Tiếp theo:
Tại sao hầu hết các nước Nato và Nga đều chọn nòng pháo chính cho tăng chủ lực là "Pháo nòng trơn" ? Hầu hết các nước đều kỳ vọng sử dụng pháo nòng trơn sẽ gia tăng động năng cho đạn qua đó cải thiện độ xuyên giáp, nhưng nhược điểm của pháo nòng trơn lại không ít. Quả đạn bắn ra từ pháo nòng trơn sẽ không "thật căng", quĩ đạo đường đạn sẽ "không thật ổn định" do đó thiếu chính xác hơn so với quả đạn bắn ra từ pháo nòng khương tuyến. Nhưng đổi lại, chế tạo pháo nòng trơn sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với nòng pháo khương tuyến và pháo nòng chơn luôn có tuổi thọ cao hơn ..v.v..
Hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đều tin rằng xe tăng thế hệ tương lai cần được trang bị pháo chính mạnh mẽ qua đó tăng hiệu xuất chiến đấu cho tăng . Có hai cách để gia tăng động năng cho đạn qua đó tăng khả năng xuyên giáp, đó là nối dài nòng pháo hoặc tăng kích cỡ cho pháo. Xem ra giải pháp tăng chiều dài nòng pháo không mấy khả thi vì như vậy sẽ hạn chế sự cơ động của tăng, mất cân bằng cho pháo, còn tăng kích cỡ nòng pháo sẽ vấp phải vô số giải pháp kỹ thuật cần vượt qua. Xu hướng tăng kích cỡ nòng pháo lên trên 120/125mm cả Nga và khối Nato đang giáo diết phát triển. Cỡ nòng 140mm cho pháo chính xe tăng được Ukraina và Khối Nato lựa trọn. Cần lưu ý rằng để tăng kích cỡ nòng pháo từ 120mm lên 140mm thì theo lý thuyết thể tích buồng đạn trong tháp xe phải giảm đi gần một nửa. Đây chính là nhan đề lớn nhất trong khâu thiết kế .
Hiện nay pháo chính trên tăng chủ lực Nga là 2A75 hoặc hiện đại hơn có 2A46M-5 cả hai đều có cỡ nòng 125mm.

Pháo 2A75 (trái), 2A46M-5(phải).
Trong số những nước giáo diết phát triển pháo chính trên tăng cỡ nòng 140mm nổi lên có Ukraina với pháo L55 " «Bagira/Багира» được phát triển để nâng cấp số vũ khí hiện có. Phương án có thể được lựa trọn là trang bị trên xe tăng Т-84М «Oplop/Оплот».
Thụy Sĩ là nước phát triển pháo 140mm cho tăng sớm nhất, tức là vào cuối những năm 1980 của thế kỷ XX. Công ty "Ordnance Enterprise" bắt đầu một chương trình nhằm chứng minh khả năng , sức mạnh của pháo 140mm qua đó nâng cấp tăng "Leopard 2". Theo kế hoặch nếu chương trình thành công thì pháo 140mm là là vũ khí mới nhưng sử dụng hệ thống đạn dược có sẵn MBT. Đề án này mang tính kinh tế cao và qua đề án này mở ra nhiều khả năng cải tiến hệ thống đạn dược thế hệ mới.
Thụy Sỹ tiến hành thử nhiệm pháo 140mm vào mùa hè năm 1988, trên một chiếc xe tăng "Leopard 2", nhưng việc bắn thử quả đạn 140mm đầu tiên lại diễn ra sau đó tức là mùa thu năm 1989.
Trong một trương trình Quốc tế về phát triển pháo 140mm cho tăng thế hệ tương lai "FTM" (Anh, Pháp, Đức, Mỹ tham gia). Hệ thống pháo thế hệ mới được chỉ định mã hiệu là:
"NPz K-140".
Theo hợp đồng với Ủy ban quản lý, cung cấp vũ khí LB Đức (VWV) , công ty "Rheinmetall " sẽ sản xuất 6 mẫu pháo nòng trơn 140-mm và loạt đạn APFSDS-T để thử nhiệm/ Đây là 1 loại đạn xuyên giáp có cánh đuôi vạch đường , phần đầu đạn với khả năng có thể tách dời(бронебойный оперенный трассирующий снаряд с отделяющимися ведущими частями) .

Công ty "Rheinmetall" sản xuất pháo L44/120mm ,pháo L55 /120-mm và hệ thống pháo thế hệ mới 140mm "NPz K-140".
Thử nghiệm cho thấy đạn 140mm có khả năng xuyên thủng vỏ thép dày tới 1000mm hơn hẳn so với đạn 120mm.
Đã từ lâu Mỹ đã nhận thấy yếu điểm trong thiết kế tháp pháo và hệ thống nạp đạn trên tăng "Abrams" , nhưng việc sửa sai không thể tiến hành một sớm một chiều.Đã từ lâu nước Mỹ theo đuổi phát triển hệ thống pháo 140mm cho tăng chủ lực tương lai gọi là hệ thống :"ATAC"
Trong hệ thống pháo 140 mm (ATAS) bao gồm pháo XM-291, bộ nạp tự động XM-91 và một "gia đình" đạn mới. Nó được giả định rằng hệ thống này sẽ là vũ khí chính của các dự án "MBT" tương lai "Block III», đang được phát triển cho quân đội Mỹ.
Đạn cho pháo 140-mm XM-291 sử dụng liều dời (Hoàn toàn khác với đạn 120mm cho pháo M-256, trang bị với các xe tăng "Abrams" M1A2).

Pháo 140mm XM-291 trên xe tăng "Abrams".
Sự độc đáo của hệ thống này là có thể sử dụng được cả pháo nòng 120mm(cỡ nòng tiêu chuẩn) và pháo thế hệ mới 140mm (chỉ cần khoảng 1h để thay thế). Pháo 140mm XM-291 hoạt động kết hợp với bộ nạp tự động XM-91 với cơ cấu tự chọn các loại đạn . Bộ nạp-chọn đạn tự động do "Lockheed Martin" phát triển.
Trong tháp pháo chứa 17 quả đạn 120mm hoặc 140mm, sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức, thêm 22 quả đạn 140 mm hoặc 33 quả đạn 120 mm ở tang trống thứ hai đặt trong tháp pháo. Sử dụng bộ nạp tự động cho phép tốc độ bắn của tăng lên tới 8-12 quả mỗi phút.
"Gia đình" đạn cho hệ thống "ATAC" được biết với 3 chủng đạn : Đạn xuyên lõm "XM-965", đạn động năng "XM-964" và đạn diễn tập "XM966". Cả 3 loại đạn trên đều sử dụng liều dời, liều phóng và hạt lửa được đựng trong túi ,khi bắn liều phóng và hạt lửa bị đốt cháy trong buồng đạn.