Huyphong xin tiếp tục chữa bài cho các anh

Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s.
Bác longtrec có lẽ không phiền nếu tôi đóng góp chút ít? Có lẽ nên giải thích rằng đạn thanh xuyên dưới cỡ nghĩa là thanh xuyên có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, chứ không phải là có "trọng lượng nhỏ hơn", vì thực tế thanh xuyên làm bằng hợp kim Tungsten hoặc Uranium nghèo cực kỳ nặng. Vì lý do thanh xuyên có đường kính nhỏ, nên để bắn qua nòng, thì nó phải được bọc trong một cái "guốc", tiếng Anh gọi là Sabot, có đường kính gần bằng cỡ nòng. Guốc thường làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, thường ghép từ 3 hoặc 4 mảnh được gài với nhau ôm quanh thanh xuyên, phía đầu thường tạo thành một phễu đón gió. Khi ra khỏi nòng, lực đẩy của gió tác động vào phễu gió, bẻ khóa gài (thường chỉ làm bằng nhựa polymer) và bóc ngược guốc ra khỏi thanh xuyên.
Đạn thanh xuyên dưới cỡ đúng là có khối lượng nhỏ hơn đạn xuyên giáp như anh Long nói, dưng bảo nó ra khỏi nòng vỏ đạn sẽ tự phá để tạo đà cho lõi đạn là không chính xác.
Thanh xuyên giáp đúng là có khối lượng riêng lớn hơn so với đầu đạn xuyên giáp thường, dưng bảo vì đường kính nhỏ nên thanh xuyên phải gắn guốc để bắn được qua nòng như tồng chí ngọc cắp nói là không đúng bản chất của guốc đạn thanh xuyên.
Thanh xuyên tuy có khối lượng riêng lớn hơn, nhưng tỉ khối trên liều phóng lại nhỏ hơn so với đạn xuyên giáp đúng cỡ. Vì thế khi bắn, sơ tốc đạn thanh xuyên gắn guốc đai dẫn hướng tại mặt cắt đầu nòng lớn hơn so với các loại đạn tăng khác. Bộ guốc trong đai dẫn hướng có tác dụng truyền động năng của khí thuốc liều phóng đã cháy sang thanh xuyên. Khi ra khỏi nòng pháo, bộ guốc sẽ làm tăng lực cản khí động khiến động năng của thanh xuyên bị tổn hại nên cần bị loại bỏ nhờ lực cản khí động hoặc lực li tâm do thanh xuyên xoay quanh trục.
Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.
Tôi nghĩ điều này cần giải thích rõ hơn một tí, chắc bác longtrec cũng không phiền?
Chúng ta biết là các loại súng thường có nòng có rãnh xoắn nhằm mục đích đẩy đạn ra khỏi nòng với một mô men xoay quay trục. Trong không khí, viên đạn xoay sẽ khiến cho đạn đạo thẳng hơn do ít bị tác động bởi biến đổi không khí trên đường bay (như gió, các vùng khí thấp...) Tuy nhiên, với đạn động năng thì khi thanh xuyên xoay như đạn thường thì sơ tốc đầu nòng sẽ giảm, do một phần năng lượng của thuốc súng đã biến thành động năng quay, làm giảm hiệu quả xuyên thép. Đó chính là lý do mà pháo tăng là pháo nòng trơn (smooth bore gun) thay vì nòng xoắn rãnh (rifle gun), và thanh xuyên cần có đuôi.
Cánh đuôi như anh Long nêu không có tác dụng ổn định đường đạn trực tiếp, mà công dụng của nó là duy trì mô men quay ban đầu của thanh xuyên khoảng gần 1000 vòng/phút, qua đó giúp thanh xuyên ổn định trục đạn theo đường đạn dự kiến. Đây là cơ chế ổn định đường đạn dùng cho các loại đạn thanh xuyên dưới cỡ của pháo tăng T-62.
Phần pháo tăng nòng trơn thay cho nòng xoắn vì lí do bắn đạn thanh xuyên dưới cỡ không hoàn toàn như thế thưa tồng chí ngọc cắp

Pháo tăng nòng trơn đắc dụng phần lớn do nó thích hợp với việc phóng đạn tên lửa chống tăng qua nòng.
Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Phần này có lẽ anh Long dịch sai ý tác giả

Các loại đạn xuyên giáp bằng thanh xuyên dưới cỡ trang bị cho pháo 115 li U-5TS của tăng T-62 có khả năng xuyên giáp nghiêng 60 độ tốt hơn 30% so với các loại đạn thanh xuyên dưới cỡ tốt nhất dùng cho pháo tăng nòng xoắn (chắc so với đạn L15 dùng cho pháo 120 li của xe tăng Chieftain

) , đồng thời có tầm xạ kích xa hơn 1,6 lần so với tầm xạ kích của các loại đạn tăng thường.