Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:56:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 694678 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhhang2
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #290 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:14:11 pm »

Bạn minhhang không còn thắc mắc gì chứ Grin?

Câu chuyện "dù phụ" của tôi là câu chuyện vui thôi Grin, lực quán tính của viên đạn khi được bắn đi chính là "dù phụ"  Grin, không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở.

Trên thực tế liều xịt hầu như không sảy ra, mà chỉ có thể là mục tiêu đã bị tiêu diệt(từ nguồn hỏa lực khác) hoặc mục tiêu thay đổi thì quá trình  cài ngòi lại phải thực hiện từ đầu ,có nghĩa lệnh cài ngòi trước phải hủy.

Năm 1984 đơn vị tôi chiến đấu bảo vệ Đồng đăng, cả 6 tháng trời dòng giã, đánh bao nhiêu trận, bắn biết bao quả đạn mà không có 1 hạt lửa nào bị sịt, mà đạn bọn tôi sử dụng lúc đó sx từ năm 1943-1950, tức là sau trên dưới 40 năm từ ngày sx đấy.


- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #291 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:56:45 pm »

Xin nói cho hết, không giữ lại nặng bụng. Grin

Đạn cho pháo chính xe tăng Nga thường là đạn sử dụng liều rời, ở đáy liều rời có hạt lửa, có xịt thì là xịt hạt lửa chứ không có chuyện liều phóng không cháy. Liều phóng dạng rắn này ngâm nước thoải mái gặp lửa là bén tức khắc) . Hạt lửa được bảo quản trong túi nilon kín, nó có thể bị xịt khi mất bảo quản dẫn tới gỉ sét làm thủng hạt lửa.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2012, 10:59:51 pm gửi bởi longtrec » Logged
gangthep
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #292 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:58:36 pm »


- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #293 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 10:11:31 pm »


- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó )  
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang Grin

Hì, đã giải thích rất rõ rồi mà gangthep Grin.

Khi quả đạn được bắn đi, tức là ngay sau khi chuyển động trong nòng pháo, quả đạn bắt đầu có quán tính.
Logged
minhhang2
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #294 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 08:30:49 am »


- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang Grin
- Đúng vậy!
- Bác Longtrec giải thích hộ đi.   Huyphong thấy rất khó cô đọng thành 1 câu trả lời theo kiểu đáp khẽ  nên đã "phải đi họp rồi". 
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #295 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 03:08:27 pm »



Bên trên là hình vẽ miêu tả cấu trúc 1 quả đạn chùm. Phần khoanh đỏ chính là ngòi đáy, nó hoạt động khi có tác động quán tính(донный взрыватель инерционного действия).



Ngòi nổ đáy(hình chỉ mang tính chất minh họa).


Ngòi nổ quán tính thường được chế tạo ở 2 dạng: Quán tính cơ khí quán tính điện tử.

-Ngòi nổ  quán tính cơ khí được biết đến như ở đạn chống tăng RPG-2(B40) hoặc ở đạn M-79(Mỹ).

Trong ngòi nổ đầu đạn B40 có thanh kim loại hình trụ (có thể hiểu nó là kim hỏa), bình thường khóa ở vị trí an toàn. Khi bắn, gia tốc lớn tiến về trước của đầu đạn làm thanh kim loại hình trụ phá khóa an toàn lùi về sau, chuyển sang chế độ sẵn sàng. Khi đạn chạm vào mục tiêu và bị chặn lại đột ngột, thanh kim loại hình trụ lao về trước (quán tính) đập vào nổ hạt nổ-quả đạn bị kích hoạt. Điều này lý giải cho việc người ta dùng lưới B40 để giăng khắc chế loại đạn này. Trên chiến trường ,thực tế có 1 số đạn B40 bắn chật mục tiêu cắm xuống bùn nước không nổ, những người không biết về ngòi nổ quán tính của đạn B40 cho rằng đạn xịt. Nhưng không phải, M không đủ cứng để chặn đạn đột ngột và kim hỏa của đạn không đủ độ rằn để lao về phía trước đập vào hạt lửa. Hoặc đạn bắn ở cự li quá gần, đầu đạn không đủ gia tốc để mở khóa an toàn cũng dẫn tới đạn xịt.

Thông tin về hệ thống "Айнет" rất ít, nó chỉ được tiết nộ chung chung,phần bài viết dưới đây tôi chỉ đưa khái nhiệm cơ bản về nguyên lý hoạt động của ngòi đáy điện tử.

-Ngòi quán tính điện tử(thực chất kết hợp giữa cơ khí và điện tử): Bên trong ngòi có 1 lò xo gắn với chốt hãm, chốt hãm này tì lên bánh xe mặt nguyệt. Thường thì trong ngòi quán tính còn có bộ bánh răng phụ, mục đích để hãm chậm.

Khi quả đạn có gia tốc, tức là từ thời điểm được bắn đi đạn có quán tính tịnh tiến theo chiều tăng dần, đầu đạn sẽ xoay tròn theo trục đạn tạo ra lực li tâm. Lực li tâm đi ra từ tâm đạn ép lò xo mở chốt hãm bánh răng đây chính là cơ chế mở bảo hiểm đấy bạn minhhang ạ.

Nhờ có cơ chế bánh răng phụ nên bánh răng bán nguyệt quay chậm đều(chứ không quay nhanh như mặt nguyệt trong đồng hồ tự động khi ta lắc mạnh). Cơ cấu quay bánh răng bán nguyệt không đồng trục này chính là cơ cấu đếm ngược thời gian định tầm nổ. Tất nhiên bánh răng bán nguyệt lệch tâm, chuyển động đều này được nối với bộ đếm điện tử.

Điểm hỏa ngòi nổ đáy của hệ thống  "Айнет" bằng điện.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2012, 11:04:17 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #296 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 04:41:20 pm »

Tiếp theo và hết về đạn chùm:



Bảng thống kê số 2:


Khối lượng của GPE/g
0,2
0,3
0,4

Hệ số đạn đạo:

0,034
0,030
0,027

Tốc độ tiếp cận mục tiêu của GPE, m / s:

427
472
509

Động năng GGE, J:

18,2
33,4
51,8
Diện tích mặt cắt giữ các GPE, mm2:

9,5
13,7
16,6

Tỉ trọng động năng, J/mm2 :

1,92
2,44
3,12


Bảng thông kê số 2 cho thấy hệ số đạn đạo được tính theo công thức sau :






Bảng số 2 cũng cho ta biết tốc độ tiếp cận mục tiêu của GPE được biểu diễn dưới công thức sau:

V=Voexp[-Ax]

Trong đó:
-Vo :Tốc độ ban đầu(giả định là 1000m/s).
-x:Khoảng cách xuyên qua (ở đây giả định là 25m), động năng ,diện tích mặt cắt và tỉ trọng của GPE.


Bảng thống kê số 3:

Trọng lượng của GPE/g:

0,2
0,3
0,4

Số lượng GPE trong khối:

2,5
12500
8333
6250
5,0
25000
16666
12500

Mật độ trung bình của GPE chùm mặt cắt ngang 1/m2:

2,5
48,1
32,0
24,0
5,0
96
64
48

Kỳ vọng của số lượng của GPE, bắn trúng các khu vực dễ bị tổn thương của các mục tiêu  không được bảo vệ:

2,5
2,4
1,6
1,2
5,0
4,8
3,2
2,4

Xác suất phá hủy:

2,5
0,909
0,798
0,699
5,0
0,992
0,959
0,909



Ngoài đạn "bụi" bằng sáng chế 2374600 ,hiện Nga có các chủng đạn chùm trang bị cho pháo chính xe tăng/bằng sáng chế. Nếu như danh sách đạn chùm mà tôi thu thập không sót thì hiện Nga có gần 30 chủng đạn chùm, đáng chú ý nhất là đạn "ТВЕРИЧ" được cải tiến nâng cấp tới 5 lần.


1/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД/2365862.
2/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "АКИНФ"/2353895.
3/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВАСИЛИСК"/2300073.
4/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВЛАДИМИР"/2309375
5/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ГАМАЮН"/2339902.
6/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ОТМИЧ"/2309372.
7/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ОТРОЧ"/2327948.
8/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ПЕРУН"/2237231.
9/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РАТИБОР"2309371.   
10/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РУГОДИВ"/2298763.
11/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ"/2346230.
12/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРСКОЙ"/2346231.
13/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТОРЖОК"/2357196.
14/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ЧЕРНОБОГ"/2300074.
15/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВЕРТЯЗИН"/2363920.
17/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ЗУБЦОВ"/2365863.
18/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "КРАСНЫЙ ХОЛМ"/2363917.
19/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ПОСВИЗД"/2368864.
20/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РЖЕВ"/2363918.   
21/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "САРАГОЖА"/2414672.   
22/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИТЯНИН - 2"/2363921.   
23/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 2"/2363922.   
24/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 4"/2401979.   
25/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 5"/2427789.   
26/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТОРОПЕЦ"/2363919.



Xin lưu ý: Bài sau tôi sẽ viết về súng+dao bắn đạn không nổ (tất nhiên không phải giảm thanh) SP 4 trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm Nga, bài viết theo yêu cầu của bạn Alachi và một số bạn.
-Tiếp sau tôi sẽ có 1 loạt bài viết về 1 loại đạn Nga vừa phát triển, thuộc dạng có 1 không hai trên thế giới hiện đang thử nghiệm chưa chính thức đưa vào trang bị, nó mệnh danh là "Rìu bổ củi". Đây là 1 loại đạn vừa chứa các khối Vonfram phía trước với nhiệm vụ loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 và chủng xuyên lõm liều cao phía sau với khả năng xuyên thủng giáp chính dày tới 1000mm.   
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2012, 05:24:09 pm gửi bởi selene0802 » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #297 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 05:31:29 pm »

BM-21 cải tiến



Một video khác về 1 bản 122 ly cải tiến khác có ống phóng hơi khác so với 2B17-1 "Tornado G"

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zgVi8dB-KFM" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zgVi8dB-KFM</a>

Có 1 số chi tiết khá lạ như hình bên dưới Grin



Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #298 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 05:23:41 pm »

ĐẠN KHÔNG GÂY TIẾNG NỔ KHI BẮN-NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.



Như chúng ta đã biết về cấu tạo và nguyên tắc của ống giảm thanh, khi đầu đạn được bắn đi, đi sau nó là năng lượng khí thuốc súng được giải phóng. Nguồn năng lượng khí thuốc súng này với tác dụng đẩy đầu đạn đi nhưng nó cũng chính là nguyên nhân gây ra tiếng nổ khi vừa ra khỏi nòng súng. Để ngắt dòng khí thuốc súng này, người ta có 2 cách, lắp ống giảm thanh hoặc đạn không gây tiếng nổ. Nói cụ thể hơn là tạo ra 1 loại đạn vừa có tác dụng đẩy được đầu đạn ra khỏi nòng súng đủ sức sát thương vừa phải "nhốt" khí thuốc súng được giải phóng đi sau viên đạn. Tuy nhiên nhẽ đời được cái này thì phải hy sinh cái khác.

Ưu điểm khi sử dụng vũ khí không gây tiếng ồn thì ai cũng biết, vậy nhược điểm của chúng là gì?

a/Nhược điểm của ống giảm thanh:

Nếu khẩu súng lắp giảm thanh thì đạn sử dụng cho nó phải là đạn cận âm, nếu không  viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh. Hơn nữa khi súng nắp ống giảm thanh súng chỉ nên bắn ở chế độ điểm xạ, nếu để chế độ liên thanh thì tuổi thọ của ống giảm thanh sẽ tính bằng phút vì khi đó nhiệt độ trong ống giảm thanh tăng quá ngưỡng phá hủy các vách ngăn.

b/Nhược điểm của đạn không gây tiếng nổ khi bắn(đạn pistong).

Cũng giống như ở súng giảm thanh, đạn không gây tiếng nổ thường có tốc độ cận âm. Chế tạo phức tạp đòi hỏi công nghệ cùng vật liệu chế tạo đặc biệt....

Các chủng đạn không gây tiếng nổ mà Liên Xô(Nga) đã phát triển:

Từ năm 1954 đạn khi bắn không gây tiếng nổ đã được trưởng phòng thiết kế số 14, nhà máy chế tạo vũ khí TULA  Стечкин đề xuất nghiêm cứu. Phiên bản thứ nhất SP-1, được cho là phiên bản thử nghiệm, nó có kết cục là không ra khỏi phòng thí nghiệm.

Phiên bản thứ 2 có tên SP-2 (7,62mmx35): Dựa trên cơ sở thử nhiệm trước đó của Stechkin, SP-2 sau đó đã được đưa vào biên chế trang bị. SP-2 có chiều dài 42mm, đường kính các tút 10,5mm, sơ tốc 180m/s, đầu đạn nặng 6,5g.



SP-2.

Phiên bản thứ 3, SP-3 (7,62mmx 55): Đây là loại đạn có nhiều nhược điểm, đạn có pistong nồng vào nhau do đó chiều dài đạn đã tăng lên thành 55mm. Năng lượng đẩy viên đạn thấp chỉ vào khoảng 150J , tức là năng lượng này chỉ tương đương 1/2 năng lượng đẩy của viên đạn súng Makarov. Súng ngắn Makarov vốn bị chỉ trích có tầm bắn hiệu quả thấp, đạn xâm nhập và phá hủy mục tiêu kém.




SP-3.

Trên cơ sở của đạn SP-3, Viện nghiêm cứu chế tạo máy chính xác( ЦНИИточмаш thuộc tp Климов tỉnh Moscow)đã thiết kế thành công đạn SP-4 sử dụng cho súng ngắn ám sát PSS và dao găm đa tác dụng NRS-2. Năm 1983 SP-4 được chính thức tiếp nhận trang bị cho Cục tình báo Quân đội(GRU) và Cục an ninh Quốc gia(KGP).





SP-4.



 súng ngắn ám sát PSS.






Dao găm đa tác dụng NRS-2.


Các phiên bản sau của đạn không gây tiếng nổ khi bắn đã được dần khắc khắc phục những nhược điểm. SP-5 (7,62x39mm) là loại đạn trang bị cho súng bắn tỉa, tiếp đến là SP-6 là đạn tấn công lõi thép, năng lượng đẩy của đạn đã đạt 600-700J.

Ngày nay dòng đạn không gây tiếng nổ "SP" đã phong phú về chủng loại như đạn SP-10(9mmx21) có lõi tăng cường nhiệt(термоупрочненного сердечника) , sử dụng cho súng ngắn «Вектор». Đạn SP-13 xuyên thép, vạch đường dùng để hiệu chỉnh hỏa lực  v.v và v.v.




Còn tiếp : Nguyên lý hoạt động của đạn không gây tiếng nổ khi bắn (SP-4).
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2012, 09:15:12 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #299 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 10:58:09 pm »

Xin chào các đồng chí cùng các bạn!

Thời gian qua tôi bận quá nên để topic nguội lạnh,thành thật xin lỗi các đồng chí cùng các bạn.Cho phép tôi được trở lại phần bài viết về đạn không gây tiếng nổ khi bắn và dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2.



Dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2(Нож разведчика стреляющий ) được phát triển bởi Viện nghiên cứu máy chính xác(ЦНИИТОЧМАШе).Đây là 1 loại vũ khí cá nhân đa tác dụng và rất lợi hại được trang bị cho các đơn vị trinh sát quân đội, các lực lượng KGB. NRS-2 được thiết kế ngoài các tính năng thông thường như đâm, cắt gỗ, cắt dây thép gai còn có khả năng đặc biệt như 1 khẩu súng ngắn vì nó được trang bị 1 cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ. NRS-2 rất thích hợp cho các trận cận chiến trong vòng bán kính 25m.


Dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2 không phải là mẫu dao đầu tiên được phát triển dưới thời Xô Viết. Trước đó vào năm 1970, Liên Xô cho phát triển 1 loại dao đa tác dụng có cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ sử dụng đạn PS-3( pistong nồng vào nhau, kích cỡ :7,62mmx 55). Đề án do Рафаил Дмитриевич Хлынин đứng đầu, mẫu dao này có tên "NRS".



Mẫu dao NRS đầu tiên.



Trong năm 1986 Viện nghiêm cứu máy chính xác tiếp tục phát triển và cải tiến mẫu dao NRS thành NR-2(không có cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ) và NRS-2(với cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ).




Mẫu dao NR-2.





Mẫu dao NRS-2.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2012, 01:17:26 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM