Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:28:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693831 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #350 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2014, 10:22:37 pm »

Vào năm 2010 Nhà bình luận quốc phòng Robert Karniol cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM) mới của Israel. Cũng theo ông Robert Karniol , hợp đồng được ký vào mùa hè 2010,  đây là  hợp đồng  đầu tiên Israel bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Những năm gần đây, khái nhiệm về đạn rốc két trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt (PPLPL) đã không còn đúng với tên gọi. Nhờ được tích hợp dẫn đường vệ tinh GPS đạn PPLPL ngày nay đã trở thành tên lửa có điều khiển. Hệ thống PPLPL "lynx" được thiết kế khung gầm chuẩn hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket cỡ 122, 160 và 300 mm. Hệ thống PPLPL "lynx" được thiết kế 2 thùng chứa các ống phóng, để phóng nhiều kích cỡ đạn khác nhau cũng như số lượng đạn chứa trong các thùng phóng cũng khác nhau. Với đạn Grad thì thùng phóng có cấu hình 2x 20( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 20 ống phóng), với đạn Lar hoặc Accular thì thùng phóng có cấu hình 2x 13( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 13 ống phóng, cỡ đạn 160mm tầm bắn tối đa 45km). Đạn Extra thì thùng phóng có cấu hình 2x 4( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 4 ống phóng, cỡ đạn 300mm tầm bắn tối đa 150km). Ngoài ra bệ phóng trong hệ thống " Lynx" còn có thể phóng tên lửa hành trình chính xác cao Delilah tầm bắn tối đa lên đến 250km hay tên lửa đạn đạo chiến thuật Lora tầm bắn tối đa lên tới 280km.

Nhìn chung đạn của hệ thống PPLPL ' Lynx" đều có cánh đuôi hoặc có cả cánh đuôi , cánh mũi.



Delilah




Extra




LAR 160-мм





Accular







Mối quan tâm của ngành công nghiệp Quốc phòng Israel ( Israel Military Industries, IMI ) là trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao . IMI cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm Quốc phòng đồng bộ với mọi yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất . Sản phẩm chính của IMI bao gồm các hệ thống vũ khí mặt đất , vũ khí trong không trung và đạn dược đi kèm , phù hợp với tất cả các nhiệm vụ . Trong những năm gần đây, lợi nhuận dòng của IMI  hàng năm vượt quá $ 485.000.000 . Hàng năm IMI dành khoảng 50 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển vũ khí mới.


một số Quốc gia đã nhập của IMI các phiên bản khác nhau của hệ thống PPLPL " Lynx ":

Azerbaijan , Argentina , Venezuela, Georgia , Kazakhstan, Romania và Chile. Tùy từng yêu cầu của mỗi nước mà hệ thống PPLPL " Lynx" được thiết lập trên Mercedes cấu hình 6x6  hay KAMAZ cấu hình 8x8.

1/ Georgia mua hệ thông PPLPL "Lynx" trong năm 2007 với 2 hệ thống nạp đạn  13 -pack LAR- 160 ( hoặc hai hệ thống nạp đạn 20 -pack Castle ) ,trên khung gầm xe  Mercedes Actros 3341 (6x6) .

2/ Azerbaijan gần đây đã mua một số PPLPL " Lynx". Lynx đã được sửa đổi đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của Bộ Quốc phòng Azerbaijan . hệ thống PPLPL  của Azerbaijan được  đặt tên là "Doly" với khung gầm xe KAMAZ 6350(8x8).

 3/Kazakhstan cũng đã mua Lynx  dựa trên khung gầm xe KAMAZ - 63.502 , hệ thống đã được biết đến với tên địa phương " Naiza " ( " Spear " ) .
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2014, 11:17:02 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #351 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 10:24:10 pm »

Thưa các bạn, trước khi vào phần chính của loạt bài : Hệ thống PPLPL "lynx", cho phép tôi được trình bày lịch sử ra đời của tên lửa có cánh( tên lửa hành trình) và các phương pháp dẫn đường. Đặc biệt tôi sẽ đi sâu vào phương pháp dẫn đường tích hợp định vị vệ tinh GPS(Mỹ), GLONASS( Nga) và Bắc Đẩu (TQ dự kiến sẽ hoàn thành che phủ toàn cầu vào năm 2020).



Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh(hành trình).





Với hơn 70 năm ra đời của tên lửa có cánh, có thể nói công nghệ chế tạo và dẫn đường cho tên lửa đã hoàn thiện , được kiểm chứng. Trong suốt hơn 70 năm qua, đã có biết bao phòng thí nhiệm, biết bao nhà khoa học trên thế giới lao động quên mình chỉ với mục tiêu làm cho tên lửa bay xa hơn, chính xác hơn.. . Từ những công nghệ thô xơ,tên lửa có cánh không ngừng được cải tiến, hoàn thiện về vỏ, động cơ..... và đặc biệt là hệ thống dẫn đường.

Nhờ công nghệ phát triển, tên lửa có cánh ngày càng nhỏ gọn hơn, hiện nay người ta có thể cho chúng vào trong bụng máy bay hoặc treo trên hai cánh. Trên tàu mặt nước thì tên lửa được phóng từ ống phóng nghiêng hay ống phóng thẳng đứng. Trên tàu ngầm thì chúng được phóng qua ống phóng ngư lôi. Động cơ tên lửa, từ động cơ phản lực không khí, sau đó đến phản lực TUBO, động cơ nhiên liệu lỏng, rồi đến động cơ phản lực không khí dòng thẳng...giúp cho tên lửa có tốc độ cận âm, siêu âm và siêu vượt âm.

Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, tên lửa có cánh tỏ rõ sự vượt trội về công nghệ. Quỹ đạo của tên lửa phức tạp hơn, chúng có thể thay đổi độ cao trong quỹ đạo bay. Với những tên lửa chống hạm ở pha cuối thường bay sát mặt nước để tránh radar và hệ thống phòng không tầm thấp của các tàu mặt nước. Cấu hình của tên lửa cũng ngày càng cải tiến, để hạn chế tối đa hấp thụ sóng radar. Một số tên lửa của Liên Xô trước đây được trang bị thiết bị gây nhiễu để làm mù các hệ thống radar của đối phương.


Nhan đề của việc dẫn đường cho tên lửa có cánh.

Ý tưởng tạo ra tên lửa có cánh( hành trình) là để có thể phát động cuộc tấn công từ bên ngoài tầm phòng thủ của đối phương. Nhưng ý tưởng này thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường. Làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa khi khoảng cách từ hàng trăm đến hàng chục ngàn KM đến mục tiêu cần tiêu diệt ?

Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh đầu tiên FZG-76/V1 ( Gọi tắt là V1).





Tên lửa V1.

Tên lửa có cánh đầu tiên được biết đến là FZG-76/V1 của Đức. Đức Quốc Xã đã cho sx khoảng 8000 tên lửa V1 chủ yếu để tấn công Anh Quốc. Nếu đánh giá theo tiêu trí hiện đại thì hệ thống dẫn đường của tên lửa V1 là tương đối nguyên thủy. Máy lái của tên lửa được bố trí kết hợp với con quay hồi chuyển và 1 phong tốc kế(máy đo gió). Trước khi phóng tên lửa, cần hướng tên lửa về hướng mục tiêu, tên lửa V1 có duy nhất 1 đồng hồ hiển thị tính toán khoảng cách tới mục tiêu. Khi tên lửa bay trên mục tiêu, máy lái nhận lệnh sẽ điều khiển tên lửa đột ngột bổ nhào. Độ lệch mục tiêu của tên lửa V1 khoảng 1 rặm. Nhưng thời điểm đó, độ "chính xác" như vậy là chấp nhận được vì nhiệm vụ của những tên lửa V1 này là biến thành những quả bom bay dội xuống London, với mục đích uy hiếp người dân và lực lượng QS tại Anh Quốc.

Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ JB-2( Thực chất nó là bản copy tên lửa V1 của Đức).






Tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ JB-2.



Sau chiến tranh thế giới lần 2, cả Liên Xô và Mỹ đều lợi dụng tối đa nền khoa học quân sự Đức,tên lửa V1 là một vd điển hình. Mỹ và Liên Xô đều có chương trình phát triển tên lửa hành trình giêng cho mình. Thế hệ tên lửa có cánh chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân với loạt sery : REGULUS( Hải quân Mỹ), MACE/MATADOR ( Không quân Mỹ). Liên Xô có COMET KS-1/20. Tất cả các công nghệ dẫn đường trong giai đoạn này vẫn dựa trên máy lái-con quay hồi chuyển (chính xác hơn)-gia tốc kế. Đồng thời trong giai đoạn này công nghệ dẫn đường cho tên lửa đã có những đột phá như hiệu chỉnh quỹ đạo tên lửa thông qua liên lạc radio, đôi khi điều chỉnh bằng thiết bị đầu cuối vô tuyến chính xác được cung cấp với radar dẫn đường tầm ngắn , bán chủ động. Thế hệ tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ thường có độ lệch mục tiêu trên dưới 100m. Với độ lệch như vậy có thể được coi là chính xác cho những tên lửa chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2014, 10:37:50 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #352 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2014, 07:49:08 pm »

Tiếp theo!


Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong công nghệ dẫn đường cho tên lửa hành trình  với việc Mỹ tiếp nhận trang bị tên lửa hành trình liên lục địa , thuộc chủng đất đối đất Northrop SM- 62 Snark . Snark được thiết kế để tấn công bằng đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu xung yếu  của Liên Xô. Khoảng cách liên lục  địa thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường, làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu mà khoảng cách gấp hơn 10 lần so với phiên bản trước của tên lửa hành trình? Tên lủa hành trình liên lục địa Snark đã được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính thích hợp sử dụng một con quay hồi chuyển và gia tốc nền tảng ổn định để đo chuyển động chính xác của tên lửa trong không gian , cũng như các máy tính tương tự được sử dụng để lưu trữ các phép đo và xác định vị trí của tên lửa trong không gian . Nhưng ngay sau đó nhan đề về hệ thống dẫn đường đã xuất hiện, sự trôi trong quán tính quá lớn, tên lửa không linh hoạt trong cơ động. Lỗi hệ thống quán tính sai số tích lũy, sai số định vị quán tính tăng dần theo mỗi giờ bay.





Tên lửa liên lục địa Northrop SM- 62 Snark.



Giải pháp là một thiết bị được thiết kế để thực hiện các phép đo chính xác cao của vị trí địa lý của tên lửa trên quỹ đạo bay của nó và khả năng để sửa chữa hay " phong tỏa" các lỗi được tạo ra trong hệ thống quán tính. Ý tưởng cơ bản này ngày nay vẫn còntồn tại ở các trung tâm thiết kế của vũ khí dẫn đường hiện đại. Do đó , người ta chủ động đưa vào hệ thống đo đạc bản sửa các lỗi tích lũy  định kỳ để khắc phục sai số đo ở từng vị trí.






Tên lửa hành trình Martin Matador.



Tiến xa hơn về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề này, người ta đã  áp dung hệ thống  "Astronavigation" , thiết bị quang điện tử tự động đo vị trí góc của các ngôi sao nổi tiếng và sử dụng chúng để tính toán vị trí của tên lửa trong không gian . Hệ thống "Astronavigation" được chứng minh là rất chính xác, nhưng cũng khá tốn kém để sản xuất và khó khăn để duy trì. Một hạn chế khác là  những tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường này phải bay ở độ cao nhất định để các đám mây không che mất đường ngắm tới các ngôi sao.

Hệ thống đẫn đường  "Astronavigation" tạo ra rất ít thành công nhưng về mặt khác nó lại cung cấp động lực để cho ra đời hệ thống định vị vệ tinh hiện nay như GPS và GLONASS . Định vị vệ tinh dựa trên một khái niệm tương tự như hệ thống "Astronavigation" , vị trí các ngôi sao được thay bằng các vệ tinh địa tĩnh. Ánh sáng tự nhiên của các ngôi sao được thay bằng tín hiệu siêu cao tần, sử dụng đo dải tần giả, chứ không đo góc (измерения псевдо-диапазона, а не угловые измерения)..... Kết quả là, hệ thống này đã làm giảm chi phí đáng kể và được phép thực hiện ở tất cả các vị trí độ cao trong mọi điều kiện thời tiết. Mặc dù thực tế rằng công nghệ định vị vệ tinh được phát minh vào đầu những năm 1960 , nhưng nó được ứng dụng rộng rãi vào những năm 1980 .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2014, 06:39:47 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #353 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2014, 09:32:20 pm »

Tiếp theo!


Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong công nghệ dẫn đường cho tên lửa hành trình  với việc Mỹ tiếp nhận trang bị tên lửa hành trình liên lục địa , thuộc chủng đất đối đất Northrop SM- 62 Snark . Snark được thiết kế để tấn công bằng đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu xung yếu  của Liên Xô. Khoảng cách liên lục  địa thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường, làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu mà khoảng cách gấp hơn 10 lần so với phiên bản trước của tên lửa hành trình? Tên lủa hành trình liên lục địa Snark đã được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính thích hợp sử dụng một con quay hồi chuyển và gia tốc nền tảng ổn định để đo chuyển động chính xác của tên lửa trong không gian , cũng như các máy tính tương tự được sử dụng để lưu trữ các phép đo và xác định vị trí của tên lửa trong không gian . Nhưng ngay sau đó nhan đề về hệ thống dẫn đường đã xuất hiện, sự trôi trong quán tính quá lớn, tên lửa không linh hoạt trong cơ động. Lỗi hệ thống quán tính sai số tích lũy, sai số định vị quán tính tăng dần theo mỗi giờ bay.





Tên lửa liên lục địa Northrop SM- 62 Snark.



Giải pháp là một thiết bị được thiết kế để thực hiện các phép đo chính xác cao của vị trí địa lý của tên lửa trên quỹ đạo bay của nó và khả năng để sửa chữa hay " phong tỏa" các lỗi được tạo ra trong hệ thống quán tính. Ý tưởng cơ bản này ngày nay vẫn còntồn tại ở các trung tâm thiết kế của vũ khí dẫn đường hiện đại. Do đó , người ta chủ động đưa vào hệ thống đo đạc bản sửa các lỗi tích lũy  định kỳ để khắc phục sai số đo ở từng vị trí.






Tên lửa hành trình Martin Matador.



Tiến xa hơn về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề này, người ta đã  áp dung hệ thống định vị thông qua thiên thể "Astronavigation" , thiết bị quang điện tử tự động đo vị trí góc của các ngôi sao nổi tiếng và sử dụng chúng để tính toán vị trí của tên lửa trong không gian . Hệ thống "Astronavigation" được chứng minh là rất chính xác, nhưng cũng khá tốn kém để sản xuất và khó khăn để duy trì. Một hạn chế khác là  những tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường này phải bay ở độ cao nhất định để các đám mây không che mất đường ngắm tới các ngôi sao.

Hệ thống đẫn đường  "Astronavigation" tạo ra rất ít thành công nhưng về mặt khác nó lại cung cấp động lực để cho ra đời hệ thống định vị vệ tinh hiện nay như GPS và GLONASS . Định vị vệ tinh dựa trên một khái niệm tương tự như hệ thống "Astronavigation" , vị trí các ngôi sao được thay bằng các vệ tinh địa tĩnh. Ánh sáng tự nhiên của các ngôi sao được thay bằng tín hiệu siêu cao tần, sử dụng đo dải tần giả, chứ không đo góc (измерения псевдо-диапазона, а не угловые измерения)..... Kết quả là, hệ thống này đã làm giảm chi phí đáng kể và được phép thực hiện ở tất cả các vị trí độ cao trong mọi điều kiện thời tiết. Mặc dù thực tế rằng công nghệ định vị vệ tinh được phát minh vào đầu những năm 1960 , nhưng nó được ứng dụng rộng rãi vào những năm 1980 .
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #354 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 10:02:48 pm »

Tiếp.


Trong những năm 1960 , đã có cải tiến đáng kể trong việc tăng độ chính xác cho hệ thống dẫn đường quán tính, nhưng lại đẻ ra nhiều thiết bị phụ chợ chế tạo khó khăn và rất tốn kém. Kết quả là, một công nghệ mới trong lĩnh vực dẫn đường cho tên lửa hành trình ra đời.Trong lĩnh vực dẫn đường cho tên lửa hành trình trang bị hệ thống radar xác định vị trí tọa độ đối chiếu với vị trí trên bản đồ kỹ thuật số được đưa vào hệ thống dữ liệu của tên lửa . Công nghệ này được ứng dụng trang bị cho các tên lửa hành trình của Mỹ thập niên 70 và của LX thập niên 80. Công nghệ TERCOM  (Khối dẫn đường tên lửa hành trình tương quan với hệ thống kỹ thuật số địa hình khu vực/система цифровой корреляции с рельефом местности блока наведения крылатой ракеты)  đã được sử dụng như hệ thống dẫn đường định vị thông qua thiên thể "Astronavigation" được phát triển để sửa chữa lỗi cho hệ thống dẫn đường quán tính.




Tên lửa hành trình Kometa của LX tiếp nhận trang bị 1953.

Công nghệ TERCOM là tương đối đơn giản trong khái niệm , mặc dù phức tạp chi tiết. Tên lửa hành trình liên tục sử dụng radar đo độ cao của khu vực nằm dưới đường bay  rồi so sánh với kết quả đo độ cao của máy khí áp kế(phong vũ biểu) . Hệ thống định vị TERCOM đồng thời cũng lưu giữ  bản đồ kỹ thuật số độ cao-địa hình khu vực mà nó sẽ bay qua  . Sau đó ,  với sự giúp đỡ của máy tính, tiết diện mặt cắt khu vực được đối chiếu với bản đồ kỹ thuật số lưu giữ độ cao tương ứng để xác định chính xác vị trí tọa độ hiện tại của tên lửa .

TERCOM tỏ rõ nhiều tính ưu việt  so với hệ thống Astronavigatsion : Nó cho phép  tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp, dễ dàng vượt qua hàng phòng không của đối phương. Hệ thống dẫn đường TERCOM có độ chính xác cao(Sai số mục tiêu khoảng 10m), giá thành sx tương đối rẻ .Độ lệch mục tiêu như vậy là lý tưởng cho tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường trên 500kg( đối với hầu hết các loại mục tiêu) . Tuy nhiên, TERCOM không phải không có nhược điểm. Các tên lửa được cho là bay qua địa hình nhiều  đồi núi rất dễ dàng để so sánh với chiều cao  bản đồ kỹ thuật số lưu chữ, nên cho độ chính xác rất cao. Tuy nhiên TERCOM tỏ ra không hiệu quả trên bề mặt nước, trên địa hình biến đổi theo mùa , chẳng hạn như cồn cát, hoặc địa hình biến đổi với phản xạ radar theo mùa , chẳng hạn như lãnh nguyên Siberia và rừng Taiga , nơi mà vào mùa đông tuyết rơi làm thay đổi chiều cao của  địa hình khu vực . Rung lượng bộ nhớ của tên lửa có giới hạn .






Tên lửa hành trình Boeing AGM-86 CALCM.


Ngoài những Tên lửa hành trình Tomahawk được trang bị cho Hải quân như RGM- 109A  và  Không quân như AGM- 86 ALCM với đầu đạn hạt nhân, những tên lửa mang đầu đạn thông thường trang bị hệ thống dẫn đường TERCOM rõ ràng là không đủ để phá hủy cấu trúc mục tiêu kiên cố do sai số dẫn đường.

khắc phục vấn đề này , Hải quân Mỹ trang bị bổ sung cho tên lửa hành trình Tomahawk TERCOM RGM- 109C / D, hệ thống công nghệ màn hình hiển thị tương quan với đối tượng tham chiếu kỹ thuật số. Công nghệ này đã được  ứng dụng rộng rãi  vào những năm 1980 trên tên lửa đạn đạo Pershing II . Liên Xô có bom  KAB-500/1500Kr ,Mỹ có bom chính xác cao như: Damask / JDAM , cũng như trên các hệ thống dẫn đường cho tên lửa chống hạm của TQ gần đây.

Khối hình ảnh tương quan sử dụng Kamera cố định địa hình  khu vực phía trước tên lửa, thông tin hình ảnh thu được sau đó đối chiếu với hình ảnh kỹ thuật số thu được với sự chợ giúp của vệ tinh hay thiết bị trinh sát hàng không lưu giữ trong bộ nhớ của tên lửa bằng cách đo góc quay và dịch chuyển cần thiết cho trùng khớp, chính xác 2 hình ảnh. Thiết bị có thể xác định chính xác lỗi vị trí địa hình được sử dụng để sửa lỗi quán tính hay sửa lỗi cho hệ thống đẫn đường TERCOM. Khối kỹ thuật hình ảnh tương quan kỹ thuật số được gọi là DSMAC. Cũng như hệ thống dẫn đường TERCOM khối hình ảnh tương quan kỹ thuật số của tên lửa hành trình nhạy cảm với những thay đổi theo mùa ở các vùng tương phản. Tomahawks trang bị DSMAC còn có thêm đèn flash để chiếu sáng khu vực vào ban đêm.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #355 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 07:49:04 pm »

Tiếp !


Trong những năm 1980 các tên lửa hành trình của Mỹ lần lượt được tích hợp GPS . Công nghệ GPS là hấp dẫn vì nó cho phép tên lửa liên tục sửa lỗi quán tính của nó bất kể địa hình, độ cao  và điều kiện thời tiết , trên mặt nước cũng như trên mặt đất.


Nhan đề liên quan tới độ chính xác GPS dần được giải quyết bằng phương pháp vi phân. Nền tảng của hệ thống GPS là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt quả đất theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19100 km. Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân n hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz).

Công nghệ  dẫn đường chính xác tích hợp GPS được phát triển ở Mỹ vào những năm 1990 , với khả năng sửa các lỗi GPS đến vài Inch trong không gian 3 chiều , có thể  điều khiển tên lửa chui tọt vào 1 cửa nóc của xe bọc thép đối phương.








Hệ thống GPS của Mỹ bao gồm 27 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh dự phòng,mỗi vệ tinh nặng khoảng 2 tấn, sử dụng năng lượng mặt trời, chuyển động cách mặt đất khoảng 19300km. Mỗi vệ tinh quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của các vệ tinh được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ thời điểm nào, cũng có thể "nhìn thấy"tối thiểu 4 vệ tinh.  Để thực hiện phép đo này, người ta phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải đồng bộ với nhau. Một sai số 1mili giây sẽ dẫn đến sai số là 300.000m( Tốc độ ánh sáng là xấp xỉ 300.000km/s). Với  4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).


GLONASS là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Liên bang Nga, tương tự như GPS (NAVSTAR) của Mỹ  hay GLILEO của Liên minh Châu Âu.Nền tảng của hệ thống là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt Quả Đất cũng theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19100 km.Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2 dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz). Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân hay các phương pháp đo bổ sung đặc biệt.Tín hiệu C về cơ bản, được chỉ định dành cho các nhu cầu của quân đội Nga.



Tính ưu việt của công nghệ GPS thể hiện rất rõ trước nhược điểm bảo vệ trước tạp âm kém cuả tín hiệu GPS.Bản chất của tín hiệu GPS là yếu,rễ bị ảnh hưởng " Tái hiện hình ảnh" ( khi tín hiệu GPS được phản ánh từ  địa hình hoặc các tòa nhà ) và sự đo đạc chính xác tùy thuộc vào số lượng vệ tinh nhận được và cách thức chúng được phân phối trên bầu trời. Tất cả các tên lửa hành trình của Mỹ hôm nay được trang bị máy thu GPS và gói dẫn đường quán tính , và vào cuối năm 1980 và đầu những năm 1990, công nghệ đẫn đường quán tính với con quay hồi chuyển cơ khí đã được thay bằng bằng con quay hồi chuyển Laser, nhưng ngày nay công nghệ sx con quay hồi chuyển  thực hiện bởi công nghệ số. Sợi quang học đã thay thế con quay hồi chuyển Laser hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng  SAGNAC



Hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc( có thể là con quay hồi chuyển hoặc cặp gia tốc kế để đo gia tốc li tâm). Với các thiết bị này có thể xác định được độ lệch tọa độ, độ nghiêng qua đó xác định góc bẻ lái, lấy lại hướng chuẩn cho tên lửa. Độ lệch góc tọa độ như : vĩ độ, kinh độ và cao độ được xác định bởi các phép tích phân của gia tốc kế. Thuật toán của hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm nhóm tham chiếu và hệ thống xác định tọa độ. Nhóm tham chiếu cung cấp khả năng xác định vị trí tọa độ địa lý cũng như vị trí tọa độ thực tại của tên lửa. Trong trường hợp này , hệ thống dẫn đường quán tính đòi hỏi phải luôn nhận được dữ liệu về tình trạng của tên lửa.

Hệ thống dẫn đường quán tính được chia làm 2 chủng loại : Dẫn đường  với con quay nền tảng ổn định và hệ thống dẫn đường phi nền tảng.

Trong hệ thống dẫn đường quán tính nền tảng con quay hồi chuyển kết hợp tương hỗ với khối đo gia tốc cung cấp định hướng gia tốc trong không gian.

Xác định chủng loại hệ thống quán tính: gồm 3 chủng loại nền tảng hệ thống và phi nền tảng hệ thống quán tính chính.

-Chủng nền tảng quán tính hình học, gồm 2 nền tảng với con quay hồi chuyển xác định hướng cho vật thể và tự cân bằng trong quỹ đạo bay. Nền tảng thứ hai là gia tốc kế với mặt phẳng là đường chân trời, tọa độ được xác định bởi hệ thống máy tính, sử dụng dữ liệu nền tảng các vị trí tương hỗ với nhau.Hệ thống quán tính phân tích và gia tốc kế kết hợp với con quay hồi chuyển trong quán tính không gian. Tọa độ tên lửa thu được từ vị trí thực được sử lý, thiết bị gia tốc kế chụp ảnh, xác định góc quay của vật thể đối với con quay và gia tốc kế. Hệ thống quán tính phân tích không ngừng cân bằng bởi đường chân trời ở mọi điểm tọa độ trong quỹ đạo bay của tên lửa.

-Trong hệ thống quán tính phi nền tảng, gia tốc kế và con quay hồi chuyển được gắn chặt với thiết bị bay. Công nghệ tiên phong trong việc sx hệ thống phi nền tảng thực hiện bởi công nghệ số. Sợi quang học của con quay hồi chuyển hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng  SAGNAC. Hệ thống quán tính phi nền tảng có thời gian sử dụng rất lâu ( trên 8000h với 1 số Model), sử dụng năng lượng ít( 10W).

Công nhệ sợi quang học thay thế con quay laser thường đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ ,có thời gian sử dụng không lâu.

Để bù đắp sai số cho góc hướng và tọa độ hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng dữ liệu hệ thống dẫn đường khác như hệ thống dẫn đường vệ tinh, dẫn đường radio, từ kế, tích hợp đẫn đường từ hệ thống định vị thường được thực hiện bởi các thuật toán và Fil lọc KALMAN.




Vòng tròn hiệu ứng SAGNAC.


Hiệu ứng SAGNAC :
sự xuất hiện pha di chuyển hồi lại của sóng  điện từ trong 1 vòng xoay giao thoa. (Hiệu ứng xuất hiện trong vòng tròn nan tỏa sóng không điện từ được SAGNAC phát hiện năm 1913).
Tầm quan trọng của hiệu ứng mà SAGNAC phát hiện là tỉ lệ thuận tốc độ góc quay trong giao thoa. Tần số bức xạ và khu vực được bao bởi đường sóng ánh sáng nan truyền trong giao thoa.



« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2014, 12:11:21 am gửi bởi selene0802 » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #356 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2014, 10:20:23 pm »

Xin phép các bạn cho tôi quay về phần chính của loạt bài về pháo phản lực phóng loạt "lynx".


Nhờ được trang bị tích hợp dẫn đường quán tính với GPS nên có thể nói rằng đạn trong hệ thống "lynx" có thể được xem như tên lửa hành trình có điều khiển. Xu hướng phát triển hệ thống dẫn đường GPS của đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt gần đây của các nước như : TQ, Ấn Độ và Nga cũng tương tự như "lynx". Xu hướng tiếp theo là khung gầm chuẩn hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket kểu Modul cho phép phóng được nhiều loại đạn với các kích cỡ khác nhau.

Về cấu chúc đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "lynx" :

Đạn trong hệ thống "lynx" sử dụng nguyên liệu rắn. Hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS  liên tục tự động cập nhật giữ liệu tọa độ từ vệ tính, sau đó so sánh với dữ liệu bản đồ địa hình kỹ thuật số( thông tin địa hình được cập nhật sẵn)  . Đạn trong hệ thống "lynx" được trang bị bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc. Trong đạn Extra và Accular/Lar sử dụng máy sinh khí gắn với cánh đuôi để lái đạn theo đúng quĩ đạo xác định trước. Đối với đạn Extra, cánh mũi chính là cánh nâng, còn ở đạn Lar cấu hình khí động học của đạn tương đối giống đạn Grad.


Đạn Extra và đạn Accular/Lar tuy không phong phú như đạn Grad của Nga( 10 chủng đạn), nhưng cũng có các chủng đạn chính: Đạn nổ mạnh phá mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn cát sét.

Tầm bắn của đạn trong hệ thống "lynx" được nâng lên rõ rệt so với hệ thống pháo phản lực cũ của Nga như "Grad", "Uragan" và  BM-30 "Smerch", tuy nhiên so sánh với hệ thống pháo phản lực "Tonador" thì rõ ràng  "lynx" còn nhiều hạn chế .

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2014, 11:56:46 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #357 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2014, 12:09:08 am »

Tiếp.

Trong cuộc chiến Israel với lực lượng "Hezbollah" năm 2006, Quân đội Israel đã bắn hơn 120.000 quả đạn pháo cấp chiến dịch 155mm không điều khiển,mặc dù vậy cũng không mấy gây thiệt hại cho "Hezbollah". Trong khi đó, tại Iraq và Afghanistan,  Mỹ có trong tay tên lửa GMLRS tích hợp quán tính và dẫn đường vệ tinh GPS( sử dụng lần đầu năm 2004) kích cỡ 277 mm nặng 309 kg, tầm bắn 70 km cho sai số mục tiêu < 5m đã rất hiệu quả khi tiêu diệt các chủng mục tiêu tương tự mà Israel gặp phải.

Trong những năm gần đây, quân đội Israel đã cải cách sâu rộng lực lượng pháo binh. Vào năm 2011 Israel đã có quyết định mang tính cách mạng khi thay thế phần lớn các loại pháo 155mm  bằng các loại đạn phản lực phóng loạt  dẫn đường quán tính tích hợp GPS. Cho đến nay, pháo binh quân đội Israel đã cơ bản loại bỏ pháo  155mm. Xu hướng thay thế pháo hạng nặng bằng pháo phản lực phóng loạt diễn ra quyết liệt ở những nước có nền Quốc phòng tiên tiến( Tôi sẽ trình bày ở những bài sau).

Pháo mặt đất nói chung đã dần bộc nộ nhiều hạn chế ,trong các cuộc chiến tranh hay xung đột khu vực, từ khi pháo phản lực ra đời và nhất là sau khi người ta ứng dụng dẫn đường GPS cho đạn. Trước đây pháo phản lực với nhiệm vụ bắn diện, còn pháo truyền thống là bắn điểm nhưng từ khi đạn pháo phản lực được trang bị dẫn đường, thì pháo phản lực đã đảm nhiệm tốt cả 2 nhiệm vụ trên.


Pháo binh truyền thống có tốc độ bắn chậm( khoảng 6-8 phát/phút), tính cơ động không cao, độ chính xác thấp, tầm bắn hạn chế và sử dụng quá nhiều người. Trong 1 D pháo binh nếu trang bị 12 khẩu ( tiêu chuẩn) , để phục vụ tác chiến cần 12 xe kéo pháo, cùng nhiều xe tiếp đạn, xe hậu cần. Nhân lực sử dụng nhiều ( 7 pháo thủ theo tiêu chuẩn/ khẩu) cùng với trinh sát, kế toán, thông tin hữu tuyến và vô tuyến. Ngược lại một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây. Tính cơ động và triển khai tác chiến của pháo phản lực rất cao, không cần làm hầm hào, công sự nên khả năng bị phản pháo là rất ít. Về tầm bắn và độ chính xác nếu tích hợp quán tính và dẫn đường vệ tinh thì thiết nghĩ không cần phải nói thêm.

Hệ thống pháo phản lực "Lynx" có chức năng tự động tính toán đường đạn, thời gian triển khai nhanh chóng cho phép khai hỏa ngay sau vài phút từ trạng thái hành quân sang chiến đấu.Điều khiển phóng từng quả/phóng loạt có thể được điểu khiển từ Cabin xe phóng hay điều khiển từ xa. Trong hệ thống pháo phản lực "Lynx" bao gồm : Xe phóng, xe chỉ huy, xe nạp đạn... Xe nạp đạn được trang bị cần cẩu, cùng lúc có thể chở tới 4 container trong chứa đạn. Thông thường việc nạp đạn diễn ra chỉ vài phút , địa điểm cách xa vị trí tác chiến nên khả năng bị phản pháo rất thấp.







Trước đây, để phá hủy các mục tiêu của khủng bố, Israel phải sử dụng máy bay F-16  hay trực thăng để thả bom "thông minh" hoặc phóng tên lửa có điều khiển. Từ khi pháo binh Israel được trang bị pháo phản lực với đạn điểu khiển , đã làm giảm nguy cơ cho phương tiện bay trước vũ khí phòng không đặc biệt là tên lửa vác vai. Đồng thời cũng mang lại tính hiệu quả và kinh tế rất cao, giảm thiểu tối đa những mất mát về con người do công nghệ lạc hậu mang đến.


Hiện nay pháo binh Israel còn được trang bị những loại đạn 155mm và cối 120mm có tích hợp GPS dẫn đường sử dụng cho các loại pháo, cối mặt đất. Tuy hiệu quả không cao như pháo phản lực nhưng phần nào khắc phục được những nhược điểm như độ chính xác.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2014, 11:33:36 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #358 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 11:09:12 pm »

ĐẠN EXTRA.



 Đạn Extra là một trong những loại đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "lunx" của Israel có độ chính xác cao. Mỗi khối container chứa 4 đạn sử dụng 1 lần với tầm bắn 150km, cỡ đạn 300mm,trọng lượng đạn 450kg giêng đầu đạn nặng 125kg(có nguồn nói 120kg), độ lệch đạn 10m. Bề ngoài đạn Extra rất giống với tên lửa M26 trong hệ thống M270 sử dụng trong Quân đội  Mỹ và một số nước đồng minh.






Nếu đem so sánh tính năng kỹ chiến thuật của đạn Extra với đạn Tornado-C thì đại đa số tương đương, tuy nhiên đạn Tornado-C có 1 số tính năng ưu việt hơn. Ưu điểm vượt trội của Tornado-C có lẽ là khả năng tự động xác định tọa độ mục tiêu và khai hỏa cả khi đang di chuyển cũng như khi trong trạng thái chiến đấu. Đa chủng đạn cũng là một trong những tính ưu việt của Tornado-C. Tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi đến năm 2015 Nga mới trang bị Tornado-C cho Lục quân, vậy đến khi nào VN mới có thể mua được??? Lựa trọn và đặt mua hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Lunx" là một quyết định sáng suốt của BQP cả về thời điểm lẫn định hướng phát triển.

Tornado-C , phiên bản nâng cấp-hiện đại hóa của pháo phản lực phóng loạt 9K58 "Smerch". Hệ thống bao gồm một chiếc xe chiến đấu( xe phóng) được nâng cấp trang bị hệ thống mới tự động điều khiển dẫn đường hỏa lực( АСУНО-автоматизированная система управления наведением и огнём). Đạn có kích cỡ 300 mm được tích hợp dẫn đường quán tính- vệ tinh Glonass với tầm bắn tối đa 120 km( nhiều nguồn nói hiện nay tầm bắn của Tornado-S là 180km), độ lệch đạn 10m. Trong tương lai, Tornado-S có thể tăng tầm bắn lên 200 km.






-Đạn Tornado-S và Extra đều được lái bằng tín hiệu truyền từ vệ tinh đến máy thu-phát trên đạn truyền tới cánh lái (cánh đuôi), mỗi đạn có 4 cánh. Bên trong quả đạn chứa máy sinh khí, khí được máy sinh ra sử dụng để điều khiển cánh lái cho đạn.


-Đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S và Extra đều sử dụng nhiên liệu rắn, đa chủng loại, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trên chiến trường.


-Cả hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt Lunx và Tornado-S do đạn được tích hợp dẫn được vệ tinh nên kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người.

-Đạn của cả hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt Lunx và Tornado-S đều được nạp sẵn trong container. Tornado-S có thể lắp liền lúc 2 container x 6 đạn, còn Extra chỉ có 2 container x 4 đạn.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2014, 10:49:42 am gửi bởi longtrec » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #359 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2014, 10:20:58 am »

Bác Longtrec giới thiệu chuyên sâu cho mọi người về loại rocket chống ngầm RGB-60 của Nga đi! Cảm ơn bác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM