Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:09:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693842 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #200 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:39 pm »

Tiếp theo:



Trong hai cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại IRAC , trên các xe tăng "Abrams"  thường hiện diện bốn loại đạn (M830A1 chống trục thăng /chống BB , M830 đạn xuyên lõm , M908 đạn phá bê tông và M1028 đạn chứa bi) . Việc hiện diện cùng lúc 4 loại đạn gây khó khăn cho kíp chiến đấu trên xe.
  
Đạn chùm XM1069 của MỸ thực chất là đạn tổng hợp của 4 lọai trên.


Đạn APAM của ISRAEL cũng tương tự như đạn XM 1069 của mỹ, bởi vì là đạn đa năng vừa chống BB, trục thăng vừa khoan phá bê tông đồng thời lại có thể xuyên giáp bởi đầu đạn xuyên lõm nên khả năng tạo ra 1 chùm mảnh nổ không cao như đạn chùm của Liên Xô/Nga.




Đạn APAM của IRAEL.




Cùng dòng đạn chùm nhưng đạn XM 1069(Mỹ) và đạn APAM (ISRAEL) có cấu trúc khác hẳn với đạn LX/Nga , khi nổ chỉ tạo ra 1100 mảnh nhỏ(XM 1069), còn đạn chùm của Nga (mẫu thiết kế lúc ban đầu) khi nổ tạo ra 25-26000 mảnh nổ , chúng như 1 đám mây bụi đi sau đầu mũi đạn, mẫu đạn này còn gọi là "đạn bụi". Đám mây bụi(mảnh nổ) này có sức hủy diệt ghê gớm . Cấu trúc đạn chùm của Mỹ và Israel gồm các phân tử nổ được nhồi sẵn trong các khối nổ hình bánh xe nằm trong vỏ đạn.Đạn chùm của Liên xô/Nga theo thiết kế ban đầu không như vậy, nó gồm vô số mảnh nhỏ được nhồi trên phần đầu mũi đạn. Trong quả đạn chùm 30F54 hiện nay cấu chúc bên trong quả đạn đã thay đổi. Các khối nổ trong đạn chùm Nga có hình trụ nhỏ xếp nối dài thành khối hình trụ lớn. Các khối nổ hình trụ lớn xếp liền nhau dọc chiều quả đạn.

Đạn chùm của Nga, 30F54 sử dụng ngòi nổ 3VM18 trang bị trên các dòng tăng chủ lực như : T-80U và T-90. Thực chất đạn 30F54 là đạn đa năng tương tự như đạn XM 1069(Mỹ) và đạn APAM (ISRAEL), tùy thuộc vào ngòi nổ để ở chế độ nào. Có 5 chế độ cho ngòi nổ 3VM18 thuộc hệ thống"Aynet" mà tôi sẽ nói kỹ ở những bài sau này.





Mời các bạn xem Clip thử nhiệm đạn APAM(Israel):

http://forum.worldoftanks.ru/index.php?/topic/151056-apam/





 Bài sau : Thiết kế, thử nhiệm và những ưu nhược điểm của đạn chùm Liên Xô/Nga.


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 04:04:35 pm gửi bởi longtrec » Logged
quykiemsau
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #201 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 07:41:21 pm »

Đọc phần này em xin có 1 chút ý kiến: tựa đề là " vũ khí-chế tài trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga và Việt Nam" nhưng có một vài sản phẩm không hề có mặt ở Việt Nam. Như vài khẩu súng chẳng hạn, mong các bác sớm hồi âm.
Thân.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #202 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 07:49:50 pm »

Đọc phần này em xin có 1 chút ý kiến: tựa đề là " vũ khí-chế tài trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga và Việt Nam" nhưng có một vài sản phẩm không hề có mặt ở Việt Nam. Như vài khẩu súng chẳng hạn, mong các bác sớm hồi âm.
Thân.
Bạn đọc lại tên chủ đề trước khi đưa ra câu hỏi nhé!
"Vũ khí-khí tài (không phải chế tài) trang bị cho sư đoàn bộ binh NgaViệt Nam".
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #203 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 03:37:10 pm »

Xin phép BQT cùng các bạn cho phép tôi tạm dừng phần bài viết về đạn chùm để chuyển sang phần : Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado". Sau loạt bài về sery Tornado tôi xin quay lại phần đạn chùm, lúc đó phiền các Mod chuyển lại cho liền mạch. Tôi mong rằng đây là món quà đầu năm 2012 gửi tới toàn bộ những ai yêu KTQP!



HỆ THỐNG PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT TORNADO-G/реактивных систем залпового огня "Торнадо-Г".




Hệ thống pháo phản lực "TORNADO" do xí nghiệp nghiêm cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») ,Tp TULA nghiêm cứu phát triển. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" có 3 phiên bản là  : Tornado-G(2x15x122mm) ,  Tornado-U(2x15x220mm) và Tornado-S(2x6x300). Hệ thống hỏa lực, phản lực phóng loạt "Tornado" ra đời để thay thế cho hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt trước đó là BM-21"grad" 122mm, BM-27 "Uragan" 220 và BM-30 "Smerch" . Xin lưu ý Tornado-U hiện nay thông tin về nó không nhất quán, về cấu hình ống phóng cũng vậy, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với cấu hình ống phóng gồm : 2 (khối nòng) x 15 nòng x 122mm(đường kính nòng), là bước phát triển tiếp nối của các hệ thống pháo phản lực phóng loạt trước đó BM21 "Grad" 40 nòng , được bắt đầu trang bị cho Lục quân Liên Xô năm 1964.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" vào tháng 12 vừa qua bước đầu được trang bị cho Lục quân Nga 30 xe phóng.

Tornado-G được tiếp nhận trang bị với mã hiệu : 9K51M.






 "Tornado-G"  với cấu hình 2x 15 x 122mm.



Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" được bố trí trên khung gầm xe : БАЗ-6950, đây là phiên bản  do nhà máy sx ô tô thuộc tỉnh Bryansk sx(БАЗ là 3 chữ cái đầu của-Брянский автомобильный завод).

БАЗ-6950 có thông số kỹ thuật cơ bản :


- 2 động cơ Diezel.
- Cấu hình bánh : 8X8.
- Tốc độ tối đa : 55km/h.
- Nhiên liệu tiêu thụ : 56l/100km.

Thử nhiệm ban đầu khi bắn nhiệm thu , hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado"(Cả 2 phiên bản Tornado-G và Tornado-S) được lắp đặt trên khung gầm xe MZKT-7930 do Belarus sản xuất(hình ).

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" được thiết kế để hủy diệt các mục tiêu nổi như: Các công trình kỹ thuật quân sự, các trận địa pháo, tên lửa, các căn cứ hậu cần, sân bay, các bãi tăng-thiết giáp v.v...




Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh  (vệ tinh Glonass).

Pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" có thể mang nhiều chủng đầu đạn là : Nổ phá và xuyên lõm , chống tăng , gây cháy, nhiệt áp , gây khói ....tùy thuộc vào nhiệm vụ mà mà sử dụng. Điểm đặc biệt của đạn "Tornado-G" là "phóng-quên".

Được điều khiển bởi vệ tinh nên đạn "Tornado-G" có độ chính xác rất cao, không bị tản mát như người anh em của nó trước đó  BM-21"Grad" , cơ hội để cho đối phương dò ra tọa độ, phản pháo là không có. Đạn "Tornado-G" với đặc tính "phóng-quên" , xe phóng có thể dời đi ngay sau loạt phóng, cơ hội sống sót nếu bị pháo kích "Tornado-G" thì coi như =O.





Để biết về 1 loại vũ khí mới với nhiều tính năng vượt trội, thiết nghĩ chúng ta cần so sánh với những chủng vũ khí tương tự trên thế giới. Bài sau tôi xin cùng các bạn tìm hiểu về các loại pháo phản lực tiên tiến của Mỹ, Irael và TQ sau đó chúng ta quay lại với tính năng hoạt động của đạn "Tornado-G".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2012, 09:32:13 pm gửi bởi daibangden » Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #204 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 09:50:27 pm »


Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh tự thân (vệ tinh nhỏ được bố trí sau đuôi đạn).


Thế đạn của hệ thống mới này có thể dùng cho BM-21 để nâng cao hiệu quả của hàng cũ không hả bác?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #205 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 09:55:44 pm »


Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh tự thân (vệ tinh nhỏ được bố trí sau đuôi đạn).


Thế đạn của hệ thống mới này có thể dùng cho BM-21 để nâng cao hiệu quả của hàng cũ không hả bác?

Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), Grin nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grad" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:35:45 pm gửi bởi longtrec » Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #206 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:30:01 pm »


Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), Grin nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grag" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.

Ý em là có thể dùng đạn "khôn" của hệ thống này thay cho đạn "ngu" Grad hay không (tương tự như đạn mới của S-400 có thể dùng cho S-300).

Với những nước như VN thì không thể thải hết Grad được mà phải tìm cách nâng cấp, thay đạn cũng là 1 cách nâng cấp tốn kém ít chi phí.
Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #207 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:40:54 pm »


Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), Grin nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grad" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.
Nghe nói vừa rồi NGa nó chế tạo thành công 1 modul nâng cấp đạn pháo 150mm từ đạn ngu thành đạn khôn (GPS) với giá chỉ khoảng 1000 USD.
Không biết liệu có thể dùng cách tương tự để nâng cấp cho đạn BM-21 không?
------------------------------------
Đặt câu hỏi phải có chủ ngữ!
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:47:56 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #208 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:52:56 pm »

Câu hỏi của 2 bạn rất hay, chúng ta hãy cùng nhau nghiêm cứu về cấu trúc đạn Tornado, mổ sẻ đạn BM-21 và cùng dự đoán xem có thể nâng cấp từ "ngu" lên "khôn" không? Grin Thú thực tôi đang huy động hết khả năng để moi tin về Tornado đấy. Grin

Biết đâu qua các bài về pháo phản lực phóng loạt của Isrel, TQ  tiếp theo chúng ta lại " A đây rồi" một điều gì đó chăng! Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2012, 03:08:20 am gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #209 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 12:22:47 am »

Nhân dịp năm mới Huyphong vào chúc mừng anh Long, nhân tiện bổ sung về hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado Grin

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado là tên gọi chung cho các hệ thống pháo phản lực bắn loạt thế hệ mới dùng để chuẩn hóa trang bị và thay thế các hệ thống pháo phản lực hiện nay là Grad 122 li, Uragan 220 li và Smerch 300 li.

Hệ thống Tornado có ưu điểm là hợp nhất được khâu tham mưu chỉ huy và đảm bảo hậu cần kĩ thuật cho các đơn vị thuộc Binh chủng tên lửa và pháo binh Lục quân Nga. Vấn đề còn lại chỉ là tùy nhiệm vụ chiến thuật hay chiến dịch chiến thuật cụ thể mà lắp khối ống phóng đạn cho các xe để thành các bản Tornado (được kèm theo chữ cái để chỉ hệ thống bị thay thế) gồm:
- Tornado-G (9K51M) dùng thay thế hệ thống Grad (9K51)
- Tornado-U dùng thay thế hệ thống Uragan
- Tornado-S dùng thay thế hệ thống Smerch

Các xe phóng đạn được tăng cường hệ thống tự động điều khiển, ngắm bắn, lập tọa độ số và dẫn đường vệ tinh để tăng hiệu quả bắn, hiệp đồng chiến đấu và thực hành chiến thuật "phóng - lủi" nhanh. Đạn pháo phản lực dùng cho hệ thống này vẫn là các loại cũ.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM