Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:24:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693869 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #170 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 03:15:14 am »

Ngoccup! Tôi cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp.

Tôi tranh luận với bạn 1 chút vậy Grin

Tôi viết thế này :

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).


Nhưng bạn viết thế này theo bạn có đúng không?

"Cách giải thích này không chính xác: Giáp phản ứng nổ chính giúp chống lại đạn HEAT (đầu nổ lõm), chứ không chống lại được đạn thanh xuyên vì lý do đơn giản là TỐC ĐỘ. Điều này được giải thích như sau: đạn 3VBM có sơ tốc đầu nòng là 1700m/s, thì khi chạm mục tiêu ở 2000m, nó có tốc độ khoảng 1000m/s. Với chiều dài thanh xuyên là gần bằng 500 mm (nửa mét), thì thanh xuyên đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra".


Nếu bạn bảo vệ quan điểm của mình thì xin bạn tìm hiểu lại giáp phản ứng nổ  Chủ động thế hệ 3, bạn viết thế là quá chủ quan, chụp mũ đấy:  Undecided Giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 không chỉ chống lại được đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng mà còn chống lại được đạn công phá và thậm trí tên lửa chống tăng có điều khiển. Bạn sẽ hỏi tại sao phải không? Vì nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 là chủ động tác động vào quả đạn, bẻ cong thanh xuyên ... Tuy nhiên hiệu quả tác dụng tới đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào góc bắn và cự li bắn của đạn. Trong phần giáp phản ứng nổ tôi đã trình bày bản kê hiệu quả của giáp phản ứng nổ với từng loại đạn rồi. Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 12:16:24 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #171 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 03:37:35 am »

Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s.

Bác longtrec có lẽ không phiền nếu tôi đóng góp chút ít? Có lẽ nên giải thích rằng đạn thanh xuyên dưới cỡ nghĩa là thanh xuyên có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, chứ không phải là có "trọng lượng nhỏ hơn", vì thực tế thanh xuyên làm bằng hợp kim Tungsten hoặc Uranium nghèo cực kỳ nặng. Vì lý do thanh xuyên có đường kính nhỏ, nên để bắn qua nòng, thì nó phải được bọc trong một cái "guốc", tiếng Anh gọi là Sabot, có đường kính gần bằng cỡ nòng. Guốc thường làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, thường ghép từ 3 hoặc 4 mảnh được gài với nhau ôm quanh thanh xuyên, phía đầu thường tạo thành một phễu đón gió. Khi ra khỏi nòng, lực đẩy của gió tác động vào phễu gió, bẻ khóa gài (thường chỉ làm bằng nhựa polymer) và bóc ngược guốc ra khỏi thanh xuyên.

Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.
Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Tôi nghĩ điều này cần giải thích rõ hơn một tí, chắc bác longtrec cũng không phiền?
Chúng ta biết là các loại súng thường có nòng có rãnh xoắn nhằm mục đích đẩy đạn ra khỏi nòng với một mô men xoay quay trục. Trong không khí, viên đạn xoay sẽ khiến cho đạn đạo thẳng hơn do ít bị tác động bởi biến đổi không khí trên đường bay (như gió, các vùng khí thấp...) Tuy nhiên, với đạn động năng thì khi thanh xuyên xoay như đạn thường thì sơ tốc đầu nòng sẽ giảm, do một phần năng lượng của thuốc súng đã biến thành động năng quay, làm giảm hiệu quả xuyên thép. Đó chính là lý do mà pháo tăng là pháo nòng trơn (smooth bore gun) thay vì nòng xoắn rãnh (rifle gun), và thanh xuyên cần có đuôi.


1-Bạn Ngoccup nên đọc kỹ bài viết của tôi rồi góp ý cũng chưa muộn, tôi viết là : thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường.

Đạn xuyên thép thông thường khác với đạn xuyên động năng bạn ạ.

2-Đạn động năng không chỉ được sử dụng cho các loại pháo chính trên xe tăng mà còn được dùng cho pháo tự hành bạn ạ và tất nhiên nó được bắn qua cả pháo rãnh xoắn nên mới được các chuyên gia người Nga tổng kết với số liệu như vậy, bạn đừng nghĩ tôi tự nghĩ ra rồi viết bừa nhé Grin.



Ngoccup! Bây giờ muộn rồi , tối mai ta tranh luận tiếp nhé ! Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 12:07:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #172 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 07:20:28 am »

Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.
Hình như bác nhầm tính năng của Relikt rồi  Cool
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #173 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 10:58:31 am »

Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.

Các bạn đừng quên là " Kontak-5" khi  bố trí bảo vệ xe được bố trí theo khối Bloc chứ không phải đơn chiếc.

 Giáp phản ứng nổ "Relikt" có dạng Modul sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S24 được bố trí  thành nhiều lớp trong 1 Modul mà bạn ngoccup@ gọi giống như can xăng, mục đích là để tương hỗ lẫn nhau. Các lớp giáp trong khối giáp "Relikt" khi bị kích nổ sẽ hất về phía trước và bị kích nổ dây truyền , lực văng về phía trước sẽ được cộng hưởng tăng lên theo cấp số nhân. Ngoài ra trong 1 Modul giáp phản ứng nổ "Relik" được tăng cường các tấm văng phụ phi kim loại  (Có tài liệu nói rằng những tấm văng phụ này được sử dụng vật liệu sợi thủy tinh tổng hợp khi đạn xuyên động năng tác động vào mặt giáp, các tấm "nót" phi kim loại này "Văng" về phía trước chủ động tác động lên đầu đạn ).Hơn nữa vật liệu nổ 4S24 có độ nhạy hơn rất nhiều so với 4S22 dùng trong kontak-5.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 11:09:25 am gửi bởi longtrec » Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 01:15:39 pm »

Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.

P.S: Hình như Relikt còn có một khả năng kích nổ chủ động trước khi thanh xuyên chạm vào vỏ khối giáp nữa phải không bác long
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #175 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 12:25:40 am »

Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.

P.S: Hình như Relikt còn có một khả năng kích nổ chủ động trước khi thanh xuyên chạm vào vỏ khối giáp nữa phải không bác long

Đúng vậy Selene0802! Giáp phản ứng nổ "Relik" có khả năng phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.

Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp. Tấm giáp tác động đến tấm nót (phi kim loại) hất về phía trước tạo ra 1 phản lực bước đầu làm giảm tốc độ thanh xuyên. Những tấm giáp trong Modul "Relik" với chất nổ 2S24 cực nhạy cùng vỏ hỗn hợp thép chịu cường độ lực cao sẽ tác động lên thanh xuyên -bẻ cong thanh xuyên.

Tôi xin được 1 lần nữa nhắc lại, giáp phản ứng nổ "Relik" được bố trí nhiều lớp kết hợp với tấm văng phụ phi kim loại trong 1 Modul.
Logged
ngoccup
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 02:24:37 am »

Nhân thảnh thơi sau chuyến công tác, tặng tồng chí 2 cái hình đầu đạn HEI và HEI cải tiến của GAU-8. Nếu tồng chí cần nói rõ thêm về ngòi thì mềnh gợi ý là nó dùng ngòi đầu, chứ nỏ phải ngòi đáy hay đầu áp điện cho liều lõm nhế. Đầu đạn HEI thường có thuốc gây cháy ở phần đáy, còn đầu đạn HEI cải tiến thì bột cháy được trộn lẫn thuốc nổ mạnh.




Mềnh nhắc lại là đạn HEI khác đạn HEAT thưa tồng chí.

Cảm ơn đồng chí. Nhìn ngòi thì biết là tôi sai khi khẳng định HEI có kết cấu lõm.
Logged
ngoccup
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #177 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 02:42:13 am »

Đạn xuyên thép thông thường khác với đạn xuyên động năng bạn ạ.

Bác làm ơn cho biết đạn xuyên thép bình thường là đạn gì?

Theo tôi biết, đạn xuyên thép (Armor Piercing) thông thường chỉ có 2 loại: đầu lõm và thanh xuyên. Ý bác chắc nói tới loại đầu lõm hay còn loại thông thường nào khác ?

2-Đạn động năng không chỉ được sử dụng cho các loại pháo chính trên xe tăng mà còn được dùng cho pháo tự hành bạn ạ và tất nhiên nó được bắn qua cả pháo rãnh xoắn nên mới được các chuyên gia người Nga tổng kết với số liệu như vậy, bạn đừng nghĩ tôi tự nghĩ ra rồi viết bừa nhé Grin.

Điều này thì tôi biết. Đạn động năng bắn được qua nòng rãnh xoắn, như nòng của tăng Challenger II. Nhưng quả đạn có guốc thanh xuyên bên trong dùng kết cấu ổ xoay để khi bắn trong nòng thì guốc quay mà thanh xuyên không quay.

Tôi không tranh luận với bác về chuyện "chỉ được bắn qua nòng trơn". Điều tôi muốn nói tới là câu của bác "tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn" là một câu tối nghĩa mà không giải thích được nguyên lý của cánh đuôi.

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 03:19:48 am gửi bởi ngoccup » Logged
ngoccup
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #178 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 02:58:57 am »


Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp.

Bác làm ơn giải thích nguyên lý thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp giúp được không? Theo tôi biết không khí là môi trường truyền lực cơ học tốc độ thấp mà giới hạn chính tốc độ âm thanh, tức đâu đó 340 m/s. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện mũi thanh xuyên cách mặt giáp ở khoảng cách gần - đâu đó 1 cm chẳng hạn - gây ra một tác động gì đó và nó tới kịp mặt giáp và kích nổ tấm giáp trước khi thanh xuyên đâm thẳng qua.

Điều duy nhất mà tôi biết ở cơ cấu chống đạn động năng của giáp ERA Nga là: 1) tìm cách tăng độ nhạy thời gian của thuốc; 2) tăng thời gian cần thiết đế thanh xuyên đi qua hết khối thuốc (hoặc các khối thuốc) để làm sao khi thanh xuyên đã đâm qua thì nó vẫn kịp kích nổ trong khi thanh xuyên chưa qua hết, chỉ để bẻ đuôi thanh xuyên và làm nó mất bớt năng lượng. Chuyện còn lại - cách sắp xếp các khối thuốc sao cho khổi nổ bẻ đuôi thanh xuyên tốt nhất - là chuyện khác.

Giáp ERA của Mỹ thì có cơ cấu kích nổ khác với giáp của Nga - tất nhiên. Mỹ không biết tới thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, nên chúng nó dùng cách phức tạp hơn là gắn bộ phận kích nổ điện ngay dưới vỏ thép mặt ngoài của khối giáp - nếu lớp vỏ này bị xuyên qua là nổ.
Logged
ngoccup
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #179 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 03:18:06 am »


Nếu bạn bảo vệ quan điểm của mình thì xin bạn tìm hiểu lại giáp phản ứng nổ  Chủ động thế hệ 3, bạn viết thế là quá chủ quan, chụp mũ đấy:  Undecided Giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 không chỉ chống lại được đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng mà còn chống lại được đạn công phá và thậm trí tên lửa chống tăng có điều khiển. Bạn sẽ hỏi tại sao phải không? Vì nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 là chủ động tác động vào quả đạn, bẻ cong thanh xuyên ... Tuy nhiên hiệu quả tác dụng tới đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào góc bắn và cự li bắn của đạn. Trong phần giáp phản ứng nổ tôi đã trình bày bản kê hiệu quả của giáp phản ứng nổ với từng loại đạn rồi. Grin

Uhm, khi tôi nói chứ không chống lại được đạn thanh xuyên thì tôi sai. Tôi chỉ nhấn mạnh về nguyên lý chống đầu đạn lõm của ERA và hạn chế của nó đối với đạn động năng. Thực tế là khi Nga nâng cấp giáp ERA, thì Mỹ lại cải tiến được thanh xuyên để vô hiệu hóa nó, nhưng không làm được tương tự với đầu đạn lõm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM