Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:50:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693895 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #30 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:11:40 am »

Súng bắn tỉa của Nga nếu dịch hết còn khoảng trên dưới 20 loại, có loại sử dụng cỡ đạn  lớn 12,7mm, tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm gần 2000m, có chế độ giảm giật đặc biệt .Về tốc độ thì súng trường bắn tỉa SV-98 ở bài trên có tốc độ rất cao : Sơ tốc nòng 820m/s.
 
 Những bài sau tôi chỉ dịch những loại súng bắn tỉa trang bị cho F BB thôi không có các bạn góp ý lạc đề thì... Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Bảy, 2011, 11:31:13 pm gửi bởi longtrec » Logged
kakashivn87
Thành viên
*
Bài viết: 85


« Trả lời #31 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 05:24:49 am »

Em thì nghĩ bác nên sửa luôn chủ đề thành " súng bắn tỉa- lịch sử và hiện tại" chủ đề này rất hay mà, lại có bác Negi từng là lính bắn tỉa nữa.
Em cũng rất muốn nghe về các xạ thủ bắn tỉa của QĐND VN nhưng khó tìm quá, các bác biết post lên đây luôn được không ạ?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #32 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:03:12 pm »

Em thì nghĩ bác nên sửa luôn chủ đề thành " súng bắn tỉa- lịch sử và hiện tại" chủ đề này rất hay mà, lại có bác Negi từng là lính bắn tỉa nữa.
Em cũng rất muốn nghe về các xạ thủ bắn tỉa của QĐND VN nhưng khó tìm quá, các bác biết post lên đây luôn được không ạ?

Hì! Bạn kakashivn87 ơi, tôi không muốn sửa chủ đề đâu vì súng bắn tỉa chỉ là 1 phần rất nhỏ được trang bị trong F BB Nga. Cấu chúc và trang bị của F BB Nga có nhiều điểm tương đồng với F BB của VN nhưng vũ khí đang dạng phong phú lắm, mà tôi thì đang muốn giới thiệu cái đang dạng phong phú này. Grin

Về áo giáp chống đạn cũng có vô số loại, mà có nhiều loại không được trang bị cho cấp F BB Nga thế mới bó buộc, còn không giới thiệu thì chẳng khác nào cho người ta ăn cơm mà không cho người ta uống nước. Ôi 2 chữ đậu phộng sao mà ghét nó thế.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #33 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:58:06 pm »

SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA OS-48/ OS-48K/Снайперская винтовка "ОЦ-48 / ОЦ-48К" .





Trong năm 2000, nhà thiết kế trẻ Владимир Злобин của trung tân thiết kế Tula về súng săn, súng thể thao đã đề xuất 1 ý tưởng : Làm sống lại khẩu súng bắn tỉa huyền thoại 1 thời , khẩu Mossin với mẫu 1891/1930.

Thực tế cho thấy khẩu  súng trường Mossin(винтовок Моссина ) có độ chụm đạn 3,5cm ở cự li 100m so với 8cm của khẩu súng trường bắn tỉa SVD. Đây là  thông số bình thường của súng bắn tỉa trong cuối thế kỷ 19. Nhưng thông số này không thể chấp nhận cho súng bắn tỉa của đầu thế kỷ 21. Trong thời đại hiện nay , súng bắn tỉa đòi hỏi phải có độ chính xác cao hơn, độ chụm đạn phải đạt được chuẩn 24mm/100m, 7cm/300m và 35cm/1200m.




Khẩu súng trường bắn tỉa được cải tiến từ mẫu 1891/1930 có tên OS-48.


Khẩu súng trường bắn tỉa OS-48 có nòng súng nổi, gá chặt bên trên ốp thân súng sử dụng chất liệu gỗ. Ở phần đầu nòng khẩu OS-48 có bộ phận triệt tiêu hỏa khí (пламегаситель) ( dạng chớp lửa đầu nòng khi bắn ban đêm).

OS-48 có khóa nòng trượt, lên đạn cơ khí, khóa qui lát dài có đầu tròn như ở khẩu Mossin.

Báng súng OS-48 có ốp tì má có thể điều chỉnh tạo thuận lợi cho xạ thủ khi bắn.




OS-48K được cải tiến từ OS-48.



Khẩu súng trường bắn tỉa OS-48 được nâng cấp cải tiến thành OS-48K (ngắn hơn ) , được cung cấp hệ thống "Bullpup", chiều dài súng giảm còn 850cm so với 1250cm ở khẩu OS-48.

Qui lát được điều khiển thông qua lực kéo, liên kết với cặp bản lề đòn bẩy.

Băng tiếp đạn của OS-48K được gắn ở phía sau báng súng, đồng tâm với báng súng.

Súng có kính ngắm quang học đồng thời có cả thước ngắm cơ khí. Gáy báng súng ở khẩu OS-48K có sự đàn hồi do được làm từ cao su.

Trên nòng súng(cả 2 mẫu) có thể được gắn dây băng chống ảo ảnh (противомиражная лента), giúp loại trừ sự đốt nóng không đồng đều của mặt trời nên nòng súng. Đồng thời khi nổ súng nòng súng sẽ bị đốt nóng, khi đó sẽ xuất hiện giao động không khí không đồng đều trước kính ngắm. Sự giao động không khí không đồng đều trước kính ngắm tác động xấu tới xạ thủ và băng che nòng súng giúp loại trừ những hiện tượng trên.






Thông số kỹ thuật :

-Cỡ đạn cho 2 mẫu (OS-48 và OS-48K) : 7,62mm x 54(7N1).
-Chiều dài súng : 1250cm(OS-48) , 850cm(OS-48K).
-Chiều dài nòng súng : 730mm(2 mẫu (OS-48 và OS-48K)).
-Trọng lượng : 6kg (OS-48) và 5,5kg(OS-48K).
-Tầm bắn hiệu quả qua kính : 800m(cho2 mẫu (OS-48 và OS-48K)).

Súng được trang bị chân đế(càng súng) ở đầu ốp tay súng giúp ổn định đường ngắm cho xạ thủ. Thước ngắm cơ khí trên súng như ở mẫu năm 1930.

Kính ngắm quang học trang bị cho súng có thể là PSO-1(bội số 4) hoặc PSK-07(Bội số 7) hoặc có thể lắp kính ngắm đêm PKN-03. ở đầu nòng súng phần triệt tiêu hỏa khí có thể lắp giảm thanh(chiến thuật).

Súng được trang bị cho các phân đội cơ động đặc biệt, trinh sát, lính dù v.v...

Súng được tạo ra với nhiệm vụ đánh bại sinh lực đối phương có trang bị áo giáp chống đạn hoặc ẩn lấp trong các phương tiện không bọc thép.


Súng chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.




« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2010, 10:44:43 am gửi bởi longtrec » Logged
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #34 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:13 am »

Bác longtrec có thể đưa ra các ưu nhược điểm của hai loại OS-48 và OS-48K không. ?
Và trong hai loại trên thì loại nào được sử dụng phổ biến hơn ạ ?
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #35 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:48:45 pm »

SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG AGS-17/30




Đầu những năm 1930, Liên Xô đã bắt đầu phát triển súng phóng lựu tự động 30mm AGS-17 Plamya, nhưng chương trình này đã bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.





Súng phóng lựu tự động AGS-17.








Cho tới năm 1969, nhu cầu trang bị súng phóng lựu tự động cho lục quân lại trở nên cấp thiết (ban đầu dự kiến phát triển để trang bị cho máy bay lên thẳng) dẫn đến sự ra đời của mẫu đầu tiên Nudelman của phòng thiết kế OKB-16 (nay là phòng thiết kế nổi tiếng KBP tại thành phố Tula), là cơ sở để chính thức sản xuất AGS-17 (Avtomatischeskyi Granatmyot Stankovyi – Súng phóng lựu tự động) vào năm 1971. Tới năm 1975, AGS-17 được đưa vào trang bị cho lục quân Xô-viết nói riêng và lục quân các nước khối Vác-xa-va nói chung. Hiện nay, súng được sản xuất tại Nhà máy cổ phần cơ khí Molot và Phòng thiết kế KBP. Ngoài ra súng còn được sản xuất ở Trung Quốc – trong các nhà máy quốc phòng theo giấy phép từ phía Nga và ở Xéc-bi (nước cộng hoà thuộc LB Nam Tư cũ).



Cuộc xung đột biên giới Xô – Trung cuối những năm 1960 đã thôi thúc các nhà thiết kế Xô-viết phải chế tạo ra một loại vũ khí mới hiệu quả để chống lại chiến thuật “biển người” của Trung Quốc. Đồng thời, từ những bài học từ chiến trường Việt Nam còn đang nói hổi, một số loại súng phóng lựu của lục quân Mỹ đã chứng tỏ được những năng lực trên thực tế. Loại vũ khí nhẹ nhàng này ra đời đã cung cấp cho bộ binh một hoả lực mạnh và hữu hiệu, chống lại bộ binh đối phương và các loại mục tiêu không có vũ trang khác như xe tải. Có điều, loại vũ khí này đã không có cơ hội để chống lại quân Bát Nhất của Trung Quốc, mà lại được sử dụng nhiều trong cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan.





Trong biên chế bộ binh Nga hiện nay, súng phóng lựu tự động được trang bị xuống tới cấp đại đội. Với số lượng hai khẩu cho một đại đội, khi tiến công hay phòng ngự, súng phóng lựu tự động được được coi là lực lượng hoả lực rất cơ bản. Ngoài việc được trang bị làm lực lượng hoả lực cho bộ binh, loại súng này còn được lắp trên máy bay trực thăng, xe tải, xe bọc thép, xe com-măng-ca… súng thường được lắp kèm theo súng máy liên thanh, trên tháp pháo kèm theo pháo chính xe bọc thép…



Thiết kế nổi bật của súng AGS-17 là nòng súng được bọc nhôm dày, cò súng được điều khiển bằng điện tự động từ xa. Hoạt động theo nguyên lý đẩy lùi, đạn lựu của AGS-17 được nạp từ băng tiếp đạn mềm từ hộp bên tay phải của súng. Súng có thể được sử dụng cả thước ngắm cơ khí và kính ngắm quang học, trong đó phải kể đến kính ngắm quang học PAG-17 có độ khuếch đại 2,7 lần được lắp bên trái thân súng. Giá súng ba chân cho phép xạ thủ dễ dàng thay đổi góc tầm và góc hướng. Để thuận tiện cho mang vác, di chuyển, giá súng được thiết kế có thể dễ dàng gập gọn lại và xếp vào ba lô chuyên dụng. Đạn lựu được sử dụng cho súng có hai loại: VOG-17 và VOG-17M. Súng có thể bắn phát một, loạt ngắn 5 viên hoặc loạt dài 10 viên.






AGS-17 thường được so sánh với súng phóng lựu của Mỹ Mk.19 mod.3, với sơ tốc đạn hơi nhỏ hơn, tầm bắn cũng ngắn hơn, chỉ có các loại đạn lựu nổ mảnh chống bộ binh VOG-17 và VOG-17M, sau này là VOG-30 cải tiến cho hiệu quả sát thương có bán kính từ 7 – 9 mét… nhưng quan trọng là, súng Nga nhẹ bằng một nửa so với súng Mỹ và chỉ cần 2 chú lính tác xạ…



Các phiên bản súng phóng lựu AGS-17 như AGS-17A (9-A-800), 6S4 Minus, BP-30 sản xuất tại Nga, AGS-17 sản xuất tại Trung Quốc, M-93 tại Xéc-bi… Riêng AGS-17A được phát triển để lắp trên máy bay trực thăng tấn công Mi-24 Hind, có thân súng và nguyện lý làm việc tương tự như AGS-17 nhưng có một thay đổi nhỏ trong thiết kế của nòng súng. Đạn lựu được nạp từ hộp tiếp đạn 300 viên, tốc độ bắn từ 420 – 500 phát/phút. Để tác chiến ở vùng rừng núi, Nga còn phát triển một phiên bản đặc biệt có thể lắp đồng trục với súng máy phòng không NSV. Bên cạnh đó còn phải kể đến phiên bản súng phóng lựu điều khiển từ xa 6S4 Minus, trang bị cho bộ đội tác chiến phòng thủ trên khu vực rộng. Một người lính có thể điều khiển 4 súng một lúc từ một bàn điều khiển từ xa truyền lệnh bằng dây cáp tín hiệu. 6S4 Minus còn được trang bị một máy định tầm la-de, sử dụng nguồn cấp điện 24 vôn. Súng phóng lựu có góc tầm 35o và góc hướng 150o.



   Đặc tính kỹ - chiến thuật của AGS-17

    Cỡ nòng: 30x29B

    Nguyên lý hoạt động: khoá nòng lùi tự do.

    Kiểu: súng phóng lựu nạp đạn băng mềm.

    Chiều dài tổng thể: 840 mm

    Khối lượng: 18 kg với 12 kg của giá súng ba chân 6T8

    Tầm bắn hiệu lực: 800 mét với kính ngắm cơ khí; tối đa ~1700 mét với kính ngắm quang học

    Tốc độ bắn: 350 – 400 phát / phút.














Súng phóng lựu tự động ASG-30.

Súng phóng lựu tự động 30mm AGS-30 (TKP-722K) xuất hiện lần đầu tiên năm 1994. Nga dự kiến phát triển AGS-30 để thay thế cho AGS-17. Sự khác biệt chủ yếu của AGS-30 so với AGS-17 là giảm được tới 40% các bộ phận và do đó nhẹ hơn rất nhiều, trong khi vẫn có tầm bắn và tốc độ bắn tương tự như AGS-17. Lực giật của súng cũng giảm đi tới mức cho phép dùng báng súng để hỗ trợ ngắm bắn. AGS-30 sử dụng nguyên lý đẩy lùi, hộp tiếp đạn 300 viên, bắn đạn nổ mảnh kiểu cũ VOG-17, tốc độ bắn 395 – 425 viên / phút, tầm bắn tối đa 1.730 mét. Súng vẫn được lắp trên giá ba chân nhẹ hơn nhưng chân đế rộng hơn, cho phép súng bắn có thể đặt được trên mặt đất mềm và không cần chuẩn bị trước.



    Đặc tính kỹ - chiến thuật của AGS-30

    Cỡ nòng: 30x29B

    Nguyên lý hoạt động: khoá nòng lùi tự do.

    Kiểu: súng phóng lựu nạp đạn băng mềm.

    Chiều dài tổng thể: 1.100 mm

    Khối lượng: 16 kg kể cả giá súng ba chân.

    Tầm bắn hiệu lực: 800 mét với kính ngắm cơ khí; tối đa ~1700 mét với kính ngắm quang học

    Tốc độ bắn: ~ 400 phát / phút.






Bài viết được lấy từ nguồn : http://buithixuan.info/forum/showthread.php?t=3338&page=1

Hình ảnh được lấy từ Google.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 10:09:58 pm »

SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG "BALKAN" 6G27 /автоматический гранатомет "Балкан" 6Г27 (Россия)



Súng phóng lựu tự động :Balkan" (Mã hiệu GRAU 6G27) có nguồn gốc từ TKB-0134 do Trung tâm  nghiêm cứu-thiết kế súng thể thao , súng săn Tula phát triển trong thập niên 80 của thế kỷ trước
(ЦКИБ СОО-Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия).

Khi phát triển súng phóng lựu TKB-0134 phòng thiết kế Tula đã cải thiện đáng kể phạm vi hiệu quả , tầm bắn của súng so với AGS-17 (cỡ nòng 30mm).

Để tăng tầm bắn cho súng phóng lựu "Balkan" các nhà thiết kế đã phải sử dụng đạn không các tút ( vỏ đạn được phóng đi cùng quả đạn) và đường kính quả đạn là 40mm. Đây là giải pháp kỹ thuật tương tự như đạn VOG-25 dùng cho súng phóng lựu GP-25.

Trong thập niên 90, tình hình kinh tế Nga rất khó khăn làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển súng phóng lựu "Balkan".

Hiện nay việc phát triển và hoàn thiện súng phóng lựu tự động "Balkan" đã được nối lại. Súng phóng lựu "Balkan" 6G27 sử dụng đạn 7P39 do xí nghiệp nghiêm cứu-Sản xuất "Khí cụ" LBN sản xuất (ФГУП ГНПП "Прибор"- федеральное государственное унитарное предприятие ,  государственное научно-производственное предприятие).

Năm 2008 "Khí cụ" đưa ra thử nghiệm súng phóng lựu tự động "Balkan" với 1 số cơ chế đạn, cuộc thử nghiệm thành công trong thời gian tới sẽ chính thức trang bị cho các đơn vị BB trong toàn Quân đội LBN.

Súng phóng lựu "Balkan" 40mm gia tăng tầm bắn lên 2500m, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tăng 2 lần so với ASG-17 và ASG-30.

Súng phóng lựu tự động "Balkan" sử dụng chích khí tự động, pít tông khí thực hiện luôn vai trò kim hỏa và kết nối chặt chẽ với qui lát. Đây là giả pháp kỹ thuật cần thiết với đạn không các tút 7P39.


Thực hiện bắn "Balkan" 6G27 :

Việc đầu tiên là mở khóa qui lát, đẩy qui lát ép chặt viên đạn vào buồng đạn, kim hỏa ở đầu qui lát lúc này tiếp tục chuyển động về phía trước đập vào kíp nổ của quả đạn (nằm chính giữa ở đuôi quả đạn), dưới tác dụng của lò xo . Áp suất trong buồng đạn tăng đột ngột đẩy quả đạn bắn khỏi nòng súng lao về phía trước. Một phần khí thuốc súng được phụt lại qua 4 lỗ xung quanh đuôi đạn mà trước khi bắn được bít kín bằng màng keo mỏng, đây chính là giải pháp kỹ thuật đặc sắc của "Balkan". Một phần khí thuốc súng phụt lại ép chặt vào pít tông khí (qui lát) ở đầu gắn kim hỏa đẩy nó lùi lại đủ để mở khóa qui lát đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

Dây đạn của "Balkan" 6G27 được đưa từ phải qua trái, thùng đạn được gắn bên phải súng chứa 2 dây đạn mỗi dây 20v.

Súng phóng lựu tự động "Balkan" được đặt trên thân giá của ASG-17 nhưng có bổ sung thêm ghế ngồi cho xạ thủ.
 Súng phóng lựu "Balkan" có thể được lắp kính ngắm quang học.



Thông số kỹ thuật:

Cỡ nòng: 40 мм
Thuộc chủng súng phóng lựu tự động.
Chiều dài súng : không có thông số.
Trọng lượng súng : 32 кg (súng với giá súng) + 14 кg (thùng đạn với 2 dây đạn mỗi dây 20v)
Tầm bắn hiệu quả:  2500 м
Tốc độ bắn : 400v/phút.






Súng phóng lựu tự động "Balkan".



Dây đạn.



Quả đạn 7P39 không các tút với kíp nổ ở giữa và 4 lỗ chích khí được bít lại bởi màng keo mỏng.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 12:40:31 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:57 pm »

ÁO GIÁP CHỐNG ĐẠN.


 Nhắc tới khí tài trang bị cho Sư đoàn BB Nga không thể không nói tới áo giáp. Có 2 loại áo giáp được trang bị cho F BB Nga là áo giáp chống đạn nguội, có nghĩa là nó có thể chống lại các loại đạn được bắn ra từ súng ngắn, tiểu liên, súng bắn tỉa. Loại áo giáp thứ 2 là áo giáp đặc biệt , dùng trang bị cho các D công binh trong F BB Nga để rà phá bom mìn.

Ta hãy cùng nhau ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử ra đời của áo giáp!



Lịch sử ra đời :


Trong trận đánh Inkerman bettle(1854) Bộ binh Nga chẳng khác nào những chiếc bia di động trên chiến trường. Rồi trận Gety Shyrg (1863) buộc các nhà quân sự Nga không chỉ thay đổi chiến thuật , chiến lược mà cần trang bị các tấm chắn thép để bảo vệ người lính tốt hơn.










Năm 1886, Nga lần đầu tiên thử nghiệm trên chiến trường tấm khiêng thép của nhà thiết kế-đại tá Fisher với các lỗ châu mai giúp người lính BB có thể bắn qua các lỗ này. Nhưng tiếc thay, nó quá mỏng bị xuyên thủng ngay bởi đạn súng trường của đối phương.



Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), quân Nhật bao vây cảng Port-Arthur, lính Nhật sử dụng các tấm thép do Anh sản xuất. nhưng với kích thước 1mx0,5m, trọng lượng 20kg lại quá nặng. Người lính không thể vừa khiêng tấm  thép này vận động tấn công với ba nô súng đạn. Sau đó Người Nhật nảy ra sáng kiến đặt các tấm khiêng thép này lên 2 bánh xe và đẩy. Rồi những hộp thép lần lượt ra đời trên các bánh xe mà động cơ chính là đôi chân người lính BB (Động cơ cơm  Grin).

Cuối cùng thì người Đức thực tế nhất, họ đã quay lại với  "mẫu áo " đã có trước đó (Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) trang bị cho các trung đoàn để chống lại cái lạnh của vũ khí . Kiểu áo này chính là nền tảng để thiết kế các mẫu áo giáp sau này.




Hóa ra là ý tưởng ở ngay trước mắt, chỉ có điều ai là người nhận thấy và áp dụng nó mà thôi.




Cuộc thử nghiệm áo giáp đầu tiên 1923.



Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, không chỉ có Nga mà hầu hết các nước tham chiến đều trang bị áo giáp chắn ngực cho người lính.

Năm 1938 Liên Xô bắt đầu trang bị hạn chế  " áo giáp " cho BB mà thực chất là các tấm thép mỏng che ngực  có tên là : SN-38(SN-1). Năm 1941, chiến tranh vệ quốc nổ ra, LX bắt đầu sản xuất áo  giáp chắn ngực trang bị cho BB là SN-42(SN-2).  Áo giáp chắn ngực SN-42(SN-2) gồm 2 tấm thép có độ dày 3mm( trên và dưới). Năm 1946 liên Xô sản xuất sản xuất áo giáp che ngực SN-46(SN-3) có thể chịu được đạn súng máy PPSH hoặc  МR-40 ở cự li 25m, áo giáp có tấm thép dày 5mm.








Bài sau : Các tiêu chuẩn phân loại áo giáp.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:34:46 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 03:12:57 pm »

CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ÁO GIÁP (NGA).



Theo tiêu chuẩn Nga (ГОСТ Р 50744-95) áo giáp được phân chia thành 6 cấp dưới đây,mỗi cấp chịu được các loại đạn tương ứng:

Cấp I:

-Loại súng :Súng ngắn markarov  , cỡ đạn :   9mm(57-Н-181С)  , lõi đạn :thép , trọng lượng :    5,9g , vận tốc đạn:    290-315m/s.
-Loại súng : Col “Nаgаn”    , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-Н-122 )   , lõi đạn : Chì ,   trọng lượng  : 6,8g , tốc độ đạn :    275-295m/s.

Cấp II

-Loại súng : kích cỡ nhỏ (PSM/ПСМ) , cỡ đạn :   5,45 мм ( МПЦ 7Н7 ) , lõi đạn :thép    trọng lượng :2,5g , tốc độ đạn :    310-335m/s.
-Loại súng : súng ngắn Токаrеv (ТТ-33 , Vn gọi là K-54) , cỡ đạn :   7,62мм( 57-Н-134С) , lõi đạn    : thép , trọng lượng :   5,5g, tốc độ đạn :    415-445m/s.

Cấp II(A):
-Loại súng : Súng săn   , cỡ đạn :   18,5 мм  , lõi đạn :    Chì  , trọng lượng :   35,0g  , tốc độ đạn :    390-410m/s.


Cấp III:

-Loại súng : АК-74    , cỡ đạn : 5,45 мм ( 7Н6 ) , lõi đạn :   thép , trọng lượng :   3,5g  , tốc độ đạn :    900m/s.
-Loại súng :  АКМ  , cỡ đạn    7,62 мм( mẫu 1943- 57-Н-231)  , lõi đạn :    thép , trọng lượng :    7,9g  , tốc độ đạn :    710-740m/s.

Cấp VI:

-Loại súng :  АК-74 , cỡ đạn :    5,45 мм( 7Н10)  , lõi đạn : thép-Xử lý nhiệt , trọng lượng :   3,4 g  , tốc độ đạn :   890-910m/s.

Cấp V:

-Loại súng : Súng bắn tỉa  SVD Dragunov   , cỡ đạn : 7,62 мм (57-Н-323С) , lõi đạn : thép    ,  trọng lượng :   9,6g , tốc độ đạn :    820-840m/s.
-Loại súng  :  АКМ , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-Н-231) , lõi đạn : thép- Xử lý nhiệt , trọng lượng :     7,9g , tốc độ đạn :     710-740m/s.


Cấp V(A):

-Loại súng :  АКМ    , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-БЗ-231) , lõi đạn : Đặc biệt , trọng lượng :   7,4g , tốc độ đạn :    720-750m/s.

Cấp VI:

-Loại súng : súng bắn tỉa SVD Dragunov , cỡ đạn :   7,62 мм (СТ-М2)   ,  lõi đạn :   Thép-Xử lý nhiệt , trọng lượng đạn :   9,6g , tốc độ đạn :   830m/s.


Cấp VI(A):

-Loại súng : Súng bắn tỉa SVD Dragunov , cỡ đạn :    7,62 мм ( 7-БЗ-3 ) , lõi đạn :   Đặc biệt , trọng lượng đạn :   10,4g  , tốc độ đạn :    800-835m/s.



Một vài mẫu áo giáp chống đạn và giá thành của chúng:





Mẫu sao giáp Kazak-4(S/N-02) giá : 24700p tương đương 800$.





Mẫu 6B15L giá 2500p tương đương 830$.








Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2010, 06:45:15 pm »

HÌNH ẢNH 1 SỐ MẪU ÁO GIÁP HẠNG NẶNG.





















Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM