Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:04:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 694718 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #140 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 03:57:37 am »


Các bác cho em hỏi khẩu súng chông tăng này dùng đạn cỡ bao nhiêu vậy? Em xem phim chiến tranh thấy Hồng quân LX dùng loại này bắn 1 phát là xe tăng Đức khói um, lính tăng nháo nhác chạy ra ngoài. Không biết là dùng loại đạn gì , đạn xuyên phá hay đạn nổ như phòng không.


Đây là súng chống tăng PTRD(Противотанковое ружье Дегтярёвa ПТPД) do В.А. ДегтярёвС.Г. Симонов phát triển trong thời gian 22 ngày(Dựa trên kinh nhiệm từ khẩu súng chống tăng Рукавишников ra đời đầu những năm 30). Trong 22 ngày, 2 nhà phát minh vừa nghiêm cứu, chế thử và thử nhiệm trong điều kiện cuộc chiến tranh vệ quốc vừa nổ ra. Ngày 29/8 năm 1941 súng chống tăng PTRD được tiếp nhận  trang bị , trong năm 1942 đã có 184 800 khẩu xuất xưởng, toàn bộ có khoảng 400.000 khẩu súng loại này được sx.







Súng chống tăng PTRD có trọng lượng 17,3kg(không kể hộp tiếp đạn), với chiều dài tới 2m sử dụng đạn xuyên thép-gây cháy  14,5mm x 114mm  gồm 2 chủng :

Đạn với lõi thép B-32 và đạn lõi thép BC-41, đạn BC-41 khả năng xuyên thép cao hơn. Đạn của súng chống tăng PTRD có sơ tốc 1012m/s.



« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2011, 04:24:53 am gửi bởi longtrec » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #141 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 04:10:00 am »


Các bác cho em hỏi khẩu súng chông tăng này dùng đạn cỡ bao nhiêu vậy? Em xem phim chiến tranh thấy Hồng quân LX dùng loại này bắn 1 phát là xe tăng Đức khói um, lính tăng nháo nhác chạy ra ngoài. Không biết là dùng loại đạn gì , đạn xuyên phá hay đạn nổ như phòng không.
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,11947.msg186266.html#msg186266

Súng chống tăng PTRD 14,5mm mẫu năm 1941

Đây là loại vũ khí được Degtiarev thiết kế vào năm 1932, khi đó, kiểu đạn 14,5mm cũng được thiết kế dành cho súng, trong thời điểm đó, đây là một trong những mẫu đạn mạnh nhất của súng chống tăng. Cơ chế hoạt động của súng dựa trên nguyên tắc của sự gia tăng chiều dài nòng súng, nhưng nạp đạn bằng tay: khi nòng súng giật về phía sau cùng với khung của bệ khóa nòng bằng tay cùng di chuyển về một phía với sự hỗ trợ của mấu tỳ sẽ mở khóa cuối nòng súng, tăng tốc độ nạp đạn. Vỏ đạn tự động được đẩy ra, xạ thủ chỉ việc đặt vào đó viên đạn mới và đóng khóa nòng bằng tay, sau đí nòng súng sẽ được đẩy về vị trí ban đầu. Vỏ đạn lõi thép có hình thuôn và mang trong nó nhiều hỗn hợp cháy, có khả năng gia tăng sự phá hủy vào điểm bị bắn trên mục tiêu. Vào năm 1941, loại đạn 14,5mm mạnh hơn được thiết kế với lõi đạn cứng bằng cácbua – vonfram, tăng độ xuyên giáp trên cự ly gần.

Các thông số kỹ thuật chính:

Nơi sản xuất: Liên Xô

Cỡ nòng: 14,5mm (0,57 inch)

Chiều dài: 2,01m

Khối lượng: 17,24kg

Nòng súng: Chiều dài: 1,227m; 8 dòng rãnh xoắn; ren xoắn về bên phải

Nạp đạn: 1 viên

Cơ chế hoạt động: Nạp đạn bằng tay

Sơ tốc đầu nòng: 1012m/s

Độ xuyên giáp: 25/500/90 độ
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #142 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:48:58 am »

Trong biên chế sư đoàn BB của Nga thường có 4 trung đoàn BB và 1 trung đoàn pháo binh cùng các tiểu đoàn đại đội trực thuộc. Trong phần nói về vũ khí của trung đoàn PB tôi chỉ tập trung nói về các chủng đạn, phần vũ khí xin các bạn tìm hiểu trong các topic có trong Box kiến thức QP.



1-Đạn  thực hành 3P11 chủng xuyên lõm 125mm(125-мм практический кумулятивный снаряд 3П11).


Đạn 3P11 là đạn chống tăng, chủng xuyên lõm được sử dụng để đào tạo bắn thực tế qua pháo trên xe tăng 2А26, 2А46(Tăng T-64A) hoặc từ các phiên bản pháo cải cải tiến 2A45 trên "Bạch tuộc-B/Спрут-Б" hoặc 2A75 (nắp đặt trên  SPTO 2S25 "Bạch tuộc-SD/СПТО 2С25 «Спрут-СД).
.

Thành phần chính trong quả đạn :


-Quả đạn  được nắp ngòi nổ 15PG (3BL2)/В-15ПГ (3БЛ2) .

-Đạn 3P11 được nắp liều phóng dời(các tút và đầu đạn không gắn với nhau) sử dụng thuốc súng :4ZH40 / 4ZH52(4Ж40 / 4Ж52), .

-Trọng lượng đạn : 19kg.

-Thành phần thuốc súng trong quả đạn bao gồm 1,624kg vật liệu trơ, đầu đạn thường được sơn đen.

Quả đạn 3P11 thường không nắp ngòi nổ, được làm bằng hợp kim nhôm giòn, dễ vỡ nhất là khi bắn chúng mục tiêu. Quả đạn 3P11  ổn định trong quĩ đạo nhờ  cánh đuôi .





« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2011, 01:52:56 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #143 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 07:12:31 pm »

ĐẠN CHIẾU SÁNG/осветительный снаряд.




Đạn chiếu sáng là loại đạn chứa hợp chất gây cháy có tác dụng chiếu sáng diện rộng trong 1 thời gian dài trên trận địa trong đêm tối giúp trong việc phòng bị cũng như tấn công. Đạn chiếu sáng có thể được bắn đi từ súng ngắn mà chúng ta quen gọi là súng bắn pháo sáng hoặc cũng có thể được bắn bằng pháo .

Trong số các loại đạn chiếu sáng lâu đời nhất của Nga có đạn 122mm Погребняков được bắn bằng pháo lựu nòng chơn có đường kính nòng 122mm.







Trong quả đạn 122mm Погребняков chứa dù kép được làm bằng lụa tốt, nối với dây dù, móc sắt cheo vật liệu cháy. Vật liệu cháy được ép với các lá sắt hình ngôi sao nhỏ được chống bằng gỗ sồi(Tác dụng bảo vệ dù, trên hình 1 số tám), trong quả đạn cháy còn có các tấm đệm cao su và sắt.





Thành phần hóa chất chính trong quả đạn:



-Bari nitrat ......... 72%

-Bột nhôm ..... 18%

-Bột nhôm trong suốt  ......5%

Dầu hạt lanh(tự nhiên) ....... 5%.


Thành phần chất đánh lửa theo công thức : Hợp chất cơ bản 25% còn lại 75% là bột giấy.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2011, 07:20:16 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #144 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 01:20:57 am »

ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.





Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thế kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfram hoặc Uran nghèo v.v....






Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ  là loại đạn không có ngòi nổ và vật liệu nổ ở đầu đạn. Thanh xuyên của quả đạn chọc thủng vỏ thép của mục tiêu do động năng. Ở góc độ nào đó có thể xem đạn xuyên thép dưới cỡ như 1 quả đạn xuyên thép cỡ lớn với tốc độ siêu âm.


Đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ bao gồm vỏ đạn (Các tút), thanh xuyên dưới cỡ được các tút bao quanh như lõi tâm đạn. Thanh xuyên thường có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ viên đạn (Thường bằng1/3 kích cỡ viến đạn), chính vì lẽ đó mà nó được định danh là đạn thanh xuyên dưới cỡ.

Thanh xuyên dưới cỡ thường được chế tạo bởi hợp kim có độ bền cao như Vonfram hay Uran nghèo đảm bảo cho quả đạn xuyên thủng  những lớp hợp kim thép là vỏ bọc mục tiêu  như xe tăng, thiết giáp  sau đó gây cháy nổ trong khoang xe v.v...

Lớp bọc ngoài quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có tác dụng định vị lõi đạn (thanh xuyên) và làm việc như pistong khi quả đạn lao trong nòng súng trong quá trình quả đạn bị kích hoạt.

Khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra khỏi nòng súng vỏ bọc quả đạn sẽ tự phá bởi tác dụng của dòng khí ngược chiều với viên đạn. Trong trường hợp quả đạn được bắn đi từ nòng súng với rãnh xoắn(khương tuyến) thì vỏ quả đạn bị phá bởi lực li tâm . Đây chính là lực hình thành từ tâm quả đạn hướng vuông góc ra ngoài  trong quá trình viên đạn bị vuốt bởi các rãnh xoắn trong nòng súng.






Hiện tượng này của viên đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ gọi là hiện tượng phá mảnh vượt tốc, vì chính hiện tượng này tạo đà cho thanh xuyên đạt tốc độ trên siêu âm.



Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2011, 02:03:36 am gửi bởi longtrec » Logged
nguyenduong501
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #145 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 12:06:14 pm »

ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.


Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thập kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfran hoặc Uran nghèo v.v....

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ  là loại đạn không có ngòi nổ và vật liệu nổ ở đầu đạn. Thanh xuyên của quả đạn chọc thủng vỏ thép của mục tiêu do động năng. Ở góc độ nào đó có thể xem đạn xuyên thép dưới cỡ như 1 quả đạn xuyên thép cỡ lớn với tốc độ siêu âm.


Đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ bao gồm vỏ đạn (Các tút), thanh xuyên dưới cỡ được các tút bao quanh như lõi tâm đạn. Thanh xuyên thường có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ viên đạn (1/3 kích cỡ viến đạn), chính vì lẽ đó mà nó được định danh là đạn thanh xuyên dưới cỡ.

Thanh xuyên dưới cỡ thường được chế tạo bởi hợp kim có độ bền cao như Uran nghèo đảm bảo cho quả đạn xuyên thủng những lớp hợp kim thép là vỏ bọc mục tiêu  như xe tăng, thiết giáp v.v...

Lớp bọc ngoài quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có tác dụng định vị lõi đạn (thanh xuyên) và làm việc như pistong khi quả đạn lao trong nòng súng trong quá trình quả đạn được bắn đi.

Khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra khỏi nòng súng vỏ bọc quả đạn sẽ tự phá bởi tác dụng của dòng khí ngược chiều với viên đạn. Trong trường hợp quả đạn được bắn đi từ nòng súng với rãnh xoắn(khương tuyến) thì vở quả đạn bị phá bởi lực li tâm . Đây chính là lực hình thành từ tâm quả đạn hướng vuông góc ra ngoài  trong quá trình viên đạn bị vuốt bởi các rãnh xoắn trong nòng súng.

Hiện tượng này của viên đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ gọi là hiện tượng phá mảnh vượt tốc, vì chính hiện tượng này tạo đà cho thanh xuyên đạt tốc độ trên siêu âm.
Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2011, 02:02:05 am gửi bởi longtrec » Logged

Nga không phải và vô đối
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #146 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 12:37:17 pm »

Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
@nguyenduong501! Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có nhiều kích cỡ để tôi trình bày hết rồi bạn sẽ thấy, còn có được trang bị cho lực lượng TTG nhà ta không thì tôi không rõ. Grin
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2011, 12:47:35 pm gửi bởi daibangden » Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #147 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 12:46:46 pm »

Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?
Pháo D-10T, phát bắn ZUBM11 với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM25.

Pháo U-5TS, phát bắn ZUBM9 với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM21.
Logged
kalatnhicop
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #148 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 04:31:14 pm »



Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp Grin
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ Grin (mong bác đừng mắng em)
Theo mình hiểu thì vì Dragunov không phải súng " siêu chuẩn" dành cho cs/đn, đây là súng cấp đại đội của Nga mà, sx đại trà nên độ chính xác không cao bằng các khẩu mà ta mua cho đn.
Nói dễ hiểu hơn, khi chiến tranh, thì bắn vào đầu hay cổ, ngực.. đạn lệch 1 vài cm nhưng vẫn gây tử vong là chấp nhận được ở súng này.
Còn súng của cs/đn thì yêu cầu cao hơn, chỉ đâu trúng đó tầm gần ( thường là dưới 100m). Có 1 vd ở Pháp là đn có thể bắn gãy ngón tay cầm súng ở tầm 80m.
Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #149 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 05:24:30 pm »

ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.





Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thập kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfran hoặc Uran nghèo v.v....

Giữa thế kỷ 20 chứ bác Long nhỉ  Grin Grin
P.S: mod xóa bài này dùm em sau khi bác Long sửa nhé
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM