Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:44:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thoáng trên biên giới Tây Nam  (Đọc 206546 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #100 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 10:45:46 pm »


Đã bác nào bị tắc đái chưa?

Tắc đái là thường những người mới mổ xong ( vết thương thường ở đùi , bụng bị phù nề ) bị phù nề chèn đường tiểu nên phải thông tiểu .Phải nói là ghê sợ và tức khó chịu ghê gớm  Cry- cả cái ống cao su bằng ngón tay út sẽ được nhét qua đường tiểu vào tận bàng quang và nước cứ tự động chảy ra .Nhưng nếu không có cái ống đó khi truyền nước vaò sẽ không thoát ra và rất dễ vỡ bàng quang . Em có đợt nằm điều trị ở 108 được chứng kiến mấy quả kêu rên thảm thiết vì nhét ống thông tiểu ... Cứ gọi là chối hơn phải mổ  Grin
Đúng rồi đấy. tôi chăng còn gì để nói hết. Nước thoát ra đến đâu nhẹ người đến đấy. Một lượng nước kinh khủng được giải thoát
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2008, 10:50:30 pm gửi bởi nvanlebinh » Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #101 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 10:58:02 pm »

Đang tuổi trẻ, sức khỏe tôi phục hồi rất nhanh. Từ lúc chỉ nằm liệt gường tôi đã nhanh chóng đi lại. Riêng cái quần rộng thùng thình của bệnh viện là không biết mặc thế nào. Tôi và hai người bạn mới quen thường đi lung tung trong bệnh viện. Cả bệnh viện chẳng có bệnh nhân naò hay đi lại bằng ba chúng tôi. Từ tầng 2 đến tầng 1 từ cổng trước đến cổng sau. Hai người bạn F9 và F341 đều bị thương vào bụng nên cứ đi khòm khòm. Tôi cánh tay bị cheo trước ngực nên nghiêng nghiêng. Tới ngày có tin tôi ra Bắc, khoảng cuối tháng 11. Tôi nhận được cái ba lô của mình. Cái ba lô đề tên tôi, nhưng tôi thường để đạn và lựu đạn. Lúc trước bị thương quần áo giặt chưa khô. Thư từ nhật ký thì để trong túi sách ở ngoài. Đạn dược thì chẳng ai để lại cho gửi về trong ba lô cả. Thành ra là cái ba lô rỗng, riêng các liều phóng phụ đạn cối 81, 61 vẫn còn trong túi cóc.
Ngày đó, điện thoại cố định chỉ có trong các cơ quan, Thư từ gửi từ nam ra bắc phải mất khoảng tuần. Nên cũng như mọi người ra Bắc, tôi đều có một tập thư. Đi trên C130. Chiếc C130 cũng được trang bị để tải thương. Các cáng thương được treo từ trên nóc máy bay đến sàn máy bay, từ đầu mấy bay đến cuối máy bay. Khoảng chống còn lại giưã máy bay là gia đình các quân nhân cùng đi (vì tôi thấy toàn các bà các cô với nhiều hành lý). Chiếc máy bay không có ổn định áp suất nên ù hết tai. Sau này đi các máy bay dân sự cảm giác đó không đáng kể nữa. Chiếc máy bay nẩy tưng tưng trên đường băng Gia lâm. Về sau tôi không gặp lại ai hạ cánh như thế nữa. Các cáng thương đưa ra khỏi máy bay được xếp dưới cánh và thân máy bay. Trên ngực tôi được đính thêm mẩu giấy B12-103. Tôi ngồi được nên được bố trí ngồi trong ca bin xe tải thương. Về 103 Hà đông nhưng về bằng đường nào đây: theo quốc lộ 1 qua Văn điển hay qua thị xã Hà đông. May quá lái xe đưa xe Hàng bột. Tới cổng Lăng Hoàng Cao Khaỉ tôi xin lái xe dừng lại. Tụt xuống xe, tôi đi chân đất, từ lúc bị thương tôi có giày dép đâu. May quá không phải tìm lâu, bà Giang có lều bán quán nước, nhà ở cạnh nhà tôi vẫn bán hàng. Tôi bước vào, bà giật mình nhìn tôi: "Ôi thằng L. mày bị sao thế này" "Cháu bị thương, bà đưa cái giấy này cho bố mẹ cháu". Tôi giật cái mẩu giấy ở ngực áo đưa cho bà. Tôi chạy ra xe, ngoảnh lại bà cũng chạy theo tôi. Bà giúp tôi lên ca bin xe. Xe chạy, anh lái xe nói: " chú này sướng nhé đã gặp được mẹ rồi". Tôi cứ phân trần mãi. Năm giờ chiều tôi đã gặp bố tôi.
B12 viện 103 là một khoa dã chiến, được hình thành trước đó có vài tháng. giường phải được bố trí thêm ở lối giữa các phòng. Là người mới đến thì phải nằm ở những giường đó.
Các liều phóng phụ cối tôi chia cho các hộ lý và bác sỹ, bác sỹ Dần, Ninh lôi ra sân thích thú đốt.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #102 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 04:08:01 pm »

tiếp đi bác ơi ! chuyện đang hay mà bác cứ kể kiểu ...cà phê phin  Grin .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #103 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2008, 04:22:48 pm »

Thương binh bị thương phần bụng không nên chuyển bằng máy bay như tay phi công càu nhàu trong chuyện bác kể có phải vì sợ lên cao, giảm khí áp sẽ làm vết thương trong phủ tạng bị phình không các bác? Bác tuanss thấy thế nào?
Logged
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #104 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2008, 11:13:23 pm »

Thương binh bị thương phần bụng không nên chuyển bằng máy bay như tay phi công càu nhàu trong chuyện bác kể có phải vì sợ lên cao, giảm khí áp sẽ làm vết thương trong phủ tạng bị phình không các bác? Bác tuanss thấy thế nào?
Trước kia thì có lớp da và cơ che đều về các phía, nay bị rách lớp ngoài rồi. Các phủ tạng có xu hướng nhích ra cho cân bằng áp suất, mặc dù nó chỉ là sự xê dịch nhỏ nhưng thuốc tê không còn nữa. Khi cô y tá tiêm cho một mũi thuốc thì anh đó bớt kêu đi cho đến lúc máy bay hạ cánh.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #105 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2008, 11:16:00 pm »

Lần trước khi tôi kể về mình trong "Tổ Tam Tam" với bác lethaitho khi trí nhớ chưa kịp trở lại với quá khứ. Bạn ở F9 có gửi tôi lá thư và nhờ đưa đến tận nhà. Bố tôi đã không để tôi đi, ông đã mang đến tận nơi. Vì có lá thư nên được tin cậy ngay. Sau đó gia đình bạn đó đã đến nhà tôi thăm hỏi sức khỏe tôi và cám ơn. Nhưng khi đó tôi đang nằm viện nên không gặp.
Với những người bạn mới nhập ngũ, trước khi nhập ngũ chúng tôi có biết nhau đâu. Nhưng với các bậc phụ huynh lại quá quen thuộc. Vì cứ người này đi thăm con (khi còn ở trung đoàn huấn luyện) lại báo cho người kia để gửi nhau quà, hoặc rủ nhau cùng đi. Thời đó giao thông khó hơn bây giờ nhiều. Một tối bố tôi đến nhà bạn Đại báo tin tôi bị thương đã ra Bắc. Cả nhà nó giật mình khi bố tôi vào, lúng túng mãi vì biết nói gì với bố tôi đây. Mới buổi chiều cả nhà nó nhận được thư Đại gửi về kể tôi và ba thằng bạn cùng nhập ngũ nữa đã hy sinh. Ba thằng kia thì hy sinh tại chỗ rồi (có thằng không cùng một trận với tôi). Còn tôi sờ chỗ nào cũng dính máu. Dân công hỏa tuyến bao nhiêu lần khiêng cáng chẳng nhớ được ai vào ai mà trả lời. Tôi cho đến giờ cũng chẳng đến nhà nó nữa. Nó có bao giờ về được nữa đâu.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #106 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2008, 11:28:20 pm »

 Nghe xót quá!
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #107 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 12:02:22 am »

Các bạn lớp tôi đến thăm tôi. Tất cả các bạn đều bất ngờ khi biết tôi bị thương. Các bạn đó đều nghĩ tôi đi bộ đội thì làm kinh tế, hoặc là làm gì đó chứ không thể ra mặt trận được. Không ai biết có một cuộc chiến tranh đang xảy ra ở biên giới Tây nam. Trên đài và TV đều rất ít đưa. Tôi nhớ năm 1972, khi đó vô tuyến truyền hình mới chỉ phát 3 khoảng giờ mỗi tuần, nhưng tình hình chiến sự đều được cập nhật và trình bày trên bản đồ diễn biến của từng tuần. Còn trên đài và báo hàng ngày, các tin chiến sự đều chiếm một lượng lớn. Ngay từ khi bước vào cổng viện, hầu như tất cả đã choáng váng khi nhìn các thương binh. Tất nhiên là bệnh viện thì phải có thương binh rồi, nhưng hầu hết thương binh còn quá trẻ. Các bạn đến tràn ngập cả khoa, đi các buồng thăm các thương binh.  Nhiều bạn đã lau nước mắt khi nhìn thấy các thương binh. Khi đó chiến tranh phía Bắc chưa xẩy ra, các thương binh ở bệnh viện 103 phần lớn đều đã khá ổn định. Cuộc thăm tôi đã trở thành cuộc giao lưu giữa thương binh và các bạn. Mấy anh mất hai chân lúc đó lại là những người sôi nổi nhất làm các bạn gái lớp tôi cứ nhắc mãi. Các bạn gái đi các phòng và hát, các bạn đó hát rất vô tư và nhiệt tình. Nhất là bạn Hoa (Hoàng Kim Hoa) đã tham gia và được giải trong một số các cuộc thi văn nghệ.
Mỗi lần thay băng, các y tá đều khen tôi phục hồi nhanh. Vết thương lúc đầu sâu hoắm sau lưng đang đầy lên sau mỗi lần thay băng. Vết mổ lấy phổi dập và máu đọng chạy dài bằng nửa chu vi ngực, từ quá ức vòng ra sau lưng. Phần qua phía ngoài trên tim phập phồng theo nhịp tim. Các nước dịch từ vết thương rỉ ra, sau một ngày không thay băng là bốc mùi, sang đến ngày thứ hai mà chứa thay là có mùi thum thủm. Khi đó giải trí trong viện chỉ có TV ở các phòng học, hội trường. Xem TV buổi tối bao giờ cũng đậm đậm mùi đó. Không người này thì người khác phát ra. Khi thay băng mùi đó mất đi thay thế bằng mùi cồn và các loại thuóc khác tạo cảm giác man mát. Các băng dính rất khó dính vào lớp da. Cứ ấn vào da nó lại bong ra. Một mảng cáu ghét từ da dính vào mặt băng, làm mất khả năng dính của băng. Quanh vết thương là các vết băng dính bóc da, hiện ra lớp da sáng hơn trên nền da xin xỉn của hàng tháng không được tiếp xúc với nước. Chúng tôi đùa nhau không phải tắm cứ thay băng đều đều là ghét tự hết. Hà nội đang là mùa đông. Một ngày nắng ấm, tôi ra bể nước để rửa tay. Chỉ định rửa tay thôi, nhưng đụng vào chỗ nào ghét bong ra chỗ đó. Không đành đứng lên, sợ các vùng da ghen tỵ nhau, tôi té nước mân mó kỳ hết cẳng tay bên bị thương. Mắt quen với bẩn, nên khi được kỳ sạch tôi cứ ngắm tay mãi (như ngắm cái ca đựng ve).
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #108 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 07:40:43 am »

Các bạn lớp tôi đến thăm tôi. ....... Mắt quen với bẩn, nên khi được kỳ sạch tôi cứ ngắm tay mãi (như ngắm cái ca đựng ve).


Đọc những dòng này biết là những tháng ngày quân ngũ, nhất là thời gian bị thương đã ăn sâu vào trí nhớ của bác nvanlebinh. Nhân tiện bác cho e hỏi: "cái ca đựng ve" Shocked Roll Eyes là gì ạ?
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #109 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 11:32:14 am »

Như là Nghệ An - Hà Tĩnh thì đọc là Nghệ Tĩnh ý  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM