Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:57:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693823 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
filtreker
Thành viên
*
Bài viết: 29



« Trả lời #270 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 01:15:20 am »

Đạn 9M55K1 ,1 đạn mẹ chứa 5 đạn con chống tăng, mỗi đạn con  với đầu dò hồng ngoại tự khoang vùng mục tiêu, dơi chậm nhờ dù hãm.
Ý em là cái đầu dò hồng ngoại của nó là loại gì mà phải quay tít vậy bác?
Loại quay tít đó không có đầu hồng ngoại. Tồng chí đứng nhầm giữa đạn con của đạn 9M55K (chứa 72 đạn con chạm nổ) với đạn con của đạn 9M55K1 (chứa 5 đạn con có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng)

Chào bác huyphongssi ! Em tìm mãi mà không thấy có tài liệu nào nói về đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, bác viết như vậy chắc là có nguồn? Vậy bác cho em xin được không?
-----------------
Không trích dẫn quá 3 tầng nhé  Smiley
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2012, 01:33:20 am gửi bởi selene0802 » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #271 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 09:57:19 am »

.....

Lần đó 1 quả đạn pháo nổ trong nòng pháo, đv tôi hy sinh 5 đồng đồng đội, 1 Btr, 1Atr và 3 pháo thủ.


.....

- Tại sao như vậy? ta cùng suy đoán lý do nào!
- Có cái gì đó vướng vào ngòi thì nó cũng không nổ được , vì khi đó cơ cấu bảo hiểm quán tính còn chưa được mở ?
- Quả đạn bị kẹt trong ống phóng , thì cũng không gây nổ được ?
- Bị đối phương phản pháo , hay đối phương phá hoại cách gì đó .....?
- Đạn bị hư hỏng , thuốc phóng biến chất ...... thuốc nổ của đầu đạn biến chất...... ?
- Bác Longtrec cho hỏi thêm về mức độ cái xe bị phá hủy.....?   vị trí phần to nhất còn lại của cái xe nó nằm ở đâu? ( lấy vị trí phóng và hướng bắn làm chuẩn )
Logged
gangthep
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #272 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 12:25:47 pm »

.....

Lần đó 1 quả đạn pháo nổ trong nòng pháo, đv tôi hy sinh 5 đồng đồng đội, 1 Btr, 1Atr và 3 pháo thủ.


.....

- Tại sao như vậy? ta cùng suy đoán lý do nào!
- Có cái gì đó vướng vào ngòi thì nó cũng không nổ được , vì khi đó cơ cấu bảo hiểm quán tính còn chưa được mở ?
- Quả đạn bị kẹt trong ống phóng , thì cũng không gây nổ được ?
- Bị đối phương phản pháo , hay đối phương phá hoại cách gì đó .....?
- Đạn bị hư hỏng , thuốc phóng biến chất ...... thuốc nổ của đầu đạn biến chất...... ?
- Bác Longtrec cho hỏi thêm về mức độ cái xe bị phá hủy.....?   vị trí phần to nhất còn lại của cái xe nó nằm ở đâu? ( lấy vị trí phóng và hướng bắn làm chuẩn )


Bác minhhang ơi.Chắc bác nhầm rồi.Bác Long là cối 160mm mà.Có phải pháo thủ BM-21 grad đâu bác Grin
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #273 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 07:12:22 pm »

Chào bác huyphongssi ! Em tìm mãi mà không thấy có tài liệu nào nói về đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, bác viết như vậy chắc là có nguồn? Vậy bác cho em xin được không?
À hà, mấy hôn nay huyphong mắc chuyện nên hơi bận, dưng vẫn nhớ có bao giờ nói đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt đâu nhể? Chỉ có đạn con của đạn 9M55K1 gọi là đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt.

Nguyên lí hoạt động của nó giống hình động minh họa phía dưới của tổ hợp SADARM


Đạn con tự ngắm SPBE của Nga có 3 loại SPBE, SPBE-D, SPDE-K tương tự nhau dùng cho đạn pháo phản lực Smerch 9M55K1, bom chùm RBK-500 và bom chùm PBK-500U do Doanh nghiệp sx và khoa học cấp nhà nước Basalt của Nga chế tạo. Đầu tự ngắm của đạn con sử dụng công nghệ quét ảnh nhiệt 2 chế độ (trên 2 bước sóng). 

Đạn con tự ngắm SPBE-D dùng cho bom RBK-500 (airwar.ru)



Tồng chí cứ theo các từ khóa để tham khảo nguồn trên mạng nhế Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
filtreker
Thành viên
*
Bài viết: 29



« Trả lời #274 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 10:11:49 pm »

Loại quay tít đó không có đầu hồng ngoại. Tồng chí đứng nhầm giữa đạn con của đạn 9M55K (chứa 72 đạn con chạm nổ) với đạn con của đạn 9M55K1 (chứa 5 đạn con có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng).
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bác huyphongssi, theo bác thì : "đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt". Em thú thực là không tìm thấy tài liệu nào nói đạn 9M55K1 hay 5 đạn con của nó có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng , bác chỉ cần cho em nguồn thôi em đọc được tiếng Nga.

Bác huyphongssi thú lỗi bài trên bác giải thích hơi vòng , không vào thẳng câu hỏi của em. Grin. Đạn 9M55K1 có đầu dẫn hồng ngoại hay ảnh nhiệt Angry?
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #275 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 06:59:22 pm »

Bác huyphongssi, theo bác thì : "đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt". Em thú thực là không tìm thấy tài liệu nào nói đạn 9M55K1 hay 5 đạn con của nó có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng , bác chỉ cần cho em nguồn thôi em đọc được tiếng Nga.

Bác huyphongssi thú lỗi bài trên bác giải thích hơi vòng , không vào thẳng câu hỏi của em. Grin. Đạn 9M55K1 có đầu dẫn hồng ngoại hay ảnh nhiệt Angry?

Ồ tồng chí này ngộ nhể Roll Eyes Anh huyphong đã vào thẳng câu giả nhời và nhắc lại với tồng chí là đạn 9M55K1 chẳng có đầu dẫn hồng ngoại lẫn ảnh nhiệt nào cả Grin Chỉ có đạn con của đạn 9M55K1 mới có đầu thôi.

Nguồn để tồng chí đọc hay dịch sẵn = tiếng Nga hay tây về đầu ngắm của SPBE hiện không có hoặc không còn trên mạng đâu. Anh huyphong nhớ cách đây dăm năm khi Nga thử bom chùm có SPBE đời mới thì trên trang chủ của Bazalt có 1 bài giới thiệu các công nghệ đầu tự ngắm của đạn con SPDE do hãng này phát triển. Nay muốn vào lục lại tin đó thì nó bắt đăng kí và duyệt tư cách trước khi cung cấp. Tồng chí cần tăng cường khả năng phân tích, tích hợp thông tin vũ khí thay vì chờ nguồn đọc sẵn nếu không muốn phiền hà nha Cheesy

Những thông tin về đầu tự ngắm của đạn con SPDE của Bazalt hiện nay chủ yếu là dẫn lại mô tả công nghệ đầu ngắm hồng ngoại 2 băng được phát triển cách nay gần 3 chục năm, và tới giữa năm 90 mới hoàn thiện rồi được dùng cho đạn con SPDE-D Motiv-3 của bom chùm RBK-500 và đạn 9M55K loại bán cho An giê. Cuối 90s, các đạn con SPDE-D Motiv-3 được thử nghiệm đầu ngắm công nghệ ảnh nhiệt để tăng khả năng phát hiện mục tiêu và chọn điểm xung yếu trên mục tiêu để tấn công. Các đạn con gắn đầu ngắm này được gọi là SPDE Motiv-3M và được đưa vào các bom đạn chùm chống tăng hiện nay. Công nghệ đầu ngắm đạn con SPDE mới nhất của Bazalt là kết hợp hồng ngoại 2 kênh+ra đa chủ động hoặc ảnh nhiệt+ra đa chủ động để bổ sung tính năng nhận diện ta địch trước khi tấn công mục tiêu. Hiện công nghệ đầu ngắm ảnh nhiệt+ra đa chủ động đã được thử nghiệm thành công và đưa vào thành phần bom chùm PBK-500U với tên gọi SPDE-K. 

Gọi nó là đầu tự ngắm của đạn con là vì mục đích của nó là tìm mục tiêu và ngắm đạn vào mục tiêu chứ không dẫn đạn. Khi phát hiện mục tiêu, đầu ngắm dừng chế độ quét để thiết lập đường ngắm vào mục tiêu. Khi tới đủ tầm công kích mục tiêu, đầu ngắm gửi tín hiệu kích nổ phần chiến đấu của đạn ngay trên không để hướng đĩa xuyên động năng vào phần động cơ hoặc phần giáp yếu trên nóc xe theo thuật toán ngắm xác định trước.

Bom chùm PBK-500U và đạn chùm 9M55K1 cải tiến dùng cho tổ hợp pháo phản lực Tornado-S (theo nguồn anh Long Grin) được gắn hệ thống dẫn đường quán tính tự lập tích hợp bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh PSN-2001 để tăng độ chính xác. Khi tới bãi thả đạn con theo tính toán của hệ dẫn đường hết hợp, mạch tách đạn trên bom PBK-500U hoặc đạn phản lực 9M55K1 cải tiến sẽ kích hoạt để giải phóng đạn con SPDE.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #276 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 10:34:22 pm »

Thế bác huyphong cho hỏi tầm quét tìm mục tiêu của đạn con tự ngắm là bao nhiêu (bán kính tìm kiếm mục tiêu)?
Và khi đạn mẹ tách các đạn con tại khu vực mục tiêu (VD: đội hình tăng thiết giáp đối phương) thì các đạn con sẽ phân chia mục tiêu thế nào để tránh trường hợp nhiều đạn cùng đánh 1 mục tiêu trong khi có mục tiêu lại không bị đạn nào đánh?
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #277 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2012, 06:01:02 pm »

Thế bác huyphong cho hỏi tầm quét tìm mục tiêu của đạn con tự ngắm là bao nhiêu (bán kính tìm kiếm mục tiêu)?
Và khi đạn mẹ tách các đạn con tại khu vực mục tiêu (VD: đội hình tăng thiết giáp đối phương) thì các đạn con sẽ phân chia mục tiêu thế nào để tránh trường hợp nhiều đạn cùng đánh 1 mục tiêu trong khi có mục tiêu lại không bị đạn nào đánh?
Tầm quét hay bán kính tìm mục tiêu của đạn con được tính theo bài toán lượng giác: góc lệch trục thẳng đứng của đầu ngắm là 30 độ, cự li nghiêng tối thiểu để công kích mục tiêu là 150 mét, độ cao ổn định đạn con sau khi được thả, được chỉnh tốc độ rơi và tốc độ quay.

Các đạn con không có chế độ tự phân chia mục tiêu, nhưng được tính theo độ tản mát và tầm quét sau khi thả để không đánh trùng mục tiêu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #278 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2012, 07:59:00 am »

Huyphong nói thêm chút về phần chiến đấu của đạn con SPBE: Phần này có hình trụ chứa 4,45kg thuốc nổ mạnh và 1 đĩa đồng lõm đường kính 173mm khối lượng 1kg nằm chắn ở ngoài.

Khi phát hiện mục tiêu và thiết lập xong đường ngắm, mạch nổ kích nổ khối thuốc nổ để dùng năng lượng vụ nổ ép đĩa đồng thành hình thuôn và truyền động năng cho nó diệt mục tiêu. Vận tốc đạn khi chạm nóc mục tiêu là trên 2000m/s và có khả năng xuyên tương ứng 70mm giáp thép đồng nhất ở góc chạm 30o so với mặt phẳng đứng.

Đạn này được gọi là Đạn tụ động năng (Кумулятивное ударное ядро) hay đơn giản là đạn động năng (ударное ядро).

Các hình chỉ có tính minh họa về thiết kế và nguyên lí đạn động năng - talks.guns.ru



Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #279 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 03:35:30 pm »

Chào các bạn , cho phép tôi được quay lại viêt tiếp về ĐẠN CHÙM !






Одинцов Владимир Алексеевич (RU) tốt nghiệp khoa vũ khí trường kỹ thuật tổng hợp N.E Bauman(Московский государственный технический университет имени Н.Э.Баумана"(ГОУ ВПО "МГТУ им. Н.Э.Баумана"). Sau đó ông làm việc 5 năm tại TT hạt nhân LB Nga tại thành phố Sarov trong vai trò trưởng phòng nghiêm cứu.

Giai đoạn 1975-1982 Одинцов đứng đầu liên viện nghiêm cứu các vấn đề NỔ MẢNH. Phát triển các tiêu chuẩn nổ mảnh hình trụ (RSFC-Russian Standard Fragmenting Cylinder) áp dụng cho việc thử nghiệm bi được nén trong vỏ thép dưới tác động vật liệu nổ(bằng sáng chế № 2025646). Theo lý thuyết và phương pháp từ sáng chế này, một số viện nghiêm cứu vũ khí của nước ngoài(ngoài Nga) đã bắt tay nghiêm cứu. Viện nghiêm cứu pháo cho Hải quân Mỹ đã phát triển đạn pháo "NOL" nổ phân mảnh  hình trụ, với lý thuyết tương tự như lý thuyết-phương pháp ở bằng sáng chế № 2025646.

Phương pháp nổ mạnh hình trụ được sử dụng nghiêm cứu trong 24 viện nghiêm cứu của các bộ ngành. Trong quá trình nghiêm cứu hoàn thiện phương pháp RSFC đã phát hiện 1 số thép nổ phân mảnh cao như : Thép Silic 60S(bằng sáng chế № 2079099, 2095740 РФ). Thép cùng thể tích 80G2S( bằng sáng chế 2153024 РФ) và thép 80S2 (do Одинцова và Ботвиной đồng tác giả bằng sáng chế số: 2368691 РФ). Thép 80G2S do Одинцова cùng phát triển với Т.Ф. Волыновой được ứng dụng sản xuất trong đạn 100mm của pháo 2A70 trên xe chiến đấu BMP-3.

Trong cuộc đời hiến râng cho khoa học đặc biệt là nghiêm cứu vũ khí, Одинцов đã nhận được tổng cộng 30 giấy chứng nhận tác giả, 112 bằng sáng chế trong đó có 77 bằng sáng chế ông tự làm.

Các công trình nghiêm cứu của ông được giới quân sự Quốc tế biết tới đặc biệt là công trình nghiêm cứu ĐẠN CHÙM(bằng sáng chế № 2018779). Trong quá trình nghiêm cứu phát triển đạn chùm, có rất nhiều bằng sáng chế được cấp từ đạn chùm : Từ đạn chùm "Bụi/Пыль"( bằng sáng chế 2374600) , đạn "ОТРОЧ" (bằng sáng chế 2327948) đến đạn chùm chứa các khối nổ hình trụ cho xe tăng 125mm (bằng sáng chế № 2018779),đến đạn chùm phòng không "Сварог" (phóng các khối nổ hình trụ chứa vật liệu nổ  về phía trước- chống trục thăng ) v.v...


Tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các mẫu đạn chùm tiêu biểu của Одинцов.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 06:29:05 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM