Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:44:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268295 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #320 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 11:02:52 pm »

Dòng Patton

(Patton-mania.com, vndefence.info)

M46 Patton


THÔNG SỐ

- Năm sản xuất: 1949
- Loại: xe tăng hạng trung
- Tổ lái: 5 người(lái xe, phụ lái, xạ thủ, xa trưởng, người nạp đạn)
- Trọng lượng chiến đấu: 44t
- Chiều dài thân xe: 6,358m
- Chiều dài toàn bộ: 8,48m
- Chiều ngang toàn bộ: 3,513m
- Chiều cao toàn bộ: 3,178m
- Chiều cao gầm: 0,478m
- Đường kính vòng xoay tháp pháo: 1,75m
- Áp lực đất: 0,986kg/cm2(14,0psi)
- Động cơ: Continental AV-1790-5A hoặc AV-1790-5B, 12 xi lanh, 4 thì, nhiên liệu xăng, công suất 810hp ở 2800rpm
- Truyền động: General Motors CD-850-3 hoặc CD-850-4 2 số tiến, 1 số lùi
- Dung tích nhiên liệu: 878l
- Tầm hoạt động: 130km
- Tốc độ tối đa(đường): 48km/h(ổn định)
- Lên dốc: 31độ(60%)
- Vượt hào: 2,59m
- Vượt vật cản đứng: 0,91m
- Độ sâu lội: 1,2m
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #321 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 11:04:48 pm »

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

M46 là phiên bản nâng cấp của loại xe tăng WW2 M26 Pershing.

Việc phát triển M26E2 được bắt đầu vào tháng 1 năm 1948 . Nguyên mẩu T26E2 được trang bị động cơ Continental AV-1790-3 giúp tăng công suất động cơ lên 810hp so với 500hp của xe tăng M26 Pershing cũ. Cùng với đó là hệ thống truyền động Aliison CD-850-1. Cả 2 thành phần này đều không nặng hơn hay chiếm nhiều không gian hơn so với loại của M26, tuy nhiên tăng đáng kể công suất cho xe. Chiếc M26 đầu tiên được cải tạo thành M26E2 sau đó được đưa đến bài thử Aberdeen vào tháng 5/1948. Việc kiểm tra cho thấy một số lượng các vấn đề kỉ thuật giống như những thiết kế khác.

Về trang bị vũ khí, có một số ý kiến đề nghị trang bị pháo T54 90mm có sức mạnh lớn hơn so với pháo M3 90mm của M26. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối việc sử dụng loại đạn mới và nặng hơn, cũng như cho rằng không có loại xe tăng đối địch nào có giáp đủ mạnh để phải trang bị loại vũ khí như vậy. Thay vào đó, pháo M3 được được nâng cấp thành M3A1 với bạu giữ khí và gắn thêm khoá đầu nòng mới. Những thay đổi về hoả lực và nâng cấp hệ thống động cơ-truyền động dẫn đến việc đặt tên lại cho nguyên mẫu mới là T40.

Chương trình T40 sau đó được tăng tốc khi thế giới sắp bược vào chiến tranh lạnh và khoảng cách giữa Mĩ và Liên Xô ngày một xa ra. Tổng cộng có 10 nguyên mẫu T40 được cấp vốn chế tạo năm 1948 và bắt đầu kiểm tra kĩ thuật vào tháng 8/1949. mặc dù Quân đội Mĩ muốn một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới. Tuy nhiên họ cũng nhận ra rằng việc này sẽ đòi hỏi thời gian nhiều. Và vì thế, T40 sẽ là giải pháp trung gian, được tạo ra bằng cách chế tạo lại các xe tăng M26 có sẳn.

Phiên bản M26E2 đã đủ khác biệt so với m26 nguyên bản và vì, đổi tên mã thành M46. Sau đó, nó được đặt theo tên của vị tường Mĩ nổi tiếng thời WW2, George S. Patton Jr.. Các cuộc thử nghiệm của M46 được trải qua nhẹ nhàng và kinh phí sản xuất số xe tăng đầu tiên được cấp năm 1949, bao gồm sản xuất lại 800 chiếc M26 thành M46. Những chiếc M46 đầu tiên được sản xuất sau đó được đưa đến bãi thử Aberdeen vào tháng 11/1949. Và đến khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, đã có 319 chiếc M46 Patton được hoàn thiện. Và cuộc chiến này làm ảnh hưởng khá nhiều đến chương trình hoán cải lại M26 thành M46 do nhu cầu điều động xe tăng lớn đến Triều Tiên.

Trong quá trình sản xuất M46, người ta đã bắt đầu thực hiện quá trình nghiên cứu loại xe tăng hạng trung mới M47. Chiếc xe tăng mới này bao gồm tháp pháo có hình dáng chống đạn tốt hơn và hệ thống điều khiển pháo mới. Ngoài ra còn có nhiều cải tiến cho hệ thống động cơ-truyền động nhưng vẫn giữ nguyên thân xe M46. Do việc sản xuất tháp pháo M47 bị chậm do mức độ phức tạp cao của hệ thống điều khiển pháo, người ta quyết định trang bị các nâng cấp về động cơ-truyền động cho M46 bao gồm động cơ AV-1790-5B và truyển động CD0850-4, hệ thống làm mát bằng dầu mới, cải tiến hệ thống điện, thắng và nhiều cải tiến nhỏ khác. Chiếc xe tăng tạo thành được mang tên M46A1 và có 360 chiếc được sản xuất. Nhìn bề ngoài, không có khác biệt giữa M46 và M46A1 và chỉ có thể phân biệt chúng bằng số đang kí. M46A1 có số đang kí tứ 30163849 trở lên.

Tổng cộng có 800 chiếc M46 và 360 chiếc M46A1 được sản xuất.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #322 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 08:42:10 pm »

MIÊU TẢ

M46 có thiết kế gần giống như các loại xe tăng khác trên thế giới. Chiếc xe có thể được chia làm 3 phần từ trước ra sau.

Phần thân xe phía trước chứa lái xe ngồi bên trái(nhìn từ phía sau xe) và phụ lái. Cả 2 người đều có một hách ra vào ở trên đầu. Ngoài ra, phụ lái còn có một súng máy M1919A4 .30cal lắp trong một vòm tròn ở mặt trước thân xe.

Phần chính giữa xe bao gồm khoang chiến đầu và tháp pháo chứa 3 thành viên còn lại của tổ lái. Ngồi bên trái pháo chính là người nạp đạn. Ở bên phải pháo chính là xạ thủ(ngồi phía trước) và xa trưởng(ngồi sau). Người nạp đạn và xa trưởng đều có hách ra vào và cupola nhưng xạ thủ thì không có(anh ta phải dùng chung cupola với xa trưởng và chỉ có thể ra vào khi xa trưởng ở bên ngoài). Cupola của xa trưởng lắp 6 kính quan sát cung cấp tầm quan sát 360 độ. Để thuận tiện cho việc tiếp đạn vào xe, ở mặt bên trái tháp pháo được lắp một cửa nhỏ hình tròn giúp người bên ngoài có thể dễ dàng truyền đạn cho người nạp đạn trong xe.

Nhìn từ vị trí người nạp đạn

Vị trí của xạ thủ nhìn từ vị trí của xa trưởng

Phần sau cùng của xe là khoang chứa động cơ và hệ thống truyền động của xe.

M46 Patton sử dụng loại xích được ốp cao su để tăng độ bám đường. Xích xe có 3 loại là T80E1, T80E4 và T84E1. Mỗi băng xích bao gồm 86 miếng có bề ngang 61mm. Chiều dài tiếp đất của xích xe là 387cm ở bên trái và 387,6cm ở bên phải. Xe có 6 cặp bánh đi đường, 1 cặp bánh truyền động, 1 cặp bánh dẫn hướng và 5 cặp track return roller. Ở 2 cặp bánh đầu và 2 cặp bánh cuối đều được lắp thiết bị giảm sốc.

Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #323 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 08:45:55 pm »

HOẢ LỰC



Pháo chính M3A1 của xe được gắn một bậu hút khí và một khóa đầu nòng. M46 Patton sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực bằng kính nhắm M83(tên của hệ thống chứ không phải tên của kính nhắm).



GIÁP 


 
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #324 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 08:48:57 pm »

LỊCH SỬ CHIẾN ĐẤU

Lần tham chiến đầu tiên và cũng là ác liệt nhất của M46 Patton là Chiến tranh Triều Tiên. Tại đây, cùng với các xe tăng khác như M26 Pershing, M4 Sherman, lực lượng thiết giáp Mĩ đã đối đầu với các xe tăng T-34-85 của quân Bắc Triều Tiên. Thể hiện của M46 Patton trong cuộc chiến được cho là trên cơ so với T-34-85. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng vào thời điểm đó, T-34 không phải là loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô cũng như lính tăng Bắc Triều tiên thường được huấn luyện kém. Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra trên địa hình núi non phức tạp, vì thế, tuy các cuộc đấu tăng chọi tăng diễn ra khá thường xuyên, như số lượng xe tăng tham chiến mỗi trận rất ít (trong 119 cuộc đấu tăng chỉ có 24 trận là xe tăng BTT xuất hiện nhiều hơn 3 chiếc).

Tổng cộng, có 200 xe tăng M46 Patton trong tổng số 1.326 xe tăng của Mĩ ở Triều Tiên. Trong đó có 8 xe tăng M46 bị loại khỏi vòng chiến (một số được sửa chữa lại). M46 chiếm 12% trong tổng số 97 (có thể thêm 18 chiếc khác) xe tăng T-34-85 bị hạ.

Trong cuộc chiến dọc theo sông Hàn vào giữa tháng 2/1951, nhiều tiểu đoàn tăng Mĩ quyết định sơn hình mặt cọp lên xe tăng. Việc này bắt đầu như một kiểu chiến tranh tâm lý nhằm dọa lính Trung Quốc. Trong ảnh: Tiểu đoàn tăng số 6, ngày 7/3/1951

M46 Patton được quân đội Mĩ cho về hưu năm 1957 và Bỉ là nước nhập khẩu duy nhất của loại xe này.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #325 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 10:10:58 pm »

M47 Patton


THÔNG SỐ

- Năm phục vụ: 1951
- Loại: Xe tăng hạng trung
- Tổ lái: 5 người (lái xe, phụ lái, xa trưởng, xạ thủ, người nạp đạn)
- Trọng lượng chiến đấu: 46,2 tấn
- Chiều dài thân xe: 6,35m
- Chiều ngang toàn bộ: 3,51m
- Chiều cao toàn bộ: 3,33m
- Chiều cao gầm: 0,47m
- Đường kính vòng xoay tháp pháo: 1,85m
- Áp lực mặt đất: 1,03kg/cm2(14,7psi)
- Động cơ: Continental AV-1790-5B, AV-1790-7 hoặc AV-1790-7B, 12 xi lanh, 4 thì, nhiên liệu xăng, công suất 810hp ở 2800rpm
- Truyền động: General Motors CD-850-4 2 số tiến, 1 số lùi
- Dung tích nhiên liệu: 878l
- Tầm hoạt động: 130km
- Tốc độ tối đa(đường): 48km/h
- Lên dốc: 31độ(60%)
- Vượt hào: 2,59m
- Vượt vật cản đứng: 0,91m
- Độ sâu lội: 1,2m
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2012, 11:04:04 pm gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #326 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 11:06:25 pm »

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Năm 1948, quân đội Mĩ bắt đầu thực hiện chương trình thiết kế một dòng gồm 3 loại xe tăng có các bộ phận bên trong tương đồng trong 3 loại xe tăng nhẹ, trung và nặng. Trong đó, thiết kế xe tăng hạng nhẹ và trung, T41 và T42 có chung một thân xe, nhưng mẫu T42 mang một tháp pháo nặng hơn với một pháo 90mm. Trước khi mẫu T42 được đưa vào kiểm tra, cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Diễn biến ban đầu của cuộc chiến thực sự là một cú sốc cho quân đội Mĩ khi các xe tăng T-34-85 của Bắc Triều Tiên làm chủ chiến trường cho tới khi một số lượng đáng kể xe tăng M4A3E8 Sherman, M26 Pershing và M46 Patton đến được bán đảo Triều Tiên. Mặc dù xe tăng M26 và M46 chứng minh có thể dễ dàng đánh bại T-34-85, thành công ban đầu của Bắc Triều Tiên và các khó khăn gặp phải trong việc huy động xe tăng đến Triều Tiên đã làm lộ rõ điểm yếu của kho tàng xe tăng Mĩ cũng như yêu cầu phải đánh giá lại việc sản xuất xe tăng hạng trung.

Mẫu T42 sau đó đã không làm hài lòng được các kì vọng do động cơ không đủ công suất. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm nổi trội như tháp pháo hoàn thiện hơn, cũng như trang bị hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm phức tạp. Tháng 9/1950, dưới áp lực cực kì của Quốc hội, quân đội Mĩ quyết định gắn tháp pháo T41 lên một thân xe M46 Patton hoán cải và bắt đầu sản xuất loại xe tăng mới này với tên gọi M47 Patton.

Quân đội Mĩ cho rằng M47 Patton thực chất chỉ là đơn thuần lắp một tháp pháo mới lên một thân xe đã được kiểm tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên, do thiếu các cuộc kiểm tra dẫn đến một chiếc xe tăng mang nhiều lỗi kĩ thuật và càng tê hại hơn do kế hoạch sản xuất quá sát. Nguồn cung cấp thiết bị tìm tầm bằng kính M12 làm chậm lại việc trang bị M47. Sư đoàn thiết giáp số 1 và số 2 chỉ bắt đầu nhận M47 vào năm 1952. Việc sản xuất tiếp diễn đến năm 1953 với tồng cộng khoảng 8.676 chiếc được sản xuất. M47 rõ ràng chỉ là một phương tiện chiến đấu tạm thời. Nó cũng là thiết kế xe tăng hạng trung cuối cùng sử dụng tổ lái 5 người. Các lợi thế lớn duy nhất so với M46 là tháp pháo có hình dáng chống đạn tốt hơn và hệ thống tìm tầm chính xác hơn.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #327 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 11:07:07 pm »

MIÊU TẢ


(Chú thích của bác selene)

M47 Patton có cấu trúc tương tự như M46 Patton. Một số điểm khác biệt bao gồm mặt trước thân xe có độ nghiêng lớn hơn, rotoclone blower đặt giữa lái xe và phụ lái của M46 bị tháo bỏ trên M47. Tháp pháo của M47 ngoài hình dạng vót nhọn hơn còn có một khoang chứa hàng sau tháp pháo chứa radio và bộ thông gió. 11 viên đạn pháo chính cũng được chứa trong khoang sau tháp pháo này.


Hình ảnh vị trí của người nạp đạn và các giá để đạn

Một chương trình nâng cấp cho M47 được bắt đầu vào năm 1960 với kết quả là M47M. M47M sử dụng động cơ và hệ thống điều khiến hoả lực của xe tăng M60A1 Patton. Vị trí của phụ lái bị thay bằng một khoang chứa 22 viên đạn pháo 90mm. Một số thay đổi nhỏ cũng được áp dụng cho hệ thống bánh đi đường, dẫn hướng. Bộ giảm xốc dạng ống cũng bị bỏ đi và được thay bằng bộ giảm xóc ma sát. Tổng cộng có 547 chiếc M47 được hoán cải thành M47M bởi hãng Browen-McLaughlin-York tại một nhà máy ở Iran. M47M được dùng bởi quân đội Iran và Pakistan.

HOẢ LỰC



Có một số xe M47 đời đầu dùng súng máy M2 đồng trục thay cho M1919. Ngoài ra, pháo chính của M47 Patton cũng không hoàn toàn tương tự nhau. Một số dùng pháo có khoá đầu nòng dạng phễu như M46, một số khác lại dùng loại có dạng chữ T, một số nữa lại dùng kiểu xy lanh. Nhưng tất cả các loại đều có một bậu hút khí nằm sát đầu nòng. Pháo M36 có thể dùng các loại đạn của pháo M3A1 của M46 Patton. Trong những năm 1950, 1960, quân đội Mĩ chủ yếu dựa vào loại đạn HEAT vì chúng có thể xuyên phá bất cứ loại tăng-thiết giáp đương thời.

Để điều khiển pháo chính, xạ thủ có một bảng cân chỉnh đạn đạo cung cấp các chỉnh sửa khi nhắm bắn dựa theo các thông số như: sơ tốc của loại đạn chuẩn bị bắn, độ đặc của không khí, nhiệt độ và tốc độ gió. Các xe M47 đời đầu dùng hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm lập thể(stereoscopic) M12. Tuy cùng chung nguyên tắc hoạt động với thiết bị tìm tầm M17 của xe tăng M60 Patton, nhưng thiết bị M12 cũng có những khác biệt. Trong khi thiết bị tìm tầm của M60 dùng 2 thấu kính tạo ra 2 hình ảnh của khu vực mục tiêu(một ảnh thật và một ảnh giả), rồi tổ lái sẽ xoay một tay vặn để mang 2 hình ảnh lại gần nhau cho đến khi chồng lên nhau, thông số(đo bằng lượng giác dựa trên góc của 2 thấu kính?) về khoảng cách sẽ được tự động đưa vào máy tính đạn đạo. Còn ở loại thiết bị tìm tầm M12, quy trình tìm tầm bao gồm điều chỉnh(gọi là “flying the geese”/“lái đàn ngỗng”) 2 cặp các dấu gạch tạo hình chữ V cho đến khi chúng nằm chồng lên nhau. Điểm yếu chính của hệ thống tìm tầm kiểu này là quy trình điều khiển của loại thiết bị tìm tầm này rất phức tạp và đòi hỏi kỉ thuật cao. Một bộ phận dân số cũng không đủ thị lực để sử dụng thiết bị tìm tầm loại này(hơn 20% lính tăng Mĩ không thể dùng chính xác thiết bị M12).


Hình ảnh qua kính nhắm của xe tăng M47 và M48 Patton bao gồm các dấu gạch tạo hình chữ V ở trung tâm, khoảng cách tính được nằm phía trên và tên loại đạn đang chọn nằm phía dưới(HVAP-T).


Một bộ phận bên ngoài thuộc hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm lập thể M12

Thời gian từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi khai hoả của xe tăng M47 và M48 Patton vào khoảng 15s. Hai loại tăng này có tỉ lệ bắn trúng phát đầu tiên vào khoảng 50% ở tầm 1500m.

GIÁP




« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2012, 01:08:44 pm gửi bởi BOM BI » Logged

daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #328 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 12:11:41 am »

MIÊU TẢ



Bác nào dịch giúp bạn BOM BI chú thích đi Grin. Tiếng Anh của em không đảm bảo nên không dám dịch Grin
Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #329 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 01:42:52 am »

Dịch tạm thế này
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM