Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:45:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693861 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:14:54 pm »

SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-26 " AGLEN"/(реактивный противотанковый гранатомет рпг-26 "Аглень" ).





Trong năm 1982, mẫu thử nhiệm RPG-26 đã được gửi đi thử nghiệm sơ bộ. Trong năm 1983, RPG-26 đã nhiều lần được tiến hành thử nhiệm tại bãi thử , cho tới tháng 2/1984 chương trình thử nghiệm mới kết thúc. Phát triển RPG-26 do 1 nhóm thiết kế đảm nhiệm đứng đầu là Токарев В.С.

Năm 1985, RPG-26 được tiếp nhận trang bị cho BB Xô Viết và nhận mã hiệu : AGLEN(Аглень). RPG-26"Aglen" chính là phiên bản nâng cấp của hai người anh trước đó là RPG-18 "Mukha" và RPG-22 "Netto".

RPG-26 được thiết kế với giải pháp kỹ thuật mới, với ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh, là 1 ống phóng đơn, không có vòi phun. RPG-26 đã thay thế lắp đậy thép bằng lắp đậy cao su cho phép súng có thể chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại.





Lắp đậy được thay bằng cao su .



RPG-26 có cấu trúc là ống phóng đơn được sản xuất từ vật liệu sợi thủy tinh.



Các nhà thiết kế đã thành công khi tạo ra ống phóng không có cấu trúc lồng vào nhau, có tổng chiều dài 770mm.

Ở đầu ruồi RPG-26 có khắc các con số 5,15,25 tương đương với tầm bắn 50m, 150m và 250m. ở cột ngắm bắn không phải có 2 lỗ khúc xạ mà là 3 và bên dưới có đánh dấu âm dương. Lỗ trên cùng sử dụng khi nhiệt độ không khí xung quanh từ +15 С° đến -15 С°, tương tự như vậy 2 lỗ khúc xạ còn lại sử dụng khi nhiệt độ xung quanh xuống dưới -15 С°. Với các lỗ khúc xạ này cho phép tính toán chính xác hơn khi thay đổi góc bắn trong điều kiện khác nhau về nhiệt độ môi trường.







Để bắn RPG-26 nhất thiết phải đặt ống phóng lên vai, trong trạng thái chiến đấu cần dựng đứng đầu ruồi lên, kéo chốt ngăn cơ cấu điểm hỏa và rút chốt an toàn. RPG-26 cho phép chuyển trạng thái từ chiến đấu sang hành quân, các thao tác chỉ cần làm ngược lại.

Đạn PG-26 nguyên tắc làm việc tương tự như đạn PG-22 nhưng gia tăng sức mạnh phá hủy mục tiêu nhờ thiết kế cải tiến đầu đạn xuyên lõm.







Đạn PG-26 sử dụng động cơ phản lực thuốc súng mác: "7/1TK V/A", đầu đạn được bố trí ngắt chân không mác "OKFOL".

Có 1 vài thay đổi ở ngòi nổ của quả đạn PG-26, nó hoạt động tin cậy hơn ngay cả khi quả đạn tiếp súc với mục tiêu không ở góc 90o.

Trọng lượng RPG-26"Aglen" nặng hơn so với RPG-22"Netto" là 0,2kg, tức là nó có trọng lượng 2,9kg, nhưng không vì thế mà nó bị giảm tính tiện lợi và cơ động.


Thông số kỹ thuật:

-Đường kính quả đạn  : 72,5mm.
-Chiều dài súng : 770mm.
-Trọng lượng súng : 2,9kg.
-Tầm bắn tối đa: 250m.
-Tầm bắn ứng dụng : 170m.
-Ở góc bắn 60o, quả đạn PG-26 có khả năng xuyên thủng giáp dày đến 440mm.







« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:24:46 pm gửi bởi longtrec » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #51 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 11:31:02 am »

 Các bác ấy, mải đi ôm cối 160 bắn vào đài Rada, làm gì còn thời gian mà luyện văn. Sai chính tả thế là ít đấy bác ạ.

 Nhờ mãi bác Long không tìm ra khẩu K30. Khi nào rỗi rãi, em vào Bảo tàng Quân khu 2 chụp vậy. Chỉ thương mấy lão cựu 567 thôi, cứ lẩm bẩm: Thanh thủy hồi 1985, với khẩu súng trường Hung, ngắm đầu-trúng mắt, ngắm ngực-trúng tim, ngắm bụng-trúng rốn, ngắm cạp quần-trúng Huh, cứ 500m trở lại, có mà chạy...lên mây.

Xem các loại bắn tỉa ở trên, họ vẫn nói "Không phải đâu".
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 04:29:34 pm »

SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-27 " TAVOLGA"/(РПГ-27 —
Реактивная противотанковая граната РПГ-27 «Таволга».



Năm 1983 nhóm thiết kế do 2 nhà thiết kế hàng đầu Ю. Радченко và А. Кораблевый  bắt đầu phát triển súng phóng lựu mới, sau này được đặt tên là RPG-27. Năm 1989 súng phóng lựu phản lực chống tăng thế hệ mới được chấp nhận trang bị với mã hiệu : "GRAU-6G22/ГРАУ — 6Г22"
  Năm 1993, RPG-27 lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu tại triển lãm vũ khí quốc tế IDEX-93 được tổ chức tại Abu-Dhabi(UEA).

Lý do chính để tạo ra súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-27 là bởi các Model súng phóng lựu chống tăng trước đó (RPG-18/22/26) bị thất bại  trước những xe tăng hiện đại trang bị giáp PHẢN ỨNG NỔ.

Súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-27 được trang bị động cơ thuốc súng phản lực với khả năng xuyên giáp rất lớn. Đường kính đầu đạn thứ nhất 64mm, đường kính đầu đạn thứ 2 là 105mm( Đầu đạn súng RPG-27 được thiết kế trước sau). Trong trường hợp  mục tiêu là xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ, đầu đạn thứ nhất tiếp xúc với giáp phản ứng nổ trước và kích nổ khối thuốc nổ trong giáp phản ứng nổ- gây nổ. Đầu đạn thứ hai theo quán tính vượt qua giáp phản ứng nổ(đã bị phá hủy) tiếp súc trực tiếp với mục tiêu cần phá hủy(tăng). Đầu đạn thứ 2 với vật liệu nổ xuyên lõm, trọng lượng lớn, đường kính quả đạn lên tới 105mm lúc này mới phát nổ. Đầu đạn RPG-27 đảm bảo đánh bại  hầu hết mọi loại xe tăng hiện đại trang bị giáp phản ứng nổ. Ngoài ra RPG-27 còn cho phép tiêu diệt sinh lực đối phương lấp trong các phương tiện bọc thép, các loại pháo, tên lửa đặt trên thiết bị tự hành…..








Trong quả đạn 7VR của súng phóng lựu chống tăng RPG-7 mà Việt Nam chúng ta quen gọi là B-41 cũng được thiết kế 2 đầu đạn trước sau, mục đính đánh bại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Đạm 7VR là đạn chống giáp phản ứng nổ, mời các bạn xem lại ảnh quả đạn.



Đạn 7VR của súng phóng lựu chống tăng RPG-7 ( B-41) , dùng chống lại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ.



Đầu đạn PG-27 được trang bị ngắt chân không mác “OKFOL”. Động cơ phản lực thuốc súng của RPG-27 giống như RPG-26, thuốc phóng “Sợi cước bàn chải” (thuốc phóng có mầu lâu sẫm, như sợi cước to được bó lại với nhau thành bó) mác “11/1 TR V/A”. Trọng lượng vật liệu nổ trong quả đạn PG-27 lớn hơn so với đạn PG-26.




Đạn PG-27- (A) đầu đạn nhỏ(64mm) phá giáp phản ứng nổ, (B)đầu đạn to thuộc chủng xuyên lõm(105mm).


Nhằm làm giảm chớp lửa khi bắn, người ta đã thiết kế cải tiến vị trí đặt quả đạn trong ống phóng và thiết lập triệt tiêu chớp lửa ở đầu miệng  của ống phóng. Quả đạn PG-27 được gắn chặt trong ống phóng bằng các dây cao su mà không cần lắp kim loại bịt kín. Nhờ có cơ cấu này mà RPG-27 chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ cần 3 thao tác đơn giản :
-Dựng đầu ruồi.
-Dựng thanh ngắm có lỗ khúc xạ.
-Rút chốt an toàn.

Để chuyển lại về trạng thái hành quân, chỉ cần làm ngược lại.

RPG-27 có ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh, có đường kính 105mm, chiều dài 1135mm. Trên ống phóng có cơ cấu điểm hỏa, dụng cụ thước ngắm như RPG-26. Đầu ruồi của RPG-27 khắc các con số 5,10,15,20 tương đương với cự li 50,100,150,200m.





Lẫy mầu vàng-điểm hỏa, cột ngắm bắn mầu đen với lỗ khúc xạ .


 
Điểm đặc biệt của súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-27 là ở cuối ống phóng có thiết kế thêm 1 ngăn, với bản lề đóng mở. bắn RPG-27, xạ thủ có thể thực hiện gác đầu sau của ống phóng lên mô đất hoặc bờ chiến hào mà không sợ cánh quả đạn chạm đất.









Từ trái sang phải RPG-18, RPG-22, RPG-26 và RPG-27.



RPG-27 có trọng lượng lớn hơn RPG-26 nên có tầm bắn thấp hơn.

Thông số kỹ thuật :

-Đường kính nòng : 105mm.
-Đường kính đầu đạn phía trước/sau: 64mm/105mm.
-Trọng lượng súng : 8,3kg.
-Sơ tốc quả đạn : 120m/s.
-Tầm bắn ứng dụng : 140m.
-Ở góc 60o đạn PG-27 có khả năng xuyên thủng thép dày đến 600mm.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 05:17:42 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #53 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 11:28:25 pm »

Xin phép tạm dừng các bài viết về các thế hệ súng phóng lựu phản lực chống tăng tiếp nối, tôi xin được chuyển qua 1 chủ đề liên quan mật thiết tới các loại súng, tên lửa chống tăng đó là giáp phản ứng nổ. Chúng ta cần hiểu rõ về các loại giáp phản ứng nổ, về nguyên lý làm việc của chúng (Trong phạm vi topic này tôi chỉ nói về các thế hệ giáp phản ứng nổ của Nga). Cuộc chiến giữa vũ khí chống tăng và giáp phản ứng nổ  nhằm vô hiệu nhau không có hồi kết.



GIÁP PHẢN ỨNG NỔ.




1/Lịch sử ra đời:

Ngay trong chiến tranh thế giới lần 2 đã ghi nhận rằng, xe tăng sẽ được bảo vệ tốt nếu treo bên ngoài xe tăng những vật liệu nổ . Mặc dù phát hiện này được coi là đáng tin cậy nhưng thực tế  không được áp dụng.Bởi vì một số trường hợp thay vì thuốc nổ treo bên ngoài vỏ tăng nhằm kích nổ quả đạn, vô hiệu hóa nó thì lại làm hại vỏ tăng. Tuy nhiên chủ đề này không bị đóng lại mà âm thầm phát triển. Mẫu giáp phản ứng nổ đầu tiên được sản xuất tại Liên Xô vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Đây là công trình của Viện nghiêm cứu Thép, đứng đầu là viện sỹ Богдан Войцеховский(Ông được tặng thưởng huân chương Lê nin năm 1965). Mãi cho tới năm 1960 mẫu giáp phản ứng nổ tương tự của Nga, do Viện nghiêm cứu kỹ thuật  Manfred Held — Thuộc tổ hợp MBB-Schrobenhausen Liên Bang Đức mới được phát triển.  Không hiểu vì lý do gì đó, mà Liên Xô lại dừng không nghiêm cứu và sản xuất giáp phản ứng nổ cho mãi tới tận giữa năm 1980.

Các dòng giáp phản ứng nổ đầu tiên được Israel sản xuất trên kinh nghiệm của Đức , trang bị cho các dòng tăng của Israel trong cuộc chiến tranh Israel-Liban 1982.

2/ Các thế hệ giáp phản ứng nổ:

a/ Thế hệ thứ nhất:

Thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên của Nga có "Kontakt-1/Контакт-1" và của Israel có "Bleyzer" giúp bảo vệ xe tăng, chống lại các loại đạn chống tăng chủng xuyên lõm.







Kontakt-1



B/ Thế hệ thứ hai:

Thế hệ giáp phản ứng nổ thế hệ hai xuất hiện vào đầu những năm 1980. Cung cấp khả năng chống lại đạn xuyên khí động lực (кинетических боеприпасов) với sức công phá  lớn vượt quá mức độ bảo vệ của bất kể loại giáp hỗn hợp thụ động nào. Trong số giáp phản ứng nổ thế hệ 2 của Nga nổi tiếng có Kontakt-5 sử dụng vật liệu nổ cực mạnh 4S22(Kontak-1 sử dụng 4S20).

Năm 1990 thử nghiệm của Khối NATO chỉ ra rằng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 của Liên Xô trang bị trên tăng T-72 là bất khả sâm phạm. Vào thời điểm đó, đạn chống tăng của khối NATO đứng đầu là Mỹ có M-829 với lõi Uran nghèo là mạnh nhất, nhưng nó lại bị vô hiệu hóa trước Kontakt-5.

Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 được Liên Xô tiếp nhận trang bị giữa những năm 80.

Nga trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5" trên T-72B , T-80U và sau này trên T-90 v.v..  



Xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5".


C/ Thế hệ ba:

Thế hệ giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới thuộc thế hệ 3, chúng được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại dẫn đầu thế giới như :như Type-99(TQ) , Leclerc (pháp), Type-90(Nhật), K1A1 Type-88(Hàn quốc), Merkawa Mark4 , M1A2 Abram(Mỹ) và Nga là T-90M.

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Ukraina có " NOZH/НОЖ" , Nga có "Relikt/Реликт" trang bị trên T-90M sử dụng nguyên lý: Phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.







Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "Relikt".



Còn tiếp.


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 09:36:20 pm gửi bởi longtrec » Logged
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #54 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 12:11:51 am »

Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  Smiley
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 12:20:55 am »

Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  Smiley

Cảm ơn bạn đã góp ý, câu nào tôi nghi vấn không biết thuật ngữ chuyên môn tiếng Việt dịch là gì tôi thường dán kèm tiếng Nga. Thôi cứ để cho các Chuyên gia góp ý , tôi sẽ sửa sau.

Nhưng sở dĩ tôi dịch như trên vì đạn có cấu hình khí động lực ở đây nói về các loại tên lửa có cánh, có điều khiển. Khi giáp phản ứng nổ thế hệ 2 ra đời là thời điểm các loại tên lửa chống tăng có điều khiển phát triển như vũ bão.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 01:39:20 am gửi bởi longtrec » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 08:11:35 am »

Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  Smiley

Đạn xuyên động năng (кинетический боеприпас) là loại sa bốt dưới cỡ có cánh ổn định đuôi.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:11:35 pm »

Tiếp theo phần giáp phản ứng nổ.



3/ Phức hợp phản ứng nổ(treo)- "Kontak-1"


Giáp phản ứng nổ "kontakt-1" là thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S20. vật liệu phản ứng nổ được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng chủng xuyên lõm.



1-Vỏ ngoài , 2,3-Ngăn chứa vật liệu nổ , 4,5- Hai bề mặt ngoài ngăn chứa vật liệu nổ tạo thành góc nhọn , 6,7- Bảo vệ mặt ngoài vỏ xe , 9-Miếng đàn hồi , 8,10- Vỏ tường , 11-Miếng đệm.





Hiệu quả tác động của giáp phản ứng nổ nói chung và "Kontakt-1" nói giêng phụ thuộc vào góc tiếp súc với đầu quả đạn với luồng xuyêm lõm.
 Ở góc tiếp súc thông thường là 50-70o giáp phản ứng nổ đạt hiệu quả tối ưu với luồng xuyên lõm. Ở góc tiếp súc 30-45o phản ứng tác dụng của giáp trước luồng xuyên lõm thấp, giảm tới 60%. Càng ở góc tiếp súc với luồng xuyên lõm thấp, hiệu quả chống luồng xuyên lõm của giáp phản ứng nổ càng giảm.


Giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" cung cấp khả năng bảo vệ vỏ xe chống lại các loại vũ khí chống tăng với chủng đạn xuyêm lõm tăng từ 10-20 lần.







Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.


Cài đặt phức hợp "Kontakt" được tiến hành bởi kíp lái mất khoảng 2h, số lượng giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị phụ thuộc vào từng dòng xe. Vd : Tăng T-72S là 165 "Kontak-1" , T-72B là 227 "Kontak-1" , T-64BV là 265 "Kontak-1". Trọng lượng phức hợp "Kontakt" được treo trên xe tăng giao động từ 1200-1500kg.

Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" có thời gian phục vụ rất lâu tới 10 năm.

Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị trên các dòng tăng chủ lực như:
T-64BV, T-64AV , T-72V, T-72AV , T-80BV, và tăng tầm trung T-55AMV, T-62MV.

Xin lưu ý rằng các mã hiệu xe tăng được nâng cấp trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" thì có thêm chữ "V" ở sau, trừ T-72V là sery đầu của T-80UD và T-80U là không phụ thuộc ký hiệu này.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 03:13:48 pm gửi bởi daibangden » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:47:23 pm »

Trích dẫn
Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.

Xin được hỏi bác long trec là chiếc xe  hộ vệ tăng "ramka-99" có phải tiền thân của BMPT và cả 2 chiếc xe này bị loại vũ khí loại  nào  bắn ạ?
Logged
buldeswerh
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #59 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:58:12 pm »

Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  Smiley

Đạn xuyên động năng (кинетический боеприпас) là loại sa bốt dưới cỡ có cánh ổn định đuôi.

ý bác là gì ? Mong bác và mọi người giải thích rõ 1 chút ?  Smiley
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM