Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:30:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693838 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Negi
Thành viên
*
Bài viết: 131


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 01:12:11 pm »



Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp Grin
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ Grin (mong bác đừng mắng em)
Theo mình hiểu thì vì Dragunov không phải súng " siêu chuẩn" dành cho cs/đn, đây là súng cấp đại đội của Nga mà, sx đại trà nên độ chính xác không cao bằng các khẩu mà ta mua cho đn.
Nói dễ hiểu hơn, khi chiến tranh, thì bắn vào đầu hay cổ, ngực.. đạn lệch 1 vài cm nhưng vẫn gây tử vong là chấp nhận được ở súng này.
Còn súng của cs/đn thì yêu cầu cao hơn, chỉ đâu trúng đó tầm gần ( thường là dưới 100m). Có 1 vd ở Pháp là đn có thể bắn gãy ngón tay cầm súng ở tầm 80m.

Cũng không hẳn như bác nghĩ đâu, các súng bắn tỉa đã được thiết kế làm sao để bắn chuẩn xác. Nhưng trong tác chiến, ngoài các yếu tố hiển nhiên như gió, lực hút trái đất, cách hít thở. Thì còn tùy vào cách khẩu súng tóe lửa, âm thanh phát ra tới mức nào, tấm bắn của súng, loại đạn sử dụng. Em trước đây trong TSF trực thuộc Special Warfare Group, được phát khẩu PSG tầm bắn là tối đa là800m nhưng chỉ luyện bắn tới 500m là cùng. 500m là em thấy khó bắn lắm rồi ấy. Trong phần thực hành, ông ấy kêu lý do tại sao bọn em được phát súng PSG vì mấy đứa như bọn em còn non tay, cầm súng tỉa bán tự động để bắn bồi thêm phát thứ 2 ( bỏ luôn động tác gài đạn lên như AMW). Với lại bọn em toàn tập bắn ngực thôi, thằng nào mặc giáp thì có đạn xuyên giáp. Còn bên cảnh sát xài đầu đạn lỏm là chính.

Nhà ta xài hàng của Isreal thì em cũng thấy hơi lạ, súng đấy khá là nặng so với Dargunov. Đặc công cần gọn và nhẹ hơn? Em nghĩ cái lý do đơn giản là vì nó gắn được nòng giảm thanh.  Grin
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 07:07:12 am »

Thấy các bạn say mê với súng bắn tỉa, tôi thiết nghĩ chúng ta phải đi lại từ đầu, lần theo lịch sử ra đời và phát triển của khẩu súng bắn tỉa Nga. Ban đầu tôi chỉ định đưa qua về khẩu súng bắn tỉa Dragunov nhưng sự say mê của các bạn đã khiến tôi cần viết 1 cách có hệ thống và đầy đủ nhất về khẩu súng bắn tỉa. Quân đội Nga ngày nay ngoài các đơn vị bắn tỉa chuyên trách , súng bắn tỉa được trang bị cho cấp đại đội (C) trong Sư đoàn BB. Quân đội Nga sở hữu  rất phong phú các Model súng bắn tỉa với đủ các kích cỡ đạn...Tôi sẽ cùng các bạn ta lần lượt làm rõ từng chủng loại.


Lịch sử ra đời, không đúng hơn là lịch sử áp dụng hiệu quả súng bắn tỉa Nga là trong chiến tranh thế giới lần 1. Đây cũng là thời kỳ đầu tiên súng trường bắn tỉa được lắp kính ngắm quang học. Thực ra súng bắn tỉa đã xuất hiện tại Nga từ thế kỷ 19 và trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) ,súng trường bắn tỉa cũng có nhưng vai trò của nó rất mờ nhạt.

Những khẩu súng trường đầu tiên được lắp kính ngắm quang học Đức "Zeiss", của Hi lạp và 1 số ít sản xuất  tại nhà máy "Obukhovsky".

Khoảng giữa năm 1930 Liên Xô bắt đầu tự sản xuất được kính ngắm quang học cho mình và không lâu sau đó sản phẩm trong nước đã thay thế kính ngắm Đức. Từ đây mẫu súng trường bắn tỉa 1891 đã trở thành mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 nhờ lắp kính ngắm quang học. Mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 gọi là mẫu 1891/30.




Kính ngắm quang học đầu tiên do Liên Xô sản xuất có mã hiệu D-III, đây thực chất là mẫu copy mẫu kính ngắm Đức "Zeiss" . Sau này Liên Xô tiếp tục sản xuất và nâng cấp kính ngắm quang học trong các Sery PU, BP, PT, PE v.v...



Kính ngắm PE.



Kính ngắm PU.





Khẩu súng trường 1891/30.




Mẫu súng trường 1891/30 với các model kính ngắm.




Kính ngắm Đức "Zeiss".



Năm 1930 súng trường bắn tỉa đã trải qua 1 số thay đổi trong thiết kế. Thông nòng , lưỡi lê được bố trí dưới nòng súng hợp lý, chắc chắn hơn. Kính ngắm mới được chia vạch theo (m) chứ không phải đơn vị đo lường cổ của Nga "Ashim/Ашим" (1 Ashim=0,71m). Qui lát của súng cũng được sửa dài và cong hơn thuận tiện cho xạ thủ .



Qui lát cải tiến.

Ngoài súng trường bắn tỉa mẫu 1891/30 Liên Xô đã đưa vào trang bị cho các đơn vị BB súng Carbine mẫu 1938. Mẫu Carbine 1938 có ưu điểm gọn nhẹ không có lưỡi lê, là khẩu súng bắn tỉa tin cậy, chính xác. Cả hai mẫu 1891/30 và Carbine  1938 đều lắp được các loại kính ngắm quang học do Liên Xô sản xuất.

Bệ thước ngắm trên súng trường Carbine 1944 là mẫu nâng cấp cuối cùng của khẩu Carbine. Khẩu Carbine 1944 với sự xuất hiện trở lại của lưỡi lê.

Trong chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại ,Liên Xô có 1 loại súng trường bắn tỉa giảm thanh, thực chất nó không phải là phát minh mới mà là khẩu Carbine lắp giảm thanh do anh em Mitin sáng chế (viết tắt BRAMA), khẩu súng có tên : "Mosin Nagant". Khẩu Mosin được mệnh danh là : " Kẻ sát nhân in lặng" được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm, trinh sát.



Khẩu súng trường bắn tỉa giảm thanh "Mosin Nagant"



Vassili Zaitsev xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng của Liên Xô với khẩu Carbine 1938 . Ảnh chụp tháng 10/1942 tại mặt trận Stalingrag nay là Volgagrag.

Ngày nay có thể bắt gặp bản sopy của khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" tại các của hàng bán súng săn như Ko-44 hoặc Ko-38. Chúng được sao y bản gốc điều đó chứng tỏ khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" còn giá trị đến ngày nay.


Thông số ký thuật:
1) Mẫu 1891/30 г.                    2)Mẫu Carbine.1938 г.                3)Mẫu Carbine.1944 г
-Cỡ đạn      1)7.62x54мм R        2)7.62x54мм R                           3)7.62x54мм R
-Trọng lượng có lưỡi lê không hộp tiếp đạn: 1)4,5 кг   ----             3) 3,9 кг
-Trọng lượng không lưỡi lê không hộp tiếp đạn:  1) 4 кг  2) 3,5 кг  3) -----
-Chiều dài(không lê) :1) 123 см     2) 102 см                                3) 102 см
-Số lượng đạn trong hộp tiếp đạn 1) 5   2) 5                                 3) 5
-Chiều dài súng với buồng đạn : 1) 730 мм             2) 512 мм                             3) 517 мм
-Chiều dài nòng súng: 1) 657 мм   2) 439 мм                                 3) 444 мм
-Dãnh khương tuyến :  1) 4      2) 4                                              3) 4

-Chiều dài kính ngắm: 1) 622 мм 2) 416 мм 3) 416 мм
-Sơ tốc nòng : 1) 865 м/с 2) 820 м/с 3) 820 м/с

-Tầm bắn hiệu quả :  1) 800 м  2) 550-600 м                                  3)550-600 м
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Bảy, 2011, 11:16:08 pm gửi bởi longtrec » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 08:23:57 am »

Em đang đợi bác pot khẩu súng trường Hung, mà các bác cựu lính 567 Hà tuyên vẫn hay nhắc đến với tên "K30".

Tất cả các khẩu trên QSVN hiện nay các bác ấy đều bảo "Không phải"?
Logged
Negi
Thành viên
*
Bài viết: 131


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 02:54:04 pm »

Cám ơn bác Longtrec vì bài viết rất bổ ích. Em cũng chưa bao giờ được đọc về lịch sử của súng ngắm tuy được tuyển vào nhóm bắn tỉa.

Các loại súng trên đều hoạt động theo nguyên lý súng trường, và phải gài lên đạn. Điều này cho các tay súng bắn tỉa chuyên nghiệp là rất tốt. Em không biết giải thích ra sao, nhưng em từng bắn cả AMW(test) và PSG, thì độ giật của AMW rất thấp so voi PSG, có thể là do cấu tạo không phải tự động nạp đạn lên như PSG.

Vì vậy em cũng suy ra là Dragunov cũng có độ giật mạnh, mà có lẽ là mạnh hơn, và cần người bắn có một cánh tay rất khỏe. Vì Dragunov khá là nhẹ, nên bắn đạn 7.62 ( cùng loại PSG) nên người giữ phần ốp súng phải rất cẩn trọng trong việc. Có 2 điều kiện người bắn phải đạt được khi bắn tỉa , cách hít thở khi bắn, điều thứ 2 là giữ vững được nòng súng khi viên đạn rời nòng. Khẩu súng ngắm nặng xuống tay, khiến việc cầm bắn sẽ dễ hơn, chưa kể báng súng của em còn có tác dụng thu (absorbed) lực súng (recoil), nên em cũng đoán bắn Dragunov vai cũng sẽ hơi ê ẩm. Nếu được chọn thì em xin có cây chống (stander).

Coi tấm hình bác nhà mình bắn Dragunov trong chiến tranh thì thấy các bác nhà mình đã được huấn luyện bắn tỉa khá bài bản. Bắn súng tỉa, bắn tốt nhất là nên một vạch nằm ngang so với với vai. Các bác đừng nhiểm Hollywood, bắn bên trên xuống hay bắn từ dưới lên trên bằng súng tỉa rất khó chịu. Thường để bắn cả 2 trường hợp trên phải có giá đỡ hoặc nơi tựa súng. Bác trên nhà mình nằm ngang và có thể thấy từ mũi súng đến vai bác ấy là một đường, chưa kể bác ấy biết sử dụng gò đất làm nơi tựa súng. Về động tác kỹ thuật thì đúng rồi, còn về kết quả thì em chịu vì nó liên quan đến nhiều thứ.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 08:19:22 pm »

Khẩu Carbine mẫu 1938 và mẫu 1944 mà Việt Nam ta hay gọi là K-44 là khẩu súng trường bắn tỉa thành công nhất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại.



Chiến tranh kết thúc, Liên Xô nổi lên nhiều nhà thiết kế vũ khí hạng nhẹ mà tên tuổi của họ đã gắn với khẩu súng mà họ thiết kế. Những nhà thiết kế súng bắn tỉa này họ thường xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội, họ thường không được đào tạo bài bản về vũ khí hạng nhẹ nói chung và súng bắn tỉa nói giêng. Nhưng họ có chung 1 điểm đó là sự đam mê vũ khí hạng nhẹ.

Những khẩu súng bắn tỉa nổi tiếng Liên Xô :

1/ SVD/СВД ( снайперская винтовка Драгунова) : Súng trường bắn tỉa Dragunov.
2/SVU/СВУ (снайперская винтовка укороченная)  : Súng trường bắn tỉa báng gấp
3/SVK/СВК (снайперская винтовка калашникова) : Súng trường bắn tỉa Kalashnikov
4/CVL/СВЛснайперская винтовка лобаева :  Súng trường bắn tỉa Lobaev
5/SVD/СВДснайперская винтовка дегтярева : Súng trường bắn tỉa Degtyarev ( ông còn là cha đẻ của khẩu trung liên RPK).





Súng trường bắn tải SVD( Dragunov).





 Súng trường bắn tỉa SVD-K





 Súng trường bắn tỉa SVD-S.



1/ Súng trường bắn tỉa SVD/ СВД
-Cỡ đạn : 7.62x54R
-Chích khí bán tự động
-Chiều dài súng: 1225 мм
-Chiều dài nòng: 620 мм
-Trọng lượng không hộp tiếp đạn và kính ngắm: 4.31 кg.





Súng trường bắn tỉa SVD-K

2.SVD-K/свд-к

-Cỡ đạn : 9,3x64 мм  .
-Chích khí tự động.
-Chiều dài : 1250 мм
-Chiều dài nòng: 620 мм
-Trọng lượng không kính ngắm : 6.5 кg.
-Hộp tiếp đạn : 10v dời.




Súng trường bắn tỉa SVU.




Súng trường bắn tỉa SVU-AS.


2.Súng trường bắn tỉa SVU/ СВУ  do Trung tâm nghiêm cứu thiết kế súng quân dụng, súng thể thao, đi săn thuộc tỉnh Tulsk thiết kế ( ЦКИБ СОО  Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия). SVU được chế tạo để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm dù.
-Cỡ đạn : 7.62x54R мм
-Chích khí bán tự động.
-Trọng lượng không hộp tiếp đạn và kính ngắn PSO-1/ ПСО-1: 4,4 кg(5.5кg với khẩu SVU-AS/СВУ-АС)
-Chiều dài súng : 900 мм
-Chiều dài nòng: 520 мм
-Hộp tiếp đạn: 10 viên
-Tốc độ bắn: 650v/phút (đối với  SVU-А và SVU-АS).

Còn tiếp và rất nhiều !
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 10:16:53 pm gửi bởi daibangden » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 05:01:51 am »

 Trong nửa sau của kỷ nguyên 20, Kalashnikov là người đóng góp rất lớn cho kho vũ khí hạng nhẹ của Liên Xô. Ông chẳng những là cha đẻ của khẩu AK huyền thoại ông còn cho ra đời khẩu trung liên RPK, súng ngắn PK và những model súng săn. Đối với súng bắn tỉa, các lực lượng Quân đội Nga nói chung và các Sư đoàn BB nói giêng không ai không biết tới súng trường bắn tỉa SVK. ngoài những mẫu cho dân sự như Saiga-12/S/K  và Saiga-20/S/K . Ông còn tạo ra những khẩu súng bắn tỉa được cải tiến từ AK-74 thành mẫu súng bắn tỉa Saiga-410.




Súng bắn tỉa Saiga-410 của Kalashnikov.



Súng bắn tỉa Saiga-410k-02 của Kalashnikov.




Súng trường bắn tỉa Kalashnikov.





Logged
Negi
Thành viên
*
Bài viết: 131


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 09:56:37 pm »

Bác Longtrec có chắc "Súng bắn tỉa Saiga-410 của Kalashnikov" là súng bắn tỉa không ạ? Em nhìn không thấy nó khác gì mấy với AK-74 bình thường cả. Huh
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 12:15:29 am »

Hoan hô bác Longtrec! Em hóng từ đầu, giờ được trọn vẹn bài về súng bắn tỉa, mãn nhãn! Cảm ơn bác!


Tiếp đi bác LongTrec ơi .....
Logged
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 10:26:09 am »

Khẩu Carbine mẫu 1938 và mẫu 1944 mà Việt Nam ta hay gọi là K-44 là khẩu súng trường bắn tỉa thành công nhất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại.





Bác Longtrec thân kính. Súng SKS (CKC) Simonov ra đời từ năm 1938 cơ hả bác. Em tưởng nó chỉ hòan thiện trước AK tí xíu thôi chứ. Khẩu dùng trong CT Vệ quốc phải là SVT-38(40) Tokarev chứ bác (http://world.guns.ru/rifle/rfl06-e.htm)
SVT-38
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 10:18:23 pm gửi bởi daibangden » Logged
nguoiquansat
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 09:48:10 am »

Em cũng nhớ là SKS (CKC) vào giai đoạn cuối WW2 chỉ được thử nghiệm thôi, sau đó đến năm 1949 thì phải mới được OK và đưa vào sản xuất hàng loạt...
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2010, 08:30:33 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM