Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:28:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268666 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #70 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 08:25:26 pm »

TUSK-2

Các tính năng không rõ. Nhưng có vẽ như ERA xung quanh xe được nâng cấp để tăng gấp đôi mức độ bảo vệ và có khả năng chống đạn tandem.











Abrams còn có hai bộ phóng lựu đạn khói, mỗi bộ 4 ống. Động cơ xe cũng có thể tạo khói, tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện khi xe chạy bằng nhiên liệu diesel.



Nguồn khác:


Nguồn khác:


M1A1HA:


Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #71 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2011, 10:00:24 pm »

HOẢ LỰC


Hệ thống điều khiển hoả lực

Hệ thống nhắm chính của m1 gồm kính quan sát đôi 10x và 3x ngày-đêm. Hệ thống hồng ngoại của Abrams có tầm hoạt động vào khoảng hơn 4000 m. Máy tính đạn đạo của Abrams tính đường đạn dựa trên các thông số: góc bắn(xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách(xác định bằng hệ thống laser), tốc độ và hướng gió(cảm biến gió trên nóc xe), thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu(xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Cộng chung lại, máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình thường. cả xa trưởng lẫn xạ thủ đều có thể sử dụng pháo chính. Trong trường hợp cần thiết, pháo chính và súng máy đồng trục của xe tăng Abrams có thể được nhắm bắn bằng thiết bị nhắm phụ trợ 8X của xạ thủ(GAS/Gunner Auxiliary Sight). GAS có hai đầu ruồi để nhắm bắn loại đạn HEAT và loại đạn APFSDS, STAFF.
Khẩu M2 của xa trưởng được trang bị một kính nhắm 3X và có thể điều khiển từ trong xe.

Súng-Pháo
Vũ khí của xe tăng Abrams gồm 4 loại: pháo chính, súng máy đồng trục, súng máy phòng không hạng nặng và súng máy phòng không hạng trung nếu không tính đến vũ khí riêng của tổ lái.

*Pháo chính của xe tăng M1 Abrams gồm hai loại là M68 105mm(M1, M1IP) và M256 120mm(M1A1 về sau).
Pháo M256 là loại pháo nòng trơn, phiên bản của kiểu pháo Rhenmental L44(Đức).
Trọng lượng: 3084 kg
Lực đẩy khi bắn: 7000 lb- giây
Chiều dài nòng: 5,301 m
Tuổi thọ của khoá nòng: 4500 phát
Tuổi thọ của nòng: 1500 phát
Pháo M256 bao gồm các tính năng:
+Bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO STANAG 4385
+Có bậu giữ khí nòng pháo
+Có tính năng cách nhiệt
+Có cảm biến đầu nòng
+Khoá nòng phải được người điều chỉnh trước khi bắn phát đầu tiên
+Không cân bằng đồng tâm
Các phiên bản:
+M256: phiên bản pháo nòng trơn L44 120 mm. Thông số như trên
+M256E1: phiên bản của pháo nòng trơn L55 120 mm(có nòng dài hơn 130 cm so với L44, tăng 30% thể hiện so với pháo thường cùng loại). Một phần của dự án nghiên cứu Hệ thống vũ khí xe tăng tiên tiến(Advanced Tank Armament System/ATAS).

*Súng máy đồng trục và phòng không hạng trung: là loại M240 bắn đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO.
*Súng máy phòng không hạng nặng: loại M2HB Browning bắn đạn .50 cal(12,7x99mm).

Đạn
Đạn 120mm của Abrams được sản xuất bởi hãng Alliant Techsystems và hãng General Dynamics Ordnance and Tactical System. Các sơ sở chính:
- Primex Technologies, St. Petersburg, Florida: trụ sở chính của nhà thầu
- Alliant Techsystems, Minneapolis, Minnesota: trụ sở chính của nhà thầu
- Ver-Sa-Til Associates Inc., Chanhassen, Minnesota: cánh đuôi và vỏ tách rời của đạn M830A1
- Wiltec Industries, New Hope, Minnesota: thân của kíp nổ
- NB 502 Inc., New Brighton, Minnesota: đầu nổ lõm của đạn M830A1
- Motorola Inc., Scottsdale, Arizona: cảm biến khoảng cách của đạn M830A1
- Armtec Defense Products, Coachella, California: vỏ đạn loại cháy được
- Nuclear Metals Inc., Concord, Massachusetts: đầu xuyên của đạn M829A2
- Conco Inc., Louisville, Kentucky: vỏ đựng kim loại PA116
- Ferrulmatic Operations, Totowa, New Jersey: đáy kim loại của vỏ đạn, các thành phần của đạn M830A1/M865
- Aerojet Ordnance, Jonesboro, Tennessee: đầu xuyên của đạn M829A2
- Bulova Technologies, Lancaster, Pennsylvania: ngòi nổ đầu đạn M830A1
- Flinchbaugh Technologies, Red Lion, Pennsylvania: đáy vỏ đạn M829A2, M865 và các thành phần của dạn M830A1
- Radford Army Ammunition Plant, Radford, Virginia: thuốc phóng
- Day and Zimmerman Operations, Camden, Arkansas: kíp nổ
- Trung tâm hậu cần và thử nhiệm đạn đạo quốc gia, Camden, Arkansas: thử nghiệm bắn đạn thật
- Kilgore Operations, Toone, Tennessee: kíp nổ
- Eagle Pitcher Industries, Joplin, Missouri: pin nhiệt cho đạn M830A1
- Thyssen Precision Forge Inc., Garner, North Carolina: kim loại ép cho đáy vỏ đạn
- Nhà máy đạn Iowa, Middletown, Iowa: tập trung, lắp rắp và đóng gói bên ngoài cho đạn

Đạn 120mm được sản xuất theo những quy trình nghiêm ngặt, có rất nhiều khâu kiểm tra ở giữa những khâu chế tạo. Các khâu này kiểm tra được thực hiện bởi người hoặc máy, ví dụ như một loại máy giống máy X quang giúp kiểm tra từng vết nứt trên đáy viên đạn, hoặc đưa viên đạn vào buồng thử nghiệm mô phỏng viên đạn được đưa vào buồng phóng của pháo chính. Nếu viên đạn thất bại trong một kiểm tra quan trọng, toàn bộ công đọn có thể bị dừng lại cho đến khi tìm ra được sai sót. Mỗi lô đạn đầu được lấy ra một viên để đưa đi bắn thử.
Nguồn thông tin về sản xuất đạn này được viết vào năm 1998.

Đạn pháo chính 120mm cũa Mĩ là loại đạn bao gồm hai phần dính liền nhau là hệ thống phóng(bao gồm vỏ đạn loại có thể cháy được, phần đế làm từ kim loại là phần duy nhất còn lại trong pháo sau khi viên đạn được bắn đi, thuốc phóng đựng trong thiết bị chứa) và đầu đạn
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2011, 04:11:31 pm gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 11:38:10 pm »



APFSDS/ Armor Piercing Fin Stabilized Discarding Sabot/ Đạn xuyên giáp có cánh ổn định và vỏ tách rời(giảm cỡ nòng)
Là loại đạn chống tăng chính của xe tăng Abrams và hầu hết các loại xe tăng phương tây. Sở dĩ đạn APFSDS được chọn là vì hầu hết các loại giáp tăng hiện đại đều có khả năng chống đạn động năng(Kinetic Energy/ KE: đạn tác dụng xuyên giáp bằng động năng, không có chất nổ trong đầu đạn) thấp hơn so với đạn hoá năng(Chemmical Energy/ CE: xuyên giáp bằng sức ép của chất nổ trong đầu đạn nổ lõm). Cùng một loại giáp, khả năng chống đạn KE có khi chỉ bằng một nửa so với CE(coi ví dụ ở các bảng trên).
Đạn APFSDS có hai loại chính là loại có đầu xuyên(tạm dịch từ chữ “penetrator”) làm từ Tungsten(Vonfam) và Uranium nghèo(Depleted uranium/ DU). Trong đó loại đạn làm từ DU được quân đội Mĩ lựa chọn vì có hai ưu điểm lớn so với Tungsten:
+Hiệu ứng tự cháy: DU là một kim loại nặng có tỉ trọng gấp 2,5 lần thép và rất dễ bốc cháy giống như Magie. Nhiệt độ khi đầu xuyên tiếp xúc với mục tiêu là khoảng 1132 độ C. Khi đầu xuyên đang trong giai đoạn xuyên qua giữa lớp giáp, cả đầu xuyên lẫn lớp giáp sẽ bị chảy ra một phần dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn. Khi đầu xuyên đã xuyên qua lớp giáp, thì phần chưa bị nung chảy của đầu xuyên, những phần bị nung chảy và mảnh vỡ sẽ tuôn vào bên trong khoang xe. Nếu những phần này chạm tới chỗ chứa đạn hoặc nhiên liệu thì sẽ gây thiệt hại toàn bộ cho cả xe lẫn tổ lái. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những loại xe tăng sử dụng máy nạp đạn kiểu LX-Nga vốn để đạn xung quanh khoang xe.
+Hiệu ứng tự làm nhọn: Khi xuyên giáp, đầu xuyên có thể bị gãy, nhưng phần đầu nhọn của đầu xuyên vẫn giữ được hình mũi tên trong khi ở đầu xuyên tungsten, phần đầu nhọn sẽ bị biến dạng thành hình giống cây nấm. Vì thế, đầu xuyên Du tạo ra một lỗ nhỏ hơn, sâu hơn so với đầu xuyên Tungsten.





Ngoài ra, đầu xuyên DU có thể làm giảm sức cản không khí, nên có tốc độ, độ chính xác cao hơn so với đầu xuyên tungsten cùng loại. Du cũng có giá rất rẽ so với Tungsten, gần như là cho không đối với những nước có các nhà máy điện hạt nhân.
Nhược điểm lớn nhất của DU là nó rất độc. Khi viên đạn chạm mục tiêu, phần lớn lượng DU bị oxy hoá thành các loại bụi, khí độc hại. DU bị nghi là tác nhân gây nên “Hội chứng vùng Vịnh” của nhiều cựu binh Mĩ từng tham gia chiến tranh vùng Vịnh lần nhất(1991). Trong cuộc chiến này, 85% binh sĩ Mĩ thú nhận từng lại gần các mục tiêu bị bắn phá bằng đạn DU. Trong cuộc chiến Balkan(Bosnia và Kosovo), binh sĩ NATO được khuyến cáo không nên sử dụng nước uống, thực phẩm địa phương, tránh xa các địa điểm bị bắn phá bằng đạn DU và không đựoc nhặt các mảnh vở tình nghi là từ đạn DU.

Hiện nay, quân đội Mĩ sử dụng loại đạn M829 APFSDS-T DU(chữ “T” là viết tắc của “Tracer” - “vạch đường”, viên đạn bắn ra có luồng sáng ở cuối đuôi giúp nhìn rõ đường đạn).

+M829: Phần hệ thống phóng giống như mô tả trên, phần đầu đạn bao gồm 4 vỏ tách rời(sabot) làm bằng nhôm, mỗi vỏ là một cung 90 độ, có rãnh bên trong để khít với đầu đạn con, một kíp nổ M125, một đầu đạn con(đầu xuyên) DU có sáu cánh ổn định ở cuối đuôi. Các vỏ tách rời còn có niêm nhựa silicon ở cuối đuôi để tránh rò rĩ khí.

+M829A1: Mang kíp nổ M129, ba vỏ tách rời, mỗi vỏ 120 độ. Còn lại giống như M829. Loại đạn M829A1 đã được sử dụng rất thành công ở vùng Vịnh năm 1991. M829A1 được lính Mĩ đặt tên là “Viên đạn bạc” do lớp hợp kim nhôm bọc phần đầu xuyên có màu bạc.



+M829A2: Là một trong những loại đạn xuyên giáp hữu hiệu nhất của xe tăng Abrams. Đầu đạn của loại này bao gồm các vỏ sabot làm từ plastic gia cố với graphite được phân đoạn được giữ lại bằng một đai plastic sẽ tách ra khỏi đầu xuyên siêu DU(Super DU/ SDU). Một niêm bằng cao su tổng hợp được đổ khuôn vào phần cuối của tổ hợp các miếng sabot để ngăn không cho luồn hơi phóng thoát ra phái trước. Đạn M829A2, mặc dù sử dụng các thánh phần của đạn M829A1, nhưng đã được cải tiến kĩ thuật để tăng sức công phá so với loại đạn cũ.
Tính năng của đạn M829A2 vẫn được giữ bí mật, nhưng được đảm bảo bởi các cải tiến mới. Những cải tiến bao gồm công đoạn sản xuất mới để tăng sự ổn định cấu trúc của đầu xuyên DU, sử dụng vật liệu composite cacbon-epoxy cho phần sabot(lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới ở loại đạn cỡ lớn) và loại thuốc phóng mới giúp cho đạn M829A2 có sơ tốc tăng thêm 100m/s so với loại A1. Loại đạn M829A2 được thiết kế để chống lại các loại giáp ERA tiên tiến như Kontakt-5 của Nga.

Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 11:47:32 pm »

+M829A3: Là loại đạn xuyên giáp hiện đại và tốt nhất hiện nay của quân đội Mĩ. Loại đạn này sử dụng nhiều thành phần chung với các phiên bản A1, A2, nhưng được tích hợp những tiến bộ khoa học mới để cung cấp khả năng chống tăng cao hơn đáng kể so với các loại đạn cũ. Đầu xuyên của đạn M829A3 được coi là loại dài nhất, nặng nhất và có tỉ khối lớn nhất so với các loại đầu xuyên pháo 120-125mm.



+KEW: Là loại đạn APFSDS có đầu xuyên tungsten được Mĩ phát triển cho các đơn vị tăng Abrams của Ai Cập. Mĩ không sử dụng loại đạn này.
Có các loại:
KEW: 1996
KEW-A1: 2000
KEW-A2: 2003

HEAT-MP-T/ High-explosive anti-tank Multi-Purpose Tracer/ Đạn chống tăng bằng chất nổ có sức công phá cao(nổ lõm), đa công năng, vạch đường
Là loại đạn được sử dụng để chống lại các loại thiết giáp hạng nhẹ, sườn và đuôi xe tăng, bộ binh, công sự….
+M830: Phần hệ thống phóng dùng kíp nổ M123A1. Đầu đạn bao gồm vỏ thép và chất nổ bao quanh dầu nổ lõm bằng đồng. Ngòi nổ của đầu đạn M830 được đặt ở phía cuối đầu đạn, một thanh dài cắm vào mũi đầu đạn. Thanh cắm này giúp đầu đạn phát nổ ở đúng khoảng cách thích hợp đã định so với mục tiêu bởi vì nếu nổ quá gần, luồng hơi vẫn chưa kịp tạo thành, nếu nổ quá xa, luồng hơi sẽ bị phân tán. Tuy vậy đầu đạn M830 vẫn có thể được kính nổ từ phần đầu của thanh cắm hay phần vai của đầu đạn, giúp viên đạn vẫn hoạt động ngay cả khi bắn vào hàng rào hay giáp lồng.
Đạn M830 hiện không còn sản xuất, thay thế bởi loại M830A1.



+M830A1: Có thêm tính năng chống trực thăng và chiến xa nhẹ có gắn ERA. Đầu đạn M830A1 bao gồm phần cánh ổn định, vỏ đầu đạn làm từ hợp kim chrome và thép, chất nổ, đầu nổ lỏm làm bằng đồng. Độc nhất so với các loại đạn HEAT khác, M830A1 được trang bị vỏ tách rời(sabot) vốn thường chỉ được trang bị cho các loại đạn động năng. Điều này giúp tăng tốc độ, độ chính xác và tầm bắn. Đạn M830A1 có thể dùng chế độ chạm nổ hoặc cảm biến nổ gần mục tiêu tuỳ theo nhiệm vụ. Khi chọn chế độ bắn trên không, đầu đạn sau khi bắn sẽ phụt ra một luồn khói đen khi cảm biến độ gần và ngòi nổ hoạt động, giúp tổ lái thấy được vị trí đầu đạn so với mục tiêu.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2011, 03:17:13 pm gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 03:36:00 pm »




Đạn M830A1 xuyên thủng giáp xe tăng Leopard 1A5. Loại xe tăng này có giáp tương đương 450mm RHA chống CE(khoảng gấp 2 lần tháp pháo T-54/55, T-62).

HE-OR-T/High explosive obstacle reduction tracer/ Đạn chất nổ mạnh-phá vật cản-vạch đường
Là loại đạn dùng để dọn dẹp các vật cản, phá huỷ các công sự, vv.
+M908: Đạn M908 bao gồm chất nổ mạnh và hệ thống ngòi nổ 3 tầng. Hệ thống ngòi nổ bao gồm ngòi đáy M774, các mạnh dẫn phức tạp và phần điều chỉnh chạm nổ phía trước.
Khi tiếp xúc, đầu nhọn bằng thép sẽ xuyên vào mục tiêu, gởi tín hiệu đến ngòi M774. Điều này làm đầu đạn phát nổ. sự xuyên phá của đầu thép giúp cho viên đạn chui vào bên trong mục tiêu trước khi phát nổ, làm tăng hiệu quả phá mục tiêu.
Đạn M908 có cấu tạo giống đạn M830A1, cũng bao gồm phần sabot, nhưng thay phần cảm biến nổ gần trước đầu đạn M830A1 bằng một đầu nhọn bằng thép.
Đạn M908 đước chứng minh là hiệu quả hơn cả loại đạn 165mm M123A1 HEP của loại xe công binh chiến trường M728(phiên bản của xe tăng M60).
Đầu đạn M908 cũng có một đầu nổ lõm cho phép chống lại các loại thiết giáp.


Canister
Là loại đạn dùng để chống lại bộ binh..
+M1028: đầu đạn chứa 1150 viên bi Tungsten, không có ngòi nổ. Là loại đạn công nghệ thấp, giá cả thấp.
Một viên đạn M1028 có thể tiêu diệt hơn 60% lính của một trung đội bộ binh ở trong đội hình.
Giá: 2000$(2009)






Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 10:56:52 am »

Tiếp tục về Leopard nha các bác:
link bài trước: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18969.msg296444.html#msg296444

Leopard-2 AV

Trong năm 1973, những cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Đức đã bắt đầu để tiêu chuẩn hóa trang bị của loại xe tăng chủ lực mới cho thập niên 80 của 2 nước. Những cuộc họp này kết thúc bằng một biên bản ghi nhớ kí ngày 11 tháng 12 năm 1974 và sẽ được hiệu chỉnh tháng 7 năm 1976. Một thân xe PT 07 được bán và giao hàng cho quân đội Mỹ để thử nghiệm tại bãi thử Aberdeen. Một phần của biên bản ghi nhớ là cuộc thử nghiệm song song giữa mẫu thử Leopard 2 với mẫu thử XM1 của Chrysler và General Motors tại Mỹ. Với sự đồng ý thay đổi nhỏ trong Leopard 2 để phù hợp với khả năng của XM1 và hạn chế chi phí phát triển, Krauss Maffei đã đề nghị được sử dụng thông số hoạt động của XM1, bao gồm cả hệ thống bảo vệ đường đạn. Tất cả thông số này đều lấy từ kết quả thử nghiệm của quân đội Mỹ với mẫu thử PT 07. Tuy nhiên, 2 mẫu thử số 15 và 17 đã hoàn thành, những mẫu còn lại cũng đang được hoàn thiện khi biên bản khi nhớ được kí. Dựa trên những thay đổi theo yêu cầu của cả 2 nước, Porsche, Krauss Maffei và Wegmann quyết định thiết kế và sản xuất thử mẫu Leopard 2 AV (AV = Austere Verson: Phiên bản đắng). Những thay đổi bao gồm loại giáp cách quãng trên thân xe và loại tháp pháo mới dựa trên tháp pháo T-14 với hệ thống điều khiển hỏa lực kém hiện đạn hơn. Hai thân xe mới được sản xuất, đặt tên là PT 19 và PT 20 với 3 bản tháp pháo đi kèm là T 19, T 20 và T 21 hoàn thiện 1976. Leopard 2 AV PT 19 được gắn tháp pháo T 19 với hệ thống điều khiển hỏa lực kèm thiết bị quang học cho pháo thủ được sản xuất bải Hughes. Trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, vì XM1 trang bị pháo chính L7A3 105mm nên PT 19/T 19 cũng được trang bị loại này dù nó được thiết kế cho pháo nòng trơn 120mm. Tháp pháo T 20 có hệ thống điều khiển hỏa lực sản xuất bởi Đức với thiết bị EMES 13, sử dụng cho các cuộc thử nghiệm của Đức. Tháp pháo T 21 có thiết bị như tháp pháo T 20 nhưng  được trang bị súng 120mm nòng trơn.



Leopard 2 AV tại bãi tập bắn Bergen-Hohne sau khi trở về từ Mỹ
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2011, 08:15:38 pm gửi bởi selene0802 » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 11:01:16 am »

Leopard 2 AV, nếu đúng như dự định ban đầu thì sẽ được thử nghiệm cùng lúc với XM1, nhưng chương trình cải tiếng của Đức kéo dài lâu hơn dự kiến. Vì vậy, quân đội Mỹ quyết định tiếp tục tiến hành cải tiến mẫu thử XM1 của Chrysler - General Motors và đề nghị cho phép phát triển tối đa thiết kế của XM1 mà không cần chờ Leopard 2 AV ra đời. Tuy nhiên, vào cuối tháng 8 năm 1976, bản PT 19 với tháp pháo T 19 (PT 19/T 19), bản PT 20 nặng hơn với hệ thống tháp pháo mô phỏng, công thêm một thân xe và một tháp pháo để thử nghiệm thật được chuyển đến Mỹ bằng máy bay C5-A Galaxy.

Những cuộc thử nghiệm song phương được biết đến với tên gọi: Thử nghiệm phát triển và Thử nghiệm chiến đấu được tiến hành tại bãi thử nghiệm Aberdeen theo đúng chương trình mà mẫu thử XM1 đã hoàn thành và kết thúc vào tháng 12 năm 1976. Quân đội Mỹ báo cáo rằng phiên bản Leopard 2 AV và XM1 tương đồng về hỏa lực và khả năng cơ động nhưng XM1 vượt trội hơn về giáp bảo vệ, và XM1 được chọn cho quân đội Mỹ. Các công ty có trách nhiệm phát triển Leopard 2 của Đức đã nhận ra một cách cay đắng rằng phiên bản PT-07 của họ đã được dùng làm cơ sở công nghệ trong chương trình phát triển mẫu XM1.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2011, 08:20:32 pm gửi bởi selene0802 » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 11:01:46 am »

Sau những cuộc thử nghiệm, trong khi PT 19 và PT 20 được đưa trở lại Đức cho những cải tiến xa hơn, thì tháp pháo T 19 bị giữ lại Mỹ cho đến đầu năm 1977 và được lắp vào thân của PT 07. Trang bị của nó được thay đổi từ pháo L7A3 105mm sang pháo Rheinmetall 120mm trong thời gian rất ngắn và thay đổi rất nhỏ trong hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như hệ thống điện tử. Đức đã chọn cỡ nòng này cho toàn bộ dòng xe, và quân đội Mỹ cũng đã kết hợp loại này cho những phiên bản sau của XM1. Sau những thử nghiệm thực tế cấp tốc bởi quân đội Mỹ, tháp pháo T-19 được đưa trở lại Đức để nâng cấp lên chuẩn của tháp pháo T 21 và trang bị cho thân xe PT 19 để tiếp tục cải tiến dòng xe. Thân xe T-20, tháp pháo T 20 và tháp pháo T 14 (vừa được nâng chuẩn lên tháp pháo T 20) đồng thời cũng dùng cho chương trình cải tiến. Tháng 9 năm 1977, Bộ Quốc Phòng Đức ra quyết định chính thức về việc tiến hành sản xuất 1800 Leopard 2, được chia làm 5 đợt giao hàng. Trong 3 công ty tham gia đấu thầu hợp đồng là Krauss Maffei , Maschinenfabrik Kiel (MaK) với Thyssen Henschel, thì Krauss Maffein đã được chọn làm nhà thầu chính và quản lý việc sản xuất. MaK được chọn làm nhà thầu phụ, việc sản xuất được phân chia: 55% cho Krauss và 45% cho MaK. Wegmann, nhà sản xuất tháp pháo chính được giao hoàn toàn trách nhiệm kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực EMES 15 (được chọn thay cho hệ thống EMES 13 (L)) của công ty Hughes và công ty Krupp Atlas Elektronik với pháo nòng trơn 120mm của Rheinmetall vào tháp pháo. Hơn nữa, có khoảng 25000 linh kiện của Leopard 2 được kí qua các hợp đồng phụ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 11:02:09 am »

Sản xuất hàng loạt

20 tháng 1 năm 1977, 3 thân xe thử nghiệm và 2 tháp pháo thử nghiệm được đặt hàng , thân xe đâu tiên được giao hàng 11 tháng 10 năm 1978. Thân xe đầu tiên được lắp tháp pháo T 21 đến đâu năm 1979 tại học viện xe tăng Kampfruppenschule 2 ở Munster. Hai xe còn lại được dùng để tập luyện và trải qua những cuộn thử nghiệm cuối cùng vào đầu năm 1979. Phiên bản loại này có một ống chuẩn trực trên thùng xăng cuối xe nhưng không có trên tất cả các xe được sản xuất hàng loạt. Chiếc thứ 4 được chính thức chuyển giao cho Học viện xe tăng Bundeswehr ngày 25 tháng 10 năm 1979.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 11:03:07 am »

Đợt giao hàng đầu tiên:

Tổng cộng 380 Leopard 2 được sản xuất trong đợt giao hàng đầu tiên, 209 xe từ Krauss Maffei (Fargestell-Nr 10001 đến 10210) và 171 xe từ MaK (Fargestell-Nr 20001 đến 20172), 6 xe đầu tiên được giao cho học viện Kampfruppenschule 2. 100 xe được giao trong năm 1980 và 220 được giao trong năm 1981 thay thế M48A2G ở các đơn vị Lục Quân. Những chiếc Leopard 2 đầu tiên được chuyển cho các Tiều đoàn xe tăng (Panzerbatailon) 31, 33, 34 của Sư đoàn xe tăng (Panzerdivsion) số 1 song song với các tiều đoàn xe tăng 81,83, 84 của sư đoàn xe tăng số 3. Các xe Leopard 1 được tái trang bị cho các tiểu đoàn xe tăng của các sư đoàn bộ binh cơ giới (Panzergrenadier division), nơi chúng sẽ thay thế M48A2G. năm 1982, tốc độ sản xuất đạt 300 xe một năm, với với những xe sau cùng của đợt giao hàng đầu tiên được giao vào tháng 3.



Đây là 1 trong 200 xe của đợt giao hàng đầu, đợt 200 xe này, hệ thống nhìn đêm vẫn chưa phát triển xong nên vẫn trang bị hệ thống đo ánh sáng phân cực (low light level TV system) Panzer-Ziel-und-Beobachstungsgerat 200 (PzB 200)  trên  giáp trước tháp pháo.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2011, 11:29:31 pm gửi bởi selene0802 » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM