Chào các bác cựu chiến binh, chào bạn Duy Tùng cùng tất cả độc giả yêu kiến thức QS. Thay cho lời cảm ơn sự động viên khích lệ của các bác cùng các bạn, Longtrec tôi xin được làm 1 chuỗi bài giả định về sự chạm chán giữa tăng T-14 "Amarta" với M1 Abrams — xe tăng chủ lực của Mỹ,Leopard 2 — xe tăng chủ lực của Đức,Challenger 2 là xe tăng chủ lực của Anh thì phần thắng thuộc về ai? Khả năng của xe tăng T-14 có chống trọi được với đạn chống tăng TOW, FGM-148 Javelin

? Tôi nhớ hồi mùa hè, báo trong nước có dịch bài báo nước ngoài đề cập về vấn đề trên nhưng hình như chỉ có tiêu đề với mấy dòng thông tin cụt lủn làm người đọc có phần hụt hẫng thất vọng. Trong khả năng có hạn, longtrec tôi xin cố gắng cao nhất tập chung phân tích các công nghệ được áp dụng trên các dòng tăng trên . Tôi cũng sẽ cùng các bác, các bạn đi sâu tìm hiểu các ưu nhược điểm của 2 dòng đạn chống tăng thông dụng của Mỹ và NATO và cách người Nga khắc chế chúng . Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các bác, các bạn!
Kể từ khi ra đời, tăng T-14 "Armata" đã dành được sự quan tâm đặc biệt của giới QS thế giới. Đã có biết bao nhiêu các bài phân tích mổ sẻ từ giới chuyên môn cùng biết bao phỏng đoán của những người tò mò...T 14 là " Siêu tăng", đã có bom bố, bom mẹ vậy thì sao không gọi tăng T 14 là " Bố tăng"... Thực sự tăngT 14 có xứng đáng dành sự quan tâm, tôn vinh như vậy không, hay tăng T 14 chỉ là hổ giấy? Liệu Nga có tung tăng T 14 đến chiến trường Seria để thử lửa không? đã có hơn 162 đơn vị vũ khí được Nga đưa đến Seria thử nhiệm thực tế(vũ khí được sử dụng nhiều nhất như chiến đấu cơ Sukhoi Su-34, Su-30SM; trực thăng Mi-28N, Ka-52; nhiều loại tên lửa dẫn đường...) vậy tăng T 14 " Amarta" thì sao?
Trước tiên phải hiểu rõ là, tăng T-14 chỉ là một phần nền tảng phổ quát "Armata". Nó bao gồm : xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, , xe hộ vệ tăng T-15, thiết giáp hỗ chợ-cứu hộ T-16 và một số chủng vũ khí khác đang được hình thành phát triển trên nền tảng "Amarta. Về lý thuyết chúng cần được thử lửa, nếu được chứng minh chúng sẽ là những vũ khí mơ ước của bất kỳ quân đội nào trên thế giới, nhưng nếu bị phiến quân bắn cháy, niềm tự hào về kỹ thuật QS Nga sẽ sụp đổ. Và đừng quên rằng, nếu Nga đưa tăng T 14 đến Seria thì rất nhiều nước muốn hỗ chợ cho phiến quân vũ khí chống tăng tốt nhất. Vậy giữa cái được và cái mất liệu Nga sẽ trọn phương án nào?

***
1. Thiết kế.Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 "Armata" do công ty Uralvagonzavod (UVZ) của Nga phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata (Тяжёлая гусеничная унифицированная платформа (ТГУП) «Армата». Loạt xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata đầu tiên được sản xuất vào cuối năm 2014 .
Các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều được thiết kế cách đây trên 35 năm.
Tăng T 14 là loại tăng độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay được thiết kế " tàng hình" với lớp sơn chống bức xạ cùng nhiều biện pháp hạn chế tối đa bức xạ hồng ngoại ra ngoài, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới( tôi sẽ nói kỹ trong bài sau).
Nền tảng "Armata" tương đối đơn giản, không tốn kém nhưng chuyên ngành, được thai nghén và phát triển từ thời Liên Xô. Trong thực tế, "Armata" tồn tại trong nhiều phiên bản, và trong lĩnh vực này có rất nhiều điểm tương đồng với các chương trình dành cho Lục quân của Mỹ mà hiện nay bị hủy bỏ gọi là "Future Combat Systems (Eng. Future Combat Systems).
Tư duy thiết kế và sản xuất vũ khí của LX trước đây do bị ám ảnh từ chiến tranh thế giới lần 2 nên thường thiên về số lượng-mạnh mẽ, còn các yếu tố khác như bảo vệ sinh lực binh sỹ hay tính mỹ quan, tiện lợi đều xếp ở mức độ dưới. Từ tăng T 90 trở đi thiết kế đã đi vào chất thay lượng, đặc biệt T 14 đã có thiết kế hoàn toàn cách mạng, không hề theo lối cũ. Tính mạng của binh sỹ được đặt lên hàng đầu thể hiện qua khoang lái và trưởng xe được đặt phía trên. Tăng T-90M, T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4 - 5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chứa các loại đạn khác nhau nhằm giảm thiểu tối đa hư hại cho xe và binh sỹ trong trường hợp khoang đạn bị tấn công phát nổ .
Hơn nữa, tăng T 14 được trang bị 3 lớp bảo vệ gồm :
-Bảo vệ từ xa bởi rada chế áp điện tử mạnh làm chệch hướng các loại đạn, tên lửa điều khiển.Radar mảng Fa thụ động với công nghệ chiếu xạ liên tục (ПФАР -пассивная фазированная антенная решётка-технологии и работающих по подсветке от постоянного источника).
-Bảo vệ chủ động với hệ thống KAZ "Afghanit" ,phát hiện bám bắt mục tiêu (mm) ,đạn đánh chặn tốc độ siêu vượt âm( 1700m/s trong giai đoạn thử nhiệm, giai đoạn 2 là 3000m/s).
-Bảo vệ thụ động với giáp phản ứng nổ thế hệ 4 Malakhit.
Mặc dù thiết kế mới trên tăng T14 , tăng khả năng sống sót cho kíp chắc thủ nhưng bên cạnh đó nó cũng bộc lộ một vài nhược điểm . Kíp chắc thủ buộc phải dựa hoàn toàn vào các thiết bị cảm biến. Trên thực tế, khi sảy ra trục trặc hay lỗi hệ thống cũng như bị hư hỏng khi tác chiến thì hầu như kíp chắc thủ bị bịt mắt.
Nếu chúng ta so sánh T-14 với bản nâng cấp tăng M1A2 SEP v2 hoặc M1A3(tương lai) nó sẽ tạo ra muôn vàn thắc mắc tranh luận, nhưng ở đây tôi mong tạo ra quả bom tranh luận.

Sơ lược về trọng lượng thì T 14 nhẹ hơn, M1 Abrams nặng 61 tấn trang bị động cơ AGT-1500 công suất 1500HP, tốc độ tối đa là 72km/h. còn T 14 chỉ có 48 tấn,trang bị động cơ diesel A-85-3A 1.500 HP (trang bị trong giai đoạn sản xuất thử ), bước sang giai đoạn 2 sẽ trang bị động cơ 1800HP tốc độ 90km/h rõ ràng tăng T 14 linh hoạt hơn.
Pháo chính , ngoại trừ xe tăng Challenger 2 trang bị pháo 120mm nòng soắn, các loại xe tăng chủ lực của hai phe Đông - Tây đều trang bị pháo nòng trơn. Giêng tăng T 90 và T 14 của Nga trang bị pháo 125mm còn các dòng tăng của Mỹ và Nato đều trang bị pháo 120mm. Ở đây chênh nhau 5mm pháo nòng chính ít nói nên điều gì, việc lựa trọn cỡ nòng 120mm và 125mm chủ yếu phù hợp tiêu chuẩn đạn dược của mỗi bên.
Còn tiếp.