Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:47:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693822 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #380 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2015, 04:27:01 pm »

Tiếp.


Trong suốt 2 thập kỷ qua đã chứng kiến sự xuất hiện thế hệ cối hiện đại, chúng là các biến thể cải tiến sâu của các loại cối cổ điển. Tuy 2 loại cối " hiện đại" và "cổ điển" cùng bắn chung loại đạn 60mm có trước đó, ngoại trừ súng cối của Israel kalip  nòng 52mm (IMI COMMANDO  của Company Rheinmetall ). Sự khác biệt dễ nhận biết nhất của 2 dòng cối " hiện đại" và "cổ điển" là trọng lượng, kích thước và tầm bắn.

Cối cổ điển có chiều dài nòng từ 650mm đến 1000mm với trọng lượng từ 12 đến 22kg, tầm bắn nhỏ hơn hoặc bằng 2000m( ngoại trừ 1 số Model nâng cấp có tầm bắn đến 4000m). Súng cối hiện đaị có chiều dài nòng 500-650mm, trọng lượng từ 4,5kg-10kg, phạm vi bắn trên dưới 1000m( ngoại trừ súng cối của Nam Phi tầm bắn 2000m). Súng cối 60mm thế hệ mới tuy áp dụng nhiều giải pháp công nghệ như nòng súng được chế tạo bằng hợp kim nhẹ , bàn đế gọn nhẹ hơn (làm giảm trọng lượng) nhưng khó có thể gọi là cuộc cách mạng súng cối cá nhân mà chỉ có thể coi là những cải tiến đơn giản hóa. Có lẽ vẫn còn đất để cải tiến, phát triển như  tăng tầm bắn cho súng, kính ngắm quang điện tử ....nhưng nói chung hầu như đã cạn kiệt tiềm năng phát triển cho cối 60mm.



Súng phóng lựu tự động ngày càng trở nên phổ quát trong trang bị của nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới. Người ta chào đón chúng là một vũ khí hiệu quả trong phòng thủ, tấn công, chế áp hỏa lực đối phương v.v và v.v.

Về đạn dược, súng phóng lựu liên thanh được trang bị nhiều chủng đạn như phân mảnh, xuyên lõm, đạn khói....Đạn xuyên lõm có khả năng xuyên thủng 50mm giáp đồng nhất, các loại đạn nổ lõm của Nga, TQ được đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên súng phóng lựu liên thanh có những nhược điểm nhất định không thể tránh khỏi như độ lệch đạn lớn ±10/ 1500m, nhược điểm này còn tồi tệ hơn khi bắn mục tiêu di động(một phần ảnh hưởng do sơ tốc đạn thấp , đạn VOG-25 có sơ tốc 74-76m/s). Ngoài ra do quả đạn nhỏ nên bán kính sát thương không lớn(30mm của Nga và 40mm của Mỹ). Đạn " nhảy nổ" BOG-25P của Nga là chủng đạn tối ưu hóa bán kính sát thương (VOG-25P/BOГ-25П là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy" lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ).


Để khắc phục nhược điểm " tản mát" của đạn lựu, từ năm 2011  Picatinny Arsenal (Mỹ) đang làm việc trên một dự án mới cải tiến ngòi nổ cho số đạn lựu có trong trang bị của quân đội Mỹ, được đặt tên là SAGM  (Small Arms Grenade Munitions) - với quả đạn có khả năng được kích hoạt trước khi tiếp đất. Ngòi nổ được trang bị đo xa Laser và hệ thống tính toán đường đạn, đạn sẽ được kích nổ khi chưa tiếp đất(nổ treo, phức tạp hơn và ngược lại so với kiểu "nhảy nổ" của đạn VOG 25P nhưng chính xác hơn nhiều). Tuy nhiên đề án này đang thử nhiệm và chưa thấy tài liệu nào nói đạn lựu cải tiến sau này sẽ được sử dụng cho súng phóng lựu liên thanh, vì như vậy là lãng phí và không thật cần thiết.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2015, 12:01:35 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #381 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2015, 02:06:44 am »

Cải tiến súng máy hạng nhẹ trang bị cho cấp phân đội.


Trong quân đội Nga và NATO từ lâu đã trang bị cho cấp A,B súng máy  hạng nhẹ, để được định danh là súng máy hạng nhẹ chúng phải bắn đạn 5,56mm hoặc 7,62mm.



Súng máy hạng nhẹ M240 bắn đạn 7,62 x 51mm.



M240 là tên gọi chính thức của Quân đội Mỹ cho khẩu FN MAG (Mitrailleuse d`Appui Général); một loại súng sử dụng  loại đạn 7.62x51mm NATO, cơ cấu trích khí phản lực.M240 được trang bị cho quân đội Hoa Kỳ từ giữa năm 1980. Ngoài bộ binh, M240 còn được sử dụng trên các phương tiện cơ giới, tàu thuyền, máy bay, v.v.. Mặc dù không phải là khẩu trung liên nhẹ nhất từng được sử dụng, M240 được đánh giá cao bởi độ tin cậy và ưu điểm trong sự đồng bộ hóa giữa các thành viên khối NATO.



Súng máy hạng nhẹ M249 bắn đạn 5,56 x 45mm.



Súng máy cấp tiểu đội M249 (M249 Squad Automatic Weapon) là phiên bản của khẩu súng FN Minimi (một sản phẩm của hãng FN Herstal, Bỉ) sản xuất tại Mỹ.  Việc sử dụng đạn 5,56mm nhẹ hơn có nghĩa người lính mang được nhiều đạn hơn trong các cuộc hành quân kéo dài .  Theo chân Mỹ, các khẩu FAMAS của Pháp và L85A1 của Anh cũng bắt đầu sử dụng cỡ đạn 5,56mm khiến loại đạn này trở thành tiêu chuẩn và được gọi là “5.56mm NATO”. Đạn 5,56mm phát huy ưu điểm ở cự li dưới 400m, nhưng nó sẽ không duy trì được động năng và khả năng xuyên phá ở cự li trên 700m.

Khẩu súng máy hạng nhẹ FN Minimi theo lý thuyết có tầm bắn hiệu quả: 460 mét (1509 feet) và tầm bắn tối đa là : 1000 mét (3280 feet).

M249 SAW là bản cải tiến của FN Minimi nên không hoàn toàn giống như nguyên mẫu. Khối lượng của 2 khẩu súng này khác nhau đôi chút, còn chiều dài tổng thể cũng như nòng được giữ nguyên.
Cụ thể, phiên bản tiêu chuẩn của M249 có khối lượng rỗng 7,1 kg; chiều dài tổng thể 1.040 mm; nòng dài 465 mm; còn nguyên mẫu FN Minimi có khối lượng 6,83 kg.

Xu hướng hiện nay là trang bị đi kèm cho khẩu súng máy nói chung và súng máy hạng nhẹ cấp phân đội nói giêng nòng súng dự phòng. Thông thường, M249 sẽ đi kèm với 1 nòng ngắn và 1 nòng dài cho các điều kiện tác chiến khác nhau. Ban đầu, súng có 4 đường ray Picatinny ở 4 mặt để trang bị các phụ kiện khác nhau, các phiên bản tiếp theo có đến 6 ray. Ngoài ra việc thay nòng súng ngày càng đơn giản hóa, không cần nót cách nhiệt cũng có thể thay được nòng súng. Với công nghệ luyện, ram phôi thép hiện nay, tuổi thọ nòng súng được lâng cao rất nhiều ( bắn trên 20.000 viên).

1984, M249 được đưa vào biên chế và được đánh giá rất tích cực. Cơ số đạn biên chế cho M 249 tối đa 1500v.






Súng máy hạng nhẹ Mk 46 Mod 0 bắn đạn 7,62 x 51mm.




MK 46 Mod 0 là phiên bản cải tiến của M249 SAW , nó giữ được đầy đủ tính năng và độ tin cậy của M249 tiêu chuẩn. MK 46 Mod 0 đã giảm trọng lượng súng so với M 249 là 1,85 kg , chiều dài tổng thể còn 991 mm bằng cách thay thế một nòng nhẹ và rút gọn tay nắm chính, quai xách . Súng  được thêm các đường ray Picatinny, một tay nắm dọc ở phía trước và chân chống chữ V có thể tháo rời. Phiên bản mới nhất của MK 48 Mod O là  Mk 46 Mod 1 đường ray trên gáy súng được thay thế bằng tấm cách nhiệt .





Súng máy hạng nhẹ Mk 48 Mod 0 bắn đạn 7,62 x 51mm.



Súng máy hạng nhẹ Mk 48 Mod 0 được đưa vào sản xuất hàng loạt từ ngày 21/3/2003. Các khẩu súng đầu tiên được giao trong tháng 9/2003 và nhanh chóng đi vào hoạt động trong tháng 12 cùng năm.
Mk 48 Mod 0 có thiết kế tương tự như Mk 46, nó có khối lượng nhẹ hơn 34% so với M240. Khẩu súng này có 70% điểm tương đồng với các khẩu Mk 46, M249 và M240 .

Mk 48 Mod 0 có khối lượng chỉ 8,3 kg và dài 1.003 mm. Đây có thể coi là một trong những khẩu súng máy sử dụng đạn 7,62 mm NATO có kích thước cơ động nhất đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Khẩu súng này có tốc độ xạ kích 711 viên/phút hoặc khoảng 100 - 200 viên/phút nếu bắn theo từng loạt ngắn, đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu người cũng như cơ giới bọc giáp nhẹ ở khoảng cách mà Mk 46 không thể vươn tới. Theo nhà sản xuất, Mk 48 Mod 0 được trang bị một nòng nặng có vòng đời 20.000 viên đạn; thân kim loại của súng có vòng đời 100.000 viên và 11.500 viên đạn là giới hạn để đảm bảo độ tin cậy. Ngoài báng truyền thống của dòng M249, Mk 48 có thể sử dụng báng polymer với khả năng thay đổi chiều dài hình dáng tương tự như M4; hoặc Mk 48 cũng có thể sử dụng loại báng thanh kim loại đôi tương tự như như M249 Para hay SPW. Nòng của Mk 48 cũng hỗ trợ thay thế nhanh chóng mà không cần bất cứ phụ kiện hay găng tay chịu nhiệt. Súng tiếp đạn bằng dây 100 viên 7,62 mm NATO đựng trong hộp nhựa, túi vải.

Năm 2006, Mk 48 Mod 0 được nâng cấp thành Mk 48 Mod 1, súng được trang bị một chân chống chữ V có độ tin cậy cao hơn. Nhà sản xuất cũng thay thế đường ray ở gáy súng được thay bằng một tấm cách nhiệt hiện đại. Ngày 21/3/2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã kí hợp đồng trị giá 11.499.999 USD với nhà sản xuất FN tại Mỹ. Theo hợp đồng, FN sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ một số lượng và thời gian không xác định các khẩu Mk 48 Mod 1 và phụ tùng thay thế (nòng, các bộ phận bên trong, các phụ kiện hỗ trợ tháo rời và sửa chữa).




Bài sau : Súng máy hạng nhẹ của quân đội Nga- những cải tiến gần đây.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2015, 02:13:48 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #382 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2015, 12:32:45 am »

Súng máy RPD.







Súng máy RPD (7,62-мм ручной пулемёт Дегтярёва РПД, Индекс ГРАУ — 56-Р-327) . RPD bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1944 và là vũ khí tiêu chuẩn cấp tiểu đội trong Quân đội Liên Xô từ đầu những năm 1950 đến những năm 1960, sau đó được thay thế bởi trung liên RPK
Tuy vậy thì RPD vẫn còn được lưu trữ một số trong kho của Quân đội Nga cũng như được xuất khẩu rộng rãi sang nhiều quốc gia khác, cả đồng minh của Liên Xô lẫn các nước có nhu cầu một loại vũ khí tốt, bền, rẻ. Ngoài xuất khẩu thì RPD còn được sản xuất tại nhiều quốc gia, ví dụ như Trung Quốc với tên gọi trung liên Type 56 hay Việt Nam v.v.

RPD có thể xem như là một bước phát triển dài của họ súng máy Degtyarov, kế tục khẩu súng máy DP-1927 lừng danh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó sử dụng cơ chế trích khí tự động , RPD chỉ có một chế độ bắn liên thanh. RPD sử dụng hộp đạn dây dạng tròn gắn dưới súng, mỗi hộp đạn có 100 viên, tuy nhiên vì dây đạn có thể sử dụng lại nên xạ thủ trung liên RPD khi bắn xong sẽ phải gom dây lại, khá vất vả nếu phải chiến đấu liên tục. Hộp đạn có tay cầm riêng, nhưng xạ thủ có túi chuyên đựng hộp đạn riêng. Nòng súng không dễ để thay, nhưng RPD có thế phát huy hỏa lực rất tốt ở tầm 800m.

 

Súng máy RPD bắt đầu được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, hiện nay nó vẫn là loại vũ khí hỏa lực cấp tiểu đội chiếm số lượng nhiều nhất so với các loại súng máy cấp tiểu đội khác, và là vũ khí cơ bản số lượng nhiều chỉ sau AK-47 trong biên chế.


Súng máy RPK







Súng máy RPK(7,62-мм ручной пулемёт Калашникова (РПК, Индекс ГРАУ — 6П2).
Từ giữa những năm 1950, Quân đội Liên Xô đã lên chương trình phát triển hệ vũ khí mới thay cho súng máy RPD, kết quả năm 1961 họ đã chọn súng máy RPK . RPK sử dụng băng tiếp đạn như AK( 40v) và băng tiếp đạn hình trống 75v, so với khẩu RPD thì hộp tiếp đạn cuả RPK hơi ít. RPK có trọng lượng nhẹ hơn khẩu RPD, 5kg so với 7,4kg ( không có hộp tiếp đạn), tốc độ bắn chậm hơn 1 chút so với RPD, 600v/phút so với 650v/phút.
Các phiên bản sao chép RPK được sử dụng tại nhiều nước, hiện nay quân đội Nga sử dụng RPK cỡ đạn 5,45x39mm gọi là RPK-74M .

RPK có nhiều phiên bản gồm:

RPKS trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không (báng gấp).
RPKM, RPK-74 (đạn nhỏ M74 5,45mm).
RPKN là súng bắn tỉa .

Ưu điểm của RPK là tính tương đồng cao với AK , một loại vũ khí cá nhân được trang bị toàn quân( bắt đầu trang bị từ 1947). RPK  sử dụng chung đạn cũng như hộp tiếp đạn như AK. Máy súng của RPK cũng tương tự như AK nên khi hỏng hóc thay thế rất dễ dàng và sẵn phụ tùng.
Nhược điểm của RPK là nòng nóng nhanh dẫn tới đường đạn không căng, không ổn định thiếu chính xác. Tốc độ bắn thực tế so với lý thuyết cách xa nhau cũng do nhược điểm trên( lý thuyết 600v/phút, tốc độ bắn thực tế chỉ nên bắn 100v-150v/phút nếu không muốn nòng nóng nhanh). Ngoài ra hộp tiếp đạn RPK nhỏ, khi tác chiến không thể duy trì lâu hỏa lực.

Từ phiên bản RPK 74 Liên Xô đã tiến hành cải tiến nâng cấp, ở các phiên bản hiện đại RPK đã được cải tiến triệt để , xứng đáng là 1 khẩu súng máy hạng nhẹ hiện đại.







Trang bị súng máy hạng nhẹ cho cấp phân đội gần đây là đòi hỏi cấp thiết của hầu hết quân đội các nước. Với khẩu súng máy hạng nhẹ hiện nay, tiêu chuẩn đặt ra đặt ra để lựa trọn trang bị tương đối khắt khe. Chúng phải là khẩu súng có trọng lượng nhẹ, nòng súng có tuổi thọ cao( bắn trên 20.000v), chiều dài nòng khác nhau có thể thay thế dễ dàng. Chúng phải được gắn nhiều dụng cụ hỗ chợ như kính ngăm, đèn pin...

Khẩu súng máy hạng nhẹ thế hệ mới phải có hộp tiếp đạn từ 150v trở lên và phải có cơ cấu làm mát tốt.

Cũng như RPD, Quân đội Việt Nam sản xuất và sử dụng RPK từ khá lâu, mặc dù số lượng RPK ít hơn nhiều so với RPD. RPK ban đầu được biên chế trong các đơn vị bộ binh cơ giới như Sư 308, 320, 304, Hải quân đánh bộ, nhưng sau này hầu hết các đơn vị trong toàn quân đã được trang bị RPK.

Nhà máy vũ khí Z111 ở tỉnh Thanh Hóa thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng là một trong những nhà máy được đầu tư hiện đại thực hiện nhiệm vụ sản xuất vũ khí trang bị cho lực lượng bộ binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhà máy Z111 đang sản xuất các súng trường tiến công Galil Ace 31/32 và súng máy PKM do Liên Xô thiết kế( phiên bản đầu là : PK 7,62-мм пулемёт Калашникова ПК, được tiếp nhập trang bị 1961, nó không những là vũ khí cho phân đội BB mà chúng còn có 1 số phiên bản gắn trên thiết giáp như PKB hay trên xe tăng mà người ta thường gọi là súng máy đồng trục, vd như PKT), hiện tại Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất tự trang bị cho các đơn vị bộ binh.PKM là một trong những phiên bản cải tiến,dùng cỡ đạn 7,62x54mmR (hộp tiếp đạn loại 100-200viên), tầm bắn hiệu quả 1.500m qua kính ngắm, tầm bắn tối đa 3800m, tốc độ bắn 650phát/phút( PK, PKM).



Súng máy PKM chủ yếu cải tiến càng súng , súng có thể tác chiến bằng cách gá lắp trên càng dời 3 chân, hoặc có thể trên càng chữ V gắn theo súng, hoặc có thể kẹp nách bắn ở tư thế vận động tấn công.


Ngoài ưu điểm gọn nhẹ, khả năng triển khai tác chiến nhanh, hộp tiếp đạn đã mở rộng lên đến 200v, PKM vẫn có chung nhược điểm với súng máy RPK ở chỗ nòng nhanh nóng, báng gỗ nặng nề.....



Chủ trương của nhà nước và quân đội ta là ưu tiên phát triển Hải Quân, Không Quân....nhưng vũ khí cho Lục quân và Hải quân đánh bộ chúng ta cũng đâu có xem nhẹ, xu hướng hiện nay ta trọn phương án mua sắm-chuyển giao để tự sản xuất. Một ví dụ điển hình cho việc này là dây truyền sx vũ khí tiến công cho BB nhập của Israel. Khẩu súng máy Negev tuy mới được trang bị hạn chế cho lực lượng Hải quân đánh bộ , nhưng thực sự là một hướng đi đúng.


Súng máy Negev .








Vào cuối những năm 1980, Quân đội Israel yêu cầu cần phải phát triển một loại súng máy cỡ nòng 5,56mm mới đáng tin cậy, nhưng nhẹ hơn khẩu M240 FN MAG cho lính bộ binh. Khẩu FN Minimi được giới thiệu cho họ và được thử nghiệm nhưng đã không được chấp nhận. Mẫu thiết kế Negev đầu tiên chế tạo bởi công ty vũ khí Israel (IWI) đã được cung cấp số lượng nhỏ cho lữ đoàn tinh nhuệ Givati sử dụng thực nghiệm trên chiến trường năm 1993, phiên bản đời đầu này gặp nhiều vấn đề trong khả năng nạp đạn, khá nhạy cảm với cát và bụi, cho nên mất thêm 3 năm nữa để tiếp tục nghiên cứu.
Từ giữa năm 1996 IWI bắt đầu cung cấp Negev cho Quân đội Israel và đến năm 2002 Negev đã trở thành súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn trong quân đội nước này. Binh sĩ Israel thích Negev ở điểm nó nhẹ hơn và dễ điều khiển hơn so với loại M240 nặng nề, và hoàn toàn dễ dàng sử dụng bởi chỉ một người lính, hơn nữa M240 lại mất nhiều công bảo dưỡng chăm sóc trong môi trường cát bụi hơn Negev.

 
Negev sử dụng cơ chế thay nòng nhanh, với 2 loại nòng: tiêu chuẩn và nòng ngắn (commando). Negev có ưu điểm là nó có thể sử dụng cả băng đạn tiêu chuẩn của súng trường tấn công lẫn dây đạn trong hộp. Đạn trong băng dây sẽ được đưa vào từ khe phía trên, bên trái súng, còn hộp đạn sẽ lắp bên dưới súng, khi cần có thể lắp băng đạn 30 viên chuẩn M16 thay cho hộp đạn dây. Hộp đạn dây sử dụng trên Negev thường có khoảng 150 hoặc 200 viên. Ban đầu hộp đạn này có dạng tròn nhưng về sau thay thế bởi hộp dạng nửa tròn đáng tin cậy hơn.

Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Trang bị tiêu chuẩn trên Negev gồm tay cầm, ốp lót bằng nhựa tổng hợp và báng gập chuẩn Galil. Có một điều thú vị là ở khẩu Negev Commando (mà Hải quân Đánh bộ Việt Nam sử dụng) nòng ngắn, nếu sử dụng đạn tiếp bằng băng 30 viên và tháo giá 2 chân đi thì trung liên Negev sẽ trở thành một khẩu “súng trường tấn công” đầy uy lực, mặc dù làm như thế thì khẩu “súng trường tấn công” này hơi nặng. Nó có thể được sử dụng trong trường hợp tác chiến cự ly gần, cung cấp khả năng yểm trợ cao trong khu vực xác định, nhờ vào nòng dài và nhanh chóng trong thay nòng của nó.
Súng máy Negev hiện được trang bị hạn chế trong các Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam cùng với súng trường Tavor CTAR-21, Model Negev mà Hải quân Việt Nam sử dụng là Model Commando nòng ngắn . Súng máy Negev là khẩu súng máy hạng nhẹ hiện đại, nó có trọng lượng nhỉ hơn RPK ( 7kg), nhưng có tốc độ bắn cao từ 850-1150 viên/phút, hộp tiếp đạn từ 150-200v.


Ưu nhược điểm của súng máy Negev:

Ưu điểm: Negev có thiết kế kín, thích hợp cho việc tác chiến chiến trong môi trường nhiều bụi cát, nòng súng gọn rất rễ thay thế,sử dụng băng tiếp đạn đa dạng: băng đạn truyền thống hoặc dây đạn, dây tiếp đạn tự hủy dài, đảm bảo duy trì hỏa lực. Lựa trọn chế độ bắn kết hợp tự động và cơ khí( chế độ A-tự động, R- cơ khí và S là an toàn), tốc độ bắn cao.....

Nhược điểm: Cũng như các loại súng máy sử dụng đạn 5,56mm, đạn bị mất động năng nhanh, tầm bắn hiệu quả trên thực tế chỉ khoảng 300-800m.


Súng chưa được gắn thiết bị điện tử ,thiết bị này sẽ ghi lại hoạt động của súng thông qua một máy tính nhỏ, cho phép bảo dưỡng cũng như phát hiện ra các trục trặc, hỏng hóc trong quá trình sử dụng.




Bài sau : súng máy "Pecheneg" hỏa lực phân đội mạnh, hệ thống làm mát có một không hai.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2015, 02:37:52 pm gửi bởi longtrec » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #383 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2015, 09:48:25 pm »

Quân đội Nga sẽ trang bị cả AK-12 và A-545!

Như vậy là đã có quyết định sử dụng cả 2 cây súng mới nhất Kalashnikov AK-12 và Degtyarev A-545.

Cuộc thử nghiệm quốc gia năm ngoái, A-545 vốn được biết nhiều hơn qua phiên bản cũ AEK-971 tỏ ra tốt hơn ở một số nội dung như bắn chụm đạn trong trạng thái “mất cân bằng”. Trong khi AK-12 bị nhiều phàn nàn chỉ trích.

Các chi tiết của cuộc thử nghiệm quốc gia không được công bố. Tuy nhiên có thể hiểu bắn trong trạng thái “Mất cân bằng” nghĩa là bắn bằng 1 tay, bắn khi đang ngã hoặc ngả người. AEK-971 rõ ràng có ưu thế hơn vì có cấu tạo thoi cân bằng, một phát minh “mới nhưng không mới” lần đầu tiên áp dụng thành công vào súng trường cá nhân. Nhà máy Kalashnikov cũng có 1 phiên bản thoi cân bằng, nhưng không lọt vào cuộc thử nghiệm, đó là AK-107.

Nguồn tin BQP Nga cho biết, 2 loại súng mới sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 2 này. Việc trang bị cho quân đội sẽ diễn ra vào cuối năm nay và đi kèm Bộ trang bị chiến đấu cá nhân “Ratnik” hay còn gọi là “Trang bị bộ binh tương lai” cũng vừa được thử nghiệm quốc gia năm ngoái và bắt đầu trang bị trong năm nay.

Theo thông lệ, như vậy AK-12 sẽ được trang bị đại trà cho bộ binh, còn A-545 sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm. Việc đi đến chấp nhận cả 2 cây súng thuộc dòng AK là 1 kết quả hợp lý hợp tình, làm cả 2 nhà máy súng Izhevsk và Kovrov hài lòng. AK-12 cũng là 1 súng tốt tuy kém hơn A-545 ở một số tiêu chí, nhưng hơn ở danh tiếng và quen dùng kèm dây chuyền sản xuất có sẵn và cấu tạo đơn giản hơn làm giá thành rẻ hơn. Ông phó BQP Yury Borisov cho biết: “Quyết định cuối cùng là dựa trên kết quả thử nghiệm... Nhưng giá sản xuất cũng có phần ảnh hưởng đến quyết định của BQP. Phân tích 1 cách trung thực, cả 2 đều được chấp nhận.”

Quá trình thay thế hoàn toàn AK-74M sẽ diễn ra trong vài năm, các dòng AK-10X chỉ còn dùng để xuất khẩu. Mặt khác, kho súng Nga sẽ lại đầy ứ thêm hàng triệu khẩu súng.

Đã có nhiều đề xuất để giải quyết kho súng dư thừa, ví như xuất khẩu, hay rã ra nấu thép. Tuy nhiên phương án nấu thép có nhiều bất cập, ví dụ quy trình rã súng phải qua nhiều công đoạn: vận chuyển từ các kho chứa đến nơi xử lý, kiểm tra an toàn, tháo dỡ các bộ phận, tẩy rửa dầu mỡ, xử lý môi trường... số thép thu được từ súng bán cho các nhà máy thép không đủ bù chi phí cho quy trình này. Do đó có đề nghị BQP “bù lỗ” mỗi khẩu $30 và đã được chấp nhận, nhưng vì kinh phí eo hẹp nên kho súng gần như vẫn còn nguyên hàng chục triệu khẩu các loại.  







<a href="http://www.youtube.com/watch?v=-73_5LWMgdc" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=-73_5LWMgdc</a>

Tham khảo: nguồn Nga và BQP
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2015, 02:23:31 am gửi bởi SSX » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #384 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2015, 12:16:03 am »

Cảm ơn bác SSX, thông tin bác đưa rất bổ ích!


Xin được tiếp tục bài viết.



PKP Pecheneg (mã GRAU là 6P41) là loại súng máy đa chức năng sử dụng loại đạn 7.62×54mmR, đây là phiên bản hiện đại hóa của súng máy PK. PKP được bắt tay nghiêm cứu từ 1990 nhưng mãi tới năm 1999 mới bắt đầu được đưa vào trang bị hạn chế cho các lực lượng sức mạnh Nga. Trong cuộc chiến Nga-Chesnya, rồi Nga-Gruzya, PKP Pecheneg đã tỏ rõ ưu nhược điểm của mình.

PKP Pecheneg được thiết kế để hỗ chợ các nhóm đặc nhiệm Nga như FSB, Spetsnaz, súng sử dụng chích khí nén, tốc độ bắn, tầm bắn cũng không có gì nổi bật ,lần lượt là 650v/phút/ tối đa 3800m, nếu nhắm bắn qua kính ngắm thì tầm hiệu quả sẽ là 1500m .




Ưu điển nổi bật của thiết kế PKP là ở bộ phận tỏa nhiệt của nòng súng, rút kinh nhiệm từ các mẫu súng máy hạng nhẹ trước đó là nòng súng nóng nhanh, để loại bỏ nhược điểm này  Degtyarev đã thiết kế cho súng 1 hệ thống làm mát nòng đặc biệt với ống giảm nhiệt bọc lấy nòng súng. Khi tác chiến, nòng súng nóng lên tạo ra hiệu ứng nhiệt-luồng khí di chuyển giữa nòng súng và ống bọc ngoài sẽ giúp tăng khả năng tản nhiệt. Luồng khí làm mát sẽ đi vào bằng các khe phía trên ống bọc ngoài nằm trong hệ thống quai xách và sẽ thoát ra ở đầu nòng súng. Mẫu đầu của Pecheneg sử dụng loa che lửa như khẩu PKM nhưng không thành công,  đầu nòng súng bị xé rách khi nòng súng bắt đầu nóng lên, các mẫu sau đó được thay thế bằng loa che lửa được thiết kế giêng cho loại súng này . Quai xách của súng được gắn cố định trên ống bọc ngoài nòng súng. Quai xách được thiết kế kéo dài ra phía trước để che khe thông khí tránh việc một phần luồng khí nóng từ nòng súng thoát ra qua khe sẽ tạo ra ảo ảnh gây khó khăn cho việc nhắm bắn qua điểm ruồi. Nhà sản xuất tuyên bố rằng RPK Pecheneg có thể bắn liên thanh liên tiếp đến 600 viên mà nòng súng vẫn không bị quá nóng, đường đạn không bị giảm độ chính xác .
Súng được tích hợp chân chống chữ V tăng độ ổn định đường đạn , có thể gấp chân chống lại. Tuy nhiên thiết kế này hạn chế hướng bắn.




Phiên bản hiện đại hóa của súng máy PKP là Pecheneg-SP 7.62-mm (mã GRAU - 6P69) - các thiết bị bên ngoài PKP Pecheneg được thay thế hiện đại hóa, nòng súng có gờ khắc sâu chạy dọc, không cần làm mát cưỡng bức như ở phiên bản PKP. Súng được trang bị ống giảm thanh( giảm thanh chiến thuật), tay cầm phía trước trên các cửa thoát khí, Chân chống chữ V được gắn lò xo giúp cho việc đóng mở rất thuật tiện. Tuy nhiên hộp tiếp đạn vẫn bằng sắt, vẫn kiểu truyền thống Nga. Súng trang bị ray Picatinny trên  gáy súng có thể gắn kính quang học 1P89-3. Báng súng đã thay đổi ,có thể điều chỉnh, tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm cơ khí đến 800m.


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2015, 10:40:54 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #385 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2015, 12:09:09 am »

Tiếp theo và hết.


Trang bị súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần cho các phân đội.


Điểm qua các cuộc xung đột trên thế giới từ những năm 70 trở lại đây ta thấy nổi lên 1 xu hướng, ngoài vũ khí cá nhân như  AR15, AR16(Mỹ) hay AK 47( Liên Xô/Nga), người lính còn được trang bị thêm vũ khí chống tăng hạng nhẹ, thông thường chúng sử dụng 1 lần.
Ý tưởng sử dụng súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần ban đầu thuộc về người Đức" Panzerfaust" sử dụng trong chiến tranh thế giới lần 2, biến thể  Panzerfaust 150 là nền tảng mà Liên Xô nghiên cứu để tạo ra khẩu súng chống tăng RPG-2 Việt Nam quen gọi là B 40.



Súng chống tăng " Panzerfaust".



Ý tưởng tất nhiên thuộc người Đức nhưng người Mỹ có công hoàn thiện súng chống tăng sử dụng 1 lần là M72 LAW (англ. Light Anti-Tank Weapon), được tiếp nhận trang bị năm 1962. Chính hình mẫu súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần M 72 là ngườn cảm hứng sáng tạo cho nhiều mẫu súng chống tăng trên thế giới như AT4( Thụy Điển) hay RPG-18 của Liên Xô.
Hiện nay trong quân đội Mỹ, súng chống tăng M72 đã được thay thế bằng M136/ AT4( ống phóng được sản xuất tại Mỹ , đạn AT4 được sản xuất bởi company SAAB Bofors Dynamics). Nhưng M72 hiện nay vẫn được Copany  Talley Defense Systems sản xuất để cung cấp cho các nước đồng minh với Mỹ( phiên bản «Improved LAW»).




Súng phóng lựu M72 sử dụng ống phóng lồng vào nhau , bên trong là ống làm bằng hợp kim nhôm, bên ngoài là ống sợi thủy tinh. Súng trang bị thước ngắm cơ khí, gồm các vạch tương ứng với cự li thực, ngắm bắn qua khe ngắm khúc xạ ánh sáng. Súng ở trạng thái an toàn( ống phóng lồng vào nhau) dài 670mm, trạng thái chiến đấu 880mm. Súng chống tăng M72 rất nhẹ, ở phiên bản M72A2 nặng 2,3kg, còn  M72A3 nặng 2,5kg. Đường kính đạn 66mm,tầm bắn hiệu quả không xa khoảng 200m, khả năng xuyên giáp tối đa 250mm.



Súng chống tăng AT 4/ M 136.




Ở khẩu súng chống tăng AT4 do Copany Saab Bofors DynamicsAB (Thụy Điển) và ATK Inc (Mỹ) cùng hợp tác phát triển, chúng được sx cả ở Thụy Điển và Mỹ, tiếp nhận trang bị năm 1980. Súng chống tăng AT4( Thụy Điển)/M136 ( Mỹ) cũng sử dụng 1 lần nhưng có trọng lượng nặng hơn 7,5kg, Kaliv 84mm, khả năng xuyên giáp đến 500mm , cự ly tối đa 300m.

SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-18(реактивный противотанковый гранатомет )




Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG "Mukha"/ "Муха" do nhóm thiết kế đứng đầu là Барабошкин В.И.  và Рогозин И.Е. phát triển năm 1971. RPG-18 "Mukha" được thử nhiệm thành công trên bãi thử sau đó. Năm 1972 RPG-18 "Mukha" được tiếp nhận trang bị cho các đơn vị BB Xô Viết nhằm thay thế súng chống tăng sách tay , sử dụng đạn thuôc chủng xuyên lõm RPG-3.Bộ khởi động của RPG-18 "Mukha" tương tự như của M72, nòng súng được lồng vào nhau(dạng như ống kính viễn vọng). Ống bên trong được làm từ hợp kim nhôm 65HZD1T hoặc  65HZAMg6M, ống bên ngoài được làm từ sợi thủy tinh mác T13 đã ngâm tẩm sơn EP22.Nhờ cơ cấu ống phóng lồng vào nhau mà RPG-18 "Mukha" có chiều dài khi tác chiến là 1050mm (Chiều dài ống phóng ở vị trí hành quân 705mm).
Đạn của RPG-18 "Mukha" được lắp sẵn bên trong ống phóng,  lá thép hãm kẹp chặt quả đạn với ống phóng. Khi bắn quả đạn phá lá thép hãm, khi ra khỏi ống phóng 2 cánh đuôi quả đạn tự mở ra có tác dụng cân bằng cho quả đạn trong quỹ đạo.
Bên trong ống phóng phía trên cheo cơ chế điểm hỏa,  cơ cấu khóa phong tỏa và hạt đánh lửa , tất cả được bố trí trong 1 hộp , nút điểm hỏa nằm bên ngoài ống phóng. Hạt lửa được được gắn phía sau ống phóng, khi hạt lửa (có dạng viên thuốc) bị kích hoạt tạo ra tia lửa đốt cháy thuốc phóng dạng rắn đẩy quả đạn lao ra khỏi ống phóng với nguyên lý phản lực. Cơ cấu khóa an toàn bố trí phía sau, trong ống phóng nhằm khóa cơ cấu điểm hỏa khi hành quân , loại bỏ khả năng sảy ra điểm hỏa ngoài ý muốn. Ngoài ra cơ cấu khóa an toàn không cho phép tác chiến khi ống phóng chưa được kéo ra hết.
Khi chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu RPG-18 "Mukha" chỉ cần mở lắp ống phóng phía sau, sau đó kéo ống phóng ra hết cỡ và mở lắp trước ( mở an toàn) .
Đầu ruồi của RPG-18 "Mukha" có vòng bao quanh, giữa có khe ngắm là 1 tấm kính trong suốt lồng vừa khít với vòng thép bao quang của đầu ruồi. Trên tấm kính khắc số 5-10-15-20 tương ứng với 50m-100m-150m-200m. Ở phiên bản đầu của RPG-18 "Mukha" sử dụng thước ngắm cơ khí khắc 15 vạch ngang dùng để xác định cự li từ điểm bắn tới mục tiêu.
Cơ cấu ngắm bắn qua lỗ khúc xạ, gồm 1 trụ thép có 2 lỗ khúc xạ liền nhau(trên dưới). Lỗ phía trên dùng nhắm bắn khi nhiệt độ không khí xung quanh từ 0°С đến -50°С (Xạ thủ súng phóng lựu chống tăng đều hiểu nôm na lỗ khúc xạ này dùng nhắm bắn khi mùa đông). Lỗ khúc xạ bên dưới dùng nhắm bắn khi nhiệt độ môi trường xung quanh từ 0°С đến +50°С (dùng nhắm bắn mùa hè). Lá thép che được uốn cong phần dưới cố định vị trí âm dương.
Cột trụ khúc xạ khi tác chiến nó cần quay theo hướng ngược lại(theo hướng khóa nòng), ở chân cột trụ sẽ nòi ra 1 chốt, cần ấn chốt an toàn này trước khi thực hiện cơ chế điểm hỏa.
Bên ngoài ống phóng RPG-18 "Mukha" có 2 nhãn mác, một bên trái hướng dẫn chức năng sử dụng súng, nhãn mác phải hướng dẫn các bước an toàn khi sử dụng súng.
Súng phóng lựu RPG-18 "Mukha" có quả đạn với liều thuốc phóng phản lực, trong đầu quả đạn được nén thuốc nổ liều xuyên lõm  hình phễu trọng lượng 312g. Đầu quả đạn được chắn bằng vật liệu thấu kính trơ ( с инертной линзой (экраном)). Đầu kíp nổ áp điện VP-18 (пьезоэлектрический головодонный взрыватель ВП-18) có hình nón với sự tính toán tự hủy khi quả đạn không trúng đích.

RPG-18 có đường kính quả đạn  64 мм.Trọng lượng súng(gồm cả đạn):  2,6 кg, trọng lượng quả đạn : 1,4 кg.

Nhìn chung, các loại súng phóng lựu sử dụng 1 lần có ưu điểm gọn nhẹ, rất dễ dử dụng, người lính có thể được trang bị súng cá nhân và súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng một lần. Trừ súng chống tăng AT4, súng M 72 hay RPG 18 hiện nay không thể làm hại được xe tăng chủ lực với lớp giáp đồng nhất dày lại thêm được bảo vệ bởi giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên súng chống tăng hạng nhẹ lại rất nguy hiểm với xe bọc thép chở quân, hay các ổ hỏa lực đề kháng của đối phương.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2015, 02:05:17 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #386 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2015, 03:31:16 pm »

CÁC CHỦNG ĐẠN TRÊN XE TĂNG T-90.






Tăng T-90 là xe tăng chủ lực hiện đại bậc nhất đang có mặt trong trang bị của quân đội Nga. Sau khi tổng công trình sư Vladimir Ivanovich Potkin qua đời, xe tăng này chính thức được gọi tên là tăng "Vladimir" để ghi nhớ công lao của ông. Ngoài quân đội Nga, Ấn Độ là nước đầu tiên và cũng là nước sở hữu nhiều xe tăng T-90 nhất. Từ năm 2004, Ấn độ đã ký với Nga một hợp đồng kỷ lục lắp giáp 1000 tăng T-90. Gần đây nhất tại triển lãm Oboronexpo-2104 diễn ra ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva, Nga ký kết hợp đồng lắp ráp xe tăng T-90 tại Algeria. Số lượng tăng T-90 và trị giá hợp đồng không được tiết lộ.

Hồi đầu năm 2014, tờ Tiếng nói nước Nga và một số trang mạng khác của Nga cũng đã đăng tải thông tin cho rằng, Việt Nam đang xem xét khả năng hiện đại hóa các xe tăng T-72 và mua các xe tăng T-90 mới. Xu hướng mua bản quyền, mua dây chuyền-chuyển giao công nghệ và tự lắp giáp là điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng mua sắm vũ khí của bên mua , còn điều kiện bên bán là số lượng và trị giá hợp đồng. Tất nhiên cũng phải là Quốc gia có nền công nghệ Quốc phòng đủ đáp ứng mọi điều kiện để tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

Trong thời gian quan, nền công nghệ Quốc phòng của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng, chỉ tính giêng những thành tựu có ít nhiều liên quan đến xe tăng ta thấy: Việt Nam đã tự sản xuất nòng pháo 57mm( đây là bước khởi đầu cho việc sx những nòng pháo kích cỡ lớn hơn) . Viện Thuốc phóng, thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị cho xe tăng T-54/55, T-62 đem lại khả năng chống chịu được các đạn chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng v.v và v.v.

Trong loạt bài viết tới đây, tôi xin gửi đến các đồng chí cùng các bạn các chủng đạn được trang bị trên tăng T-90.

Đạn được trang bị trên tăng T-90 gồm 4 chủng đạn chính và đạn khói  gồm:

1. Đạn xuyên giáp thanh xuyên dưới cỡ 125mm.
2.Đạn xuyên lõm 125mm.
3.Đạn nổ mạnh phá mảnh 125mm.
4.Đạn điều khiển 125mm.
Đạn khói 81mm 3D17.



Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #387 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2015, 12:03:16 am »

ĐẠN XUYÊN GIÁP ZVBM17 VỚI THANH XUYÊN DƯỚI CỠ ZBM42(ZBM44).





Pháo trên tăng T-90 2A46 được biên chế cơ số đạn tiêu chuẩn gồm 42 quả đạn BOPS(БОПС-бронебойный оперённый подкалиберный снаряд), bao gồm 4 chủng đạn : Đạn điều khiển, đạn nổ mạnh-phá mảnh,đạn xuyên lõm và đạn xuyên giáp thanh xuyên dưới cỡ. Cả 4 chủng đạn trang bị trên T-90 đều sử dụng thuốc phóng dời. Ngoài đạn pháo cho pháo chủ lực 125mm 2A46, trên tăng T-90 còn có 2000v đạn 7,62mm cho súng máy đồng trục và 300v đạn 12,7mm cho súng máy ZPU.

22 quả đạn được gắn trên băng tải máy nạp đạn tự động, 20 quả đạn được cất giữ trong ngăn đặc biệt. Băng tải AZ với khả năng gắp-tải bất kể một loại đạn nào. Nói cách khác nó có khả năng lựa trọn đạn, vd băng tải AZ chỉ gắp-tải đạn ZVBM17. Ngoài ra bất kể laọi đạn nào cũng có thể nạp đạn bằng tay. Việc sử dụng "Các tút" tự hủy, với việc hất phần đệm quả đạn trong cấu trúc nạp đạn tự động cho phép giảm tối đa khói trong khoang xe khi khai hỏa.


Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/ZVBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72  .



ĐẠN XUYÊN GIÁP ZVBM17 VỚI THANH XUYÊN DƯỚI CỠ ZBM42



Nga sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm  3ВБМ-17/ZVBM-17(Thanh xuyên 3БМ-42 hoặc 3БМ-44) do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung.Hỗn hợp thuốc phóng chính 4Ж63, bao gồm thành phần thuốc phóng năng lượng cao có thể là 4Ж40 hoặc 4Ж52 .Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ? Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.




Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần trải qua quá trình "phá vỏ-vượt tốc" khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường cùng chủng loại.



Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 125mm 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động-dạng giáp chủ động bắn các viên bi hoặc tên lửa nhỏ làm chệch hướng đạn hoặc kích nổ đạn trước khi nó chạm vào xe tăng. Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.



Đạn 3ВБМ-17 ngày nay vẫn được Nga tiếp túc nghiêm cứu cải tiến, gần đây nhất có đạn OBPC ZBM-29/ ОБПС 3БМ-29, được làm từ hợp kim В-96Ц1 được tiếp nhận trang bị.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2015, 11:45:30 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #388 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2015, 03:12:31 pm »

Thưa các đồng chí cùng các bạn, trước khi nói đến đạn xuyên lõm trong trang bị tiêu chuẩn của tăng T-90, cho phép tôi trước tiên nói về lịch sử phát hiện ra hiện tượng nổ lõm và nguyên lý hoạt động của đạn xuyên lõm.


Lịch sử:

Năm 1792,  kỹ sư khai thác mỏ Franz von Baader cho rằng năng lượng nổ có thể được tập trung trong một diện tích hẹp , tuy nhiên những thí nhiệm sau đó không thành công do ông sử dụng thuốc nổ đen nên không tạo ra sóng nổ cần thiết.

Vào năm 1888 Charles Munro (Charles Edward Munro-Mỹ)đã viết về hiện tượng nổ lõm(sơ khai) nhưng mục đích ban đầu là để khắc lên tấm thép.

Ở Liên Xô trong thời gian từ năm 1925-1926 Giáo sư M. Ya Sukharevsky đã nghiên cứu hiện tượng nổ xuyên lõm bằng thuốc nổ TNT.

Năm 1938, Franz Tomanek (Franz Rudolf Thomanek- Đức ) và Henry Mohoupt (Henry Hans Mohaupt- Thụy Sĩ ) Cả 2 độc lập làm những thí nhiệm và họ phát hiện ra nếu đặt tấm lóp kim loại hình phễu xung quanh là thuốc nổ( với điều kiện kín) sẽ tập trung được năng lượng nổ bằng cách tạo ra 1 luồng xuyên làm tăng khả năng xuyên thép .

Đạn xuyên lõm đầu tiên được sử dụng trong ngày 10 tháng 5 năm 1940 tại Pháo đài Eben-Emael (Bỉ).

Mùa hè năm 1941 xe tăng của Hồng Quân LX liên tục bị quân Đức bắn cháy bằng đạn xuyên lõm gây bất ngờ cho LX.

23 Tháng 5 năm 1942 ,tại bãi thử Sofrinsky LX đã cho bắn thử đạn xuyên lõm bằng pháo 76-mm, được phát triển bởi  Viện nghiêm cứu số 6 ,dựa trên nguyên mẫu là quả đạn xuyên lõm của Đức do LX thu được. Ngày 27 Tháng 5 năm 1942, Liên Xô chính thức tiếp nhận đạn xuyên lõm BP-353A vào biên chế.

Năm 1949 Михаил Алексеевич Лаврентьев được trao tặng huân chương Lenin vì có công viết lý thuyết nổ lõm.

Tuy không phải là Quốc gia đầu tiên phát hiện ra nguyên lý nổ lõm, nhưng Liên Xô và sau này là Nga lại là nước đi đầu trong việc phát triển vũ khí chống tăng trong đó chủ yếu là đạn xuyên lõm. Tất nhiên ngày nay người ta sử dụng nhiều chủng đạn chống tăng như đạn thanh xuyên dưới cỡ, đạn động năng lõi Vonfran, v.v và v.v nhưng vai trò của đạn xuyên lõm vẫn được khẳng định là không thể loại bỏ, với khả năng không chỉ xuyên thép mà còn xuyên - phá hủy bê tông, gạch đá các công trình kỹ thuật kiên cố của đối phương. Khả năng xuyên thép của đạn xuyên lõm cũng tăng đáng kể nhờ áp dụng phễu tích năng lượng "Đa đỉnh, đa bậc".



Bài sau : Nguyên lý nổ lõm, hóa chất pha trộn trong hỗn hợp nổ.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2015, 11:46:40 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #389 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 05:13:31 pm »

Nguyên lý nổ lõm.




Cấu tạo đạn nổ xuyên lõm.

Nhìn vào hình vẽ bắt đầu từ Фиксатор theo chiều kim đồng hồn ta thấy:

-Chốt định vị.
-Ngòi đáy.
-Thuốc nổ.
-Phễu tích năng lượng.
-Ngòi nổ.
-Đầu đạn
-Nắp phễu tích năng lượng.
-Thân đạn .
-Bộ phận vạch đường( bên trong chứa thuốc cháy, có tác dụng vạch đường).
-Cánh đuôi tác dụng ổn định quỹ đạo đường đạn.


Nguyên lý hoạt động.




Khi quả đạn xuyên lõm được bắn đi, khi ra khỏi nòng pháo, lực ly tâm sẽ phá chốt định vị cánh đuôi và lúc này cánh đuôi mở ra tự xoay quanh trục đường đạn có tác dụng ổn định quỹ đạo đường đạn. Khi quả đạn chạm mục tiêu, ngòi nổ( ngòi điện) sẽ truyền nổ thông qua mạch nổ nằm ở tâm đạn đến ngòi đáy. Ngòi đáy sẽ kích nổ khối thuốc nổ  nằm trong thân đạn , bao trọn phễu tích năng lương. Sóng nổ truyền từ xung quanh sườn của phễu tích năng lượng hình nón, làm sụt nở thành phễu dồn chúng vào tâm phễu. Thông thường phễu tích năng lượng được làm từ đồng hoặc hợp kim nhẹ. Tốc độ  và khả năng xuyên thép của luồng xuyên phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ kích nổ khối thuốc nổ và hình học phễu tích năng lượng.





Áp suất nổ đạt khoảng 10^10pa1[/font](10^5kgf 2[/color]/ cm²), lớn hơn nhiều với giới hạn tan chảy của kim loại( Xin lưu ý, ở đây không phải nói về sự nóng chảy của kim loại đâu nhé/значительно превосходит предел текучести металла, поэтому движение металлической облицовки под действием продуктов взрыва подобно течению жидкости, однако обусловлено не плавлением, а пластической деформацией. Do tác động của sóng nổ, phễu kim loại bị biến thành dòng chất lỏng, nhưng không phải nóng chảy mà là biến dạng dẻo.





Tương tự như chất lỏng, phễu tích năng lượng kim loại sau khi biến dạng dẻo tạo thành 2 phần, người Nga miêu tả quá trình này bằng từ mang đày hình tượng"cái chày", nhưng theo tôi hiện tượng này giống cây nấm nằm ngang mới đúng. Phần khối lượng lớn ( chân nấm 70-90%)di chuyển chậm hơn so với phần khối lượng nhỏ( Mũ nấm 20-30%) di chuyển dọc theo trục đối xứng của hỗn hợp nổ với tốc độ siêu vượt âm( Khái nhiệm tốc độ siêu vượt âm/ Ги́перзвуковая ско́рость bắt đầu từ năm 1970 chỉ vật thể có tốc độ trên 5M).






 Đối với phễu tích nặng lượng có đỉnh góc nhỏ thì luồng xuyên có tốc độ cao hơn nhưng đòi hỏi thành phễu cũng phải gia tăng độ dày điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm đứt đoạn luồng xuyên. Trong đạn xuyên lõm hiện đại, thường sử dụng phễu tích năng lượng với hình học phức tạp(số mũ 3, đa bậc).
Đỉnh hình nón( của phễu tích năng lượng) có góc 30-60o thì tốc độ luồng xuyên đạt 10km/s( Tương đương 29M).
Đạn xuyên lõn theo lý thuyết thì khả năng xuyên thép  tỉ lệ thuận với luồng xuyên lõm và căn bậc 2 của mật độ lớp lót( phễu) và mật độ vỏ giáp. Thực tế khả năng xuyên giáp đồng nhất của đạn xuyên lõm giao động từ (1,5 đến 4) x Kalip. Muốn tăng khả năng xuyên giáp cho đạn , cần tăng khoảng cách giữa đáy phễu  và điểm tiếp súc chạm nổ. Nói cách khác cần gia tăng chiều dài luồng xuyên, điều đó đồng nghĩa với góc đỉnh phễu phải nhỏ gần với góc 30o. Tuy nhiên phải đảm bảo luồn xuyên niền mạch, vì luồng xuyên bị ngắt quãng sẽ làm giảm năng lượng xuyên. Để kéo dài luồng xuyên hiệu quả nhất người ta là phễu tích năng lượng với nhiều đầu chóp, thuật ngữ chỉ loại phễu đa đỉnh này là «Tiêu cự/фокусном расстоянии».

_________________________________________________________________________
1/ Pascal (Nga: Па, quốc tế: Pa) - đơn vị áp lực trong hệ  SI . Pascal là áp suất gây ra bởi một lực bằng 1 Newton, phân bố đều trên bề mặt diện tích một mét vuông .
1 Pa = 1 N • m-2.

2/ kgf( Kilogram lực, tiếng Nga là  Кгс hoặc кГ, Quốc tế : kgF hoặc kgf .
                1kgf=9,80665 m / s²
 1 кgf = 9,80665 N ≈ 10 N
1 N ≈ 0,10197162 kgf ≈ 0,1 kgf. Đây là giá trị được công nhận trong hội nghị đo lường quốc tế lần 3 năm 1901.


 
3/f (x) = \ exp (x) = e ^ x.    e = 2,7182818284590452 ....
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2015, 08:59:19 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM