Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:43:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 694780 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #330 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 11:13:03 am »



Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.
Đầu tiên phải nói rằng học thuyết của Nga chưa bao giờ ghi là phòng thủ cả. Tư tưởng quân sự của Nga được đúc kết lại là: "Chỉ có tấn công mới giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến". Tất cả các cuộc chiến tranh quân Nga đều tấn công.
Hơn nữa, xe tăng sinh ra là để tấn công. Ưu điểm của nó là hỏa lực mạnh, giáp dầy và quan trọng nhất là khả năng cơ động. Cơ động cao sẽ tạo ra ưu thế đột biến trên chiến trường. Và thiết kế xe tăng của người Nga thiên về tấn công, thiết kế hài hòa cả khả năng cơ động, độ bền dã chiến, giáp dầy, hỏa lực mạnh và giá thành rẻ. Chấp nhận một số nhược điểm đồng nghĩa với chấp nhận thiệt hại ở mức cho phép.
Và có bác đã nói từ kinh nghiệm WWII. Người Nga rút ra công thức:
"Súng phải khỏe để không gãi ghẻ
Giá phải rẻ để tăng số lượng"
Vậy em mới thắc mắc. Nếu đã luôn ưu tiên hỏa lực mạnh, luôn thiết kế hỏa lực nhỉnh hơn xe tăng Nato (125mm so với 120mm). Vậy tại sao đạn xuyên giáp dưới cỡ của Nga lại chấp nhận thua đạn xuyên dưới cỡ của Mỹ. Chỉ vì giới hạn kích thước thiết kế.
Lý do bác nêu ra là còn các loại đạn khác có thể tiêu diệt được xe tăng chưa thuyết phục được em. Các loại đạn tên lửa và đạn có thuốc nổ lõm rât khó xuyên qua lớp giáp hộp hoặc giáp tổng hợp phía trước xe tăng. Đặc biệt xe tăng Mỹ và Nato luôn ưu tiên tăng cường giáp trước. Bởi vì thực tế chiến trường, dàn trận đấu tăng ở bất kỳ địa hình nào thì xe tăng 2 bên đều ở thế đối đầu, giáp trước luôn hứng đạn nhiều nhất.
Chỉ còn đạn xuyên dưới cỡ là có khả năng xuyên chắc chắn giáp trước các xe tăng hiện đại mà thôi. Bởi vì xe tăng bị hạn chế về trọng lượng khi thiết kế, không thể tăng giáp dầy vô hạn.


Cái đoan đỏ đỏ của bác thì chưa chắc đâu, hồi trước chiếc xe tăng Challenger của Anh bị đạn RPG-29 xuyên giáp trước đấy Grin
Bắn một phát chưa chắc đã xuyên nhưng hoàn toàn có thể làm hỏng các hệ thống cảm biến điện tử lắp ngoài xe, thậm chí là đánh hỏng khẩu pháo.

Còn cái vụ Mĩ họ kéo dài đạn là vì các bài kiểm tra với Kontak-5 cho thấy đạn xuyên đời cũ bị bẻ gãy nên phải kéo dài đạn ra đến tận đáy đạn để phần còn lại vẫn có khả năng xuyên giáp,Đức thì lại không làm theo Mĩ
Điều này lại dẫn đến hệ quả là sơ tốc đạn chậm hơn trong khi đạn bị kéo dài ra, đạn dài hơn thì cũng lại dính đến ảnh hưởng sức gió gây mất ổn định,( giữa chiều dài đạn , sơ tốc và khối lượng ắt hẳn phải có một tỉ lệ vàng nào đó trong tính toán ) để tăng sức mạnh của đạn không nhất thiết phải tăng trọng lượng đạn mà còn có thể thay đổi kết cấu đạn, điển hình là cuộc so sánh giữa viên đạn 5,45 của AK-74 và 5,56 của M-16.
Dù động năng bé hơn nhưng sức xuyên của đạn 5,45 vẫn lớn hơn.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #331 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 02:27:26 pm »

Đạn chống tăng XM943 là loại đạn xuyên nổ định hình tự ngắm pha cuối bằng xen xơ quét sóng milimét không có lõi hợp kim uran nghèo đâu anh Long. Đầu đạn có mấy phần: ăng ten thu phát của xen xơ, chíp định tầm, mạch nổ đạn lõm bằng đĩa hợp kim đồng để tạo đầu xuyên. Khi phát hiện mục tiêu, kíp xe tiến hành đo xa và máy tính pháo nạp tham số định tầm vào chíp đạn rồi bắn. Đạn bay tới tầm tính toán thì tự động bật xen xơ để tinh chỉnh điểm nổ tạo đầu xuyên nổ định hình chụp xuống nóc mục tiêu. Túm lại nó là đạn đột nóc mục tiêu bằng đầu xuyên nổ định hình.

Đạn XM943


Nhược điểm của nó là giá thành đắt và có thể bị gây nhiễu xen xơ quét làm mất độ chính xác khi kích hoạt điểm nổ tạo đầu xuyên nổ định hình.

Mèo ú: Kĩ thuật gì cũng phải tính tới học thuyết, chiến thuật như anh Long nói thì mới có cái nhìn cơ bản về nguyên tắc lựa chọn, kế thừa và phát triển vũ khí em ạ. Em nói đúng ở cấp chiến thuật quân sự trên chiến trường Châu Âu trước đây thì Xô tiến công, Tây phòng ngự. Nhưng khi triển khai xuống các phương pháp nạp đạn cho xe tăng, em lại bí khi phát triển hiểu biết về 2 trường phái.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #332 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 02:41:14 pm »

Trích dẫn
Đạn chống tăng XM943 là loại đạn xuyên nổ định hình tự ngắm pha cuối bằng xen xơ quét sóng milimét không có lõi hợp kim uran nghèo đâu anh Long


Đúng đấy huyphongssy ạ , xin lỗi đêm qua làm bị lẫn sang bài khác, tôi đã sửa bài rồi,xin lỗi các bạn! Cám ơn huyphongssy nhé!
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #333 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:11:40 pm »

Xin được phép quay lại với pháo tự hành nòng kép 152 mm 2S35 "Koalitsya-SV".





Khoang làm vệc của kíp tác chiến trên pháo tự hành nòng kép 2S35 được bố trí đầu mũi xe với hệ thống máy tính Mô-đun điểu khiển.Kíp tác chiến từ 2 người trở lên, điều khiển các quá trình tải, nạp đạn, tìm kiếm, phát hiện nhắm bắn mục tiêu. Các mô-đun điều khiển được trang bị trên xe, tự động lựa chọn mục tiêu, định vị và dẫn đường cho xe. Theo thông tin của các thiết bị cảm biến cung cấp, kíp tác chiến liên tục giám sát điều kiện tổng thể xe cũng như số lượng đạn dược,các chủng đạn.
Mỗi vị trí chiến đấu trên xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động từ xa, tất cả các thông tin đều được hiển thị trên màn hình tổng thể của hệ thống chỉ huy. Kênh thông tin kiểm soát  ở mỗi vị trí tác chiến được tích hợp với mô-đun kiểm soát với vũ khí  .

Xe được thiết kế các mô-đun giêng biệt, các vị trí tác chiến đều có cửa nóc, cửa thoát hiểm và cửa kỹ thuật thông sang khoang vũ khí.

Việc thiết lập khoang điểu khiển trên đầu mũi xe làm tăng tính an toàn cho kíp tác chiến vì phần đầu mũi được bảo vệ bởi phần giáp dày nhất, xa với khoang đạn.


Vũ khí chính của xe là pháo 2 nòng 152mm, trong tháp xe là bộ tải đạn cơ khí ,động cơ được đặt ở phía sau của máy xe.


Mô-đun  khoang vũ khí và điều khiển được bố trí độc lập thực hiện các chức năng một cách cụ thể làm giảm kích thước khoang đạn và tăng cường bảo vệ kíp tác chiến. Việc bố trí hợp lý trong khoang đạn có tác dụng tương hỗ giúp tăng không gian ở khoang điều khiển qua đó làm tăng khả năng thao tác cho kíp tác chiến.


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2013, 02:48:06 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #334 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 09:05:55 pm »

Khi còn tại ngũ, tôi vốn là lính pháo binh cấp sư đoàn. Trong những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ BG phía bắc của Tổ quốc, pháo binh luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong quân đội .

Trong cuộc chiến tranh BG phía bắc (từ 1979 đến 1989) cả hai phía VN và TQ luôn huy động tối đa lực lượng pháo binh. Điển hình những trận đấu pháo đã diễn ra tại Lạng sơn 1979(Trận Khánh khê), 1981(Bình độ 400) . Tại  Hà Giang giai đoạn 1984-1985 là giai đoạn đỉnh cao của những cuộc đấu pháo giữa 2 bên.

Bỏ qua những lời đồn thổi về huyền thoại Pháo binh TQ nào là "TQ vốn là thày dạy cho VN về pháo binh", " TQ câu pháo bách phát bách trúng" v.v.. và V.v..
 Thực tế chiến đấu cho tôi thấy, TQ hơn ta về số lượng đạn và pháo nhưng trình độ tác chiến, bản lĩnh chiến đấu thì không hơn ta, nếu không muốn nói là kém. Vũ khí trang bị cũng tương đương, thậm chí có một số vũ khí ta có mà TQ thiếu vắng.

Trong chiến tranh hiện đại, xác định được vị trí súng cối, pháo, tên lửa, xe tăng của đối phương để đánh đòn phủ đầu thậm trí khi chúng chưa kịp triển khai trận địa là ước muốn của bất kể bên nào.

Trong loạt bài tới ,tôi lần lượt giới thiệu cùng các bạn các loại radar trinh sát, phát hiện vị trí các loại súng cối, hỏa lực pháo binh, tên lửa, sự dịch chuyển các loại tăng, thiết giáp của đối phương...


Trạn radar mang vác trinh sát vị trí hỏa lực súng cối AISTENOK (sản phẩm 1L271)/Переносная радиолокационная станция разведки огневых позиций минометов «Аистенок» (изделие 1Л271).






Radar"Aistenok" được phát triển để trinh sát vị trí, kiểm soát các vụ bắn súng cối cỡ nòng từ 81-120 mm;
Trinh sát các mục tiêu di chuyển trên mặt đất (xe tăng) và kiểm soát hỏa lực pháo binh cỡ nòng 122-155 mm .
 Radar "Aistenok" có thể làm việc bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết thậm trí trong trường hợp không hiển thị quang học (mưa, sương mù, khói hay không khí bụi).





Thông số kỹ thuật cơ bản:

Tần số hoạt động khoảng 2 cm (J).
Khu vực quan sát:
   -Phạm vi, km/góc tà :0,2-20 / 3.
   -Khu vực quan sát bằng  góc phương vị, 60 độ
   -Đường phân giác khu vực quét 0-360 độ
   -Phạm vi trinh sát súng cối :0,75-5km.
   -Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
   -Phạm vi phát hiện các mục tiêu di chuyển (xe tăng ): 20 km
   -Thời gian trinh sát vị trí súng cối không quá 10s.

   -Sai số sác định tọa độ mục tiêu súng cối/mục tiêu di chuyển trên mặt đất: 30/40m.
   -Điểm rơi đạn cối /đạn pháo : 30/40m.
   -Điện năng tiêu thụ : 220 V, 50 Hz, 600W
   -Khả năng hoạt động liên tục : 6h
   -Trọng lượng phiên bản mang vác :135Kg.






Sẽ có rất nhiều thú vị trong loạt bài tới, để hiểu tường tận về nguyên tắc xác định vị trí súng cối, pháo, tên lửa, xin các bạn tìm hiểu trước:

-Phương pháp giao hội 2 điểm không thấy nhau.
-Phương pháp ngoại suy.
-Phương pháp chênh lệch điện từ.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2013, 03:23:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #335 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 09:38:22 pm »

Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #336 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 09:43:17 pm »

Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó

Bạn xem lại bức ảnh thứ 2 trong bài trên sẽ có câu trả lời. Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2013, 09:58:23 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #337 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:40:06 pm »

Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó
Theo nhà sản xuất là Viện thiết kế Strela thì ra đa trinh sát cối này có 2 chức năng chính:
- Định vị trận địa cối địch theo đường đạn cối địch tới và chỉnh bắn cho cối của ta có cỡ nòng 81-120mm bắn phản pháo diệt mục tiêu
- Định vị mục tiêu di động như xe tăng và chỉnh bắn theo điểm chạm nổ của đạn pháo của pháo lựu ta có cỡ nòng 122-155mm bắn diệt mục tiêu

Xét theo 2 chức năng này thì ra đa này có tầm chỉnh bắn phản pháo theo đường đạn cối địch tới xa nhất là 5km, còn tầm chỉnh bắn diệt mục tiêu di động theo điểm chạm nổ của đạn pháo lựu của ta xa nhất là 15km. 
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #338 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 01:42:17 am »

Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó
Theo nhà sản xuất là Viện thiết kế Strela thì ra đa trinh sát cối này có 2 chức năng chính:
- Định vị trận địa cối địch theo đường đạn cối địch tới và chỉnh bắn cho cối của ta có cỡ nòng 81-120mm bắn phản pháo diệt mục tiêu
- Định vị mục tiêu di động như xe tăng và chỉnh bắn theo điểm chạm nổ của đạn pháo của pháo lựu ta có cỡ nòng 122-155mm bắn diệt mục tiêu

Xét theo 2 chức năng này thì ra đa này có tầm chỉnh bắn phản pháo theo đường đạn cối địch tới xa nhất là 5km, còn tầm chỉnh bắn diệt mục tiêu di động theo điểm chạm nổ của đạn pháo lựu của ta xa nhất là 15km.  

Xin lưu ý ! Cả hai loại cối 81 và 120mm đều có tầm bắn tối đa nhỏ hơn 5km.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2013, 05:00:37 am gửi bởi longtrec » Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #339 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 10:38:07 am »

Vậy rada này có thể định vị điểm rơi của các loại đạn pháo khác không hay là chỉ định vị được điểm rơi của đạn pháo cối vậy bác Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM