Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:21:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693844 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #150 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 09:20:06 pm »

Tiếp theo phần : " Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ".




Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s. Đây là sơ tốc của thanh xuyên tính theo số liệu cũ và tất nhiên nó cũng đã lớn hơn rất nhiều so với sơ tốc đạn xuyên thép thông thường 800-1000m/s. Do lõi đạn(thanh xuyên) có đường kính nhỏ nên nó hầu như ít bị tác động bởi lực cản không khí(сопротивление воздуха) trong quĩ đạo đường đạn.

Để đảm bảo độ chính xác cho thanh xuyên, nó được chế tạo với hình dáng khí động học đặc biệt có cánh đuôi , lõi đạn(thanh xuyên) tự xoay trong quĩ đạo của mình.

Khi lõi đạn(thanh xuyên) chạm mục tiêu tạo ra 1 lỗ không lớn, một phần động năng giúp thanh xuyên chọc thủng vỏ giáp nhưng phần lớn động năng sẽ chuyển thành nhiệt  . Mảnh thanh xuyên bị đốt nóng ở nhiệt độ cao cùng với mảnh vỏ thép(chỗ bị xuyên thủng) tạo thành 1 luồng hình phễu thổi vào khoang xe. Luồng mảnh-nhiệt này sẽ đốt cháy mọi máy móc thiết bị trong khoang xe, hoặc kích nổ đạn dược trong khoang cũng như tiêu diệt kíp lái.....

Vật liệu ưu việt nhất để chế tạo thanh xuyên thép dưới cỡ là Uran nghèo với khả năng tự cháy cao.

Ở cự li 1000m đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ với khả năng xuyên giáp tốt hơn nhiều so với đạn xuyên giáp thông thường.

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lần đầu tiên được quân Đức tiếp nhận trang bị năm 1941, nhưng người Mỹ mới là cha đẻ của phát minh này(1844).


Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ,Liên Xô mới nghiêm cứu và chế tạo đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ trang bị cho tăng hạng trung T-62.




Mời các bạn xem 1 số hình ảnh về khả năng xuyên thép của đạn : Xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ.

http://prikol.i.ua/view/327657/



Phần tiếp theo tôi sẽ giới thiệu 1 số chủng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ tiêu biểu!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2011, 12:36:46 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #151 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 03:02:08 pm »

Tiếp theo:





Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?

Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Nếu như trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/3VBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72 .







Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm 3ВБМ-7.


Thì ngày này trong các dòng tăng hiện đại do Nga hợp tác sản xuất với Ukraina như T-80U/T-80UD hoặc Nga sản xuất giêng như T-90 đã sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17/3VBM-17(3БМ-42 hoặc 3БМ-44) do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).

 Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.

Đạn 3ВБМ-17 ngày nay vẫn được Nga tiếp túc nghiêm cứu cải tiến, gần đây nhất có đạn OBPC ZBM-29/ ОБПС 3БМ-29, được làm từ hợp kim В-96Ц1 được tiếp nhận trang bị.





Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17(3БМ-44).
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2011, 02:09:11 am gửi bởi longtrec » Logged
maxttien
Thành viên
*
Bài viết: 211



« Trả lời #152 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2011, 09:39:17 pm »

bác longtrec cho em hỏi một chút, tại sao phần mũ chụp của mũi đạn lại có thể phá giáp phản ứng nổ relik , theo em nghĩ thì nó chỉ trở thành luồng xuyên khi chạm vỏ thép của mục tiêu thôi chứ.
Nhân tiện bác giải thích hộ em giáp relik hoạt động thế nào được không.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #153 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 12:09:03 am »

bác longtrec cho em hỏi một chút, tại sao phần mũ chụp của mũi đạn lại có thể phá giáp phản ứng nổ relik , theo em nghĩ thì nó chỉ trở thành luồng xuyên khi chạm vỏ thép của mục tiêu thôi chứ.
Nhân tiện bác giải thích hộ em giáp relik hoạt động thế nào được không.


Lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок) giúp cho thanh xuyên khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp vd như các góc trên tháp pháo thì thanh xuyên không bị sượt hay  thia lia cũng vậy. Bạn đã bao giờ chơi trò lia mảnh sành chưa? Lớp chụp đạn đạo giúp cho thanh xuyên không bị hiện tượng thia lia như mảnh sành liệng trên mặt nước. Còn cơ cấu thanh xuyên tiếp nối mới có khả năng hạ gục giáp phản ứng nổ thế hệ 3, bài trên tôi đã nhắc mọi người nhớ lại chủng đạn chống tăng PG-27 trong súng chống tăng RPG-27 và PG-29 trong súng chống tăng RPG-29 chúng đều là loại đạn xuyên lõm bố trí tiếp nối trước sau với khả năng đánh bại mọi lớp tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ(Tôi đã giải thích nhiều trong các bài về giáp phản ứng nổ và súng chống tăng trước đây bạn đọc lại nhé!).


maxttien! Tôi nghĩ bạn chưa đọc kỹ bài của tôi. Grin
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2011, 01:14:50 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #154 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 01:45:53 pm »

Tiếp theo:




Về cấu tạo quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ hiện nay rất đa dạng về lõi thép(thanh xuyên) , thuốc súng trong quả đạn được xếp dọc, ngang theo nhiều lớp. Cánh đuôi có thể có kích cỡ gần hoặc bằng quả đạn được làm từ hợp kim nhẹ.

Trọng lượng quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ trước đây thường là 3,6kg còn ngày nay thường là 5-6kg. Thanh xuyên thường có kích cỡ 40mm thay cho trước đây là 22mm.

Thế hệ đầu của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được Liên Xô phát triển sau WW2 trang bị cho pháo chính của xe tăng hạng trung là T-62. Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ với kích cỡ 115mm không đủ sức hạ gục các dòng tăng chủ lực của Mỹ và NATO liên tục được cải tiến ra tăng khả năng tự bảo vệ.

Tháng 5/1968 Liên Xô trang bị trên dòng tăng cải tiến T-64A với pháo chính mạnh mẽ 125mm D-81T(2A26) do đó đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lúc này đã có kích cỡ 125mm.

Thế hệ thứ hai của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Xô Viết vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80.

Năm 1977 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến cho các dòng tăng chủ lực của Liên Xô như T-72 để đánh bại các chủng xe tăng hiện đại của Mỹ và NATO như M1"Abrams", "Leopard". Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 của Liên Xô cần có động năng mạnh mẽ, cấu trúc phức tạp với thanh xuyên được làm từ những hợp kim với độ cứng cao, rễ bắt cháy như Vonfram hay Uran nghèo mới đủ khả năng xuyên thủng lớp giáp với hợp kim nguyên khối. Đạn thế hệ 2 cần mở rộng góc tiếp súc mục tiêu và quan trọng hơn cần đánh bại lớp giáp phản ứng nổ.

Nhiệm vụ tiếp theo là cần cải tiến cấu hình cho loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2. Đạn thế hệ 2 cần có cấu hình khí động học cho thanh xuyên nhằm giảm tối đa tác dụng lực cản không khí tăng tối đa sơ tốc cho lõi đạn.

Một khác biệt nữa giữa đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 so với đạn thế hệ 1 là vỏ quả đạn được làm từ bột nhôm với vật liệu Polymer.

Năm 1990 Liên Xô phát triển 2 loại đạn 3BM39"Anker"3BM48"Vines" đây có thể được coi là 2 mẫu đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2+. Trên cơ sở kỹ thuật của 2 lọai đạn này Liên Xô mong muốn phát triển loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3. Rất tiếc sau đó Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp Quốc phòng Nga bị suy yếu công việc nghiêm cứu-chế tạo đạn dược bị ảnh hưởng.

Hiện nay Nga đang hoàn thiện loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3 , được biết kích cỡ, chiều dài thanh xuyên được tăng lên đáng kể. Quả đạn thế hệ 3 có kích cỡ 140-155mm với thanh xuyên động năng tiếp nối, khả năng của chúng được úp mở khi nói rằng:" Đánh bại được giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3" Huh
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2011, 05:04:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #155 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 05:20:52 pm »

ĐẠN ĐIỀU KHIỂN/УПРАВЛЯЕМЫЙ СНАРЯД.





Thưa các bạn, trong loạt bài tới tôi sẽ đề cập tới đạn điều khiển, sự ra đời và hướng phát triển trong tương lai. Trong Topic " Cấu tạo bom đạn" Mod daibangden có đề cập tới đạn điều khiển " Krasnopol" 155mm và những biến thể của nó. Ngoài ra quân đội Nga hiện còn được biên chế 1 loại đại điều khiển khác là Kitolov với kich cỡ đạn 122mm( năm 2002 Nga tiếp nhận trang bị Kitolov-2). Đạn điều khiển khi ra đời thực sự là 1 cuộc cách mạng cho binh chủng pháo binh, nó làm giảm thời gian triển khai tác chiến, giảm chi phí sản xuất đạn dược và tăng tính hiệu quả-độ chính xác cho viên đạn. Ưu việt của đạn điều khiển là không làm  thay đổi cấu chúc  tổ chức của 1 đơn vị pháo binh.

Thông thường 1 trận địa pháo cấp đại đội  thường được trang bị 4 khẩu pháo, để xác định phần tử mục tiêu cần bắn chỉnh tọa độ. Chỉ như vậy thôi thì thời gian và số đạn dược tiêu hao là điều không thể tránh khỏi. Đạn điều khiển khi ra đời đã giải quyết triệt để những yếu điểm của đạn thông thường . Trong chiến tranh hiện đại yếu tố thời gian tác chiến, tính hiệu quả - chính xác của đạn dược quyết định đến sự thắng thua của trận đánh, sinh mạng của người lính....
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2011, 02:08:08 am gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #156 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 01:17:42 pm »

Tiếp theo :





Từ khi ra đời pháo binh luôn giữ 1 vị trí quan trong trong quân đội các nước. Bất chấp các tiến bộ rõ rệt của pháo binh, số lượng pháo, chi phí đạn dược, thời gian triển khai các nhiệm vụ quân sự còn rất lớn.

Giảm thời gian triển khai tác chiến, giảm chi phí sản xuất đạn dược, tăng hiệu quả và tính chính xác cho pháo binh là nhiệm vụ tiên quyết . Đạn điều khiển ra đời như 1 sự tất yếu trong quá trình phát triển của lực lượng pháo binh.

Tại Liên Xô đạn pháo có điều khiển được cục thiết kế khí cụ thành phố TULA phát triển(Тульском КБ Приборостроения).

Đạn Krasnopol với mã hiệu GAU 2К25 155mm và  đạn hiệu chỉnh(корректируемый снаряд ) 152mm chủng nổ phân mảnh 3ОФ39(Đạn hiệu chỉnh với cơ cấu lạp đạn giêng biệt




Đạn pháo có điều khiển Krasnopol.


Đạn Kitolov là đạn điều khiển được cục thiết kế khí cụ thành phố TU LA phát triển, đi kèm với đạn Kitolov là đạn hiệu chỉnh chủng nổ phân mảnh 122mm với đầu dẫn đường Laser bán chủ động.



Đạn pháo có điều khiển KM-3 "Kitolov-2M".


Trên thế giới một số nước đã trang bị cho lực lượng pháo binh của mình đạn pháo có điều khiển 155mm:

-Quân đội Mỹ :М109А1-6 .
-Quân đội Nam Phi : G5/G6 .
-Thụy Điển :  FH77  .
-Pháp : TRF1 .

Trong tương lai không xa binh chủng pháo binh-quân đội Nga sẽ được trang bị đạn pháo có điều khiển cho cấp tiểu đoàn, trung đoàn  với đạn 120mm và 122mm.

Quân đội Nga đã thành công khi phát triển đạn pháo có điều khiển Kitolov, Kitolov-2(120mm - 122mm) và KM-3 "Kitolov-2M"(122mm), đạn súng cối có điều khiển «Грань»  sử dụng cho súng cối nòng trơn(120mm) hoặc có rãnh khương tuyến.

Việc phát triển và đưa vào trang bị đạn pháo có điều khiển đã làm giảm 2-3 lần số lựu pháo, chi phí sản xuất đạn dược giảm 50 lần, chi phí sử dụng cho việc triển khai, duy trì các trận địa pháo giảm 5-10 lần.

Đạn pháo có điều khiển khi được tiếp nhận trang bị không làm thay đổi cơ cấu biên chế trong các đơn vị pháo binh.






Tiếp theo : Đạn điều khiển KM-3 " Kitolov-2M".
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2011, 11:17:23 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #157 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 11:49:34 pm »

ĐẠN ĐIỀU KHIỂN KM-3 "KITOLOV-2M".




Trước khi nói về đạn KM-3 "Kitolov-2M" xin được nói qua về 2 người anh của nó. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2(Đạn Kitolov-2 được tiếp nhận trang bị trong quân đội Nga 2002) cũng được cục thiết kế khí cụ thành phố TULA phát triển. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 có kích cỡ 120mm và 122mm. Sử dụng cho pháo tự hành 2S9, 2S23 sử dụng đạn kích cỡ 120mm ,  còn nếu sử dụng cho pháo nòng chơn như D 30 là đạn 122mm, nhưng với pháo tự hành 2S1 lại sử dụng đạn 122mm.

Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 có tầm bắn từ 2-12km, chiều dài đạn 1190mm, trọng lượng đạn 28kg với 5,3kg vật liệu nổ. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 thuộc chủng nổ phân mảnh.

Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 sử dụng nhiên liệu thuốc súng, đầu mũi đạn có 4 cánh lái đối xứng nhau chỉ mở ra khi quả đạn được bắn ra khỏi nòng súng. Đạn Kitolov và Kitolov-2 điều khiển quĩ đạo bay thông qua 4 cánh đuôi tự xoay quanh trục đạn với các lỗ phụt đan xen giữa các cánh.


Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 sử dụng đầu dẫn đường Laser bán chủ động.






Đạn Kitolov-2 và máy đo xa chiếu xạ mục tiêu.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2011, 12:05:26 pm gửi bởi longtrec » Logged
nguyenvubacninh72
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #158 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 08:40:57 am »

Bác nào có cái hình anh cua khẩu cối 60mm Việt Nam hoặc Nga không ? Em đang cần lắm. Nếu có thì gửi cho em xin nhé. Em đang viết một bài mà trên mạng thì ảnh xấu và mờ quá. Cảm ơn các bác nhiều. Smiley
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #159 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 10:51:47 pm »

Tiếp theo:






Đạn điều khiển KITOLOV-2M được Cục thiết kế khí cụ TULA phát triển để đánh bại mục tiêu đơn lẻ hoặc mục tiêu nhóm di chuyển hoặc cố định tại chỗ. Đồng thời đạn điều khiển Kitolov-2M cũng được sử dụng để phá hủy công sự hầm hào, tuyến phòng ngự , các phương tiện bọc thép và không bọc thép của đối phương. Đạn Kitolov-2M có thể được bắn đi từ pháo có xe kéo hoặc pháo tự hành, súng cối.


1/ Thành phần chính trong phức hợp Kitolov-2M:


-Đạn điều khiển Kitolov-2M, 122mm.

-Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa 1D 22(лазерный целеуказатель-дальномер 1Д22(hiện nay là 1D 24).



Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa 1D 24.



-Trạm điều khiển Radio P-159M(радиостанция Р159М).

-Thiết bị đồng bộ hóa 1A 35M(средства синхронизации 1А35М).





Phức hợp Kitolov-2M.


2/Khả năng tác chiến mà đạn Kitolov-2M mang lại:



-Đạn bắn trúng mục tiêu ngay từ quả đạn đầu không cần bắn chỉnh tọa độ.

-Phá hủy nhóm mục tiêu phân tán bằng 1 lần thiết lập phần tử bắn(góc tầm+góc hướng có tính bù trừ chiều gió, độ cao so với mặt nước biển ở vị trí tác chiến....).

-Giảm sự chuẩn bị khi tác chiến trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

-Phá hủy mục tiêu bằng cách tấn công từ trên xuống, giảm thiểu sự tự vệ ( đạn Kitolov-2M sử dụng ngòi nổ cận đích khi phát nổ mảnh chụp từ trên xuống).

-Phưc hợp Kitolov-2M được chỉ định bắn bằng Laser , bắn dịch chuyển sang mục tiêu kế tiếp trong khoảng thời gian có chu kì 20-25s.

-Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa với khả năng chỉ định bắn loạt cùng lúc cho 4 khẩu pháo vào 1 phần tử mà không gây ảnh hưởng nhiễu động (đầu dẫn đường laser bán chủ động với bộ lọc nhiễu động cao giúp phân biệt chính xác bức xạ phản hồi khi tia laser chiếu vào mục tiêu).




Đạn Kitolov-2M với đầu laser dẫn đường bán chủ động.



2/Ưu điểm nổi bật của đạn điều khiển Kitolov-2M.

Không giống như đạn pháo thông thường chỉ phát huy tác dụng khi tác chiến ở đồng bằng, đạn Kitolov-2M có các dụng ngay cả những mục tiêu có vật che chắn.

Đạn Kitolov-2M có khả năng tiêu diệt mục tiêu di động với tốc độ 40km/h chỉ bằng 1 quả đạn và tuyệt đối không cần bắn chỉnh.

Đạn Kitolov-2M với đầu dẫn đường laser bán chủ động, chủng nổ phân mảnh cung cấp khả năng bắn trúng và tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 quả đạn.




Thông số Kỹ thuật:

-Kích cỡ đạn : 122mm.

-Chiều dài đạn : 1190mm.

-Trọng lượng : 28kg.

-Vật liệu nổ : 5,3kg.

-Tầm bắn tối đa : 14km.

-Xác xuất tiêu diệt mục tiêu : 0,8.

-Chủng nổ phân mảnh.





Bài sau : Đạn điều khiển "Gran" dùng cho pháo cối 120mm.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2011, 03:07:28 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM