Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây
để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV. Đây là mẫu pháo tự hành được lần đầu biết tới tại Triển lãm vũ khí, kỹ thuật tháng 12- 2006 mà theo dự kiến sẽ được tiếp nhận trang bị cho quân đội Nga 2015.
Pháo tự hành tương lai 2S36 Koalitsiya-SV được cải tiến từ 2S35 Koalitsiya-SV hiện đang còn trong giai đoạn thử nhiệm. Muốn hiểu về 2S36 Koalitsiya-SV không có cách nào khác ta phải tìm hiểu về tiền thân của nó.

Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.
"Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2S36 Koalitsiya-SV với pháo 2S35 Koalitsiya-SV mà quân đội Nga công bố. Tuy nhiên, 2 loại pháo này lại khác nhau ở nhiều chi tiết.
Cả hai đều sử dụng 2 nòng pháo thiết kế theo trục dọc, tuy nhiên 2S36 sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, tức lớn hơn cỡ nòng 152 mm của pháo 2S35. Ngoài ra, pháo của 2S36 được bọc một phần giáp cách nhiệt để chống chọi với những mảnh đạn có thể làm hỏng nòng pháo, trong khi 2S35 thì không có.
Thiết kế tháp pháo giữa Koalitsiya-SV 2S36 và 2S35 cũng khác nhau đáng kể, 2S36 có tháp pháo thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn và chứa được nhiều đạn hơn. 2S35 Koalitsiya-SV được vận hành bởi kíp xe 2 người nhưng ở 2S36 Koalitsiya-SV được cho là nhiều hơn, tới 3 người. Hệ thống đều hoạt động hoàn toàn tự động nhưng 2S36 Koalitsiya-SV được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại hơn".
"Do sự bất cẩn của các phóng viên truyền hình địa phương tháp tùng Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới thăm một số cơ sở quốc phòng ở Perm, hình ảnh của ít nhất hai loại vũ khí đang được bí mật phát triển cho quân đội Nga đã bị tiết lộ.
Một số bản tin trên truyền hình Perm đã làm "lộ" mô hình được cho là của xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata và siêu pháo tự hành hai nòng SAU 2S36 Koalitsiya-SV.

Pháo tự hành 2S36 Koalitsiya-SV chạy thử nghiệm trong chuyến thăm của ông Rogozin
Ngay sau khi các bản tin này được phát sóng, giới chuyên gia quân sự nhanh chóng phát hiện ra rằng đây rất có thể là những vũ khí mới mà bấy lâu nay việc phát triển chỉ được tiết lộ qua một số thông tin báo chí ít ỏi. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc làm lộ hình ảnh về những vũ khí bí mật này đã tạo cơ hội để giới phân tích quân sự nước ngoài khai thác, trong đó điển hình là Trung Quốc.
Một bản tin đánh giá đăng trên mạng thông tin quân sự của Trung Quốc hôm 10/8 đã tổng hợp đầy đủ hình ảnh giá trị về 2 vũ khí bí mật của Nga được chụp ra từ bản tin trên truyền hình, sau khi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng.
Phần tiếp theo : Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.
Huyphong hay máy mồm, dưng anh Longtrec mang về 1 bài dịch rất có nhiều sạn về tổ hợp pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Dịch giả dịch lại 1 bài viết tiếng Nga từ Voennưi Paritet, trong khi bài viết trên Voennưi Paritet lại lấy nguồn vô danh từ trang mạng Tq slide.mil.news.sina.cn. Nguồn Tq kiến thức vũ khí không chuẩn, lại thêm kiến thức và kĩ năng dịch tiếng Nga về vũ khí của dịch giả kém nên bài viết mắc nhiều sạn.
Có mấy vấn đề Huyphong nêu trước:
- Nga không có pháo tự hành mang mã 2S36 Koalitsiya-SV, mà chỉ có 2S35 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2006 và bản nâng cấp 2S35-1 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2011.
- Nga dùng cỡ nòng 152mm chuẩn nội địa cho cả 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV, còn cỡ nòng 155mm chỉ mới dự kiến dùng xuất khẩu cho các nước dùng pháo chuẩn NATO.
- 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV là tổ hợp pháo tự hành trang bị chung cho cả Lục quân và Hải quân, vì thế nó có đuôi SV (S: lục quân; V: hải quân)
- Pháo của 2S35-1 Koalitsiya-SV có gắn lớp ốp cách nhiệt, nhưng không phải nhằm chống chọi với mảnh đạn để tránh hỏng nòng pháo

, mà để ngăn tác nhân khí tượng gây biến động nhiệt làm mòn lệch nòng pháo và để tăng độ chính xác xạ kích theo tính toán đường đạn.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV có máy tính đạn đạo và điều khiển mới giúp tổ hợp tính toán bắn nhiều đạn liên tiếp nhưng có cùng thời điểm chạm khu vực mục tiêu để tăng xác suất diệt.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV dùng khung máy xe chung với tăng Armada, trong khi 2S35 Koalitsiya dùng khung máy xe chung với tăng T-72/T-80, nhằm đảm bảo đồng bộ hậu cần và tốc độ đột kích của đội hình tăng - pháo tự hành