Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:44:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mafoy
Thành viên

Bài viết: 2


mười thằng lính chín thằng lác


« Trả lời #330 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 09:26:01 am »

Dịch tạm thế này
Cái này chắc em hỏi hơi thừa nhưng có thề các đồng chí có thể giải thích cho mình hiểu động cơ xe tăng hiện hành mới bây giờ có gì đổi khác hay nâng cấp để giảm thiểu mức tàn phá khi bị đạn pháo bắn trúng hay ko ? Vì bản thân tôi là thợ máy tàu thủy, khi bị đạn pháo bắn trúng tàu dù thân tàu hay mũi tàu đều đem lại nhiều mức độ tàn phá tới máy móc trong tàu đặc biệt là máy chính và các máy phụ !!
-------
Bác chú ý dấu câu nhé  Smiley
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2012, 11:33:02 am gửi bởi daibangden » Logged
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #331 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 01:12:46 am »

Tiếp theo về dòng tăng Patton

M48 Patton


THÔNG SỐ


LỊCH SỬ - MIÊU TẢ

Như đã nêu ở bài về xe tăng M47 Patton, những năm 1950, quân đội Mĩ đã tìm kiếm một loại xe tăng mới để thay thế cho các xe tăng M46 Patton. Một trong những loại tăng đó là M47, vốn là sản phẩm tạo ra bởi một tháp pháo mới gắn lên thân xe M46. Phiên bản này chỉ là một giải pháp tạm thời được tạo ra để đáp ứng nhu cầu chạy đua trong một thời gian ngắn. Và ngay cả trước khi M47 được đưa vào sản xuất, quân đội Mĩ đã kí hợp đồng phát triển loại xe tăng M48 thay thế vào tháng 12 năm 1950.

Loại xe tăng M48 mới vẫn giữ nguyên động cơ và hệ thống truyền động của M47, hệ thống treo gần như tương tự và mang xích rộng hơn. Mục tiêu chính của nhóm thiết kế là tạo ra một bố trí giáp tốt hơn cũng như mang vào xe một vòng xoay tháp pháo rộng hơn. Người lái xe phụ không còn có chỗ trên M48 và bố trí giáp được đưa vào từ xe tăng hạng nặng M103. Tương tự như trường hợp M47, nỗi sợ hãi trong chiến tranh lạnh dẫn đến một lịch trình sản xuất quá khắt khe mà không có đủ các kiểm tra. Mẫu thử nghiệm M48 được thiết kế và chế tạo chỉ trong 1 năm và chiếc xe được sản xuất đầu tiên đi ra khỏi dây chuyền vào tháng 4/1952 tại nhà máy sản xuất tăng mới tại Newark, Delaware, nơi mà người ta chỉ vừa mới động thổ khởi công cách đó 14 tháng. Việc sản xuất được lên kế hoạch tạo ra 9.000 chiếc M48 cho đến tháng 7/1954 nhưng các vấn đề kĩ thuật nghiêm trọng trong những lô sản xuất đầu tiên, cũng như sự lên ngôi của chế độ Eisenhower năm 1953 với quan điểm ít cực đoan hơn về tình hình thế giới, đã dẫn đến việc giảm quy mô của việc sản xuất. GAO(văn phòng kiểm toán chính phủ) sau đó báo cáo rằng “các xe sản xuất đầu quá kém hiệu quả đến nổi không thể dùng làm xe huấn luyện”. Quân đội Mĩ sau đó tuyên bố nhiều vấn đề liên quan đến M48 là do bảo dưỡng kém và thiếu sự chú ý của tổ lái chứ không phải do yếu tố kĩ thuật.

Xe tăng M48 được đưa vào phục vụ lần đầu tại Sư đoàn thiết giáp số 2 vào 1953 và đến 1955, xe tăng M47 đã được tuyên bố là loại “tiêu chuẩn có giới hạn”(nghĩa là chúng đang mất dần đi vị thế “tiêu chuẩn” của mình). Sự nghiệp của M47 khá ngắn hạn, trong số 8.676 chiếc được sản xuất, trừ vài trăm chiếc ra, số còn lại đều được xuất cho các nước đồng minh của Mĩ dưới Chương trình Hổ trợ Quân sự (MAP). Xe tăng M47 tiếp tục tạo thành xương sống cho lực lượng tăng NATO cho đến 15 năm sau.

Dòng M48 về sau được tiếp nối với đời M48A1 có khoảng 3.200 chiếc đời này được sản xuất. Gần như tương tự với M48, M48A1 thay thế khẩu súng máy .50cal điều khiển từ xa của M48 bằng một tháp pháo con M1 gắn súng máy .50cal ở bên trong.

Xe tăng M48 đời đầu

Một trong những điểm yếu lớn nhất của M48 và M48A1 đó là tầm hoạt động ngắn chỉ khoảng 112km. Mặc dù vẫn tốt hơn loại xe tăng tương tự của Anh là Centurion, tấm hoạt động ngắn của xe buộc phải dùng đến một giá mang 4 thùng nhiên liệu 55gallon(208 lít) ở sau xe. Hạn chế này sasu đó đã được huỷ bỏ khi M48A2 được giới thiệu vào năm 1955. Xe tăng M48A2 tích hợp một thế hệ động cơ mới, loại AVL-1790-8 tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ vào hệ thống bơm nhiên liệu. M48A2 còn có khoang động cơ mới cho phép giảm “tín hiệu” hồng ngoại cũng như mang theo bình nhiên liệu lớn hơn. Kết hợp lại, các yếu tố đó khiến cho xe có tầm hoạt động xa hơn gấp 2 lần so với M48A1. Các xe M48 và M48A1 sau đó được xuất khẩu thông qua MAP và M48A2 trở thành phiên bản sản xuất rộng rãi nhất trong số 11.703 chiếc M48 Patton được sản xuất cho đến khi việc sản xuất dừng lại năm 1959. Trong khi quá trình sản xuất M48A2 còn đang dang dỡ, người ta đã quyết định thay thế loại thiết bị tìm tầm lập thể rối M13A1 bằng loại tìm tầm trùng hợp M17C. Tình năng này, cùng với các cải tiến cho việc điều khiển hoả lực, đã được trang bị cho loại xe tăng M48A2C. Khác biệt bên ngoài duy nhất giữa phiên bản này so với các xe M48A2 trước đó là sự vắng mặt của một bánh đỡ xích nhỏ nằm giữa bánh đi đường cuối cùng và bánh chủ động.

Quân đội Mĩ nhìn chung khá hài lòng với M48A2 cho đến khi Liên Xô giới thiệu loại xe tăng T-54/55 buộc Bộ chỉ huy tăng ôtô của quân đội Mĩ phải khởi động các nghiên cứu thiết kế một loại xe tăng có pháo lớn hơn. Đó chính là chương trình T95 bắt đầu vào năm 1954. T95 được trang bị nhiều tính năng mới mẻ, nhưng quá phức tạp và mắc tiền và đã bị huỷ. Để thay thế cho nó, quân đội Mĩ quyết định trang bị pháo L7 105mm của Anh cho M48, cùng với động cơ diesel mới và các cải tiến trong thân xe. Và đến năm 1959, kết quả tạo ra là xe tăng M60 Patton.

Sau khi M60 Patton ra đời báo hiệu sự ra đi của M48, người ta vẫn tiếp tục nâng cấp cho các xe M48 cũ . Năm 1959, người ta quyết định nâng cấp M48A1 bằng cách trang bị các bộ phận tương tự M60 như động cơ AVDS-1790, khoang động cơ mới và FCS cải tiến của M48A2C. Các xe này sau đó được mang tên M48A3. Chúng tương đồng về hình dạng với M48A2 nhưng có bộ lọc khí lấy khí từ bên trên và có khác biệt nhỏ trong kiểu lưới tản nhiệt sau xe. Đến cuối quá trình hoán cải, lô xe cuối cùng có thêm các cải tiến như phanh thuỷ lực, cải tiến hệ thống lái, inflatable turret seal, lưới kim loại bao quanh giá chứa hàng sau tháp pháo và hệ thống nâng tấm nhìn cho cupola xa trưởng G305 cung cấp tầm quan sát 360 độ tốt hơn cho xa trưởng. Các xe này, có số seri từ 601W đến 726W được gọi là M48A3(Late Model).
Đến giữa thập niên 1960, có một kế hoạch hoán cải các xe M60 thành M60A2 mang tháp pháo gắn súng/ống phóng ATGM 152mm và vì thế có một số tháp pháo mang pháo 105mm bị dư ra. Một số nguyên mẫu được tao ra để mang các tháp pháo đó trên thân xe M48A3 và các xe này được gọi là M48A4. Tuy nhiên, các trì hoãn trong chương trình M60A2 dẫn đến việc huỷ bỏ dự án M48A4. Mặc dù không có chiếc xe tăng M48A4 nào được sản xuất, quân đội Mĩ đôi khi cũng dùng tên M48A4 để gọi các xe tăng M48A2 đượ cảiel cải tiến mang pháo M68 105mm và động cơ AVDS-1790.

Đến đầu những năm 1970, quân đội Mĩ đã cho thay thế các xe tăng M48 bằng M60 và M60A1, chuyển các xe tăng M48A3 cho Vệ binh quốc gia và Thuỷ quân lục chiến. Các trì hoãn nghiêm trọng trong việc sản xuất xe tăng M60A2 và kho vũ khí bị làm nghèo bởi các chuyến hàng viện trợ xe tăng M60A1 đến Israel để bù cho các thiệt hại nặng sau cuộc chiến Yom Kippur tháng 10/1973 dẫn đến việc thiếu hụt xe tăng trong khi Liên Xô tăng cường lực lượng của mình bằng loại xe tăng T-62. Để đối phó với chi phí thấp cho đến khi việc sản xuất M60A1 cung cấp đủ số lượng, người ta quyết định nâng cấp các xe tăng về vườn M48, M48A1, M48A2 và hầu hết các xe M48A3 lên tiêu chuẩn M60. Các xe mới này được gọi là M48A5. Nhiều khác biệt trong quá trình hoán cải cũng được bắt gặp. Các xe tăng M48 đời đầu đòi hỏi động cơ mới cũng như các thay đổi trong điều khiển hoả lực và pháo 105mm cũng như những yếu tố liên qua. Việc hoán cải M48A3 diễn ra với chi phí thấp hơn do các xe này chỉ cần pháo M68 mới, các giá để đạn mới, giá để hàng quanh tháp pháo mới và xích T142 và các cải tiến khác. Các xe M48A5 đầu tiên(số seri từ A3001 đến A3999) sử dụng cupola M1 trang bị G305 nhưng các xe đời sau sử dụng cupola Urdan do Israel sản xuất, mang 2 súng máy M60A2 bên ngoài và động cơ 2D mới được gọi là M48A5(Low Profile). Có tổng cộng 2.050 lượt hoán cải trên được thực hiện tại Depot Anniston.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #332 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 01:24:20 am »

HOẢ LỰC


Về cơ bản, các yếu tố liên quan đến điều khiển hoả lực của xe tăng M48 đều tương tự với M47. Khác biệt lớn nhất giữa 2 loại xe đó là trên M47, xạ thủ điều khiển thiết bị tìm tầm trong khi ở M48, xa trưởng chịu trach1 nhiệm cho thiết bị này. Các thiết bị điều khiển của xạ thủ đều được đặt trên một bộ điều khiển hoả lực với một tay cầm dạng súng lục(chỉ dùng cho tay phải). Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực sẽ vận hành khi xạ thủ xoay tay cầm. Di chuyển tay cầm lên xuống sẽ nâng hoặc hạ pháo chính. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực của xe tăng M47 và M48 thay thế cho loại cơ khí hay vận hành bằng điện giúp cho xe tăng có tốc độ xoay pháo nhanh nhất vào thời đó, mặc dù đòi hỏi nhiều bảo dưỡng hơn. Ở bên trái bộ điều khiển hoả lực là các thiết bị điều khiển thủ công dùng cho trường hợp hệ thống thuỷ lực gặp sự cố. Ở bên phải bộ điều khiển là một thiết bị báo góc phương vị để báo cho xạ thủ biết hướng chỉa của tháp pháo so với thân xe và ở sau thiết bị này là máy tính đạn đạo. Thiết bị nhắm chính của xạ thủ là một kính nhắm 6X với các đường kẻ được làm nổi, một kính nhắm dự phòng khác cũng có mặt, tuy nhiên không được kết nối với máy tính hay thiết bị tìm tầm.

Xa trưởng của xe có một tay cầm điều khiển gần như tương tự với xạ thủ và có thể thay cho xạ thủ xoay và nâng hạ pháo. Ở xe tăng M48, người này chịu trách nhiệm vận hành thiết bị tìm tầm quan học và có kính quan sát riêng để dám sát khu vực.

Mặc dù M48 có ít đạn hơn so với M47, tuy nhiên đạn trên xe lại được bố trí thuận tiện hơn.

Pháo 90mm M36 của xe tăng M47 Patton và M41 của M48 Patton có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau và việc lựa chọn loại đạn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của chiếc xe được giao. Vào những thập niên 1950-1960, quân đội Mĩ lệ thuộc chủ yếu vào loại đạn HEAT bởi vì chúng có thể xuyên phá mọi loại giáp tăng vào thời đó. Loại đạn HEAT này có tốc độ khá chậm và có đường bay cong so với loại đạn động năng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính cho việc sử dụng hệ thống tìm tầm phức tạp để có thể sử dụng đạn HEAT chính xác.

Thời gian trung bình từ lúc phát hiện mục tiêu cho đến khi khai hoả vào khoảng 15s và khả năng trúng phát đạn đầu tiên ở tầm 1500m là khoảng 50%. Thực sự đáng nể vào thời đó. Đó là nhờ vào hệ thống tìm tầm tinh vi và máy tính đạn đạo(điện-cơ học) của xe. Một tổ lái tốt ở châu Âu có thể đặt viên đạn pháo đầu tiên vào mục tiêu ở 90% các trường hợp, tuy nhiên điều này đòi hỏi sự phối hợp và liên lạc đồng bộ giữa các thành viên tổ lái. Theo tiêu chuẩn thời bình, người ta có thể dừng một chiếc M48 đang cahỵ với tốc độ 32km/h, xác nhận mục tiêu và khai hỏa chỉ trong 7s.

Tuy vậy, xe tăng M48 vẫn chịu chung vấn đề về hệ thống tìm tầm phức tạp với M47.

GIÁP


ĐỘNG LỰC

Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #333 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 01:39:58 am »

LỊCH SỬ CHIẾN ĐẤU

Cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan


Lần tham chiến đầu tiên của xe tăng Patton đến vào năm 1965 trong cuộc chiến ngắn ngày Ấn Độ - Pakistan. Vào giữa thập niên 1950, Pakistan bắt đầu nhận khoảng 230 xe tăng M47 và 201 xe M48 và nhiều sĩ quan lái tăng được gửi đến Trung tâm huấn luyện Quân đội Mĩ tại Fort Konx. Bên cạnh đó là khoảng 200 xe tăng M4 Sherman(pháo 76mm), 150 xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee và vài đại đội độc lập xe diệt tăng M36B1.

Quân đội Ấn Độ, cũng từ thập niên 1950 đã bắt đầu nhận 164 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 và 188 xe tăng Centurion và có một số xe tăng M4 Sherman và M3A3 Stuart.

Thể hiện ban đầu của xe tăng M48 Patton trong tay Pakistan có thể nói là thảm hoạ. Nhiều xe tăng Patton bị mắc kẹt trong những vùng trũng khi quân Ấn Độ phá các con đê. Một số các đơn vị tăng Pakistan gặp phải các vị trí phòng thủ/mai phục có chuẩn bị tốt của Ấn Độ và bị đánh bại một cách thảm hại. Chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công bằng xe tăng của Pakistan, khu vực rộng khoảng 25km2 quanh bãi chiến trường Khem Karan-Asal Uttar đã rãi rác xác của 97 xe tăng Pakistan, trong đó hơn 64 chiếc là M47 và M48. Quân Ấn Độ thông báo rằng họ chỉ mất 12 xe tăng trong cuộc chiến ngày 10/9/1965.

Tuy nhiên trong những ngày sau đó, khi quân Ấn Độ tấn công ngược lại Pakistan, họ cũng vấp phải kháng cự mạnh mẽ và chịu nhiều thiệt hại. Cả hai phe sau đó chuyển sang chiến thuật dùng pháo binh nã vào nhau cho đến khi dừng bắn vào ngày 23/9.

Sau cuộc chiến, Ân Độ thú nhận đã mất 128 xe tăng trong khi Pakistan nói rằng họ mất 165 xe tăng. Tổng cộng cả 2 phía cho rằng đã phá huỷ tới 400 xe tăng trên mặt đất và 100 chiếc khác từ trên không, con số rõ ràng đã phóng đại quá mức.

Xe tăng Patton bước ra khỏi cuộc chiến 1965 với danh tiếng xấu. Thất bại ở Asal Uttar là ngọn nguồn chính của những sự thất vọng. Nhưng vấn đề về tay nghề sử dụng và chiến thuật mới là nguyên nhân thực sự dẫn đến thất bại của Patton chứ không phải các yếu tố kĩ thuật của xe. Không có loại phương tiện chiến đầu nào vào thời đó, dù với bất cứ yếu tố kĩ thuật vượt trội nào có thể sống sót kiểu đánh lao thẳng vào các bẫy xe tăng như Pakistan. Người ta cũng lờ đi thực tế phần lớn các thiệt hại của Patton là do pháo không giật, pháo binh và pháo chống tăng và 1/3 các xe tăng Patton bị mất đơn giản là vì bị tổ lái bỏ do thiếu nhiên liệu và đạn dược. Ở khu vực Sialkot, các xe tăng Patton bị áp đảo về quân số của Pakistan cũng thể hiện tốt và gây ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng xe tăng Centurion của Ấn Độ.

Trung Đông


Năm 1960, chính quyền Israel thất bại trong nổ lực trang bị xe tăng M48 từ Mĩ để đối đầu với lực lượng xe tăng T-54 đang gia tăng trong kho vũ khí của Ai Cập và Syria. Chính phủ Mĩ không hào hứng với việc cung cấp M48, nhưng đồng ý một vụ chuyển giao bí mật 200 xe tăng M48A2 và M48A2C từ Bundeswehr(Lực lượng phòng vệ Đức) đến cho Zahal(Quân đội phòng vệ Israel) như một phần của chương trình đền bù thiệt hại của Đức. Chúng được chuyển giao cho đến năm 1964 khi báo giới làm lộ tin tức và chính phủ Đức dừng việc chuyển giao. Tuy nhiên, Mĩ bắt đầu đổi quan điểm và tự giao hàng cho Israel. Người Israel sau đó quyết định trang bị pháo 105mm cho xe tăng M48 nhưng cho đến khi Cuộc Chiến 6 Ngày năm 1967 nổ ra, chỉ có 1 đâi đội tăng(15-20 chiếc) là có trang bị như vậy.

M48 là loại xe tăng phổ biến trong Zahal, do có độ tin cậy và tốc độ cao hơn so với Centurion và dễ vảo dưỡng hơn. Nó có giáp ở thân xe dày hơn Centurion(120mm vs 76mm) nhưng giáp tháp pháo lại mỏng hơn(110mm vs 152mm). Centurion thường được cho là có giáp tốt hơn so với Patton vì phần lớn các phát đạn thường trúng vào tháp pháo và các thùng chứa hàng xung quanh tháp pháo của Centurion cung cấp một khoảng bảo vệ nhất định trước vũ khí chống tăng cá nhân. Tính năng ít phổ biến nhất của Patton là tháp pháo con M1. Xe tăng M48 được cho là được sử dụng thành công trong cuộc chiến năm 1967 với các tiểu đoàn xe tăng Patton dẫn đầu các cuộc tấn công của Israel xuyên qua dãi Gaza. Trong cuộc giao tranh xung quanh Rafah, tiểu đoàn xe tăng Patton của đại tá Uri Barom nghiền nát hơn một tá xe tăng T-34/85 và 15 xe tăng hạng nặng IS-3M. Một trong những cuộc đầu cay đắng nhất của M48 Patton diễn ra ở Jiradi, nơi Israel mất nhiều xe tăng vì mìn và pháo chống tăng nhưng thành công trong việc trấn áp một vị trí phòng thủ được bố trí tốt. Chỉ huy và nhiều sĩ quan của Tiểu đoàn tăng số 79 bị thiệt mạng trong trân chiến này.
Cho đến khi cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 diễn ra, Mĩ đã thay đổi chính sách và cung cấp cho Israel khoảng 900 xe tăng M48 và vài trăm xe tăng M60A1. Phần nhiều các xe M48 được tái trang bị với pháo 105mm và động cơ AVDS-1790 diesel. Một chương trình cũng được bắt đầu để thay thế cupola M1 bằng cupola Urdan. Xe tăng M48 trở thành xương sống của lực lượng tăng Israel ở mặt trận Sinal trong khi các tiều đoàn Centurion giao chiến trên cao nguyên Golan. M48 Patton có thể đối đầu với các xe tăng T-55 và T-62 của AI Cập trên nhiều phương diện nhờ vào các chương trình nâng cấp và tay nghề thiện nghệ của lính tăng Israel. Ở mặt trận phía nam, tỉ lệ thiệt hại của xe tăng Israel rất cao, tuy nhiên, chủ yếu là do các thành công ban đầu của bộ binh Ai Cập trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14M Malyutka(AT-3 Sagger) và súng phóng rocket RPG-7 khi thiết giáp Israel phản công vào các cứ điểm mà bộ binh Ai Cập vừa chiếm được sau khi vượt qua kênh đào Suez. Nhưng đến khi quân Ai Cập nổ lực vượt qua bán đảo Sinai và thực hiện một trận chiến di động với các đơn vị thiết giáp Israel vào ngày 13,14 tháng 10, họ đã bị xe tăng Israel nghiền nát. Israel ước tính họ đã tiêu diệt 260 xe tăng và nhiều loại xe khác của Ai Cập với thiệt hại chỉ với 20 xe tăng của mình. Quân Ai Cập đã cố gắng di chuyển các đội tên lửa chống tăng trên các xe tải và APC. Nổ lực mở rộng “vùng phủ sóng” của tên lửa AT-3 này kết thúc trong thảm hoạ. Cho bộ binh chiến đấu với thiết giáp từ trong các đường hào, hố cá nhân từ những khu vực được chọn lựa kĩ là một chuyện. Nhưng nó lại là một chuyện hoàn toàn khác khi giao chiến với các xe tăng được lái bởi tổ lái có tay nghề cao trong một cuộc chiến của sự di chuyển. Trong các thân xe cháy đen nằm rãi rác trong sa mạt, có nhiều xác là của APC và các xe phóng tên lửa, bị xe tăng phá huỷ ở khoảng cách xa.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #334 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 01:52:43 am »

Trong Chiến dịch Gazelle, chiến dịch phản công bí mật của Israel nhằm vượt qua kênh đào Suez để đánh vào hậu phương quân Ai Cập, quân Israel đã gặp kháng cự mạnh tại vị trí “Trang trại Trung Hoa”. Tại đây, chiến sự diễn ra ác liệt giữa xe tăng Israel và xe tăng, bộ binh Ai Cập trong đêm tối. Trong ảnh, một chiếc xe tăng M48 Magach của Israel và một chiếc T-55 của Ai Cập nằm cách nhau chỉ hơn chiều dài nòng pháo.

Trong cuộc chiến Yom Kippur, trong 2000 xe tăng của Israel, một nữa bị thiệt hại trong chiến đấu với khoảng 400 chiếc bị phá huỷ hoàn toàn và khoảng 600 chiếc khác trở về phục vụ sau khi sử chữa. Liên quân Ảrập bị mất 2250(trong đó khoảng 1000 chiếc là của Ai Cập) trong tổng số 4480 xe tăng của họ. Một nữa trong số 2687 lính thiệt mạng của Israel là lính tăng.

Việt Nam


Vào ngày 9/3/1965, chiếc xe tăng M48A3 đầu tiên của Thuỷ quân lục chiến Mĩ, Tiểu đoàn tăng số 3 cập cảng Đà Nẳng. Đây là đơn vị xe tăng đầu tiên của Mĩ tại Việt Nam và được bổ sung bởi Tiểu đoàn tăng số 1 Thuỷ quân lục chiến sau đó 1 năm. Đơn vị tăng đầu tiên của Lục quân Mĩ là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn kị binh số 4 vào năm 1965, phục vụ với Sư đoàn số 1. Ban đầu, quân đội Mĩ không có mấy cảm hứng để bố trí xe tăng đến Việt Nam do cảm thấy chúng không phù hợp với địa hình và kiểu chiến tranh không quy ước. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 cho thấy xe tăng rất hữu dụng trong việc hổ trợ các hoạt động của bộ binh cơ giới và chỉ đạo các vai trò khác. Và sau đó, có 3 tiểu đoàn tăng được bố trí đến Việt Nam: Tiều đoàn 2, Trung đoàn thiết giáp 34; Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 69 và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 77, tất cả đều dùng M48A3. Cùng với đó là nhiều xe tăng khác hoạt động trong các tiểu đoàn kị binh bọc giáp. Ban đầu, các tiểu đoàn kị binh bọc giáp thuộc cấp trung đoàn chứa 1 đại đội tăng bao gồm 3 trung đội(mỗi trung đội 5 xe tăng) và 2 xe tăng chỉ huy, một trong 2 chiếc đó mang lưỡi đào mở đường. Các đội hình đó sau đó được bố trí lại và đến 1969, các xe tăng Patton bắt đầu được thay bởi xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan. Các tiểu đoàn tăng bao gồm 54 xe tăng với 3 đại đội tăng 17 chiếc(bố trí giống đại đội tăng của tiểu đoàn kị binh bọc giáp) và 3 xe tăng chỉ huy. Các tiểu đoàn này thường xuyên được chia nhỏ thành các đại đội hoạt động chung với nhiều đơn vị bộ binh khác nhau hay để thực hiện các nhiệm vụ an ninh.

Chiến thuật dụng tăng ở Việt Nam thể hiện môi trường của cuộc chiến. Patton thường được dùng để cung cấp hoả lực nặng để hổ trợ trực tiếp các hoạt động của bộ binh hay dùng để đẩy lui mai phục trên các nhiệm vụ hộ tống. Các đại đội tăng đôi khi được bố trí vào nhiệm vụ bảo vệ sân bay nơi mà các viên đạn canister của chúng chứng tỏ hiệu quả tốt. Kẻ thù chính của xe tăng Mĩ ở Việt Nam không phải là thiết giáp địch mà là mìn, gây ra hơn 75% thiệt hại của xe tăng. Các mối nguy chính khác là vũ khí chống tăng của bộ binh như B-40, B-41, ĐKZ…

Mặc dù không được thiết kế cho kiểu chiến trường này, M48A3 vẫn cho thấy có thể đáp ứng các mong đợi vào nó. Nó là loại xe tăng thô chắc và bền bĩ và có thể sống sót tất cả trừ những quả mìn cực lớn. Một quả mìn trung bình thường thổi bay một bánh đi đường phía trước và một phần xích xe và một quả mìn đặc biệt lớn có thể bóc đi vài bánh xe và tổn hại đến khu chứa các thanh xoắn của xe. Nếu các bộ phận dự phòng có đủ thì chiếc xe tăng thường có thể chạy lại được vào ngày hôm sau. Quân Việt Cộng đôi khi sử dụng bom của máy bay để làm mìn. Ví dụ như năm 1966 tại gần Củ Chi, một chiếc M48A3 cuả Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69 trúng một quả mìn 500lb(~225kg) làm thổi tung phần cuối đuôi xe và toàn bộ động cơ, dù vậy tổ lái vẫn sống sót một cách thần kỳ. Xe tăng M48, như bất kì loại xe tăng cùng thời nào cũng đều cho thấy dễ tổn hại trước RPG-7. Đôi khi, một xe tăng có thể trúng vài phát đạn mà vẫn chiến đầu được, nhưng ngược lại, đôi khi 1 phát đạn xuyên phá qua giáp và kích nổ đạn trong xe khiến cho xe bị tiêu diệt hoàn toàn.

Việc chuyển đổi sang M5511 Sheridan trong các đơn vị kị binh cho thấy không được nhiều người thích thú. Xe tăng Sheridan có khả năng chống mìn rất kém do lớp giáp mỏng và thường gây ra cái chết cho lái xe và các vụ hoả hoạn nghiêm trong bên trong xe. Nó cũng không có đủ trọng lượng để có thể phá đường vào các khu có thực vật rậm rạp như Patton. Một phiên bản đặc biệt của Patton cho Thuỷ quân lục chiến Mĩ là M67A2, là một xe tăng M48A3 mang súng phun lửa M7-6 và có bình nhiên liệu khoàng hơn 1400l(378gallon). Súng phun lửa phóng lửa qua nòng pháo giả và có tầm phóng hoả từ 180-200m với thời lượng 60s trước khi nạp nhiên liệu lại. Lục quân Mĩ thích dùng loại M132 “Zippos”, vốn là loại M113 mang thiết bị phóng hoả tương tự.

Trong toàn cuộc chiến chỉ có một trường hợp duy nhất xe tăng giữa Mĩ và Bắc Việt Nam giao chiến. Vào đêm ngày 3/3/1969, Đại đội số 16, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn thiết giáp 202 của quân Bắc Việt tấn công vào căn cứ Mĩ ở Bến Hết với bộ binh, vài xe tăng PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-50 với mục đích tiêu diệt các cỗ pháo tự hành M107 175mm đóng tại đó. Căn cứ được bảo vệ bởi vài chiếc M42 Dusters và 1 trung đội M48A3 của đại đội Coy “B”, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69. Vào khoảng 21:00h, sau khi đã chuẩn bị pháo binh, quân Bắc Việt tấn công. Các xe tăng Patton bật đèn dò hồng ngoại lên nhưng không hiệu quả vì sương mù mặt đất. Một chiếc PT-76 trúng phải mìn nhưng vẫn tiếp tục khai hoả. Sử dụng ánh chớp của pháo chiếc PT-76 để làm điểm nhắm, chiếc xe tăng của chuyên viên F. Hembree bắn trúng nó với viên đạn HEAT thứ hai và biến chiếc PT-76 thành một quả cầu lửa. Một chiếc PT-76 thứ hai bắn vào chiếc xe tăng của trung sĩ Havermale trong khi chỉ huy đại đội, đại uý Stovall đang leo lên xe. Một phát đạn bắn trúng vào hách của người nạp đạn giết chết người này và lái xe cũng như thổi bay Stovall và Havermale ra khỏi xe tăng nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho xe. Chiếc xe tăng của chuyên viên E. Davis tiêu diệt chiếc PT-76 thứ hai và các loạt hoả lực từ 5 chiếc Patton đẩy lui quân Việt Nam sau khi bị mất 2 chiếc PT-76 và 2 chiếc BTR-50. Cuộc đối đầu thiết giáp duy nhất khác diễn ra về sau khi một chiếc M728 CEV tiêu diệt một xe tăng T-54 của Bắc Việt Nam ở tầm gần bởi một phát đạn 165mm loại chống lô cốt.

Một bức ảnh nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Wolrd Press Photo năm 1967. Trong ảnh là xa trưởng của một xe tăng M48 đang nhìn qua kính nhắm bắn

Mãi đến tận 1971, quân đội VNCH mới bắt đầu nhận các xe tăng M48A3 để lại của Mĩ, trước đó, nó chỉ có các xe tăng hạng nhẹ M41. Tháng 7/1971, Trung đoàn tăng số 20, trang bị chủ yếu với M48A3 được thành lập. Đơn vị này có cơ cấu khá đặc biệt vì có 1 đại đội bộ binh đi theo trên các xe tăng để bảo vệ xe khỏi vũ khí chống tăng bộ binh. Lính tăng của VNCH ban đầu gặp nhiều rắc rối trong việc học cách sử dụng hệ thống điều khiển hoả lực phức tạp của xe nhưng việc huấn luyện cuối cùng cũng được hoàn thành vào màu xuân năm 1972. Một trong những điểm yếu chính của đơn vị này là thiếu các phương tiện hổ trợ thiết giáp như xe dựng cầu AVLB hay xe cứu kéo M88 và điều này gây ra nhiều thiệt hại trong quá trính chiến đấu sau đó.

Tháng 3/1972, quân Bắc Việt tấn công vào các tỉnh phía bắc của nam Việt Nam với 2 trung đoàn xe tăng. Trung đoàn tăng số 20 của VNCH được gấp rút đẩy tới khu vực để chặn đường tấn công của quân Bắc Việt ở tính Quảng Trị. Vào thời điểm đó, trung đoàn chỉ có 44 chiếc M48A3, một số ở trong tình trạng sửa chữa và thiếu các bộ phận dự phòng. Vào ngày chủ nhật 2/4, Tiều đoàn 1 của Trung đoàn 20 giao chiến với một hàng thiết giáp của quân Bắc Việt ở tầm 2500-300m, nhanh chóng phá huỷ 9 chiếc PT-76 và 2 chiếc T-54 và đẩy lui đợt tấn công. Qua sóng radio, chỉ huy quân Bắc Việt tỏ ra hoảng hốt và cho rằng ông ta đã bị tấn công bởi một lực lường mà ông không thể thấy. Các cuộc tấn công của quân Bắc Việt gần Đông Hà sau đó diễn ra khá nhẹ cho đến ngày 9/4 khi Trung đoàn 20 đẩy lui một cuộc tấn công khác và bắn hạ 16 xe tăng T-54 và tịch thu 1 xe Type-59 mà không bị thiệt hai.

Một yếu tố mới được đưa vào cuộc chiến ngày 23/4 khi 1 chiếc M48 và 1 chiếc M113 ACAV bị tên lửa 9M14M Malyutka tiêu diệt. Quân Bắc Việt sau đó tấn công trở lại vào ngày 27/4 với pháo binh nã pháo nặng nề, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 20 mất toàn bộ số sĩ quan và 3 chiếc M48. Đến ngày hôm sau, Trung đoàn tăng số 20 chỉ còn 18 chiếc nhưng tuyên bố đã hạ thêm 5 chiếc T-54. Đến ngày 2/5, trung đoàn bị mất toàn bộ số xe tăng của mình, một số là do chúng không vượt sông được, một số khác bị sự cố kĩ thuật và nhiều chiếc khác do hoả lực Bắc Việt.

Sau khi thoả thuận ngừng bắn năm 1973 diễn ra, Trung đoàn 20 được tổ chức lại cùng với 2 tiểu đoàn số 21 và 22 với xe tăng M48A3. Cũng có một số đại đội Patton được thành lập để dùng trong các đơn vị kị binh bọc giáp. Sau cuộc tổng tấn công năm 1975, hầu hết các đơn vị tăng VNCH đều bị tiêu diệt ở các tỉnh miền bắc VNCH và chỉ có một số ít trong số 352 xe tăng M41 và M48 sóng sót được qua cuộc chiến. Sau giải phóng, những chiếc tăng M48 còn sót lại được đưa đi sửa chữa, phục hồi khả năng chiến đấu và được tái trang bị cho các đơn vị tăng - thiết giáp QĐNDVN. Năm 1978, trong chiến dịch phản công biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị M48 cũng đã được điều động sang Campuchia tham chiến. Cuối thập niên 1980, M48 được loại khỏi biên chế do thiếu phụ tùng thay thế, hiện nay một số chiếc được đi trưng bày trong các bảo tàng và dùng làm mục tiêu trên trường bắn.

CÁC PHIÊN BẢN

- M48A5K: Phiên bản của Hàn Quốc với pháo 105mm, hệ thống điều khiển hỏa lực mới và được cho là hiệu quả hơn xe tăng M60 đời đầu.
- M48A5E: Phiên bản của Tây Ban Nha với pháo 105mm, thiết bị tìm tầm laser.
- M48A5T1: Phiên bản nâng cấp của Thổ Nhĩ Kì, tương tự M48A5, phiên bản T2 có thiết bị quan sát hồng ngoại.
- CM11: Phiên bản của Đài Loan với tháp pháo M48H gắn vào thân xe M60. Có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với máy tính đạn đạo và thiết bị ng8ám được ổn định với thiết bị quan sát hồng ngoại(tương tự M1 Abrams) gắn với pháo 105mm, cho phép khả năng bám sát mục tiêu khi di chuyển.
- CM12: Phiên bản của Đài Loan, gắn tháp pháo CM11 vào các thân xe M48A3.
- AVLB: Phiên bản xe bắt cầu dùng bởi Ỉael và Đài Loan.
- M67: Phiên bản xe phun lửa.

Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #335 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 10:34:12 pm »

M60 Patton


Xem thông tin về xe tăng M60 Patton của bác selene tại http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5475.420.html
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 10:50:39 pm gửi bởi BOM BI » Logged

daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #336 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 10:42:56 pm »

Nguồn chính: http://ttvnol.com/quansu/1288366 + người viết bài tự bổ sung tài liệu.

Xe tăng M-60, mod selene0802 đã giới thiệu, hiện do đang bận nên chưa có thời gian viết tiếp. Bạn BOM BI chuyển sang dòng xe tăng khác cho khỏi bị trùng nhé Wink
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 10:52:17 pm gửi bởi daibangden » Logged
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #337 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 10:53:15 pm »

Em xin cảm ơn bác, em đã dẫn link bài viết về M60 Patton của bác selene.
Logged

daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #338 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 05:27:09 pm »

Nhân việc bạn changdasau hỏi về sự phân biệt các dòng tăng Liên Xô/Nga trong Hỏi nhỏ đáp khẽ, em viết thêm về các biến thể trong dòng xe tăng Liên Xô/Nga sau Chiến tranh thế giới, cũng là để phủi bụi cho Chủ đề Grin

Nguồn: army.lv

Ảnh thì hiếm bởi vì các biến thể hầu như có những sự thay đổi bên trong xe, trong khi vẫn giữ nguyên khung ngoài Grin

T-54

+ T-54 mẫu 49 (T-54-1) mẫu 137 – Mẫu cơ sở.

+  T-54 mẫu 49 (T-54-2) mẫu 137 – Tháp pháo đúc mới.

+ T-54 mẫu 49 (T-54-3) mẫu 137 – Tháp pháo đúc dạng bán cầu mới.

+ T-54K – Xe tăng T-54 chỉ huy với đài vô tuyến R-113 và R-112.

+ OT-54 mẫu 481 – T-54 với súng phun lửa ATO-1.

+ T-54A mẫu 137G – pháo với bộ phận hút khói, thiết bị cân bằng pháo STP-1 “Gorizont”, thước ngắm mới TSh-2A-22…

+ T-54AK – Xe tăng T-54A chỉ huy với đài vô tuyến R-113 và R-112.

+ T-54B mẫu 137G2 – Trên cơ sở T-54A. Hệ thống cân bằng pháo tăng theo góc tầm – hướng ( 2 mặt phẳng dọc – ngang) STP-2 “Tsiklon”, nền (sàn) quay của buồng chiến đấu.

+ T-54BK – Xe tăng T-54B chỉ huy. Bổ sung R-112, TNA-2, khí tài (máy) nạp điện AB-1-P/30.

+ T-54M mẫu 137M – Sự nâng cấp T-54 lên T-54B và (+) động cơ V-55, thước ngắm mới, tăng cường cơ số đạn, nâng cấp khí tài lái xe dưới nước.

+ T-54AM – sự nâng cấp T-54A lên T-54M.

+ T-54MK – T-54M chỉ huy. Bổ sung R-112, TNA-2, máy nạp điện.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 06:22:30 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #339 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 05:44:01 pm »

T-55

+ T-55A- Tăng cường khả năng chống vũ khí nguyên tử.

+ T-55K – T-55 chỉ huy. Bổ sung R-112, máy nạp điện AB-1-P/30, giảm cơ số đạn, tháo súng máy.

+ TO-55 – T-55 với súng phun lửa ATO-200.

+ T-55M mẫu 155M (T-55AM mẫu 155AM) – Sự nâng cấp T-55 và T-55A tương ứng. Các tấm giáp hỗn hợp nhiều lớp trên tháp pháo, thành, diềm chắn cao su, giáp đáy bổ sung, tổ hợp điều khiển hỏa lực 9K116 “Bastion”, máy đo xa laze KTD-2, máy tính (đường đạn) BV-55.

+ T-55AMK mẫu 155AMK – Xe tăng T-55AM chỉ huy. Bổ sung R-134, máy nạp điện AB-1-P/30.

+ T-55M-1 mẫu 155M – Thiết bị động cơ V-46-5M tương ứng trên T-55M và T-55AM.

+ T-55AD mẫ 155AD (T-55MD mẫu 155MD, T-55AMD mẫu 155AMD) – Thiết bị giáp phòng ngự chủ động “Drozd” trên T-55A, T-55M và T-55AM tương ứng.

+ T-55MB mẫu 155MB (T-55AMB mẫu 155AMB) – Thiết bị giáp phản ứng nổ trên T-55M và T-55AM.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 06:23:03 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM