Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:14:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693834 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #300 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2012, 11:00:34 pm »

Hay quá có bài mới rồi, lúc nào cũng mong các anh các chú dành thời gian viết bài thường xuyên hơn.
Logged
longtt88
Thành viên
*
Bài viết: 249


« Trả lời #301 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 07:24:25 am »

Lữ đoàn Pháo binh 16: Huấn luyện bộ đội sát với thực tế chiến đấu

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=chHj0yhLzOs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=chHj0yhLzOs</a>
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #302 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2012, 11:54:33 pm »

Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV. Đây là mẫu pháo tự hành được lần đầu biết tới tại Triển lãm vũ khí, kỹ thuật tháng 12- 2006 mà theo dự kiến sẽ được tiếp nhận trang bị cho quân đội Nga 2015.

Pháo tự hành tương lai 2S36 Koalitsiya-SV được cải tiến từ 2S35 Koalitsiya-SV hiện đang còn trong giai đoạn thử nhiệm. Muốn hiểu về 2S36 Koalitsiya-SV không có cách nào khác ta phải tìm hiểu về tiền thân của nó.




Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.


"Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2S36 Koalitsiya-SV với pháo 2S35 Koalitsiya-SV mà quân đội Nga công bố. Tuy nhiên, 2 loại pháo này lại khác nhau ở nhiều chi tiết.

Cả hai đều sử dụng 2 nòng pháo thiết kế theo trục dọc, tuy nhiên 2S36 sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, tức lớn hơn cỡ nòng 152 mm của pháo 2S35. Ngoài ra, pháo của 2S36 được bọc một phần giáp cách nhiệt để chống chọi với những mảnh đạn có thể làm hỏng nòng pháo, trong khi 2S35 thì không có.

Thiết kế tháp pháo giữa Koalitsiya-SV 2S36 và 2S35 cũng khác nhau đáng kể, 2S36 có tháp pháo thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn và chứa được nhiều đạn hơn. 2S35 Koalitsiya-SV được vận hành bởi kíp xe 2 người nhưng ở 2S36 Koalitsiya-SV được cho là nhiều hơn, tới 3 người. Hệ thống đều hoạt động hoàn toàn tự động nhưng 2S36 Koalitsiya-SV được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại hơn".



"Do sự bất cẩn của các phóng viên truyền hình địa phương tháp tùng Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới thăm một số cơ sở quốc phòng ở Perm, hình ảnh của ít nhất hai loại vũ khí đang được bí mật phát triển cho quân đội Nga đã bị tiết lộ.

Một số bản tin trên truyền hình Perm đã làm "lộ" mô hình được cho là của xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata và siêu pháo tự hành hai nòng SAU 2S36 Koalitsiya-SV.


 


Pháo tự hành 2S36 Koalitsiya-SV chạy thử nghiệm trong chuyến thăm của ông Rogozin




Ngay sau khi các bản tin này được phát sóng, giới chuyên gia quân sự nhanh chóng phát hiện ra rằng đây rất có thể là những vũ khí mới mà bấy lâu nay việc phát triển chỉ được tiết lộ qua một số thông tin báo chí ít ỏi. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc làm lộ hình ảnh về những vũ khí bí mật này đã tạo cơ hội để giới phân tích quân sự nước ngoài khai thác, trong đó điển hình là Trung Quốc.

Một bản tin đánh giá đăng trên mạng thông tin quân sự của Trung Quốc hôm 10/8 đã tổng hợp đầy đủ hình ảnh giá trị về 2 vũ khí bí mật của Nga được chụp ra từ bản tin trên truyền hình, sau khi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng.




Phần tiếp theo :  Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2012, 11:32:58 am gửi bởi longtrec » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #303 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2012, 10:25:14 am »

Gần đây các trang mạng Nga đưa tin về khẩu súng cỡ nòng 45ly vậy các bác cho em hỏi là cỡ nòng mới này sẽ thay thế cỡ nòng 30ly trên các xe pk tự hành, xe chiến đấu bộ binh , CIWS hoàn toàn đúng không ?

Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #304 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2012, 10:40:59 pm »

Trong lúc thu thập tài liệu để viết về pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV, tôi xin được trả lời bạn hoangpilot@. Câu hỏi của bạn hoangpilot :

Trích dẫn
Gần đây các trang mạng Nga đưa tin về khẩu súng cỡ nòng 45ly vậy các bác cho em hỏi là cỡ nòng mới này sẽ thay thế cỡ nòng 30ly trên các xe pk tự hành, xe chiến đấu bộ binh , CIWS hoàn toàn đúng không ?



Xin được trả lời bạn Hoàng cùng một số bạn có thắc mắc như bạn Hoàng như sau:

Pháo tự động 30mm(АП-30мм) được biết đến như :ГШ-301 trang bị cho Không quân trên Мig-29, SU-27, SU-34, IL-102, Як-141.Pháo tự động 30mm trang bị cho Lục quân có 2A72 trang bị trên các xe bọc thép chiến đấu nhu: BMP-3, BTR-80А, BRM-3К.....NGoài ra pháo tự động 30mm còn được trang bị trên 1 số tầu tuần tra v.v...

Như vậy pháo tự động 30mm đã có mặt trong trang bị của Quân đội Nga từ tương đối lâu. Theo thời gian khẩu pháo tự động 30mm bộc lộ nhiều nhược điểm.Trong khi đó các nước trong khối NATO lại không chịu ngồi yên, an tâm sử dụng pháo 30mm trên các phương tiện chiến đấu của mình. Điển hình là Cy "Bofors"(Anh) đã cho ra đời xe BMP-CV9040 với pháo RARDEN 40-мм thay thế cho pháo 30mm.Tiếp theo là các Cty "Ellayent Teksistemz (Mỹ), GIAT (Pháp)," Boeing "(cỡ nòng 40mm: MK 40 30/40 mm" Bushmaster II "và 40 mm pháo" Bushmaster IV ").

Đứng trước thực tế, người lính Nga rất cần trang bị 1 loại pháo tự động có uy lực hơn, cỡ đạn lớn hơn, chính xác hơn và đạn dược đa dạng hơn. Cải tiến để tiến lên hay là giẫm chân là thụt lùi, ngành công nghiệp vũ khí Nga đã trọn tiến lên. Việc thiết kế pháo tự động 45mm được giao cho phòng thiết kế khí cụ TULA(Конструкторское бюро приборостроения г. Тула), đứng đầu là Аркадий Георгиевич Шипунов. Ông là tiến sỹ khoa học, Viện sỹ, anh hùng lao động kiêm tổng công trình sư.


Nhược điểm của khẩu pháo tự động 30mm là gì?

Khi bắn mục tiêu có tiết diện nhỏ nhô cao lên mặt đất khả năng bắn thẳng-trúng đích chiếu dọc theo bề mặt mục tiêu là rất thấp, hầu hết đạn nằm dải rác xung quanh mục tiêu. Đạn phân mảnh, gây cháy hiệu quả thấp vì kích cỡ đạn nhỏ(thuốc nổ trong quả đạn chỉ khoảng 48,5g). Khi quả đạn 30mm nổ chỉ tạo ra khoảng trên dưới 300 mảnh(0,25g). Nhưng khi bắn vào các vị trí"mềm" như nền đất,bùn, tuyết thì đạn phân mảnh bị hạn chế đáng kể. Đạn 30mm hiện đại nhất của Nga là đạn thanh xuyên dưới cỡ "Kerner/Кернер" và "Trezubka/Трезубка" sử dụng phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ còn tạm ổn .

Việc tăng kích cỡ cho pháo tự động từ 30mm lên 45mm gây không ít khó khăn cho vấn đề thiết kế. Một trong những cải tiến độc đáo mà Аркадий Георгиевич Шипунов và nhóm thiết kế của ông áp dụng đó là "đạn lồng vào vỏ"/ "телескопический патрон". Đây là nguyên tắc đột phá trong thiết kế đạn dược ngoài Nga còn một số nước trong khối NATO áp dụng .






Một quả đạn 40х255-мм thuyên thép dưới cỡ xuyên qua khối thép.



Còn tiếp nhé!

P/s Hoangpilot 1 câu hỏi của bạn làm tôi bở hơi tai mấy ngày! Grin
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2012, 11:42:31 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #305 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 01:14:51 am »

Tiếp theo




Pháo tự động 45mm được phát triển để làm pháo chính cho các thế hệ xe bọc thép chở quân, thiết giáp hộ vệ tăng, thiết giáp trinh sát trong tương lai như : BMPxxx, BTRxxx, BMPTxxx  v.v...

Trước tiên xin nói về kích cỡ pháo, tại sao người Nga lại trọn kích cỡ 45mm cho pháo tự động tương lai của mình? Một điều hiển nhiên rằng người Nga đã đi sau người Anh, Mỹ, Pháp trong thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn.Hay người Nga muốn khẩu pháo tự động của họ trong tương lai mạnh mẽ hơn những khẩu pháo tự động của khối NATO? Câu hỏi này chắc phải để Аркадий Георгиевич Шипунов và nhóm thiết kế của ông trả lời mới chính xác. Một điều không mấy may mắn cho đề án "pháo 45mm tự động, đạn lồng trong vỏ/45-мм автоматическая пушка с телескопическим боеприпасом" là Аркадий hiện tại đã rút khỏi đề án trước khi đứa "con đẻ" của ông được chính thức đưa vào biên chế.

Người dân Xô Viết hẳn không 1 ai không biết tới những khẩu pháo chống tăng 45mm, chúng gồm các mẫu 53K(mẫu 1937) và M42(mẫu 1942). Một phần người Nga trọn cỡ nòng 45mm cho pháo tự động tương lai của họ cũng bởi kích cỡ 45mm rất đỗi quen thuộc với họ.

Về nguyên tắc thiết kế nếu xét logic thì cỡ nòng pháo lớn đi theo nó là đạn dược, khoang đạn, máy tải đạn v.v... đều cần tăng kích cỡ tỉ lệ thuận. Nhưng thiết kế đạn 45mm thế hệ mới đi ngược lại với thiết kế thông thường. Quả đạn thông thường gồm 2 phần chính : Đầu đạn và Các tút chứa liều phóng, các tút có thể gắn với đầu đạn hoặc để dời.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem xét 1 ví dụ này:

Trong chiếc xe bọc thép trinh sát-chở quân BTR 80A chẳng hạn . Xe BTR 80A chở được 8 người với kíp lái 2 người(tổng cộng chở tối đa theo thiết kế là 10), vũ khí trang bị 1 pháo tự động 2A72, 30mm mang được 300v và 1 khẩu súng máy đồng trục PKT 7,62mm với 2000v đạn. Nếu thay pháo tự động 30mm bằng pháo 45mm thì điều gì sẽ sảy ra? Hoặc phải hy  sinh diện tích khoang chở người để tăng diện tích khoang chở đạn và tất nhiên số đạn mang theo không phải 300 với 2000v mà là ít hơn.Đấy là ở xe BTR, vậy nếu ở xe BMP thì sao? Mở rộng khoang chứa đạn là không thể bởi nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề kỹ thuật cần thay đổi.

Tất nhiên chúng ta nói "thiết kế mới cho đạn lồng vào vỏ đạn" thì đơn giản, nhưng thực tế Mỹ đã khởi công nghiêm cứu phát triển loại đạn này từ năm 1970 nhưng mãi gần đây mới hoàn thiện thiết kế cho đạn 40mm( Nâng cấp pháo Buhmaster II với chiều dài đạn rất ngắn chỉ 173mm). Anh gần đây cũng nâng cấp đạn CTWS cũng rất gọn 40x255mm.

Một lần nữa tôi nói rằng giải pháp thiết kế đạn lồng vào vỏ đạn và cơ cấu tải đạn bên cạnh nòng pháo là 1 cuộc cách mạng về thiết kế.





Pháo CTWS và hệ thống tải đạn với các trục bánh răng cơ khí.





Còn tiếp
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2012, 01:30:49 am gửi bởi longtrec » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #306 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 09:43:18 am »

Cảm ơn bác Long đã vào " giải độc " thắc mắc !  Grin  Vấn đề tiếp theo em muốn hỏi bác là người Nga cho ra cỡ nòng 45ly trang bị đạn xuyên giáp vỏ lồng là đủ cho mục đích đánh bại phương tiện bọc thép hạng nhẹ của khối NATO thế thì dự án trang bị pháo 57ly có bị hủy bỏ vì đạn 57ly to hơn, nên mang được ít cơ số đạn và cũng không tiêu diệt được các dòng tăng chủ lực của khối NATO lẫn Trung Quốc ?

Logged
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #307 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 09:36:11 pm »

Cảm ơn bác Long đã giới thiệu loại pháo mới này.
Có điều em băn khoăn là thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn này tận dụng kích thước nhỏ của thanh xuyên để nhét vào trong vỏ đạn, vậy liệu loại pháo được thiết kế tương thích với đạn này có thích hợp để bắn đạn nổ mảnh một cách hiệu quả? Vì đạn của nó được thiết kế ngắn, trong khi đầu đạn nổ mạnh lại không nhét vào như thanh xuyên được Huh
Trong khi một trong những nhiệm vụ quan trọng đề ra với các loại pháo gắn trên BMP, BTR này là có khả năng bắn bộ binh hiệu quả.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #308 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 11:13:23 pm »

Cảm ơn bác Long đã giới thiệu loại pháo mới này.
Có điều em băn khoăn là thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn này tận dụng kích thước nhỏ của thanh xuyên để nhét vào trong vỏ đạn, vậy liệu loại pháo được thiết kế tương thích với đạn này có thích hợp để bắn đạn nổ mảnh một cách hiệu quả? Vì đạn của nó được thiết kế ngắn, trong khi đầu đạn nổ mạnh lại không nhét vào như thanh xuyên được Huh
Trong khi một trong những nhiệm vụ quan trọng đề ra với các loại pháo gắn trên BMP, BTR này là có khả năng bắn bộ binh hiệu quả.

Bạn spetsnaz GRU thân! Chớ vội "băn khoăn" vì " nồi khoai mới bắc lên bếp, nước còn chưa sôi" Grin.


Tặng bạn tấm hình đan GPR-T, quả đạn có trọng lượng 980g trong đó chứa 350g thuốc nổ đẩy, đạn có sơ tốc 1010m/s. Trong quả đạn chứa 115g thuốc nổ siêu mạnh, đạn được thiết kế nổ định tầm bằng quán tính(kích nổ bằng ngòi đáy), khi nổ tạo ra trùm mảnh nổ bao trùm diện tích 125m2.





P/s Hoangpilot cứ từ từ thôi nhé !
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #309 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:04:18 pm »

Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV. Đây là mẫu pháo tự hành được lần đầu biết tới tại Triển lãm vũ khí, kỹ thuật tháng 12- 2006 mà theo dự kiến sẽ được tiếp nhận trang bị cho quân đội Nga 2015.

Pháo tự hành tương lai 2S36 Koalitsiya-SV được cải tiến từ 2S35 Koalitsiya-SV hiện đang còn trong giai đoạn thử nhiệm. Muốn hiểu về 2S36 Koalitsiya-SV không có cách nào khác ta phải tìm hiểu về tiền thân của nó.




Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.


"Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2S36 Koalitsiya-SV với pháo 2S35 Koalitsiya-SV mà quân đội Nga công bố. Tuy nhiên, 2 loại pháo này lại khác nhau ở nhiều chi tiết.

Cả hai đều sử dụng 2 nòng pháo thiết kế theo trục dọc, tuy nhiên 2S36 sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, tức lớn hơn cỡ nòng 152 mm của pháo 2S35. Ngoài ra, pháo của 2S36 được bọc một phần giáp cách nhiệt để chống chọi với những mảnh đạn có thể làm hỏng nòng pháo, trong khi 2S35 thì không có.

Thiết kế tháp pháo giữa Koalitsiya-SV 2S36 và 2S35 cũng khác nhau đáng kể, 2S36 có tháp pháo thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn và chứa được nhiều đạn hơn. 2S35 Koalitsiya-SV được vận hành bởi kíp xe 2 người nhưng ở 2S36 Koalitsiya-SV được cho là nhiều hơn, tới 3 người. Hệ thống đều hoạt động hoàn toàn tự động nhưng 2S36 Koalitsiya-SV được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại hơn".



"Do sự bất cẩn của các phóng viên truyền hình địa phương tháp tùng Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới thăm một số cơ sở quốc phòng ở Perm, hình ảnh của ít nhất hai loại vũ khí đang được bí mật phát triển cho quân đội Nga đã bị tiết lộ.

Một số bản tin trên truyền hình Perm đã làm "lộ" mô hình được cho là của xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata và siêu pháo tự hành hai nòng SAU 2S36 Koalitsiya-SV.


 


Pháo tự hành 2S36 Koalitsiya-SV chạy thử nghiệm trong chuyến thăm của ông Rogozin




Ngay sau khi các bản tin này được phát sóng, giới chuyên gia quân sự nhanh chóng phát hiện ra rằng đây rất có thể là những vũ khí mới mà bấy lâu nay việc phát triển chỉ được tiết lộ qua một số thông tin báo chí ít ỏi. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc làm lộ hình ảnh về những vũ khí bí mật này đã tạo cơ hội để giới phân tích quân sự nước ngoài khai thác, trong đó điển hình là Trung Quốc.

Một bản tin đánh giá đăng trên mạng thông tin quân sự của Trung Quốc hôm 10/8 đã tổng hợp đầy đủ hình ảnh giá trị về 2 vũ khí bí mật của Nga được chụp ra từ bản tin trên truyền hình, sau khi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng.




Phần tiếp theo :  Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.

Huyphong hay máy mồm, dưng anh Longtrec mang về 1 bài dịch rất có nhiều sạn về tổ hợp pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Dịch giả dịch lại 1 bài viết tiếng Nga từ Voennưi Paritet, trong khi bài viết trên Voennưi Paritet lại lấy nguồn vô danh từ trang mạng Tq slide.mil.news.sina.cn. Nguồn Tq kiến thức vũ khí không chuẩn, lại thêm kiến thức và kĩ năng dịch tiếng Nga về vũ khí của dịch giả kém nên bài viết mắc nhiều sạn.

Có mấy vấn đề Huyphong nêu trước:
- Nga không có pháo tự hành mang mã 2S36 Koalitsiya-SV, mà chỉ có 2S35 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2006 và bản nâng cấp 2S35-1 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2011.
- Nga dùng cỡ nòng 152mm chuẩn nội địa cho cả 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV, còn cỡ nòng 155mm chỉ mới dự kiến dùng xuất khẩu cho các nước dùng pháo chuẩn NATO.
- 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV là tổ hợp pháo tự hành trang bị chung cho cả Lục quân và Hải quân, vì thế nó có đuôi SV (S: lục quân; V: hải quân)
- Pháo của 2S35-1 Koalitsiya-SV có gắn lớp ốp cách nhiệt, nhưng không phải nhằm chống chọi với mảnh đạn để tránh hỏng nòng pháo Grin, mà để ngăn tác nhân khí tượng gây biến động nhiệt làm mòn lệch nòng pháo và để tăng độ chính xác xạ kích theo tính toán đường đạn.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV có máy tính đạn đạo và điều khiển mới giúp tổ hợp tính toán bắn nhiều đạn liên tiếp nhưng có cùng thời điểm chạm khu vực mục tiêu để tăng xác suất diệt.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV dùng khung máy xe chung với tăng Armada, trong khi 2S35 Koalitsiya dùng khung máy xe chung với tăng T-72/T-80, nhằm đảm bảo đồng bộ hậu cần và tốc độ đột kích của đội hình tăng - pháo tự hành
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM