Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:30:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693872 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #280 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 05:19:25 pm »

ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM


Bằng sáng chế Quốc gia số: RU2374600.
Tác giả : Одинцов Владимир Алексеевич.




Sáng chế 2374600 của Odinsov liên quan đến đạn dược, khi nổ đạn tạo ra 1 trục vòng tròn phá hủy. Phần trước quả đạn, bên trong vỏ đạn chứa khối nguyên tố nổ sẵn ( блок готовых поражающих элементов ГПЭ viết tắt là GPE), hoặc những mảnh nổ nghiền sẵn(осколка заданного дробления-ОЗД viết tắt là OZD). Phần phía sau quả đạn , bên trong vỏ đạn chứa thuốc nổ và kíp nổ đáy (в остальной части корпуса размещен заряд взрывчатого вещества с донным детонатором). Trọng lượng GPE hoặc OZD là : 0,2-0,4g. Số lượng GPE hoặc OZD trong 1 quả đạn khoảng 6000-25.000.


Miêu tả đạn nổ mảnh-chùm"bụi":








Đạn nổ mảnh-chùm"bụi" được trang bị cho pháo chính xe tăng 125mm, khi nổ tạo ra 1 trục chùm mảnh nổ. Bên trong vỏ đạn, ở phần trước quả đạn chứa các khối nguyên tố nổ sẵn ( блок готовых поражающих элементов ГПЭ viết tắt là GPE) hoặc những mảnh nổ nghiền sẵn(осколка заданного дробления-ОЗД viết tắt là OZD). Phần bên trong đuôi đạn chứa vật liệu nổ và kíp nổ đáy. Trọng lượng của các khối GPE là 2,5kg gồm 500 khối nhỏ, mỗi khối 5g. Vụ nổ được thực hiện cách mục tiêu 20m, bán kính phá hủy 7m, diện tích phá hủy 154m2, mật độ trung bình các khối GPE là 3,25/m2.


Thực nhiệm đạn nổ mảnh-chùm "bụi" gần đây nhất được tiến hành  ngày 27/10/2007 bằng sáng chế 2309375 S1.


Hạn chế lớn nhất của các mẫu thử nghiệm là mật độ thấp dòng mảnh chùm, đi ra từ trục dọc tâm nổ dẫn tới kết quả khả năng phá hủy mục tiêu thấp. Mục tiêu của đạn chùm hay nói cách khác là xe tăng chính là sự sống còn của xe( Vd đối phương có súng phóng lựu hay tên lửa chống tăng có điều khiển). Mục tiêu có góc chiếu nhỏ trên mặt đât, vuông góc với luồng trục GPE (0,3-0,4m2).






Trong 1 số trường hợp không tránh khỏi mục tiêu và điểm nổ có khoảng cách lớn, mật độ luồng mảnh sẽ phân tán lớn. Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.

Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:

p=11-e-<п




Bảng thống kê số 1:



Phạm vi vụ nổ,m/Дальность подрыва, м:

5
10
15
20
25


Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang 1/m2 . / Средняя плотность ГПЭ в поперечном сечении пучка, 1/м2:

48,1
12,0
5,3
3,0
1,9

Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2/Число ГПЭ, попавших в цель площадью0,3 м2:

14,4
3,6
1,59
0,9
0,576

Khả năng phá hủy/Вероятность поражения:

1,0
0,97
0,80
0,59
0,44.





Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 11:29:25 pm gửi bởi longtrec » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #281 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 04:07:45 pm »

ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM

... Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.
   Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:
p=11-e-<п
.....

Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 04:41:39 pm gửi bởi minhhang » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #282 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 01:30:17 am »

ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM

... Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.
   Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:
p=11-e-<п
.....

Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?


Mỗi loại đạn có chức năng giêng của nó, ví dụ đạn thanh xuyên dưới cỡ để chống thiết giáp- tăng, đạn nổ phá để  đánh công sự hầm hào, các mục tiêu mặt đất, BB. Đạn chùm "bụi" có từ 6000-25000 mảnh thì chẳng ai dại đem đạn"thường" ra so sánh mật độ mảnh với nó dù ở diện tích, mặt cắt nào Grin. Còn phạm vi nổ của mỗi loại đạn lại phụ thuộc ngòi nổ nó để chế độ nào. Ngòi nổ thông thường thì có 2 chế độ: nổ tức thì(chạm nổ) hoặc nổ giữ chậm. Ngòi 3VM17(18) trong hệ thống "Айнет" có 5 chế độ tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu mà hệ thống cài ngòi ấn định. Đánh BB trên công sự mở thì để chế độ nổ trên đầu, đánh vũ khí+xạ thủ điều khiển vũ khí chống tăng thì nổ đón trước cách mục tiêu độ 20m. Đánh trục thăng cũng là nổ đón, đánh xe vận tải hoặc thiết giáp hạng nhẹ thì có thể để chế độ chạm nổ, hoặc giữ chậm nổ(tất nhiên đánh mục tiêu loại này không phải nhiệm vụ chính của đạn chùm, đã có 30F54 với ngòi nổ 3VM18).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 01:35:59 am gửi bởi longtrec » Logged
minhhang2
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #283 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 08:51:58 am »

Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?


Mỗi loại đạn có chức năng giêng của nó, ví dụ đạn thanh xuyên dưới cỡ để chống thiết giáp- tăng, đạn nổ phá để  đánh công sự hầm hào, các mục tiêu mặt đất, BB. Đạn chùm "bụi" có từ 6000-25000 mảnh thì chẳng ai dại đem đạn"thường" ra so sánh mật độ mảnh với nó dù ở diện tích, mặt cắt nào Grin. Còn phạm vi nổ của mỗi loại đạn lại phụ thuộc ngòi nổ nó để chế độ nào. Ngòi nổ thông thường thì có 2 chế độ: nổ tức thì(chạm nổ) hoặc nổ giữ chậm. Ngòi 3VM17(18) trong hệ thống "Айнет" có 5 chế độ tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu mà hệ thống cài ngòi ấn định. Đánh BB trên công sự mở thì để chế độ nổ trên đầu, đánh vũ khí+xạ thủ điều khiển vũ khí chống tăng thì nổ đón trước cách mục tiêu độ 20m. Đánh trục thăng cũng là nổ đón, đánh xe vận tải hoặc thiết giáp hạng nhẹ thì có thể để chế độ chạm nổ, hoặc giữ chậm nổ(tất nhiên đánh mục tiêu loại này không phải nhiệm vụ chính của đạn chùm, đã có 30F54 với ngòi nổ 3VM18).

- Khi họ chưa có đạn Nổ Mảnh Chùm Bụi thì họ vẫn đánh bộ binh...  bằng đạn nổ phá, tôi muốn bác so sánh đạn mới với đạn cũ đó để hiểu rõ tác dụng của loại mới.
- Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?

 
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #284 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 01:39:09 pm »

Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.

József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác), mìn chống trục thăng, mìn định hướng v.v... Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, còn trong đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn Grin.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VV17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân giã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử đáy chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 08:22:10 pm gửi bởi longtrec » Logged
minhhang2
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #285 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 03:46:37 pm »

Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.
József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác). Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn Grin.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VM17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân dã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử 3VM17 chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà Grin

- Nếu theo giải thích này của bác thì sẽ chưa sáng tỏ được cái câu hỏi đạn xịt hôm trước. Hôm đó bác có trả lời là còn "dù dự phòng" và sẽ giải thích kỹ sau....
- Cụ thể là:Khi đã xác định mục tiêu, đã cài tham số , đã bắn , nhưng liều phóng xịt. Vậy cái gì nó làm cái đầu đạn không nổ vì đồng hồ đếm ngược? Hôm trước Huyphongssi gọi cái đó là :bảo hiểm ngòi. Nhưng chưa kịp giới thiệu sự làm việc, vì bận đi họp.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 04:48:41 pm gửi bởi minhhang2 » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #286 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 05:18:31 pm »

Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.
József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác). Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn Grin.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VM17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân dã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử 3VM17 chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà Grin

- Nếu theo giải thích này của bác thì sẽ chưa sáng tỏ được cái câu hỏi đạn xịt hôm trước. Hôm đó bác có trả lời là còn "dù dự phòng" và sẽ giải thích kỹ sau....
- Cụ thể là:Khi đã xác định mục tiêu, đã cài tham số , đã bắn , nhưng liều phóng xịt. Vậy cái gì nó làm cái đầu đạn không nổ vì đồng hồ đếm ngược? Hôm trước Huyphongssi gọi cái đó là :bảo hiểm ngòi. Nhưng chưa kịp giới thiệu sự làm việc, vì bận đi họp.
Phần trên anh Long có nhầm 1 chút. 3VM17 là ngòi đầu và nó hoạt động như nào đã được Huyphong nói rồi. Đạn đăng kí trong bằng phát minh RU2374600 sử dụng ngòi gì và hoạt động như thế nào củng đả được nêu. Bạn minhhang phải đọc lại và nhớ cho kĩ.

Bạn vẫn thắc mắc về bảo hiểm ngòi quán tính. Đây là kiến thức sơ đẳng đã được nêu bằng tiếng Vn trong Cát này. Có vẻ bạn không biết tiếng Nga nên nếu muốn đọc thêm về vụ này thì cứ tra theo các từ khóa "fuze setback mechanism" "fuze arming" vân vân.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #287 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 07:28:48 pm »

Nôm na là viên đạn trong nòng được lập trình 10s sau khi bắn sẽ nổ. Chỉ chờ lệnh Enter. Lệnh Enter mà bị xịt (đạn không nổ) thì …thôi. Lại bấm nút Esc vậy.
Còn làm sao để lấy ngón tay bấm Enter trong quả đạn thì nhờ vào lực quán tính vậy Grin
Hê hê.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #288 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 08:11:25 pm »

Bạn minhhang không còn thắc mắc gì chứ Grin?

Câu chuyện "dù phụ" của tôi là câu chuyện vui thôi Grin, lực quán tính của viên đạn khi được bắn đi chính là "dù phụ"  Grin, không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở.

Trên thực tế liều xịt hầu như không sảy ra, mà chỉ có thể là mục tiêu đã bị tiêu diệt(từ nguồn hỏa lực khác) hoặc mục tiêu thay đổi thì quá trình  cài ngòi lại phải thực hiện từ đầu ,có nghĩa lệnh cài ngòi trước phải hủy.

Năm 1984 đơn vị tôi chiến đấu bảo vệ Đồng đăng, cả 6 tháng trời dòng giã, đánh bao nhiêu trận, bắn biết bao quả đạn mà không có 1 hạt lửa nào bị sịt, mà đạn bọn tôi sử dụng lúc đó sx từ năm 1943-1950, tức là sau trên dưới 40 năm từ ngày sx đấy.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 08:43:55 pm gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #289 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 08:52:23 pm »

Chắc minhhang/minhhang2 không biết cấu tạo đạn pháo tăng hiện đại của Nga ra sao nên mới hỏi vụ nổ hay xịt kiểu đó Cool

Dưới đây là cơ số đạn cho pháo chính, súng đồng trục và súng phòng không của tăng T-90s (saperka.ru)


Dãy liều phóng của đạn pháo nằm bên phải hình. Nếu liều xịt (hản hửu nha Grin) thì rút ra tống liều mới vào bắn tiếp.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM