Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:35:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp về Địa danh - Tọa độ Viet-Lao-Cam từ năm 1989 trở về trước.  (Đọc 34666 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #40 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 02:45:58 pm »

Bạn hỏi về tọa độ 11-37 thì đây là mảnh bản đồ có tọa độ đó. Đọa độ đó là ô vuông đỏ, mỗi chiều 1km.
Những mảnh khác liên quan đến trận Attapeu - Muang Mày không có tọa độ này đâu.
Logged
KhanhHL
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 04:58:04 pm »

Bác lại giúp em với! xem ở đó có ngày xưa có nghĩa trang nào không bác, thì mới chắc tọa độ đó đúng được anh ạ! Hoặc trạm quân y tiền phương ? của đoàn 559 thuộc binh trạm nào?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 09:17:37 pm »

Bác lại giúp em với! xem ở đó có ngày xưa có nghĩa trang nào không bác, thì mới chắc tọa độ đó đúng được anh ạ! Hoặc trạm quân y tiền phương ? của đoàn 559 thuộc binh trạm nào?
Chỗ này thuộc quân y của binh trạm 37.
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 09:15:22 am »

Từ PM hỏi:
Trích dẫn
- Vị trí của làng Tí, Sé, Xã Quế lâm, Huyện Nông Sơn, (Khu vực Thạch Bích) để xác định tọa độ ...

Thạch Bích, Quế Lâm, Nông Sơn, Quảng Nam còn gọi là thôn 10, bây giờ là thôn 2, tới vùng này hỏi làng Tý, Sé chắc ra.

Tọa độ 49PAT8030 trên tấm bản đồ UTM 1:50k (Mẽo) 6640-III (Hiep Duc)


(hình to, save về máy để dễ xem)

Google Map
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2013, 09:27:04 am gửi bởi Quocngoaicu » Logged
timD9F36
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 10:23:37 am »

Cám ơn bác đúng là cái em cần tìm, vì người nhà em bị bom ở Bờ sông làng tí sé chết 5 người + 1 người dân vùng đó. Em muốn xác định thêm thông tin để thử DNA.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 09:48:40 am »

Làng Xoa, 845 ở đâu?

- Đia danh Xoa ở trong tài liệu tra cứu của VNCH, Mỹ (bao gồm cả đối chiếu với VC - Pháp) có 2 nơi đều thuộc Quảng Trị. 1 cái là Làng Xoa, và Dinh Điền Xoa.
- Về độ cao thì Làng Xoa phù hợp hơn với các điểm cao từ 700 đến 900 mét; trong khi Dinh điền Xoa thì ở dưới thấp hơn nhiều.
- Tọa độ Làng Xoa 48Q.XD.748471, google map là +16°42'2.04", +106°38'23.60"
- xung quang khu vực Làng Xoa có các điểm cao khoảng 800 m, trong đó có đỉnh của Động Tam Ve là 844 mét ...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 10:50:51 am »

hầy dà, lười viết nên cụ Sờ chém trước rồi,  Grin.
Anh bổ sung một chút để diễn giải cho bác Sờ thôi, để em đỡ lăn tăn, Lê Ích Khương và Vân Anh nhé:

1. Phiên hiệu đơn vị 5764:
- Sư đoàn 325/ F325/ đoàn Bình Trị Thiên thứ ba, sư đoàn 325C ra đời trên đất Thanh Hóa,  Wink. Khung cán bộ của sư đoàn 325C được Bộ tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo tổ chức từ tháng 9 năm 1965 với thành phần chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ cũ của sư đoàn mới được động viên trở lại quân đội, một số cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật càng trung đoàn 78 pháo binh và một số đơn vị trực thuộc của sư đoàn 325B/ F325B chuyển giao. Lực lượng của sư đoàn 325C/ F325C gồm 3 trung đoàn bộ binh: 101D/ E101D, 95C/E95C, 18C/E18C, trung đoàn 78/E78 pháo binh và một số tiểu đoàn, đại đội trực thuộc cơ quan sư đoàn. Sau tám tháng tuyển quân và xây dựng, huấn luyện thành công, sư đoàn cơ động vào Quảng Bình bảo vệ địa bàn nam - bắc đèo Ngang, thay thế vị trí của sư đoàn 325B/F325B hành quân vào chiến trường từ cuối năm 1965, đầu năm 1966.
- Giữa tháng 2 năm 1967, trung đoàn 95C/E95C dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Hồ Ngọc Trai lên đường hành quân vào mặt trận B5/ Đường 9- bắc Quảng Trị. Để tăng cường chi huy các lực lượng hoạt động ở phía trước, bộ tư lệnh sư đoàn cử phó chính ủy sư đoàn Trần Văn Ân xuống trực tiếp làm chính ủy trung đoàn 95C. Sau hơn 10 ngày hành quân, các chiến sĩ trung đoàn 95C và tiêu đoàn 8 trung đoàn 18C vào tập kết ở phía tây - bắc thung lũng Khe Sanh .

Trích dẫn
... E xem giấy báo tử thấy của 5764, sao lại hy sinh ở Tà Cơn được a nhỉ? Nếu ở đây thì báo tử của KH rồi? 1h liền e ngồi nghĩ mà vẫn chịu. đành tag anh thêm 1 lần nữa. Huhu...
Giấy báo tử này là của chính đơn vị gửi thẳng về địa phương, phiên hiệu 5764 là mật danh của F325C/ sư đoàn 325C trong chiến dịch này.

- Tại sao lại hy sinh ở Tà Cơn hả? Khe Sanh Đường 9 Bắc Quảng Trị đấy. Mỹ xây dựng cụm cứ điểm Tà Cơn là phòng tuyến phía ngoài để bảo vệ thung lũng Khe Sanh. Nó là một danh từ chung, để chỉ/bao gồm: quận lỵ Hướng Hóa, cứ điểm Làng Vây và một số điểm cao quan trọng trên các dãy núi bao bọc xung quanh thung lũng Khe Sanh như 689, 682. 845, 832, 1009 (Động Tri)... Ta muốn vây Khe Sanh thì phải lần lượt bóc vỏ các cao điểm bên ngoài; muốn thực hành "vây - lấn - tấn - trấn - diệt" thì phải đủ quân thọc sâu, bao vây, dự bị phải mạnh để đánh địch vòng ngoài và đổ bộ đường không, .... Hóc lắm đấy,  Grin. Nên hiểu KH nó rộng ra, đường gói gọn như mọi người thường hiểu,  Wink. Đấy sẽ là cái khác của người "ngâm cứu" với cách hiểu thường,  Grin.

2. Khoảng thời gian tháng 3/1967 và Làng Xoa/ Làng Soa:
Trích dẫn
...Để nhanh chóng nổ súng mở màn cho cuộc bao vây tiến công địch ở thung lũng Khe Sanh, vừa hành quân tới mặt trận, các chiến sĩ sư đoàn bắt tay ngay vào tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Trong điều kiện chưa thể tổ chức tiến công lớn bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng vào cụm phòng thủ rắn của quân Mỹ, sau khi nghiên cứu là kỹ chiến trường, phòng tham mưu sư đoàn và cán bộ chỉ huy trung đoàn 95C xác định một phương án tác chiến linh hoạt: đưa ba tiểu đoàn vào bố trí ở hưởng tây - bắc Tà Cơn theo thế chân kiềng, nhử địch ra để diệt chúng ngoài công sự. Đội hình chiến đấu của đơn vị được bố trí như sau:
- Tiểu đoàn 8 trung đoàn 18C/ D8 E18C đứng chân ở phía trước, cách Tà Cơn khoảng ba ki-lô-mét.
- Hai tiểu đoàn 4 và 5 trung đoàn 95C/ D4, D5 E95C đứng ở phía sau tiểu đoàn 8/D8.
- Tiểu đoàn 6/D6 được bố trí ở Tà Púc (gần sở chỉ huy sư đoàn và trung đoàn 95C) làm lực lượng dự bi.

Từ cuối tháng 2 tới giữa tháng 3 năm 1967, sư đoàn gấp rút gùi đạn, gạo từ Sê Pôn, Tà Khống vào Tà Púc, Làng Xoa lót ổ, bảo đảm cho cả đợt hoạt động.

Cũng từ sau đòn đau đêm mồng 1 tháng 5, quân Mỹ ở Tà Cơn có thêm lực lượng tử Đông Hà, Cam Lộ tới tăng viện bắt đầu phản ứng dữ dội. Ngày 2 tháng 5, chúng đổ hai đại đội xuống khu vực đồi Không Tên (nằm giữa điểm cao 832 và 845). Đại đội 1 tiểu đoàn 4 làm nhiệm vụ mai phục chờ địch ở đây đã đánh lui nhiều đợt tiến công của quân Mỹ, giữ vững trận địa. Đến chiều quân Mỹ lại rút vào căn cứ. Trận đánh của đại dội 1 tuy diệt được địch, giữ được trận địa nhưng vẫn chưa thực hiện được yêu cầu đánh tiêu diệt gọn. Trung đoàn 95C kịp thời bổ sung phương án tác chiến cho các đơn vị và tập trung chỉ đạo tiểu đoàn 4 sẵn sàng đánh tiếp, rút kinh nghiệm cho toàn mặt trận.

Trưa ngày 3 tháng 5, một đại đội Mỹ được máy bay lên thẳng đổ tiếp xuống khu vực đồi Không Tên. Nắm chắc thời cơ, tiểu đoàn trưởng tiều đoàn 4 ra lệnh cho đạí đội 3 - lực lượng dự bi của tiểu đoàn vận động tới phối hợp với đại đội 1 tiêu diệt gọn đại đội Mỹ này, loại khỏi vòng chiến gần 150 tên. Trận đánh được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 9 tháng 5, một đại đội Mỹ nhảy ra đông - bắc điểm cao 843, đại đội trưởng Nguyễn Hữu Thọ đang dẫn bộ đội đi trinh sát địa hình, gặp địch, lập tức nổ súng chiến đấu. Bị đánh bất ngờ, địch chạy lên đỉnh đồi dùng khói màu phân tuyến cho máy bay đánh phá. Nhưng số phận của bọn chúng đã được quyết định. Không để địch kịp trở tay đối phó. các chiến sĩ ta dũng cảm vượt qua bom đạn áp tới đánh cắt chúng ra từng tốp nhỏ để tiêu diệt. Bộ phận anh nuôi, y tá và một số thương bệnh binh đang điều trị ở hậu cứ nghe thấy tiếng súng nổ ở phía trước cũng tổ chức thành một mũi đánh vào phía sau địch. Sau hơn hai giờ nổ súng, đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ với quân số gần 200 tên hoàn toàn bị xóa sổ. Quân ta thu được toàn bộ ống nhòm, cờ hiệu chỉ huy và nhiều vũ khí của địch. Trận đánh tiêu diệt gọn xuất sắc .này được tặng thưởng huân chương Quân công hạng ba và được Bộ tư lệnh Quân khu 4 gửi điện biểu dương, khen ngợi.....

p/s: Lão Sờ đóng cái dấu vô cho nó oách cà lồ nhá,  Grin
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 11:59:21 am »

Nhân dịp mấy chục năm trận chiến giải phóng K, có bác hỏi lại cái cầu Đôn So ở đâu?
Mò mẫm 1 chặp rồi cũng ra. Khó khăn tìm kiếm chủ yếu là các cụ nhà mình phiên âm tiếng tây ra tiếng Việt vì nhìn trên bản đồ Mỹ.  Grin
Đây, cầu đôn-so đôn-xo, Duon Sa nổi tiếng trong các ngày 2, 3 tháng 1 năm 1979. Trước khi đến được cầu này, 2 sư đoàn của VN đánh rất vất vả từ trên xuống, từ phải qua ... mới vượt qua được các phòng tuyến của Pôn pốt để đến chỗ này.

https://www.google.com/maps/preview#!data=!1m4!1m3!1d4754!2d105.7243243!3d11.2210491!2m1!1e3&fid=7
Logged
KhanhHL
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 03:49:49 am »

Khánh thành Mốc ngã ba biên giới Việt Nam -Lào -Campuchia

Vào 8 giờ sáng nay (18/01/2008), Bộ Ngoại giao đã phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khánh thành Mốc ngã ba biên giới Việt Nam–Lào-Campuchia. Dự lễ khánh thành có đại diện Đoàn đại biểu Vương quốc Campuchia, Đoàn đại biểu CHDCND Lào.

Mốc ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia được xây dựng với chiều cao gần 2m (tính cả phần chân đế), nặng gần 1.000 kg, được làm bằng đá granit, đặt tại vị trí thuộc khu vực Đồn biên phòng 677, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi - nơi từ lâu được mệnh danh "gà gáy 3 nước đều nghe".

Cũng trong sáng nay, các đại biểu tham dự Lễ cắt băng khai trương và tiến hành thông xe Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum, Việt Nam)- Phu Cưa (Attapư, Lào) sau khi QL18B nối cửa khẩu Bờ Y với trung tâm tỉn lỵ Attapư đã được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng đầu năm nay, góp phần mở rộng giao thương giữa hai nước.

B.C (Theo_VnMedia )


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM