loạt xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata đầu tiên được sản xuất vào cuối năm 2014 .
Các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều được thiết kế cách đây trên 35 năm. Trong khi đó mẫu tăng chủ lực mới nhất của Nga sắp trình làng là T-14 Armata được thiết kế trong giai đoạn 2009-2010, có ngĩa là tăng chủ lực thế hệ mới của Nga mang đầy đủ những thành tựu cùng công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. 24 phương tiện chiến đấu trên khung gầm Armata sẽ được ra mắt lần đầu vào lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát xít 9/5.  Trong đó có 12 xe tăng và 12 xe chiến đấu hạng nặng . Quân đội Nga sẽ nhận được khoảng 2.300 xe tăng chiến đấu T-14 vào năm 2020, như vậy 70% đội xe tăng của Nga sẽ là các loại hiện đại nhất.

Trong loạt bài viết tới đây , sau khi hoàn thành bài viết cuối về đạn điều khiển cho tăng T-90 tôi sẽ đi sâu phân tích các vũ khí, cùng công nghệ mới cho dòng tăng chủ lực T14 Armata.

Các hệ bảo vệ cùng vũ khí tiên tiến trong loạt bài về Vũ khí trên siêu tăng T-14 Armata.



-Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit
-Pháo nòng trơn 2A82-M1 125 mm , ngoài ra tăng T-14 Armata có thể được trang bị pháo nòng trơn 152mm.
-Hệ thống giáp chống nổ (ERA) Malakhit.
-Đạn chống tăng có điều khiển thế hệ mới, dự kiến chính thức trang bị cho quân đội Nga 2017.

Ngoài ra siêu tăng T-14 Armata còn được trang bị đạn khói, pháo bắn nhanh 30mm nhưng tôi không đề cập trong loạt bài viết này.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2015, 03:54:06 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM