Tiếp theo.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado" đã trở thành vũ khí uy lực bậc nhất của Lục quân Nga. "Tornado" là cơ sở tương lai về sự kết hợp giữa Tên lửa-Pháo binh trong thế kỷ 21.
Đặc biệt đối với hệ thống pháo phản lực "Tornado-S" được đánh giá có hiệu quả tác chiến gấp 3 lần người tiền nhiệm của nó trước đó là BM-30"Smerch". Tuy chưa được chính thức biên chế , trang bị cho Lục quân Nga nhưng "Tornado-S" đã gây nên sự quan tâm pha lẫn tò mò của giới Quân sự trên thế giới. Vậy thực chất uy lực của "Tornado-S" đến đâu? Đó là câu hỏi mà giới quân sự phương Tây rất muốn giải đáp.
Thông tin về hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S" rất ít, người ta chỉ biết rằng nó là biến thể của BM-30"Smerch". Vậy trong khuôn khổ có thể, chúng ta có những thông tin gì về "Tornado-S"? Nếu nói "Tornado-S" là biến thể của BM-30"Smerch" vậy ưu điển nổi chội của nó là gì? Lúc ban đầu BM-30"Smerch" chỉ có tầm bắn tối đa 70km(trang bị lần đầu 1987) và các chủng đạn không phong phú như hiện nay. Sau năm 1990 tầm bắn của BM-30"Smerch" tăng lên 90km. Chủng đạn trang bị cho BM-30"Smerch" sau 1990 cũng rất phong phú và chắc chắn những loại đạn như :
Đạn chùm 9M55K, hay đạn chống tăng 9М55К1(5 đạn con chống tăng trong 1 đạn mẹ/dù hãm với đầu dò hồng ngoại, tự khoanh vùng mục tiêu), hay đạn phóng - UAV "Tipchak" 9M534 với nhiệm vụ trinh sát mục tiêu trong 20 phút, cự li 70km là những lựa trọn phát triển-cải tiến đạn cho "Tornado-S".Khác với hướng phát triển của Đức(LARS-2), Ấn Độ(Pinaka), Trung Quốc(WS-2/3), Israel(Accular) trang bị cho đạn phản lực phóng loạt đầu dẫn đường quán tính kết hợp hồng ngoại. Nga trang bị cho đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt đầu dẫn đường vệ tinh(không khác mấy với tên lửa hành trình).
Nếu như "Pinaka" của Ấn Độ có cấu hình phóng 12x214mm, "LARS-2" của Đức có cấu hình phóng 36x150mm, thì Tung Quốc có cấu hình phóng lớn 6 x 425mm(WS-2D), tầm bắn xa 400km. Cấu hình phóng của hệ thống pháo phản lực " Tornado" có 3 cấu hình : 15x2x122mm(Tornado-G), 6x2x300mm(Tornado-S) và (Tornado-U) nhiều khả năng có cấu hình phóng như BM-27"Uragan" : 16 x 220mm.

Tornado-S với cấu hình ống phóng 6x2x300mm.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục về kích cỡ nòng lớn nhất, bắn xa nhất. Nhưng hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado-S" của Nga với tầm bắn xa được đồn đoán 270km(gấp 3 lần BM-30 "Smerch"), với dẫn đường vệ tinh thực sự trên thế giới không có loại tương tự để so sánh.
Trong các loại pháo phản lực phóng loạt của những nước trong Top-5 có Israel với độ lệch đạn thấp nhất, nhưng so với hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" thì còn đứng sau 1 bậc (Accular của Israel tầm bắn 40km có độ lệch đạn tới 10m, còn "Tornado" được coi như như "Tuyệt đối").
Với 1 loạt phóng đạn đạn BM-30"Smerch" bao trùm diện tích 672.000m2, thì với loạt phóng của "Tornado-G" đã lên tới 840.000m2, còn số liệu của"Tornado-S" chưa được công bố thì sẽ thế nào???
Còn tiếp, rất nhiều điều thú vị về "Tornado".