Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:27:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693893 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #320 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 04:34:53 pm »




Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm việc trên nguyên tắc : Định hướng nổ tác động nối tiếp lên đạn luồn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm bố trí trước sau. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm giảm tác dụng phá hủy của đạn xuyên lõm , đạn xuyên động năng đến 90% và đạn xuyên lõm bố trí trước sau là gần 90%. Tuy nhiên trước đạn công phá  lõi hợp kim thép + Uran nghèo thì nó bị thất thủ.




Đạn lõi công phá M943(Mỹ) với lõi là hợp kim kết hợp với Uran nghèo.


bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác

Em lại có thắc mắc khác mong các bác giải đáp cho. Đó là vấn đề tranh luận đã lâu nhưng chưa ngã ngũ.
Vấn đề ở chỗ xe tank Nga có bộ phận nạp đạn tự động. Để nạp đạn tự động thì đầu đạn và vỏ đạn được chế tạo rời.
Còn xe tank Mỹ vẫn trung thành với đạn truyền thống, vẫn nạp đạn pháo bằng ...cơm
Bỏ qua chuyện Pro Nga chê xe tank Mỹ có cửu vạn vác đạn, Pro Mỹ chê xe tank Nga trúng đạn dễ nổ ra. Cái quan trọng ở đây là:
- Pro Mỹ bảo rằng kết cấu đạn truyền thống có lợi ở chỗ có thể chế đạn xuyên dưới cỡ có chiều dài lớn, kéo dài cả ở phía vỏ đạn. Khả năng xuyên giáp tốt hơn loại đạn thanh xuyên Nga chỉ có chiều dài bằng chiều dài đầu đạn. Đièu đó có đúng hay không.
- Nếu đúng vậy tại sao Nga biết rõ điều đó mà vẫn không làm đạn kiểu này.
+ Có phải do đã trót trang bị đại trà xe tank T72, T80, T90 có hệ thống nạp đạn tự động nên khó sửa đổi.
+ Hay là Nga dựa vào hiệu quả của đạn tên lửa có điều khiển tầm 5km, hơn hẳn tầm 2km của đạn xuyên giáp dưới cỡ.
+ Hoặc có lý do gì khác
+ Hoặc tất cả đều sai
- Rất mong được nghe giải đáp của các bác.
---------------------------------------------------------------
Từ "tank" không có trong tiếng Việt!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2013, 05:21:21 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #321 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 08:21:53 pm »

Trích dẫn
Em lại có thắc mắc khác mong các bác giải đáp cho. Đó là vấn đề tranh luận đã lâu nhưng chưa ngã ngũ.
Vấn đề ở chỗ xe tank Nga có bộ phận nạp đạn tự động. Để nạp đạn tự động thì đầu đạn và vỏ đạn được chế tạo rời.
Còn xe tank Mỹ vẫn trung thành với đạn truyền thống, vẫn nạp đạn pháo bằng ...cơm
Bỏ qua chuyện Pro Nga chê xe tank Mỹ có cửu vạn vác đạn, Pro Mỹ chê xe tank Nga trúng đạn dễ nổ ra. Cái quan trọng ở đây là:
- Pro Mỹ bảo rằng kết cấu đạn truyền thống có lợi ở chỗ có thể chế đạn xuyên dưới cỡ có chiều dài lớn, kéo dài cả ở phía vỏ đạn. Khả năng xuyên giáp tốt hơn loại đạn thanh xuyên Nga chỉ có chiều dài bằng chiều dài đầu đạn. Đièu đó có đúng hay không.
- Nếu đúng vậy tại sao Nga biết rõ điều đó mà vẫn không làm đạn kiểu này.
+ Có phải do đã trót trang bị đại trà xe tank T72, T80, T90 có hệ thống nạp đạn tự động nên khó sửa đổi.
+ Hay là Nga dựa vào hiệu quả của đạn tên lửa có điều khiển tầm 5km, hơn hẳn tầm 2km của đạn xuyên giáp dưới cỡ.
+ Hoặc có lý do gì khác
+ Hoặc tất cả đều sai
- Rất mong được nghe giải đáp của các bác.


Vấn đề thắc mắc của bạn thực chất nó không phải khó hiểu gì, mà nó nằm ở quan điểm-lý luận hướng thiết kế của mỗi nước. Nói đúng hơn thì học thuyết quân sự của mỗi nước định hướng và chi phối chiến lược quân sự của mỗi nước. Cứ theo cách bạn nêu ở trên thì Mỹ thiên về tấn công, còn Nga thiên về phòng thủ còn gì, cho lên hướng thiết kế phải khác chứ. Grin

Những giả thiết bạn nêu bên dưới xin hãy suy xét và biết rằng, xe tăng chủ lực hiện đại không chỉ trang bị đạn xuyên dưới cỡ, để giải quyết mục tiêu là xe thiết giáp hoặc tăng của đối phương có vô số các chủng đạn, tên lửa chống tăng.
Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #322 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 08:32:06 pm »

Xe tăng Nga nạp tự động là bởi vì thể tích của tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Mỹ, tháp pháo nhỏ sẽ dễ sống sót trên chiến trường và nạp máy thì giúp xe bắn nhanh hơn, giảm áp lực cho kíp lái , đây là vị trí để đạn trên xe T-72 , có thể thấy theo hình vòng tròn , còn đối với xe M1Ax của Mỹ có thể thấy các dãy giá để đạn ở phía sau nhằm giảm thương vong khi xe trúng đạn  . Tuy nhiên nạp tự động thì lúc sửa chữa rất khó nhất là lúc ở chiến trường


Logged
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #323 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 09:43:21 am »

Vấn đề thắc mắc của bạn thực chất nó không phải khó hiểu gì, mà nó nằm ở quan điểm-lý luận hướng thiết kế của mỗi nước. Nói đúng hơn thì học thuyết quân sự của mỗi nước định hướng và chi phối chiến lược quân sự của mỗi nước. Cứ theo cách bạn nêu ở trên thì Mỹ thiên về tấn công, còn Nga thiên về phòng thủ còn gì, cho lên hướng thiết kế phải khác chứ. Grin

Những giả thiết bạn nêu bên dưới xin hãy suy xét và biết rằng, xe tăng chủ lực hiện đại không chỉ trang bị đạn xuyên dưới cỡ, để giải quyết mục tiêu là xe thiết giáp hoặc tăng của đối phương có vô số các chủng đạn, tên lửa chống tăng.

Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.
Đầu tiên phải nói rằng học thuyết của Nga chưa bao giờ ghi là phòng thủ cả. Tư tưởng quân sự của Nga được đúc kết lại là: "Chỉ có tấn công mới giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến". Tất cả các cuộc chiến tranh quân Nga đều tấn công.
Hơn nữa, xe tăng sinh ra là để tấn công. Ưu điểm của nó là hỏa lực mạnh, giáp dầy và quan trọng nhất là khả năng cơ động. Cơ động cao sẽ tạo ra ưu thế đột biến trên chiến trường. Và thiết kế xe tăng của người Nga thiên về tấn công, thiết kế hài hòa cả khả năng cơ động, độ bền dã chiến, giáp dầy, hỏa lực mạnh và giá thành rẻ. Chấp nhận một số nhược điểm đồng nghĩa với chấp nhận thiệt hại ở mức cho phép.
Và có bác đã nói từ kinh nghiệm WWII. Người Nga rút ra công thức:
"Súng phải khỏe để không gãi ghẻ
Giá phải rẻ để tăng số lượng"
Vậy em mới thắc mắc. Nếu đã luôn ưu tiên hỏa lực mạnh, luôn thiết kế hỏa lực nhỉnh hơn xe tăng Nato (125mm so với 120mm). Vậy tại sao đạn xuyên giáp dưới cỡ của Nga lại chấp nhận thua đạn xuyên dưới cỡ của Mỹ. Chỉ vì giới hạn kích thước thiết kế.
Lý do bác nêu ra là còn các loại đạn khác có thể tiêu diệt được xe tăng chưa thuyết phục được em. Các loại đạn tên lửa và đạn có thuốc nổ lõm rât khó xuyên qua lớp giáp hộp hoặc giáp tổng hợp phía trước xe tăng. Đặc biệt xe tăng Mỹ và Nato luôn ưu tiên tăng cường giáp trước. Bởi vì thực tế chiến trường, dàn trận đấu tăng ở bất kỳ địa hình nào thì xe tăng 2 bên đều ở thế đối đầu, giáp trước luôn hứng đạn nhiều nhất.
Chỉ còn đạn xuyên dưới cỡ là có khả năng xuyên chắc chắn giáp trước các xe tăng hiện đại mà thôi. Bởi vì xe tăng bị hạn chế về trọng lượng khi thiết kế, không thể tăng giáp dầy vô hạn.
Vậy tại sao Nga không ưu tiên phát triển đạn xuyên giáp dưới cỡ. Có phải do công nghiệp Nga khủng hoảng từ năm 91 nên không có điều kiện thay đổi căn bản trang bị. Đành chấp nhận cải tiến giới hạn trong phạm vi trang bị hiện có.
Và bác nào có thông tin về trang bị pháo, đạn pháo của dòng xe tăng mới Armata. Có thay đổi gì khác về chất so với các dòng T72, T80, T90 hay không. Xin được viết ra cho anh em thưởng thức.
Cuối cùng, em xin cóp pi vấn đề này sang trang TTVNOL để tranh luận thêm cho tăng phần hiểu biết.
Logged
Raptor Flanker
Thành viên
*
Bài viết: 274



« Trả lời #324 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 10:28:01 am »

Xe tăng Nga nạp tự động là bởi vì thể tích của tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Mỹ, tháp pháo nhỏ sẽ dễ sống sót trên chiến trường và nạp máy thì giúp xe bắn nhanh hơn, giảm áp lực cho kíp lái , đây là vị trí để đạn trên xe T-72 , có thể thấy theo hình vòng tròn , còn đối với xe M1Ax của Mỹ có thể thấy các dãy giá để đạn ở phía sau nhằm giảm thương vong khi xe trúng đạn  . Tuy nhiên nạp tự động thì lúc sửa chữa rất khó nhất là lúc ở chiến trường



Bác Hoangpilot và bác Longtrec giúp em phân biệt giữa 2 kiểu nạp đạn tự động là Bustle-Mounted Autoloader hay sử dụng trên các xe tăng của phương Tây như Leclerc của Pháp và Type-90 của Nhật và Carousel-Type Autoloader hay sử dụng trên các xe tăng của Nga và Trung Quốc ạ? Và cái hình bác Hoangpilot đưa trên hình như không phải nạp đạn bằng tay mà nạp đạn tự động thì phải  Grin Grin Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #325 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 05:43:40 pm »

Bạn meo-u thân mến!

Đầu năm mới được tranh luận với bạn "chỉ thuần túy kỹ thuật" cũng thật thú vị!

Trích dẫn
Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.

Vâng nếu là kỹ thuật thì luôn có 2 điều  sảy ra giữa 2 trường phái LX/Nga và Mỹ/Nato:

-Vũ khí đối trọng.

-Lớp sóng sau đè lớp sóng trước.

Ở đời được cái này anh phải hy sinh cái kia(trong vấn đề kỹ thuật cũng vậy). Tôi đang tập chung viết bài về pháo tự hành nòng kép 152mm nhưng "sợ bạn ra đi" với tâm trạng thắc mắc không thỏa mãn. Vì mầu cờ sắc áo của trang Quân sử VN tôi xin phép BQT, cùng các bạn tạm dừng phần bài viết về pháo tự hành, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn meo-u!

Trích dẫn
Xin được viết ra cho anh em thưởng thức.
Cuối cùng, em xin cóp pi vấn đề này sang trang TTVNOL để tranh luận thêm cho tăng phần hiểu biết.
.


Ngày nay các xe tăng chủ lực của các nước trên thế giới đều chủ yếu sử dụng pháo nòng trơn 120mm đến 125mm, ngoại trừ  Ấn Độ (Arjun) và Anh (Challenger I và II) sử dụng pháo nòng có rãnh khương tuyến 120mm. Hầu hết các nước có nền khoa học quân sự tiên tiến sau giữa thế kỷ 20 đều trang bị cho tăng chủ lực pháo chính 120-125mm với kỳ vọng tăng cường hoả lực mạnh mẽ, cải tiến nhân rộng độ sâm nhập cho đạn. Các phát minh cải tiến đạn cũng như giáp phản ứng nổ liên tục sảy ra liên tục khắc chế nhau giữa hai trường phái Nga-Mỹ.

Xin lỗi tôi có viêc phải đi, 30 phút sau sẽ tiếp, bạn meo-u chuẩn bị nhé!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 12:53:30 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #326 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 09:28:36 pm »

   Tiếp theo:


Tại sao hầu hết các nước Nato và Nga đều chọn nòng pháo chính cho tăng chủ lực là "Pháo nòng trơn" ? Hầu hết các nước đều kỳ vọng sử dụng pháo nòng trơn sẽ gia tăng động năng cho đạn qua đó cải thiện độ xuyên giáp, nhưng nhược điểm của pháo nòng trơn lại không ít. Quả đạn bắn ra từ pháo nòng trơn sẽ không "thật căng", quĩ đạo đường đạn sẽ "không thật ổn định" do đó thiếu chính xác hơn so với quả đạn bắn ra từ pháo nòng khương tuyến. Nhưng đổi lại, chế tạo pháo nòng trơn sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với nòng pháo khương tuyến và pháo nòng chơn luôn có tuổi thọ cao hơn ..v.v..

Hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đều tin rằng xe tăng thế hệ tương lai cần được trang bị pháo chính mạnh mẽ qua đó tăng hiệu xuất chiến đấu cho tăng . Có hai cách để gia tăng động năng cho đạn qua đó tăng khả năng xuyên giáp, đó là nối dài nòng pháo hoặc tăng kích cỡ cho pháo. Xem ra giải pháp tăng chiều dài nòng pháo không mấy khả thi vì như vậy sẽ hạn chế sự cơ động của tăng, mất cân bằng cho pháo, còn tăng kích cỡ nòng pháo sẽ vấp phải vô số giải pháp kỹ thuật cần vượt qua. Xu hướng tăng kích cỡ nòng pháo lên trên 120/125mm cả Nga và khối Nato đang giáo diết phát triển. Cỡ nòng 140mm cho pháo chính xe tăng được Ukraina và Khối Nato lựa trọn. Cần lưu ý rằng để tăng kích cỡ nòng pháo từ 120mm lên 140mm thì theo lý thuyết thể tích buồng đạn trong tháp xe phải giảm đi gần một nửa. Đây chính là nhan đề lớn nhất trong khâu thiết kế .

Hiện nay pháo chính trên tăng chủ lực Nga là 2A75 hoặc hiện đại hơn có 2A46M-5 cả hai đều có cỡ nòng 125mm.



Pháo  2A75 (trái), 2A46M-5(phải).



Trong số những nước giáo diết phát triển pháo chính trên tăng cỡ nòng 140mm nổi lên có Ukraina với pháo L55 " «Bagira/Багира» được phát triển để nâng cấp số vũ khí hiện có. Phương án có thể được lựa trọn là trang bị trên xe tăng  Т-84М «Oplop/Оплот».


Thụy Sĩ là nước phát triển pháo 140mm cho tăng sớm nhất, tức là vào cuối những năm 1980 của thế kỷ XX. Công ty "Ordnance Enterprise" bắt đầu một chương trình nhằm chứng minh khả năng , sức mạnh của pháo 140mm qua đó nâng cấp tăng "Leopard 2". Theo kế hoặch nếu chương trình thành công thì pháo 140mm là là vũ khí mới nhưng sử dụng hệ thống đạn dược có sẵn MBT. Đề án này mang tính kinh tế cao và qua đề án này mở ra nhiều khả năng cải tiến hệ thống đạn dược thế hệ mới.

Thụy Sỹ tiến hành thử nhiệm pháo 140mm vào mùa hè năm 1988, trên một chiếc xe tăng "Leopard 2", nhưng việc bắn thử quả đạn 140mm đầu tiên lại diễn ra sau đó tức là mùa thu năm 1989.

Trong một trương trình Quốc tế về phát triển pháo 140mm cho tăng thế hệ tương lai "FTM" (Anh, Pháp, Đức, Mỹ tham gia). Hệ thống pháo thế hệ mới  được chỉ định mã hiệu là: "NPz K-140".

Theo hợp đồng với Ủy ban quản lý, cung cấp vũ khí LB Đức (VWV) , công ty "Rheinmetall " sẽ sản xuất 6  mẫu pháo nòng  trơn 140-mm và loạt đạn APFSDS-T để thử nhiệm/ Đây là 1 loại đạn xuyên giáp có cánh đuôi vạch đường , phần đầu đạn với khả năng  có thể tách dời(бронебойный оперенный трассирующий снаряд с отделяющимися ведущими частями) .





Công ty "Rheinmetall" sản xuất pháo L44/120mm ,pháo L55 /120-mm  và hệ thống pháo thế hệ mới  140mm "NPz K-140".

Thử nghiệm cho thấy đạn 140mm có khả năng xuyên thủng vỏ thép dày tới 1000mm hơn hẳn so với đạn 120mm.


Đã từ lâu Mỹ đã nhận thấy yếu điểm trong thiết kế tháp pháo và hệ thống nạp đạn trên tăng "Abrams" , nhưng việc sửa sai không thể tiến hành một sớm một chiều.Đã từ lâu nước Mỹ theo đuổi phát triển hệ thống pháo 140mm cho tăng chủ lực tương lai gọi là hệ thống :"ATAC"

Trong hệ thống pháo 140 mm (ATAS) bao gồm pháo XM-291, bộ nạp tự động XM-91 và một "gia đình" đạn mới. Nó được giả định rằng hệ thống này sẽ là vũ khí chính của các dự án "MBT" tương lai "Block III», đang được phát triển cho quân đội Mỹ.

Đạn cho pháo 140-mm XM-291 sử dụng liều dời (Hoàn toàn khác với đạn 120mm cho pháo M-256, trang bị với các xe tăng "Abrams" M1A2).




Pháo 140mm XM-291 trên xe tăng "Abrams".


Sự độc đáo của hệ thống này là có thể sử dụng được cả pháo nòng 120mm(cỡ nòng tiêu chuẩn) và pháo thế hệ mới 140mm (chỉ cần khoảng 1h để thay thế).  Pháo 140mm XM-291 hoạt động kết hợp với bộ nạp tự động XM-91 với cơ cấu tự chọn các loại đạn . Bộ nạp-chọn đạn tự động do "Lockheed Martin" phát triển.

Trong tháp pháo chứa 17 quả đạn 120mm hoặc 140mm, sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức, thêm 22  quả đạn 140 mm hoặc 33 quả đạn 120 mm ở tang trống thứ hai đặt trong tháp pháo. Sử dụng bộ nạp tự động cho phép tốc độ bắn  của tăng lên tới 8-12 quả mỗi phút.

"Gia đình"  đạn cho hệ thống "ATAC" được biết với 3 chủng đạn : Đạn xuyên lõm "XM-965", đạn động năng "XM-964" và đạn diễn tập "XM966". Cả 3 loại đạn trên đều sử dụng liều dời, liều phóng và hạt lửa được đựng trong túi ,khi bắn liều phóng và hạt lửa bị đốt cháy trong buồng đạn.

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 10:13:48 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #327 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 11:12:12 pm »

Tiếp theo:

Điểm qua trương trình phát triển pháo 140mm, hệ thống tải-nạp đạn tự động ở một số nước Phương Tây.

Hệ thống pháo mới  "NPz K-140" được trang bị bao cách nhiệt nêm chặt dọc nòng pháo mục đích tách chiết khí thuốc súng(Данное орудие оснащается теплоизолирующим чехлом, клиновым затвором вертикально-падающего типа, экстрактором порохового дыма).

Nước Đức đang kỳ vọng nâng cấp "Leopard 2" bằng việc thay pháo cỡ nòng 120mm bằng cỡ nòng 140mm "NPz K-140" , cũng có phương án thay thế tháp pháo cũ, thiết lập hệ thống nạp đạn tự động . Tất cả mọi giải pháp đang trong giai đoạn thử nghiệm chưa được sản xuất đại trà.





Tăng "Leopard 2" với hệ thống pháo mới 140mm "NPz K-140".




Phát triển pháo 140mm ở Anh

Trong những năm qua, cơ quan quản lý của Bộ Quốc Phòng Anh Quốc(cũ) R & D (DRA) đã làm việc với dự án hệ thống pháo tương lai FTMA 140mm cho xe tăng . Lúc đầu, nó đã được lên kế hoạch sẽ hoàn thiện đầu của thế kỷ XXI, nhưng do Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw sụp đổ nên kế hoặch bị chậm lại đáng kể   . Trương trình được Bộ quốc phòng Anh Quốc trực tiếp tài trợ, công việc được tiến hành gồm hai trương trình ,trương trình thứ nhất từ 1989 đến 1992.Trong trương trình thứ hai DRA giao cho  Cty "Ordnance Royal" thực hiện từ 1989 đến 1993.



 Tăng Challenger 2(hệ thống pháo cũ 120mm).

Đầu năm 1993, Cty "Royal Ordnance" và DRA tiến hành bắn thử pháo 140-mm tại bãi thử Quốc gia. Cty "Royal Ordnance" đã dành khoảng 120 quả đạn APFSDS 140-mm cho việc bắn thử, nòng pháo được gắn trên giá thử. Pháo thử nhiệm 140mm với khả năng bắn xuyên giáp tăng 40%  so với pháo 120mm. Pháo thử nhiệm 140mm sử dụng đạn liều dời với hệ thống nạp đạn tự động(автомата заряжания).

Việc nắp đặt hệ thống pháo mới 140mm mới với hệ thống nạp đạn tự động cho tăng "Challenger-2" hoặc M-1A1/A2 Abrams là rất tốn kém. Xe tăng mới của Pháp "Leclerc" thích hợp hơn cho việc nắp đặt hệ thống nạp đạn tự động nhưng pháo chính vẫn là  120mm.

Các quả đạn APFSDS, đã được sử dụng cho tăng tương lai FTMA  sẽ có lõi  uranium nghèo. Với loại đạn động năng lõi Uran nghèo(U 238) sẽ tăng khả năng xuyên giáp cho đạn nhưng không đáp ứng vấn đề kinh tế, môi trường và nhất là giai đoạn tới khó sảy ra đối đầu Nga-Mỹ.




Bạn meo-u thân mến, tôi viết đến đây chắc đủ "thuyết phục" bạn, nếu còn gì chưa thỏa mãn hãy viết ra, tôi hứa trả lời mọi thắc mắc cho bạn. Ở trang Quân sử VN này sẽ luôn đầy đủ mọi kiến thức QS cho tôi, bạn và mọi người, bạn hiểu tôi chứ???
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 12:19:15 am gửi bởi longtrec » Logged
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #328 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 12:52:47 am »

Em đã đọc loạt bài của bác. Và cám ơn bác nhiệt tình viết bài trả lời.
Theo những gì em hiểu, loạt bài của bác nêu ra những ý chính sau:
1. Thế giới ưu tiên chế tạo đạn xuyên động năng cho xe tăng, lấy đó làm vũ khí chính để chống tăng. Biểu hiện ở pháo có nòng trơn.
2. Để tăng thêm mức xuyên giáp trong điều kiện tận dụng đạn cỡ nòng sản xuất đại trà (120, 125mm). Trước hết các nước đều tiến hành kéo dài nòng pháo (2A46M-5 của Nga, 120-L55 của Nato).
3. Một hướng đi nữa bác chưa viết ra, em xin nêu luôn cho liền mạch. Đó là Mỹ có nghiên cứu đạn xuyên giáp dưới cỡ có thanh xuyên kéo dài tới cả vỏ đạn M943. Nhưng dự án này đã ngừng (Mặc dù vẫn dùng đạn này để bắn thử vũ khí đối phương - Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển).
4. Cuối cùng Mỹ và Nato đi đến kết luận từ bỏ kết cấu đạn pháo truyền thống. Sử dụng kết cấu nạp đạn và cấu tạo đạn như xe tăng Nga - đầu đạn và các tút rời nhau.
5. Để tăng khả năng xuyên giáp. Cả thế giới lại học lại bài học kinh nghiệm thời thế chiến 2. Xe tăng con báo Panther thì kéo dài nòng. còn T34-85 thì đơn giản là lắp khẩu pháo tiêu chuẩn cỡ nòng lớn hơn. Thế giới đã và đang nghiên cứu cỡ nòng lớn như 140mm hay 152mm (em dự đoán thế)

Bây giờ em xin nêu ý kiến của mình:
Ý 1: Đương nhiên, em không ý kiến.
Ý 5: Cám ơn bác đã giải đáp một phần thắc mắc của em về tương lai trang bị pháo trên xe tăng.
Ý 2: Có nhược điểm là pháo đòi hỏi kỹ thuật cao trong chế tạo, nhanh mòn và cũng khá cồng kềnh. Khả năng xuyên giáp tăng lên cũng khá giới hạn, không đáp ứng được yêu cầu mới. Kỹ thuật ổn định cho pháo này cũng gần bằng kỹ thuật ổn định cho pháo cỡ nòng lớn hơn rồi. Vậy tội gì không thay pháo.
Ý 4: Nếu việc này đúng thì người Nga đã nghiên cứu chán chê và đã có quyết định đúng đắn từ trước. Vậy cái gì khiến cho cấu tạo đạn có đầu đạn và các tút rời nhau là tối ưu. Có phải là sử dụng được máy nạp đạn tự động, giảm bớt số người trên xe, tháp pháo nhỏ gọn. Trong khi khả năng xuyên giáp của đạn xuyên dưới cỡ không thua kém ai. Cái này liên quan đến ý thứ 3, ý chính trong thắc mắc của em.
Ý 3: Tại sao đạn M943 được Mỹ quảng cáo rầm rộ về khả năng xuyên giáp, nhưng lại bị bỏ xó. Có phải vì các nhược điểm nhiều quá không. Theo dự đoán của em là đạn này không chính xác lắm (do chiều dài tăng), làm mòn nòng quá lớn (cũng do dài quá). Các nhược điểm này em chưa hề được đọc ở bất kỳ tài liệu nào, đó là dự đoán chủ quan của em. Nhưng cũng phải có lý do gì nó mới bị ngừng phát triển chứ. Nếu bác có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin.

Chốt lại, việc chế tạo đạn rời là tối ưu. Xe tăng lắp được máy nạp đạn, bớt người, thể tích nhỏ gọn.
Để tăng khả năng xuyên giáp, tốt nhất là tăng đường kính nòng pháo. Các phương án khác như tăng chiều dài nòng hay tăng chiều dài thanh xuyên đều có nhiều nhược điểm, không giải quyết triệt để vấn đề.

Đó là giả thuyết của em, còn để chứng minh nó có đúng hay không thì em chưa có tài liệu. Như đạn M943 có những nhược điểm gì.
Đề nghị bác Longtrec giải thích cho em rõ.

Cuối cùng, bác không cần thiết trả lời nếu bác không muốn hoặc làm bác mất thời gian. Có những bác hay chê em chẳng có tài liệu gì mà lại hay thắc mắc. Nói chung vấn đề quân sự em cũng khá quan tâm, nhưng trình độ có hạn. Hi vọng bác không bị em quấy rầy mà mất cảm hứng viết bài.
Luôn mong đọc các bài của bác.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #329 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 03:19:08 am »

Trích dẫn
Như đạn M943 có những nhược điểm gì.
Đề nghị bác Longtrec giải thích cho em rõ.

Cuối cùng, bác không cần thiết trả lời nếu bác không muốn hoặc làm bác mất thời gian. Có những bác hay chê em chẳng có tài liệu gì mà lại hay thắc mắc. Nói chung vấn đề quân sự em cũng khá quan tâm, nhưng trình độ có hạn. Hi vọng bác không bị em quấy rầy mà mất cảm hứng viết bài.
Luôn mong đọc các bài của bác.

Chào bạn meo-u! Trước tiên xin được đính chính, Mỹ chỉ có đạn XM943 chứ không có đạn M943.



 Đạn 120mm XM943 (USA) là đạn chính xác cao, có phần đầu đạn liền các tút được phát triển bởi Cty "Ellayent teksistemz" . Thực chất đây là đạn công phá đa năng , nó được thiết kế để đánh bại các mục tiêu bọc thép mặt đất như xe tăngtrang bị giáp phản ứng nổ tiên tiến, các công trình phòng thủ kiên cố, các mục tiêu hàng không như máy bay trực thăng tầm thấp . Tính năng chính của nó là khả năng sâm nhập phá hủy những mục tiêu kiên cố mà các loại đạn khác như xuyên lõm, thanh xuyên dưới cỡ không giải quyết được(đối với tăng hay phương tiện bọc thép có trang bị giáp phản ứng nổ). Đạn XM943 với khả năng phá hủy mục tiêu tăng 75% so với đạn xuyên lõm thông thường cùng kích cỡ. Đạn XM943 được trang bị dẫn đường pha cuối nhờ bộ cảm biến quét "mm" phát hiện mục tiêu bên thân đạn(Наведение на конечном участке траектории полета осуществляется работающим в миллиметровом диапазоне сканирующим датчиком, который обнаруживает цель, «подсвеченную» бортовыми электронными средствами) .

Ưu nhược điểm của đạn XM943:

Ưu điểm : Khả năng công phá cực lớn, độ chính xác cao do được dẫn đường bằng cảm biến"mm" ở pha cuối và 4 cánh đuôi giúp ổn định quĩ đạo đường đạn.


Trích dẫn
Tại sao đạn M943 được Mỹ quảng cáo rầm rộ về khả năng xuyên giáp, nhưng lại bị bỏ xó. Có phải vì các nhược điểm nhiều quá không. Theo dự đoán của em là đạn này không chính xác lắm (do chiều dài tăng), làm mòn nòng quá lớn (cũng do dài quá). Các nhược điểm này em chưa hề được đọc ở bất kỳ tài liệu nào, đó là dự đoán chủ quan của em. Nhưng cũng phải có lý do gì nó mới bị ngừng phát triển chứ. Nếu bác có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin.



Nhược điểm:


1-Do kích cỡ đạn là 120mm đã không phù hợp cho pháo chủ lực cho xe tăng tương lai("NPz K-140").

2-Do đạn liền các tút không thích hợp cho việc cải tiến bộ chọn-nạp đạn tự động mà hãng "Lockheed Martin" đang phát triển, nó càng không hợp với dự án "MBT- Block III», đang được phát triển cho quân đội Mỹ.


Cuối cùng là những lý do khác trong đó có cả những lý do bí mật QS mà tôi và bạn không bao giờ biết được dẫn tới quyết định tạm ngưng chương trình phát triển đạn XM943.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2013, 04:53:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM