Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:28:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #300 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:32:34 pm »

Nói về vũ khí, cần thiết phải dừng lại bởi những tranh luận về thiết kế của T-72 (trong đó, có sự so sánh với các xe tăng nội địa khác) – hệ thống nạp đạn tự động. Ý tưởng sử dụng hệ thống này được sinh ra ở Kharcov, nằm trong các tính năng kỹ - chiến thuật của T-64 và sau đó được “di truyền” với T-72. Theo một tác giả vô danh, nguyên nhân thiết kế này trên T-64 được đặt tên là hệ thống nạp đạn tự động, chắc chắn là để kẻ địch không đoán ra được. Thử đặt ra câu hỏi: nhiệm vụ nào đã được giải quyết bởi A.A.Morozov khi phát triển và lắp hệ thống nạp đạn tự động lên T-64? Kiến giải chính thức là: do kết quả sự giật từ đạn pháo, đã thành công trong việc rút gọn thể tích bọc thép, giảm kích thước xe tăng, còn khối lượng dư để tăng cường giáp bảo vệ. Ngoài ra, còn tăng tốc độ bắn và đơn giản hóa công việc cho kíp xe. Vậy, vấn đề nào là chính? Rõ ràng, cả ba yếu tố đầu tiên. A.A.Morozov đã cố gắng giải quyết nhiệm vụ nan giải: chế tạo xe tăng với kích thước và khối lượng thấp, nhưng với hỏa lực và giáp bảo vệ mạnh nhất. Rõ ràng, để giải quyết mục tiêu này đã được giải quyết bằng phương pháp tự động – hệ thống nạp đạn.

Liên quan với đó, song song với hệ thống nạp đạn tự động là tốc độ bắn. Tốc độ bắn, đương nhiên là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là tuyệt đối với xe tăng. Độ chính xác quan trọng hơn nhiều. Không phải vô cớ mà ở các nước NATO, khái niệm (quan điểm) “bắn – cháy” đã được tiếp nhận từ lâu. Đây là khái niệm bắn trúng – bắn cháy mục tiêu bằng phát bắn tiên. Khi đó, yếu tố thời gian tiêu tốn cho viên đạn thứ hai không mang ý nghĩa nữa – mục tiêu đã bị tiêu diệt. Nếu còn mục tiêu thứ hai, đang chờ tiêu diệt thì ở đây, tốc độ bắn không đóng nhiệm vụ giải quyết. Khả năng hoạt động nhanh của hệ thống điều khiển hỏa lực phục thuộc vào cấp độ huấn luyện của pháo thủ. Hệ thống nạp đạn tự động của xe tăng T-72 đảm bảo tốc độ bắn 8 phát bắn/phút, thì một phát bắn mất từ 7 – 8 giây. Tuy nhiên, thời gian để pháo thủ kịp ngắm mục tiêu thứ hai sẽ có xác suất thấp. Sự thật là: các tài liệu được công bố chỉ đơn giản chỉ ra rằng trên trường bắn, T-72 và T-64 bắn tan các mục tiêu được tính bằng giây. Nhưng trong trận đánh thật, không phải bắn vào mục tiêu, kẻ thù thật sẽ cơ động và sử dụng hỏa lực đáp trả, tức là tốc độ bắn thật sẽ chậm hơn một chút so với trên trường bắn. Chắc là, nó được so sánh với tốc độ bắn trên các xe tăng “Abrams” và “Leopard-2” trang bị các phát bắn đơn chất. Mặt khác, nếu phát bắn đầu tiên không trúng đích, khi đó, sự xuất hiện của hệ thống nạp đạn tự động sẽ mang lại lợi thế lớn cho T-72 trước đối thủ - trong trường hợp cả hai cùng bắn trượt. Để tiến hành hiệu chỉnh trong thước ngắm không cần nhiều thời gia và tốc độ nạp đạn nhanh gấp đôi, T-72 – trên lý thuyết sẽ loại được đối thủ để giành chiến thắng trong trận đấu súng. Để làm được việc này, chỉ có ưu thế trong phát bắn thứ hai và được đảm bảo bằng hệ thống nạp đạn tự động.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #301 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:33:19 pm »





Các xe tăng T-72S của Iran trong cuộc tập trận, năm 1988
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #302 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:45:53 pm »




Trình diễn các khả năng của T-90 trong thời gian triển lãm vũ trang "Omsk-2001"
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #303 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:37:22 pm »

Chắc chắn, rất đáng đưa ra thêm một câu hỏi nữa. Việc gì sẽ xảy ra, nếu xe tăng T-72 trong trận đánh bắn hết 22 viên đạn từ hệ thống nạp đạn tự động? Tuy nhiên, trong trận đánh hiện đại, cơ động và tốc độ cao, việc này có thể xảy ra. Năm 1973, ví dụ ở Sinai và Golan, các trận đấu tăng đã diễn ra kéo dài với thời gian tương đối lâu. Không ước đoán thời gian bao lâu để bắn hết 22 phát bắn, mà hãy thử đặt giả thiết rằng sau đó sẽ xảy ra vấn đề gì? Có người sẽ nghĩ rằng khi đó sẽ tính toán đến cơ số đạn trên khay không nằm trong băng truyền hệ thống nạp đạn tự động. Nhưng đây chỉ là tính toán trên trường bắn, việc này có thể làm được, còn trong thực tế chiến trường, hầu như là không. Theo quan sát trên sơ đồ thiết kế T-72 về bố trí cơ số đạn, dễ nhìn thấy rằng đạn và liều phóng (liều phóng rời) được bố trí theo khắp buồng chiến đấu, rằng rất khó khăn để sử dụng chúng. Nhưng đây không phải yếu tố chính. Câu hỏi chính: ai sẽ là người nạp đạn? Pháo thủ số 2 (nạp đạn) thì không có! Nhưng trong trường hợp này, câu hỏi sẽ được giải đáp theo bản hướng dẫn khai thác sử dụng. Đầu tiên, việc nạp đạn pháo chính được thực hiện bởi trưởng xe và pháo thủ một cách luân phiên. Thậm chí, có bảng đặc biệt phân bố các phát bắn và sự nối tiếp các liều phóng của đạn pháo được thực hiện bằng tay. Ví dụ như trong ba phát bắn đầu tiên.

Và như vậy, đối với 22 phát bắn, sự khác biệt chỉ xuất hiện từ phát bắn thứ 5, trong đồ hình “vị trí tháp pháo” chỉ ra góc theo thang chia độ của đồng hồ tìm phương mà ở đó cần nó quay để đến được đạn và liều phóng. Như thế, có thể hỏi: họ (pháo thủ và trưởng xe) phải ghi nhớ hết tất cả công việc? Và cần mang các túi với liều phóng 2z, 3z và 4z đến đâu nếu theo trang tiếp theo của bản hướng dẫn – giấy trắng mực đen viết rằng chỗ tựa của ghế pháo thủ được tháo đi trước liều phóng bằng tay! Tất cả đang gợi lên những sự phi lý. Hoàn toàn rõ ràng, trong tình trạng chiến đấu thật, việc nạp đạn bằng tay trên T-72 thực tế là không thể. Thậm chí nếu làm được việc đó trong sự liên quan với sự đảm bảo số lượng phát bắn, thì quá trình tìm kiếm đủ số lượng liều phóng, kíp xe tăng trong thời gian đó, ai là người phải làm nhiệm vụ nạp đạn? Pháo thủ? Hay là trưởng xe? Còn nếu đấy là xe tăng thì là xe tăng của chỉ huy cấp trung đội hay đại đội?
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #304 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:55:35 pm »

Bảng phân bố ba phát bắn đầu tiên


Hàng ngang từ trái sáng phải

Số đạn và liều phóng - Vị trí nằm trên giá đỡ đạn - Người nạp đạn, vị trí tháp pháo theo thang chia độ của đồng hồ tìm phương - Ghi chú

1s+1z - 1s - ở đáy tháp pháo; 1z - trên sàn trước pháo thủ - Pháo thủ, ở bất kỳ vị trí nào trong tháp pháo

2s+2z - 2s - trên sàn gần bệ máy nâng; 2z - trên sàn sau trưởng xe - Pháo thủ, ở vị trí bất kỳ trong tháp pháo - Khi sử dụng đạn 2s cho pháo cần góc nâng (tầm) tối đa

3s+3z - 3s và 3z - trên sàn đằng sau trưởng xe - Trưởng xe, ở vị trí bất kỳ trong tháp pháo - Trước khi sử dụng liều phóng 2z, 3z và 4z, tháo các túi bọc và đặt vào túi của chố tựa ghế ngồi pháo thủ
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #305 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:56:52 pm »




Các xe tăng T-72B trong cuộc duyệt binh ở Stepanokert. Hagornưi - Karabak, năm 2006
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #306 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 03:06:13 pm »

Cần phải nói thật chính xác rằng, như thế không hơn gì so với T-64. Ví dụ, xe tăng T-64A trong hệ thống nạp đạn tự động có 28 trong số 37 viên đạn pháo. Thêm 7 viên bố trí trong buồng lái, hai viên ở sàn cabin. Trong chiến đấu, kíp xe có thể sử dụng thêm hai viên đạn nữa bởi vì không ai, kể cả pháo thủ lẫn trưởng xe có thể vào được buồng lái. Sự thật là tương ứng với bản hướng dẫn khai thác sử dụng đã viết, rằng ngoài hệ thống nạp đạn tự động chỉ còn các phát bắn nổ - nổ mảnh và đạn xuyên lõm. Từ đó, rất dễ trở thành vô ích.

Hoàn toàn rõ ràng rằng, sau khi bắn hết cơ số đạn từ hệ thống nạp đạn tự động hoặc hệ thống này bị hỏng theo nguyên nhân bất kỳ, T-72 thực tế sẽ mất khả năng chiến đấu. Điểm nữa cần chú ý là trong tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng T-64A, chương về nạp đạn pháo bằng hoàn toàn không có. Và kíp xe đã sớm được huấn luyện rằng họ được cung cấp chỉ là 28 phát bắn trong hệ thống nạp đạn tự động. Và vì thế, trong các xe tăng khác, sự thật là khả năng cung cấp các phát bắn theo tuyến máy đẩy bằng tay đã được tính toán, nhưng việc này chỉ thực hiện khi bộ truyền động động lực bị hỏng. Còn trong trường hợp xuất hiện sự kẹt băng truyền quay, việc cung cấp phát bắn đến hệ thống nạp đạn tự động diễn ra không đơn giản.

Như đã nói ở trên, rằng việc bắn với sự sử dụng các phát bắn từ khay đạn không tự động chỉ có thể thực hiện tại chỗ và nhằm vào các mục tiêu về cơ bản, không có khả năng đáp trả hỏa lực. Trong toàn bộ các trường hợp khác, sau khi sử dụng hết các phát bắn từ hệ thống nạp đạn tự động, xe tăng T-72 phải rút khỏi trận chiến để nạp lại đạn cho hệ thống nạp đạn tự động. Nhưng như vậy là không đơn giản. Ví dụ như ở T-62, để nạp đủ cơ số đạn, kíp xe phải thực hiện 518 thao tác với 4 người, còn kíp xe 3 người trên T-64 – 852 thao tác! Theo sự xác nhận của các lính tăng, thao tác trên hệ thống nạp đạn tự động của T-72 là một quá trình nặng nề hơn nữa. Nó làm cho công việc của kíp xe trở nên không hề đơn giản.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #307 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 03:07:45 pm »





Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 trong vị trí chiến đấu
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #308 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 03:09:50 pm »




Hướng nhìn từ phía trước trên tháp pháo xe tăng T-90 - phiên bản dành cho quân đội Algieri
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #309 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 03:57:55 pm »

Tự đặt ra câu hỏi: có thật sự cần thiết hay không giá đỡ đạn không tự động? Ngoại trừ sự không thuận tiện của nó để bắn, nó còn được biết đến như là sự đe dọa rất rõ ràng đối với sinh mạng của kíp xe. Cả thế giới đều đã biết những hình ảnh những xe tăng T-72 với các tháp pháo bị vỡ bởi đạn trong xe nổ. Có thể nhắc đến ở Iraq, Nam Tư và Chesnhia.. Với một số chuyên gia, dẫn chứng này đã gây ra sự ngạc nhiên, toàn bộ các phát bắn trong hệ thống nạp đạn tự động nằm mức dưới các bánh chịu lực. Đấy là hệ thống nạp đạn tự động. Còn với giá đỡ đạn thì không. Và đây chính là chất xúc tác dẫn tới quá trình nổ cơ số đạn.

Còn với đối thủ, cần phải nói rằng, hệ thống nạp đạn tự động đầu tiên được tiếp nhận ở Pháp, trên xe tăng hạng nhẹ AMX13 năm 1951. Như vậy, đây không phải là sáng chế của Liên Xô. Trong những năm sau, ở phương tây đã chế tạo được một vài thiết kế tự động theo các dạng khác nhau, trong đó có kiểu quay. Nhưng không thiết kế nào được sử dụng trên các dòng xe tăng đước sản xuất quy mô lớn: ở đó, việc giảm thể tích bọc thép không được nghiên cứu. Tốc độ bắn của pháo 120mm trên xe tăng “Abrams” là 6 viên/phút, khi đó 34 trong số 40 phát bắn được bố trí ở đáy tháp pháo. Pháo thủ số 2 (nạp đạn) ngồi cạnh bên trái pháo (mặt gần với bộ phận nạp đạn), và đẩy phát bắn bằng tay phải chứ không phải tay trái, như trên các xe tăng Liên Xô có hệ thống nạp đạn bằng tay. “Leopard-2” trong miếng đệm của những phát bắn đầu tiên ở đáy tháp pháo bố trí 17 trong số 42 viên đạn 120mm đơn chất và theo chỉ số này, nó thua kém “Abrams” và T-72. Nhưng sự khác biết rất rõ ràng là ở vấn đề sau: trong kíp xe tăng Đức có người nạp đạn, nhưng sẽ “lặn” đằng sau các phát bắn còn lại, được bố trí một cách hợp lý trong một vị trí ở buồng lái. Bằng cách này, không xe tăng Đức hay Mỹ nào mất khả năng chiến đấu cho đến khi bắn hết toàn bộ cơ số đạn. Việc chuyển đạn của các xe tăng này so với T-72 mất ít thời gian hơn rất nhiều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM